Số lần xem
Đang xem 301 Toàn hệ thống 487 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 10. Thomas Edison chân dung một huyền thoại, Nguyễn Phương giống bắp ngọt. Sự thật hơn nhiều lời nói. Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới trong đó có 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, ngoài ra là các bằng sáng chế ở Anh, Pháp, Đức,…Ngày 22 tháng 10 năm 1879, Thomas Edison lần đầu tiên thành công trong việc thử nghiệm đèn sợi đốt, với một dây tóc cácbon. Ngày 22 tháng 10 năm 1964, nhà triết học Pháp Jean Paul Sartre đoạt Giải Nobel Văn học, ông đã tự ý từ chối nhận giải này vì không muốn bị “biến đổi”. Ông trở thành người đầu tiên từ chối nhận giải Nobel sau khi Ủy ban Nobel tuyên bố. Ngày 22 tháng 10 năm 1913, ngày sinh Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam (mất năm 1997) Bài chọn lọc ngày 22 tháng 10: Thomas Edison chân dung một huyền thoại; Nguyễn Phương giống bắp ngọt. Sự thật hơn nhiều lời nói.Thăm ‘Ông già’ nhớ Borlaug và Hemingway; Chào ngày mới yêu thương;Ngày ghi nhớ trong trái tim tôiNorman Borlaug nhà khoa học xanh; Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh, Bài ca Trường Quảng Trạch; Lời của Thầy theo mãi bước em đi. Norman Borlaug nhà khoa học xanh;Trở về điểm hẹn; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-10/.
THOMAS EDISON CHÂN DUNG MỘT HUYỀN THOẠI
Hoàng Kim Thomas Alva Edison (11 tháng 2 năm 1847 – 18 tháng 10 năm 1931) là một nhà phát minh và thương nhân đã phát triển rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống trong thế kỷ 20. Edison được coi là một trong những nhà phát minh giàu ý tưởng nhất trong lịch sử, ông giữ tổng cộng 1.500 bằng phát minh trên toàn thế giới trong đó có 1.093 bằng sáng chế tại Hoa Kỳ dưới tên ông, ngoài ra là các bằng sáng chế ở Anh, Pháp, Đức,…Ngày 22 tháng 10 năm 1879, Thomas Edison lần đầu tiên thành công trong việc thử nghiệm đèn sợi đốt, với một dây tóc cácbon. Đó là một trong ngày và sự kiện đáng ghi nhớ nhất của nhân loại với niềm vui ánh sáng. Tôi chưa kịp viết nhiều về họ nhưng tôi tin tưởng và lưu lại chút hình ảnh và thông tin để nhớ ; xam tiếp https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-22-thang-10/.
NGUYỄN PHƯƠNG GIỐNG BẮP NGỌT
Hoàng Kim
Chúc mừng TS Nguyễn Phương và đồng sự 2019 “Nghiên cứu tạo giống ngô đường lai đơn F1 phục vụ cho sản xuất khu vực Đông Nam Bộ”. Mã số B2017 NLS 11. Đề tài thật tốt..
Năm 1988, tôi đến CIANO thăm nơi làm việc của nhà khoa học xanh Norman Borlaug nhà nhân đạo người Mỹ đã ‘cứu sống nhiều người hơn bất cứ ai khác trong lịch sử’ và thăm nơi lưu dấu di sản Ernest Hemingway, tác giả của kiệt tác Ông già và biển cả là bài học tự do sáng tạo sống giữa thiên nhiên. Tôi mang theo suốt đời ấn tượng sâu sắc về Borlaug và Hemingway, hai con người kỳ dị người thầy và bạn lớn. Họ là “Ông già” đúng nghĩa. Tôi thích nhà khoa học xanh con đường xanh Norman Borlaug và sự tự do sáng tạo sống giữa thiên nhiên của Hemingway. Tôi chỉ mới chép đôi điều trên Wikipedia Tiếng Việt về họ, nay lưu lại điểm nhấn này để quay lại chiêm nghiệm và viết sâu hơn.
Norman Borlaugnhà khoa học xanh, sinh ngày 25 tháng 3, năm 1914 mất ngày 12 tháng 9 năm 2009. Ông là nhà nông học Mỹ, nhà nhân đạo, người đoạt giải Nobel hòa bình năm 1970 và được coi là cha đẻ của Cách mạng xanh. Ông là người đã nhận được đồng thời ba giải thưởng lớn (Nobel Hòa bình, Huân chương Tự do của Tổng thống và Congressional Gold Medal) vì những cống hiến đặc biệt cao quý cho nước Mỹ và cho nhân loại.
Ernest HemingwayÔng già và biển cả, sinh ngày 21 tháng 7 năm 1899, mất ngày 2 tháng 7 năm 1961, là một tiểu thuyết gia người Mỹ, một nhà văn viết truyện ngắn, và là một nhà báo. Ông là một người xa xứ Paris và một cựu quân nhân. Ông đã nhận được Giải Nobel Văn học năm 1954 và Giải Pulitzer năm 1953 với tiểu thuyết Ông già và biển cả. Ngày 21 tháng 10 là ngày ông đã phát hành lần đầu cuốn tiểu thuyết kiệt tác Chuông nguyện hồn ai.
