Số lần xem
Đang xem 398 Toàn hệ thống 1778 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Việt Nam Đất nước Con người câu hỏi thường gặp đầu tiên là Việt Nam thông tin khái quát. Trả lời câu hỏi này, nguồn trích dẫn chính được sử dụng là tài liệu Việt Nam Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia Tiếng Việt, đối chiếu với ngôn ngữ khác đặc biệt là Việt Nam học tiếng Anh English và tiếng Trung 中文 làm định hướng, sau đó đi thẳng vào những trang liên kết trong và ngoài nước để liên tục bổ sung hoàn thiện thêm. Tài liệu do nhóm ngghiên cứu Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim đồng thực hiện liên kết với việc giảng dạy ngôn ngữ với nông nghiệp du lịch sinh thái ở Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn và tài liệu Ebook Việt đọc thêm, ‘lớp học trên đồng’ cho sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chi Minh. Mời các bạn cùng học cùng đọc và trao đổi, hiệu đính, bổ sung thông tin tại đây hoặc trên trang KimFacebook, Dạy và Học
Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông, giáp với Lào và Campuchia, thuộc bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á thuộc châu Á. Thông tin VIỆT NAM trên Wikipedia tiếng Việt đến 28 tháng 5 năm 2019 được trích dẫn đầy đủ như sau:
Trước khi là thuộc địaPháp từ khoảng nửa sau thế kỷ XIX, quốc gia này có các triều đại độc lập xen lẫn những thời kỳ lệ thuộc phong kiến Trung Quốc. Thất bại tại Điện Biên Phủ năm 1954 khiến Pháp thoái lui và Việt Nam chia cắt làm hai, tái thống nhất sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Năm 1986, Đảng Cộng sản cải cách hướng Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Từ năm 2000, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới[9], với tốc độ tăng chậm lại về sau.
Việt Nam Đất nước Con người câu hỏi thường gặp đầu tiên là Việt Nam thông tin khái quát. Trả lời câu hỏi này, nguồn trích dẫn chính được sử dụng là tài liệu Việt Nam Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia Tiếng Việt, đối chiếu với ngôn ngữ khác đặc biệt là Việt Nam học tiếng Anh English và tiếng Trung 中文 làm định hướng, sau đó đi thẳng vào những trang liên kết trong và ngoài nước để liên tục bổ sung hoàn thiện thêm. Tài liệu do nhóm ngghiên cứu Hoàng Tố Nguyên, Hoàng Long, Hoàng Kim đồng thực hiện liên kết với việc giảng dạy ngôn ngữ với nông nghiệp du lịch sinh thái ở Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn và tài liệu Ebook Việt đọc thêm, ‘lớp học trên đồng’ cho sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chi Minh. Mời các bạn cùng học cùng đọc và trao đổi, hiệu đính, bổ sung thông tin tại đây hoặc trên trang KimFacebook, Dạy và Học
Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông, giáp với Lào và Campuchia, thuộc bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á thuộc châu Á. Thông tin VIỆT NAM trên Wikipedia tiếng Việt đến 28 tháng 5 năm 2019 được trích dẫn đầy đủ như sau:
Trước khi là thuộc địaPháp từ khoảng nửa sau thế kỷ XIX, quốc gia này có các triều đại độc lập xen lẫn những thời kỳ lệ thuộc phong kiến Trung Quốc. Thất bại tại Điện Biên Phủ năm 1954 khiến Pháp thoái lui và Việt Nam chia cắt làm hai, tái thống nhất sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. Năm 1986, Đảng Cộng sản cải cách hướng Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Từ năm 2000, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới[9], với tốc độ tăng chậm lại về sau.
