TS. Hoàng Kim
CNM365. Chào ngày mới 8 tháng 6. Môhamet và đạo Hồi; Rio thành phố giữa núi và biển; 500 năm nông nghiệp Brazil; Hồ Chí Minh và Bảo Đại; Ngày 8 tháng 6 năm 632, ngày mất Muhammad, nhà tiên tri của Hồi giáo. Ngày 8 tháng 6 năm 1992 ,Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janeiro, thành phố giữa núi và biển, Di sản thế giới UNESCO tại Brasil thông qua việc thành lập một cơ chế mới của Liên hiệp quốc nhằm giám sát việc tuân thủ các hiệp ước về môi trường. Bài chọn lọc ngày 8 tháng 6: Môhamet và đạo Hồi; Rio thành phố giữa núi và biển; 500 năm nông nghiệp Brazil; Hồ Chí Minh và Bảo Đại; xem tiếp tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-8-thang-6/
MÔHAMET VÀ ĐẠO HỒI
Nhà tiên tri Môhamet và đạo Hồi, tích cũ viết lại.
Hoàng Kim
Nhà tiên tri Môhamet
Nhà tiên tri Môhamet sinh vào khoảng năm 570 tại Mecca (Makkah) và qua đời ngày 8 tháng 6 năm 632 tại Medina (Madinah). Hai thành phố Mecca và Medina thuộc về miền tây của Ả Rập Saudi ngày nay. Tên Môhamet có nghĩa là “người được ca ngợi” trong tiếng Ả Rập. Nhà tiên tri Môhamet được những tín đồ đạo Hồi (Islam) tin là “sứ giả của Thượng Đế”, vị ngôn sứ cuối cùng Allah gửi xuống để dẫn dắt nhân loại với thông điệp của Islam. Tên của ông cũng được chuyển tự là Mohammad, Mohammed, Muhammed và đôi khi là Mahomet (theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). Trong văn học và ngôn ngữ Việt Nam thông thường, ông được gọi là Đấng tiên tri hoặc Đại Tiên tri Mô-ha-mét. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/mohamet-va-dao-hoi/
RIO THÀNH PHỐ GIỮA NÚI VÀ BIỂN
Hoàng Kim
Tôi may mắn đã tới Rio de Janeiro thành phố giữa núi và biển, một danh thắng của bảy kỳ quan thế giới mới nổi tiếng xinh đẹp tại Brazil; Nơi đó có EMBRAPA một trung tâm khoa học nông nghiêp tuyệt vời, và tôi được tặng cuốn sách quý “Đất đai và thức ăn 500 năm nông nghiệp Brazil’ (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil), giúp các chỉ dấu quan trọng để đi tới. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/rio-thanh-pho-giua-nui-va-bien/
500 NĂM NÔNG NGHIỆP BRAZIL
Hoàng Kim.
Tôi kể về một thoáng Brazil đất nước con người và 500 năm nông nghiệp Brazil. Các chính khách chuyên gia hàng đầu Brazil đã soi lại 500 năm nông nghiệp Brazil trong sự hòa quyện với lịch sử đất nước và thương mại. Họ đã lần tìm trong những biến động của lịch sử vùng đất với các yếu tố nguồn lực căn bản Đất đai và Thức ăn (Land and Food) để bảo tồn và phát triển.
Vùng đất mới Rio của Brazil lần đầu tiên được khám phá vào ngày 1 tháng 1 năm 1502 do một đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha. Họ trở thành những người châu Âu đầu tiên tìm đến nơi này, hệt như cậu bé chăn cừu tìm thấy ốc đảo sa mạc trong hành trình tìm kho báu ở Kim Tự Tháp mà Paulo Coelho đã kể trong “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Thành phố Rio de Janeiro là thành phố đẹp giữa núi và biển, di sản thế giới được công nhận bởi UNESCO, một trong bảy kỳ quan thế giới mới. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/500-nam-nong-nghiep-brazil/
HỒ CHÍ MINH VÀ BẢO ĐẠI
Hoàng Kim
Hoàng Hậu Nam Phương viết thư cho Quốc trưởng Bảo Đại năm 1946 để chuyển đạt thông tin: “Quốc trưởng của em. Em không đọc chữ mà đọc khoảng không giữa hai dòng chữ. “Ngài sẽ rất có ích cho chúng tôi nếu ở lại ở bên Tàu. Đừng lo ngại gì cả. Khi nào sự trở về của Ngài là cần thiết, tôi sẽ báo sau. Xin Ngài cứ tĩnh dưỡng để sẵn sàng cho công tác mới. Ôm hôn thắm thiết. Hồ Chí Minh”.Có khi ta gặp một người mà người đó thay đổi cả cuộc đời ta.”
Hồ Chí Minh ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 đã gửi một phái đoàn ngoại giao đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt – Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp. Đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Nghiêm Kế Tổ, một thành viên Việt Quốc có nhiều mối quan hệ ở Trung Quốc, làm trưởng đoàn, hai người còn lại là thành viên Việt Minh. Cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đi cùng đoàn vào đêm trước khi ba người khởi hành.
HỒ CHÍ MINH VÀ BẢO ĐẠI tài liệu nghiên cứu lịch sử của Hoàng Kim về Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương. Ngày này năm xưa CNM365, đọc lại và suy ngẫm.
Ngọn nến Hoàng Cung, tập cuối
Trước đó, Pháp bại, Nhật hàng, Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/2017/06/08/ho-chi-minh-va-bao-dai/
HỒ CHÍ MINH VÀ BẢO ĐẠI
Hoàng Kim
Hoàng Hậu Nam Phương viết thư cho Quốc trưởng Bảo Đại năm 1946 để chuyển đạt thông tin: “Quốc trưởng của em. Em không đọc chữ mà đọc khoảng không giữa hai dòng chữ. “Ngài sẽ rất có ích cho chúng tôi nếu ở lại ở bên Tàu. Đừng lo ngại gì cả. Khi nào sự trở về của Ngài là cần thiết, tôi sẽ báo sau. Xin Ngài cứ tĩnh dưỡng để sẵn sàng cho công tác mới. Ôm hôn thắm thiết. Hồ Chí Minh”.Có khi ta gặp một người mà người đó thay đổi cả cuộc đời ta.”
Hồ Chí Minh ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 đã gửi một phái đoàn ngoại giao đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt – Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp. Đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Nghiêm Kế Tổ, một thành viên Việt Quốc có nhiều mối quan hệ ở Trung Quốc, làm trưởng đoàn, hai người còn lại là thành viên Việt Minh. Cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đi cùng đoàn vào đêm trước khi ba người khởi hành.
HỒ CHÍ MINH VÀ BẢO ĐẠI tài liệu nghiên cứu lịch sử của Hoàng Kim về Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương. Ngày này năm xưa CNM365, đọc lại và suy ngẫm.
Ngọn nến Hoàng Cung, tập cuối
Trước đó, Pháp bại, Nhật hàng, Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/2017/06/08/ho-chi-minh-va-bao-dai/
Đế quốc Pháp mau lẹ cho lực lượng quân đội từ Miến Điện bằng máy bay tới ngay Tân Sơn Nhất ngày 11 tháng 9 năm 1945. Toán quân đầu tiên gồm 300 người, chiếm ngay các cơ sở quan trọng tại Sài Gòn. Sau đó sư đoàn 9 bộ binh và một liên đoàn thiết giáp quân Pháp đổ bộ vào Vũng Tầu và Sài Gòn cho đến ngày 11 tháng 10 năm 1945.Từ ngày 12 tháng 10 năm 1945 đến ngày 5 tháng 2 năm 1946, thực dân Pháp tung quân đánh rộng ra các vùng phụ cận của Sài Gòn Chợ Lớn, chiếm Biên Hòa, Thủ Dầu Một . Ngày 25 tháng 10 năm 1945, Pháp chiếm Mỹ Tho. Ngày 28, 29 và 30 tháng 10 năm 1945 Pháp lần lượt chiếm Gò Công, Vĩnh Long và Cần Thơ. Ngày 8 tháng 11 năm 1945 Pháp chiếm Tây Ninh, ngày 12 tháng 11 năm 1945 Pháp chiếm Nha Trang, ngày 1 tháng 12 năm 1945 Pháp chiếm Ban Mê Thuột. Sau đó, từ ngày 9 tháng 1 năm 1946 đến ngày 5 tháng 2 năm 1946 Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mâu lần lượt rơi vào tay địch. Tới tháng 2 năm 1946, căn bản đế quốc Pháp đã kiểm soát được Nam kỳ, Trung kỳ, Campuchia và một phần của Lào, lý do vì Việt Minh ở những vùng này yếu hơn và ít hơn. Đế quốc Pháp đã đưa vào Đông Dương trong giai đoạn này là 50,000 người với 7,400 xe cộ, trong đó có 630 người bị chết, mất tích và khoảng 1,030 người bị thương.
