Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 8199
Toàn hệ thống 21634
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 10 Biển Đông vạn dặm; Những người Việt lỗi lạc ở FAO; Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945 tại thành phố Québec, Canada. Năm 1951, trụ sở chính của FAO tại Washington DC, Mỹ được chuyển về Roma, Ý. Tháng 5 năm 2015, FAO có tổng cộng 194 thành viên. Ngày 16 tháng 10 hàng năm là Ngày Lương thực thế giới (World Food Day), Ngày 16 tháng 10 năm 2007: ngày mất Giáo sư Cao Xuân Hạo. Ngày 16 tháng 10 năm 690,  Võ Tắc Thiên lên ngôi hoàng đế, đổi quốc hiệu từ “Đường” thành “Chu”, sau khi phế con là Đường Duệ Tông thành “hoàng tự”; Bài chọn lọc ngày 16 tháng 10: Biển Đông vạn dặm; Những người Việt lỗi lạc ở FAO; Sông Hoàng Long; Nguyễn Minh Không huyền thoại Bái Đính; Dạo chơi non nước Việt; Nghiên cứu Kinh Dược Sư; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-16-thang-10/.

BIỂN ĐÔNG
Hoàng Kim
lưu thông tin chọn lọc
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bien-dong-van-dam/. Ba phát biểu đáng chú ý của cụ Tổng và bài viết “Trung Quốc ‘đánh tráo’ chủ quyền trên Biển Đông” là thông tin nổi bật về biển Đông gần đây.

Ba phát biểu đáng chú ý của cụ Tổng trong buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình (Hà Nội) ngày 15/10, trước kỳ họp cuối năm của Quốc hội:

– “Việt Nam sẽ không bao giờ nhân nhượng trước những vấn đề thuộc về chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”.

– “Thái độ của Đảng rất dứt khoát, kiên quyết, khôn khéo, nhưng có những việc không thể nói công khai. Làm sao để đất nước yên bình nhưng vẫn giữ được độc lập, chủ quyền mới là giỏi”.

– “Hiện nay có một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước, vậy còn Trung ương Đảng, Chính phủ, Tổng bí thư không yêu nước à? Vô trách nhiệm à?”.

Cụ Tổng cũng lưu ý không phải cứ nói mạnh, làm liều mới là yêu nước. Đây đều là điều chúng tôi luôn cố gắng gửi gắm trong những bài viết về vấn đề chủ quyền biển đảo và an ninh quốc gia, nhưng tất nhiên vẫn có nhiều người không hiểu và không chịu hiểu.

Trước nhiều ý kiến quan tâm, lo lắng của cử tri về tình hình Biển Đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bày tỏ xúc động, cho biết ông và Ban chấp hành Trung ương đã dành một ngày nghe báo cáo về vấn đề Biển Đông để “có thông tin, tạo sự đoàn kết, thống nhất cao” tại hội nghị Trung ương 11.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước khẳng định dựa trên nguyên tắc “tất cả phải vì lợi ích quốc gia, dân tộc”, Việt Nam sẽ không bao giờ nhân nhượng trước những vấn đề thuộc về chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Ông cũng kêu gọi cử tri cảnh giác với những quan điểm cực đoan về vấn đề Biển Đông, bởi sự kích động sẽ gây chia rẽ giữa lãnh đạo và nhân dân là điều “rất nguy hiểm”.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh trong mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn duy trì hai nguyên tắc là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, nhưng kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

“Xử lý mối quan hệ này không đơn giản. Nặng về bên nào đều bị phê phán”, ông nói với cử tri.

“Thái độ của Đảng rất dứt khoát, kiên quyết, khôn khéo, nhưng có những việc không thể nói công khai. Làm sao để đất nước yên bình nhưng vẫn giữ được độc lập, chủ quyền mới là giỏi”, Tổng bí thư, Chủ tịch nước phát biểu, cho rằng đây là vấn đề cần có tầm nhìn chiến lược.

– ĐVTCĐT Quán bia tổng hợp #ComCom

TRUNG QUỐC ‘ĐÁNH TRÁO’ CHỦ QUYỀN TRÊN BIỂN ĐÔNG
Hoàng Hà (Báo Mới)

Đơn phương đưa ra yêu sách ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ đòi chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế rồi hung hăng, g̫ây̫ hấn với các bên liên quan nhằm hiện thực hóa tham vọng ‘độc chiếm’ vùng biển này, song Trung Quốc lại huy động ‘cỗ máy tuyên truyền’ để ‘đánh tráo’ chủ quyền.

Sự thật và bằng chứng lịch sử cũng như luật pháp quốc tế đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Thông tin hoàn toàn sai sự thật, bịa đặt và xuyên tạc sự thật lịch sử về Biển Đông

Trung Quốc rõ ràng đã lên một kịch bản kỹ lưỡng cho những hành vi hung hăng nhằm đòi chủ quyền phi lý trên Biển Đông theo yêu sách đơn phương “đường lưỡi bò 9 đoạn”, mà mới đây nhất là việc đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), vùng thềm lục địa của Việt Nam. Từ đầu tháng 7 vừa qua, khi bắt đầu triển khai tàu khảo sát Hải Dương 8 với sự bảo vệ của nhiều tàu vũ trang cỡ lớn, xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của Việt Nam nằm ở phía Nam Biển Đông, Trung Quốc cũng đã đồng thời huy động bộ máy tuyên truyền để tung ra những thông tin hoàn toàn sai sự thật, không có căn cứ pháp lý, xuyên tạc sự thật lịch sử về Biển Đông nhằm “mở mặt trận truyền thông” hậu thuẫn cho hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, đồng thời đe dọa tự do hàng hải và hòa bình, an ninh, ổn định trên vùng biển chiến lược này.

Khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 tiến vào xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính (Trung Quốc gọi là bãi Vạn An), cũng là lúc ở trong nước Trung Quốc cho phát hành bộ sách giáo khoa lịch sử trung học mới, trong đó có nội dung bịa đặt thêm về chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông. Cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng dày đặc những thông tin, bài báo có những nội dung tương tự, thoạt đầu là trên các trang mạng trang thông tin điện tử và trên các cơ quan truyền thông chính thống của Trung Quốc.

Trong đó, từ ngày 15-7 đến 21-7, Trung Quốc đã cho chiếu bộ phim tài liệu 7 tập “Nam Hải, Nam Hải” (Nam Hải là cách mà Trung Quốc gọi Biển Đông) trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), ở kênh Xã hội và Pháp luật. Bộ phim với những nội dung xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử này có chủ đề chính nhằm thể hiện rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc với thông điệp mà Trung Quốc muốn truyền tải là “Nam Hải, vườn nhà của chúng ta”.

Điều cốt lõi và cũng là điều đáng lên án nhất toát lên từ bộ phim tài liệu 7 tập này là nội dung tuyên truyền những luận điệu sai trái về cơ sở pháp lý chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông như “Trung Quốc đã quản lý Biển Đông từ thời nhà Hán đến nay”, nhằm cố ngụy biện cho luận điệu “các đảo trên Biển Đông từ cổ xưa đến nay đã thuộc về Trung Quốc” và cổ súy cho yêu sách chủ quyền nằm trên cái gọi là “đường lưỡi bò 9 đoạn”. Thậm chí, trong phim có nhiều hình ảnh cùng lời bình xuyên tạc “một số quốc gia ngoài lãnh thổ trong đó có Việt Nam, Philippines…”. Trong phim đã có những nội dung hoàn toàn sai sự thật, bịa đặt và xuyên tạc sự thật lịch sử về Biển Đông như công kích Việt Nam “xâm phạm lãnh thổ”, “khai thác tài nguyên” của Trung Quốc…

Quá rõ để thấy bộ phim “Nam Hải, Nam Hải” cũng như cỗ máy truyền thông của Trung Quốc nhằm tới mục đích gì khi “kẻ tung người hứng” đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc sự thật lịch sử liên quan tới Biển Đông trong khi đưa nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Đó chính là nhằm “đánh tráo” chủ quyền, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam song lại “la làng” đó là “vườn nhà của chúng ta” trên Biển Đông, là Việt Nam “xâm phạm lãnh thổ”, khai thác tài nguyên của Trung Quốc…

