Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 6858
Toàn hệ thống 20343
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 6. Trung Mỹ cuộc đối đầu lịch sử; Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời; Ngày 24 tháng 6 năm 1954, Chiến tranh Đông Dương: Lực lượng Việt Minh giành chiến thắng trước lực lượng Pháp trong trận Đắk Pơ tại Gia Lai, đây là trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc chiến. Ngày 24 tháng 6 năm 1988, ngày  mất Bùi Xuân Phái, (hình) họa sĩ Việt Nam (sinh năm 1920). Bùi Xuân Phái (1 tháng 9 năm 1920 - 24 tháng 6 năm 1988) là một danh họa của Việt Nam ngang tầm thế giới, đặc biệt nổi tiếng với các tác phẩm vẽ về Phố cổ Hà Nội (Phố Phái) Ngày 24 tháng 6 năm 2010,  ngày mất Đỗ Quốc Sam, nhà khoa học và chính khách Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (sinh năm 1929). Đỗ Quốc Sam (1929-2010) là một Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, khi Bộ này được đổi tên sang từ Ủy ban Kế hoạch nhà nước. Bài chọn lọc ngày 24 tháng 6:  Trung Mỹ cuộc đối đầu lịch sử; Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-6/

 

 

 

 

 

TRUNG MỸ CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ
Hoàng Kim

Trung Quốc trong thời của Chủ tịch Tập Cận Bình nổi bật là “liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi, một vành đai một con đường“.Ông tạo dựng được thế Tam Quốc mới trong lịch sử. Trường Giang sóng sau đè sóng trước, ngọn sóng này cao hơn! Các nước Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật, EU, Iran, …đều có động thái mới thích ứng với thế giới chuyển biến. Trung Mỹ cuộc đối đầu lịch sử là thế lớn ngày nay. ‘
Trung Quốc với giấc mộng châu Á’ là bài tiếp nối “Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình“. Việt Nam tự củng cố trầm tĩnh theo dõi, có lý, có lợi, đúng lúc, xử lý tốt những vấn đề thực tiễn, hướng tới tương lai. 

Trung Quốc ngày nay đã rời bỏ vị thế “ẩn mình chờ thời”  bước ra vũ đài thế giới khẳng định Trung Quốc là một cường quốc của “thời đại mới”, đóng vai trò “trung tâm trên thế giới” nhờ “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và cho thấy có “lựa chọn mới” cho các nước. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2012 đã tuyên bố tại Thượng Hải “chính người Châu Á phải điều hành công việc của Châu Á, giải quyết các vấn đề của khu vực Châu Á và duy trì an ninh của Châu Á”. Ông phát biểu khai mạc Đại hội Đảng 19 với 14 điểm chính sách và ba trọng tâm,  khẳng định mục tiêu nhất quán, lâu dài, kiên định là theo đuổi cuộc Trường Chính phục hưng Trung Quốc, với chiến lược “liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi, một vành đai một con đường“.”Trung Quốc cần nổ lực để các nước láng giềng ngày càng thân thiện hơn về chính trị, có mối quan hệ gần gũi hơn về kinh tế, hợp tác sâu sắc hơn về an ninh, và mối quan hệ ở cấp độ nhân dân cũng gắn bó hơn“.

