Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 932
Toàn hệ thống 2859
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim


 

Original book cover

 

CNM365Chào ngày mới 1 tháng 9. Chín điều lành hạnh phúc; Nhớ Cậu;.Lúa siêu xanh Việt Nam. Hoa Lúa. Borlaug và Hemingway Ngày 1 tháng 9 năm 1952, Tiểu thuyết Ông già và biển cả của Ernest Hemingway được xuất bản lần đầu tiên. Ernest Hemingway là nhà văn nổi tiếng người Mỹ, đoạt Giải Pulitzer năm 1953 và Giải Nobel Văn học năm 1954. Ngày 1 tháng 9 năm 1499, Sự biến Thổ Mộc bảo: Dã Tiên thái sư lãnh đạo quân Ngõa Lạt bộ Mông Cổ đại thắng quân Minh, bắt Minh Anh Tông làm tù binh. Sự biến Thổ Mộc bảo được coi là thất bại quân sự lớn nhất trong lịch sử nhà Minh và là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi cán cân quyền lực ở biên giới phía Bắc Trung Quốc giữa nhà Minh và các bộ tộc gốc Mông Cổ. Ngày 1 tháng 9 năm 1923, Đại thảm họa động đất Kantō mạnh 7,9 độ Richter tại vùng Kantō của Nhật Bản làm hơn 100.000 người chết. Ngày 1 tháng 9 năm 1898 , ngày mất Trương Vĩnh Ký, nhà ngôn ngữ học và nhà báo nổi tiếng Việt Nam (sinh năm 1837). Ngày 1 tháng 9 năm 1920, ngày sinh Bùi Xuân Phái, họa sĩ tài danh người Việt (mất năm 1988). Bài chọn lọc ngày 1 tháng 9. Chín điều lành hạnh phúc; Nhớ Cậu;.Lúa siêu xanh Việt Nam. Hoa Lúa. Borlaug và Hemingway Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-9/

 

 

CHÍN ĐIỀU LÀNH HẠNH PHÚC
Minh triết cho mỗi ngày
Bạn gieo lành gặt thiện
Yêu thương trong tầm tay
Hoàng Kim

CHÍN ĐIỀU LÀNH HẠNH PHÚC

1) Cười nhiều Giận ít
2) Vui nhiều Lo ít
3) Làm nhiều Nói ít
4) Đi nhiều Ngồi ít
5) Rau nhiều Thịt ít
6) Chay nhiều Mặn ít
7) Chua nhiều Ngọt ít
8) Tắm nhiều Lười ít
9) Thiện nhiều Tham ít

MINH TRIẾT CHO MỖI NGÀY

Ai đúng ai sai, mình không sai là được
Người già người trẻ, cứ vui khỏe là được
Việc nhiều lộc ít, làm xong việc là được
Tận tâm tiết kiệm, đừng lãng phí là được
Bất kể giàu nghèo, cứ hoà thuận là được
Không kén ngon dở, cứ sạch nóng là được
Bất luận đẹp xấu, cứ tốt duyên là được
Nhà lớn nhà nhỏ, cứ ấm no là được
Xe mới xe cũ, cứ chạy tốt là được
Sung túc nghèo nàn, cứ bình an là được

BẠN GIEO LÀNH GẶT THIỆN

Bạn gieo yêu thương Bạn gặt thân ái
Bạn gieo tha thứ Bạn gặt hoà giải
Bạn gieo chịu đựng Bạn gặt cộng tác
Bạn gieo chăm chỉ Bạn gặt thành công
Chăm chín điều lành Bạn thành người tốt.

Bạn gieo thành thật Bạn gặt lòng tin
Bạn gieo lòng tốt Bạn gặt thân thiện
Bạn gieo kiên nhẫn Bạn gặt chiến thắng
Bạn gieo khiêm tốn Bạn gặt tín nhiệm.

Bạn gieo kiêu hãnh Bạn gặt đố kỵ
Bạn gieo bực bội Bạn gặt phiền muộn
Bạn gieo mách lẻo Bạn gặt âu lo
Bạn gieo ích kỷ Bạn gặt cô đơn

Bạn gieo lười biếng Bạn gặt tổn hại
Bạn gieo ỷ lại Bạn gặt ngờ vực
Ban gieo bất tín Bạn gặt kẻ thù
Bạn gieo tham lam Bạn gặt huỷ diệt

