Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2426
Toàn hệ thống 4300
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

Tập tin:Abrahamlincoln.jpg

CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 9. Làng Minh Lệ quê tôi; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Ngày 22 tháng 9 Ngày độc lập tại Bulgaria (1908) và Mali (1960). Ngày 22 tháng 9 năm 1862, Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln (hình) phát hành Tuyên ngôn giải phóng nô lệ, tuyên bố quyền tự do của tất cả nô lệ ở phần lớn lãnh thổ thuộc Liên minh miền Nam, bắt đầu từ năm sau. Ngày 22 tháng 9 năm 1829, ngày sinh Tự Đức, vua nhà Nguyễn của Việt Nam (mất năm 1883). Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883) tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì, là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883, ông được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Dực Tông. Triều đại của ông đánh dấu sự suy yếu của nhà Nguyễn và nhiều sự kiện xấu với vận mệnh Đại Nam. Quân đội nhà Nguyễn ngày càng suy yếu, kinh tế trì trệ, trong khi nhiều cuộc nội loạn diễn ra trong cả nước. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881, với các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ,… liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng nhưng đình thần bất đồng và nảy sinh hai phe cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa. Tới năm 1883, Tự Đức qua đời, ngay sau đó Pháp tấn công vào kinh đô và ép buộc nhà Nguyễn phải công nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn Đại Nam. Đại Nam sau thời Tự Đức thực tế đã mất nước vào tay Pháp. Ngày 22 tháng 9 năm 1913, ngày mất Tôn Thất Thuyết, danh tướng Việt Nam (sinh năm 1839), phái chủ chiến, người đã nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là “Toàn gia yêu nước“. Bài chọn lọc ngày 22 tháng 9 Làng Minh Lệ quê tôi; Đối thoại với Thiền sư; Quản lý bền vững sắn châu Á; Giống khoai lang ở Việt Nam; Khoai lang Nhật đỏ HL518 Việt NhậtKhoai Việt từ giống tốt đến thương hiệu. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-9/

LÀNG MINH LỆ QUÊ TÔI
Hoàng Kim

Linh Giang dòng sông quê hương. Nhà mình  gần ngã ba sông. Rào Nan Chợ Mới Nguồn Son Quảng Bình. Quê tôi sông núi hữu tình. Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con. Tôi nợ quê hương mình những ký ức về Làng Minh Lệ quê tôi, nợ những người thân và bạn hữu quê hương bao chuyện tuổi thơ và cuộc đời nhưng thỉnh thoảng mới gặp. Hôm nay tôi ghé chào cụ Nguyễn Ngọc Hạp một bô lão của làng Minh Lệ nay ở Hà Nội và lắng nghe cụ trò chuyện.

Chúc mừng cụ Ngọc Hạp Nguyễn vui khỏe hạnh phúc, cụ đã lưu lại ký ức thời gian không thể quên. Cụ nay trên 82 xuân, có trí nhớ tốt, quan tâm vận nước, nói và viết chính trực. Cụ lưu lại những điều không nỡ quên “Làng Minh Lệ trong chiến tranh thế giới lần thứ 2” “Khí thế Làng Minh Lệ sau ngày Độc Lập” và “Ký ức thời gian”. Tôi xin được chép các bài này vào chuyên mục “Làng Minh Lệ quê tôi” https://hoangkimlong.wordpress.com/ca…/lang-minh-le-que-toi/

LÀNG MINH LỆ TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

Cụ Nguyễn Ngọc Hạp kể: “Cầu Minh Lệ và ga tàu hỏa gần nhau nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch Bắc Nam. Năm 1945, Nhật chiếm Đông Dương, cầu và ga làng tôi trở thành chiến địa Nhật và phe Đồng Minh.

