Số lần xem
Đang xem 6816 Toàn hệ thống 20219 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Bài thơ ‘Cánh đồng Waterloo’
‘The Field of Waterloo 1815’
Sử thi của Walter Scott (*)
Chạm thấu mọi tâm hồn.
“Cánh đồng Waterloo đầy máu
Nói dối chỉ chục ngàn người chết
Nhưng không phải thế đâu
bởi số người bị đâm hay bị bắn
Đã giảm hơn quá nửa
Mẹ góa con côi còn lớn hơn nhiều”
Qua Waterloo nhớ Walter Scott
Kiếm bút của hiền tài
Bền mạnh sắc hơn gươm
Lưu non sông muôn thuở.
Cánh đồng Waterloo hôm nay
Trời xanh đất màu xanh
Khuất phía xa xôi kia
Thiện Ác ẩn hiện hình
Dấu chấm hết ở đây
Vương triều Một trăm ngày
Napoléon danh tướng lẫy lừng
Waterloo trận đánh cuối cùng.
José António Amorim Dias Hoàng Kim
Đại sứ UNESCO và tôi
từ Brussels (Bỉ) đến Paris (Pháp)
Qua Waterloo nhớ Walter Scott
Bài thơ ‘Cánh đồng Waterloo’
‘The Field of Waterloo 1815’
Sử thi của Walter Scott
Chạm thấu mọi tâm hồn.
Kiếm bút của hiền tài
Bền mạnh sắc hơn gươm
(*) Walter Scott là nhà thơ lỗi lạc nhất Scotland, đại diện cho nền văn học cổ điển Anh. Ông sinh ngày 14 tháng 8 năm 1771 tại Edinburgh, mất ngày 21 tháng 9 năm 1832 tại Abbotsford House, Di sản của Walter Scott lưu dấu sâu đậm nhất ở Scotland tại Thư viện Trường Đại học Edinburgh (Edinburgh University Library), Abbotsford House, Edinburgh. Walter Scott rất nổi tiếng ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Á và Úc nhưng ở Việt Nam chưa thấy chuyên khảo hoặc dịch thuật thơ ông. Tác phẩm The Field of Waterloo 1815 dưới đây là một trong những kiệt tác Sir Walter Scott Poems. Bài thơ này được viết và xuất bản vào năm 1815, ngay sau khi quân liên minh chiến thắng quân đội Napoléon Bonaparte tại trận Waterloo vào ngày 18 tháng 6 năm 1815, Scott đã đến Bỉ vào tháng Tám, và ông là một trong các thường dân nước Anh đầu tiên đến thăm chiến trường.
Trận Waterloo diễn ra vào ngày chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay. Trận Waterloo đặc biệt nổi tiếng trên thế giới và toàn châu Âu, là một trong những trận đánh nổi tiểng nhất , cũng là dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Napoléon. Quân đội Đế chế Pháp dưới sự chỉ huy trực tiếp của Napoléon Bonaparte đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh do Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington chỉ huy và quân Phổ do Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy. Trận Waterloo là trận đánh cuối cùng của Napoléon. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoléon và Vương triều Một trăm ngày của ông. Trận Waterloo thay đổi cục diện toàn châu Âu thời Napoléon Bonaparte tương tự như Trận Xích Bích làm thay đổi hẵn cục diện Trung Quốc thời Tam Quốc (Trận Xích Bích diễn ra vào mùa Đông năm 208 giữa liên quân Tôn Quyền–Lưu Bị với quân đội của Tào Tháo lấy danh nghĩa triều đình. Trận Xích Bích kết thúc với chiến thắng quyết định của phe Tôn-Lưu, tạo cơ sở hình thành thế chân vạc Tam Quốc của ba nước Tào Ngụy – Thục Hán – Đông Ngô.