Việt Nam đã có gần 40 tên gọi, khởi đầu từ các quốc hiệu Xích Quỷ, Văn Lang tới Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà Thanh công nhận “Việt Nam” (chữ Hán: 越南) là quốc hiệuNhà Nguyễn.[10] Chữ “Việt” 越 đặt ở đầu biểu thị đất Việt Thường, cương vực cũ của nước này. Chữ “Nam” 南 đặt ở cuối thể hiện đất An Nam, là cương vực sau này. Đặt quốc hiệu là “Việt Nam” 越南 không nhầm với nước Nam Việt và thể hiện vị trí địa lý nằm ở phía nam Bách Việt. Năm 1804, vua Thanh cho án sát sứ Quảng Tây Tề Bố Sâm sang tuyên phong Gia Long làm “Việt Nam quốc vương” 越南國王 mặc dù các vua Nhà Nguyễn vẫn theo lệ cũ tự phong “Hoàng đế” 皇帝 cho ngang hàng với vua Trung Quốc.[10][11]
Quốc hiệu “Việt Nam” được sử dụng lần đầu dưới thời vua
Các nhà khảo cổ học tìm thấy những dấu vết của người đứng thẳng thời đồ đá cũ trên lãnh thổ Việt Nam cách đây khoảng 500.000 năm; các công cụ thô sơ bằng đá và các dấu răng của người tiền sử được phát hiện tại các tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hóa, Yên Bái, Ninh Bình và Quảng Bình.[15] Tại các vùng phía Bắc, con người sinh sống trong các hang động đá vôi và sống bằng các hoạt động săn thú, hái lượm. Trong khi đó, tại các vùng duyên hải miền Trung như Nghệ An, con người chủ yếu sống bằng đánh cá.[15]
Vào đầu thế kỷ XVI, Nhà Lê sơ suy yếu, bị Nhà Mạc cướp ngôi nên một bộ phận quan trung thành đã lập người khác trong dòng dõi vua Lê lên làm vua, tái lập Nhà Lê. Nhà Lê Trung Hưng sau 60 năm giao tranh đã chiến thắng, diệt Nhà Mạc. Vua Lê khi đó là bù nhìn, hai tập đoàn phong kiến Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn tranh chấp nhau, gây nội chiến kéo dài hơn 100 năm, chia cắt Đại Việt thành đàng Ngoài và đàng Trong trong 200 năm. Cuối thế kỷ XVIII, tướng khởi nghĩa Nguyễn Huệ trong 15 năm đã đánh bại cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn cùng các cuộc xâm chiếm của Xiêm và Thanh để lập Nhà Tây Sơn, tái thống nhất Đại Việt. Nguyễn Huệ mất, với người kế vị Cảnh Thịnh, Tây Sơn bị Nguyễn Ánh, một thành viên dòng họ Chúa Nguyễn cùng với viện trợ từ Pháp lật đổ, lập Nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng ở Việt Nam.[22] Suốt thời phong kiến, các triều Lý, Trần, Hậu Lê và chúa Nguyễn thu phục Chiêm Thành, Chân Lạp và Tây Nguyên ở phía Nam, mở mang bờ cõi.[23]
Chiến tranh Đông Dương kết thúc, Pháp rút, Việt Nam chia thành hai vùng tập kết quân sự chờ cuộc bầu cử thống nhất[30] nhưng không thành do Việt Nam Cộng hòa kế thừa Quốc gia Việt Nam, được Hoa Kỳ hỗ trợ tài chính, quân sự từ chối bầu cử.[31] Nhà nước xã hội chủ nghĩa miền bắc hậu thuẫn các lực lượng miền nam chủ trương chống Mỹ và Việt Nam Cộng hòa để thống nhất Việt Nam, gây ra xung đột quân sự mà có sự tham chiến của Mỹ[32] và đồng minh và kết thúc vào tháng 4 năm 1975 khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng.[33]
Trái: Cánh đồng lúa ở Cái Mơn
Phải: Tuyến độc đạo lên đỉnh Phan Xi Păng (độ cao 3.000m)
Địa hình khu vực bán đảo Đông Dương.
Khoảng cách giữa cực bắc nam Việt Nam theo đường chim bay là 1650 km. Vị trí chiều ngang hẹp nhất ở Quảng Bình chưa đầy 50 km. Đường biên giới đất liền dài 4.550 km.[36] Diện tích gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy, cùng hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm, gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà nhà nước tuyên bố chủ quyền.