(*) Ngôi nhà nơi Hemingway sinh ra tại Oak Park, Illinois lưu dấu tuổi thơ dữ dội của ông nay là chứng tích của Giã từ vũ khí. Hemingway là một người lính đã đi qua hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai ở những chiến trường và thời điểm khốc liệt nhất, ông có có một cuộc đời giàu trãi nghiệm nên kịp trao lại cho đời một di sản văn chương đồ sộ mà nổi bật nhất là những kiệt tác Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai. Ông già và biển cả. Hemingway sinh tại Oak Park, Illinois, một vùng ngoại ô của Chicago, Mỹ. Hemingway lúc ở tuổi mười tám đã bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình với tư cách là một phóng viên cho báo The Kansas City Star. Tờ báo này đã ghi danh ông là phóng viên hàng đầu của báo trong một trăm năm qua, Hemingway có phong cách viết nổi bật “Sử dụng những câu văn ngắn. Sử dụng những đoạn mở đầu ngắn. Sử dụng thứ tiếng Anh hùng hồn. Phải khẳng định, không phủ nhận” (“Use short sentences. Use short first paragraphs. Use vigorous English. Be positive, not negative.”). Hemingway ngừng làm phóng viên chỉ sau đó một vài tháng và tình nguyện gia nhập Quân đội Mỹ vào hàng ngũ quân y sang chiến đấu ờ Pháp và Italia. Ông bị thương khi đang lái xe chuyển thương binh và được huân chương từ chính phủ Ý. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất ông trở về Mỹ lấy vợ là Hadley Richardson và sống một cuộc đời nghèo túng ở quê. Từ năm 1921 gia đình ông định cư ở Pari Pháp. Sau nhiều thành công với tư cách là thông tín viên nước ngoài, Hemingway trở lại Toronto, Canada năm 1923. ông có người con trai đầu tên là Jack. Hemingway. Ông chia tay người vợ đầu năm 1927 và cưới Pauline Pfeiffer, một phóng viên thời trang không thường xuyên, người sùng đạo Thiên Chúa đến từ Piggott, Arkansas. Họ có với nhau hai người con năm 1928 và 1930. Bố Hemingway nghèo khó quản bách tài chính phải tự sát Hemingway năm 1929 tác phẩm “Giả từ vũ khí” thành công nên thu nhập sau đò khá hơn. Năm 1931 Hemingway quay về Key West, Florida và sống ở đó đến năm 1940 ông thường đi câu cá và nhiều lần sang Tây Ban Nha để tìm tư liệu và đi săn ở châu Phi để lấy cảm hứng viết văn ở Mombasa, Nairobi Machakos tại Kenya, Tanganyika. Serengeti, quanh Hồ Manyara và vùng phía tây và đông nam của Công viên Quốc gia Tarangire ngày nay. Hemingway đã bị bệnh trong chuyến đi này. Sa sút sức khỏe và bất hòa gia đình xã hội về chính trị tôn giáo luôn xkhông thể dung hòa đã làm ông kiệt sức. Ông đã viết ‘Chuông nguyện hồn ai ‘ năm 1940 trong hoàn cảnh đó.
Hemingway là mẫu mực kinh điển trong văn học Mỹ với đặc trưng văn chương chuẩn mực, kiệm lời, sáng tạo, khắc họa vĩnh cữu từ chìa khóa (Key word). Hemingway là người thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh chủ nghĩa khắc kỷ (stoicism), vui lòng chịu sức ép (grace under pressure), là một cựu quân nhân trãi gần trọn đời trong chiến tranh và nghèo đói được ông mô tả là “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) của cộng đồng người Paris xa xứ.
Hemingway ấn tượng sâu sắc trong tôi vì dường như có sự đồng cảm. Tôi cũng là quân nhân, cũng là người xa xứ ‘cuốn theo chiều gió’ , cũng sống thuận theo tự nhiên và nghịch cảnh, cũng vui lòng chịu sức ép và cũng thấu hiểu tâm trang của “Thế hệ bỏ đi” (Lost Generation) khi thấm thía trãi gần trọn đời trong cuộc chiến chống lại giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm cùng những biến thái của điều này sau chiến tranh.
Tôi học Norman noi theo Norman bởi những lời Thầy dặn khai tâm cho tôi làm thay đổi chính cuộc đời mình, nhưng tôi thật thích Hemingway về văn chương kiệm lời trong như ngọc chắt lọc key word của ông và có một sự đồng cảm say mê đến kỳ lạ ham thích được như các ông già kể chuyện sử thi. Đó là đại dương khát vọng “Ông già và biển cả” khai mở tự do tâm thức tình yêu cuộc sống. Tôi cũng vẫn thường quay lại với Nguyễn Khải, với các tác phẩm văn chương ưng ý mà ông đã trao lại ngọc cho đời và những lời thương nhớ Nguyễn Khải của các bạn văn, người đọc viết về ông để tìm câu giải thích cho sự lẫn thẩn này: . “Trên cuộc đời không có bước đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải vượt qua được những ranh giới ấy”. “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”
Cà phê sáng với CNM365 tôi vui cả ngày vì câu chuyện thú vị với các bạn mình.
Cà phê sáng với CNM365 CHÀO NGÀY MỚI YÊU THƯƠNG
Hoàng Kim
Thoáng chốc tháng năm nhìn trở lại
Chung vui chào ngày mới yêu thương.
Đi qua chiến tranh mừng hạnh phúc
Bạn học chung mâm nhớ một thời