Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1175
Toàn hệ thống 3950
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là viet-nam-con-duong-xanh.jpg

CNM365. Chào ngày mới 5 tháng 7. Việt Nam con đường xanh. Có một ngày như thế; Ngày 5 tháng 7 năm 1943, Chiến tranh thế giới thứ hai: Các lực lượng Đức bắt đầu tiến hành tổng công kích Liên Xô trong trận Vòng cung Kursk. Đây là trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Kết quả thắng lợi quyết định của Hồng quân Liên Xô. Ngày 5 tháng 7 năm 182, ngày sinh Tôn Quyền, vị Hoàng đế đầu tiên của nước Đông Ngô thời Tam Quốc (mất năm 252). Ngày 5 tháng 7 năm 2009, ngày mất Nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há (sinh năm 1911); Bài chọn lọc ngày 5 tháng 7: Việt Nam con đường xanh. Có một ngày như thế . Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim
https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-7/

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là viet-nam-con-duong-xanh-1.jpg

VIỆT NAM CON ĐƯỜNG XANH
Hoàng Kim

Bạn Alon Tran hỏi: Thầy có lời khuyên gì cho thế hệ trẻ nông nghiêp, cả về tài và đức, để đóng góp được gì đó cho quê hương không Thầy? Tôi trả lời: Tôi thích triết lý giáo dục “Việt Nam con đường xanh” là xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, an sinh xã hội, cân bằng hài hòa, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao sinh kế, thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân lao động, đặc biệt là nông dân.

“Nông sản Việt Nam” và  “Nông thôn ngày nay” là hai chủ đề nóng mà anh Nam Sinh Đoàn xới lên gần đây cùng với câu chuyện “Con đường lúa gạo Việt Nam” có rất nhiều gương sáng đời thường ám ảnh như Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi; Chuyện đời giáo sư Lê Văn Tố, Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng, Lê Hùng Lân gạo ngon Hoa Tiên, Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh;  Nguyễn Thị Trâm người Thầy lúa lai Tôi .lắng đọng nhiều điều nhưng chưa kịp sắp xếp lại.

Việt Nam con đường xanh là lắng nghe cuộc sống, góp nhặt cát đá; bảo tồn và phát triển một triết lý Việt Nam vươn ra làm bạn hội nhập thế giới bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc

LỜI YÊU THƯƠNG MINH TRIẾT

Giáo sư Norman Borlaug có lời dặn thật thấm thía trích trong Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm tiếng để đời”

Tiến sĩ  Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh,  Phó Viện Trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long nói tại Lớp học trên đồng những lời sâu sắc: “Hãy cúi xuống học trên đồng, cúi xuống học trong phòng thí nghiệm, cúi xuống học thầy, học bạn và lắng nghe tiếng nói người dân”. Chúng ta hãy cùng tiếp bước trên Con đường lúa gạo Việt Nam  theo những tấm gương sáng  Lương Định Của, Tôn Thất Trình, Bùi Huy Đáp, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Vũ Tuyên Hoàng, Mai Văn Quyền, Trần Văn Đạt, Bùi Bá Bổng, Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Trâm, Lê Văn Bảnh, Trần Thị Cúc Hòa, Nguyễn Thị Lang,  … để tạo chọn được những giống lúa gạo, cây lương thực ngon hơn, tốt hơn cho người dân; nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, các giải pháp khoa học công nghệ để người dân lao động bớt nhọc nhằn hơn, giảm rũi ro và tổn thất sau thu hoạch.

Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta còn DẠY VÀ HỌC. Gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.

conduongluagaovietnam

CON ĐƯỜNG LÚA GẠO VIỆT NAM

Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long,  tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Hai bộ sách: Nguyễn Văn Luật (chủ biên), xuất bản lần đầu năm 2001, 2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, và Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này.

Con đường lúa gạo Việt Nam” là chùm bài lược thuật về các dâng hiến lặng lẽ của một số nhà nông học,  nhà giáo và nông dân giỏi nghề nông. Họ gắn bó cuộc đời với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, và những sinh viên, học viên nghề nông để làm ra những hạt gạo ngon hơn, tốt hơn cho bát cơm của người dân. Tập tài liệu nhỏ này mục đích nhằm kể lại những mẫu chuyện đời thường nghề nông cho các em sinh viên đọc thêm ngoài giờ học chính.

Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong  cuộc chiến chống nghèo đói, đã có dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.

Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.

Nam Bộ Việt Nam, quê hương của nhà bác học nông dân Lương Định Của, là nơi con đường lúa gạo Việt Nam khởi phát và tỏa rộng, là nơi mở đầu cho chùm bài viết này. Về miền TâySao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không?” (thơ Hoàng Kim).

Hồ Quang Cua gạo thơm Sóc Trăng‘ thao thức một giấc mơ Gạo Việt.

Minhtrietsongthungdungphuchau4

GIẤC MƠ CON ĐƯỜNG XANH
Làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sống, sinh kế và thu nhập cho nông dân Việt Nam? Việt Nam con đường xanh là  xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, an sinh xã hội, cân bằng hài hòa, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao sinh kế, thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân lao động, đặc biệt là nông dân.

Đường sống” kiệt tác của Lev Tonstoi là một cẩm nang văn hóa giáo dục nên đọc lại và suy ngẫm thật thấm thía . Nó là rất cần cho ai muốn hiểu sâu hơn về lý tưởng trau dồi đức tài phụng sự xã hội.

Đường sống” là tác phẩm văn thư nghị luận chọn lọc của Lev Tolstoi do Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành năm 2010.  Nhà văn Nguyên Ngọc nói về Tolstoi và tác phẩm Đường sống: “Đây là  cuốn sách khổng lồ  theo nhiều nghĩa, dày đến 1.180 trang, là một cuốn sách mà ai cũng nên đọc và trí thức bắt buộc phải đọc”. “Càng đọc càng thấy ông quá lớn so với những gì ta đã biết”. Ông nói: “Chúng ta ai cũng biết đến và khâm phục Lev Tolstoi với tư cách một văn hào vĩ đại, nhưng ít ai biết ông còn là một nhà tư tưởng vĩ đại không kém, thậm chí hơn thế. Không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới mà ngay ở Nga, đã một thời gian dài người ta cố tình đề cao hết mức nhà văn Tolstoi để hạ thấp hoặc chính xác là lờ đi một Tolstoi, nhà tư tưởng” (tôi HK gạch dưới).

Những dấu ấn tư tưởng nổi bật nhất của Tolstoi trong những tiểu luận và thư từ này là sự gắn kết những tinh hoa của trí thức Nga với những tinh túy của nhân dân lao động Nga – nhất là nông dân. Tolstoi yêu người nông dân Nga và nhận rõ những giá trị của họ, nhưng không thần thánh hóa nông dân, coi đó là những giá trị tuyệt đối và phủ nhận trí thức – thành phần xuất thân của chính mình – như các nhà cách mạng dân túy cùng thời và sau này.” Nhà văn Nguyên Ngọc viết tiếp.

“Yêu lao động, hay là thắng lợi của nhà nông” (trang 319- 331, kiệt tác Đường sống của Lev Tonstoi). Hãy đổ mồ hôi trán để có được miếng ăn, cho đến khi ngươi trở về với đất, bởi từ đất ngươi đã được lấy ra. Sáng thế III, 19. …”Nếu nó vẫn cứ dùng đến mưu mẹo và bạo lực , thì bởi vì nó yêu thích mưu mẹo và bạo lực , chứ không phải vì chúng cần thiết như hiện nay.  Đối với những kẻ yếu sức, những người vì lý do nào đó  không thể làm ra được cái ăn cho mình, hoặc vì lí do nào đó miếng ăn đã mất đi , thì sẽ không còn cần thiết bán mình , bán lao động và nhiều khi bán cả linh hồn của mình để có được cái ăn.

Sẽ không còn cái ước nguyện của mọi người, như hiện giờ, bằng mọi cách giải phóng mình khỏi lao động cơm áo và trút nó sang những người khác đè chết những kẻ yếu bằng lao động và giải phóng những kẻ mạnh khỏi mọi lao động. Sẽ không còn định hướng của tư duy con người như hiện nay, khi mà mọi nổ lực trí tuệ của con người đều được hướng vào không phải việc làm dễ lao động của những người lao động , mà làm dễ và tô điểm cho sự vô công rồi nghề của những kẻ vô công rồi nghề .

