Số lần xem
Đang xem 315 Toàn hệ thống 533 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi. CIMMYT tươi rói một kỷ niệm. Ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988 là kỷ niệm ngày mất của cha tôi cũng là ngày dưới vòm cây xanh CIMMYT Thầy Norman Borlaug đã trò chuyện với tôi về Goethe, cây xanh và nhà khoa học xanh.
LỜI THẦY DẶN ‘Norman Borlaug nhà khoa học xanh‘
Hoàng Kim
Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Norman Borlaug người Thầy sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.
Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.
Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Trích “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” – Hoàng Kim
đọc tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/2017/12/06/loi-thay-dan/
Ngày ghi nhớ trong trái tim tôi là ngày mất của cha tôi 29 tháng 8 âm lịch (năm 2016 trùng ngày 29 tháng 9 kỷ niệm 50 năm thành lập CIMMYT. Sau này hàng năm, bên cạnh ngày giỗ chính cha tôi lấy theo ngày âm lịch, thì ngày Thế giới chống đói nghèo tôi lại thắp hương trở lại. Thắp hương để tưởng nhớ, để đừng quên trên đời này vẫn còn đó nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào). Mỗi gia đình đều có những ngày riêng để ghi nhớ. Với gia đình chúng tôi ngày này là một kỹ niệm không bao giờ quên. Lịch Vạn Niên ngày dương lịch có thể đổi thay nhưng ý nghĩa của sự kiện vẫn vậy. Ngày này cha tôi mất năm 1968 và thầy Hiệu trưởng Trần Đình Côn đã viết Bài ca Trường Quảng Trạch với những câu thơ đẫm nước mắt “Thương em cảnh gieo neo mẹ mất, lại cha già giặc giết hôm qua”. Hai mươi năm sau, ngày này năm 1988, tại phòng riêng của tôi ở CIMMYT Mexico, tôi bất ngờ được thầy Norman Borlaug, người đoạt giải Nobel hòa bình, cha đẻ cách mạng xanh, nhà bác học hàng đầu của nông nghiệp hiện đại tới thăm. Thầy đã dành trọn buổi chiều để trò chuyện và khai mở tâm thức cho tôi….
Tôi nhớ đến cha tôi, người thầy và cũng là anh hai Hoàng Ngọc Dộ tần tảo thay cha mẹ nuôi em năm năm ngày một bữa, thầy Nguyễn Khoa Tịnh khóc trên bục giảng cùng thầy bạn nhường cơm xẻ áo cho tôi, thầy Mai Văn Quyền mà tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ để nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy. Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ
Tôi nhớ Thầy Norman Borlaug trong biết bao câu chuyện đời thường và sự kiện. Tôi nhớ về ngày 29 tháng 8 (âm lịch) năm 1988 là kỷ niệm ngày mất của cha tôi dưới vòm cây xanh do Thầy Norman Borlaug trồng ở CIMMYT đã gợi nhớ buổi chuyện trò của Thầy với tôi về Goethe và cây xanh, về Ngày Thế giới chống đói nghèo. Tôi lại nhớ về cha mẹ mình, nhớ về anh, nhớ về những người Thầy và bài học nghị lực vươn tới giúp bà con thoát nghèo. Bài học không bao giờ cũ.
GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE Người già kể chuyện sử thi
ở Kalovi Vary, Roma, Oregon
Thắp lên trong tôi ngọn lửa Hoàng Kim
“Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.
Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
và giấc mơ hạnh phúc
Goethe là vòm cây xanh Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.
Goethe và Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.
Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)
Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !
(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.
Bài ca thời gian ĐIỂM HẸN
‘Yêu thương tận tụy hi sinh sẽ hạnh phúc’ Hoàng Kim
Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em
Bài ca thời gian ĐIỂM HẸN
‘Yêu thương tận tụy hi sinh sẽ hạnh phúc’ Hoàng Kim
Anh như chim ưng quay về tổ ấm
Vẫn khát bầu trời ước vọng bay lên
Ơi Bồng Lai cồn cào nỗi nhớ
Anh về bên này lại nhớ bên em
*
Kamina Kamina
Anh gọi tên em Kamina
Em là nữ thần tình yêu
Của Antonio Canova
Trong Bảo tàng Nghệ thuật
Anh bàng hoàng cầm tay em
Đến bên tượng Gouthe
Phút giây này
Tình yêu này
Em là suối nhạc
Để Bethoven dâng đời
Kiệt tác “Ánh trăng”
Kamina Kamina
Em là loài hoa tình yêu
Là ban mai vui tươi
Là nữ thần tình yêu
Rung động hóa thân
Dưới bàn tay vàng
của Antonio Canova
Em là mơ hay là thật.
Anh muốn ôm em vào lòng
và gối đầu lên ngực
để tình yêu hóa thân
những giây phút bên em
đằm thắm đến vô cùng.