VIỆT NAM TRONG THƯƠNG CHIẾN MỸ TRUNG 

Toàn cảnh thương chiến khốc liệt Mỹ – Trung, theo VNN 4 6 19 mô tả cho thấy, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung sau 18 tháng đã được đẩy lên đến mức cao nghẹt thở; Sách trắng thương mại Trung Quốc ‘đánh’ Mỹ nặng tay††† (VNN 4 6 19); Trung Quốc cảnh báo học sinh sang Mỹ du học cần cẩn thận vì mối quan hệ đang xấu đi nghiêm trọng (VNN 4 6 19); Trung Quốc nắm nền tảng sống còn, loạt khí tài tối tân Mỹ ‘lâm nguy’. Đất hiếm một yếu tố quan trọng đối với việc sản xuất các vũ khí tối tân và các sản phẩm công nghệ cao đã trờ một yếu tố át chủ bài trong thương chiến Mỹ Trung của cuộc đua công nghệ kỹ thuật làm chủ không gian. Dự án tiêm kích tối tân F-35 Lightning II thế hệ thứ năm do Mỹ sản xuất có thể trở thành nạn nhân cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã suy đoán về lệnh cấm bán đất hiếm  để trả đũa thuế quan từ Mỹ. Chính quyền Trung Quốc tuy chưa chính thức tuyên bố họ sẽ hạn chế việc bán đất hiếm cho Hoa Kỳ, nhưng các phương tiện truyền thông, như Nhật báo Nhân dân, đã đề cập đến sự phụ thuộc của Washington vào các khoáng sản quý như vậy từ Trung Quốc, nơi chiếm khoảng 95% sản lượng toàn cầu, theo Bloomberg; Đậu tương cũng đã trở thành thứ vũ khí lợi hại thứ hai của Trung Quốc và nước cờ ngưng nhập khẩu đậu tương Mỹ cũng đã được xuất chiêu sớm nhất để đáp trả ngay sau khi thương chiến tồi tệ Mỹ Trung chưa từng thấy bắt đầu xẩy ra. Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, đã ngừng mua đậu tương của Mỹ để đáp trả lại những biện pháp tăng thuế của Chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm vào số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc. Theo tạp chí National Interest, đây là thông tin rất xấu đối với người nông dân Mỹ. Kết quả, với chiến tranh thương mại Mỹ Trung lên đỉnh điểm thì người dân trồng đậu tương của Mỹ hiện nằm trong số những người thiệt hại nặng nề nhất. Năm 2017, hoạt động xuất khẩu đậu tương của Mỹ chiếm đến 21,4 tỷ USD giá trị xuất khẩu toàn cầu, xếp thứ hai sau Brazil đạt 25,7 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2017 Trung Quốc nhập khẩu 39,6 tỷ USD đậu tương, hay 2/3 sản lượng toàn cầu. Đậu tương đã trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị lớn thứ hai của Mỹ sang Trung Quốc, sau máy bay Boeing. Trên thực tế, hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm đáng kể từ khi Bắc Kinh áp mức thuế 25% lên đậu tương của Mỹ hồi cuối tháng 4, một phần trong màn đáp trả ban đầu đối với cuộc chiến thương mại với Tổng thống Trump. Trong vụ mùa năm nay bắt đầu từ ngày 1/9, nông dân Mỹ chỉ xuất khẩu 5,9 triệu tấn đậu tương sang Trung Quốc, so với trung bình 29 triệu tấn cùng kỳ suốt ba năm liền trước đó, tức sụt giảm 80%. Chính phủ Mỹ đã phải viện trợ 28 tỷ USD cho nông dân để xoa dịu cú đánh từ Trung Quốc. Điểm khốc liệt thứ ba là lĩnh vực khoa học công nghệ. Khoa học Trung Quốc chiếm ưu thế và nhiều lĩnh vực đến đầu năm 2018 đã sát nút khoa học công nghệ Mỹ. Báo Tia Sáng 4 10 18 tổng hợp thông tin kinh tế kỹ thuật khoa học công nghệ đã cho thấy Trung Quốc hiện chiếm hơn một nửa danh sách 100 viện nghiên cứu đang có bước tiến vượt bậc trong công bố trên các tạp chí có uy tín trên toàn thế giới. Khoa học công nghệ Trung Quốc ngày càng gia tăng tốc độ xuất bản những công bố chất lượng cao. Huawei mua công nghệ Nga trước sức ép nghẹt thở của Mỹ (VNN 4 6 19); Cáp quang biển là động mạch của mạng lưới Internet toàn cầu và Huawei đã dần giành thị phần vốn thống trị bởi các công ty Mỹ, Nhật Bản, châu Âu. Huawei Marine Systems được thành lập năm 2008 như một công ty liên doanh với Công ty Global Marine của Anh.Global Marine của Anh nắm giữ 49% cổ phần của công ty này. Trong năm 2018, Huawei Marine Systems đóng góp cho tập đoàn Huawei doanh thu 394 triệu Nhân dân tệ (khoảng 57 triệu USD) với lợi nhuận ròng 115 triệu Nhân dân tệ (16 triệu USD). Đứng trước nguy cơ bị “chặt tay chân” vì thương chiến Mỹ-Trung, Huawei đã xoay hướng hợp tác với hãng công nghệ Nga. Hãng tin RT của Nga mới đây đã tiết lộ về thương vụ mua quyền sở hữu trí tuệ của các hệ thống nhận dạng khuôn mặt được thiết kế và phát triển, sản xuất bảo mật công nghệ cao Vokord của Nga. Điểm khốc liệt thứ tư là lĩnh vực cán cân thương mại. Hoa Kỳ bị mất cân bằng thương mại cực kỳ nghiêm trọng với Trung Quốc và gia tăng nhanh chóng đến đêm trước của Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc 2018-2019. Điểm khốc liệt thứ năm là vị thế so sánh hải quân không quân và cuộc đua tổng lực về khoa học công nghệ làm chủ không gian của Trung Quốc và Mỹ trong tương quan động tổng hợp với nhiều tiêu chí so sánh là rất sát nút..