Việc mọi người đều tham gia lao động cơm áo và thừa nhận nó là đi đầu trong mọi công việc của loài người sẽ làm được điều giống như một người sẽ làm với cái xe kéo bị lật ngược bị một lũ ngốc hùng hục kéo đẩy, khi anh ta sẽ lật cỗ xe lại và đặt nó lên trên bánh của nó vừa không làm hỏng cỗ xe, vừa làm cho nó đi nhẹ nhàng.” …(trích) “Bạn hãy hạ mình xuống tận hạ tầng (rời khỏi chỗ bạn tưởng là hạ tầng, nhưng đó lại là thượng tầng) hãy đứng bên cạnh những người cho những người đói ăn, cho những người rét mặc; đừng sơ một cái gì: sẽ không có cái gì xấu hơn đâu, mà sẽ chỉ tốt hơn về mọi phương diện.

Hãy đứng vào hàng , bằng hai bàn tay yếu ớt của mình hãy bắt đầu cái công việc đầu tiên là mang lại cơm ăn áo mặc cho những người đói rét- hãy thực hành trực tiếp cái lao động cơm áo , thực hành trực tiếp đấu tranh với thiên nhiên, và lần đầu tiên bạn sẽ thấy đất vững chắc dưới chân mình, cảm thấy ở nhà mình, cảm thấy được tự do, bảo đảm, không cần đi đâu hết, và bạn sẽ được trãi nghiệm những niềm vui thuần khiết, không bị đầu độc, mà bạn sẽ không tìm được ở nơi nào khác, không sau cánh của nào, không sau tấm rèm nào” … (Lev Tonstoi).

Hạnh phúc được sống Chương XXXI (trích trong Đường sống). “Chúng ta hay coi thường hạnh phúc của cuộc sống này, tưởng là ở nơi nào đó, vào lúc nào đó sẽ có được một hạnh phúc lớn hơn. Nhưng cái hạnh phúc lớn hơn như thế không thể có ở đâu và lúc nào, bởi lẽ chúng ta trong cõi người của ta đã được ban tặng một hạnh phúc vĩ đại đến thế – sự sống, mà không có và không thể có cái gì cao hơn nó“. (Lev Tonstoi). Con người bất hạnh bởi vì nó không biết là nó hạnh phúc (Dostoievsky). Nếu thiên đường không ở trong ngươi thì ngươi không bao giờ vào được thiên đường (Angelus Silesius).

Người hiền tìm kiếm tất cả trong mình, kẻ ngu tìm kiếm tất cả ở người khác (Khổng Tử). Làm điều thiện đó là một việc duy nhất mà có thể nói rằng nó chắc chắn có lợi cho ta (Lev Tonstoi). Con người cầu mong những người khác hoặc Thượng Đế cứu giúp nó; nhưng không ai có thể cứu giúp nó, ngoài chính nó, bởi vì chỉ có cuộc sống thiện lương của nó mới có thể cứu giúp nó. Mà cái đó thì chỉ nó mới làm được. (Lev Tonstoi)

Minh triết Hồ Chí Minh là trau dồi đức tài để đóng góp được gì đó cho quê hương.  Nhớ Đào Duy Từ xưa mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như vua Trần Thái Tông (1218-1277), vị vua sáng khởi nghiệp nhà Trần “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Đào Duy Từ di sản để lại không chỉ là trước tác mà là triều đại. Ông là nhà thực tiễn sáng suốt có tầm nhìn sâu rộng lạ thường, rất chú trọng gắn thực tiễn với lý luận. Đào Duy Từ chỉ trong 9 năm ngắn ngủi (1625-1634) đã kịp làm nên kỳ tích phi thường: Giữ vững cơ nghiệp của chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống cự thành công với họ Trịnh ở phía Bắc; Mở đất phương Nam làm cho Nam Việt thời ấy trở nên phồn thịnh. Đặt nền móng vững chắc cho triều Nguyễn, sửa sang chính trị, quan chế, thi cử, võ bị, thuế khóa, nội trị, ngoại giao. Sau khi ông mất (1634) triều Nguyễn còn truyền được 8 đời (131 năm), cho đến năm 1735.