Tôi nhớ một buổi chiều sau cơn mưa tạnh. Một chiếc máy bay cánh bằng bay đến ga rồi có tiếng nổ, khói đen bốc lên, máy bay vòng lại có tiếng súng liên thanh nổ. Dân trong xóm nhốn nháo chạy đi xem Ông binh Suông đi lính bên Tây về quát lớn: ‘Nó thả bom bắn đạn đum đum đó, đến là chết’, mọi người mới không đi. Từ đó bắt đầu cuộc chiến. Hàng ngày từng tốp máy bay ba hoăc năm, có khi bảy chiếc đến đánh phá dữ dội, dưới đất trận đìa cao xạ Nhật bắn lên .Cầu sập mà máy bay chẳng rơi chiếc nào.

Nhât đến đóng làng tôi chủ yếu phục vụ giao thông vận tải. Chúng đóng ở xóm Bắc xóm Nam. Một tốp đóng ớ trường làng trước cửa nhà tôi. Ban đầu thì mọi người đều sợ, nhưng họ không bắt bớ đánh đập ai, nên mọi người vẫn đi lại làm ăn bình thường.Tôi rủ thằng Cát, con ông binh Suông, đi xem Nhật. Nó nói bọ hắn nhủ ả Huể đàn bà con gái không được đi ngang qua đó.

Cầu sập, tàu đến ga phải “tăng bo”. Nhật thường bắt phu các làng lân cận tập trung ở sân trường điểm danh rồi dẫn đi làm việc. Lũ con nít chúng tôi đến coi không thấy chúng đánh đập ai, xóm tôi cũng không thấy Nhật bắt đi làm phu và cả làng không bị bắt trồng đay như ngoài Bắc.

Nhật sửa xong cầu, máy bay Đồng Minh lại bắn phá. Những quả bom tạ rơi xuống sông, cá chết nổi đầy, dân ven sông được dịp đua nhau xuống sông vớt, các anh lớn đi tìm nhặt về những băng ca tút đạn vàng chóe.

Thế rồi bổng nhiên lính Nhật treo cờ trắng, vẻ mặt buồn rầu. Các anh lớn nói với nhau nước Nhật bị Mỹ ném bom nguyên tử phải đầu hàng phe Đồng Minh có nước Nga ờ cùng phe mình mạnh lắm đã đánh phát xít Đức hàng.

Nhật đập súng vất xuống sông rút đi, toán ở trong xóm chú Dộ tôi gần đình làng Minh Lệ (*), viên sĩ quan tự sát, lính cắt thủ cấp bỏ lên khay trùm khăn đỏ làm lễ truy điệu. Tôi theo các anh lớn đến xem và họ rút sau cùng qua đò Phú Trịch

Nhật đi rồi, tàu hỏa lại đổ xuống các toán lính Tàu và lừa ngựa. Các anh lớn nói là quân Tàu ô đến tước vũ khí Nhật. Họ gầy ốm, ăn ở, phóng uế bẩn thỉu khắp làng, lừa ngựa đế sổng phá hoại hoa màu trong làng, dân bức xúc nhưng đành chiu.

Cũng may, họ ờ không lâu rồi đi nhưng nạn đói năm 45 ở nước ta rất khủng khiếp. Làng tôi không đến nỗi gì nhưng ảnh hưởng thật ghê sợ.Tàu hỏa đổ xuống ga Minh Lệ hàng ngày đem xuống làng những tốp người đói khát ốm đau đi ăn xin, đa phần là người già, đàn bà và trẻ con, ngày nào cũng có người ăn xin chết ngoài đường, làng tôi phải chôn cất, nghe người lớn nói đa phần là người Thái Bình, Nam Định, có cả Thanh Hóa.