Trung Quốc trong bộ phim “Nam Hải, Nam Hải” nói họ “quản lý Biển Đông từ đời nhà Hán”. Điều này thật nực cười và phi lý vì bởi cách đây hơn 5 thế kỷ, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, các nhà phát kiến địa lý và các thương gia phương Tây và Đông Nam Á… đề cập và vẽ trong những tấm bản đồ về Việt Nam. Tất cả hệ thống bản đồ cổ đều cho thấy lãnh thổ phía Nam của các triều đại phong kiến phương Bắc chỉ đến đảo Hải Nam, trong khi lại thể hiện rõ việc Việt Nam có chủ quyền xuyên suốt đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông. Một trong những minh chứng hùng hồn mới nhất là Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 28-3-2014 đã tặng một tấm bản đồ cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có vẽ lãnh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736-1795) hoàn toàn không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc khi đó cũng chỉ tới đảo Hải Nam.

Trung Quốc phải chấm dứt ngay những hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam

Sự thật lịch sử và những bằng chứng pháp lý từ lâu đã khẳng định Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền trên Biển Đông, trong khi khẳng định rõ ràng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như với các cùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 (công ước UNCLOS 1982). Ngay đòi hỏi, dù phi lý và phi pháp, về chủ quyền trên Biển Đông cũng mới được Trung Quốc lần đầu đưa ra năm 2009 khi đơn phương côɴԍ bố yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn”, mà theo đó đòi chủ quyền đối với 80% diện tích vùng biển này.

Tuy nhiên, ngay cả với yêu sách đơn phương “đường lưỡi bò 9 đoạn” của Trung Quốc hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và thực tiễn và đã bị Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ năm 2016 trong phán xử về vụ tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Trong phán quyết đưa ra ngày 12-7-2016, Tòa Trọng tài thường trực (PCA) kết luận rằng “các vùng biển do Trung Quốc xác lập ở Biển Đông không được vượt quá giới hạn do công ước UNCLOS 1982 quy định; việc Trung Quốc yêu sách quyền chủ quyền, quyền tài phán và “quyền lịch sử” trong phạm vi “đường lưỡi bò 9 đoạn” là vi phạm các quy định của công ước UNCLOS 1982 và không có hiệu lực pháp lý.

Trong khi đó, theo công ước UNCLOS 1982, các bãi ngầm Tư Chính cùng các bãi ngầm và đá ngầm ở khu vực này là phần nối dài của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam, ngăn cách với quần đảo Trường Sa bằng một rãnh sâu nên nó hoàn toàn không thuộc quần đảo Trường Sa. Nói cách khác vùng biển mà nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đang hoạt động trái phép từ đầu tháng 7-2019 tới nay hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam được quy định tại công ước UNCLOS 1982.

Dùng bộ máy tuyên truyền “đánh tráo” chủ quyền để rồi tiến hành quân sự hóa và thực hiện các hành vi hung hăng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và các bên liên quan trên Biển Đông của Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng tự do hàng hải, hàng không cũng như hòa bình, an ninh và ổn định ở không chỉ vùng biển này mà cả thế giới. Điều này là không thể chấp nhận đối với một quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế ngày nay, chứ chưa nói tới Trung Quốc là một cường quốc và là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cơ quan có quyền lực và trách nhiệm cao nhất trong tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh trong việc gìn giữ, bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định trên toàn cầu. Trung Quốc với trách nhiệm là một trong năm nước ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hơn ai hết càng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đi đầu trong việc gìn giữ, bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định trên toàn thế giới.

Trung Quốc vì thế phải chấm dứt ngay những hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và các bên liên quan trên Biển Đông, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và các bên liên quan cũng như luật pháp quốc tế. Trung Quốc với trách nhiệm của một cường quốc, một ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải hành xử có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, trước hết là ở khu vực Biển Đông.