YÊU THƯƠNG TRONG TẦM TAY

Yêu thương không mệt, ghen ghét mới mệt
Vui cười không mệt, buồn phiền mới mệt
Chân thật không mệt, gian dối mới mệt
Tương ái không mệt, tương tàn mới mệt
Rộng rãi không mệt, ích kỷ mới mệt
Khoan dung không mệt, khó khăn mới mệt
Khiêm nhường không mệt, khoe khoang mới mệt
Mỉm cười không mệt, tức giận mới mệt
Đơn thuần không mệt, phức tạp mới mệt
Chân thành không mệt, giả dối mới mệt
Tương tư không mệt, đơn phương mới mệt
Được mất không mệt, thích quản mới mệt
Thảnh thơi không mệt, bức xúc mới mệt.
Biết đủ không mệt, ki cóp mới mệt
Thung dung không mệt, xét nét mới mệt.

 

NHỚ CẬU
Trình Cảnh Tuệ Cẩn Tấn Thân Cương
Nhớ cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi
Hoàng Kim ‘nếp nhà và nét đẹp văn hóa

Cụ Hoàng Bá Chuân viết: “Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong…” Cụ Hoàng Bá Chuân là bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“, là em ruột của bà ngoại tôi. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Cậu Hoàng Gia Cương (trên văn hóa truyền thông là Cương Hoàng Gia​), có người bạn thân họa vần là ‘cương nhu’ nhưng ông tôi thuở xưa khi Người ở 64 Hàng Bạc thì giảng rõ nghĩa “Hoàng Gia” và tỏ nghĩa chữ Cương tên đá hoa cương ẩn ngọc như ‘Kim Thiết Vũ Môn” vậy. Cậu Cương là ngọc trai bé của ông tôi. Sau này cậu Cương cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu dần dà trọn đời theo nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng sư nghiệp lại lắng đọng là nhà thơ Hà Nội, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/cau-cuong-ngoc-trai-b…/

Sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Ảnh từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân.

Cụ Chuân là một nhà Nho thích nếp nhà thanh đạm phúc hậu, cẩn trọng cần kiệm, nền nếp gia giáo. Các con của cụ sau năm 1954 đều giữ trọng trách, một gia đình trí thức cách mạng được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quý trọng và quan tâm. Người anh lớn ông Hoàng Thúc Cảnh thời kỳ Việt Bắc công tác tại Văn phòng Phủ Chủ tịch, sau này làm cố vấn Văn phòng Chính phủ suốt thời gian dài mãi cho đến khi cụ Phạm Văn Đồng nghỉ hưu thì mới nghỉ, hai anh em ông Hoàng Thúc Cẩn và Hoàng Thúc Tuệ đều là đại tá quân đội, ông Hoàng Thúc Tấn là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Hoàng Quý Thân là tiến sỹ công tác ở Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, ông Hoàng Gia Cương là kỷ sư vô tuyến điện và là nhà thơ. Chuyện triều đình tôi vắn tắt đôi điều. Tôi chỉ biết là tất cả các cậu đều rất quý cha mẹ tôi, những nông dân lương thiện, sống có tình có nghĩa với làng xóm và rất thương anh chị em tôi, những đứa con mồ côi tuy cha mẹ tôi chết sớm nhưng anh em biết đùm bọc và rất thương yêu nhau.

Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn là người anh và bạn thiết của tôi rất đồng cảm về nếp nhà. Anh Toàn bên nội và bên ngoại đều thuộc dòng dõi gia thế. Gia đình anh chị Toàn Hà trưng trang trọng tự hào trong phòng thờ Tổ tiên ba chữ yêu thích “THANH THẬN CẦN Minh Mệnh châu phê”do vua Minh Mệnh ban cho vị quan trung lương dòng họ Nguyễn Quốc là quan “thanh liêm, cẩn thận, cần cù”. Lời ban khen của một ông vua phong kiến thời nay chẳng mấy ai quan tâm, nhưng gia đình anh Bu thì thực lòng kính cẩn trân trọng và tự hào về nếp nhà của dòng họ. Nơi yên nghỉ của họ nội Nguyễn Quốc bên dòng sông Gianh lưu giữ đôi câu đối cổ kính “Chu biên quốc trọng thân hầu mệnh / Đường bảng gia truyền liễu tử danh” (Dòng họ có những nhân vật giữ trọng trách với quốc gia như Thân Bất Hại thời nhà Chu/ Đời này sang đời khác có những thi nhân văn gia nỗi danh như Liễu Tông Nguyên thời nhà Đường).Tôi đọc bài anh Bu mà tâm đắc lời thơ của cậu Cương: “Cúi mình trước đấng Tổ Tông? Râm ran như được tiếp dòng máu thiêng“.

Nhà cụ Hoàng Bá Chuân ông tôi cũng tự hào và lặng lẽ thời gian giữ lại đôi dòng vắn tắt “Hậu duệ của Hoàng đế Mạc Đăng Dung” tại khu mộ chí họ Hoàng ở động Ma Ca dưới chân hòn Đá Đứng ở làng Minh Lệ, nay là xã Quảng Minh, thị xã Chợ Đồn, tỉnh Quảng Bình. Tương truyền nguồn gốc dòng họ Hoàng làng Minh Lệ là hậu duệ Hiển tổ Mạc Đỉnh Chi (1280-1346) ở hương Lũng Động và Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483 – 1541) ở hương Cổ Trai, ly tán vào đất Quảng Bình cải thành họ Hoàng để tránh sự báo thù của vua Lê chúa Trịnh, tuy làm nông nghiệp nhưng các thế hệ con cháu vẫn giữ được truyền thống hiếu học và văn chương của dòng tộc. Vì thế, nhà nho Hoàng Bá Chuân đã được theo đuổi Cửa Khổng sân Trình từ nhỏ, tinh thông Tứ thư Ngũ kinh, điêu luyện các thể thơ phú, trở thành một nhà Nho được kính nể. Đó là niềm tự hào của dòng họ Hoàng – Trần trong bốn họ chính Hoàng – Trần – Trương – Nguyễn của làng Minh Lệ chúng tôi và đây là một câu chuyện dài…

Thơ cậu Cương nhiều bài hay, những trang thơ đời thường ám ánh. Nhiều bài tôi thích, và hóa ra các cậu cùng nhiều người làng cũng thích. Theo dòng thời gian tôi muốn nhặt ra mấy viên ngọc quý mà tôi tin là ít có nhà thơ, nhà bình văn khó tính nào không cảm động. Tôi đồng tình với sự thẩm thơ của Trần Đăng Khoa, “thơ hay là thơ giản dị, xúc động, ám ảnh”.

Tôi đọc “Trăng khuya” và “Chớm thu” rung động dào dạt một tình yêu thiên nhiên và yêu con người. Bài thơ “Cha tôi là một nhà Nho” và “Mạ ơi !” đọc thật xúc động, tôi thẹn lòng là chưa viết được bài thơ về mẹ cha thấm thía và hay được đến vậy. Hai bài thơ“Tìm về nguồn cội” và “Thái tổ Mạc Đăng Dung” có tầm vóc sử thi 500 năm, đầy đặn tính nhân văn sâu sắc, ân tình và thật tài hoa . Bài thơ “Phố cụt” hay ám ảnh. Các cậu tôi một thuở chỉ khen thầm trong nhà, nay bài đã được Nhà Xuất bản Văn Học thẩm duyệt và in sách rồi, nên tôi không ngại mà xin chép lại đây để tặng bạn đọc:

PHỐ CỤT

Đoạn này phố cụt không tên
Một bên nhà nguyện
Một bên nhà chùa…

Tiếng chuông gióng tự tinh mơ
Đều đều tiếng mõ cả trưa lẫn chiều

Mặt đường mưa nắng xiêu điêu
Kẻ cầu Đức Phật
Người kêu Chúa Trời

Vô thần tôi tự trách tôi
Đọc”Tư bản luận” một đời chưa thông

Đường cong mãi vẫn hoàn cong
Long đong đâu chỉ long đong kiếp mình ?

Rì rầm phía ấy cầu kinh
Phía kia khấn Phật
Lặng thinh phía này!

Gió nồm rồi gió heo may
Lạc vào phố cụt
Bụi bay mù trời !

Nguyên tiêu Kỹ Mão.
[7] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 177

Bài thơ “Phố cụt” trước đây tôi không thích vì tôi cho rằng thơ dù hay đến đâu nhưng đi vào ngõ cụt bi quan yếm thế là hỏng, là không tốt, không lợi cho nhân văn và sức khỏe. Sau này khi tôi đọc kỹ các tuyệt phẩm “Phố nối” “Phố cong Tam Đảo” “Đi trong phố nhỏ” (mời bạn đọc tiếp Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian cuối bài này) thì chợt giật mình thấy mình lầm. “Phố cụt” không cụt nữa mà đã được hóa giải. Thơ Hoàng Gia Cương trong cõi vô biên lặng lẽ với thời gian, trãi nghiệm với thời gian. Chùm thơ Phố theo tôi là một minh chứng rất rõ của sự trãi nghiệm nhân văn, sâu sắc, tinh tế và tài hoa. Đó là một chùm thơ mẫu mực.

