Số lần xem
Đang xem 2004 Toàn hệ thống 2963 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 6. ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu hiện trạng và giải pháp cấp bách. Trung Mỹ cuộc đối đầu lịch sử Mưa (thơ Trần Đăng Khoa). Ngày 23 tháng 6 năm 1926, kỳ thi chuẩn hóa SAT đầu tiên của Hoa Kỳ được tổ chức do tổ chức phi lợi nhuận College Board thực hiện, một bài học quý cho cải cách giáo dục. Ngày 23 tháng 6 năm 1988, ngày mất Phạm Huy Thông (sinh năm 1916), nhà thơ, nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học và khảo cổ họcViệt Nam. Phạm Huy Thông sinh ngày 22 tháng 11 năm 1916 tại Hà Nội trong một gia đình làm nghề kinh doanh lớn, có tinh thần dân tộc Phạm Huy Thông là hậu duệ thế hệ thứ 24 của Phạm Ngũ Lão, và là thế hệ thứ 48 của thượng thủy tổ Phạm Tu. Quê gốc của Phạm Huy Thông ở làng Đào Xá, xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô. Năm 21 tuổi, ông đỗ cử nhân Luật tại Viện Đại học Đông Dương. Năm 26 tuổi, ông lần lượt thi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp .Năm 1946 tại Paris, ông được chọn giúp việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ở hội nghị Fontainebleau. Chính những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi. Ông là hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1956-1966), Viện trưởng Viện Khảo cổ học (1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại biểu Quốc hội khóa II, III. Ngày 23 tháng 6 năm 1989, Hội nghị toàn thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định bãi chức Tổng bí thư Ủy ban Trung ương đảng của Triệu Tử Dương . Ông là nhân vật lịch sử Trung Quốc một thời, đến nay không đánh giá tại Trung Quốc. Bài viết chọn lọc ngày 23 tháng 6: ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu hiện trạng và giải pháp cấp bách. Trung Mỹ cuộc đối đầu lịch sử Mưa (thơ Trần Đăng Khoa). Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-23-thang-6/
ĐBSCL LÚA GẠO 44 NĂM CHUYỄN ĐỔI
Hoàng Kim (bài tổng hợp)
"Phát triển lúa gạo trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập ở Việt Nam" của PGS TS Nguyễn Văn Bộ tại Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ Hai Cần Thơ ngày 11-12 tháng 8 năm 2016 đã viết: "Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của Việt Nam với diện tích thu hoạch năm 2015 là 7.835 ngàn ha , sản lượng 45,2 triệu tấn thóc, xuất khẩu 6.997 ngàn tấn gạo với kim ngạch 2.852 triệu USD. Tuy nhiên , xét thuần túy về kinh tế, lúa gạo chỉ đóng góp khoảng 5,45% GDP của cả nước và người sản xuất lúa gạo chỉ có thu nhập thuần 419 USD/ha so với 1.128 USD /ha của nông dân Thái Lan. Thêm nữa, theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016, chúng ta có tới 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 16,8 % diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập lụt khi mực nước biển dâng 100 cm và nếu điều này xảy ra, sản lượng lúa gạo có thể giảm trên 30-35%. Do vậy, việc sản xuất và xuất khẩu lúa gạo cần được xem xét một cách thấu đáo từ góc độ kinh tế, xã hội và môi trường trên cơ sở đảm bảo ổn định an ninh lương thực quốc gia và ổn định xã hội.".
Giáo sư Nguyễn Văn Bộ kết luận: "Phát triển lúa gạo đang đối mặt với thách thức to lớn về Biến đổi khí hậu, cạnh tranh về đất đai với nông nghiệp đô thị và giao thông Canh tác quá mức với việc thâm canh , tăng vụ làm cho suy giảm sức sản xuất của đất, ô nhiễm môi trường, ta7ng phát thải khí nhà kính> Thêm nữa, sản xuất lúa gạo mang lại lợi nhuận thấp nên gần như không có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa. Chi phí tăng cao cùng với thị trường bấp bênh làm cho người nông dân thực sự không an tâm với nghề trồng lúa. Đã đến lúc chúng ta cần đối xử với hạt gạo và người trồng lúa một cách công bằng hơn. Phải coi trọng sản xuất lúa gạo không chỉ là vấn đề kinh tế mà là lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế. Chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hoặc giảm vụ một cách hợp lý cùng với việc tích tụ ruộng đất là xu hướng cần được xem xét . Việc bảo hiểm cho nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng cũng cần có giải pháp khả thi với sự quan tâm hiệu quả từ Nhà nước. Xuất khẩu gạo nên xem xét lại về mặt chiến lược dài hạn, lấy thu nhập của người sản xuất lúa gạo làm trung tâm."