Hoàng Hà
Theo Báo Mới

xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/bien-dong-van-dam/

NHỮNG NGƯỜI VIỆT LỖI LẠC Ở FAO
Hoàng Kim

Giáo sư Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt, tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng là những người Việt lỗi lạc ở FAO. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO, được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945 tại thành phố Québec, Canada. Năm 1951, trụ sở chính FAO tại Washington DC, Mỹ được chuyển về Roma, Ý. Tháng 5 năm 2015, FAO có tổng cộng 194 thành viên. Ngày 16 tháng 10 hàng năm là Ngày Lương thực thế giới (World Food Day),

Tôi đã đến FAO Rome năm 2000 trong hội thảo của FAO về tầm nhìn toàn cầu cây sắn. Tôi nhớ mãi sự thân tình của tiến sĩ Trần Văn Đạt đối với tôi những ngày tại đó. Thầy Tôn Thất Trình, tiến sĩ Trần Văn Đạt và tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu nay đều đã nghỉ hưu. PGS. TS. Bùi Bá Bổng hoàn thành nhiệm vụ Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam ( 2001-2013), Từ ngày 3 tháng 11 năm 2013 đến vài năm sau Thứ trưởng Bùi Bá Bổng đã làm chuyên gia cao cấp về sản xuất lúa gạo tại FAO- RAP (1).

Câu chuyện thú vị là Viện Lúa Việt Nam có Giao ban cây lúa của bốn đời Viện Trưởng (5) gồm GS. Nguyễn Văn Luật, PGS. Bùi Bá Bổng, GS. Bùi Chí Bửu và TS. Lê Văn Bảnh thì ở FAO Rome cũng có sự Giao ban cây lúa của bốn đời Chánh chuyên gia, Thư ký Điều hành, Thư ký Kỹ thuật của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, đó là GS. Tôn Thất Trình, TS. Trần Văn Đạt, TS. Nguyễn Văn Ngưu và PGS. Bùi Bá Bổng. Một sự so sánh thật thú vị là chuyên gia nông nghiệp Việt Nam có bốn người liên tiếp và kế tục nhau chuyển tầm nhìn từ tầm nền nông nghiệp quốc gia đến nền nông nghiệp toàn cầu.

Chúng ta tự hào về những người Việt lỗi lạc ở FAO, những diện mạo lớn của con người Việt Nam hội nhập và đóng góp tài năng, nhân cách vào vị trí chăm lo hột gạo, chén cơm ngon cho người dân không chỉ ở Việt Nam mà cho Tổ chức Lương Nông Quốc tế. Đó là người Việt, gạo Việt và con đường lúa gạo Việt Nam vươn ra thế giới.

Tôi đã kể câu chuyện Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam, Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời, Thầy bạn trong đời tôi, nay viết bài Những người Việt lỗi lạc ở FAO để lưu trữ thông tin về niềm tự hào này của nghề nông Việt Nam. Thông tin tặng thầy cô giáo Đại học Nông Lâm với các sinh viên và những người quan tâm.

Thầy bạn trong đời tôi. Bạn khi qua biển lớn, bay nhiều giờ tới miền xa thẳm đến điểm đặc biệt ấn tượng với đời và nghề sẽ thật thấm thía với bài học gặp thầy bạn quý lỗi lạc.

THẦY TÔN THẤT TRÌNH Ở FAO

Chuyện về thầy Tôn Thất Trình tôi đã kể vắn tắt tại  ‘Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời‘ và ‘Chiếc bàn của thầy Tôn Thất Trình‘. Tôi thật may mắn được nối nghiệp thầy dạy môn học Cây Lương thực và được ngồi ở chính chiếc bàn dạy học của thầy thuở xưa, trong khi thầy đã sang FAO.Thầy Trình ví như ‘cây tùng ở đáy khe’, trong thơ thiền Tuệ Trung Thượng Sĩ, số phận đời thầy dường như thời ở FAO càng trung chính tỏa sáng hơn. Tôi tới FAO năm 2000 dự hội thảo ‘ chiến lược nghiên cứu phát triển sắn toàn cầu tầm nhìn thế kỷ 21’ gặp tiến sĩ Trần Văn Đạt đang tiếp nối Thầy làm giám đốc điều hành của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế tại FAO. Tôi chợt ngộ ra và thấm thía hơn nhiều điều về Thầy