Vậy đó, chiến tranh và hậu quả phát xít đã xẩy ra ở làng quê Minh Lệ trước ngày cách mạng. Tôi kể lại cho thế hệ trẻ ngày nay biết .Mong các bạn trẻ hãy kể truyền miệng cho con cháu nghe, bởi tuổi già và năng lực không cho phép tôi viết lại thành sách”

KHÍ THẾ LÀNG MINH LỆ SAU NGÀY ĐỘC LẬP

Cụ Nguyễn Ngọc Hạp nhân năm 2018 ,kỷ niệm 73 năm Lễ Quốc Khánh ngày 2 tháng 9 năm 1945, cụ vào tuổi 81. Nhớ lại hồi ức tuổi thơ khi còn là đứa trẻ con 8 tuổi ở trong đội nhi đồng do các anh lớn phụ trách. Cự Hạp kể tiếp:

“Tôi không thể nào quên ngày toàn thể làng tôi sôi động trong khí thế cách mạng,mọi người chăm chỉ tăng gia sản xuất chống giặc đói, đêm đêm già trẻ cầm đèn dầu đi học chống giặc dốt. Dân quân tập luyện quân sự, đào giao thông hào, lập làng chiến đấu.

Lớp thanh niên trai tráng đầu tiên xung phong nhập ngũ, trong số đó có anh Hoàng Ngọc Tợ, anh Trặng, anh Doành đã tham gia mặt trận chốt giữ đường 9 Khe Sanh, Ban Na Phầu chiến đấu trở về kể chuyện cả làng đều biết. Anh Tợ bị địch bắn trúng vào đầu, đội mũ sắt làm móp mũ, mọi người đến xem bàn tán mừng cho anh. Người chú trong họ tôi là Nguyễn Hữu Nghính kể lại rằng: anh Trặng giữ súng máy đại liên khẩu “chiêu hòa” nặng lắm vừa truy kích vừa bắn không cần giá súng.Bọn trẻ chúng tôi chuyền tại nhau thích thú, có đứa bắt chước lúc đánh trận giả làm vui. Lớp lính cũ thời Pháp cũng tình nguyện vào Vệ Quốc Đoàn là ông binh Khạm, binh Nghìa. Ông cai Huỳnh dẫn trung đội hành quân qua làng đóng ở trường tiểu học đem súng mút cờ tông ra bắn thử, đạn tịt vài ba phát mới nổ được một phát, cả xóm đến xem hãnh diện lắm

Khí thế rộn ràng chuẩn bị đi vào cuộc kháng chiến toàn dân giữ vững độc lập rất cao

Đội văn nghệ do anh Hoàng Hũu Sam phụ trách tổ chức diễn kịch ở sân trường vở nhạc kịch “Hội nghị Diên Hồng” hay lắm.. Anh Sam mặc áo dán giấy, giả áo cẩm bào đóng vua, những anh khác đeo râu giả cong lưng chống gậy đóng cụ già. Vua hát:

Kế giữ nước nên hòa hay nên chiến?
Các cụ đồng thanh: Quyết chiến”

Thế nước yểu lấy gì lo chíến chinh?
Các bô lão đồng thanh “Hy sinh”

Khán giả ngồi xem đồng thanh hướng ứng hát theo khí thế đầy hăng hái. Tuy tôi là trẻ con nhưng bố tôi thời ấy là Chủ tịch (*), nhiều người thường lui tới bàn việc, tôi nghe lóm cũng nhớ được nhiều chuyện và nay nhớ lại thời điểm xuất phát lập nên những chiến tích xã Quảng Minh anh hùng (là làng Minh Lệ xưa) từ sự nhen nhúm ngọn lửa đầu tiên ngày đó.

Nhà tôi cạnh đường quan người Pháp làm từ phủ Quảng Trạch (Ba Đồn) lên ga Minh Lệ,trước mặt nhà là trường học, gần nhà mệ Dùm, có từ lớp đồng ấu, lớp năm đến lớp tư (xem hình 2). Học hết lớp thì lên trường Ecole de Thọ Linh có từ lớp ba đến lớp nhất.

Không biết trường làng tôi có từ lúc nào, nhưng to lắm 5 gian mái lợp tranh, chân cột kê tảng đá xanh vuông 0.8m, nền đắp cao, sân rộng, thanh thiếu niên cả làng tụ tập đá bóng ở đó.

