Số lần xem
Đang xem 1245 Toàn hệ thống 2019 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365. Chào ngày mới 19 tháng 7. Hải Phòng thành phố biển Việt Nam. Từ trái sang phải theo chiều kim đồng hồ: Tượng nữ tướng Lê Chân – Nhà hát Thành phố – Đảo Cát Bà – Cảng Hải Phòng – Hoa phượng đỏ – Central Park Hải Phòng. Ngày 18 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Marie François Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội và Hải Phòng (hình) tại Liên bang Đông Dương.Ngày 19 tháng 7 năm 1900, Tuyến đầu tiên của hệ thống tàu điện ngầm Métro Paris bắt đầu hoạt động, kết nối nhiều địa điểm diễn ra triển lãm thế giới. Ngày 19 tháng 7 năm 1947, ngày mất bà Cả Mọc Hoàng Thị Uyên, nữ doanh nhân, nhà từ thiện và là người thành lập nhà nuôi dưỡng trẻ miễn phí đầu tiên tại Hà Nội, trước năm 1945.; Bài chọn lọc ngày 19 tháng 7 Cô Nguyễn Thị Trâm người Thầy lúa lai; Cà phê Việt Phú Thiện; Bí mật Cao Biền trong sử Việt; Bài thơ không quên; Tìm lại chính mình giấc mơ hạnh phúc . Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-7/;
CÔ NGUYỄN THỊ TRÂM NGƯỜI THẦY LÚA LAI
Hoàng Kim Cô Trâm vẫn trên đường xa với những cống hiến không mệt mỏi cho hạt ngọc Việt cây lúa Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở thị xã Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, người con của mảnh đất này đã dùng sự kiên trì đáng khâm phục của mình để góp phần mang lại những thành công lớn trong giảng dạy đào tạo nguồn lực di truyền chọn giống và nghiên cứu khoa học chọn giống lúa lai Việt Nam. PGS. TS Nguyễn Thị Trâm là một trong những chuyên gia nông nghiệp Việt Nam hàng đầu về lĩnh vực này. Cô nguyên là giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông nghiệp Việt Nam), nguyên Phó Viện trường Viện Sinh học Nông nghiệp, đã nghỉ hưu năm 2004 nhưng đến nay vẫn tỏa sáng. Thông tin điểm trình diễn giống lúa lai hai dòng thơm TH6-6 tại Hòa Bình mới đây là bí quyết thành công của cô: đó là đầu tư thời gian, và không bao giờ bỏ cuộc.
Cô Nguyễn Thị Trâm trên FB (Tram Nguyen) thông tin kết quả trình diễn mới đây nhất (28-5.2018) giống lúa thơm cốm TH6-6 thật kiệm lời nhưng đầy ắp thông tin: “Cảm ơn tất cả. Vì hạt lúa bao đêm thao thức, tôi đi theo trọn đời. Ôi những hạt lúa vàng. Muôn ngàn thế hệ”.
CÔ TRÂM NGƯỜI THẦY LÚA LAI
PGS.TS Nguyễn Thị Trâm là nhà giáo, nhà nông học chọn tạo giống lúa lai nổi tiếng của Việt Nam với thành tựu nổi bật là đã nghiên cứu tạo chọn và phát triển giống lúa lai hai dòng TH3-3 cùng với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lúa lai được công nhận năm 2005, được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận. Sau TH3-3 là TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm. Những giống lúa mới này có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng, tạo nên bước đột phá mới cho công nghệ sản xuất lúa lai ở Việt Nam. Sự kết nối sản xuất giống lúa lai từ Viện Trường tới các Công ty Giống Cây trồng Nông nghiệp địa phương đã mở ra những vùng sản xuất hạt giống lúa lai rộng lớn, từ miền núi phía Bắc đến đồng bằng, miền Trung và Tây Nguyên, tạo công việc làm và thu nhập tốt hơn cho hàng vạn lao động nông nghiệp. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm đã nói những lời tâm huyết: “Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt… Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học …”.
Bài phát biểu của cô Nguyễn Thị Trâm tại Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII đối với chúng tôi thật xúc động và ám ảnh:
BÀI PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI THI ĐUA YÊU NƯỚC LẦN THỨ VIII
PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm, ĐHNN Hà Nội
“Kính thưa: Quí vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
Kính thưa Đoàn chủ tịch Đại hội và Quí vị Đại biểu Đại hội
Được sự đồng ý của Ban tổ chức tôi xin phép trình bầy trước Đại hội đôi điều về những chặng đường làm giảng dậy và nghiên cứu khoa học của tôi.
Gia đình tôi quê ở Hà Nam, vùng đồng chiêm nghèo nên cha mẹ “tha phương cầu thực” đến Thị xã Thái Nguyên kiếm sống. Khi 3 tuổi, cha tôi đi kháng chiến, tôi theo mẹ chạy giặc vào vùng núi Võ Nhai, hòa bình lập lại mới được đến trường, vào Đại học ở tuổi 20, được xếp học ngành Cây lương thực, khoa Trồng trọt, tôi nghĩ đây là ngành phù hợp với mình nên cố gắng học hành với mong ước góp phần làm cho người dân có bữa cơm no. Khi đó, dân ta còn đói lắm, cơm độn ngô khoai sắn mà vẫn đứt bữa thường xuyên, trong khi tỷ lệ dân làm nghề nông chiếm tới 90%. Tình yêu nghề nông của tôi bắt đầu từ những bài thực tập chọn giống, lai ngô, lai lúa, ghép cây… Ra trường, được làm việc tại Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm nên tôi có cơ hội thực hiện khát vọng của mình. Tập sự xong, làm nghiên cứu tại bộ môn “Chọn tạo giống lúa” dưới sự hướng dẫn của thầy Lương Định Của, nhà Di truyền – chọn giống nổi tiếng từ Nhật trở về, Thầy đã truyền đạt cho tôi kiến thức khoa học cơ bản, phương pháp thực hành xác thực giúp biến kết quả nghiên cứu thành sản phẩm phục vụ xã hội. Tấm gương làm nghiên cứu khoa học mẫu mực đầy sáng tạo của Thầy và các nhà khoa học Nông nghiệp thế hệ trước luôn thôi thúc tôi làm việc tận tụy vì nông dân.
Năm 1980, đi học nghiên cứu sinh tại Liên xô, tôi chọn đề tài nghiên cứu giống lúa để có cơ hội học lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho chuyên môn sau này. Tốt nghiệp xong, tôi trở lại Trường Đại học Nông nghiệp làm giảng viên khi tuổi đã 40, tự rèn luyện ngay từ ngày đầu lên lớp, tích lũy kiến thức thông qua tài liệu trong, ngoài nước, cập nhật thông tin từ thực tế sản xuất, tìm phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu để sinh viên hiểu bài. Sau giờ giảng, sinh viên tiếp thu được kiến thức, phương pháp mới, lôi cuốn họ say mê học bài đọc tài liệu, viết tiểu luận, nghiên cứu khoa học…Tôi luôn tìm những nội dung hay nhất mới nhất của môn học để truyền đạt, phân tích mở rộng giúp cho người học suy nghĩ tìm tòi cái mới. Trên lớp tôi dùng hình ảnh để diễn giải lý thuyết, dùng thí nghiệm cụ thể để minh họa và thực hành. Nhờ vậy, ngay từ năm đầu vào nghề giảng dậy tôi đã lôi cuốn nhiều học sinh tham gia nghiên cứu khoa học,và đã hướng dẫn họ rất tận tụy để họ có cơ hội sáng tạo từ khi còn rất trẻ.
Cuộc sống thời niên thiếu của tôi gắn liền với núi rừng, cây cối đã nuôi dưỡng trong tôi tình yêu thiên nhiên, ham muốn cải tạo sinh vật phục vụ con nguoi. Ngoài giờ giảng trên lớp, tôi đạp xe xuống nông thôn, giúp đội giống ở các HTX chọn lọc, bình tuyển giống, rút dòng, nhân hạt giống tốt cung cấp cho nông dân. Dẫn sinh viên xuống nông thôn làm đề tài, nêu câu hỏi, yêu cầu các em phân tích đánh giá, tìm giải pháp nâng cao năng suất.