Địa hình Việt Nam có núi rừng chiếm khoảng 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75% diện tích đất nước. Có các dãy núi và cao nguyên như dãy Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Sơn La ở phía bắc, dãy Bạch Mã và các cao nguyên theo dãy Trường Sơn ở phía nam. Mạng lưới sông, hồ ở vùng đồng bằng châu thổ hoặc miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Đồng bằng chiếm khoảng một phần tư diện tích, gồm các đồng bằng châu thổ như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng đồng bằng ven biển miền trung, là vùng tập trung dân cư. Đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết biến động thường xuyên. Phía bắc dãy Bạch Mã có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc lạnh và khô vào mùa đông tạo nên mùa đông lạnh; gió tây nam nóng khô và đông nam ẩm ướt vào mùa hè. Phía nam có gió đông bắc vào mùa khô và gió tây nam vào mùa mưa. Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,5 độ Celsius trong vòng 50 năm (1964–2014).[37] Hàng năm, Việt Nam trải qua lụt lội và hứng bão xoáy ngược kim đồng hồ một năm.
Sinh thái
Việt Nam nằm trong vùng sinh thái Indomalaya. Theo Báo cáo tình trạng môi trường quốc gia năm 2005. Việt Nam là một trong 25 quốc gia được coi là có mức độ đa dạng sinh học cao duy nhất. Được xếp hạng thứ 16 trên toàn thế giới về đa dạng sinh học, là nơi sinh sống của khoảng 16% các loài trên thế giới. 15.986 loài thực vật đã được tìm thấy trong cả nước, trong đó 10% là loài đặc hữu, Việt Nam có 307 loài giun tròn, 200 loài oligochaeta, 145 loài acarina, 113 loài bọ đuôi bật, 7.750 loài côn trùng, 260 loài bò sát, 120 loài lưỡng cư, 840 loài chim và 310 loài động vật có vú, trong đó có 100 loài chim và 78 loài động vật có vú là loài đặc hữu. Ngoài ra còn có 1.438 loài tảo nước ngọt, chiếm 9,6% tổng số loài tảo, cũng như 794 loài thủy sinh không xương sống và 2,458 loài cá biển. Vào cuối những năm 1980, một quần thể Tê giác Java nhỏ được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. Tuy nhiên, cá thể cuối cùng của loài này ở Việt Nam đã chết vào năm 2010.
Đảng Cộng sản đứng đầu bởi Tổng Bí thư, là đảng duy nhất lãnh đạo trên chính trường Việt Nam, vẫn cam kết với các nguyên tắc của Lênin “tập trung dân chủ” mà không cho phép đa đảng.[39]
Quốc hội nhiệm kỳ 5 năm, đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội, theo hiến pháp là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Duy nhất quốc hội có quyền lập hiến, lập pháp với nhiệm vụ giám sát, quyết định những chính sách cơ bản, những nguyên tắc của bộ máy Nhà nước và quan hệ xã hội công dân. Quốc hội không độc lập và tuân thủ gần tuyệt đối các quy định từ Đảng nhưng sau Đổi mới, vai trò của Quốc hội đẩy lên cao hơn.
Chủ tịch nước có các quyền trong đó: Công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh; Tổng Tư lệnh vũ trang; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Thủ tướng, Chánh án tối cao, Kiểm sát tưởng tối cao,…; thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất, gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Việc tổ chức nhân sự chính phủ đều thông qua Bộ Chính trị quản lý.
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử còn Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan giữ quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp cao nhất Việt Nam. Ngoài ra, Tòa án quân sự có thẩm quyền đặc biệt trong các vấn đề an ninh quốc gia.
Quân đội
Lính danh dự Việt Nam diễu binh trước Trung tâm Hội nghị Quốc gia trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 2010 tại Hà Nội.
Quân chủng Lục quân: không tổ chức Bộ tư lệnh riêng như Hải quân và Phòng không – Không quân mà các quân đoàn chủ lực và binh chủng do Bộ Tổng tham mưu trực tiếp chỉ đạo.
Quân chủng Hải quân: thành lập năm 1955, được xây dựng trên cơ sở Cục Phòng thủ Bờ biển.
VPA có số lượng khoảng 450.000 người, còn tổng lực lượng, bao gồm cả bán quân sự, có thể lên khoảng 5.000.000 người. Năm 2011, chi phí đầu tư quân sự ở Việt Nam khoảng 2,48 tỷ USD, tương đương khoảng 2,5% GDP năm 2010.
Quan hệ đối ngoại
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Việt Nam Quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam Thực thể có quan hệ ngoại giao không chính thức với Việt Nam Quốc gia không có quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Theo các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển“.
Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc vào năm 1977, sau đổi mới, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995, gia nhập khối ASEAN năm 1995. Hiện đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia (gồm 43 nước châu Á, 47 nước châu Âu, 14 nước châu Đại Dương, 30 nước châu Mỹ, 55 nước châu Phi).[40] Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ.[41] Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU. Việt Nam từng tổ chức các hội nghị cấp cao ASEAN (1998), ASEM (2004), Thượng đỉnhAPEC (2006, 2017), Cộng đồng Pháp ngữ (1997); làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008–2009, thành viên của ECOSOC nhiệm kỳ 2016–2018,[42] chủ tịch ASEAN năm 2010.
Chính sách Đổi mới năm 1986 thiết lập mô hình “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa“. Thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Từ năm 1993 đến 1997, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 9%. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 giảm xuống 4% năm 1998 do ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng, và tăng lên 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000–2002 khi kinh tế thế giới đang trì trệ. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập WTO sau khi kết thúc đàm phán song phương với các nước có yêu cầu và chính thức là thành viên thứ 150 ngày 11 tháng 1 năm 2007.[43] Sau cải cách kinh tế – xã hội, theo một số nghiên cứu, bất bình đẳng thu nhập đã gia tăng.[44][45][46]
Năm 2013, tại một hội thảo ở
Hà Nội, các chuyên gia nhận định nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại sau 5 năm gia nhập WTO. Cụ thể, trong giai đoạn 2007–2011, chỉ năm 2008 là Việt Nam tăng trưởng GDP trên 8% dù xuất khẩu tăng 2,4 lần lên 96,9 tỷ USD. Đa phần tỷ trọng xuất khẩu là do khối doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng 60% mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông lâm sản, và khoáng sản thô. Sau hội nhập, tỷ trọng nhập siêu cũng tăng, 18 tỷ USD vào năm 2008. Ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế 2007–2008 và đến năm 2013, nền kinh tế đối mặt với áp lực từ nợ xấu đến lạm phát, tín dụng tăng trưởng thấp.[47] Tình trạng tham nhũng luôn xếp ở mức cao trên trung bình của thế giới[48][49] và vấn đề vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng, hàng chục ngàn thủ tục kinh doanh từ 20 năm trước đang tồn tại được cho là không hợp với kinh tế thị trường. Theo thống kê năm 2015 của Ngân hàng Thế giới thì PPP đầu người của Việt Nam năm 2014 là 5.294,4 USD, bằng 55,4% so với Indonesia, 37% so với Thái Lan và bằng 6,7% so với Singapore.[50]
Các tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc – nam. Hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ… Có tổng chiều dài khoảng 222.000 km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, số ít các tuyến đường huyện lộ đang còn là các con đường đất. Hệ thống đường sắt Việt Nam dài tổng 2652 km, trong đó tuyến Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1726 km được gọi là Đường sắt Bắc Nam.
Các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu nằm theo hướng đông – tây dựa theo các con sông như sông Đà, sông Hồng, sông Sài Gòn… Dự kiến quy hoạch tuyến đường bộ ven biển Việt Nam trong tương lai bắt đầu tại cảng Núi Đỏ, Quảng Ninh tới cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang dài khoảng 3.041 km. Hệ thống đường biển xuất phát từ các cảng biển lớn ở 3 miền như cảng Hải Phòng, cảng Quy Nhơn, cảng Sài Gòn, …
Truyền thông Việt Nam có bốn loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Việt Nam hòa mạng internet quốc tế vào năm 1997 và hơn 10 năm nay, hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử đã ra đời. Thống kê đến tháng 7 năm 2010, tại Việt Nam có 706 cơ quan báo chí in, trong đó có 178 báo và 528 tạp chí. Có 65 đài phát thanh – truyền hình, gồm 2 đài phát thanh – truyền hình trung ương (VTV, VOV) và 63 đài phát thanh – truyền hình ở các địa phương. Có 34 báo điện tử, 180 trang tin điện tử của các cơ quan tạp chí, báo, đài và hàng ngàn trang thông tin điện tử.[51]
Số lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng nhanh nhất trong vòng 10 năm từ 2000–2010. Năm 2013, có gần 7,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam và năm 2017, có hơn 10 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, các thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Đài Loan.[52]
Việt Nam có các điểm du lịch từ bắc đến nam, từ miền núi tới đồng bằng, từ các thắng cảnh thiên nhiên tới các di tích văn hóa lịch sử. Các điểm du lịch miền núi như Sapa, Bà Nà, Đà Lạt. Các điểm du lịch ở các bãi biển như Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu và các đảo như Cát Bà, Côn Đảo.
Khoa học
Năm 2010, tổng chi tiêu của Nhà nước vào khoa học và công nghệ chiếm khoảng 0,45% GDP. Theo UNESCO, Việt Nam đã dành 0,19% GDP để nghiên cứu và phát triển khoa học vào năm 2011. Chiến lược tìm cách thúc đẩy hợp tác khoa học quốc tế lớn hơn, với kế hoạch thiết lập mạng lưới các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài và khởi xướng một mạng lưới kết nối các tổ chức khoa học quốc gia với các đối tác nước ngoài.
Một bộ chiến lược phát triển quốc gia cho các lĩnh vực trong kinh tế, chủ yếu liên quan đến khoa học công nghệ. Ví dụ là Chiến lược phát triển bền vững (2012) và Chiến lược phát triển ngành cơ khí (2006), cùng với Tầm nhìn 2020 (2006). Kêu gọi nhân lực có tay nghề, đầu tư nâng cấp công nghệ khu vực tư nhân. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ 2011–2020 năm 2012 lập kế hoạch ưu tiên nghiên cứu toán, vật lý; điều tra khí hậu, thiên tai; phát triển hệ điều hành điện tử; công nghệ sinh học áp dụng đặc biệt cho nông, lâm nghiệp, y học và môi trường.
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Các dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer, phần lớn tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số này, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, … Người Ơ Đu có số dân ít nhất. Có các dân tộc mới di cư vào Việt Nam vài trăm năm trở lại đây như người Hoa. Người Hoa và người Ngái là hai dân tộc duy nhất có dân số giảm giai đoạn 1999–2009.
Theo điều tra của Tổng cục thống kê thì vùng đông dân nhất Việt Nam là đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là bắc Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu người. Theo điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ (IPS) 2014 thì 33,1% dân số Việt Nam đang sinh sống tại thành thị và 66,9% cư trú ở nông thôn.[53] Về tỷ số giới tính trung bình vào năm 2009 là 98 nam/100 nữ, trong đó vùng cao nhất là Tây Nguyên với 102 nam/100 nữ và thấp nhất là Đông Nam Bộ với 95 nam/100 nữ.[54]
Theo nhận xét của tờ The Economist, mức độ giảm dân số do sinh suất tụt giảm tạo ra viễn cảnh lão hóa ở Việt Nam với tỷ lệ người cao niên hơn 60 tuổi dự đoán sẽ tăng từ 12% (2018) lên 21% (2040). Đỉnh dân số lao động của Việt Nam là vào năm 2013, sau đó sẽ giảm dần. Tỷ lệ trẻ/già được cho là gây chao đảo về tài chánh để cung cấp dịch vụ y tế và cấp dưỡng khi 90% người cao niên không có khoản tiết kiệm nào cả khi ngân sách nhà nước chỉ phụ cấp cho người hơn 80 tuổi với bình quân vài USD/tuần.[55][56]
Tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng từ 10,89% năm 2005 tăng lên đến 12,05% năm 2010 và 16,85% năm 2012.[57]
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM.