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung khởi đầu vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Danh sách thuế quan trọng tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế hoạch Made in China 2025, bao gồm các sản phẩm liên quan đến CNTT và robot. Nó cho phép tổng thống có thẩm quyền đơn phương áp dụng tiền phạt hoặc các hình phạt khác đối với một đối tác thương mại nếu nó được cho là không công bằng gây tổn hại đến lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ. Vào tháng Tư, Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc, Canada và các nước trong Liên minh châu Âu.Ngày 6 tháng 7 năm 2018, Donald Trump cho áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc, đưa đến việc Trung Quốc đáp lại với các mức thuế tương tự đối với các sản phẩm của Mỹ. Chính quyền Trump cho biết thuế quan là việc cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ, và giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc. Trước đó, trong tháng 8 năm 2017, Trump đã mở một cuộc điều tra chính thức về các vụ tấn công vào tài sản trí tuệ của Mỹ và các đồng minh của mình, việc trộm cắp ước tính gây tốn kém cho Mỹ khoảng 600 tỷ đô la một năm [10].

Sáng kiến Vành đai và con đường: Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ khoa học thế giới (Tia Sáng 13 6 19) . Trung Quốc hiện dành một khoản hơn 1 nghìn tỉ USD để đầu tư cho ít nhất 100 quốc gia thuộc nhóm Vành đai và Con đường  (The Belt and Road Initiative BRI) vay để làm đường bộ, đường sắt cao tốc, nhà máy điện, cảng biển và hàng không. Các công ty Trung Quốc thậm chí còn xây dựng cả các thành phố mới, như Port City Colombo, vốn được kỳ vọng là một trung tâm tài chính hàng hải ở Đông Á, sau thủ đô của Sri Lanka. Các quốc gia BRI được hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng mới này và ngược lại. Trung Quốc tìm kiếm những thị trường mới cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho mình và cho các nước đối tác thông qua những con đường vận chuyển mới được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới tốt hơn. Ông Tập Cận Bình cùng với  các lãnh đạo Trung Quốc khác đã xác định “khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi trung tâm của sự phát triển vành đai và con đường BRI

 

 

 

 

Trung tâm nghiên cứu lúa lai Sino-Pakistan được mở cả Karachi (Pakistan) và Hàng Châu (Trung Quốc) trong sự hỗ trợ của Viện nghiên cứu lúa Trung Quốc. Nguồn: youlinmagazine.com (theo Tia Sáng 13 6 2019).

Chiến lược hợp tác song phương của mỗi nước BRI trong Vành đai và Con đường hoàn toàn tùy theo điều kiện thực tiễn và yêu cầu hợp tác của mỗi nước với Trung Quốc cũng như cách đầu tư và  cách vay vốn  ở mỗi nước là hoàn toàn khác nhau. Hình ảnh trên đây và câu chuyên Pakistan hợp tác nghiên cứu lúa siêu xanh (GSR) với CAAS IRRI Trung Quốc, thực hiện tại cả hai nơi Karachi (Pakistan) và Hàng Châu (Trung Quốc) chịu ảnh hưởng khô hạn của Biến đổi khí hậu rất xứng đáng là bài học cho Việt Nam để cân nhắc lựa chọn chiến lược hợp tác phù hợp trong thế lớn Trung Việt vành đai và con đường  (Mời đọc: “
Ba đặc khu liệu có đột phá ?“;ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu)

Việt Trung hợp tác gì trong BRI ?
  Các trường đại học của Trung Quốc cùng với mạng lưới rộng lớn của các viện nghiên cứu thành viên CAAS  đang tỏa rộng khắp toàn cầu. Họ đang đề xuất hỗ trợ khoa học và ký các thỏa thuận hợp tác trên một mức độ chưa từng thấy, kể từ khi Mỹ và Liên Xô chạy đua cấp học bổng cho các nhà nghiên cứu trong các quốc gia liên minh trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Vào ngày 19/4/2019, Bai loan báo, CAAS đã đầu tư hơn 1,8 tỷ nhân dân tệ (khoảng 268 triệu USD) cho các dự án KH&CN, một phần của BRI. Tại Sri Lanka, Trung Quốc đồng tài trợ cho một trung tâm nghiên cứu nước ngọt an toàn và hỗ trợ điều tra khủng hoảng về bệnh thận ở các cộng đồng dân cư nông thôn của đất nước này. Tại Pakistan, họ đồng bảo trợ một loạt các trung tâm nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu về các chủ đề từ lúa gạo đến trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật đường sắt. Tại trung tâm châu Âu, một công viên khoa học Trung Bỉ tạo điều kiện cho các công ty mở rộng quy mô thương mại về các thiết bị y tế, điện Mặt trời và nhiều loại công nghệ tiên tiến khác. Còn ở Nam Mỹ, Trung Quốc là đối tác của Chile và Argentina, tham gia vào các trung tâm nghiên cứu vật lý thiên văn và tăng cường khả năng truy cập vào một số khu bảo tồn quý giá bậc nhất thế giới. Về tổng thể, khía cạnh khoa học của BRI tác động đến hàng chục nghìn nhà nghiên cứu và nghiên cứu sinh, hàng trăm trường đại học. Sự đầu tư của Trung Quốc theo cam kết “Win Win” đem lại thay đổi sâu sắc trong những nước thu nhập trung bình và thấp, vốn mong muốn nhận được sự hỗ trợ về khoa học. Trung Quốc vì vậy vươn lên vị trí của một siêu cường khoa học, với cách làm này mang đến một tầm nhìn khác biệt so với những quốc gia đang dẫn đầu về khoa học khác. Chiến lược hợp tác song phương Trung Việt NÊN là khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. giáo dục văn hóa KHÔNG NÊN lệch hướng theo kiểu bán đất đổi hạ tầng, ‘bẫy nợ’ đường bộ, đường sắt cao tốc, nhà máy điện, cảng biển và hàng không,xây dựng các thành phố mới, khi cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang “cuốn theo chiều gió” nhiều tranh chấp và hiểm họa khó lường. Sự hợp tác cần theo phương thức khác (Mời đọc:
Việt Nam Châu Phi hợp tác Nam Nam; Có một Việt Nam hiện diện đáng tự hào ở vùng Châu Phi )

Việt Nam tự củng cố trầm tĩnh theo dõi, có lý, có lợi, đúng lúc, xử lý tốt những vấn đề thực tiễn hướng tới tương lai. (Mời đọc: “
Ba đặc khu liệu có đột phá ?“)

