Số lần xem
Đang xem 9065 Toàn hệ thống 16260 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365. Chào ngày mới 12 tháng 10. Trần Thánh Tông vua giỏi thời Trần, với trận Bạch Đằng năm 1288 là trận thắng quân Nguyên Mông tiêu biểu. Trần Thánh Tông là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Nếp nhà và nét đẹp văn hóa. Ngày 12 tháng 10 năm 1240 là ngày sinh của Trần Thánh Tông, vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, Việt Nam, mất năm 1290. Ngày 12 tháng 10 hàng năm là ngày kỷ niệm Colombo tìm ra Châu Mỹ tại nhiều nước châu Mỹ, cũng là ngày tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ. Ngày 12 tháng 10 năm 1942, Cristoforo Colombo cùng đoàn thám hiểm của mình cập bờ Bahamas, nhưng nhà thám hiểm tưởng lầm rằng mình đến được Ấn Độ. Ngày 12 tháng 10 năm 1979, Bão Tip cuồng phong bão biển lớn nhất thế giới từng được ghi nhận, cách Guam khoảng 840 km về phía tây-tây bắc, áp suất khí quyển thấp kỷ lục trên toàn cầu là 87,0 kPa, xuất hiện tại Tây Thái Bình Dương. Bài viết chọn lọc ngày 12 tháng 10: Trần Thánh Tông vua giỏi thời Trần; Nếp nhà và nét đẹp văn hóa; Đùa vui cùng Thuận Nghĩa ; Hoa Đất; Cậu tôi thơ Hoàng Kim; Đọc lại vợ chồng Hillary ClintonNguyễn Du và Nguyễn Công Trứ ; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-10/
TRẦN THÁNH TÔNG VUA GIỎI THỜI TRẦN Hoàng Kim
tuyển chọn và biên soạn Trần Thánh Tông vua giỏi thời Trần,với trận Bạch Đằng năm 1288 là trận thắng quân Nguyên Mông tiêu biểu. Nguồn chính Trần Thánh Tôngbài viết chọn lọc Wikipedia tiếng Việt. Ngày 12 tháng 10 năm 1240 là ngày sinh của Trần Thánh Tông, vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần, Việt Nam, mất năm 1290; Trần Thánh Tông nổi tiếng là vị minh quân đức độ nhân hậu, coi trọng hiền tài, sùng kính Phật, thấu suốt thiền đạo, phát triển Nho học. Trần Thánh Tông ủy nhiệm cho tướng thần và tham gia lãnh đạo cả ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông các năm 1258, 1285 và 1288. Sau này, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, trước khi mất năm 1300, trong lời dặn Hoàng đế Trần Anh Tông đã hồi tưởng lại tinh thần “vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức” của thời đại Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, khiến Đại Việt chống chọi được sự bao vây bốn mặt của Toa Đô, Ô Mã Nhi và “giặc phải bị bắt”.
Trận Bạch Đằng năm 1288 là trận thắng tiêu biểu nhất thời Trần. Sử thần Ngô Sĩ Liên, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư, viết :“Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có việc giặc Hồ nữa, công to lắm.” xem tiếp… https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-12-thang-10/
Cà phê sáng với CNM365
NẾP NHÀ VÀ NÉT ĐẸP VĂN HÓA
Hoàng Kim
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm giảng giải về phép xử thế An nhàn, vô sự là tiên (Sấm ký)”. “Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568) ”Đạo trời đất là Trung Tân. Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện.Trung Tân quán bi ký, 1543). Đạo ở mình ta lấy đạo trung/ Chớ cho đục, chớ cho trong (Thơ chữ Nôm, Bài số 104) Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao (Thơ chữ Nôm, Bài số 79). Cà phê sáng với CNM365. Nếp nhà và nét đẹp văn hóa. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/nep-nha-va-net-dep-van-hoa/
Người đời sau luận về phép xử thế có dựng nên chuyện Lão Tử ‘dạy’ Khổng Tử: “Ngươi cứ nhìn vào trời đất mà hiểu Đạo của ta. Kìa, có trời thì có đất, có núi thì có sông, có cao thì có thấp, có dài thì có ngắn, có cương thì có nhu, có rỗng thì có đặc, có sáng thì có tối, có thẳng thì có cong… Mọi thứ đang dịch chuyển trong sự biến hóa vô cùng. Tự nhiên tự do nhưng có trật tự và cái lí của nó. Cao thì xa, thấp thì gần, dài thì yếu, ngắn thì mạnh, cương thì gãy, nhu thì dẻo, rỗng thì âm to, đặc thì câm… Mọi thứ trong trời đất gắn kết được nhờ khác biệt, không có chuyện giống nhau mà hợp lại được với nhau“.
