Số lần xem
Đang xem 3063 Toàn hệ thống 6762 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Việt Nam con đường xanh “Nông sản Việt Nam” và “Nông thôn ngày nay” đang chuyển biến. Nông nghiệp nông dân nông thôn chưa đầu tư xứng tầm trong hơn 40 năm qua nay đang chuyển đổi . ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu. Hột lúa và con cá miếng ăn hàng ngày của người dân còn vất vả lắm nhưng nhất định phải chuyển dịch tầm nhìn và đầu tư đúng hướng để sức dân đồng lòng cho nước Việt vươn tới.. DẠY VÀ HỌC không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
“Sự vinh quang của người có học là được bà con bóc lột. Nếu không, thì học thức sẽ vô bổ, chẳng cần tích lũy kiến thức hay đào sâu suy nghĩ để tiêu hóa chúng làm gì. Tiếp theo là tìm mọi phương cách để đưa cái học đến được với thực tế cuộc sống” . “Sự hủy hoại nông thôn bắt đầu như thế, từ chuyển dịch sức lao động. Tiếc thay, chẳng một chút vốn công nghệ nào được người Việt làm chủ. Điều ấy, cho thấy Bộ Công Thương chỉ có khả năng “săp xếp bộ máy” cho con ta thăng quan, con sếp tiến chức, chứ không thể sản xuất nổi con vít. Toàn thể “công nhân” chỉ bán sức lao động rẻ và bị ức hiếp, bóc lột vô chừng dưới tay chủ nước ngoài. Hy sinh nghề nông rồi đất nước được gì hơn ? Gần đây, một Gíao sư Nhật được mời tư vấn, đã tỏ bày đề nghị cho kế hoạch kinh tế đến năm 2035 của Việt Nam, cũng chỉ là phát triển nông nghiệp hiện đại. Một nền nông nghiệp sinh thái, bảo vệ được môi sinh là không xa lạ với nhà nông chúng ta, nhưng để làm được việc dễ nhất – thực phẩm ngon lành, giá cả phải chăng – thì cũng phải dọn dẹp đi trong bộ máy này, đất nước này những thứ rác bẩn đã kể trước”.“Phụng sự xã hội” là bài viết của anh Đoàn Nam Sinh quá đắng và thật khác so với ý của Phó Thủ tướng: Thu nhập bình quân hộ nông dân đã đạt 97 triệu đồng đăng trên báo Dân Trí ngày 25/8/2016 và gợi lại ý kiến của ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: Hiện là lúc kinh tế Việt Nam đang cho thấy có những chuyển dịch các nguồn lực “Không qua 2 vấn đề khó khăn, Việt Nam sẽ thành nền kinh tế thất bại“. Trang VietNamNet ngày 29/8/2016 với tiêu đề Tầm nhìn quá xa, mục tiêu quá nhiều: Việt Nam thua cả châu Phi
Việt Nam để trở thành nước công nghiệp vào 2020 hầu hết các mục tiêu được thừa nhận rất khó đạt được. Chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam được xem là quá nhiều ưu tiên không có trọng điểm. Ông Dương Đình Giám, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Viên trưởng Viện chính sách công nghiệp, Bộ Công thương đề xuất Việt Nam nên trở thành nước cung cấp các sản phẩm nông sản và nông sản chế biến chất lượng cao với một số thương hiệu mạnh tầm khu vực và thế giới. Đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan tới nông nghiệp với ưu tiên cơ khí nông nghiệp, cơ khí hóa chất, cơ khí vận tải… Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright lưu ý nên tham vấn khu vực tư nhân vì doanh nghiệp nhà nước hiện chỉ đóng góp 30% vào GDP.
Nông sản Việt Nam và các sản phẩm chế biến nông sản chất lượng cao có thương hiệu mạnh tầm khu vực và thế giới làm gì, ở đâu và khi nào để nông dân thực sự được hưởng lợi đổi đời? Tôi nói với anh Đoàn Nam Sinh: “Tui Hoàng Kim (đại học Nông Lâm) đang lắng nghe anh, nhưng thưa anh Đoàn Nam Sinh, thuốc anh đắng quá !”.
Đầu tư của nước ta đối với lĩnh vực nông nghiệp nông dân nông thôn chưa xứng tầm nên khoảng cách chênh lệch đời sống thành thị và nông thôn quá lớn. Tôi có một giấc mơ Hoa Lúa Hoa Đất. Công việc này trao lại cho em ! Thực tiễn là thước đo chân lý. Giá trị cuộc sống CHÍ THIỆN. Mục đích sau cùng của DẠY và HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc. Hãy là chính mình !
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẽo thơm một hột đắng cay muôn phần” (Ca dao Việt)
LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoa lúa Bùn ngấu Cây lúa Hạt gạo Bát cơm
Hoàng Long vàHoàng Kim
tản văn và ảnh.
Tôi là người thầy khoa học xanh chiến sĩ thuôc thế hệ những người lính sinh viên mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay phối họp với Hoàng Long là thành viên Lúa siêu xanh ở Việt Nam tạm đưa lên một hình LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM Hoa lúa bùn ngấu Cây lúa Hạt gạo Bát cơm trong chuỗi hình ảnh: Chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam: siêu xanh, năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, chịu mặn hạn, ít sâu bệnh, vật liệu khởi đầu để trả lời cho một mục “Nấu cơm” trong chùm bài viết “Con đường lúa gạo Việt Nam”.
Anh Nam Sinh Đoàn mục “Nấu cơm” đã viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới,…Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột.(Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt- thu hoạch- tồn trữ- xay xát- lựa lọc- bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu,… Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay“.
Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn ngấu, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn ngấu.
“Nấu cơm” của anh Nam Sinh Đoàn viết rất ngắn nhưng góc nhìn sâu sắc. Chúng ta rất cần thấu hiểu vòng tròn nhân quả: ‘hột lúa – cây lúa – hạt gạo- bát cơm’, nắm vững hai khâu then chốt ‘hoa lúa – bùn ngấu’ của chuỗi thức ăn quan trọng nhất đời người, học và hành kỹ từng khâu và khâu nào cũng phải chắc tay.
Đường sống là con đường xanh hòa bình, con đường văn minh nhân loại. Việt Nam đưa công nghệ văn minh lúa nước vào môi trường xanh hòa bình góp công đức cùng tri tuệ nhân loại lan tỏa con đường lúa gạo Việt Nam (lúa và cây trồng vật nuôi, công nghệ lúa cá thực phẩm khác đi theo cây lúa), khơi dậy sức dân, động lực cách mạng đông đảo của người dân nông thôn. Chừng nào người dân nông thôn chưa thay đổi được số phận của mình thì chừng đó bài toán kinh tế chưa khai mở được tiềm lực nông nghiêp nông dân nông thôn.