FAO và Ngày Lương thực Thế giới,  FAO với Việt Nam là những nhận thức đầu tiên cần phải hiểu rõ khi tới đó. Vì FAO có vị trí đặc biệt trong các chương trình và cơ quan chuyên trách của hệ thống Liên Hiệp Quốc nên FAO là cầu nối rất quan trọng Việt Nam với thế giới rộng lớn về nông nghiệp và lương thực. FAO có mục tiêu cơ bản là nâng cao mức sống cũng như mức dinh dưỡng của nhân dân các nước thành viên; nâng cao hiệu quả của việc sản xuất lương thực và nông sản; góp phần vào việc phát triển kinh tế thế giới và giải phóng nhân dân khỏi nạn đói. FAO cùng với WHO (tổ chức Y tế thế giới) tham gia quán lý Ủy ban Codex Alimentarius mục đích tăng cường sự cân bằng của yêu cầu về thực phẩm và do đó làm cho thương mại quốc tế phát triển hơn. Ngày Lương thực thế giới (WFD – World Food Day) được cử hành vào ngày 16 tháng 10 hàng năm. Ngày này do FAO đề xuất và được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua trong Nghị quyết A/RES/35/70. FAO với Việt Nam có mối quan hệ mật thiết. Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với FAO từ năm 1975. Đến năm 1978, FAO chính thức mở Văn phòng đại diện tại Hà Nội, Việt Nam. Trong hơn 30 năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và FAO ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực: hỗ trợ của FAO đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và lương thực ở Việt Nam một cách có hiệu quả và thu được những thành tựu to lớn. FAO cho đến nay đã giúp Việt Nam thực hiện hơn 100 dự án tập trung vào các lĩnh vực lập chính sách, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, an ninh lương thực, dinh dưỡng. Tổng số tiền viện trợ trị giá trên 100 triệu USD.

Thầy Tôn Thất Trình ở FAO là người Việt Nam đầu tiên làm chánh chuyên viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế. “Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế, thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước. Thầy đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam và hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc  Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên  viên,  tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển  lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt,  nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc,  nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách.  Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và  đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp. Giáo trình nông học Việt Nam sau ngày thống nhất thật thiếu thốn. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng. Thầy Trình khi ở FAO và sau này cũng viết rất nhiều  báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên báo Việt Nam nước ngoài và blog The Gift.

Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Giáo sư Tôn Thất Trình vẫn trực tiếp giảng dạy môn cây lương thực cho dù Thầy hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa (là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp PTNT ngày nay) năm 1967 và 1973, tên Trường thay đổi nhiều lần và xã hội quá nhiều biến động. Chiếc bàn to quá khổ (dài 1,8m rộng 1,2m, gỗ tốt, chắc, nặng, nằm ở phòng cuối góc bên phải của khối nhà chữ U tầng 2 Đại học Nông Lâm. Cái bàn này có lẽ vì quá to và nặng, không dễ mang ra khỏi cửa, phòng lại là góc khuất làm việc dạy học của người thầy “full professer” (giáo sư) Hiệu trưởng đầu tiên, mà phòng không phải ở tâm điểm chính diện phong thủy, nên nơi này và chiếc bàn này 40 năm qua có lẽ vì vậy ít thay đổi qua mấy lần tách nhập Bộ môn. Ngay trước sự kiện 30 tháng 4, Thầy đi gần sau cùng. Thầy Trình đi đâu? Trong cơn lốc của các sự biến thầy Trình không đi Pháp, không đi Mỹ, cũng chẳng sang Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc, cũng không đi Nhật là những nơi thầy có nhiều mối quan hệ từ trước mà đi sang FAO (Roma). Giáo sư Tôn Thất Trình đã làm Tổng Thư ký Chương trình lúa gạo toàn cầu và bằng uy tín chuyên môn của mình trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển lúa lai, với khoảng 32 chương trình tái thiết đất nước. Con người đó nhân cách đó đúng như thầy tự ví “Cây tùng ở đáy khe” trong thơ Tuệ Trung Thượng Sĩ: CÂY TÙNG Ở ĐÁY KHE. Thương cội tùng xanh tuổi bấy niên, Đừng than thế mọc lệch cùng xiên; Cột rường chưa dụng người thôi lạ, Cỏ dại hoa hèn trước mắt chen‘ Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” đăng các bài chọn lọc của Thầy dành cho Việt Nam. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống  trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước  đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc”.