Buổi tối các anh lớn như Bích, Quế, Gián. Tân, Sinh, Tôn, Soảnh, Đạnh, Chuồi, Ban, Chấp, Tửng …. hay tù tập đàm luận. Chung tôi như thằng Thiệt, Thạnh. Cát …đến hóng chuyện, nghe lỏm các anh nói. Nước ta có ông Nguyễn Ái Quốc cầm đầu Việt Minh sắp nổi dậy cướp chính quyền, làng mình có ông cửu Ngô, chú Sính, ông bộ Em (ông Quê) ông Miều v.v…theo Việt Minh. Hồi ấy Nhật đã rút đi, ông tri phủ cũng không thấy dẫn lính đi tuần về làng qua cửa nhà tôi nửa.

Một hôm ở sân trường có người đặt bàn ra giữa sân, nhiều người tụ tập, tôi ra xem. Bỗng một tiếng súng nổ, một người dáng cao, mặt rổ hoa, tay cầm súng lục, nhảy lên bàn diễn thuyết. Người làng nói đó là anh Minh người làng Hòa Ninh ở trong đội võ trang tuyên truyền (về sau năm 47 nghe nói anh có kiếm Nhật ở trong đội diệt ác trừ gian, chém nhiều người lắm, đêm nào thanh kiếm rung là sáng ra có người bi chém, ghê lắm)

Một sáng mùa thu mát mẻ, tiếng trống vang lên thúc dục dân tụ tập lại. Lũ trẻ chúng tôi đi xem nhiệt tình lắm (không nhớ ngày nào). Tôi thấy đủ mặt có các ông mà các anh lớn nói, ông cửu Ngô là người đứng đầu, có mặt cả làng, tôi thấy chú kiểm Túy, chú Hài, anh Soắc, anh Bửu ,và nhiều anh lớn mà tôi đã kể. Lá cờ đỏ sao vàng kéo lên cột cờ của trường, mọi người nắm tay giơ lên mang tai chào (chưa có quốc ca). Sau đó, ông cửu Ngô nói vài câu rồi hô vang:

Đả đảo thực dân Pháp
Đả đảo Bảo Đại
Ủng hộ Việt Mịnh
Việt Nam độc lập muôn năm !

Một không khí hăm hở, đoàn người cầm gậy cầm gươm kéo lên xóm tây nhà lý Xâng, ông ta nằm trên võng ru con vội vã đi lấy sổ sách và triện giao nộp tử tế. Đoàn người lại kéo về sân trường. Nhà tôi cũng bị khám xét vì cha tôi là quan lảnh binh thời Pháp đang ở Đà Nẵng, trong tốp người có chú Sính, ông Miều, ông Quê. Mẹ tôi đi chợ Côi vắng, chúng tôi về mách, mẹ tôi đến mắng người Việt Minh là bà con. Họ cười xòa thân thiện.

Đoàn người phân công một toán xuống Ba Đồn cùng với các xã khác cướp chính quyền ở phủ, huyện. Khi vế anh Soánh kể bắt được tri phủ Đặng Hữu An, ông ta sợ lắm.

Tối đó tại sân trường tụ tập thành lập các đoàn thể cứu quốc.Từ đó trụ sở xã làm viêc ở gần ga tai xưởng ép dầu lạc do ông Hoàng Hữu Ngô làm Chủ tich xã lâm thời, tên xã là Hạ Văn, sau này là Minh Trạch, bao gồm: Minh Lệ, Thọ Linh, Hòa Ninh, La Hà. Tên xã Hạ Văn nghe cũng lạ, nhưng trong huân chương bố tôi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi rõ như vậy. Vì sau đó, bố tôi (là ông Nguyễn Ngọc Xừ do HK ghi chú) rời quân ngũ trở về được bầu làm Chủ tịch xã thay cho ông Ngô.