TRUNG MỸ CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỦ

Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang leo thang, dự báo chuyển sang giai đoạn đối đầu toàn diện và nhận diện rõ hơn ‘bóng ma chiến tranh lạnh 2.0’.  Tác giả Mai Nhật Dương trong bài Quan hệ Trung – Mỹ: Bóng ma Chiến tranh lạnh 2.0††† (TVN 20 6 19) đã trích dẫn thông tin của Lý Khai Phục (Kai-Fu Lee), một người Mỹ gốc Đài Loan và là Tiến sĩ tốt nghiệp Đại học Carnegie Mellon (Mỹ). Lý Khai Phục là người từng giữ các chức vụ quản lý cao cấp tai Microsoft, Facebook và Google và hiện đứng đầu một quỹ đầu tư chuyên đỡ đầu cho các dự án khởi nghiệp công nghệ cao ở Trung Quốc. Ông được coi là kỹ sư, nhà khoa học giỏi nhất Trung Quốc hiện nay trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đưa ra lý thuyết “Bóng ma Chiến tranh lạnh 2.0 là cuộc đua tổng lực về khoa học công nghệ”.

Người làm chủ tốt nhất về khoa học công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là người thắng theo ông Lý Khai Phục. Ông Lý Khai Phục đã  đưa ra các đặc trưng của Chiến tranh lạnh “kiểu cũ” 1.0 (từ năm 1945-1990), sự đối đầu  Xô – Mỹ có một số đặc điểm đáng chú ý sau: Một là, sự cạnh tranh quyết liệt về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; Hai là, chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô cũ xoay quanh việc giành ưu thế bộ ba vũ khí chiến lược: tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, máy bay ném bom hạt nhân chiến lược và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm; Ba là, sự ngăn cách gần như tuyệt đối giữa phương Đông và phương Tây bởi “bức màn sắt” (iron curtain). Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh 1.0, có rất ít các hoạt động tương tác giữa hai bên như: viếng thăm cấp cao; quan hệ chính trị – ngoại giao; quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục hoặc giao lưu nhân dân giữa người dân thuộc hai khối đối lập. Ông Lý Khai Phục đã  đưa ra các đặc trưng của Chiến tranh lạnh “kiểu mới” 2.0 với một số luận điểm đáng chú ý: 1) Trong khoảng thời gian 10 năm từ 2020-2030, lĩnh vực AI dự kiến sẽ tạo ra 16.000 tỷ USD giá trị, 70% trong số đó sẽ “rơi vào túi” nhóm G7 hàng đầu trong lĩnh vực AI, bao gồm 4 công ty của Mỹ (cụ thể là Microsoft, Facebook, Apple và Google Alphabet) và 3 công ty Trung Quốc là Baidu, Alibaba và Tencent (BAT). 2)  AI, chứ không phải sức mạnh cứng về quân sự, là yếu tố quyết định sự vượt trội và “ai thắng ai” trong cuộc Chiến tranh lạnh mới 2.0 giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như việc quyết định ai sẽ làm chủ cuộc chơi trong việc xác lập trật tự thế giới mới. 3) Mặc dù Mỹ đi đầu so với Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu AI, nhưng Trung Quốc hiện lại đi trước và vượt trội so với Mỹ trong việc triển khai và áp dụng thành tựu nghiên cứu AI và khoa học công nghệ. 4) Mỹ có thể gây khó khăn, cản trở hoặc trì hoãn tiến bộ công nghệ của Trung Quốc, nhưng không có cách nào ngăn cản Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng AI.  Tôi thì không cho rằng kết quả thắng lợi trí tuệ nhân tạo AI và làm chủ không gian thắng lợi chiến tranh tổng lực là đủ giành thắng lợi chung cuộc mà cần nhìn toàn diện hơn.