Những năm 1990, tiến bộ kỹ thuật về lúa lai tràn vào nước ta, nhu cầu hạt giống lúa lai gia tăng ở mọi miền đất nước, hạt giống lai từ nước ngoài tràn vào thị trường ồ ạt tạo sức ép cho ngành giống cây trồng của Việt Nam. Năm 1993, được Bộ Nông nghiệp cho tham dự lớp huấn luyện kỹ thuật lúa lai tại Trung Quốc, quan sát thực tế tại Trung tâm, trao đổi trực tiếp với các nhà chọn giống giầu kinh nghiệm đã gợi mở trong tôi những ý tưởng mới vể chọn tạo giống lúa. Sau đợt học, tôi thu được nhiều kiến thức, tài liệu, phương pháp để bước vào hướng nghiên cứu mới: Tìm kiếm, xác định, chọn tạo cải tiến các vật liệu di truyền để tạo dòng bố mẹ và tạo giống lúa lai. Lúc này niềm đam mê chọn giống cuốn hút mọi thời gian và suy nghĩ của tôi. Tôi tự hỏi: Không có lẽ người Việt Nam lại không thể tạo được giống lúa lai cho chính mình ? Mặc dù chưa biết lấy phương tiện và kinh phí nghiên cứu từ đâu nhưng tôi nghĩ phải bắt đầu ngay. Tôi gieo trồng vật liệu, tổ chức sinh viên lai tạo, đánh giá, chọn lọc… Một số việc tỉ mỉ mất thời gian như tuốt dòng, phơi cá thể, sắp xếp, đo đếm bông hạt…tôi phải nhờ chính mẹ mình làm. Mẹ tôi rất tậm tâm làm thí nghiệm giúp con, bà cần cù, cẩn thận, minh mẫn và tận tụy. Có lẽ giờ đây ở đâu đó Bà vẫn dõi theo công việc của tôi.
Biết được khó khăn, thiếu thốn và quyết tâm của tôi, ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn đã mời hiệu trưởng trường tôi lên gặp để cấp cho 9.000 đô la (quĩ riêng của Bộ trưởng vì ông muốn ủng hộ ý tưởng mới của tôi nhưng tôi lại không thuộc Bộ Nông nghiệp theo phân công của Nhà nước). Nhờ số tiền này chúng tôi đã mua sắm một số trang bị tối thiểu cho nghiên cứu, đã xây được 360m2 nhà lưới, xây tường rào chống chuột bảo vệ 1 mẫu lúa giống, xây 1 buồng điều hòa nhiệt độ để đánh giá các dòng vật liệu mới. Sự quan tâm của Bộ trưởng thúc đẩy tôi làm việc miệt mài hơn. Tại một cuộc họp tổng kết sản xuất của Bộ, ông tuyên bố sẽ giành phần thưởng xứng đáng cho người chọn tạo được lúa lai cho Việt Nam. Việc này đã thôi thúc sự nôn nóng của tôi và nhiều nhà chọn giống khác. Năm 1996, tôi chọn ra 2 dòng bố, mẹ trong vườn vật liệu và sản xuất được 12 kg hạt lai F1 đưa lên Bộ để tham gia trình diễn tại Hà Tây cùng với giống của các tác giả khác. Lúa trình diễn sinh trưởng phát triển rất nhanh, cây khỏe, bông to trỗ đều. Bộ tổ chức Hội nghị đầu bờ mời nhiều tỉnh đến thăm và đánh giá. Mọi người khen ngợi lúa lai Việt Nam, ông Bộ trưởng phấn khởi lắm và rút tiền mặt thưởng tôi ngay trong hội thảo trước nhiều nhà lãnh đạo, đồng nghiệp, học sinh của tôi và nông dân. Tôi thực sự mừng vui xúc động. Thật không may, chỉ sau 1 tuần, lúa của tôi bị bệnh bạc lá làm “cháy” gần hết cả mẫu ruộng, lá không còn màu xanh để quang hợp, làm gì còn năng suất ! Tôi lo lắng, xấu hổ đến bẽ bàng vì sự nóng vội của mình. Tôi ngậm ngùi ân hận và lên xin Bộ trưởng để được trả lại tiền thưởng, ông không khiển trách mà động viên rằng: “Phần thưởng này ông giành cho người tạo ra giống lúa lai đầu tiên ở Việt Nam chứ chưa phải là thưởng cho giống lúa lai tốt”. Lời nhắc nhở rất khéo của ông khiến tôi ngượng ngùng xấu hổ, không còn cách nào từ chối mà âm thầm thúc đẩy tôi tìm cách nghiên cứu cải tiến mọi đặc tính của giống nhất là tính chống chịu sâu bệnh và thận trọng hơn khi đưa giống ra sản xuất đại trà.