The Field of Waterloo 1815 Bài thơ ‘Cánh đồng Waterloo’ của Walter Scott nổi tiếng khắp thế giới trong mọi thời đại, tương tự như bài Tiền Xích Bích phú và Hậu Xích Bích phú của đại thi hào Tô Đông Pha. Nó thể hiện tính nhân văn của kiếm bút tài tình có sức mạnh hơn cả lưỡi gươm chinh phạt của những danh tướng lừng danh nhất thế giới. Theo cách nói của Ban zắc, đại văn hào Pháp, tính nhân văn của kiếm bút chạm thấu những phần mà kiếm sắc của Napoleon không bao giờ và không thể với tới được. Bài thơ ‘Cánh đồng Waterloo’(The Field of Waterloo) của Walter Scott hướng tới những người nghèo, những số phận kém may mắn trong chiến tranh. Lợi nhuận từ bài thơ của Walter Scott về cuộc chiến được đi vào quỹ cho góa phụ và trẻ mồ côi của người lính. Những câu thơ đặc biệt xúc động, đơn giản nhưng rất khó dịch: “On Waterloo’s ensanguined plain / Lie tens of thousands of the slain; / But none, by sabre or by shot, / Fell half so flat as Walter Scott.” (Trên cánh đồng của Waterloo vấy đầy máu / Nói dối là (chỉ) chục ngàn người bị giết;. /
Nhưng không (phải thế đâu), bởi (số người) bị đâm hay bị bắn, / Đã giảm bằng nửa mức như vậy theo Walter Scott” (Vì những người góa bụa và trẻ mồ côi còn lớn hơn nhiều!) Bài thơ ‘Cánh đồng Waterloo’ (The Field of Waterloo) truyền tải tình yêu cuộc sống và góc nhìn thánh thiện cho biết bao thế hệ người châu Âu, đã lan tỏa nhanh và rộng khắp toàn cầu bởi giá trị nhân văn, lời thơ giản dị xúc động ám ảnh đi thẳng vào lòng người. Giá trị của bài thơ này tương tự như bài Tiền Xích Bích phú và Hậu Xích Bích phú của đại thi hào Tô Đông Pha, cũng tương tự như bài thơ ‘Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã làm lay động biết bao nhiêu khối óc, con tim của người Trung Quốc, Việt Nam và người dân các nước châu Á ở nhiều thế hệ. Đó là những dòng sông thi ca rộng lớn chảy không ngưng nghỉ giữa mạch chính của kiến thức văn hóa nhân loại.
José António Amorim Dias & Hoang Kim .Tôi may mắn được đồng hành cùng ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu đi qua cánh đồng Waterloo trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels (Bỉ) đến Paris (Pháp). Chúng tôi chung khoang tàu và đã trò chuyện và chia sẻ rất nhiều điều về “The Field of Waterloo” của Nam tước Walter Scott cùng với những triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục. Tôi đã kể chuyện này trong bài “Đêm trắng và bình minh“.Tôi chép nguyên văn bài thơ tiếng Anh “The Field of Waterloo” dưới đây để ước mong các bậc thức giả yêu thích thi ca và thạo tiếng Anh giúp chuyển ngữ bài thơ nổi tiếng này thành tiếng Việt, ngõ hầu góp phần vào việc giao lưu thi ca và văn hóa, góp phần trong công cuộc dạy và học, chấn hưng giáo dục và nâng cao dân trí Việt bằng sự đóng góp tận tụy, chuyển tải thông tin về danh nhân văn hóa Walter Scott đến bạn đọc Việt. Trân trọng cám ơn sự quan tâm của quý bạn.
Ngày của Cha
Cậu làm ngựa
Ngoại chụp hình
Vui gia đình
Ngày Hoa Đất
Ngày của Cha
Bình Minh An
Hát liên tục
Hát liên hoàn
Câu ba chữ
Ngày của Chalà ngày Chủ nhật tuần thứ ba của tháng Sáu khoảng 15-21 tháng 6 tùy năm, phổ biến ngày 18 tháng 6 . Ngày của Cha trong gia đình tôi là ngày nhớ ơn Cha Mẹ, hát ca khúc tuyệt vời Em là hoa hồng nhỏ, ‘Con sẽ là màu nắng của Cha’ để biết ơn Người. Ngày này gia đình tôi ôn lại ký ức tuổi thơ về Mẹ Cha, lời Cha Mẹ yêu thương dặn con, ngày cưới Kim Thủy 20. 6. 1981, ngày sinh Hoàng Tố Nguyên 22.6.2983, ngày tiễn Bà Đen về trời 18.6.2014, ngày giỗ trận Waterloo 18.6.1915 và sử thi Walter Scott , thấu hiểu kiếm bút lấy đức làm gươm; ngày bảo vệ môi trường “Ngôi nhà chung Trái Đất”lời Olinor Ostrom; Ngày thấm thía Nhớ Mẹ Cha, Hoa Đất, Thơ cho con,Giấc mơ hạnh phúc,
Ngày của Cha là ngày cùng nhớ về tuổi thơ. Tôi đã kể về tuổi thơ tôi trong bài “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” : “Quê tôi ở miền Trung nghèo khó “Nhà mình gần ngã ba sông/ Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình,/ Linh Giang sông núi hữu tình / Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con/ Chèo thuyền cho khuất bến Son/ Để con khỏi chộ (thấy) nước non thêm buồn/ Câu thơ quặn thắt đời con/ Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ ”. Mẹ tôi mất sớm, cha bị bom Mỹ giết hại, tôi và chị gái đã được anh Hoàng Ngọc Dộ nuôi dạy cơm ngày một bữa suốt năm năm trời. Thầy Nguyễn Khoa Tịnh đứng khóc trên bục giảng vận động thầy cô, bạn hữu chia sớt khoai sắn giúp đỡ. Tôi cũng dạy năm lớp vở lòng, ba lớp bổ túc văn hóa để vượt khó vươn lên. Thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết những lời xúc động trong trường ca tình thầy trò: “Thương em nhỏ gieo neo mẹ mất. Lại cha già giặc giết hôm qua. Tình thầy, tình bạn, tình cha. Ấy là ân nghĩa thiết tha mặn nồng” Những gương mặt thầy bạn đã trở thành máu thịt trong đời tôi.”