TIẾN SĨ TRẦN VĂN ĐẠT Ở FAO

Tiến sĩ Trần Văn Đạt là chuyên gia nông nghiệp về lúa gạo, cựu cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ năm 1967-1974. Đại học California, Davis, 1974-80; Chuyên gia Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, USAID từ 1981-82; Giám đốc và giám đốc điều hành của Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, FAO, 1982-2004. Tiến sĩ Trần Văn Đạt là chủ biên Tuyển tập vài suy nghĩ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ 21,  Nhà Xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2010, 476 trang và có nhiều bài viết đúc kết quan trong về nông nghiệp tại trang web Hùng Sử Việt 

Sách “Tuyển tập vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21” viết: “Trong thời hội nhập kinh tế thế giới , nền nông nghiệp Việt Nam không những hướng về cải tiến năng suất để tăng gia sản lượng , còn phải chú trọng đến phân phối thực phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, chất lượng, lợi thế cạnh tranh, môi trường lành mạnh và đời sống phồn vinh nông thôn. Do đó các chính sách thích nghi và hổ trợ nông dân thỏa đáng sẽ giúp củng cố vai trò truyền thống quan trọng nông nghiệp, qua đó đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế quốc gia cũng như góp phần đảm bảo an ninh lương thực, phong phú nền văn hóa và bền vững phát triển trong thế kỷ 21”. Sách “Tuyển tập vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21” chủ biên Trần Văn Đạt, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh 2010 thật lắng đọng và tâm huyết đã đúc kết nhiều bài viết hay, tâm đắc một đời, có tầm nhìn xa và nóng hổi tính thời sự. Các tác giả GS.Tôn Thất Trình, TS. Trần Văn Đạt, TS. Nguyễn Văn Ngưu đã trao đổi nhiều câu chuyện nổi bật do trãi nghiệm nhiều năm làm việc ở FAO. Các tác giả khác như GS. Thái Công Tụng, TS. Nguyễn Bá Khương, TS. Phan Hiếu Hiền, PGS.TS Dương Thanh Liêm, TS. Phan Quang Vinh, TS. Viên Ngọc Nam, KS. Vũ Thế Trụ, KS. Huỳnh Trung Hạt, TS. Lê Thị Hoàn cung cấp nhiều đúc kết thật quan trọng để hội nhập và phát triển

TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN NGƯU Ở FAO

Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu là chuyên gia nông nghiệp về lúa gạo, Thư ký Điều hành, Ủy ban Lúa Gạo Quốc tế, FAO, Rome, Italy, Nguu.nguyen@fao.org. Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu là tác giả của chương 7: Sản xuất lúa gạo trong thế kỷ 21: Thử thách, cơ hội kỹ thuật và chính sách. Trong sách: “Tuyển tập vài suy nghĩ về phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21” Trần Văn Đạt chủ biên, Nhà Xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2010,  trang 123-150.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu sinh năm 1947 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp Cao đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn 1970, tốt nghiệp tiến sĩ nông nghiệp Đại học Philippines, Los Banos (UPLB) 1976, Từ 1976-2009 chuyên viên lúa gạo cho Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI, Viện Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới IITA, và Tổ chức Lương thực Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO. Ngoài Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu đã làm việc ở Philippines, Cameroon, Nigeria, Burkina Faso, Italia và đi công tác chừng 60 nước sản xuất lúa trên toàn thế giới. Ông và tác giả và đồng tác giả của hơn 50 bài viết về lúa gạo, được đăng trong các tạp chí, kỷ yếu hội nghị (proceedings) sách và bản tin; xuất bản hai cuốn sách về lúa gạo và là biên tập viên kỹ thuật của hai cuốn sách lúa gạo được FAO xuất bản, và từ 2004-2009 của International Rice Commission Newsletter. Tham gia việc thiết lập và thi hành hơn 30 dự án về sản xuất lúa gạo. Nghỉ hưu ở Manila, Philippines từ tháng 10 năm 2009.

