Số lần xem
Đang xem 1181 Toàn hệ thống 4874 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Dửng dưng quán cóc bên đường
Tri âm giọt đắng đã thường ngọt môi.
Dòng đời xuôi ngược ngược xuôi
Nhâm nhi cho tỉnh …
Lòng người đó em!
KHEN VÀ CHÊ Phan Chí Thắng
Nhiều khi ta phải khen (ca ngợi) hoặc chê (phê phán) một người, một ai đó.
Khen chê đòi hỏi kỹ năng và nhân cách.
Con người có hai phẩm chất chính là tài năng và nhân cách.
Ở mỗi người hai thứ này nhiều ít tỷ lệ khác nhau.
Với người có tài nhưng nhân cách kém ta chỉ ca ngợi tài năng, không nhắc gì đến nhân cách, âu cũng là một kiểu chê người ấy thiếu nhân cách vậy.
Tương tự, người tử tế tốt tính nhưng tài năng không bao nhiêu thì ta ca ngợi nhân cách người đó, không nhắc đến tài năng.
Với người có tài có đức thì:
1. Khen vì người ấy tốt với mình – mình là tiểu nhân.
2. Khen vì người ấy tốt với nhiều người – mình là trung nhân.
3. Khen vì người ấy có nhiều đóng góp cho xã hội, cho đất nước – mình mới là cao nhân.
Khen quá mức sẽ thành nịnh bợ, chê quá mức sẽ thành bôi xấu. Người quân tử không bao giờ làm vậy.
Chê cũng có 3 cấp độ:
1. Chê tật xấu của người khác – mình là người nhỏ nhen.
2. Chê những thất bại của người khác – mình quá tầm thường.
3. Chê những kẻ làm hại cho dân cho nước – mình là người biết điều.
Không khen không chê là mũ ni che tai, nhưng khen chê cũng phải trúng vì khi ta khen chê ai đó ta sẽ bộc lộ với mọi người ta là ai.