Tuy nhiên để tạo giống lúa vừa có năng suất cao, chất lượng tốt lại vừa chống chịu sâu bệnh, và thích ứng cho nhiều vùng, nhiều vụ thì cần thời gian dài lắm mà tôi lại đã đến tuổi nghỉ hưu, quĩ thời gian làm việc đã hết, vậy làm thế nào để thực hiện? Tôi quyết định giành thời gian còn lại của cuộc đời để thực hiện ý tưởng chọn tạo thành công giống lúa lai cho Việt Nam. Tôi xin Nhà trường ở lại làm việc tiếp với điều kiện được sử dụng gần 1 ha ruộng trồng lúa, 1 phòng thí nghiệm nhỏ để nghiên cứu, chỉ hưởng lương hưu, dùng kết quả nghiên cứu của mình để tạo ra tiền chi trả mọi kinh phí nghiên cứu, trả lương cho cộng tác viên và mọi chi phí cần thiết khác phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Đề nghị của tôi được Trường chấp nhận, tôi ở lại làm việc vô tư hết mình như thời còn trẻ, không kể thời gian, mưa nắng, khó khăn, tôi liên hệ với đồng nghiệp ở Bộ Nông nghiệp tham gia nghiên cứu cùng với họ. Đồng thời nhận hướng dẫn đề tài làm luận văn tốt nghiệp cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh của Trường để tận dụng nguồn nhân lực có kiến thức khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo phục vụ cho nghiên cứu của mình và cũng là để truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm và “nghệ thuật” chọn giống cho họ. Các vấn đề nghiên cứu của tôi đã trở thành những đề tài hay để họ làm luận án tiến sĩ, thạc sĩ, giúp họ học thêm nhiều điều có ích cho sự nghiệp về sau. Ngoài ra, tôi giành thời gian đi Khuyến nông, đi giảng các lớp huấn luyện ngắn hạn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn sản xuất hạt giống… Các hoạt động này giúp mở rộng quan hệ và hiểu biết thực tiễn cho học trò của tôi, cho cán bộ trẻ trong Phòng, hơn nữa còn thu được tiền để nuôi đội ngũ kỹ sư mới tuyển, giúp họ học thêm và làm viêc tốt hơn.
Tôi giành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ cải tiến những nhược điểm của từng vật liệu, chọn lọc, đánh giá lặp lai nhiều lần và cuối cùng sự cố gắng không mệt mỏi đã đem lại thành công là tạo ra các dòng bất dục đực, các dòng cho phấn mới, các giống lúa lai, lúa thuần có giá trị sử dụng cao. Giống lúa lai hai dòng TH3-3 cùng với qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lai được công nhận năm 2005, được trình diễn trên 26 tỉnh và được nông dân chấp nhận. Sau TH3-3 là TH3-4, TH3-5, TH5-1, TH7-2 và lúa thơm Hương cốm. Các giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng rộng nên nhu cầu về hạt giống tăng cao. Chúng tôi không còn đủ năng lực sản xuất và cung ứng kịp cho nông dân nên đã quyết định chuyển nhượng bản quyền cho Doanh nghiệp để tập trung thời gian cho nghiên cứu chọn tạo các giống mới tốt hơn. Doanh nghiệp có điều kiện tốt về tài chính, có kinh nghiệm kinh doanh, có thể mở rộng sản xuất đáp ứng yêu cầu của nông dân. Việc chuyển nhượng bản quyền đã tạo ra bước đột phá mới trong nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đưa được đến tận tay người sản xuất, diện tích sử dụng giống mở rộng nhanh rõ rệt, năm 2009 diện tích sản xuất hạt lai của 2 giống được chuyển nhượng chiếm trên 60% tổng diện tích sản xuất hạt lai trong nước, cung cấp trên 1000 tấn hạt giống lai/năm cho nông dân các tỉnh phía Bắc, tạo lợi thế canh tranh cho lúa lai Việt Nam. Các Công ty mở ra nhiều vùng sản xuất hạt giống lai rộng lớn, từ miền núi phía bắc đến đồng bằng, miền Trung và Tây Nguyên tạo công việc làm cho hàng vạn lao động nông nghiệp có tay nghề cao, thu nhập cao hơn. Nhờ chuyển nhượng bản quyền, Nhà trường thu hồi được kinh phí sự nghiệp khoa học, Nhà nước thu thuế bản quyền, Viện chúng tôi có tiền mua ô tô, xây thêm phòng làm việc, kho tàng và mở rộng nghiên cứu theo nhiều hướng mới. Cán bộ nghiên cứu có thêm lương, thưởng, được cấp học bổng học cao học, huấn luyện nâng cao trình độ ở trong nước và cả nước ngoài. Phòng nghiên cứu của chúng tôi trở thành đơn vị đi đầu thực hiện có hiệu quả chỉ thị 115 của chính phủ, chỉ thị về giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất của các cơ quan nghiên cứu khoa học.
Sau 10 năm làm việc ở tuổi nghỉ hưu, một nhóm nghiên cứu bé nhỏ từ 3 người, đã lớn mạnh thành một Phòng nghiên cứu vững vàng về lý luận, có tay nghề chọn tạo và sản xuất giống lúa giỏi với 2 tiến sĩ; 6 thạc sĩ; 4 kỹ sư; 1kỹ thuật viên. Trong thời gian đó nhóm chúng tôi vừa nghiên cứu, vừa học tập nâng cao trình độ vừa lai tạo, chọn lọc, mở rộng sản xuất các giống lúa mới, vừa phổ biến kiến thức trồng lúa, sản xuất hạt giống lúa lai cho nông dân. Đồng thời đã tham gia viết sách, viết bài giảng, công bố các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo tốt cho ngành chọn giống và sản xuất giống nước nhà.
Kính thưa Đại Hội,
Nghề nông ở nước ta hiện nay vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn và luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh và vô cùng khốc liệt… Để xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp bền vững ổn định cần có đội ngũ các nhà khoa học nông nghiêp yêu nghề, dám hy sinh suốt đời cho nghiên cứu khoa học. Thế nhưng khoa học nông nghiệp là khoa học ứng dụng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian thâm nhập thực tế, phải kiên trì thử nghiệm trên đồng ruộng ở nhiều vùng, nhiều vụ khác nhau nên khi thành đạt thì đa số tuổi đã quá cao. Những thách thức đó thật vô cùng khắc nghiệt, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn giúp nhà khoa học có điều kiện thử nghiệm, hiện thực hóa các ý tưởng mới táo bạo của mình.
Phụ nữ làm khoa học nông nghiệp phải chịu quá nhiều vất vả gian nan và cả sự đố kỵ… Trước những thách thức đó cần có một tình yêu nghề nồng cháy, một mục tiêu rõ ràng để theo đuổi, một phương pháp chính xác và luôn được bổ sung, phải bình tĩnh suy xét, lựa chọn biện pháp ứng xử hợp lý để vượt qua khó khăn thách thức và chắc chắn sẽ thành công.
Kính thưa Đại hội
– Để có được những đóng góp nêu trên, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều. Từ trái tim mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước, đối với các thầy cô giáo, những người đã tận tụy dậy dỗ, cho tôi hưởng một nền giáo dục mới để làm một người công dân tốt, một nhà giáo, nhà khoa học có ích.
– Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các cấp lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Giáo dục & ĐT, các cục vụ chuyên môn của hai Bộ, những người đã tìm mọi cách nâng đỡ các ý tưởng mới, táo bạo khuyến khích tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu, triển khai, mở rộng và phát triển sản xuất ở các địa phương.
– Xin cảm tạ bà con nông dân trên mọi miền đất nước, những người đã sẵn sàng dùng đất đai, lao động của mình thử nghiệm sản xuất hạt giống, gieo trồng giống mới, ứng dụng các kỹ thuật mới trên đồng ruộng, không ngại rủi ro giúp chúng tôi thành công. Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè đồng nghiệp các thế hệ sinh viên, học viên cao học ,NCS đã đóng góp sức lực, trí tuệ cùng nghiên cứu giải quyết các vấn đề trong thực tế sản xuất nông nghiệp của nước nhà.