Đế quốc Pháp mưu toan cướp nước ta một lần nữa. Ngày 8 tháng 1 năm 1946, tướng Leclerc đã sang Trùng Khánh thương thuyết cùng Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch. Sau đó họ điều đình với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việt Minh mượn tay Pháp đuổi Tàu, đã đồng ý cho Pháp vào thay thế quân Tàu ở miền Bắc . Ngày 5 tháng 3 năm 1946, Pháp đổ bộ Hải Phòng và ngày 18 tháng 3 năm 1946, Pháp vào Hà Nội.
Pháp tham gia Chiến tranh Đông Dương khởi đầu với lý do vì ý muốn giữ Đông Dương là Liên bang Đông Dương tự trị trong Liên hiệp Pháp mới được thành lập, theo tuyên bố ngày 24 tháng Ba năm 1945 của Chính phủ lâm thời De Gaulle và được quy định trong Hiến pháp Pháp năm 1946, sau khi người Nhật đã bại trận và mất quyền kiểm soát Đông Dương. Động cơ thúc đẩy Pháp tham chiến mang tính chính trị và tâm lý hơn là kinh tế [14]. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến cho rằng nếu Pháp để mất Đông Dương, sở hữu của Pháp tại hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo [15] . Tướng De Gaulle là chính khách nổi tiếng của Pháp, lúc đó là thủ tướng Pháp sau năm 1959 là tổng thống Pháp cùng các chính khách lãnh đạo Pháp đều cho rằng chiếm giữ các trung tâm dân số và mở rộng dần theo kiểu “vết dầu loang” mà người Pháp đã thực hiện rất thành công ở Maroc và Algérie, thì cuộc chiến ở Việt Nam sẽ chỉ có quy mô hơn một chút. Do đó, Pháp đã dốc sức vào một cuộc chiến mà khởi đầu họ tin tưởng rằng là sẽ chiếm ưu thế về quân sự và sớm kết thúc . Nhưng sự thật chiến dịch Việt Bắc là bước ngoặt lịch sử mà lực lượng Việt Minh đã phát triển ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng.[15]
Chủ tịch Hồ Chí Minh với chính sách của Việt Minh là nhất quán, từ tháng 7 năm 1945, lực lượng này đã sớm gửi đến OSS một tuyên bố: “Chúng tôi, Việt Minh, công bố yêu cầu sau đây về chính sách tương lai ở Đông Dương thuộc Pháp đến người Pháp và các quan sát viên: 1. Một quốc hội bầu theo phổ thông đầu phiếu. Nó lập pháp cho đất nước. Một thống đốc Pháp quyền Chủ tịch cho đến khi tính chất độc lập chúng tôi được đảm bảo. Thống đốc sẽ chọn một nội các hoặc một nhóm các cố vấn chấp nhận bởi quốc hội. Các quyền hạn cụ thể của các cơ quan này có thể được phát triển trong tương lai. 2. Độc lập sẽ được trao cho đất nước này trong một tối thiểu năm năm và tối đa là mười năm. 3. Tài nguyên thiên nhiên của đất nước sẽ trở lại cư dân của nó sau khi bồi thường công bằng cho các chủ sở hữu hiện tại. Pháp sẽ nhận được những lợi ích kinh tế. 4. Tất cả quyền tự do được Liên Hợp Quốc công bố sẽ được đảm bảo ở Đông Dương. 5. Bán thuốc phiện bị cấm. Chúng tôi hy vọng rằng những điều kiện này sẽ nhận được sự chấp nhận của chính phủ Pháp”.[32]
Bối cảnh Việt Nam từ tháng 3 năm 1945, đến trước ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn. Người Nhật đang lo chống đỡ các đòn tấn công của quân đội đồng minh Anh-Mỹ. Triều đình vua Bảo Đại và chính phủ đế quốc Việt Nam bề ngoài thân Nhật của thủ tướng Trần Trọng Kim đều không đủ lực lượng quân sự và uy tín chính trị để kiểm soát tình hình. Theo Peter A. Pull, chỉ có Việt Minh là lực lượng có tổ chức duy nhất ở nước này có khả năng nắm được quyền chính trị.[35]
Ngày 1 tháng 4 năm 1946 quân Pháp đã thay thế quân Tầu ở miền Bắc; ngày 17 tháng 4 năm 1946, Việt Minh và Pháp thương thuyết Hội nghị trù bị tại Đà Lạt. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Nguyễn Tường Tam làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu nhưng trên thực tế Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo phái đoàn [177] đã không đạt được kết quả. Sau đó, Việt Minh và Pháp thương thuyết tại Hội nghị Fontainebleau ở Pháp từ ngày 6 tháng 7, 1946 đến trung tuần tháng 9 năm 1946, phái đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đoàn trưởng là Phạm Văn Đồng nhưng cũng không đạt được kết quả nào.
Hội nghị Fontainebleau bế tắc tại hai điểm bất đồng then chốt:[187]: 1) Việc thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bao gồm Bắc Kỳ và Trung Kỳ); 2) Độc lập chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quan điểm của Pháp bác bỏ độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà chỉ xét tự trị trong khuôn khổ của Liên hiệp Pháp. Pháp đòi hỏi tái lập trật tự trước rồi sau đó mới mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ Pháp lại đơn phương cho phép thành lập Nam Kỳ quốc theo tinh thần Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 của tướng De Gaulle, tách rời khu vực này khỏi những phong trào độc lập ở hai miền Bắc và Trung. Ngày 27 tháng 5 Cao ủy Đông Dương Georges D’Argenlieu tiếp tục thông qua việc thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương, chia cắt Việt Nam thành nhiều mảnh.[188] [189] .
Thủ đoạn chính trị chủ yếu của nhà cầm quyền Pháp là “chia để trị” . Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhượng bộ về mọi mặt: kinh tế, tài chính và quân sự nhưng phái đoàn Việt Nam đòi Pháp ấn định thời hạn để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ. Thấy Pháp chần chừ không trả lời dứt khoát, phái đoàn Việt Nam bỏ bàn hội nghị ra về ngày 13 tháng 9. Hội nghị Fontainebleau tan vỡ.
Tuy nhiên Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Marius Moutet không chấp nhận thất bại. Trong khi Phạm Văn Đồng bỏ về nước, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám và Dương Bạch Mai nán lại Paris. Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet nhằm cứu vớt hòa bình lần cuối .[190] Ba ngày sau, 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến nhà riêng Bộ trưởng Bộ Hải ngoại Pháp là Marius Moutet ký kết với Ngoại trưởng Pháp bản Tạm ước Việt – Pháp vào lúc nửa đêm 14 tháng 9 năm 1946 với những điểm chính sau đây:[15] 1. Quyền bình đẳng cho Pháp kiều ở Việt Nam cũng như Việt kiều tại Pháp; 2. Tài sản của người Pháp bị tịch thu sẽ được hoàn trả và quyền sở hữu tôn trọng; 3. Đồng bạc Đông Dương lệ thuộc vào đồng franc Pháp; 4. Thiết lập hệ thống thuế quan và tự do mậu dịch cho các xứ Đông Dương; 5. Tái lập trật tự và ngưng bắn ở Nam Kỳ, trao đổi tù binh, và ngưng tuyên truyền kích động dân chúng.
Sau khi ký Tạm ước Việt – Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với nhân viên mật thám Pháp được phân công bảo vệ ông: “Tôi vừa mới ký một bản án tử hình của tôi! “. Hồ Chí Minh lấy lý do không quen đi máy bay để yêu cầu về nước bằng tàu thủy. Ông từ Paris đến Toulon để lên chiến hạm Dumont d’Urville về Việt Nam.