ĐBSCL là vựa lúa cả nước. Năm 2014, sản lượng lúa ĐBSCL vượt ngưỡng 25 triệu tấn, tăng gần 3,5 triệu tấn so với năm 2010. Thế nhưng đầu ra nông sản rất bấp bênh; sản xuất manh mún, hạt gạo vẫn chưa có thương hiệu… Nhiều vấn đề cấp bách đang đặt ra Đầu tư lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn vẫn chưa xứng tầm nên khoảng cách chênh lệch đời sống thành thị và nông thôn quá lớn. Đó là điểm yếu đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, dân trí. Đời sống nông dân càng khó khăn do đất trồng lúa ngày càng manh mún! TS Lê Văn Bảnh, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, trong bài “Gấp rút xóa bỏ tình trạng sản xuất manh mún, lạc hậu” đã đánh giá vậy và tôi thật đồng tình . Điều này liên quan rất nhiều đến tầm nhìn, định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng ngành hàng lúa gạo. Vì sao giáo sư Viên Long Bình và các đồng sự chuyên gia chọn tạo phát triển giống lúa gạo Trung Quốc lại có thể làm được việc đột phá lừng lẫy trong nghề lúa thời gian qua?  Vì đó chính là vấn đề an sinh xã hội và an ninh lương thực ám ảnh chiến lược kinh tế Trung Quốc. Thế nhưng, tầm nhìn về nâng cao chất lượng cuộc sống, sinh kế và thu nhập của đông đảo người dân, nâng cao chất lượng môi trường sống, kiến tạo đường sống hòa bình cho nhân loại và tổ quốc mình lại đòi hỏi một minh triết.

“Sự vinh quang của người có học là được bà con bóc lột. Nếu không, thì học thức sẽ vô bổ, chẳng cần tích lũy kiến thức hay đào sâu suy nghĩ để tiêu hóa chúng làm gì. Tiếp theo là tìm mọi phương cách để đưa cái học đến được với thực tế cuộc sống” . “Sự hủy hoại nông thôn bắt đầu như thế, từ chuyển dịch sức lao động. Tiếc thay, chẳng một chút vốn công nghệ nào được người Việt làm chủ. Điều ấy, cho thấy Bộ Công Thương chỉ có khả năng “săp xếp bộ máy” cho con ta thăng quan, con sếp tiến chức, chứ không thể sản xuất nổi con vít. Toàn thể “công nhân” chỉ bán sức lao động rẻ và bị ức hiếp, bóc lột vô chừng dưới tay chủ nước ngoài. Hy sinh nghề nông rồi đất nước được gì hơn ? Gần đây, một Gíao sư Nhật được mời tư vấn, đã tỏ bày đề nghị cho kế hoạch kinh tế đến năm 2035 của Việt Nam, cũng chỉ là phát triển nông nghiệp hiện đại. Một nền nông nghiệp sinh thái, bảo vệ được môi sinh là không xa lạ với nhà nông chúng ta, nhưng để làm được việc dễ nhất – thực phẩm ngon lành, giá cả phải chăng – thì cũng phải dọn dẹp đi trong bộ máy này, đất nước này những thứ rác bẩn đã kể trước”.“Phụng sự xã hội” là bài viết của anh Đoàn Nam Sinh quá đắng và thật khác so với ý của Phó Thủ tướng: Thu nhập bình quân hộ nông dân đã đạt 97 triệu đồng đăng trên báo Dân Trí ngày 25/8/2016 và gợi lại ý kiến của ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Hiện là lúc kinh tế Việt Nam đang cho thấy có những chuyển dịch các nguồn lực “

Số lần xem trang : 20205
Nhập ngày : 05-07-2019
Điều chỉnh lần cuối : 05-07-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 8(06-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 8(05-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 8(03-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 8(02-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 31 tháng 7(31-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 7(31-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 7(30-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 7(30-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 7(26-07-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 7(26-07-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007