Ở Việt Nam có 5 cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Các trường đại học chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được công bố năm 2013, điểm trung bình môn Khoa học của học sinh Việt Nam ở độ tuổi 15 năm 2012 đứng thứ 8 thế giới.[58] Có ý kiến cho rằng kết quả này không phản ánh đúng chất lượng giáo dục Việt Nam vì các trường phổ thông theo chỉ thị của Bộ giáo dục đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng cho kỳ thi PISA từ trước.[59][60]
Về cơ sở hạ tầng, tính đến năm 2010, trên toàn Việt Nam có 1.030 bệnh viện, 44 khu điều dưỡng phục hồi chức năng, 622 phòng khám đa khoa khu vực;[63] với khoảng 246.300 giường bệnh.[64] Bên cạnh các cơ sở y tế nhà nước đã bắt đầu hình thành một hệ thống y tế tư nhân bao gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện tư có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện nhà nước.[65] Mạng lưới y tế cơ sở của Việt Nam hiện nay đã có 80% số thônbản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia.[66]
Về nhân lực trong ngành, Việt Nam hiện có hệ thống các trường đại học y, dược phân bổ trên cả nước. Mỗi năm có hàng nghìn bác sĩ và dược sĩ đại học tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra còn có hệ thống các trường đào tạo kỹ thuật viên trung học y, dược, nha tại các địa phương. Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên ngành y tế đã có 250.000 người, trong đó có 47.000 người có trình độ đại học các loại.[65]
Ngành Y tế hiện tại của Việt Nam đang được nhiều tổ chức quốc tế tài trợ vốn ODA và vốn NGO, tính đến năm 2010, Bộ Y tế Việt Nam đang quản lý 62 dự án ODA và trên 100 dự án NGO với tổng kinh phí hơn 1 tỷ USD, các dự án được phân bố ở đều khắp các vùng miền.[67] Những năm gần đây, y tế Việt Nam được đánh giá là tham nhũng ở nhiều cấp độ, được tìm thấy trong cả ba lĩnh vực quản lý nhà nước, dịch vụ tại cơ sở y tế và quản lý bảo hiểm y tế.[68]
Việt Nam là địa điểm những tội phạm trong và ngoài nước lộng hành như các đầu dây mại dâm, ma túy.[70] Việt Nam chịu ảnh hưởng từ những địa danh buôn bán ma túy như Tam giác vàng và Trăng lưỡi liềm vàng. Theo một số quan chức nhận xét thì các hoạt động buôn bán ma túy càng ngày càng tinh vi và phức tạp.[70] Việt Nam tham gia các hội nghị quốc tế bàn thảo vấn đề trên như “Hội nghị quốc tế phòng, chống ma túy, khu vực nhóm công tác Viễn Đông” do mình chủ trì với sự hợp tác của 19 nước lân cận. Năm 2012, cả nước có ước tính khoảng 170 nghìn người nghiện ma túy.[70] Các tệ nạn khác cờ bạc, cá độ, sử dụng và buôn bán ma túy, mại dâm… Theo sự phát triển của kinh tế – xã hội, tội phạm có xu hướng tăng. Các tệ nạn liên quan đến cá độ trong hoạt động thể thao rơi phần nhiều ở bóng đá.[71] Một loại hình tội phạm khác đó là tham nhũng với một số vụ án như PMU 18, Vinashin. Việt Nam hiện vẫn duy trì án tử hình.
54 dân tộc có những phong tục, những lễ hội mang ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong ngôn ngữ từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Với lịch sử hàng nghìn năm hội tụ các dân tộc, từ văn hóa bản địa thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp thế kỷ XIX, phương Tây trong thế kỷ XX và toàn cầu hóa từ thế kỷ XXI, Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử.
Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của hơn 85% dân cư Việt Nam và ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số. Tiếng Việt ở Việt Nam trước đây chủ yếu dùng chữ Nôm để viết. Văn tự tiếng Việt ngày nay chủ yếu là chữ Quốc ngữ Latinh do các tu sĩ Dòng Tên sáng tạo. Bên cạnh đó, Việt Nam có các ngôn ngữ thiểu số thuộc các ngữ hệ Nam Á, Nam Đảo, Hán-Tạng, Tai-Kadai, và H’Mông-Miền.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo và tín ngưỡng. Cộng đồng các dân tộc có tín ngưỡng dân gian riêng. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Tây lịch cùng với Nho giáo và Đạo giáo. Được gọi chung là tam giáo, ba tôn giáo ảnh hưởng nhiều nhất tới văn hóa Việt Nam. Phật giáo Việt Nam đa số thuộc Đại thừa và từng là quốc giáo thời Nhà Lý và Nhà Trần. Các tư tưởng Nho giáo tới nay vẫn có vai trò trong trật tự xã hội Việt Nam. Công giáo được truyền vào Việt Nam từ thế kỷ 16 và Tin Lành từ đầu thế kỷ 20. Hồi giáo được truyền vào Chăm Pa, Nam Trung Bộ từ các vương triều Hồi giáo ở Ấn Độ và Quần đảo Mã Lai. Bên cạnh các tôn giáo thế giới, Việt Nam còn có một số tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo. Ngoài ra, có một lượng người tự nhận không tôn giáo.