Nhà tôi thuở ấy nghèo quá ! Đói đến mức gần tắt bữa. Mẹ tôi ốm và chết trẻ do hậu sản và suy gan sau khi em tôi mất. Mẹ chết sáng mồng ba Tết “Giáp Thìn bốn chín mẹ quy tiên”. Trước đó, cha đã bán hết tài sản để cứu mẹ nhưng không được. Tài sản đáng giá nhất tôi còn nhớ là: một con bò vàng, hiền nhưng không chịu để ai bắt nạt và có những thế đánh rất giỏi, nổi tiếng khắp cả hai làng Minh Lệ và Hòa Ninh; một căn nhà gỗ mái lợp tranh; một bộ phản cũ và một thùng gỗ vừa là thứ đựng lúa gạo vừa cũng là giường nằm. Mẹ đau nặng, cha bán hết bò, vật dụng và nhà, vừa nói với các con vừa khóc: “Cụ biết mạ con bệnh hiểm nghèo không qua khỏi nhưng cụ quyết ‘còn nước còn tát ‘ vì không thể thấy mạ con chết mà không cứu?”. Suốt bao nhiêu năm trôi qua, khuôn mặt khắc khổ mếu xệch và dòng nước mắt người cha trước sự lựa chọn sinh tử dữ dội luôn thấm mát đời con. Nhà minh con trai con gái ai cũng yêu thương vợ con có lẽ có từ bài học sâu sắc đầu đời này. Trước đó, tôi nghe kể, có lần khi cha bị bắt đi, cha xin chậm lại một chút để chẻ củi nhóm than cho vợ vừa sinh, ông đã tự bổ thẳng vào chân mình, tự thương nên đã tránh được một kiếp nạn.
Mẹ mất lúc tôi lên 9 và chị Huyền tuổi 12. Anh Dộ đi dạy cấp 1 ở xa, chị Huyên đã lấy chồng đều về chịu tang. Hôm mẹ chết, hầu như cả làng đi đưa. Đám tang rất đông vì sinh thời mẹ ăn ở đức độ, phúc hậu và mẹ đẹp người, đẹp nết, chết trẻ vì bệnh hiểm nghèo nên ai cũng thương. Gia đình tôi sau đó còn ba bố con ở chái lều tranh một mái gác xiên trên tường đất cũ. Nền nhà cao hơn một mét, kiềng đá hộc chắc chắn để tránh lụt vô nhà. Nền này, anh Trực tôi đã nhiều đêm cùng cha đào gánh đất đắp nền, trước khi anh tình nguyện đi bộ đội lúc 17 tuổi để cha được miễn dân công hỏa tuyến ở nhà nuôi vợ ốm và hai con nhỏ.
Trong ký ức tuổi thơ của tôi nhớ về mẹ là được dụi đầu vào ngực của người và được mẹ âu yếm. Tôi nhớ ngày còn rất nhỏ theo mẹ đi bán nước chè lá vằng cho bà con cô bác đi chợ, một đọi (chén sành) được hai xu, thỉnh thoảng có người uống đến năm xu, vừa uống vừa xoa đầu tôi: “cháu giỏi lắm, chừng này tuổi mà đã biết giúp mẹ”. Những lúc mệt, tôi lại chạy về ôm mẹ và được mẹ lau mồ hôi cho. Chiếc khăn mẹ thơm mùi trầu cau. Sau này khi đi học, tôi có được thưởng một chiếc khăn mùi xoa. Lúc đó, cha tôi một mình gà trống nuôi con đã nhiều năm. Tôi đưa tặng chiếc khăn cho cha và đó là lần thứ hai tôi đã nhìn thấy cha khóc; đó cũng là lần đầu tôi làm thơ trong đời.
Chiếc khăn tay
Con cầm về chiếc khăn tay
Của trường, của lớp, của thầy tặng con
Cầm khăn Cụ vui vô cùng
Hai hòn nước mắt tưng bừng tuôn rơi
Gì từng ấy hỡi Cụ ơi
So bằng công Cụ như trời như non
Nuôi con biết mấy năm tròn
Gom từng hột sạu, bòn từng lá rau.