PHỐ NỐI

Ở đây nối đất với trời
Nối mưa với nắng
Nối vui với buồn
Tơ trời ai nối mà vương?
Buộc bao số phận vào đường ngược xuôi

Hưng Yên 2/1999
[8] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, trang183

TAM ĐẢO

Chợt nắng lóe
Chợt mưa sa
Chợt hun hút gió
Chợt sà sà mây …

PHỐ CONG như nhánh mai gầy
Rêu phong tường đá
Cỏ vây quanh tường

Chênh vênh lối bám men sườn
Thông xanh ngút ngát
Ngập ngừng bước chân.

Đường như rắn cuộn xa gần
Sắc mầu chấm phá
Bút thần nét đưa.

Thung sâu trãi rộng ô cờ
Ngỡ mình bên cữa phi cơ nghiêng chào!

Chợt là thực
Chợt chiêm bao
Chợt xem tranh lụa
Chợt vào Thiên Thai

5/2002
[9] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr.226-227.
Nhạc sĩ Ngọc Duy phổ thành ca khúc “Chiều Tam Đảo”.

Đọc Tam Đảo tôi bàng hoàng tỉnh thức “PHỐ CONG” và bất giác hiểu “ĐI TRONG PHỐ NHỎ”

ĐI TRONG PHỐ NHỎ

Đi trong phố nhỏ chiều xuân
Cây bàng khô khẳng nhú mầm non tơ
Ngỡ ngàng chú sẽ hong mưa
Nghiêng tai nghe tiếng gió lùa song hiên

Phố cong chao mõi cánh chim
Rêu phong theo cuộc nổi chìm tháng năm
Âm âm từ cõi xa xăm
Bao nhiêu cát bụi thăng trầm nổi nênh…

Đi trong phố nhỏ yên bình
Lòng ta thư thái, chân mình thảnh thơi
Nương thân bên suối bên đồi
Hàng cây mãi miết đâm chồi trỗ hoa

Đỏ trời khóm gạo tháng ba
Vàng ươm màu cúc quỳ pha ráng chiều
Ngỡ ngàng trước bức tranh thêu
Ai hay phố nhỏ đìu hiu … nặng tình

4/2004

[10] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266

“Rùa ơi” cũng là một bài thơ rất hay, càng đọc càng thấy thấm:

RÙA ƠI

Rùa ơi, quá nặng phải không
Cõng bia Tiến sĩ lưng còng vậy ư?
Mấy trăm năm gội nắng mưa
Dẫu cho mòn đá cũng chưa xao lòng!

Hoa đời như sắc phù dung
Đổi thay sớm tối, khôn lường thịnh suy
Ngàn năm còn mất những gì
Mà hàng bia vẫn rạng ghi tên người!

Biết ơn rùa lắm rùa ơi
Giữ cho ta một khoảng trời nhân văn
Để tôn vinh bậc trí nhân
Để nền văn hiến nghìn năm không nhòa

Rùa ơi ta chẳng là ta
Nếu như đạo học lìa xa đất này

Xuân 2001.
[8] Hoàng Gia Cương THEO DÒNG THỜI GIAN
Thơ tuyển chọn 2013. NXB Văn Học Hà Nội, tr. 266

Thơ Hoàng Gia Cương khởi đầu lúc trẻ là bài “Trăng khuya” khép lại sau cùng là “Đêm trăng trên đảo nhỏ” của một tập thơ dày dặn 447 trang, trong sáu tập thơ văn của tác giả. Ánh trăng khuya năm xưa soi thấu bước chân của một nhà thơ ‘trăng phố thị’ đi tới ‘trăng biển đảo’, từ trăng khuya đêm rằm mẹ mất, đến trăng khuya yêu đương mới chớm nở đầu đời, đến vầng trăng khuya trong và xanh hơn với khoảng không rộng lớn hơn, lồng lộng đến vô cùng.

ĐÊM TRĂNG TRÊN ĐẢO NHỎ

Trăng theo ta vành vạnh suốt đêm rằm
Cây đa rũ bóng trùm quanh chú cuội
Chị Hằng cứ cười hoài sao chẳng nói
Để triều dâng vời vợi ánh trăng khuya ! …

Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi đã làm được điều ông tôi ao ước .

Thơ Hoàng Gia Cương là trăng khuya đầy đặn. Ngọc cho đời.