Có sự kết hợp của năm yếu tố cơ bản: cay (kim loại), chua (gỗ), đắng (lửa), mặn (nước) và ngọt (đất). Nước mắm, nước tương,… là một trong những nguyên liệu tạo hương liệu chính trong món ăn. Nấu ăn truyền thống của Việt Nam được biết đến với các nguyên liệu tươi, ít dùng dầu, và phụ thuộc vào rau thơm, rau quả. Một đặc điểm phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon, đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ít có những món cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn (ví dụ chân cánh gà, phủ tạng động vật, trứng vịt lộn…). Phở là món ăn Việt Nam có thể kể đến.
Áo dài là trang phục truyền thống, được mặc trong những dịp đặc biệt như đám cưới và lễ hội. Áo dài trắng là đồng phục bắt buộc cho nữ sinh ở nhiều trường trung học phổ thông khắp Việt Nam. Áo dài đã từng được mặc bởi cả hai giới, nhưng ngày nay chủ yếu dành cho phụ nữ, đàn ông cũng mặc nó vào một số dịp như đám cưới truyền thống. Một số ví dụ khác về trang phục truyền thống của Việt Nam bao gồm áo tứ thân, áo ngũ cốc,yếm, áo bà ba, áo gấm, … Mũ nón truyền thống bao gồm nón lá và nón quai thao.
^ Nguyễn Khắc Ngữ (1988). Tây-phương tiếp-xúc với Việt-nam, Cuốn 1: Bồ-đào-nha, Tây-ban-nha và Hòa-lan giao-tiếp với Đại-Việt (thế kỷ XVI, XVII, XVIII). Montréal, Canada: Nhóm Nghiên cứu Sử Địa Việt Nam.
^ Jacques, Roland (2002). Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics Prior to 1650 – Pionniers Portugais de la Linguistique Vietnamienne Jusqu’en 1650 (bằng tiếng Anh & tiếng Pháp). Bangkok, Thái Lan: Orchid Press. ISBN974-8304-77-9.
^ Keith, Charles (2012). Catholic Vietnam: A Church from Empire to Nation. University of California Press. tr. 18–21. ISBN9780520272477.
^ Nash, Gary B., Julie Roy Jeffrey, John R. Howe, Peter J. Frederick, Allen F. Davis, Allan M. Winkler, Charlene Mires, and Carla Gardina Pestana. The American People, Concise Edition Creating a Nation and a Society, Combined Volume (ấn bản thứ 6). New York: Longman, 2007.
^ Robert C. Doyle (2010). The Enemy in Our Hands: America’s Treatment of Enemy Prisoners of War from the Revolution to the War on Terror. Đại học Kentucky. tr. 269. ISBN 978-0-8131-2589-3.
^“Vietnam War”, Clark D. Neher, Đại học Bắc Illinois (Hoa Kỳ).
Woods, L. Shelton (2002). Vietnam: a global studies handbook. ABC-CLIO. ISBN1-57607-416-1.
Yue-Hashimoto, Oi-kan (1972). Phonology of Cantonese. Đại học Cambridge (Anh Quốc). ISBN 978-0-521-08442-0.
Tonnesson, Stein; Antlov, Hans (1996). Asian Forms of the Nation. Routledge. ISBN 0700704426.
Tham khảo
Non nước Việt Nam, Tổng cục Du lịch, Nhà xuất bản Hà Nội 2007
Herring, George C. America’s Longest War: The United States and Vietnam, 1950-1975 (4th ed 2001), most widely used short history. ISBN 978-0072536188
Jahn GC. 2006. The Dream is not yet over. In: P. Fredenburg P, Hill B, editors. Sharing rice for peace and prosperity in the Greater Mekong Subregion. Victoria, (Australia): Sid Harta Publishers. p 237-240
Karrnow, Stanley. Vietnam: A History. Penguin (Non-Classics); 2nd edition (ngày 1 tháng 6 năm 1997). ISBN 0-14-026547-3
McMahon, Robert J. Major Problems in the History of the Vietnam War: Documents and Essays (1995) textbook ISBN 9780618749379
Tucker, Spencer. ed. Encyclopedia of the Vietnam War (1998) 3 vol. reference set; also one-volume abridgment (2001) ISBN 1851099611