‘Trung Quốc với giấc mộng châu Á’ ‘Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’ ‘một vành đai một con đường’ là một đấu pháp thế lớn cờ vây rất  hiệu quả,
Ông Trump không thể thắng thương chiến với Trung Quốc (VNN 13 6 19) Trong một bài viết trên tạp chí National Interest ngày 10/6, hai tác giả  Brad Glosserman và Denny Roy chỉ ra rằng: chính quyền Trump sẽ phải từ bỏ các cuộc tấn công sai lầm nhằm vào các đối tác lớn như Liên minh châu Âu, Nhật, Mexico và Canada. Họ cũng sẽ phải viện đến ngoại giao đa phương và có niềm tin vào các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Xu thế dự đoán có thể tiên lượng rằng Trung Quốc sớm muộn sẽ thắng. Đối sách khôn khéo là “Việt Nam tự củng cố trầm tĩnh theo dõi, có lý có lợi đúng lúc, xử lý tốt những vấn đề thực tiễn, hướng tới tương lai” kiên quyết không bị cuốn vào “bẫy nợ” và làm chiến trường chính cho những tranh chấp quốc tế thì tốt hơn. Nga – Trung liên minh, Donald Trump hé lộ vũ khí tiềm ẩn (VNN 21 6 19) . Cuộc chiến của Trung Quốc, Nga… nhằm hạ bệ sự thống trị của đồng USD đã lên một tầm cao mới dưới thời ông Donald Trump. Tuy nhiên, sự biến động tương quan lực lượng khá chậm, trong khi nước Mỹ có sức mạnh tiềm ẩn đáng nể. Luật sư Nguyễn Tiến Lập trong bài Mỹ – Trung: đối đầu quốc gia hay xung đột về hệ giá trị? đã đánh giá và bình luận thật chí  lý. “Bởi vì tiền và người,là hai thứ quan trọng nhất mà Trung Quốc lại có tiềm lực mạnh mẽ cho cả hai. Chính phủ Trung Quốc có thể dùng tiền để tạo lập các cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu  phát triển và sử dụng nhiều tiền để mua nhân lực nghiên cứu tinh hoa nhất, không chỉ ở Mỹ mà còn từ khắp nơi trên thế giới. Nước Mỹ có thể ban hành luật cấm xuất khẩu công nghệ nhưng làm sao cấm được sự dịch chuyển chất xám từ Mỹ qua Trung Quốc một khi nó gắn với quyền tự do di chú của cá nhân? Hơn nữa, Mỹ không thể mang điểm yếu của mình ra để “chọi” với điểm mạnh của đối thủ bởi Chính phủ Mỹ không thể huy động ngân sách để trả lương và hậu đãi các nhà khoa học, trong khi ở Trung Quốc điều đó là có thể và họ đã từng làm“. Trong một bài viết trên tạp chí National Interest ngày 10/6, hai tác giả  Brad Glosserman và Denny Roy chỉ ra rằng Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung đang leo thang, dự báo chuyển sang giai đoạn đối đầu toàn diện và nhận diện rõ hơn ‘bóng ma chiến tranh lạnh 2.0’.  Tác giả Mai Nhật Dương trong bài Quan hệ Trung – Mỹ: Bóng ma Chiến tranh lạnh 2.0††† (TVN 20 6 19) đã trích dẫn thông tin của Lý Khai Phục (Kai-Fu Lee), một người Mỹ gốc Đài Loan và là Tiến sĩ tốt nghiệp Đại học Carnegie Mellon (Mỹ). Lý Khai Phục là người từng giữ các chức vụ quản lý cao cấp tai Microsoft, Facebook và Google và hiện đứng đầu một quỹ đầu tư chuyên đỡ đầu cho các dự án khởi nghiệp công nghệ cao ở Trung Quốc. Ông được coi là kỹ sư, nhà khoa học giỏi nhất Trung Quốc hiện nay trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Ông đưa ra lý thuyết “Bóng ma Chiến tranh lạnh 2.0 là cuộc đua tổng lực về khoa học công nghệ”.