Tôi viết bài thơ NHỚ CẬU cho bảy người cậu yêu quý của gia đình mình. Đó là chòm sao Bắc Đẩu Hoàng Chi Mạc Tộc Làng Minh Lệ:

NHỚ CẬU
Kính tặng bảy người cậu của con
Hoàng Kim

Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Mạc Hồ sử Việt ngời tâm đức
Phố nối đường cong chẳng thẹn lòng.

xem thêm
Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi
Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian
Nếp nhà và nét đẹp văn hóa 
Nối nhịp cầu văn hóa Việt

https://hoangkimlong.wordpress.com/2019/09/01/chin-dieu-lanh-hanh-phuc/

 

 

Lúa Siêu Xanh Việt Nam
CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO
Lời ngỏ cho tập sách mỏng

LÚA SIÊU XANH VIỆT NAM
Lúa mới GSR65, GSR90 triển vọng.
Lời ngỏ cho tập sách mỏng
Hoàng Kim nói với Hoang Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết Phuoc Nguyen Thanh, Bắp Nguyễn, Tin Mật, Võ Minh Thư, Chau Râm Rít Thi, Hồng Quân, Vu Minh Thuandt Vũ: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi ( (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/cate…/chao-ngay-moi-24-thang-8/ Lao động chọn tạo và phát triển giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu một số sâu bệnh chính, thích hợp vùng sinh thái, để trở thành giống lúa chủ lực trên đồng ruộng là rất nhiều mồ hôi công sức. Đội ngũ lao động khoa học này cần kiến thức cơ bản chuyên sâu với tư duy hệ thống canh tác, sinh lý sinh thái cây trồng, bảo vệ cây trồng thật vững vàng như quý thầy cô Luat Nguyen, Quyen Mai Van, Vu Trinh, Trần Duy Quý, Tram Nguyen, Hoan Nguyen, Đỗ Khắc Thịnh, Chin Duong … Đội ngũ lao động khoa học này cần sự tận tụy và kỹ năng mềm thực tiễn xây dựng quy trình, mô hình thâm canh, khuyến nông, liên kết chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo thành thương hiệu, huấn luyện đào tạo tập huấn chuyên sâu thành mạng lưới “Bạn nhà nông”, với sự vào cuộc ngày càng sâu rộng hơn của chương trình nông thôn mới, hệ thống khuyến nông khuyến công, doanh nghiệp, ngân hàng, truyền thông xã hội … như việc làm của quý thầy cô Nguyễn Văn Bộ, To Le Van, The Anh Dao, Trần Mạnh Báo, Mai Thành Phụng, Le Thanh Tung, Trần Văn Mạnh, Phạm Xuân Liêm, OM Lúa Giống, … Đó là chuỗi kết nối Con đường lúa gạo Việt Nam . Mời xem tiếp thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimhttps://cnm365.wordpress.com/categ…/chao-ngay-moi-1-thang-9/

Chín năm học, một niềm tin Việt Nam con đường xanh đi tới

 

 

HOA LÚA
Hoàng Kim

Con thăm Thầy lên non thiêng Yên Tử
Về đất lành chùa Giáng giữa đồng xuân (1)
Thơm hương lúa ngậm đòng chăm bón đúng (2)
Ngát gương sen lồng lộng bóng trúc mai (3)

Biết ơn Thầy trọn đời thương hạt gạo
Bưng bát cơm đầy, quý giọt mồ hôi
Con theo Thầy nguyện làm Hoa Lúa
Hoa quê hương hạt ngọc trắng ngần.

“Lẫn với cỏ không tranh đua hương vị
Không màng ngôi ngự trị các loài hoa
Hoa Lúa đượm hồn quê dung dị
Quên sắc hương để lộng lẫy Hoa Người ! ” (*)

Con nguyện ước nối đời theo hạt gạo
Chén cơm ngon thơm bếp lửa gia đình
Thầy Trò cùng chung tay làm việc thiện
Sống trọn tình với giấc mơ xanh.

(*) thơ Dương Phượng Toại

xem tiếp… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/hoa-lua/

Xem tiếp
Con đường lúa gạo Việt Nam
Lúa Siêu Xanh Việt Nam kết nối CAAS IRRI
Việt Nam con đường xanh



Video nhạc tuyển

Bài ca thời gian

Tình Thiên thu
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng KimNgọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 20268
Nhập ngày : 01-09-2019
Điều chỉnh lần cuối : 01-09-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 2(23-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 2(22-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 2(21-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 2(20-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 2(19-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 2(18-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 2(17-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 2(16-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 2(15-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 2(15-02-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007