Số lần xem
Đang xem 297 Toàn hệ thống 484 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Trăng rằm đường sáng dạo chơi giăng,
Nhớ Bác đôi câu hