Số lần xem
Đang xem 1091 Toàn hệ thống 2205 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Lúa siêu xanh Việt Nam
DẼO THƠM HẠT NGỌC VIỆT
Hoàng Kim cảm nhận Hoàng Long lời tác giả
Hoàng Long chuyển tôi tập tài liệu để tôi giúp hiệu đính cho bài giảng Cây Lương thực Việt Nam phần 1 Cây lúa mục 4.3 Lúa siêu xanh Việt Nam, Tôi bận đi Quảng Bình, nhưng việc cấp thiết, và khi đọc Lời nói đầu tôi đã thực sự xúc động . Hoàng Long viết: “Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định, để chúng tôi tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu”. Tôi hiểu rõ và đồng cảm thật sâu sắc với ước mơ, nghị lực, trí tuệ, nổ lực của lớp trẻ thế hệ tiếp nối đối với đất nước và người dân dẽo thơm hạt ngọc Việt “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẽo thơm một hột đắng cay muôn phần”. Một giống lúa tốt phải tận tụy mười năm và muốn đạt được thương hiệu giống chủ lực phổ biến thành thương hiệu Lúa siêu xanh Việt Nam vẫn còn là sự liên tục cố gắng của một đội ngũ Việt Nam con đường xanh
Lúa Siêu Xanh Việt Nam giống tốt và kỹ thuật thâm canh là khâu trọng yếu, đầu tiên để cải tiến chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo Việt Nam, bảo tồn và phát triển bền vững ngành lúa gạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, thích hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam khẳng định tầm nhìn, cơ chế, chính sách mới nhằm khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn tại Nghị định 57/2018 / ND-CP. Theo đó, trục sản phẩm chính nhắm đến các sản phẩm chính quốc gia, trong khi lúa gạo vẫn tiếp tục là ngành chính của nông nghiệp Việt Nam, giá đỡ của an sinh xã hội và phát triển kinh tế, là sinh kế chính của vùng nông thôn rộng lớn, lao động và việc làm. Chuỗi giá trị sản phẩm lúa gạo ở cấp tỉnh cần đủ lớn, liên kết các khu vực nguyên liệu thô với các thương hiệu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực. Mục tiêu hướng tới sự đáp ứng tốt nhất chất lượng cuộc sống của người lao động, đạt hiệu quả cao trong tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp thông tin về các kết quả nghiên cứu đã được xác định rõ ràng để giúp người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa gạo đi đôi với việc bảo vệ đất đai và môi trường. Sách được thiết kế như một cẩm nang nghề lúa gạo cần thiết cho các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, cán bộ tổ chức phi chính phủ làm việc về phát triển nông nghiệp, cũng như các hộ nông dân trồng lúa quy mô nông hộ sản xuất lớn và nhỏ. Tài liệu nhỏ này cung cấp một thông tin tham khảo kỹ lưỡng về thực hành sản xuất lúa thân thiện môi trường. Từ việc trình bày ngắn gọn tầm quan trọng lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; sản xuất tiêu thụ lúa gạo trên thế giới và Việt Nam; thành phần dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa gạo; nguồn gốc vùng phân bố và phân loại cây lúa; Sinh học cây lúa: Đặc điểm thực vật học cây lúa (rễ, thân, lá, hoa, hạt) Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa Đặc điểm sinh lý của ruộng lúa năng suất cao; Khí hậu và đất lúa, tầm quan trọng của nó trong khu vực để đề xuất chi tiết về quản lý đất nước và cây trồng, giống mới và kỹ thuật thâm canh lúa. Tài liệu mỏng này cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mạnh mẽ của chính tác giả và đồng sự sau mười năm nghiên cứu ứng dụng lúa siêu xanh (Green Super Rice) vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp Việt Nam, với một số kết quả bước đầu đã được xác định để tiếp tục sự nghiên cứu, giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, bảo tồn phát triển lúa siêu xanh Việt Nam cho thương hiệu gạo Việt. Kính chúc bà con nông dân những mùa thu hoạch bội thu.
Tác giả
TS. Hoàng Long
và đồng sự
Lúa Siêu Xanh Việt Nam
CÂY LÚA VÀ HẠT GẠO
Lời ngỏ cho tập sách mỏng
Hoàng Kim nói với Hoàng Long, Nguyễn Văn Phu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Trọng Tùng và những đồng sự thân thiết: Tôi mắc nợ ý tưởng “Nấu cơm” của một người bạn nên hôm nay tạm đưa lên một hình để trả lời cho một mục trong chùm bài viết “Lúa Siêu Xanh Việt Nam” và ” Con đường lúa gạo Việt Nam “. Anh Nam Sinh Đoàn viết như vầy: “Ngoài đồng giống lúa không thuần, nhà nông lười khử giống bị lẫn, giống dại. Cộng với nhà lái mua vào để lẫn, hoặc cố tình pha lẫn lấy lời. Ai đời trộn lẫn hột dài với hột hơi tròn, gạo dẽo với gạo cứng cơm, gạo cũ với gạo mới, … Chính vì vậy mà nồi cơm nào cũng chỗ nhão chỗ khô, hạt mềm nhẽo cạnh hạt còn tim bột. (Chưa kể phun thêm hương liệu, chất chống mốc mọt,…thay đổi cả đặc tính hạt gạo khi đun nấu). Nhiều năm làm lúa với anh Hồ Quang Cua, mới có dịp học hỏi về việc làm giống, giữ đặc trạng của từng giống, cách thức trồng trọt – thu hoạch – tồn trữ – xay xát – lựa lọc – bao bì,…cả chục việc đòi hỏi phải chắc tay. Thế mà khi thí nghiệm trên bàn của nhóm chuyên gia còn lòi ra bao thứ khác: thời gian ngâm, tỉ lệ nước, thời gian đun và cách đun nấu, … Ví dụ, với cùng một thứ gạo, nhưng có dòng nở ít, thì chỉ 70-71% nước. Loại nào nở cơm thì ngâm trước 15 phút, loại nở búp chỉ cần mươi phút là được. Lại còn tùy loại gạo, để ăn xào với rau, gia vị cho có màu mùi như kiểu châu Âu thì nấu bằng nồi hơi như nồi hong. Để còn làm cơm xào, cơm chiên thì chớ ngâm nhiệt, tức là ngâm gạo, đun nước vừa nóng chừng 50 độ hãy cho gạo vào theo đúng tỉ lệ, mới đạt yêu cầu. Câu nói: Cơm lành canh ngọt tưởng dễ mà khó thay”. Tôi (Hoàng Kim) trả lời: Thưa anh, xin hãy nhìn tấm ảnh, từ hạt gạo đến bát cơm chỉ là một phần ngắn trong chuỗi “hoa lúa, bùn, hột lúa, cây lúa, hạt gạo, bát cơm”. Hai khâu khó nhất và nhọc nhằn nhất là hoa lúa và bùn. Mời đọc bài tiếp nối Từ Sắn Việt Nam đến Lúa Siêu Xanh; Lúa Siêu Xanh Việt Nam Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkim và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-8/
KẾ SÁCH MỘT CHỮ ĐỒNG. Hoàng Kim
“Vua tôi đồng lòng, toàn dân gắng sức” “Càn khôn bỉ rồi lại thái. Nhật nguyệt hối rồi là minh”. Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn là đỉnh cao vọi của trí tuệ. Vua Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về đỉnh cao trong dãy núi Nham Biền thăm thẳm kia là gì thì được trả lời đó là Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ của mình. Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, minh quân ấy và thiên tài ấy lưu dấu nơi đất Việt thật lạ lùng và sâu sắc thay. https://hoangkimlong.wordpress.com/…/tran-thai-tong-va-tra…/
“Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Đó là lời vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. Đường Thái Tông đã thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự bậc nhất của thế giới lúc ấy, nhưng so đức độ với vua Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn. Ngày 3 tháng 9 năm 1300 là ngày mất của Trần Quốc Tuấn, nhà thiên tài chính trị, quân sự, nhà văn kiệt xuất thời nhà Trần. Chiến công đánh bại quân đội nhà Nguyên năm 1285 và 1287 đã đưa ông vào hàng đại danh nhân nổi tiếng nhất của lịch sử Việt Nam. Nhưng thiên tài của Trần Quốc Tuấn không thể phát lộ tỏa sáng nếu không có minh quân đặc biệt hiếm có là vua Trần Thái Tông tiếp nối là vua Trần Thánh Tông và vua Phật Trần Nhân Tông. So với sự kiện sự biến Huyền Vũ môn, ngày 4 tháng 9 năm 626, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế nhà Đường. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”.
Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông trước việc yêu thương của hai trẻ là Quốc Tuấn và Thiên Thành: Người con trai Quốc Tuấn thì dám lẻn vào cung Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết. Người con gái là công chúa Thiên Thành thì đã dám chọn cái chết mà trao thân cho người mình yêu ngay trước hôm vua Trần Thái Tông đã sắp làm đám cưới cho Trung Thành Vương, con trai của Nhân Đạo Vương một vị quan đầu triều. Tình yêu đó, khí phách đó thật lớn lao.
Vua Trần Thái Tông tiếc tài của Trần Quốc Tuấn nên quyết không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua chủ động kết nối lương duyên cho hai người Thiên Thành và Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường tình và bao dung không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ đang thù hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình. Câu chuyện ứng xử mau lẹ và tuyệt vời của vua Trần Thái Tông với lòng yêu thương và trí tuệ cao cả đã ứng xử đặc biệt kiệt xuất và chủ động tác thành hạnh phúc cho công chúa Thiên Thành và Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở là Đức Thánh Trần.
Chuyện lạ và hay hiếm thấy !
Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng và viết nên kiệt tác quân sự chính trị kiệt xuất Binh thư Yếu lược, một trong hai tác phẩm quân sự cổ đại xuất sắc nhất Việt Nam từ trước đến nay (mời đọc Lời dặn lại của Đức Thánh Trần).
Trần Quốc Tuấn Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương là một trong mười nhà quân sự kiệt xuất nhất lịch sử Thế Giới và Việt Nam. Vương là nhà chính trị, nhà văn, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên – Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó.
Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi đồng thời là cô ruột là Thụy Bà công chúa [1]. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay[2]. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi của người cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ [3]
Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Nhà Lý thuở ấy loạn cung đình đã vào đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái rất giỏi và thông minh, hiền hậu nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý dòm ngó ngôi báu đều là những kẻ mưu mô và kém đức. Nước Đại Việt lúc đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã đặt cược việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng với họa diệt tộc Trần “tru di chín họ” nếu CHỌN LẦM NGƯỜI. Trần Thủ Độ đánh giá cao Trần Cảnh sau này là vua Trần thái Tông để quyết tâm thực hiện cuộc đổi họ trong lịch sử thực hiện chính biến cung đình. Sự kiện này xảy ra vào năm 1225, chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.
Trớ trêu thay, Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chỉ trích và chống đối của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào và rất nặng nề do Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vợ Trần Thái Tông sinh con nhưng người con lại bị chết yểu ngay sau khi sinh. Sự dòm ngó cướp ngôi của nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi âm ưu phế vua đoạt quyền trong khi giặc ngoài lăm le sát biên ải, chỉ chờ trong nước có biến là hành động. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy lại đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính đã ép Trần Liễu là cha của Trần Quốc Tuấn phải nhường vợ Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử. Người sau này đã chứng ngộ vận nước lâm nguy, cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến “non sông đất nước Việt trên hết “. Người đã chấp nhận quay về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình. Sau này ngày 24 tháng 2 năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, là con thứ, (em của Trần Quốc Khang vốn con Trần Liễu) để lui về làm Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt, nhưng cái chính là xử lý được thực việc chính danh của vua con là con của Lý hoàng hậu tránh được thảm họa tranh chấp cung đình. Việc làm thái thượng hoàng sau này thành điển lệ tốt của triều Trần
Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích ở chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ (Chùa cổ Thắng Nghiêm lưu nhiều dấu tích Trần Hưng Đạo mà sau này tôi may mắn được chứng kiến và giác ngộ . HK. Sau khi Trần Liễu gửi con, ông đã dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cãn buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết sạch và vua Thái Tông đã đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.
Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng vì đức độ và tài năng vượt bậc so trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng[5]. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng là để khuất tất việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu không bị người đời đàm tiếu.
Thật oái oăm sự lựa chọn sinh tử, công chúa Thiên Thành, người mà Trần Quốc Tuấn yêu say đắm, là con vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương, vị vương đầu triều. Vua đã nhận sính lễ, thông báo đến mọi đại thần và đã chuẩn bị tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa tại dinh thự của Nhân Đạo Vương. Đôi trai gái trẻ đã đồng lòng dâng hiến cho nhau và Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm về việc Quốc Tuấn Thiên Thành đồng lòng làm việc ấy. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương[5].Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.
Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã dám lấy tính mạng của mình để làm liều, mấy ai thấu hiểu đó là phép biến Dịch của quy tắc “Chọn người” tin yêu mình trong thực tiễn trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người đó.
Tôi ghi thêm ngoại truyện về hai chuyện ‘quái’ có thật trong lịch sử để làm rõ hơn câu chuyện và bài học lịch sử của Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, với chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên và những trang binh thư kiệt tác muôn đời của nhân loại.
Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức’ có minh quân ấy và có lương tướng thiên tài ấy đã tỏa sáng và trao lại cho hậu thế muôn đời dân Việt một bài học lịch sử vô giá. ‘ KẾ SÁCH MỘT CHỮ ĐỒNG‘ minh quân lương tướng đồng lòng cố kết lòng dân thì mọi nguy khó đều vượt qua.
BÀI ĐỒNG DAO HUYỀN THOẠI Hoàng Kim
Con đường
Hồ Chí Minh
Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Cha siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con
Tháng 6 năm 1950 nhà văn Sơn Tùng được cụ Nguyễn Sinh Khiêm anh ruột Bác Hồ tặng sách “ Tất Đạt tự ngôn” kể chuyện Bài đồng dao huyền thoại: Năm 1895 Hồ Chí Minh lúc ấy là Nguyễn Sinh Cung đã có bài thơ “Biển là ao lớn Thuyền là con bò Thuyền ăn no gió Lội trên mặt nước Em nhìn thấy trước Anh trông thấy sau Ta lớn mau mau Vượt qua ao lớn” xem tiếp http://lethuy.edu.vn/index.aspx?u=nws&su=d&cid=350&id=3478
THẦY QUYỀN NGHỀ NÔNG CỦA CHÚNG TÔI
Hoàng Kim
Kính chúc thầy Quyền cô Vân ngày mới sức khỏe hạnh phúc. Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền (Quyen Mai Van, Van Quyen Mai) sinh ngày 24 tháng 4 năm 1936, khai sinh ngày 16 tháng 3 năm 1938, là nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng. Giáo sư là thầy hướng dẫn đã bảo vệ thành công của 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp, nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, tác giả của sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước. Giáo sư Mai Văn Quyền từ năm 2007 đến nay là cộng tác viên thường xuyên của đài VOV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV2 với công ty Cổ phần phân bón Binh Điền. Giáo sư là chuyên gia của chương trình VTV “Đồng hành và chia sẻ” hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài, là cộng tác viên của báo Nông nghiệp Việt Nam và các báo nông nghiệp, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Với cương vị là chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt Nam. Thầy là tấm gương phúc hậu, minh triết, tận tâm trong nghiên cứu, giảng dạy nông học, đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Bước vào năm 2019, giáo sư Mai Văn Quyền sang tuổi 83 và Thầy vẫn đang sung sức đi tới trong tốp đầu của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam thời hiện đại. Ơn Thầy. Hoàng Kim, kính tặng thầyMai Văn Quyền và những người Thầy quý mến. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày, Trán tư lự, cha thường suy nghĩ, Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất, Cái chết giằng cha ra khỏi tay con, Mắt cha lắng bao niềm ao ước, Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy, Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ, Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng Thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …
THẦY QUYỀN LÚA VÀ HỆ CANH TÁC
Thời chúng tôi, Chương trình Lúa và hệ canh tác Việt Nam, thật may mắn được gặp và chung làm việc với những người thầy lớn: Giáo sư Đào Thế Tuấn, giáo sư Nguyễn Văn Luật, giáo sư Võ Tòng Xuân, giáo sư Vũ Tuyên Hoàng và giáo sư Mai Văn Quyền. Tôi theo thầy Quyền với lời đùa vui của giáo sư Trương Công Tín trêu tôi trước mặt giáo sư Trần Thế Thông “Các cậu là lô đối chứng”. Tôi (Hoàng Kim) thực hiện cụm đề tài: “Nghiên cứu và phát triển các hệ thống canh tác thích hợp cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung (1983- 1997) gồm: nghiên cứu và phát triển đậu rồng; trồng xen đậu xanh, lạc, đậu rồng với sắn; trồng ngô lai xen đậu xanh; trồng ngô lai xen đậu nành gối thuốc lá; trồng lạc xen với cao su non. Đề tài này thuộc Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam và kết nối hợp tác Quốc tế với Việt Tiệp (sắn xen đậu rồng), Việt Nga (Quỷ gen Cây trồng), IRRI (lúa, đậu đỗ) CIMMYT (ngô), ICRISAT, AVRDC, IPB (lạc, đậu tương, đậu xanh). Trong 15 năm nghiên cứu và phát triển (1983-1997) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận kết quả của đề tài này 8 giống mới: gồm một giống lạc HL25, hai giống đậu nành HL92, HL203, hai giống đậu xanh HL89-E3, HL115 và 05 mô hình tiến bộ kỹ thuật . Phần lớn những kết quả này là trong sự kết nối với sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình tâm huyết của giáo sư Mai Văn Quyền, thầy Quyền nghề nông của chúng tôi. Nhìn lại lý lịch khoa học của chính mình tại trang chính thức Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh http://journal.hcmuaf.edu.vn/docgia/lylichkhoahoc/chitietllkh?itemid=b31f0ef389544f8518e78dd1cd7e5c9d&sskey=1566959090 . Chúng tôi biết ơn Thầy đã dìu dắt trong bao thành quả thầm lặng cống hiến cho chén cơm ngon của người dân. Bao nhiêu câu chuyện và hình ảnh chưa kịp đúc kết và đánh giá lại bài học đời người. Hình ảnh Thầy và chuỗi sự kiện xin xem tiếp tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-quyen-nghe-nong-cua-chung-toi/
THẦYQUYỀN GƯƠNG SÁNG NGHỊ LỰC
Quê hương và gia đình
Giáo sư Mai Văn Quyền sinh ngày 24 tháng 4 năm 1936, khai sinh ngày 16 tháng 3 năm 1938. Quê quán tại thôn Thủy Khê, xã Vĩnh Liêm, huyện Vĩnh Linh (sau giải phóng đổi thành xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh) tỉnh Quảng Trị, nguyên Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, đã nghĩ hưu, hiện thường trú tại BA4-8, khu phố Cảnh viên 2, Đường C, phường Tân Phú, Phú Mỹ Hưng, Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh,
Giáo sư xuất thân trong một gia đình rất nghèo, bố mất sớm khi thầy mới sinh, chưa biết mặt. Mẹ là Trương Thị Iu, thời đánh Mỹ bị quản thúc tại gia vì trước có tham gia hội mẹ chiến sĩ thời chống Pháp, và có con ở miền Bắc. Mẹ lao động lam lũ để nuôi con, các anh chị đều làm thuê, làm mướn, mò cua bắt ốc, đánh cá sông và cá đồng. Bà mất do bom Napan của Mỹ ngày 12 tháng 8 âm lịch năm 1967, tại quê. Chị cả là Mai Thị Miến lấy chồng khác xã, đã mất cùng hai người con vào tháng 11 năm 1951, do bom Pháp ném trúng nhà. Chị thứ hai Mai Thị Lũy có hoạt động phụ nữ kháng Pháp, mất năm 1986. Anh thứ ba gia nhập bộ đội Vệ Quốc Đoàn, chống Pháp, bị thương, giải ngũ. Sau này bị Mỹ-Ngụy trả thù, bắt giam, tra tấn dã man. Sau khi được thả ra đã ra Bắc chữa bệnh và đã mất ngày 21 tháng 6, năm 1965 tại Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Anh thứ tư là Mai Phú, tham gia họat động bộ đội địa phương chống Pháp, khi Mỹ xâm lược miền Nam có tham gia đường dây họat động bí mật ở quê, sau bị lộ đã đưa gia đình ra sơ tán ở Tân Kỳ, Nghệ An, mất năm 1984 tại quê. Sau này, giáo sư đã tìm cách quy tập mộ của người anh ở Thanh Hóa về cùng một chỗ với bố, mẹ và người anh kế tại cồn Cát, thôn Thủy Khê, đồng thời hổ trợ để các cháu tu bổ phần mộ cho hai chị gái nằm ở hai quê khác nhau để tỏ lòng biết ơn bố mẹ sinh thành nuôi dưỡng và sự chăm sóc của các anh chị cho đến ngày người rời quê sống ở nơi xa.
Giáo sư có vợ là Lê Thị Thanh Vân, sinh năm 1943, người cùng quê và hai con trai Mai Việt Cường, sinh năm 1969 và Mai Trúc Quỳnh sinh năm 1972, đều thành đạt, có gia đình riêng, mỗi gia đình đều có hai con. Cô Lê Thị Thanh Vân là kỹ sư bảo vệ thực vật, tốt nghiệp đại học năm 1966, công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, cô về hưu non tháng 5 năm 1990 do sức khỏe với thời gian công tác 24 năm 6 tháng khi cô đang còn ở IRRI.
Tuổi thơ gian khó
Giáo sư Mai Văn Quyền do xuất thân trong một gia đình rất nghèo, nên bản thân sớm biết quí trọng sản phẩm lao động và có tinh thần tự lực vươn lên, biết thông cảm và giàu lòng thương yêu những người nghèo khó. Tuổi thơ, khi các chị lần lượt đi lấy chồng, các anh đi làm thuê, ở nhà một mình, lúc 4-5 tuổi, cậu bé Mai Văn Quyền đã biết lao động phụ mẹ như nuôi lợn, gà, mót củi, lấy nước, nấu ăn, dọn dẹp việc nhà. Do là con út, cả nhà không ai được đi học, nguyện vọng của mẹ muốn cho đi học chữ Hán để sau này có thể đọc được văn tự, khế ước. Bảy tuổi cậu đi học một buổi còn một buổi làm các việc nhà. Không có đèn, cậu đã đốt củi hay dùng hạt bưởi xâu lại đốt lên xem chữ để học. Ấy vậy mà bài nào cũng thuộc, chữ viết đẹp, ngoan ngoãn, lễ phép nên luôn được thầy yêu, bạn mến. Do nhà quá nghèo nên việc học thường đứt đoạn.Tuy vậy, cậu học rất giỏi, khi bắt đầu đọc được khế ước, thì Cách mạng tháng Tám bùng nổ, sách vỡ bị cháy, nên hiện không còn dấu tích học chữ nho. Trong những năm kháng Pháp, cậu được cử làm đội trưởng thiếu niên Tiền Phong, hăng hái hoạt động giúp bộ đội nắm tin tức, hành tung của địch, giúp dân cất dấu lương thực và báo động khi có giặc về càn, đồng thơi vẫn theo học tiểu học, và tham gia dạy bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ cho bà con trong thôn. Tuổi thơ gian khó và giàu ý chí tự lực vươn lên, nhờ vậy mà cậu khá thành thạo các việc nội trợ cũng như các hoạt động sản xuất đồng áng như gieo trồng chăm sóc khoai, sắn, xay lúa, giã gạo. Những công việc như vậy đã giúp rất nhiều khi thoát ly gia đình ra vùng tự do tự lập để theo học văn hóa.
Thoát ly gia đình
Từ năm 1950- 1951, giặc Pháp tăng cường càn quét vùng du kích, nên trường học luôn bị bắn phá, buộc phải dời rất nhiều chỗ, gây khó khăn cho học sinh theo học.Trước tình hình đó, Chính quyền cho phép ai có điều kiện thoát ly ra vùng tự do để học thì tìm cách để thoát ly. Một nhóm bạn học lớp Bốn cùng thôn, rủ nhau lên chiến khu Ba Lòng để xin giấy thông hành ra Thanh Nghệ Tĩnh học.Vượt đường số Một, lánh qua các bót gác của Pháp để lên chiến khu, nhóm đã có giấy thông hành sau 4 ngày đi về. Tháng 11/1952 nhóm cùng nhau lên đường ra Thanh-Nghệ-Tịnh. Vượt đường rừng lên chiến khu Thủy Ba thì tối. Hôm sau đi đến chân núi U Bò (thuộc địa phận Quảng Bình) thì cũng vừa tối. Dừng lại, nấu ăn, ngủ lại, rạng sáng leo núi U-Bò, trưa lên đến đỉnh núi, tối xuống núi, đi qua xóm Cà, xóm Rẫy (nơi quân Pháp hay phục kích).Từ xóm Cà, xóm Rẫy đến Gia Hưng, tối đi đò dọc từ Gia Hưng ra Minh Cầm, Minh Lệ, Lệ Sơn thì trời sáng. Sau đó đi xe Gòn (Vagon tàu hỏa) ra Thanh Luyện của Hà Tĩnh, từ đó đi đò đến Đức Thọ, Hà Tĩnh là vùng tự do của khu Bốn. Hành trang của cậu vẻn vẹn chỉ có chiếc balo cũ của người anh đi bộ đội tặng cho, cùng vài bộ áo quần cộc cũ kỹ, kèm theo chiếc áo tơi và bao gạo lên đường. Khi đến Đức Thọ, Hà Tĩnh, mặc dầu lạ lẫm nhưng nhóm vẫn phải chia nhau tự đi liên hệ nhà dân để xin ở trọ. Nhóm ba bạn thân được cho ở trong nhà anh chị tên là Túy, gia đình có nghề làm bún bán để sống. Không ai bảo cậu, cậu vẫn tự nguyện cùng thức khuya dậy sớm, giã gạo lấy bột để làm bún với gia chủ. Nhờ vậy mà anh chị Túy nuôi cả nhóm ăn ở mà không lấy tiền trọ. Sau vài tháng, nhóm được chuyển sang Nghệ An để theo học lớp 5 cho đến lớp 7. Thời gian này lúc đầu ở trọ, trong gia đình thầy giáo Võ Tá Phi. Thầy Phi người Hươngg Sơn, Hà Tĩnh, đã từng vào Huế học, và đã kết duyên với cô Tôn Nữ Hồng Điểm là em gái của cố Giáo sư Tôn Thất Tùng. Nhà ở của thầy Phi là một ga xép của ga tàu hỏa còn sót lại. Nhà chật nên chỉ nhận hai học trò trọ học. Cậu và một bạn cùng làng là Trần Viết An (đã mất ở Hà nội). Lúc đầu không có tiền trả tiền cơm, nhưng Thầy vẫn cho ở trọ. Cảm kích lòng tốt của Thầy, cậu đã tham gia tích cực vào làm các công việc lặt vặt như gánh nước, bổ củi và đặc biệt là tham gia trồng thuốc lá sợi vàng cùng gia đình để đỡ bớt gánh nặng cho Thầy. Vì gia đình thầy có cả thảy 6 người mà chỉ trông vào đồng lương ít ỏi của Thầy để sống đã là việc quá sức, nay lại nhận thêm 2 học sinh vùng Bình Trị Thiên cùng ở để cái khó lại chồng lên cái khó thì làm sao mà gánh nổi. Đất đai để trồng thuốc là khai thác hai mép đường sắt đã bị phá hoại, nhặt các thứ do trâu bò thải ra dọc bờ ruộng để làm phân. Cũng nhờ vậy mà cậu bé biết thêm nghề trồng và chế biến thuốc lá sợi vàng. Sau này cũng nhờ hoàn cảnh khó khăn đó mà Thầy đã giúp cậu và bạn cậu xin được học bỗng, mỗi tháng được 25 kg gạo. Có ngần ấy gạo, cộng thêm khoai sắn coi như nạn đói cả nhà đã bị đẩy lùi. Nhờ vậy cậu bé yên tâm tối tối xách chiếc đèn chai đến trường theo học, còn ban ngày lại theo nghề kinh doanh thuốc lá. Cuộc sống như vậy kéo dài hơn một năm thì cậu được chuyển đến trọ học ở xã Nam Trung, Nam Đàn. Nơi đó vốn là cơ sở cũ của trường Nguyễn Công Trứ đã tồn tại nhiều năm. Nhưng do máy bay của Pháp bắn phá ác liệt nên trường phải dời lên Bạch Ngọc để vừa lánh bom đạn, vừa mở rộng quy mô dạy và học cho nhiều thế hệ. Ở môi trường mới, câu cũng trải qua nhiều phương cách sống, vì có nhiều anh em học sinh Bình- Trị-Thiên chuyển đến. Lúc đầu ở theo nhóm, tự đi lấy củi, nấu nướng lấy ăn để học. Phương cách này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, sau đó phải phân tán nhỏ để ở trọ trong từng hộ khác nhau. Cậu được phân vào ở một gia đình có 9 người con gái. Người ta gọi đùa là chim cu rơi vào hũ nếp. Nhờ có nguồn vốn biết dân vận, nên ngay từ đầu cậu bé đã được ưu ái, chỗ ăn chỗ ở khá yên lành, gia chủ rất quý. Thế nhưng do ở xa trường nên về sau đành phải xa tổ ấm mới nhen nhóm để về chỗ ở mới gần trường hơn. Lần này cậu cũng may mắn được ở trọ trong một gia đình đơn chiếc, một mẹ, một con. Tên mẹ là Phạm Thị Em, nhưng thường được gọi tên là mẹ Sung. Người con duy nhất của mẹ lúc ấy đang ở trong quân ngũ. Vì vậy mẹ coi cậu như con đẻ và ở đây cậu bé phát huy hết khả năng dân vận. Cậu có số gạo học bỗng đã có, thay người con trai vắng nhà làm mọi việc, nên cuộc sống dù còn nhiều khó khăn nhưng tinh thần lại rất thoải mái. Mẹ yêu cậu như người con đẻ của mẹ. Ở đây cậu bé lại học thêm được nghề mới là chèo đò và trồng dâu nuôi tằm. Thời gian này cũng phải học ban đêm, nên ban ngày cậu có thời gian để cùng đi lao động trồng dâu, hái lá dâu nuôi tằm, cậu biết cả thuật ngữ tằm ăn lên hay tằm ăn rỗi, biết gột trứng tằm, biết cả kéo tơ để lấy nhộng chiên ăn. Vào tháng 7 năm 1954, khi hiệp nghị Giơneve về Việt Nam được ký, đất nước bị chia cắt làm hai miền. Cậu dù nhớ nhà, rất muốn về thăm gia đình, thăm người mẹ yêu thương của cậu, nhưng do một mặt không có tiền lộ phí, mặt khác cậu được giải thích là chỉ hai năm là có tổng tuyển cử, đất nước được thống nhất rồi về một thể. Vậy là cậu yên trí ở lại theo học cho hết cấp hai. Thế rồi cuộc cải cách ruộng đất long trời lở đất đã diễn ra.Trong thời gian ấy đã có quá nhiều sự kiện xảy ra. Cậu vừa là trưởng ban tổ chức đám cưới cho con trai của mẹ và nhiều anh bộ đội khác, lại tổ chức dạy bình dân học vụ. Nhưng đáng nhớ nhất, có lúc cười ra nước mắt là những năm cải cách ruộng đất, cậu cùng với một người bạn khác cùng quê là Nguyễn Tiến Bội, hiện đang sống ở Tân Bình, cùng nhau chịu trách nhiệm viết khẩu hiệu quảng bá cho chiến dịch giảm tô, cải cách ruộng đất, phát thanh, tổ chức cổ động. Trong đó có sự kiện đáng nhớ nhất là ban ngày đi học cùng bạn bè nhưng buổi tối thì đi gác để quản thúc chính người bạn học của mình. Vì gia đình của các bạn ấy bị quy là phú nông hay địa chủ. Biết là không hợp với đạo lý làm người, nhưng thuở ấy nếu không làm theo lệnh của Đội thì chính bản thân của cậu cũng bị quy là có tư tưởng chống đối và việc ghi vào lý lịch hay nặng hơn là đuổi học sẽ phải xảy ra. Kỹ niệm lớn nhất trong quảng đời trọ học ở Nam Trung, Nam Đàn là mọi người dù khi sung sướng hay lúc gian khổ, cậu cũng đều nhận được những lời khen, lời an ủi. Câu nói thường nghe nhất là “không biết ai có phúc đã đẻ ra cậu ấy mà ngoan thế”. Vì vậy ai cũng sẵn lòng mời cậu về ở với gia đình họ. Thế rồi đã đến lúc phải tạm rời cái nơi có nhiều kỹ niệm đáng nhớ ấy để đến Vinh, theo học cấp 3, đó là năm 1956. Thành phố Vinh cũng như nhiều thị xã khác phải tiêu thổ kháng chiến, nên nhiều nhà cửa, đền chùa bị phá hủy. Thành phố lúc ấy cũng chẳng khác nào nơi thôn quê. Các học sinh cũng phải được phân tán ở trong nhà dân. Cậu và một bạn lớn tưổi hơn, người cùng quê, tên là Lê Văn Tài (sau nhiều năm vắng tin nay được biết là đang còn sống ở gần khu Phong Nha –Kẻ Bàng, rất gần Đồng hới, 87 tuổi). Hai bạn được phân trọ học trong một gia đình nghèo có tên là ông bà Tân. Ở đây cậu cũng được nhận sự ân cần niềm nở của nhà chủ. Sau một học kỳ, khi nhà trường làm được những ngôi nhà lá thì tất cả các học sinh Trị-Thiên đều được dời về ở trong ký túc xá của trường. Lúc này Nhà nước có thực hiện chế độ trợ cấp cho học sinh miền Nam ăn học, Cậu và các bạn miền Nam khác được cấp áo quần, chăn màn và tiền ăn hàng tháng, nhờ vậy cuộc sống từ đó được cải thiện hơn. Giai đoạn này cậu được cử làm hiệu đoàn phó và cán sự đoàn thanh niên lao động và cũng được công nhận là đối tượng Đảng. Kết thúc cấp 3, bạn bè ai cũng háo hức chuẩn bị đi thi vào đại học. Lúc bấy trong trường, nhóm năm, nhóm ba truyền nhau câu nói: “Nhất Y, nhì Dược, Tạm được Bách khoa, Sư phạm loại ra, Nông Lâm bỏ xó” nên rất ít bạn ghi tên thi vào sư phạm và nông lâm. Vì vậy nhà trường kêu gọi các đoàn viên ghi tên vào hai trường này. Cậu là cán bộ đoàn lại là đối tượng đảng nên đã hăng hái ghi tên thi vào Đại Học Nông Lâm
Người nhà quê ra thủ đô
Hè 1959, kết thúc phổ thông, cậu chia tay thầy và bạn, tạm biệt mái trường đơn sơ nhưng thân yêu và chứa đầy kỹ niệm để ra Hà Nội. Cậu chưa biết thủ đô Hà Nội, chỉ nhớ chuyện ngay từ lúc cách mạng mới bùng nổ, lúc ấy ở quê cậu, vào năm 1945, trong một cuộc mít tinh, một vị lãnh đạo hô to: Tất cả hướng về thủ đô Hà Nội chào cờ, chào! Mọi người đều răm rắp làm theo. Nay nghe nói được đi Hà Nội thì hồi hộp lắm. Cả đoàn lớp 10 với hành trang đơn giản bước lên tàu. Ra Hà Nội cậu may mắn có người bạn thân cùng lớp tên là Phạm Ngọc Du, thường gọi là Du A, có bà chị làm bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai, được cấp một phòng nhỏ làm nhà ở, nên cả hai đều nương tựa vào chị trong thời gian chuẩn bị thi Đại học. Bước lên tàu là xa trường và xa gia đình mẹ Sung thương yêu cậu như người ruột thịt. Hoàn cảnh giao thông và kinh tế lúc ấy chỉ biết đi nhưng khó hẹn ngày về. Tàu bắt đầu chuyển bánh. Lần đầu tiên được bước lên tàu hỏa đi thủ đô nhưng thấy cũng chẳng khác cái xe gòn ngày từ quê nhà ra Hà Tĩnh là bao. Tuy vậy, cậu cũng cảm thấy lâng lâng trong lòng, thỏa sức ngắm nhìn thế giới đang lùi lại phía sau. Đến thủ đô Hà nội, đúng là Thủ đô, đẹp hơn thành phố Vinh, nơi cậu vừa tốt nghiệp phổ thông nhiều lắm. Thủ đô có có Hồ Tây rộng bao la, có hồ Hoàn Kiếm, có Vườn Bạch Thảo, có Công viên Bảy Mẫu, nhiều nhà xây và cây xanh mà thành phố Vinh không có. Đặc biệt là có tàu điện chạy kêu leng keng mà trẻ con nhảy lên rồi nhảy xuống vẫn an toàn. Cậu và bạn cậu cũng tranh thủ đi tàu điện cho biết. Nhảy tàu từ phố Bạch Mai, đi đến Hà Đông rồi quay lại vẫn chưa thấy chán. Sau khi thi xong, đôi bạn lại tiếp tục lội bộ quanh thủ đô ngày này qua ngày khác, ngắm nhìn thiên hạ và phong cảnh. Người thủ đô lúc ấy sao mà hiền hòa đến thế.
Hồi hộp và chờ đợi
Số may, nên bạn Du A cũng thi cùng trường, nhưng thi vào thủy sản. Nhờ vậy đi lại từ bệnh viện Bạch Mai đến Văn Điển đã có bạn đồng hành và nhờ vậy đôi chân vẫn đi mà không biết mỏi. Từ lúc đi thăm dò để biết trường đóng ở đâu, rồi đến ngày tựu trường nghe giáo sư Bùi Huy Đáp, hiệu trưởng trường nói chuyện với thí sinh, rồi hôm sau đến thi đều nhờ đôi chân vạn dặm. Thời ấy làm gì có xe bus, tắc xi hay xe ôm, mà dẫu có cũng không biết lấy tiền đâu mà chi trả. Vì vậy, lội bộ là phương pháp bền vững nhất. Thi xong là những ngày chờ đợi, mãi cho đến ngày công bố kết quả dán ở ngoài cổng trường. Chữ được đánh máy trên giấy pơlua, chữ tỏ chữ mờ, tìm mãi không thấy tên cho đến khi thấy tên Mai Văn Quyền xuất hiện ở một trang riêng nhưng không biết xếp vào khoa nào, lớp nào. Cuối cũng tìm gặp được thầy Toản trưởng phòng giáo vụ mới được thầy giải thích là đã đậu rồi, nhưng còn chờ xếp lớp. Dầu vậy hai bạn ra về với vẻ mặt hoan hỷ báo với chị Hữu chị ruột của bạn Du A biết là các em của chị đã đậu đại học. Sau này, những ngày chờ đợi kéo dài và cậu được chọn cho đi học ngoại ngữ để đi Liên Xô, nên danh sách đã gửi về trường chuyên tu ngoại ngữ ở Gia Thượng, Gia Lâm, Cậu cần liên hệ với trường để biết thông tin chi tiết. Thế là lại thêm một tin mừng nữa, nhưng phải tiếp tục chờ đợi. Vì trường ngoại ngữ khai giảng chậm hơn, nên cậu tìm về người quen ở Gia Lâm để tá túc.Về sau cậu được xếp vào lớp học tiếng Nga, nhưng ở trong một lớp không có bạn nào cùng trường cả. Cậu học khá, được cử làm lớp phó phụ trách sinh hoạt. Về sau cậu được kết nạp Đảng lớp đảng viên Hồ Chí Minh 6/1 tại trường. Lâu nay việc kết nạp đảng tại trường chuyên tu ngoại ngữ hiếm khi xảy ra, vì thời gian học ngắn, không đủ để qua thử thách. Nhưng với Cậu, nhờ có thầy Nguyễn Tài Đại, vốn có thời làm thư ký cho Bác Hồ, rồi làm bí thư Đảng ủy của trường Huỳnh Thúc Kháng, đang ra học tại trường Đảng nên có dịp ghé đến trường trình bày để kết nạp Đảng cho cậu Quyền, coi như trường Huỳnh Thúc Kháng nhờ trường Ngoại ngữ kết nạp thay vì trước đây chưa thu xếp kết nạp được. Dù học tốt, được kết nạp Đảng, nhưng Cậu phải ở lại nước vì sức khỏe không đủ do bị đau bào tử nặng. Thế là vui buồn lẫn lộn. Số là năm 1959, nhiều học sinh bị đau phổi, dạ dày hay đau ốm hơn vẫn được cử đi học nước ngoài nói là học vì Miền Nam ruột thịt. Nhưng một số khá lớn trong đó, giữa chừng phải về nước vì không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt. Tạm biệt bạn bè để trở lại nơi thi vào để học. Trở về trường mới, bị lùi lại mộ năm nên học khóa 5, Cậu được cử làm lớp trưởng của lớp cây trồng 5, có 92 sinh viên. Lúc này cậu mang trong mình bệnh đau dạ dày mạn tính. Nhưng do bản chất cần cù, chịu khó và nhẫn nại, nên cậu vượt qua, vừa học giỏi, vừa lãnh đạo lớp xuất sắc nên năm nào cậu cũng làm lớp trưởng. Cũng tại đây, cậu bắt đầu phác đồ điều trị bệnh dạ dày cho riêng mình. Bác sĩ tây y nói bệnh dạ dày ít khi chữa lành ngoài phương pháp phẫu thuật, nhưng với phác đồ điều trị kiên trì sau 26 năm bệnh dày dày của cậu đã phải chấm dứt.
Trở thành cán bộ Nhà nước
Tháng 4 năm 1964 tốt nghiệp đại học loại xuất sắc (bằng đỏ). Cậu được thầy Đào Thế Tuấn nhận về làm việc tại phòng sinh lý cây trồng thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đóng ở Văn Điển, Hà Nội. Năm 1965, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, cơ quan sơ tán về nông thôn, nhưng người cán bộ trẻ mới ra trường này vẫn hăng hái tham gia các đề tài nghiên cứu bệnh lúa vàng lụi rồi nghiên cứu sinh lý ruộng lúa năng suất cao. Về sau khi thầy Uyển được cử đi nghiên cứu sinh năm 1967, cậu được giao nhiệm vụ phụ trách phòng sinh lý với chức danh phó phòng, đảm nhiệm công việc của thầy Đào Thế Tuấn phải làm trưởng đoàn đi chỉ đạo sản xuất ở Nghệ An. Cậu một mình vừa tổ chức sơ tán, vừa xây lán trại cho cán bộ ở, vừa liên hệ địa phương xin đất để làm thí nghiệm, vẫn đảm bảo công việc của Viện giao tốt đẹp. Dù gian khổ mấy cũng hoàn thành tốt công việc. Năm 1972, Quảng Trị được giải phóng một phần rộng lớn, Bộ định cử cậu đi tiếp quản Quảng Trị, nhưng lại có trường phái khác đề nghị cho cậu đi học tiếp, và ý tưởng này đã thắng. Bộ Nông nghiệp thông báo cho cậu được chuẩn bị thi tuyển sinh. Đây cũng là bước ngoặt, vì trước năm 1991, chỉ có tuyển không có thi (dựa vào lý lịch và một phần là học lực là chính, những bạn ở miền Nam thì phần lớn do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam giới thiệu). Nhưng từ năm 1971 là phải thi tuyển. Đầu năm 1972, cậu thi trúng tuyển, đi học ngoại ngữ. Cậu học giỏi ngoại ngữ và cả chính trị vì giáo trình ngoại ngữ không khác với giáo trình mà cậu được học năm 1959-1960. Cuối khóa học, vào lúc thi cử, vợ và con đều nằm bệnh viện, một chốn ba nơi. Vợ ốm phải phẫu thuật ở bệnh viện K, con đau sốt cao ở tại Hà Đông mà nhà và việc làm thì ở Văn Điển. Tình cảnh ấy cậu nghĩ rằng giống như năm 1960, sẽ khó có thể xuất ngoại. Cậu nghĩ đi học thêm là tốt, nhưng sức khỏe của vợ con là quan trọng hơn. Dầu vậy, cậu vẫn thi tốt và mọi việc rồi cũng được thu xếp ổn thỏa. Cậu được cử đi học Liên Xô nhưng chưa tìm được thầy hướng dẫn, nên Mặt trận đề nghị chuyển qua Đông Âu, thế là lại chờ đợi và cuối cùng được báo là đi học ở Bungari. Đi học là có quyền lợi nên đáng lẽ năm 1973 cậu được nâng lương. (5 năm mới được xét nâng lương). Nhưng khốn nổi chỉ tiêu nâng lương chỉ có 3% mà đơn vị của cậu có nhiều người khóa 1 khóa 2 chưa được nâng lương. Nếu một lúc cậu nhận được hai vinh dự thì có người sẽ không được nâng lương. Thế là cậu nhường suất nâng lương cho người khác. Kết quả là sau 14 năm cậu mới được nâng một bậc lương. Khi sang nước bạn, do chỉ muốn được rảnh thì giờ để học nên cậu từ chối làm đoàn trưởng hay làm chi ủy. Cũng may là có nhiều người muốn làm các chức vụ ấy nên cậu dễ dàng thực hiện được nguyện vọng. Nhưng rồi đến năm cuối, do có nhiều sự việc xảy ra, nên cậu bị điều ra làm Bí thư. Thế là mọi việc đều được sắp xếp ổn thỏa.