Chính phủ Pháp Việt vì bất đồng lớn về quan điểm nên càng ngày càng găng nhau. Sau khi ký Tạm ước Việt Pháp, Hồ Chí Minh bị Việt Quốc và Việt Cách chỉ trích phản bội và hợp tác với Pháp đồng thời yêu cầu ông từ chức. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phê chuẩn Tạm ước Việt Pháp, biểu quyết tín nhiệm Hồ Chí Minh và yêu cầu ông thành lập nội các mới [193]. Tại miền Nam, ngày 28/10/1946, Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ theo chỉ thị của Chính phủ Trung ương ra tuyên bố sẵn sàng thành thực thi hành Tạm ước Việt Pháp và chống lại mọi hành động phá hoại Tạm ước đồng thời kêu gọi dân chúng giữ kỷ luật, thi hành đúng những mệnh lệnh của Chính phủ và tránh mọi hành động khiêu khích [194]. Trong khi đó, ngày 6 tháng 8, Cao ủy Pháp đã tổ chức một hội nghị tại Đà Lạt để nghiên cứu tình hình Liên bang Đông Dương trong Liên hiệp Pháp với đại diện của Campuchia, Lào, Nam Kỳ và Nam Trung Bộ. Ngày 14 tháng 8, các bên tham gia Hội nghị khuyến nghị thành lập một Quốc hội liên bang của các nhà nước.[94] Nhân dân Sài Gòn tổ chức bãi công để phản đối [195].
Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua Hiến pháp đầu tiên khẳng định nền độc lập ngày 8 tháng 11 năm 1946 (lúc này Quốc hội được chia thành các nhóm: Marxist, Việt Minh, Dân Chủ, Xã hội, Việt Quốc, Việt Cách, Tổng liên đoàn lao động, không đảng phái). Trước đó, một Chính phủ mới được thành lập được báo Cứu quốc mô tả “Các đảng phái từ tả sang hữu đều ủng hộ Chính phủ mới“. Ủy ban Quân sự Việt – Pháp vẫn làm việc, tuy nhiên phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa liên tục tố cáo Pháp vi phạm Thỏa ước. Mặc dù vậy, ngày 20 tháng 2 năm 1947, Hồ Chí Minh gửi thư – thông qua Lãnh sự Anh – đến Tổng thống Pháp kêu gọi hòa bình. Ông viết “…chúng tôi muốn được thống nhất và độc lập trong Liên hiệp Pháp; chúng tôi muốn, một nền hòa bình đích thực sẽ làm vinh danh cho cả Pháp và Việt Nam“.[196]
Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (Tổng thống Hoa KỳHarry S. Truman [197], lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống Pháp Léon Blum, bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…). Từ giữa tháng 10/1945 đến tháng 3/1946, Hồ Chí Minh đã gửi nhiều điện tín cho Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và Liên Hiệp Quốc kêu gọi Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương và vì lý do nhân đạo nhưng không đến được tay những người có thẩm quyền do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được Mỹ công nhận nên không được hồi đáp [198]. Trong lúc đó, những người Việt Nam theo chủ nghĩa Quốc gia và những người Pháp theo chủ nghĩa thực dân qua những mối quan hệ với giới chính trị Trung Quốc và Pháp tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh là tay sai trung thành của Liên Xô. Ngày 5/12/1946, khi A.B. Moffat, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á thuộc Bộ ngoại giao Mỹ, đến thăm Đông Dương, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Acheson có điện tín chỉ dẫn trong trường hợp gặp Hồ Chí Minh “phải luôn nhớ rằng ông Hồ đã được xác định là một tay sai của Quốc tế Cộng sản“.[199]
Ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, Hồ Chí Minh được nội các đồng ý đã gửi một phái đoàn ngoại giao đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt – Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp. Thứ trưởng Ngoại giao Nghiêm Kế Tổ, một thành viên Việt Quốc có nhiều mối quan hệ ở Trung Quốc, làm trưởng đoàn, 2 người còn lại là thành viên Việt Minh. Đêm trước khi 3 người khởi hành, Hồ Chí Minh cử Cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) đi cùng. Ban đầu cả Nghiêm Kế Tổ và Bảo Đại đều phản đối ý tưởng này nhưng sau khi họp với Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh họ thay đổi ý kiến. Theo David G. Marr, Hồ Chí Minh muốn ngăn cản tướng Leclerc lôi kéo Bảo Đại trong khi các nhà lãnh đạo Việt Quốc lại thấy Bảo Đại có thể trở thành lãnh tụ của một chính phủ mới của phe Quốc gia được Trung Quốc và Hoa Kỳ ủng hộ. Ngày 13/4/1946, đoàn công tác về đến Hà Nội còn Bảo Đại vẫn ở lại Trùng Khánh rồi sang Hồng Kông sống lưu vong cho đến khi những người Việt Quốc gia lưu vong khác đến gặp ông năm 1947.[200]
(xem tiếp…)
500 NĂM NÔNG NGHIỆP BRAZIL
Hoàng Kim.
Tôi kể về một thoáng Brazil đất nước con người và 500 năm nông nghiệp Brazil. Các chính khách chuyên gia hàng đầu Brazil đã soi lại 500 năm nông nghiệp Brazil trong sự hòa quyện với lịch sử đất nước và thương mại. Họ đã lần tìm trong những biến động của lịch sử vùng đất với các yếu tố nguồn lực căn bản Đất đai và Thức ăn (Land and Food) để bảo tồn và phát triển.
Vùng đất mới Rio của Brazil lần đầu tiên được khám phá vào ngày 1 tháng 1 năm 1502 do một đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha. Họ trở thành những người châu Âu đầu tiên tìm đến nơi này, hệt như cậu bé chăn cừu tìm thấy ốc đảo sa mạc trong hành trình tìm kho báu ở Kim Tự Tháp mà Paulo Coelho đã kể trong “O Alquimista” là kiệt tác của tâm hồn mà tôi đã viết ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho. Thành phố Rio de Janeiro là thành phố đẹp giữa núi và biển, di sản thế giới được công nhận bởi UNESCO, một trong bảy kỳ quan thế giới mới.
Science that transforms your life
Embrapa là tập đoàn nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Brazil lâu năm và khá hoàn hảo để đảm bảo các giải pháp khoa học và biến đổi phát triển bền vững. Trang web của chính họ là www.embrapa.br. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam hiện nay có đúc kết kinh nghiệm của Embrapa khi tái cấu trúc theo sự tư vấn của các chuyên giao FAO và UNDP. Trong những bài học lớn của đất nước này có Đất và Thức ăn, 500 năm nông nghiệp Brazil (Land and Food 500 years of Agriculture in Brazil).
Brazil đất nước và con người
Brazil khái lược bốn yếu tố chính: Đất nước (đất đai và thức ăn); Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa); Môi trường sống (khí hậu, danh thắng, vấn đề chung); Chế độ và Kinh tế hiện trạng.
Nước Cộng hòa Liên bang Brasil gọi tắt Brasil là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ, với tổng diện tích 8.516.000 km², dân số 200,4 triệu người (năm 2013), lớn thứ năm trên thế giới về diện tích và dân số. Brazil là vùng nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới. Thủ đô của Brazil tại Brasilia, đơn vị tiền tệ là Real Brazil. Tổng thống đương nhiệm là bà Dilma Vana Rousseff sinh ngày 14 tháng 12, 1947. Bà là nhà kinh tế, chính khách lỗi lạc thuộc Đảng Công nhân, đắc cử chức tổng thống Brasil từ năm 2010 và là người phụ nữ đầu tiên thắng cử tổng thống Brasil. Vị trí Brazil trong chỉ mục xếp hạng quốc tế:
- Xếp thứ 5 trên thế giới về dân số (Xem Danh sách các nước theo số dân).
- Xếp thứ 5 trên thế giới về diện tích (Xem Danh sách các nước theo diện tích).
- Xếp thứ 70/177 quốc gia về chỉ số phát triển con người (Xem Danh sách các quốc gia theo thứ tự về Chỉ số phát triển con người).
- Xếp thứ 10 thế giới về GDP (theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF).
- Xếp thứ 111/157 quốc gia về mức độ tự do kinh tế.
- Xếp thứ 70/163 quốc gia về Chỉ số nhận thức tham nhũng.
Brazil ở cách Việt Nam một biển rộng Thái Bình Dương và có nhiều tương đồng so với Trung Quốc. Việt Nam soi vào Trung Quốc quá khứ và soi vào Brazil hiện tại sẽ chứng ngộ nhiều điều sâu sắc của sự bảo tồn và phát triển. Brazil là một trong bốn nước nền kinh tế mới nổi BRIC (Brazil, Russia, India, China) đang ở giai đoạn phát triển kinh tế và quy mô tương đồng. Brazil có khí hậu trải dài trên năm dạng khí hậu khác nhau: xích đạo, nhiệt đới, nhiệt đới khô, núi cao và cận nhiệt đới. Hơn một nửa nước Brazil có điều kiện sinh thái tương đồng và gần giống khí hậu thủy thổ của Việt Nam.
Brazil là một nước cộng hòa liên bang được hình thành bởi liên hiệp của quận liên bang gồm 26 bang và 5.564 khu tự quản. Brasil tiếp giáp với 11 nước và vùng lãnh thổ Nam Mỹ: phía bắc giáp với Venezuela, Guyana, Suriname và Guyane thuộc Pháp; phía tây bắc giáp Colombia, phía tây giáp Bolivia và Peru, phía tây nam giáp Argentina và Paraguay, phía nam giáp Uruguay, phía đông Brazil giáp Đại Tây Dương với đường bờ biển dài 7.491 km.
Môi trường tự nhiên Brasil được coi là quê hương của môi trường tự nhiên hoang dã phong phú, có nhiều tài nguyên tự nhiên ở các khu được bảo tồn. Brasil là quốc gia có diện tích lớn thứ năm trên thế giới, chỉ đứng sau Nga, Canada, Mỹ và Trung Quốc. Brasil là một trong những nước có nhiều hệ thống sông lớn nhất trên thế giới. Nước này có tổng cộng 8 bồn địa lớn, nước của các con sông đi qua các bồn địa này để thoát ra Đại Tây Dương. Sông Amazon là con sông lớn nhất thế giới tính theo dung lượng nước với lưu vực rộng lớn và màu mỡ đã tạo điều kiện cho những cánh rừng mưa nhiệt đới hùng vĩ phát triển cùng với một hệ thống sinh vật phong phú. Kế đến là hệ thống sông Paraná và phụ lưu của nó.
Sông Iguaçu nơi có thác nước Iguaçu nổi tiếng thế giới nằm giữa Brazil và Achentina. Bên cạnh đó còn có các sông Negro, São Francisco, Xingu, Madeira và Tapajos. Một số hòn đảo và đảo san hô trên Đại Tây Dương như Fernando de Noronha, Đảo san hô Rocas, Saint Peter và Paul Rocks, và Trindade và Martim Vaz cũng thuộc chủ quyền của Brasil. Địa hình của Brasil phân bố rất đa dạng và phức tạp.
Người Brasil hiện nay có tổ tiên khá đa dạng, gồm người da đỏ Châu Mỹ (chủ yếu là người Tupi và Guarani), người Châu Âu (chủ yếu là Bồ Đào Nha, Ý, Đức, Tây Ban Nha) và người Châu Phi (chủ yếu là Bantu và Yorùbá), với một số cộng đồng thiểu số Châu Á (chủ yếu là Nhật Bản), Liban, và Ả Rập Syria. Miền nam Brasil với đa số dân là con cháu người Âu còn ở phía đông nam và trung tây Brasil số lượng người da trắng tương đương người Phi và những người Brasil đa chủng khác. Đông bắc Brasil có đa số dân là con cháu người Bồ Đào Nha và Châu Phi, trong khi miền bắc Brasil có số lượng hậu duệ người da đỏ Châu Mỹ lớn nhất nước. Cơ cấu dân nhập cư Brasil có 79 triệu người Châu Phi và người đa chủng; 13 triệu người Ả Rập, chủ yếu từ Syria và Liban ở Đông Địa Trung Hải; 1,6 triệu người Châu Á, chủ yếu từ Nhật Bản; Những nhóm người đa chủng đông đảo nhất là người thuộc bán đảo Iberia, Ý và người Đức ở Trung Âu. Các nhóm thiểu số gồm người Slav (đa số là người Ba Lan, Ukraina và Nga). Những nhóm nhỏ hơn gồm người Armenia, người Phần Lan, người Pháp, người Hy Lạp, người Hungary, người Romania, người Anh và người Ireland. Trong số các nhóm thiểu số còn có 200.000 người Do Thái, chủ yếu là Ashkenazi. Theo hiến pháp năm 1988 của Brasil, phân biệt chủng tộc là một tội không được bảo lãnh và buộc phải ngồi tù. Đạo luật này được thi hành rất chặt chẽ. Người Brasil ngày nay phần lớn là người da trắng có tổ tiên gốc là người Bồ Đào Nha nhiều nhất vì nước này là thuộc địa của đế chế Bồ Đào Nha từ thế kỷ 16 đến thế kỉ 18 và tỷ lệ người Bồ Đào Nha và người Ý nhập cư khá cao trong thế kỷ 19 và thế kỉ 20. Những khu định cư Bồ Đào Nha bắt đầu xuất hiện tại Brasil sau năm 1532 và cho tới nay người Bồ Đào Nha vẫn là những người Châu Âu duy nhất thực hiện thành công chính sách thực dân ở nước này và nền văn hóa Brasil chủ yếu dựa trên văn hoá Bồ Đào Nha. Các nước Châu Âu khác như Hà Lan và người Pháp cũng đã từng tìm cách thực dân hóa Brasil trong thế kỷ 17 nhưng không thành công. Người da đỏ bản xứ Brasil (khoảng 3-5 triệu người) phần lớn đã bị tiêu diệt hay đồng hóa bởi người Bồ Đào Nha. Những cuộc hôn nhân lai chủng giữa người Bồ Đào Nha và những người Brasil bản xứ từ thời kỳ đầu thực dân hoá Brasil, đến nay Brasil có gần một triệu người dân bản xứ và người lai bản xứ, chiếm gần 1% dân số nước này. Cộng đồng dân cư lớn thứ hai ở Brasil là người da đen, con cháu của những người nô lệ Châu Phi bị bắt tới đây từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 19. Người da đen châu Phi có trên ba triệu người Angola, Nigeria, Benin, Togo, Ghana, Côte d’Ivoire và São Tomé e Príncipe đã bị bán qua Brasil cho tới khi chế độ buôn bán nô lệ chấm dứt vào năm 1850. Những người Châu Phi này sau đó đã lai tạp với người Bồ Đào Nha, trở thành một bộ phận dân cư lai khá lớn tại Brasil. Những nhóm người da trắng và da vàng của Châu Âu và châu Á tơi đây bắt đầu từ thế kỷ 19 với sự khuyến khích của chính phủ Brasil để thay thế nguồn nhân lực và lao động cũ là các cộng đồng nhân công và nô lệ. Người lai giữa các chủng tộc tạo nên một bản sắc đa chủng tộc đa văn hóa mà yếu tố chủ đạo là văn hóa ngôn ngữ Bồ Đào Nha.
