Số lần xem
Đang xem 7143 Toàn hệ thống 21183 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Trận Vũ Hán là một trong những trận đánh lớn nhất, lâu nhất và dữ dội nhất, trong Chiến tranh Trung-Nhật, bắt đầu vào ngày 11 tháng 6 năm 1938 và kết thúc vào 4 tháng sau. Lực lượng tham chiến là 1,1 triệu quân Quân đội Cách mạng Dân quốc của Trung Hoa Dân quốc dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch với sự hổ trợ của Không quân Liên Xô, đối trận là 35 vạn quân Lục quân Đế quốc Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đại tướng Hata Shunroku. Chiến thắng thuộc về phía lục quân đế quốc Nhật Bản nhưng nỗ lực của quân Nhật đánh đòn kết liễu quân Trung Quốc đã không thành công. Quân Nhật sau trận này chỉ còn đủ sức đánh lớn Chiến dịch Ichi-Go (hay trận Đại Lục liên thông kết nối tuyến hậu cần chiến lược Bắc Kinh – Hà Nam– Vũ Hán – Hồ Nam – Quảng Tây nối Đông Dương) và chịu thất bại chung cuộc của phe Trục theo chủ nghĩa phát xít trước lực lượng Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trận Vũ Hán là bài học lịch sử đặc biệt quan trọng trong chiến tranh cận hiện đại. xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-vu-han-bai-hoc-lich-su/
TRẬN VŨ HÁN THIẾU NỮ ĐÁNH CỜ VÂY. Tác phẩm ‘Thiếu nữ đánh cờ vây’ liên quan gì đến Trận Vũ Hán?. Hoàng Kim
Trận Vũ Hán là trận đánh lớn nhất, đẫm máu nhất, lâu nhất và dữ dội nhất của 2 triệu quân đối chiến trong chiến tranh Trung Nhật cận hiện đại. Nhật chịu thất bại chung cuộc tại Trung Quốc do “chiến lược bảo tồn sinh lực đánh lâu dài chịu mất đất đai” “biển người” “tự mở khẩu đê sông Hoàng Hà” gây lụt Hoàng Hà năm 1938 cướp đi 50 vạn sinh mạng thường dân Trung Quốc để cản bước tiến quân Nhật. Trận Vũ Hán đã được chiến lược gia Mao Trạch Đông đúc kết bài học lịch sử trong đại kế Trung Nam Hải. Thiếu nữ đánh cờ vây là tác phẩm lớn của Sơn Táp ((Shan Sa, Yan Ni-Ni, Diêm Ni sinh ngày 26 tháng 10, 1972) nhà văn Pháp, người gốc Trung Quốc) liên quan gì tới câu chuyện tổn thất khó quên trên và chuyển tải thông điệp đau thương gì cho nhân loại hôm nay và hậu thế?
Ngày 26 tháng 10 là ngày sinh của Sơn Táp nhà văn Pháp gốc Trung Quốc sinh năm 1972, tác giả của tiểu thuyết “Thiếu nữ đánh cờ vây”. Trang cuối của sách đã viết: “Tôi ngã xuống người cô gái chơi cờ vây. Mặt em dường như hồng hơn ban nãy. Em mỉm cười. Tôi biết rằng chúng tôi sẽ chơi tiếp ván cờ ở nơi xa kia. Để có thể ngắm nhìn người tôi yêu dấu, tôi đã cố gắng giữ cho mắt mở… Chiến tranh bao giờ cũng đau thương, mất mát.”. Quyển sách tuyệt nhiên không nói gì đến chính trị lớn lao nhưng chuyển tải thông điệp: Nhân loại hãy cẩn thận ! xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/tran-vu-han-thieu-nu-danh-co-vay/
KÊNH ÔNG KIỆT GIỮA LÒNG DÂN.
Hoàng Kim
Thơ cho em giữa tháng năm này
Là lời người dân nói vể kênh ông Kiệt
Là con kênh xanh mang dòng nước mát
Làm ngọt ruộng đồng Tứ giác Long Xuyên
Con kênh T5 thoát lũ xả phèn
Dẫn nước ngọt về vùng quê nghèo khó
Tri Tôn, Tịnh Biên trong mùa mưa lũ
Giữa hoang hóa, sình lầy, thấm hiểu lòng dân
Nguyễn Công Trứ xưa khẩn hoang đất dinh điền
Thoại Ngọc Hầu mở mang kênh Vĩnh Tế
Kênh ông Kiệt giữa lòng dân bền bỉ
Ân nghĩa cuộc đời lưu dấu nghìn năm.
Em ơi khi nuôi dạy con
Hãy dạy những điều vì dân, vì nước
Người ta sinh ra cho đến khi nhắm mắt
Đọng lại trong nhau vẫn chỉ những CON NGƯỜI.
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lượng. Không bằng kinh sử một vài pho”. Lê Quý Đôn là danh sĩ tinh hoa, quan đại thần thời Lê trung hưng, nhà bác học lớn, nhà thơ của Việt Nam. Lê Quý Đôn qua bài thơ ‘Gia Cát Lượng’ đã thể hiên tâm sự và chí hướng: “Long cương nằm khểnh hát nghêu ngao, Vì cảm ơn sâu biết tính sao! Hai biểu ra quân lòng đã tỏ, Tám đồ bày trận giá càng cao. Tam phân gặp buổi đương tranh vạc, Ngũ trượng ngờ đâu bỗng tối sao. Miếu cũ ngày nay qua tới đó, Tấc lòng khởi kính biết là bao! ” (Nguồn: Văn đàn bảo giám, NXB Văn học, 2004). Bài viết Lê Quý Đôn danh sĩ tinh hoa cùng với bài viết ‘Lê Quý Đôn nhà bác học lớn’ và ‘Lê Quý Đôn Quế Đường Thi Tập’ là những tìm tòi về con người và sự nghiệp của Lê Quý Đôn cùng những bài học lịch sử.
Các nhà sử học, nhà văn học Việt Nam thường đồng tình với sự đánh giá của nhà sử học Phan Huy Chú lừng lẫy bách khoa thư : “Ông (Lê Quý Đôn) có tư chất khác đời, thông minh hơn người mà (vẫn) giữ tính nết thuần hậu, lại chăm học không biết mỏi. Tuy đỗ đạt vinh hiển, tay vẫn không rời quyển sách. Bình sinh (ông) làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi, mà nói về điển cố thì đầy đủ rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng trên đời. Văn thơ ông làm ra gọi là Quế đường tập có mấy quyển” (trong “Nhân vật chí”). “Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên…, không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia”. Nhiều nhà nghiên cứu đều tâm đắc nhận định ” (Lê Quý Đôn là ) nhà bác học ham đọc, ham biết và ham viết” , “một nhà bác học có kiến thức hết sức uyên bác và đa dạng”. xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/category/le-quy-don-danh-si-tinh-hoa/
Số lần xem trang : 19683 Nhập ngày : 11-06-2019 Điều chỉnh lần cuối :