Người làm chủ tốt nhất về khoa học công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là người thắng theo ông Lý Khai Phục. Ông Lý Khai Phục đã  đưa ra các đặc trưng của Chiến tranh lạnh “kiểu cũ” 1.0 (từ năm 1945-1990), sự đối đầu  Xô – Mỹ có một số đặc điểm đáng chú ý sau: Một là, sự cạnh tranh quyết liệt về ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; Hai là, chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô cũ xoay quanh việc giành ưu thế bộ ba vũ khí chiến lược: tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, máy bay ném bom hạt nhân chiến lược và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm; Ba là, sự ngăn cách gần như tuyệt đối giữa phương Đông và phương Tây bởi “bức màn sắt” (iron curtain). Trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh 1.0, có rất ít các hoạt động tương tác giữa hai bên như: viếng thăm cấp cao; quan hệ chính trị – ngoại giao; quan hệ kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục hoặc giao lưu nhân dân giữa người dân thuộc hai khối đối lập. Ông Lý Khai Phục đã  đưa ra các đặc trưng của Chiến tranh lạnh “kiểu mới” 2.0 với một số luận điểm đáng chú ý: 1) Trong khoảng thời gian 10 năm từ 2020-2030, lĩnh vực AI dự kiến sẽ tạo ra 16.000 tỷ USD giá trị, 70% trong số đó sẽ “rơi vào túi” nhóm G7 hàng đầu trong lĩnh vực AI, bao gồm 4 công ty của Mỹ (cụ thể là Microsoft, Facebook, Apple và Google Alphabet) và 3 công ty Trung Quốc là Baidu, Alibaba và Tencent (BAT). 2)  AI, chứ không phải sức mạnh cứng về quân sự, là yếu tố quyết định sự vượt trội và “ai thắng ai” trong cuộc Chiến tranh lạnh mới 2.0 giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như việc quyết định ai sẽ làm chủ cuộc chơi trong việc xác lập trật tự thế giới mới. 3) Mặc dù Mỹ đi đầu so với Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu AI, nhưng Trung Quốc hiện lại đi trước và vượt trội so với Mỹ trong việc triển khai và áp dụng thành tựu nghiên cứu AI và khoa học công nghệ. 4) Mỹ có thể gây khó khăn, cản trở hoặc trì hoãn tiến bộ công nghệ của Trung Quốc, nhưng không có cách nào ngăn cản Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng AI.  Tôi thì không cho rằng kết quả thắng lợi trí tuệ nhân tạo AI và làm chủ không gian thắng lợi chiến tranh tổng lực là đủ giành thắng lợi chung cuộc mà cần nhìn toàn diện hơn.

‘Trung Quốc với giấc mộng châu Á’ ‘Liên Nga, bạn Ấn, mở rộng ảnh hưởng Á Âu Phi’ ‘một vành đai một con đường’ là một đấu pháp thế lớn cờ vây rất  hiệu quả,
Ông Trump không thể thắng thương chiến với Trung Quốc (VNN 13 6 19) Xu thế dự đoán có thể tiên lượng rằng Trung Quốc sớm muộn sẽ thắng nhưng “Việt Nam tự củng cố trầm tĩnh theo dõi, có lý có lợi đúng lúc, xử lý tốt những vấn đề thực tiễn, hướng tới tương lai” thì vẫn tốt hơn. Luật sư Nguyễn Tiến Lập trong bài Mỹ – Trung: đối đầu quốc gia hay xung đột về hệ giá trị? đã đánh giá rất chí  lý. “Bởi vì tiền và người,là hai thứ quan trọng nhất mà Trung Quốc lại có tiềm lực mạnh mẽ cho cả hai. Chính phủ Trung Quốc có thể dùng tiền để tạo lập các cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu  phát triển và sử dụng nhiều tiền để mua nhân lực nghiên cứu tinh hoa nhất, không chỉ ở Mỹ mà còn từ khắp nơi trên thế giới. Nước Mỹ có thể ban hành luật cấm xuất khẩu công nghệ nhưng làm sao cấm được sự dịch chuyển chất xám từ Mỹ qua Trung Quốc một khi nó gắn với quyền tự do di chú của cá nhân? Hơn nữa, Mỹ không thể mang điểm yếu của mình ra để “chọi” với điểm mạnh của đối thủ bởi Chính phủ Mỹ không thể huy động ngân sách để trả lương và hậu đãi các nhà khoa học, trong khi ở Trung Quốc điều đó là có thể và họ đã từng làm“.