– Cuối cùng Xin kính chúc Quí vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quí vị đại biểu sang năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công mới.
Xin trân trọng cảm ơn.
Nguyễn Thị Trâm”
NGUYỄN THỊ TRÂM MỘT GHI GHÉP NHỎ
Trở thành kỹ sư nông nghiệp năm 1968, PGS. TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm của Bộ Nông nghiệp cho đến năm 1980. Ở đây, với việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa, cô đã cùng đồng nghiệp chọn tạo thành công các giống lúa như: NN8 -388, NN23, NN9, NN10, NN75-6. Tất cả các giống lúa này đều được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, trong đó giống lúa NN75-6 đã đem lại cho cô bằng tác giả sáng chế năm 1984.
Trong thời gian đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài trong 4 năm từ năm 1980 đến 1984 cô Trâm đã mang về tấm bằng góp thêm vào học vị của mình với việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lúa lùn và sử dụng lúa lùn trong chọn tạo giống lúa thâm canh” tại Đại học Nông nghiệp Kuban và Viện Nghiên cứu Lúa toàn Liên Xô, Thành phố Kratsnodar (Liên Xô cũ).
Sau khi về nước, trở thành Tiến sĩ Nông nghiệp PGS. TS Nguyễn Thị Trâm công tác tại trường Đại học Nông nghiệp 1. Cô làm cán bộ giảng dạy các bộ môn Di truyền chọn giống Khoa Nông học của trường. Thời gian này cô Trâm đã cống hiến rất nhiều tâm lực của mình trong việc nghiên cứu, giảng dạy cũng như hướng dẫn các sinh viên làm đề tài tốt nghiệp. Trong số đó có rất nhiều tiến sĩ và thạc sĩ bảo vệ thành công luận án của mình và được tốt nghiệp với những tấm bằng loại ưu. Bên cạnh đó cô còn viết các giáo trình và sách tham khảo cùng giáo trình bài giảng cho cao học các chuyên ngành Trồng trọt, chọn giống. Cùng các đồng nghiệp, cô đã nghiên cứu chọn tạo thành công các giống lúa thuần như nếp thơm 44, tẻ 256, ĐH 104 và được đưa ra sản xuất.
Làm phó Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp và Trưởng phòng nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai tại trường Đại học Nông Nghiệp 1 Hà Nội cho đến năm 2004 cô Trâm lĩnh sổ lương hưu trí. Sau khi nghỉ hưu cô vẫn muốn góp thêm sức lực và trí tuệ của mình để phục vụ cho ngành nghiên cứu khoa học nước nhà nên cô đã nhận lời mời tiếp tục làm Trưởng phòng Nghiên cứu ứng dụng ưu thế lai, và tiếp tục nghiên cứu để tạo ra các giống lúa mới. Viết thêm những tài liệu và giáo trình để phục vụ giảng dạy và hướng dẫn cho các học viên thực tập tốt nghiệp kiêm hướng dẫn nghiên cứu sinh…
Mười tỉ đồng, một giống lúa, và mười bảy năm nghiên cứu lúa lai. Nhìn cảnh cô Trâm đếm từng hạt lúa, bạn sẽ thấy 10 tỉ đồng chuyển giao công nghệ không hề nhiều. Trong chương trình Người đương thời, bạn sẽ được nghe cô Trâm tiết lộ bí quyết lúa lai của Việt Nam. Và quan trọng hơn, bạn sẽ biết bí quyết thành công của cô: đó là đầu tư thời gian, và không bao giờ bỏ cuộc.