Hoàng Kim suy ngẫm về nếp nhà và nét đẹp văn hóa để xây dựng gia đình hạnh phúc, mọi việc cần có phúc ấm gia đình với trí tuệ phúc hậu, minh triết, tận tâm, làm việc tự ý cẩn thận, im lặng là trí tuệ, lời nói là năng lực. Minh triết của đời người hạnh phúc là biết sống thung dung, phúc hậu, thanh thản, an nhiên tự tại, nhận ra kho báu vô giá của chính mình, không lo âu, không phiền muộn, sống với tinh thần dịu hiền và trái tim nhẹ nhõm. Nếp nhà là lề thói quen trong một gia đình. Nguyễn Trãi có câu “Nên thợ, nên thầy nhờ có học/ No ăn, no mặc bởi hay làm”. Làm và Học là hoạt động sống cơ bản của con người để đáp ứng nhu cầu tối thiểu ăn mặc, yêu đương, nhà ở, đi lại và chăm sóc sức khỏe. Chất lượng cuộc sống xét cho cùng là sự phát triển tự do của mỗi người.
Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của các người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS – Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con” của Vu Gia đã cho chúng ta thấy nét đẹp văn hóa của một gia đình hạnh phúc.
GS. Hoàng Ngọc Hiến đã có bài bình giảng rất hay về nếp nhà “Nên thợ, nên thầy” “No ăn, no mặc”. Ông Lê Quang Nhung ở Bến Tre trong bài “Giữ lại nếp nhà” đã trao đổi thật thấm thía “Nếp nhà là cái ở sâu trong trái tim ta, là gốc rễ của con người nhưng do mải mê với cuộc sống, nhiều khi ta quên mất. Rất đồng tình với ai đó: Xã hội là nơi cho cá nhân phát triển, còn gia đình là nơi cá nhân hình thành tính cách, tâm hồn, tư duy, tài năng, đạo đức của con người. Vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa từ gia đình phải là một mắc xích quan trọng trong quá trình giáo dục tính cách, tình cảm, tâm hồn, đạo đức, đặc biệt là cho giới trẻ. Tu được thân mới “tề gia”, rồi đến “trị quốc”, sau cùng là “bình thiên hạ”. Sắp xếp theo trình tự như vậy cũng có cái lý của người xưa.”
Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết rất hay về “Nếp nhà” nói về quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể về một bà cụ phúc hậu minh triết “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”.
Gia đình tôi Hoàng gia phương Nam có bốn tộc Hoàng, Trần, Lê, Nguyễn. Hoàng là họ bố, thuộc Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ, mà tôi đã kể trong bài Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi. Bố tôi với bác và người cô ruột em gái bố nhà đều rất nghèo. Bác dạy học chữ Tàu thuở tiếng Tây lên ngôi nên nhà sa sút. Cô tôi đi ở và lấy chồng Phong Nha Kẻ Bàng. Bố tôi lấy mẹ tôi cũng là người đi ở cho địa chủ và nghề của bố là chuyên chèo đò khuya chợ Mới chợ Trooc theo ngã ba nguồn Son vào Phong Nha và kịp về làm nông để nhận công điểm hợp tác xã. Bố chết bom năm 1968. Trần là họ mẹ, gốc gác nghe nói tộc họ mẹ là hậu duệ vợ vua Trần thuở vua Trần chết trận khi đánh Chiêm Thành thời Hồ Quý Ly thì vợ vua không về Bắc nữa mà ở lại thành tộc họ Trần. Họ Trần, Hoàng, Trương Nguyễn là bốn gia tộc chính ở Minh Lệ làng tôi thời lửa đạn và tôi đã tóm tắt trong bài Trăng rằm …Lê là họ chị dâu cả của gia đình tôi là dân xứ biển ngoại hải Quảng Thuận gần Ba Đồn. Nguyễn là họ vợ tôi và họ của chồng chị gái Hoàng Thị Huyền. “Chúng tôi sinh thành ở Quảng Bình… Nhà mình ở ngã ba sông. Rào Nan chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình. Nay thì đoàn tụ đất phương Nam. Con đường giác ngộ chúng tôi đi như dòng sông noi dấu người hiền.
HOÀNG CHI MẠC TỘC LÀNG MINH LỆ
Em ruột bà ngoại tôi là nhà nho Hoàng Bá Chuân, bố của bảy người con trai ở câu chuyện “Cuộc đoàn tụ bất ngờ của 5 anh em ngày giải phóng thủ đô“. Chúng tôi tự hào về dòng họ Hoàng có nhiều người con trung hiếu với đất nước, quê hương và gia đình. Ông tôi thường dạy con cháu về nếp nhà phúc hậu văn hóa. Ông tôi viết: Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi, sau này cũng vào bộ đội Trung đoàn Thủ Đô (E102) Sư đoàn Quân Tiên phong (F308). Cậu Cương dần dà theo trọn đời nghề làm kỹ thuật vô tuyến điện nhưng cái nghiệp lắng đọng lại là thơ, theo dòng thời gian thao thức một tầm nhìn nhân văn sâu sắc, tài hoa, với một gia đình hạnh phúc, nếp nhà phúc hậu và văn chương đích thực.
Đi tìm lịch sử bị quên lãng tôi nhớ đến Vua Hàm Nghi và ông Trương Thạc và nhớ đến Bà Đen Bài ca thời gian. Tôi có kể với Nguyen Hien là hậu duệ nhà Nguyễn, thuộc chi của cựu hoàng Nguyễn Phúc Vĩnh San Duy Tân chuyện “Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương”. Buổi cách mạng thời đầu chuyển đổi mới cũ . Nhiều sự thật lịch sử lúc nhiễu loạn “hỗn quân hỗn quan” chưa thể nói rõ như chuyện Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Bang, Hồ Tá Khanh, trường Dục Thanh, nước mắm Phan Thiết chưa tiện nói rõ. Câu chuyên hậu duệ của Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ có sự gần gũi câu chuyện hậu duệ nhà Nguyễn.
Cựu hoàng Nguyễn Phúc Vĩnh San Duy Tân được Tướng De Gaulle (sau này là Tổng thống Pháp) đồng ý cho trở lại Việt Nam trên cương vị Hoàng đế; nhưng sau khi hoàng đế Duy Tân thẳng thừng đưa ra đề xuất đòi hỏi sự thống nhất của ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ) thì ông đã bị tử nạn ngay tại Trung Phi và tất cả những người đi trên máy bay đều thiệt mạng. Lịch sử Việt do sự chi phối của những yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên mà tạo nên bước ngoặt quyết định, đó âu là duyên nghiệp số phận của dân tộc liên cá nhân.
Vua Hàm Nghi tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch hay là Nguyễn Phúc Minh, sinh ngày 3 tháng 8 năm 1871 mất ngày 4 tháng 1 năm 1943, niên hiêu là Hàm Nghi từ khi làm vua ngày 2 tháng 8 năm 1884 cho đến khi bị đày sang xứ Algérie ở Bắc Phi ngày 25 tháng 11 năm 1888. Vua là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam xem ba vị vua Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân là các vua yêu nước chống Pháp trong thời kỳ Pháp thuộc. Do những uẩn khúc lịch sử, ông Trương Thạc là người Việt Nam duy nhất cuối cùng bên linh cữu vua Hàm Nghi. Chúng tôi gọi ông Trương Thạc là ông cậu thất Khiếng. Ông Trương Thạc có con đầu là o Khiếng, thứ là chú Huế. Chú Huế nay ở Sài Gòn có con là Trương Hoàng Minh đang là bác sĩ tiến sĩ trưởng khoa thận bệnh viện 115. Ông Trương Thạc là em ruột của ông nội anh Trương Minh Toản là bạn học cùng thời với chị gái Hoàng Thị Huyền của tôi . Ông thất Phong lấy dì Phong là chị gái đầu của bà ngoại tôi, là họ hàng Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ. Tôi kể câu chuyện vua Hàm Nghi và ông Trương Thạc nhằm đối chiếu câu chuyện điền dã với những trang lịch sử bị quên lãng. Cụ Võ Nguyên Giáp ẩn số Chính Trung tôi có lưu một tư liệu quý của người thân tại Biên Hòa và Nha Trang của cụ hơn 300 trang, đó là những uẩn khúc về dòng tộc suy ngẫm
Hoàng chi Mạc tộc làng Minh Lệ là những câu chuyện dài trong nếp nhà và nét đẹp văn hóa. Tôi tin vào Luật Nhân Quả và phúc ấm gia đình và phép ứng xử. Phúc đức minh triết tận tâm với mình với người thường có hậu vận tốt.Thời gian lắng đọng người hiền. Hoàng chi Mạc tộc Minh Lệ có một thuở đã lạc vào tai ách “Phố cụt”. Thật may mắn trước “Phố cụt” đã có “Phố khuya” để kịp bình tâm suy ngẫm, và sau “Phố cụt” “cùng tắc biến” là “Phố nối” hóa giải “Phố cụt”, tiếp “Phố cong Tam Đảo” và xuống đến đời thường “Đi trên phố nhỏ” bình yên của một vòng tròn nhân quả. Tôi đã tâm đắc để viết nên bài thơ “Thời gian lắng đọng người hiền” trong buổi sáng cuối thu cà phê sáng với CNM365
Thời gian lắng đọng người hiền
Hoàng Kim
Bình minh Yên Tử đầu tiên
Ánh Trăng khuya rọi khắp miền thế gian
Hoàng Gia thi tứ nồng nàn
Tình yêu cuộc sống muôn vàn yêu thương.