TRUNG MỸ CUỘC ĐỐI ĐẦU LỊCH SỬ TÙY THUỘC CON NGỪỜI

Tương quan ‘thiên thời địa lợi nhân hòa’  lịch sử  địa chính trị, khoa học công nghệ, kinh tế xã hội, văn hóa giáo dục đang ngày càng lộ rõ.

Hoàng Kim 

Thông tin mới liên quan:
Quan hệ Trung – Mỹ: Bóng ma Chiến tranh lạnh 2.0††† (TVN 20 6 19)
Nga – Trung liên minh, Donald Trump hé lộ vũ khí tiềm ẩn (VNN 21 6 19)
Hai ông Tập-Kim bắt tay đối mặt ‘những thay đổi quốc tế nghiêm trọng’ (VNN 21 6 19)
Nga cấp tập chuẩn bị cho ‘ngày tàn’ của đô la Mỹ (VNN 21 6 19)
Căng thẳng Mỹ-Iran leo thang, Ấn Độ điều hàng loạt tàu chiến đến Vùng Vịnh (VNN 21 6 19)
Mỹ bị vào top 5 nước ‘có ảnh hưởng xấu’ đến thế giới (VNN 21 6 19)
Các nguy cơ của cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung toàn diện (VNN 17 6 19)
Học viện Khổng Tử trong chiến lược mở rộng biên giới mềm của Trung Quốc (Tia Sáng 17 6 19)
Trung Quốc và tham vọng đưa điện hạt nhân ra Biển Đông (Tia Sáng 15 6 19)
‘Quân bài’ ông Trump cần dụng nếu muốn thắng thương chiến với TQ (VNN 14 6 19)
Vành đai – con đường: Sự trỗi dậy của quá khứ (Tia Sáng 13 6 19)
Sáng kiến Vành đai và con đường: Trung Quốc đang vẽ lại bản đồ khoa học thế giới (Tia Sáng 13 6 19)
Ông Trump không thể thắng thương chiến với Trung Quốc (VNN 13 6 19)
Hợp tác KH&CN, GD Việt Nam – Nga: Con đường còn ở phía trước (Tia Sáng 12 6 19)
Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?(NCQT12619)
Vietnam Foreign Policy in the UN Security Council Spotlight (thediplomat.com 12 6 19)
Chúng ta hiểu gì về Trung Quốc? (Tia Sáng 7 6 19)
Lý do khiến Nga-Trung bắt tay chống sức ép từ Mỹ (VNN 6 6 19)
Đây mới là ‘vũ khí’ lợi hại nhất của TQ trong thương chiến với Mỹ (VNN 5 6 19)
Mỹ – Trung đối đầu, châu Á loay hoay đứng giữa (VNN 5 6 19)
Lý do nhiều nước châu Á không quan tâm tới lệnh cấm Huawei từ Mỹ (VNN 5 6 19)
Toàn cảnh thương chiến khốc liệt Mỹ – Trung (VNN 4 6 19)
Huawei mua công nghệ Nga trước sức ép nghẹt thở của Mỹ (VNN 4 6 19)
Sách trắng thương mại Trung Quốc ‘đánh’ Mỹ nặng tay††† (VNN 4 6 19)
Trung Quốc cảnh báo học sinh sang Mỹ du học (VNN 4 6 19)
Khoa học Trung Quốc chiếm ưu thế (Tia Sáng 4 10 18)

 

 

THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN CUỘC ĐỜI
Hoàng Kim

Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học, cũng là để nhớ về bạn hữu thân thiết, Gia đình Nông nghiệp, xem

Số lần xem trang : 18925
Nhập ngày : 24-06-2019
Điều chỉnh lần cuối : 24-06-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 10(09-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 10(08-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 10(07-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 10(06-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 10(06-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 10(04-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 10(03-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 10(02-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 10(01-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 9(30-09-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007