Ngôn ngữ chính thức duy nhất tại Brasil là tiếng Bồ Đào Nha. Toàn bộ dân chúng sử dụng thứ tiếng này làm ngôn ngữ duy nhất được sử dụng trong các trường học, trên các phương tiện truyền thông, trong kinh doanh và mọi mục đích hành chính. Tiếng Bồ Đào Nha trở thành sinh tử phù đặc trưng riêng quốc gia ở Brasil và đã phát triển độc lập với tiếng mẹ đẻ và trải qua ít sự thay đổi ngữ âm hơn so với tiếng Bồ Đào Nha gốc, vì thế nó thường được gọi là ngôn ngữ gốc “Camões”, vốn đã tồn tại ở thế kỷ 16, tương tự như thứ ngôn ngữ ở phía nam Brasil ngày nay, chứ không phải như ngôn ngữ nước Bồ Đào Nha hiện tại đã bị châu Âu pha tạp. Tiếng Bồ Đào Nha ở Brasil có ảnh hưởng rất lớn tới các ngôn ngữ da đỏ Châu Mỹ và ngôn ngữ Châu Phi. Những phương ngữ Bồ Đào Nha tại Brazil có nhiều khác biệt lớn với nhau về âm điệu, từ vựng và chính tả. Nhiều ngôn ngữ bản xứ được sử dụng hàng ngày trong các cộng đồng thổ dân. Hiện nay việc dạy các ngôn ngữ bản xứ đang được khuyến khích. Một số ngôn ngữ khác được con cháu những người nhập cư sử dụng, họ thường có khả năng nói cả hai thứ tiếng, tại các cộng đồng nông nghiệp ở phía nam Brasil. Tiếng Anh là một phần trong chương trình giảng dạy của các trường cao học, nhưng ít người Brasil thực sự thông thạo ngôn ngữ này. Đa số những người sử dụng tiếng Bồ Đào Nha đều có thể hiểu tiếng Tây Ban Nha ở mức độ này hay mức độ khác vì sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ cùng hệ Latinh.
Tôn giáo chủ yếu tại Brasil là Công giáo Rôma. Brasil là nước có cộng đồng người theo đạo Công giáo lớn nhất trên thế giới. tiếp đến là đạo Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo. Cơ cấu tôn giáo của người dân Brasil như sau (theo cuộc điều tra của IBGE) 64,6% dân số theo Công giáo; 22,2% dân số theo Đạo Tin lành; 8,0% dân số tự cho mình là người theo Thuyết bất khả tri hay Thuyết vô thần; 2,0% dân số theo Thuyết thông linh; 2,7% dân số là thành viên của các tôn giáo khác. Một số tôn giáo đó là Mormon (227.000 tín đồ), Nhân chứng Jehovah (1.393.000 tín đồ), Phật giáo (244.000 tín đồ), Do Thái giáo (107.000 tín đồ), và Hồi giáo (35.000 tín đồ); 0,3% dân số theo các tôn giáo truyền thống Châu Phi như Candomblé, Macumba và Umbanda; 0,1% không biết; Một số người theo tôn giáo pha trộn giữa các tôn giáo khác nhau, như Công giáo, Candomblé, và tổng hợp các tôn giáo truyền thống Châu Phi.
Chế độ chính trị ở Brasil được chia thành các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động của các nhánh này diễn ra độc lập với nhau và đồng thời được kiểm tra và điều chỉnh cân bằng sao cho thích hợp. Nhánh hành pháp và lập pháp được tổ chức ở cả 4 thực thể chính trị, trong khi nhánh tư pháp chỉ được tổ chức ở cấp Liên bang và bang. Theo hiến pháp, Brasil là một quốc gia theo thể chế cộng hòa liên bang, được tạo lập dựa trên 4 thực thể chính trị là Liên bang, bang, các chính quyền thành phố tự trị và quận liên bang. Không có sự phân cấp cụ thể nào về quyền lực giữa các thực thể chính trị này. Nhánh hành pháp được thực thi bởi chính phủ, trong khi nhánh lập pháp được thực thi bởi cả chính phủ và hai viện của quốc hội Brasil. Nhánh tư pháp hoạt động riêng rẽ với hai nhánh trên. Về nhánh hành pháp, người đứng đầu nhà nước là tổng thống Brasil có nhiệm kỳ 4 năm và được phép nắm tối đa 2 nhiệm kỳ. Đương kim tổng thống hiện nay của nước này là bà Dilma Rousseff, đắc cử tháng 10 năm 2010. Tổng thống có quyền chỉ định thủ tướng liên bang, có vai trò hỗ trợ cho tổng thống trong việc điều hành đất nước. Về nhánh lập pháp, Quốc hội của Brasil được chia làm 2 viện: thượng viện và hạ viện. Thượng viện Liên bang Brasil gồm có 81 ghế, phân bố đều mỗi 3 ghế cho 26 bang và quận liên bang (thủ đô) và có nhiệm kỳ 8 năm. Hạ viện có tổng cộng 513 ghế, được bầu cử theo nhiệm kỳ 4 năm và phân bố theo tỉ lệ bang. Một trong những nguyên tắc chính trị của nền cộng hòa là hệ thống đa đảng, như một sự đảm bảo về tự do chính trị. Hiện nay có tổng cộng 15 đảng chính trị lớn nhỏ có ghế trong Quốc hội Brasil. Bốn đảng lớn nhất hiện nay là Đảng Công nhân Brasil (PT), Đảng Dân chủ Xã hội Brasil (PSDB), Đảng Vận động Dân chủ Brasil (PMDB) và Đảng Dân chủ (tiền thân là Đảng Mặt trận Tự do – PFL). Luật pháp của Brasil dựa trên luật La Mã – Germania truyền thống. Hiến pháp Liên bang, được thông qua vào ngày 5 tháng 10 năm 1988 là bộ luật cơ bản nhất của Brasil. Tất cả những quyết định của nhánh lập pháp và tòa án đều phải dựa trên Hiến pháp Brasil. Các bang của Brasil đều có hiến pháp riêng của bang mình, nhưng không được trái với Hiến pháp Liên bang. Các chính quyền thành phố và quận liên bang không có hiến pháp riêng mà có bộ luật của riêng mình, gọi là luật cơ bản. Quyền lực pháp lý được thực thi bởi nhánh tư pháp, mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt Hiến pháp Brasil cũng cho phép Thượng viện Liên bang thông qua những quyết định về mặt luật pháp. Cơ quan quyền lực cao nhất trong ngành tư pháp của Brasil là Tòa án Liên bang Tối cao. Tuy nhiên hệ thống tư pháp của Brasil bị chỉ trích làm việc kém hiệu quả trong vài thập kỉ qua trong việc thực hiện nốt các bước cuối của việc xét xử. Các vụ kiện cáo thường mất tới vài năm để giải quyết và đi đến phán quyết cuối cùng.
Brasil phát triển chính sách ngoại giao độc lập song song với phát triển kinh tế. Những năm gần đây, Brasil ngày càng tăng cường quan hệ với các nước Mỹ Latinh láng giềng, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh của Liên Hiệp Quốc. Chính sách ngoại giao của Brasil là có quan điểm hòa bình trong các vấn đề tranh chấp quốc tế và không can thiệp vào tình hình nước khác. Brasil là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và Khối Thị trường chung Nam Mỹ … Brasil thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 8 tháng 5 năm 1989. Quân đội Brasil bao gồm 3 bộ phận chính là lục quân, hải quân và không quân. Lực lượng cảnh sát được coi là một nhánh của quân đội trong hiến pháp nhưng nằm dưới sự chỉ huy của mỗi bang. Brasil là quốc gia có lực lượng quân đội lớn nhất Mỹ Latinh, với tổng quân số là 28,7 vạn quân nhân vào năm 2006. Tổng thống Brasil cũng là tổng chỉ huy quân đội của nước này. Chi phí cho quân sự của Brasil năm 2006 ước tính đạt khoảng 2,6% GDP. Brasil có chế độ nghĩa vụ quân sự dành cho nam giới tuổi từ 21-45, kéo dài trong khoảng 9 đến 12 tháng, còn tự nguyện thì tuổi từ 17-45. Tuy nhiên, với một nước có dân số lớn như Brasil thì đa phần nam giới nước này không phải gọi nhập ngũ. Brasil là nước đầu tiên tại Nam Mỹ chấp nhận phụ nữ phục vụ trong quân ngũ vào thập niên 1980. Vai trò chủ yếu của quân đội Brasil là bảo vệ chủ quyền quốc gia và tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại nước ngoài. Brasil là quốc gia dẫn đầu khu vực Mỹ Latinh về chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, những bất ổn về kinh tế và xã hội trong lòng Brasil đã ngăn cản nước này tiến lên trở thành một cường quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới.