Các bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Văn Ngưu, tiến sĩ Trần Văn Đạt và giáo sư Tôn Thất Trình đều rất chuyên nghiệp, rất FAO của một tầm nhìn hệ thống, vừa chi tiết thực dụng vừa phổ quát và phức tạp, thường bao gồm một danh sách các tài liệu tham khảo được coi là rất cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu nghiên cứu về chủ đề nông nghiệp đó. Điều thú vị  là sự nghiên cứu liên ngành kết nối sâu và xâu chuỗi nhiều vấn đề khác thuộc kinh tế giáo dục văn hóa xã hội mà khi càng lớn tuổi và trãi nghiệm càng thấy thấm thìa và thú vị hơn.

BÙI BÁ BỔNG LÚA VIỆT VÀ FAO

Trong chuỗi hoạt động dày đặc và hiệu quả của Bùi Bá Bổng lúa Việt và FAO, tôi chọn lại hình ảnh bốn vị viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL trong bài viết “Giao ban cây lúa” của tác giả Huỳnh Kim, báo Tia Sáng 11.11.2011; Lời chào mừng của Thứ trưởng PGS.TS. Bùi Bá Bổng nhân kỷ niệm 45 năm thành lập CIAT ngày 10 tháng 9 năm 2012 tại Hà Nội; Lời khai mạc của Thứ trưởng Bùi Bá Bổng tại Hội thảo Lúa Gạo Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, và Thư giới thiệu vị trí mới của ông Bùi Bá Bổng ở FAO ngày 3 tháng 11 năm 2013.

“Giao ban cây lúa” tác giả Huỳnh Kim viết:”Trong ảnh là bốn vị viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL chúng tôi chụp được sau hội nghị giao ban về sản xuất lúa năm 2011 tại Viện Lúa ĐBSCL vào đầu tháng 2 năm 2011. Bữa đó, trên ghế chủ tọa, PGS.TS Bùi Bá Bổng (thứ hai, từ trái qua) – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, nói vui: “Đây là lần đầu tiên Viện Lúa họp mặt đủ bốn đời viện trưởng. Đầu năm mới như vậy chắc là Viện Lúa phát tài rồi”. Cả hội trường hơn hai trăm người, hầu hết là những nhà khoa học và cán bộ quản lý nông nghiệp khắp ĐBSCL và từ nhiều viện, trường từ TP.HCM về, vỗ tay ầm ầm. Lúc đó mọi người mới nhìn quanh hội trường và thấy bốn ông viện trưởng mỗi ông ngồi mỗi nơi. GS.TS Nguyễn Văn Luật (thứ ba, từ trái qua) – Viện trưởng đầu tiên giờ đã nghỉ hưu, GS.TS Bùi Chí Bửu (phải cùng) – Viện trưởng đời thứ ba sau anh Bổng, hiện là Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam và TS Lê Văn Bảnh (trái cùng) – đương nhiệm Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL. Tình cờ chụp được tấm ảnh này nhưng lại nghe các anh chị ở Viện Lúa nói, hiếm khi cả bốn ông viện trưởng nối tiếp nhau sum họp như vậy và nó như là hình ảnh đại diện cho những người đã góp sức làm nên câu chuyện lúa gạo ở ĐBSCL mấy mươi năm nay. Nhớ những năm đầu thành lập Viện Lúa trong thời bao cấp thiếu gạo cơm, GS.TS Nguyễn Văn Luật, ngoài việc chuyên môn về cây lúa, ông còn tập trung lo cho công tác đào tạo nguồn nhân lực. Không phân biệt thành phần xuất thân, ai có khả năng, ông đều tạo điều kiện gửi đi đào tạo ở nhiều nguồn, nhiều nhất là ở Ấn Độ và Viện Lúa Quốc tế (IRRI). Thế là sau ông, có TS Bùi Bá Bổng, đỗ đầu bảng về lúa lai ở Ấn Độ; sau khi anh Bổng về Bộ NN & PTNT, có ngay tiến sĩ Bùi Chí Bửu; tới khi anh Bửu về Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam là có TS Lê Văn Bảnh thay thế. Cả ba đời viện trưởng tiếp sau đều từ phó viện trưởng lên. Như là cây lúa, từ lúc gieo hạt, nảy mầm tới khi cho hạt, đều tươi tốt thuận hòa.