Câu thơ lắng đọng đời thường,
Mạ ơi xúc động lời thương dặn dò,
Cha tôi là một nhà Nho,
Tìm về nguồn cội, Chớm thu … tuyệt vời !
Cội nguồn Lũng Động, Cổ Trai,
Khí thiêng cõi Bắc nhớ nơi sinh thành,
Vua Thái tổ Mạc Đăng Dung,
Hoàng chi dòng đích lưu cùng nước non.
Phố Cụt, Phố nối, Phố cong,
Đi trong phố nhỏ một vòng nhân gian
Rùa ơi tôn bậc trí nhân
Để nền Văn hiến ngàn năm không nhòa.
Sáu mươi năm Mạ đi xa,
Mạ ơi tiếng vọng không là niềm riêng.
Thời gian lắng đọng người hiền.
Đông tàn xuân tới, bình minh rạng ngời.
Nhà thơ Hoàng Gia Cương là “Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi trong Hoàng Gia Cương theo dòng thời gian, tác giả của chùm thơ (chữ tin đậm mà Hoàng Kim trích dẫn trên đây) có các tác phẩm chính: Thơ 1) Lặng lẽ thời gian, Nxb Thanh Niên 1997, 2) Lắng đọng Nxb Hội nhà văn, 2001, 3) Trong cõi vô biên Nxb Hội nhà văn 2005, 4) Trãi nghiệm với thời gian Nxb Hội nhà văn 2010, 5) Theo dòng thời gian Nxb Văn Học 2013; Truyện ký 6) Cổ tích cho mai sau Nxb QĐND 2006. Tác phẩm thơ văn của Hoàng Gia Cương có mặt trên 30 tuyển tập, tập thơ văn in chung. Anh Bu Lu Khin Nguyễn Quốc Toàn viết: “Trong số thơ của Hoàng Gia Cương bu tui thích nhất bài “Phố Cụt”. Cái cụt của con đường là biểu trưng cho cái bê tắc, cái cụt lủn của khát vọng của con người. Người ta bám vào ba cái phao cứu sinh là Phật, Chúa, và Tư bản luận của Mác nhưng tất cả cũng chỉ là cơn gió bay qua “Gió nồm rồi gió heo may. Lạc vào phố cụt Bụi bay mù trời!”. Gia đình Hoàng gia Mạc tộc “thập tam thế hậu” nhờ phúc ấm tổ tông và nếp nhà nét đẹp văn hóa mà có được sự hanh thông hạnh phúc tiếp nối.”
MẸ VÀ DÌ
Dòng họ Trần làng Minh Lệ có người ông ngoại sinh được ba người con. Mẹ là gái đầu đi ở cho nhà địa chủ từ nhỏ. Cậu ‘qua’ mất sớm. Dì là gái út thoát li làm cách mạng từ rất sớm. Mẹ sinh ba trai, hai gái. Dì sinh bốn trai. Mẹ mất sớm đúng ngày Tết Nguyên Đán mồng Ba năm 1964. Cha nói trong nước mắt: ‘Các con gọi chồng dì bằng cậu, bởi hiếm có ai chăm sóc chị dâu tận tụy như dượng của các con’. Cha bị bom Mỹ giết hại ngày 29 tháng 8 âm lịch năm 1968. Chúng con lớn lên dưới lồng cánh cưu mang của Dì Cậu và đại gia đình Trần Hoàng Nguyễn..