Kinh tế Brasil là nền kinh tế lớn thứ tám trên thế giới dựa trên GDP danh nghĩa và xếp thứ bảy dựa trên GDP sức mua tương đương. Brasil là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Cải cách kinh tế đã đem lại cho đất nước sự công nhận mới của quốc tế. Brasil là thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, G20, CPLP, Liên minh Latin, Tổ chức các bang Ibero-Mỹ, Mercosul và Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ và là một trong bốn nước BRIC, biểu tượng của sự chuyển dịch quyền lực kinh tế thế giới từ nhóm nước G7 sang các nước đang phát triển mà ước đoán đến năm 2027 các nền kinh tế BRIC sẽ vượt qua nhóm G7. Brasil có nền kinh tế đa dạng ở mức thu nhập trung bình cao với mức độ phát triển rất khác nhau. Cơ cấu kinh tế của Brazil là: công nghiệp đa dạng, nông nghiệp, dịch vụ, gia công và khai mỏ. Brasil có nguồn lao động dồi dào và GDP vượt xa nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác. Brasil hiện nay đã mở rộng sự hiện diện của mình trong nền kinh tế thế giới với các sản phẩm xuất khẩu chính gồm: 1) nhóm sản phẩm của công nghiệp đa dạng (máy bay, xe ô tô, quặng sắt, thép, thiết bị điện tử. .); 2) nhóm sản phẩm nông sản và nông sản chế biến (cà phê, đậu nành, nước cam,… ) nhóm sản phẩm gia công, tiểu thủ công và mỹ nghệ (dệt may, giày dép …). Brazil có đa số các ngành công nghiệp lớn của nằm ở phía nam và phía đông nam, còn vùng đông bắc là vùng nghèo nhất ở Brasil, nhưng hiện đang thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. Brasil có lĩnh vực công nghiệp phát triển nhất Mỹ Latinh gồm các ngành công nghiệp đa dạng sản xuất ô tô, thép, hóa dầu tới máy tính, máy bay và các sản phẩm tiêu dùng. Các công ty Brasil và các công ty đa quốc gia đầu tư mạnh vào công nghệ và thiết bị mới, một phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ các công ty Bắc Mỹ nhờ nền kinh tế phát triển khá ổn định và kế hoạch Real. Brasil cũng sở hữu một nền công nghiệp dịch vụ đa dạng và có chất lượng cao. Những năm đầu thập niên 1990, lĩnh vực ngân hàng chiếm tới 16% GDP. Công nghiệp dịch vụ tài chính nước này, dù trải qua một quá trình tái cơ cấu rộng lớn, đã cung cấp tiền vốn cho nhiều công ty trong nước sản xuất ra các loại hàng hóa phong phú, lôi cuốn nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, kể cả các công ty tài chính lớn của Mỹ. Thị trường chứng khoán São Paulo và Rio de Janeiro đang trải qua quá trình hợp nhất. Brasil là nền kinh tế mới nổi, các vấn nạn chính cản trở sự phát triển là tham nhũng, nghèo đói, mù chữ.
500 năm nông nghiệp Brazil
Các chính khách chuyên gia hàng đầu Brazil đã soi lại 500 năm nông nghiệp trong sự hòa quyện với lịch sử đất nước và thương mại. Họ đã lần tìm trong những rối loạn và biến động của lịch sử đất nước các yếu tố nguồn lực căn bản Đất đai và Thức ăn (Land and Food) để bảo tồn và phát triển. Gắn lịch sử các ngành hàng chính của đất nước với đất đai và thức ăn cùng với lịch sử và văn hóa của một vùng đất để thấu hiểu tâm linh vũ trụ và lòng người. Chúng ta đang đối thoại với nông nghiệp Brazil một trang sách mở. Tôi giật mình tự hỏi Việt Nam các vua chúa, tổng thống, chính khách và chuyên gia các triều đại đã thực sự coi trọng tựa đề sách này chưa?
Brasil là quốc gia có tài nguyên môi trường và độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới, hơn hẳn so với mọi quốc gia khác. Bắc Brasil là những vùng đất thấp được che phủ bởi rừng Amazon. Nam Brazil có địa hình chủ yếu là đồi núi với nhiều dãy núi cao vùng bờ biển giáp Đại Tây Dương. Đỉnh núi cao nhất Brasil là đỉnh Pico da Neblina, cao 3.014 m thuộc cao nguyên Guiana. Nước này có số lượng động vật có vú nhiều nhất trên thế giới, đứng thứ nhì về tổng số các loài lưỡng cư và bướm, thứ ba thế giới về các loài chim và thứ năm thế giới về các loại bò sát. Rừng nhiệt đới Amazon là ngôi nhà của nhiều loài thực vật và động vật độc đáo tại Brasil. Về thực vật, ở Brasil người ta đã phát hiện được hơn 55.000 loài, xếp thứ nhất trên thế giới và 30% trong số đó là những loài thực vật đặc hữu của Brasil. Khu vực Rừng Đại Tây Dương là nơi tập trung rất nhiều các loài thực vật khác nhau, bao gồm các loài nhiệt đới, cận nhiệt đới và rừng ngập mặn. Vùng Pantanal là một vùng đất ẩm và là nhà của khoảng 3500 loài thực vật trong khi Cerrado là một trong những vùng savan đa dạng nhất trên thế giới. Về động vật, Brasil nổi tiếng với các loài báo jaguar, báo sư tử, thú ăn kiến, cá piranha, loài trăn khổng lồ anaconda… và rất nhiều các loài linh trưởng, chim và côn trùng khác chỉ có tại đất nước này. Tuy nhiên trong những thập kỉ gần đây, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số quá mức đang có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của Brasil. Sự phá rừng lấy gỗ và đất canh tác, bao gồm cả hợp pháp và bất hợp pháp đang tàn phá những khu rừng lớn tại nước này, đe dọa gây ra những thảm họa nghiêm trọng về môi trường. Từ năm 2002 đến năm 2006, rừng Amazon đã bị mất đi một phần diện tích xấp xỉ nước Áo. Dự kiến đến năm 2020, ít nhất 50% các loài sinh vật tại Brasil sẽ đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Chính phủ Brasil trước tình hình này, đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo về môi trường. Một mạng lưới các khu vực bảo vệ đã được thiết lập trên diện tích hơn 2 triệu km² (khoảng một phần tư diện tích Brasil) để bảo vệ những vùng rừng và các hệ sinh thái tại nước này. Dẫu vậy việc bảo vệ môi trường tại Brasil cũng gặp nhiều khó khăn.
Lịch sử Brasil
khái lược được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ tiền Colombo và thời kỳ hậu Colombo.
Thời kỳ tiền Colombo. Con người cổ Brazil theo hóa thách khảo cổ đã có ít nhất 8000 năm. Ai là người đầu tiên đến Brasil vẫn còn là điều tranh cãi. Một số nhà khảo cổ học cho rằng những thợ săn châu Á di cư qua eo biển Bering qua Alaska, xuống châu Mỹ rồi đến Brasil là những cư dân đầu tiên. Một số nhà khảo cổ khác lại cho rằng người châu Úc và châu Phi là những cư dân cổ hơn tại Brasil. Trong khi người da đỏ bản địa hiển nhiên là đã có từ trước ở Brasil nhưng tộc người vùng này theo di chỉ là những cư dân du mục săn bắn, đánh bắt cá và trồng trọt, họ không có chữ viết và không có những dấu vết công trình kiến trúc quy mô gửi lại hậu thế cho nên việc tìm hiểu về họ rất khó khăn.
Thổ dân Brasil – tranh của Jean-Baptiste Debret Thuộc địa Brasil 1509. Người châu Âu khi tìm ra Brasil thì cho rằng mật độ thổ dân ở Brasil rất thấp, dân số chỉ có khoảng một triệu người nhưng chưa thể hoàn toàn tin vì đây là sử liệu của phía “người da trắng Bồ Đào Nha” và có tàn sát người da đỏ của suốt thời kỳ đầu . Ngày nay, thổ dân da đỏ ở Brasil một phần bị lai với các chủng tộc khác hoặc sống nguyên thủy trong những rừng Amazon. Người da đỏ ở phía tây dãy núi Andes thì phát triển những quốc gia thành thị có nền văn hóa cao hơn, tiêu biểu như Đế chế Inca ở Peru.
Thời kỳ hậu Colombo tại Brazil được tính từ khi Brasil được khám phá bởi nhà thám hiểm Pedro Álvares Cabral người Bồ Đào Nha vào ngày 22 tháng 4 năm 1500. Một cách vắn tắt, lịch sử Brazil từ thế kỷ 15 cho đến ngày nay được chia thành sáu phân kỳ: 1) Thuộc địa Brasil; 2) Đế chế Brasil; 3) Nền Cộng hòa cũ (1889-1930); 4) Chủ nghĩa dân túy và sự phát triển (1930-1964); 5) Chế độ độc tài quân sự (1964-1985); 6) Brasil từ năm 1985 đến nay. Câu chuyện này đã được kể ởTừ Điển Bách Khoa Mở Wikipedia tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha mục từ Brazil.
1) Thuộc địa Brasil của Bồ Đào Nha. Người Bồ Đào Nha thời kỳ đầu khai thác thuộc địa Brazil quan tâm nhất là cây vang (trong tiếng Bồ Đào Nha là Pau-Brasil), một loại cây cung cấp nhựa để làm phẩm nhuộm màu đỏ trong may mặc. Tên gọi Brasil bắt nguồn từ tên của mặt hàng xuất khẩu chủ lực này. Hoạt động thương mại chính đầu tiên của người Bồ Đào Nha là tổ chức trồng trọt và buôn bán với Trung Quốc, Ấn Độ Indonesia là những nước cần nhiều phẩm nhuộm vải may mặc này. Người Pháp và Hà Lan cũng muốn lập thuộc địa tại Brasil song cuối cùng đều thất bại trước người Bồ Đào Nha. Sang thế kỉ 17, mía đường dần thay thế cây vang để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil. Các quý tộc và chủ đất người Bồ Đào Nha đã lập ra các đồn điền trồng mía rộng lớn và bắt hàng triệu người da đen từ châu Phi sang làm nô lệ làm việc trên các đồn điền này. Người da đen bị đối xử rất khắc nghiệt nên họ đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh, mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa năm 1835 tại Salvador, Bahia song không thành công.
2) Thời kỳ đế chế Bồ Đào Nha tại Brazil. Năm 1808, hoàng gia Bồ Đào Nha cùng chính phủ đã di cư đến thủ đô lúc bấy giờ của Brasil là Rio de Janeiro. Đây là sự di cư xuyên lục địa của một hoàng tộc duy nhất trong lịch sử để trốn chạy khỏi sự truy quét của quân đội Napoléon . Năm 1815, vua João VI của Bồ Đào Nha tuyên bố Brasil là một vương quốc hợp nhất với Bồ Đào Nha và Algarve (nay là miền nam Bồ Đào Nha). Brasil từ đó, quyền nhiếp chính vẫn nằm trong tay của Bồ Đào Nha nhưng danh nghĩa thì không còn là một thuộc địa nữa. Năm 1821, con trai ông là Pedro lên nối ngôi vua Brasil khi vua cha João VI trở về Bồ Đào Nha. Ngày 7 tháng 9 năm 1822, Pedro đã tuyên bố thành lập Đế chế Brasil độc lập khi phong trào đấu tranh của người dân Brasil dâng cao đói hỏi ly khai khỏi Bồ Đào Nha “Độc lập hay là Chết”. Vua Pedro tự phong làm Hoàng đế Pedro I của Brasil và thường được biết đến với tên gọi Dom Pedro. Hoàng đế Pedro I trở về Bồ Đào Nha vào năm 1831 do những bất đồng với các chính trị gia Brasil. Con trai ông là vua Pedro II lên ngôi năm 1840 khi mới 14 tuổi sau 9 năm chế độ nhiếp chính. Pedro II đã xây dựng một chế độ quân chủ gần giống nghị viện kéo dài đến năm 1889 khi ông bị phế truất trong một cuộc đảo chính để thành lập nước cộng hòa. Vua Pedro II trước khi kết thúc thời gian cai trị của mình, đã xóa bỏ chế độ chiếm hữu nô lệ tại Brasil vào năm 1888. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến ông bị giới chủ nô căm ghét và loại bỏ khỏi ngai vàng.
3) Nền Cộng hòa cũ (1889-1930)đã phế truất vua và bầu Tổng thống. Vua Pedro II bị phế truất vào ngày 15 tháng 11 năm 1889 trong một cuộc đảo chính quân sự của những người cộng hòa. Tướng Deodero de Fonseca, người lãnh đạo cuộc đảo chính đã trở thành tổng thống trên thực tế đầu tiên của Brasil. Tên của đất nước được đổi thành Cộng hòa Hợp chúng quốc Brasil (đến năm 1967 thì đổi lại thành Cộng hòa Liên bang Brasil như ngày nay). Trong khoảng thời gian từ năm 1889 đến năm 1930, Brasil là một quốc gia với chính phủ theo thể chế dân chủ lập hiến, với chức tổng thống luân phiên giữa hai bang lớn là São Paulo và Minas Gerais. Cuối thế kỉ 19, cũng là thời kỳ lên ngôi của cây cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Brasil thay cho mía đường. Việc buôn bán cà phê với nước ngoài đã làm nên sự thịnh vượng của Brasil về mặt kinh tế, đồng thời cũng thu hút một số lượng đáng kể người nhập cư đến từ các quốc gia châu Âu, chủ yếu là Italia và Đức. Dân số tăng lên cùng với nguồn nhân công dồi dào đã cho phép đất nước Brasil phát triển các ngành công nghiệp và mở rộng lãnh thổ vào sâu hơn trong lục địa. Thời kỳ này, với tên gọi là “Nền Cộng hòa cũ” kết thúc năm 1930 do cuộc đảo chính quân sự mà sau đó Getúlio Vargas lên chức tổng thống.
4) Chủ nghĩa dân túy và sự phát triển (1930-1964) Getúlio Vargas lên nắm quyền sau cuộc đảo chính của giới quân sự năm 1930. Tổng thống Getúlio Vargas đã cai trị Brasil như một nhà độc tài xen kẽ với những thời kỳ dân chủ trong suốt hai nhiệm kỳ 1930-1934 và 1937-1945. Chính phủ Brasil sau những năm 1930 vẫn hướng trọng tâm vào các dự án phát triển nông nghiệp, công nghiệp và mở mang vùng lãnh thổ nội địa rộng lớn của Brasil và tiếp tục thành công trong việc tạn dụng sức mạnh nông nghiệp làm giá đở kinh tế cho sự phát triển lành mạnh ít nợ nần. Tổng thống Getúlio Vargas tiếp tục được bầu làm tổng thống Brasil trong khoảng thời gian 1951-1954. Getúlio Vargas đã có những ý tưởng mới về nền chính trị của Brasil để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển đất nước. Ông hiểu rằng trong bối cảnh nền công nghiệp đang phát triển mạnh tại Brasil lúc bấy giờ, những người công nhân sẽ trở thành một thế lực chính trị đông đảo tại đây, kèm theo một hình thức quyền lực chính trị mới – chủ nghĩa dân túy. Nắm bắt được điều đó, tổng thống Vargas đã kiểm soát nền chính trị của Brasil một cách tương đối ổn định trong vòng 15 năm đến khi ông tự tử vào năm 1954. Sau hai giai đoạn độc tài dưới thời tổng thống Getúlio Vargas, nhìn chung chế độ dân chủ đã chiếm ưu thế tại Brasil trong khoảng thời gian 1945-1964. Một trong những sự kiện quan trọng diễn ra trong thời kỳ này là thủ đô của Brasil được chuyển từ thành phố Rio de Janeiro sang thành phố Brasilia.
5) Chế độ độc tài quân sự (1964-1985). Xu hướng phát triển ổn định bền vững bị chỉ trích và phản đối mạnh mẽ của các lý thuyết gia và tướng lĩnh tham vọng muốn đẩy nhanh tiến trình tăng trưởng nóng kinh tế. Những khủng hoảng về mặt kinh tế, xã hội đã dẫn tới cuộc đảo chính của giới quân sự vào năm 1964. Cuộc đảo chính đã nhận được sự giúp đỡ của một số chính trị gia quan trọng, ví dụ như José de Magalhães Pinto, thống đốc bang Minas Gerais và nhận được sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ. Rốt cuộc, sau đảo chính, một chính phủ độc tài quân sự được thiết lập tại Brasil trong vòng 21 năm với việc quân đội kiểm soát toàn bộ nền chính trị của đất nước. Kinh tế Brasil trong những năm đầu tiên sau đảo chính, vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh do các chính sách cải cách kinh tế được ban hành, nhưng sau một thời gian thì bộc lộ những khuyết tật phải trả gía khiến nền kinh tế Brasil lâm vào tình trạng khó khăn. Nợ nước ngoài tăng nhanh trong khi hàng ngàn người Brasil bị chính phủ độc tài quân sự trục xuất, bắt giữ, tra tấn và thậm chí bị giết hại.