Gương sáng Gia đình Nông nghiệp
Về nước, tiến sĩ Mai Văn Quyền lại tiếp tục công tác tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (Hà Nội). Từ tháng 11 năm 1979 được cử vào xây dựng cơ sở II tại TP Hồ Chí Minh cho đến tháng 1 năm 1981. Cũng cần nói thêm rằng trong khi tiến sĩ được cử dẫn một đoàn cán bộ khoa học gồm cả trồng trọt và chăn nuôi vào xây dựng cơ sở II ở 12 Nguyễn chí Thanh, năm 1959, thì tiến sĩ vừa đóng vai trò là cán bộ khoa học, vừa là Đảng Ủy Viên của Viện để tổ chức đơn vị Đảng cho cơ sở II, vì hai thầy Viện Phó đang còn ngoài Đảng. Nhiệm vụ nhóm cán bộ chuyên môn là phải đặt được các cơ sở nghiên cứu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó nhóm trồng trọt tổ chức nghiên cứu lúa ngắn ngày tại xã Bình Mỹ, còn nhóm chăn nuôi tổ chức nghiên cứu tại các trại chăn nuôi của thành phố. Chỉ sau một năm nhóm đã thiết lập được những kết quả đủ để cho cơ sở II bắt đầu phát huy thanh thế của Viện ở phía Nam
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam cơ sở II sáp nhập với Viện Kỹ thuật Nông nghiệp miền Đông Nam Bộ thành Viện Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Thời gian này tiến sĩ Mai Văn Quyền làm trưởng phòng trồng trọt, đảng ủy viên, kiêm bí thư chi bộ. Từ 1981 đến tháng 4 năm 1988, trưởng phòng Sinh lý – Đất phân, Đảng Ủy viên, bí thư chi bộ khối Trồng trọt, tham gia giảng dạy đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ nông học. Năm 1991, tiến sĩ Mai Văn Quyền được phong học hàm phó giáo sư; Tháng 7 năm 1996, tiến sĩ Mai Văn Quyền được phong học hàm giáo sư. Từ tháng tư năm 1988 đến tháng 9 năm 1999 làm Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Từ tháng 9 năm 1999 tham gia các dự án Quốc tế ngắn hạn, chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty phân bón Bình Điền cho đến nay.
Mai Văn Quyền quá trình học và làm
1956-1959: Học cấp Ba ở trường Huỳnh Thúc Kháng, Vinh
1959-1960: Học Ngoại ngữ Nga văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Gia Lâm, Hà Nội
1960-1964: Học Đại học, ngành cây trồng, tại Học Viện NL Gia Lâm, Hà Nội
1964-1967: Nghiên cứu sinh lý bệnh lúa vàng lụi tại các tỉnh phía Bắc. Kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh bệnh vàng lụi không phải là bệnh sinh lý mà chỉ có các hiện tượng bên ngoài biểu hiện giống bệnh sinh lý. Kết luận này đã góp phần xây dựng phương pháp phòng trừ hợp lý và nhanh chóng dập tắt bệnh nguy hiễm này trên đồng ruộng các tỉnh phía Bắc. Sau đề tài bệnh lúa vàng lụi nối tiếp đến các đề tài khác như thâm canh lúa xuân, khảo nghiệm các cây trồng có nguồn gốc ôn đới, như lúa mì thấp cây, mạch ba gốc, hướng dương, củ cải đường, khoai tây, phương pháp phá miên trạng ở cây lúa….
1972-1973: và thi tuyển vào tháng 7/1973: Học ôn thi NCS tại Hà nội
1973-1974: Học ngoại ngữ tại Trường Đại học Ngoại ngữ Thanh Trì, Hà Nội
1975-6/1978: Nghiên cứu đặc điểm hoạt động quang hợp và khả năng di truyền của các giống ngô lá thẳng khi lai với các giống ngô lá thông thường (Gốc lá rộng). Đề tài nghiên cứu sinh.
1974- 6/1978: Học nghiên cứu sinh tại Bungaria; 6/1978:Tốt nghiệp Phó Tiến sĩ Sinh học về sinh lý cây trồng (nay là Tiến sĩ) tại Viện Sinh lý Thực vật PoPop, Xofia, Bungaria
2/1980-6/1980: Thực tập sinh nghiên cứu tính kháng phèn 2/1980-6/1980, tại IRRI
1979-1986: Nghiên cứu tính chống chịu phèn của lúa trên đất phèn ĐBSCL
1985-1988: Điều phối viên chương trình nghiên cứu Mạng lưới Phân bón Quốc gia của Viện KHKTNNMN
1986. Học lớp hệ thống canh tác 6 tháng tại IRRI
1986-1999: Chủ trì các đề tài nghiên cứu Hệ thống Canh tác (HTCT) trên nền lúa.
1990-1999: Chủ nhiệm chương trình HTCT ở Đồng Tháp Mười trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện KHKTNNMN với quỹ viện trợ phát triển của Bỉ
1989-1990: Thực tập sinh (Visiting Scientist) tại IRRI (IRRI quy định tiêu chuẩn Post doc là từ khi có học vị tiến sĩ đến 10 năm, trên 10 năm được hưởng danh hiệu visiting scientist) 6/1990: Hoàn thành chương trình sau tiến sĩ (khách mời Visiting scientist) tại Viện Lúa IRRI
1991: được phong học hàm phó giáo sư
1991-1995: Điều phối viên chương trình nghiên cứu thâm canh lúa của Việt Nam
1991-1999: Thành viên ban điều phối màng lưới HTCT Việt Nam hợp tác với IDRC (do IDRC tài trợ).
1993-1996: Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu và phát triển HTCT trên đất dốc ở Miền Đông Nam Bộ trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện KHKTNNMN với trường Địa học KU-Leuven của Bỉ
4/1995: Cố vấn kỹ thuật đánh giá chương trình VIE/91/005 của Viện Lúa ĐBSCL do FAO tài trợ và IRRI cố vấn kỹ thuật.
12/1995: Cố vấn kỹ thuật đánh giá dự án công nghệ sau thu hoạch DANIDA tài trợ cho 4 tỉnh trồng lúa ở Việt Nam- Dự án tiền khả thi.
Tháng 7/1996: được phong học hàm giáo sư
1996-2002: Ủy viên HĐKH chuyên ngành trồng trọt và BVTV của Bộ NN&PTNT
1995-2012 Uỷ viên HĐKH chuyên ngành đất phân, đánh giá các sản phẩm phân bón do các công ty đăng ký khảo nghiệm
1996-2004: Ủy viên HĐKH (khách mời) của Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam tại TP.HCM
1997: Phó chủ nhiệm chương trình đánh giá 10 năm khai thác Đồng Tháp 10, Đồng Bằng Sông Cửu Lông do Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ trì.
10/1999: Cố vấn kỹ thuật đánh giá kết quả thực hiện dự án phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, Dự án GCP/VIE/021 AUL do Úc tài trợ
1999-2002: Điều phối viên chương trình công nghệ sau thu hoach lúa ở ĐBSCL do chính phủ Pháp tài trợ cho Viện CN sau thu hoạch TP. HCM
9/2001-12/2002: Nhóm trưởng cố vấn kỹ thuật cho chương trình phát triển nông thôn Quảng Ngãi do Úc tài trợ.
7/2002: Cố vấn kỹ thuật cho Công ty tư vấn Lương Nông Quốc tế tại ĐBSCL
Tháng 10-11/2004 Cố vấn kỹ thuật vế phát triển khuyến nông, dự án tiền khả thi cho chương trình phát triển nông thôn tại Thừa Thiên-Huế, do Phần Lan tài trợ
7/2008: Cố vấn kỹ thuật đánh giá giữa kỳ chương trình VE/002 giữa chính phủ Luxambua với Tỉnh Hậu Giang và Đại học Cần Thơ về sử dụng cây lục bình cho sản xuất Biogas, điện, phân bón, thức ăn cho cá, trồng nấm để góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân trong tỉnh. Năm 2009, tiếp tục được mới đánh giá cuối kỳ cũng dự án nói trên
1999 đến năm 2019 Chủ tịch Hội đồng cố vấn khoa học cho Công ty Phân bón Bình Điền
THẦY QUYỀN CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM
Giáo sư Mai Văn Quyền đã đào tạo 12 tiến sĩ khoa học nông nghiệp (đến tháng 6/ 2008) nhiều thạc sỹ, kỹ sư nông học, viết sáu sách chuyên khảo và nhiều bài báo, bài viết đăng trên các tạp chí, sách ở trong và ngoài nước.Từ năm 2007-2014 cộng tác viên của đài VOV 2 phát thanh mỗi tuần 2 lần các nội dung về phân bón trong khuôn khổ hợp tác giữa Đài VOV2 với công ty Cổ phần phân bón Bình Điền. Cũng từ năm 200,7 Thầy là cộng tác viên cho tờ báo Nông nghiệp Việt Nam, viết bài phổ biến khoa học trong lĩnh vực phân bón và cây trồng. Thầy hàng tuần trả lời các câu hỏi của nông dân cả nước qua thư bạn nghe đài thuộc chương trình ‘Đồng hành và chia sẻ’ trong khuôn khổ hợp tác giữa đài VTV Cần Thơ với công ty Cổ phần phân bón Bình Điền. Với cương vị là Chủ tịch Hội đồng khoa học của Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền, thầy Quyền hàng năm tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón cho nông dân Việt Nam, Campuchia, và Myanmar, qua đó tạo thêm điều kiện tăng thêm sự hiểu biết và thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ các nước với nhân dân và chính phủ Việt Nam. Dù tuổi cao nhưng trong suốt thời gian còn làm việc ở cơ quan nhà nước hay lúc đã về hưu, thầy vẫn được mời làm chủ tịch chấm các luận án tiến sĩ, chủ tịch thẩm định hay nghiệm thu các đề tài, các dự án từ cấp Bộ đến cấp tỉnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật, phổ biến khoa học kỹ thuật cho nông dân trong và ngoài nước.
Giáo sư Mai Văn Quyền được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng 3; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (2001); Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng (2011); Huy hiệu 55 tuổi Đảng năm (2015); Huy hiệu vì sự nghiệp phát triển khoa học; Huy hiệu vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp; Huy tượng người bạn nhà nông; Hội viên danh dự Hội Nông dân Việt Nam; Hai năm chiến sĩ thi đua cấp Bộ; Nhiều năm chiến sĩ thi đua cấp Viện.
Giáo sư Mai Văn Quyền người thầy nghề nông phúc hậu, minh triết, tận tâm, nghị lực.
THẦY QUYỀN NGHỀ NÔNG CỦA CHÚNG TÔI
Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Thầy Mai Văn Quyền trọn đời làm nhà khoa học xanh, chuyên gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực thâm canh lúa, hệ thống nông nghiệp, sinh lý thực vật và quản lý bền vững đất nước cây trồng, đào tạo nguồn lực nông nghiệp, Đó là lĩnh vực chính yếu, quan trọng, dâng hiến thầm lặng mà hiệu quả . Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi là một người thầy Việt gương soi mẫu mực thực tiễn về sự phúc hậu minh triết tận tâm nghị lực trong lớp người Thầy mà chúng tôi với đông đảo sinh viên và nông dân may mắn được học và cùng làm việc.
Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi trên 80 xuân mà vẫn phong độ, vui vẻ lội đồng và họp bạn nhà nông cùng thứ trưởng Lê Quốc Doanh, các anh Nguyễn Văn Bộ, Le Thanh Tung và nhiều thầy bạn khác ở miền Tây hôm nay.
Tôi thật tâm đắc “Con đường lúa gạo Việt Nam” “Từ Sắn Việt Nam tới Lúa Siêu Xanh”, đã nói chuyện với Hoàng Long con tôi, với nhiều thầy bạn về những câu chuyện đời thường thực tiễn gần gũi để thấm thía bài học nhân ái, bài học làm người lành người tốt, bài học thâm canh cây lúa do thầy Quyền dạy và đã in thành sách “Thâm canh lúa ở Việt Nam” với nhiều bài học thấm thía khác về cây trồng, đất phân và lĩnh vực khác để bảo tồn và phát triền.
Từ hoa lúa đến hột lúa đến cây lúa đến hạt gạo đến nấu cơm và bát cơm là một quá trình thấm nhiều mồ hôi, công sức, trí tuệ, cần có tầm nhìn, sự đầu tư khoa học công nghệ và tấm lòng. Hạt ngọc Việt thật giống như Tiếng Việt trong câu thơ của Lưu Quang Vũ “Ôi Tiếng Việt như bùn và như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ” “Ôi Tiếng Việt suốt đời ta mắc nợ. Quên nỗi mình, quên áo mặc cơm ăn. Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá. Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình”. Nếu thay chữ “Tiếng Việt” bằng “hạt ngọc” hoặc “hạt ngọc Việt” thì thân phận của tiếng Việt cũng đúng hoàn toàn như thân phận cây lúa, người nông dân làm lúa, người nghiên cứu, giảng dạy và khuyến nông cây lúa. Sự nhọc nhằn nhiều hơn là vinh quang, có bùn và có lụa, nhưng đó chính lại là văn minh gốc và thế mạnh Việt Nam lan tỏa ra thế giớí. Và đó cũng là hình ảnh người Thầy nghề nông của chúng tôi.