Công ơn của Cụ thẳm sâu
Món quà con đó so đâu công này.
Tôi nhớ về kỷ niệm tuổi thơ bên cha mẹ thật êm đềm. Mẹ cha thường nựng tôi là ‘cục vàng của cụ mạ”, điều này quan hệ đến tên khai sinh và ngày sinh của tôi mà tôi được nghe kể và chứng kiến câu chuyện tuôi thơ khi tôi lên sáu tuổi …
Lời Cha dặn
Cha tôi là lính Vệ quốc đoàn thuộc tiểu đoàn 174, Trung đoàn 18 “Chiến khu thư Tư” của đơn vị bác Lê Văn Tri (sau này là Trung tướng Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Phó Tư Lệnh Quân chủng Phòng Không Không Quân Việt Nam).Cha bị bom Mỹ giết hại năm 1968. Tôi vắng Mẹ từ tuổi thơ, lớn một chút lại mất Cha vì bom Mỹ giết. Tôi nhớ anh Hai đã thay cha yêu quý và chị gái Hoàng Thị Huyền đã thay mẹ hiền dìu dắt, nâng giấc. Kỹ niệm tuổi thơ yêu thương như dòng sông quê hương thao thiết chảy.
Tôi nhớ tờ giấy ố vàng lời cha dặn:
“Con Kim. Cụ khi mô cũng nhớ ’em’ cả. Con học với thầy phải kính thầy để thầy thương. Con chơi với bạn phải nhường bạn để bạn mến. Con sống với người phải tử tế, phúc đức để họ trọng. Làm gì cũng phải tự ý cẩn thận, đừng nghe người ta xui”.”Cụ biết mạ con bệnh hiểm nghèo không qua khỏi nhưng cụ quyết bán hết tài sản ‘còn nước còn tát ‘ vì không thể thấy mạ con chết mà không cứu?”. “ Hoàng Thị Huyền (Thỉu con) sinh buổi sớm 13 tháng 3 năm Mẹo, mặt trời lên ngọn tre. Hoàng Minh Kim sinh gần nửa đêm rằm xuân Gíáp Ngọ, trăng qua ngọn cau hơn hai sào”.
Tôi cất tờ giấy này giữa hai tờ bọc vở của cuốn sổ và mang tờ giấy này theo bên mình khi rời Nam Quảng Trạch sang bờ bắc rào Nậy (sông Gianh) đến Pháp Kệ, sau đó là Phù Lưu, Đồng Dương để đi học theo anh Dộ tôi đang dạy cấp một. Anh tôi xin thầy Trần Đình Côn, hiệu trưởng nhà trường cho tôi được học cấp ba Bắc Quảng Trạch.
Anh Hai Hoàng Ngọc Dộ của gia đình tôi mất vào lúc gần nửa đêm rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) năm 1994. Lời anh dạy khắc trên bia mộ “dặn con cháu khiêm nhu cần kiệm”. Tôi sinh lúc gần nửa đêm rằm xuân Giáp Ngọ 1954 trùng khớp thời khắc đêm anh mất. Kỷ niệm hai anh em lắng đọng trong ha bài thơ ‘Cuốc đất đêm’ và ‘Rằm Xuân’ : “Mười lăm trăng quả thật tròn / Anh hùng thời vận hãy còn gian nan / Đêm trăng nhát cuốc xới vàng / Trăng dòm, ta hẹn trăng càng dòm thêm / Đất vàng, vàng ánh trăng đêm / Đêm khuya ta với nàng quên nhọc nhằn” (Cuốc đất đêm, thơ Hoàng Ngọc Dộ); ” Trăng sáng lung linh trăng sáng quá / Đất trời lồng lộng một màu trăng / Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm / Trăng vẫn là trăng trăng vẫn rằm” (Rằm Xuân, thơ Hoàng Kim). Gốc mai vàng trước ngõ. Ba bài học không quên. Đi như dòng sông. Vầng trăng cổ tích. Mười lăm trăng quả thật tròn
Em là hoa hồng nhỏ
Nhạc và lời Trịnh Công Sơn,
trình bày Nhóm bé Tuổi hoa
“Em sẽ là mùa xuân của mẹ em sẽ là màu nắng của cha em đến trường học bao điều lạ môi biết cười là những nụ hoa
trang sách hồng nằm mơ mà ngủ em gối đầu trên những dòng thơ em thấy mình là hoa hồng nhỏ bay giữa trời làm mát ngày qua
Trời mênh mông đất hiền hòa bàn chân em đi nhè nhẹ đưa em vào tình người bao la
cây có rừng bầy chim làm tổ sông có nguồn từ suối chảy ra tim mỗi người là quê nhà nhỏ tình nồng thắm như mặt trời xa.”