6) Brasil từ năm 1985 đến nay trở lại với tiến trình dân chủ. Năm 1985, Tancredo Neves được bầu làm tổng thống nhưng ông đã qua đời trước khi tuyên thệ nhậm chức, phó tổng thống José Sarney được cử lên thay thế. Vào tháng 12 năm 1989, Fernando Collor de Mello được bầu làm tổng thống và ông đã dành những năm đầu tiên của nhiệm kỳ để khắc phục tình trạng siêu lạm phát của Brasil, lúc bấy giờ đã đạt mức 25% mỗi tháng. Những tổng thống kế nhiệm ông đã tiếp tục duy trì các chính sách kinh tế mở như tự do thương mại và tiến hành tư nhân hóa các xí nghiệp của nhà nước.Tháng 1 năm 1995, Fernando Henrique Cardoso nhậm chức tổng thống Brasil sau khi đánh bại ứng cử viên cánh tả Lula da Silva. Ông đã có những kế hoạch cải cách kinh tế hiệu quả và đưa Brasil vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Năm 2000, tổng thống Condor đã yêu cầu phải công khai những tài liệu về mạng lưới các chế độ độc tài quân sự tại Nam Mỹ. Ngày nay, một trong những vấn đề khó khăn nhất của đất nước Brasil là sự bất bình đẳng trong thu nhập cũng như nhiều vấn đề xã hội nhức nhối khác. Vào thập niên 1990, vẫn còn khoảng một phần tư dân số Brasil sống dưới mức 1 đô la Mỹ một ngày trong khi có nhiều kẻ giàu có bất chính. Những căng thẳng về xã hội và kinh tế này đã giúp ứng cử viên cánh tả Lula de Silva thắng cử tổng thống vào năm 2002. Sau khi nhậm chức, các chính sách kinh tế dưới thời tổng thống Cardoso vẫn được duy trì. Mặc dù có một vài tai tiếng trong chính phủ song nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo của tổng thống Silva đã thu được thành công nhất định. Ông đã nâng mức lương tối thiểu từ 200 real lên 350 real trong vòng 4 năm, xây dựng chương trình Fome Zero (Không có người đói) để giải quyết nạn đói trong tầng lớp người nghèo tại Brasil. Những chính sách nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp và sự phụ thuộc vào dầu lửa cũng đã mang lại hiệu quả tích cực. Sau nhiều thập kỷ có mức lạm phát cao và nhiều nỗ lực kiểm soát, Brasil đã thực thi một chương trình ổn định kinh tế với tên gọi Kế hoạch Real (được đặt theo tên đồng tiền tệ mới real) vào tháng 7 năm 1994 trong thời kỳ nắm quyền của tổng thống Itamar Franco. Tỷ lệ lạm phát vốn từng đạt mức gần 5.000% thời điểm cuối năm 1993, đã giảm rõ rệt, ở mức thấp 2,5% vào năm 1998. Việc thông qua Luật Trách nhiệm Thuế năm 2000 đã cải thiện tình trạng thu thuế từ địa phương và từ các chính phủ liên bang, dù vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cải thiện các dịch vụ xã hội. Brasil là quốc gia đứng thứ mười thế giới về tiêu dùng năng lượng và thứ nhất tại khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, Brasil cũng lại là nước khai thác dầu mỏ và khí đốt nhiều nhất trong khu vực và là nhà sản xuất năng lượng ethanol lớn nhất trên thế giới. Brasil với sự đi tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ethanol, được mệnh danh là một cường quốc về năng lượng sinh học của thế giới. Năng lượng ethanol ở Brasil được sản xuất từ cây mía, loại cây được trồng rất phổ biến tại Brasil. Chương trình đã thành công khi giảm số ô tô chạy bằng dầu hỏa tại Brasil, từ đó giảm sự phụ thuộc của nước này vào các nguồn dầu nhập khẩu. Brasil đứng thứ ba thế giới về sản lượng thủy điện, chỉ sau Trung Quốc và Canada. Năm 2004, thủy điện chiếm tới 83% tổng năng lượng sản xuất ra tại nước này. Brasil cùng với Paraguay sở hữu đập nước Itaipu, nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới hiện nay.
Nông nghiệp Brazil đi theo những bước thăng trầm của lịch sử đất nước. 500 năm có những đúc kết sâu sắc được nhìn lại tổng thể đưới những cặp mắt am hiểu và tỉnh táo của các chính khách lãnh đạo. Từ khi người Bồ Đào Nha xâm chiếm Brasil làm thuộc địa, nền khoa học kĩ thuật tại vùng đất này hầu như không được chú trọng phát triển bởi chính sách ngu dân để dễ thao túng và cai trị. Brazil tuy là một thuộc địa rộng lớn và có vai trò quan trọng đối với chính quốc Bồ Đào Nha nhưng lại là một vùng đất nghèo nàn và thất học. Mãi cho đến tận đầu thế kỉ 19, tại Brasil vẫn không có bất kỳ một trường đại học nào trong khi các thuộc địa láng giềng của Tây Ban Nha đã có những trường đại học đầu tiên ngay từ thế kỉ 16. Sự thay đổi chính sách giáo dục là từ năm 1807, hoàng gia Bồ Đào Nha buộc phải đến Rio de Janeiro để tránh cuộc tấn công của Napoléon I và đã khởi đầu cho thời kỳ phát triển khoa học và văn hóa tại vùng đất này. Từ đó đến nay việc nghiên cứu khoa học tại Brasil ngày nay được thực hiện rộng rãi trong khắp các trường đại học và học viện, với 73% nguồn quỹ được lấy từ những nguồn của chính phủ. Một số học viện khoa học nổi tiếng của Brasil là Học viện Oswaldo Cruz, Học viện Butantan, Trung tâm Công nghệ Vũ trụ của không quân, Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Brasil và INPE. Brasil là quốc gia có cơ sở tốt nhất Mỹ Latinh trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Vào ngày 14 tháng 10 năm 1997, Cơ quan Hàng không vũ trụ Brasil đã ký với NASA về việc cung cấp các phần thiết bị cho ISS. Urani cũng được làm giàu tại Nhà máy Năng lượng Nguyên tử Resende để giải quyết phần nào nhu cầu năng lượng của quốc gia. Brasil cũng là một trong hai nước ở khu vực Mỹ Latinh có phòng thí nghiệm máy gia tốc Synchrotron, một hệ thống thiết bị nhằm nghiên cứu nhiều ngành khoa học khác nhau như vật lí, hóa học, khoa học vật liệu và khoa học đời sống.
Nhiều vấn đề nông nghiệp Brazil đang được tỉnh táo nhìn lại sau 500 năm, gợi cho Việt Nam những góc nhìn tham chiếu về bảo tồn và phát triển nông nghiệp bền vững. Đó là “Kiệt tác của tâm hồn”.
Thật may mắn khi gặp được kiệt tác của tâm hồn khai mở hạnh phúc lòng ta tỉnh lặng và yêu thương hơn.
Hãy hướng về mặt trời
Lên đường đi em
Ban mai vừa rạng
Hãy hướng về mặt trời
Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời vui khỏe cho ta.
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày
Số lần xem trang : 19343 Nhập ngày : 08-06-2019 Điều chỉnh lần cuối : 08-06-2019 Ý kiến của bạn về bài viết này
CNM365 Tình yêu cuộc sống CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 8(16-08-2019) CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 8(15-08-2019) CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 8(14-08-2019) CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 8(13-08-2019) CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 8(12-08-2019) CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 8(12-08-2019) CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 8(12-08-2019) CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 8(12-08-2019) CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 8(10-08-2019) CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 8(07-08-2019) Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86
|