Anh Tư Hoàng Trung Trực viết bài thơ Viếng mộ cha mẹ thật xúc động
Viếng mộ cha mẹ
Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là gươm đao cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
Rút trong tập thơ Hoàng Trung Trực ‘dấu chân người lính’
Bảy con trai và hai con gái của Mẹ và Dì đều tạc cùng một khuôn mặt, đặc biệt là bảy anh em trai. Tôi viết bài thơ mừng em làm người Thầy nhân văn. Sâu sắc và tâm đắc hơn hết là nếp nhà, sự thương yêu nhau rất mực với nghị lực vượt khó, là phước đức niềm tự hào của gia đình.
Mừng em làm người Thầy nhân văn
Hoàng Kim
Mừng em làm người Thầy nhân văn
Ngắm ảnh đại gia đình mà thương trào nước mắt.
Nguyễn Du 250 năm nhìn lại.
Bài học sâu xa dạy và học làm người.
Nhớ Mẹ và Dì xưa nhà nghèo đi ở và thoát li.
Mẹ mang khoai cho ông Hòa khi ông gặp nạn.
Cha và cậu bán sạch gia tài khi mẹ ốm
Tối lửa tắt đèn nhà tang tóc đói cơm.
Mồng 3 Tết đông đặc người làng đến tiễn mẹ đi
Suốt năm năm cơm ngày một bữa rồi Cha mất vì bom.
Nhà dì bé tí một gian đầy ắp cháu con về ở
Một dòng họ nghèo nhưng vang xa tiếng thơm nhân ái.
Một nếp nhà thư hương gia đình văn hóa.
Thắm thiết yêu thương giấy rách giữ lấy lề …
*Mừng em làm Giáo sư nhân văn
Bồi đắp người hiền cho dân tộc Việt.
Lớp lớp người thân trước em, cùng em, nối theo em
Làm người minh triết,
Phúc hậu yêu thương
Dạy và Học làm Người.
NẾP NHÀ VÀ NÉT ĐẸP VĂN HÓA
Tôi thấm thía tâm đắc với bà cụ minh triết phúc hậu trong “Nếp nhà’ Nguyễn Khải. “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”.
Nhìn khuôn mặt đoán vận mệnh Hoàng Gia Cương thì Facebook cho rằng người có khuôn mặt này là đặc biệt đại phúc tướng được người cõi âm phù trợ, thiên bình thiên tướng theo sau phù hộ. Cậu Cương ngọc trai bé của ông tôi cho rằng đó là sự chém gió, nói cho vui nhưng có lẽ bụng ông cũng thích nên phấn khởi đưa lên. Tôi thì nghĩ rằng không hẳn vậy. Mark Zuckerberg thật tuyệt vời! anh chàng đã đụng đến một điểm nhấn sâu sắc.
Hoàng Gia Cương người đứng trước ông anh trai cả Hoàng ThúcCảnh (nay tuổi đã trên 98) trong bức ảnh sáu anh em ruột gia đình đến thăm đại tướng Võ Nguyên Giáp (1996). Từ trái sang: Hoàng Gia Cương, Hoàng Thúc Cảnh, bà Đặng Bích Hà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cô Võ Hồng Anh, Hoàng Thúc Cẩn, Hoàng Thúc Tấn, Hoàng Thúc Tuệ, Hoàng Quý Thân. So trong sáu anh em trai của bài thơ của ông bà Hoàng Bá Chuân” Nhà tôi sinh được bảy người con/ Quyết chí chung tình với nước non/ Kháng chiến năm con đi khắp nước/ Lớn lên trai bé sẽ xung phong… thì sự nghiệp Hoàng Gia Cương không hoành tráng bằng các anh nhưng có nhiều điểm thật hay do nếp nhà chi phối và hóa giải nhiều điều.
Sự thật là nhân cách người hiền đưa đến kết cục tốt hóa giải điều xấu. Luật nhân quả, tính cách, số phận, nếp nhà, khoa nhân tướng học ẩn giấu nhiều điều quan hệ sâu xa đến gia đình hạnh phúc và sự may mắn.