ĐBSCL, 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường của Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân . Ông cho rằng "NQ 120 đã đúc kết ý kiến của các Bộ ngành, của các chuyên gia trong và ngoài nước tại một hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì cách đây 18 tháng. Triển khai nghiêm túc nghị quyết sẽ hướng chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường ở ĐBSCL theo hướng phát triển bền vững. Từ những gì đã trình bày trong (1)(2)(3) của bài viết ĐBSCL, 44 năm chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trườngtrên đây, và từ tìm hiểu, trong chừng mực có thể, việc triển khai Nghị quyết của các Bộ ngành trong 18 tháng qua, tác giả có mấy nhận xét và kiến nghị với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ dưới đây. (1) Cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo của NQ. “Nói theo NQ 120” mà làm vẫn như cũ là trường hợp loại trừ để triển khai thành công Nghị quyết. (2) Triển khai NQ 120, Chính phủ cần có lộ trình để giải quyết nạn thừa chồng chéo và thiếu phối hợp kinh niên. Đề nghị chọn lĩnh vực thí điểm là tài nguyên nước và thủy lợi rất thiết thân với ĐBSCL. (3) Sớm ban hành “Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH gắn liền với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” (do Bộ NNvPTNT phụ trách) và “Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thích ứng với biến đổi khí hậu” (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phụ trách). Làm rõ tác động của hai thách thức (biến đổi khí hậu nước biển dâng và nguồn nước từ thượng nguồn) đối với đồng bằng lên sản xuất, sinh kế, và khả năng thích ứng của cộng đồng trong các tiểu vùng (I), (II) và (III) trên nền môi trường vật lý (Hình 1,2) là một căn cứ cần thiết cho hai tài liệu. Kiên quyết không để các dự án theo tư duy củ đặt Chương trình tổng thể và Quy hoạch tổng thể vào thế bị động, trước “sự việc đã rồi”. (4) Mọi nhiệm vụ mang tính tổng hợp phải làm rõ phương pháp luận tổng hợp. Yêu cầu này là cần thiết để có thể áp dụng các thành tựu của cuộc “cách mạng số” vào công tác tổng hợp. (5) Triển khai liên kết các tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Duyên hải phía Đông, và Bán đảo Cà mau có cơ sở khoa học, cùng một phương pháp luận. Thiết chế và cơ chế cần cho liên kết, phối hợp cần được ban hành. (6) Bộ Khoa học và Công nghệ và Chương trình Tây Nam Bộ, các Chương trình KC và KX có những nhiệm vụ liên quan đến ĐBSCL triển khai theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết. Không thể tách biệt hai mảng khoa học công nghệ và khoa học xã hội và nhân văn. (7) Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các địa phương ở ĐBSCL có kế hoạch giải quyết cho bằng được tình trạng mãn tính “đồng bằng là vùng trũng về GD ĐT”, và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ở đây. (8) Bộ Giao thông vận tải giải quyết tình trạng hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường hàng hải hết sức bất cập kinh niên ở đồng bằng, Giao thông vận tải phải thực sự là một điểm đột phá cho phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long. (9) Không chỉ đánh giá tác động môi trường của các dự án triển khai trên địa bàn ĐBSCL mà còn cả các dự án ngoài đồng bằng nhưng khai thác tài nguyên của đồng bằng. Cụ thể Dự án khu (đô thị) du lịch biển Cần Giờ có kế hoạch khai thác gần 90 trệu m3 cát ở đồng bằng để san lấp cho dự án. Quyết định phê duyệt ĐTM của dự án này có nên xét đến hay không với trách nhiệm quản lý ngành của Bộ TNvMT trên phạm vi cả nước? (10) Các Bộ ngành sẽ báo cáo các nhiệm vụ trong chương trình hành động của mình. Đó là những nhiệm vụ chuyên ngành. Còn có những nhiệm vụ cần giải quyết để đạt các mục tiêu đa ngành hay liên ngành thì ai đề xuất, ai thực hiện? (11) Để huy động sự đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, và các chuyên gia quốc tế trong việc triển khai NQ 120, nên giới thiệu các quy hoạch, kế hoạch, dự án, công trình có tác động quan trọng đến môi trường, ngay từ giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và khả thi trên cổng thông tin điện tử của các Bộ chủ quản đầu tư. Tác giả tin rằng với nhận thức đúng, cách tiếp cận đúng, những chuyển đổi kinh tế, xã hội và môi trường tại đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới sẽ thúc đẩy đồng bằng phát triển bền vững./." xem tiếp,
ĐBSCL THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hiện trạng và giải pháp cấp bách