Trường làng cũ tiếc rằng hiện nay không còn nữa, nơi di tích lịch sử của làng đã quên. Nay tôi nhớ tiếc cái nôi đã bắt đầu cho sự nghiêp của các lớp người tiền bối cách mạng. Họ là những kỷ sư, tiến sĩ, những sĩ quan quân đội trong kháng chiến chống Pháp chống Mỹ.

Lớp người đi trước đã không còn nữa, tôi mạn phép từ lứa tuổi của tôi trở về trước kể lại để thế hệ trẻ ngày nay con cháu được nghe. Tôi cam kết với dân làng là tôi chưa kể hết chứ không thêm không bớt để giữ nguyên giá trị lịch sử của làng Minh Lệ quê tôi, để đừng ai lợi dụng lắp ráp lịch sử khoe khoang dòng họ. Phạm vi bài viết trên FB tôi cố gắng tường trình sự kiện lịch sử cách mạng Làng Minh Lệ phần nào giúp độc giả thế hệ trẻ biết và cũng xin lỗi các cụ lứa tuổi tôi trở về trước, ai nhớ kế bổ sung cho con cháu nghe ./.

Hà Nội 21/9/2018. Chào ngày mới 21 tháng 9 (CNM365) Cụ Nguyễn Ngọc Hạp kể Hoàng Kim ghi lại và chú thích

GHI CHÚ CỦA HOÀNG KIM

(*) Đình Minh Lệ (ảnh nhìn từ ruộng lúa trước cửa nhà ông Dộ): Đình Minh Lệ được xây dựng năm 1464 dưới triều vua Lê Thánh Tông, hoàng đế thứ 5 của nhà Lê sơ, là nơi thờ tự bốn vị Đức Thần Tổ Trương Hoàng Trần Nguyễn. Thuở sơ khai, đình Minh Lệ là ngôi đình chung của cả năm thôn “Nhất xã ngũ thôn”: Minh Lệ (Quảng Minh), thôn Đoài (Diên Trường – Quảng Sơn), Vĩnh Ninh (Hoà Ninh – Quảng Hoà), Vĩnh Phước, Vĩnh Lộc (Quảng Lộc).

Đình Minh Lệ, ảnh Hoàng Minh Đức

(**) Chủ tịch liên xã thuở đó là cụ Nguyễn Ngọc Xừ, ““Hồn chính khí bốc lên ánh sáng/ Sáng choang ngọc đá giữa hoang tàn’./Tâm nhân văn lắng đọng tinh hoa/Hoa Đất Hoa Người trong cõi Bụt.” Hai câu thơ đầu là thơ của Cụ Hoàng Bá Chuân em ruột của bà ngoại tôi đọc lời điếu khi cải táng cụ Nguyễn Ngọc Xừ, bị chết oan Hai câu thơ sau là thơ của Hoàng Kim. LÀNG MINH LỆ QUÊ TÔI là một câu chuyện dài về quê hương đất và người, nếp nhà và nét đẹp văn hóa, hướng thiện và chính trung.

ĐỐI THOẠI VỚI THIỀN SƯ
Biển Hồ Tây Nguyên
Hoàng Kim

“Mây núi nào không bay cạnh núi
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi” (*)
Ban mai nắng hửng Tiên Sơn đẹp
Vàng sáng trời quang Biển Hồ ơi …

(*) Bạch Ngọc tiếp dẫn thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ (1) ảnh Chùa Bửu Minh — cùng với Chua Buu Minh, Thượng tọa Thích Giác Tâm; xem tiếp Đối thoại với Thiền sư https://hoangkimlong.wordpress.com/…/doi-thoai-voi-thien-su/

Những câu nói hay hàng ngày (Đối thoại với Thiền sư LỜI VÀNG)

Số lần xem trang : 22463
Nhập ngày : 22-09-2019
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007