Còn nhớ bữa đó, trước khi vào hội trường, mọi người đã kéo nhau đi tham quan một vòng Viện Lúa và xem xét những trà lúa đông xuân đang chín rộ. Dường như ai cũng hi vọng về cây lúa năm nay. Không thấy ai nói ra, nhưng đi ngang các phòng thí nghiệm trong Viện Lúa, có người tự dưng nghe xúc động trong lòng, hiểu rằng để có được 200 ha lúa giống nguyên chủng tốt tươi ngoài kia, phải chắt chiu từ bao nhiêu mồ hôi và trí tuệ từ nơi này.

Anh Bùi Bá Bổng chủ trì buổi giao ban hết sức nhẹ nhàng. Sau các báo cáo chính của Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ Thực vật thuộc Bộ NN & PTNT, anh nhỏ nhẹ “kính mời thầy Luật”, “thầy Huỳnh” (PGS.TS Nguyễn Văn Huỳnh ở Đại học Cần Thơ), “anh Bửu”, “anh Phụng” (PGS.TS Mai Thành Phụng ở Trung tâm Khuyến nông Quốc gia), “anh Bảnh”… phát biểu. Giữa các phát biểu ấy, anh Bổng thường gợi ý vui mà nghiêm túc. Tỉ như: “Tham quan ruộng lúa, tôi thấy anh Bảnh làm tốt hơn thời tôi làm viện trưởng rồi, cho nên tôi tin là cây lúa của mình tới đây sẽ càng tốt hơn”. Hay là: “Anh Phụng là người lăn lộn với bà con nông dân nhiều, chắc là anh sẽ phản ánh được đúng nỗi lòng nông dân”. Hoặc: “Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ NN & PTNT xem xét đầu tư cơ sở hạ tầng mở thêm vụ lúa thu đông như Kiên Giang đang làm để tăng lượng gạo xuất khẩu, xin các anh có ý kiến về chuyện này”… Tới gần trưa đứng bóng, sau khi kết luận giao ban, anh Bổng lại nói vui: “Trưa nay Viện Lúa mời cơm, chắc là mình sẽ được ăn gạo ngon rồi”.

Tới giờ, tôi vẫn còn nhớ ý kiến thảo luận ngắn gọn của các nhà khoa học này. GS.TS Nguyễn Văn Luật nói: “Không thể chỉ đạo gieo sạ đồng loạt cho cả vùng mà nên linh hoạt theo điều kiện từng nơi, có nơi nước đã rút, có nơi chưa. Cũng không có vụ nào là chính cho mọi nơi mà phải theo điều kiện cụ thể từng nơi; nơi làm xuân hè tốt thì giúp nông dân làm, thu đông cũng vậy. Tóm lại là ta phải tổng kết từ kinh nghiệm thực tế để áp dụng khoa học kỹ thuật và có chủ trương cho đúng”.

GS.TS Bùi Chí Bửu: “Rủi ro về sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL chỉ vài phần trăm trong khi ở đồng bằng sông Hồng là 30%, miền Trung khoảng 50%. Năm 2010 Việt Nam thắng lớn về lúa gạo, đã tăng 1 triệu tấn, chủ yếu cũng tại ĐBSCL. Tuy nhiên dân số cũng tăng mạnh, như vậy là năng suất lúa đứng yên. Trong khi Việt Nam nhắm tới mục tiêu là nước công nghiệp hóa năm 2020, diện tích lúa sẽ giảm. Như vậy phải tổ chức lại cho nông dân sản xuất theo hướng công nghiệp hóa. Và phải làm ưu tiên

Số lần xem trang : 19597
Nhập ngày : 16-10-2019
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 8(15-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 8(14-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 13 tháng 8(13-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 12 tháng 8(12-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 11 tháng 8(12-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 10 tháng 8(12-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 9 tháng 8(12-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 8 tháng 8(10-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 8(07-08-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 8(06-08-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007