*
Việt Nam con đường xanh, cô Nguyễn Thị Trâm người Thầy lúa lai là một nghiên cứu điển hình (key study), tuyển chọn giống lúa lai Hương Cốm và các giống lúa lai Việt Nam cung cấp trên 1000 tấn hạt giống lai/ năm cho nông dân các tỉnh phía Bắc, tạo lợi thế canh tranh cho lúa lai Việt Nam, góp phần hiệu quả cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt, trọng điểm cho vùng núi và trung du phía Bắc. Chúng ta tiếp nối đội ngũ, theo gương sáng thầy bạn là lộc xuân cuộc đời, tỏa rộng Con đường lúa gạo Việt Nam, tôn vinh giá trị hạt ngọc Việt. https://hoangkimlong.wordpress.com/2019/07/19/co-nguyen-thi-tram-nguoi-thay-lua-lai-3/
CÀ PHÊ VIỆT PHÚ THIỆN
Hoàng Kim
Chúc mừng và cám ơn Trương Phú Thiện Cà phê Việt Thế Kỷ XXI văn hóa & kỹ thuật; Tình yêu Cà phê Việt, sách hay đáng đọc. Có những trang sách đọc lại để hoàn thiện chính mình. Có những con người tỉm gặp để trau dồi tính sáng. Dạy và học Cà phê Việt Phú Thiện để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm . Sách hay người giỏi. (còn nữa…)
BÍ MẬT CAO BIỀN TRONG SỬ VIỆT Hoàng Kim
Cao Biền (Thiên Lý, Cao Vương , Tịnh Hải Quân) là một danh tướng, đại sư, cũng là nhà phong thủy trứ danh và nhà tiên tri thời hậu Đường đã lưu dấu ở đất Việt đậm nét nhất tại Đầm Môn (Phú Yên) mả Cao Biền, thành Đại La & Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Vân Đồn & Hải Phòng (Quảng Ninh) là hệ thống cứ điểm liên hoàn kết nối phức hợp Tĩnh Hải quân và Lĩnh Nam Đông đạo (Quảng Châu, Quảng Đông ngày nay)
xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bi-mat-cao-bien-trong-su-viet/
BÀI THƠ KHÔNG QUÊN Hoàng Kim giới thiệu tấm ảnh “Hoàng Trần Lê Nguyễn đất phương Nam” và sáu bài thơ không quên: “Viếng mộ cha mẹ” “Mẹ” “Ba nén hương”, “Thơ của người ra trận” “Thắp đèn lện đi em” “Em ơi em can đảm bước chân lên”. https://cnm365.wordpress.com/2016/07/19/bai-tho-khong-quen-2/
“Viếng mộ cha mẹ” là bài thơ của đại tá Hoàng Trung Trực rút trong tập thơ “Dấu chân người lính”. “Mẹ” là bài thơ của nhà thơ chiến sĩ Tô Hoàn, rút trong “Tuyển tập thơ lục bát Việt Nam” tái bản tháng 7 năm 2000, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành. “Ba nén nhương” là bài thơ của nhà thơ thương binh Hoàng Cát đăng trên báo và trang thơ Nguyễn Trọng Tạo.”Thư của người ra trận” là bài thơ do anh Lê Trung Xuân đọc và Hoàng Kim chép lại theo trí nhớ sau khoảng thời gian hơn bốn mươi năm. Bốn người bạn Xuân, Chương, Trung, Kim đều cùng là sinh viên đại học nhập ngũ tháng 9 năm 1971. Chúng tôi cùng trong một tổ chiến đầu bốn người. Hai anh Xuân và Chương đều hi sinh năm 1972 tại Quảng Trị, còn Phạm Huy Trung và Hoàng Kim trở về trường cũ sau ngày đất nước thống nhất . Anh Xuân ra đi đã mang theo bí mật của bài thơ tình “Thư của người ra trận” mà cho đến nay chúng tôi vẫn chưa biết rõ ai là tác giả. “Thắp đèn lên đi em” là bài thơ của Hoàng Kim. “Em ơi em can đảm bước chân lên” là bài thơ của thầy giáo Nguyễn Khoa Tịnh. “Tháng Bảy mưa ngâu” là bài thơ của Hoàng Kim.
Bức ảnh và chùm Bảy bài thơ không quên tháng Bảy này nối đôi bờ sinh tử, nối các khát vọng cháy bỏng của đời người; đó là lòng biết ơn và yêu thương, là dấu lặng cuộc sống.
VIẾNG MỘ CHA MẸ Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh nghiệp cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
MẸ Tô Hoàn
Con về thăm mẹ chiều mưa
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên
Hạt mưa sợi thắng sợi xiên
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời
Con đi đánh giặc một đời
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm!
BA NÉN HƯƠNG Hoàng Cát
Nén hương này con thắp giỗ mẹ
Bom ập đến mẹ về cõi thế
Nén hương này anh thắp giỗ em
Ở lại miền Nam không có mộ để anh tìm
Nén hương này tôi thắp giỗ thân tôi
Chiến tranh cướp đi hai chục năm rồi
Ba nén hương một mình tôi làm giỗ
Giỗ chính mình, giỗ mẹ, giỗ em tôi !
THƯ CỦA NGƯỜI RA TRẬN (Bài thơ chưa rõ tác giả)
Anh viết cho em lá thư dài tâm sự
Trời Lục Nam đêm này khó ngủ
Cũng mơ màng như nét bút anh biên.
Ở quê hương giờ chắc đã lên đèn
Sau vất vả một ngày lao động
Đêm nay nhé cùng anh em hãy sống
Những ngày đầu thơ ấu của tình yêu.
Nhớ lắm em ơi những sớm những chiều
Ta sánh bước dưới trời cao trong vắt
Anh nắm tay em, em cười trong mắt
Trăng thẹn thùng lẫn vội bóng mây trôi
….
Rồi từ đó bao đêm thao thức bồi hồi
Anh mơ được cùng em xây tổ ấm
No đói có nhau ngọt bùi khoai sắn
Một căn nhà đàn con nhỏ líu lô
Tấm lòng em là cả một bài thơ
Anh muốn viết như một người thi sĩ
Ruộng lúa nương khoai tấm lòng tri kỷ
Có bóng em đi thêm đẹp cả đất trời.
Nhưng em ơi khi ta bước vào đời
Đâu chỉ có bướm có hoa có trời có đất
Đâu chỉ có mơ màng những đêm trăng mật
Mà đất trời đã nổi phong ba
Tạm biệt em, anh bước đi xa
Khi thửa ruộng luống cày còn dang dỡ
Khi mầm non tình ta vừa mới nhú
Khi căn nhà còn tạm mái tranh.
Quê hương ơi xóm nhỏ hiền lành
Có biết chăng người yêu ta ở đó
Một nắng hai sương giải dầu mưa gió
Mắt mỏi mòn ai đó ngóng trông nhau.
Anh đi biển rộng sông sâu
Con thuyền nhỏ vẫn mong ngày cập bến
Đò có đông em ơi đừng xao xuyến
Nắng mưa này đâu chỉ có đôi ta.
Anh đi bão táp mưa sa
Chỉ thương em một cánh hoa giữa trời
Đời là thế đó em ơi
Buồn thương xa cách chia phôi lẽ thường.
Anh gửi cho em lời nhắn lên đường
Bức thư của người ra trận
Dù mai sau trong niềm vui chiến thắng
Anh chưa về nhưng đã có thư anh …
THẮP ĐÈN LÊN ĐI EM ! Hoàng Kim
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối, giữa đêm trường ta học
Vũ trụ bao la đèn em là hạt ngọc
Cùng sao khuya soi sáng mảnh đất này
Dù sớm chiều em đã học hăng say
Dù ngày mệt chưa một hồi thanh thản
Đèn hãy thắp sáng niềm tin chiến thắng
Em thắp đèn lên cho trang sách soi mình.
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Em đâu chỉ học bằng ánh mắt
Mà bằng cả lòng mình, cả khối óc hờn căm
Thù giặc giết cha, bom cày sập tung hầm
Nhà tan nát, sân trường đầy miệng hố
Hãy học em ơi, dù ngày có khổ
Lao động suốt ngày em cần giấc ngủ ngon
Nhưng đói nghèo đâu có để ta yên
Và nghị lực nhắc em đừng ngon giấc
Nợ nước thù nhà ngày đêm réo dục
Dậy đi em, Tổ quốc gọi anh hùng.
Thắp đèn lên đi em!
Xua tăm tối giữa đêm trường ta học
Mặc cho gió đêm nay lạnh về tê buốt
Tấm áo sờn không đủ ấm người em
Vùng dậy khỏi mền, em thắp ngọn đèn lên
Để ánh sáng xua đêm trường lạnh cóng
Qua khổ cực càng yêu người lao động
Trãi đói nghèo càng rèn đức kiên trung
Em đã đọc nhiều gương sáng danh nhân
Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí
Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ
Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin.
Thắp đèn lên đi em!
EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN
Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định
“Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai Có biết lòng ta bấy hỡi ai? Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả
Số lần xem trang : 19983 Nhập ngày : 19-07-2019 Điều chỉnh lần cuối : 19-07-2019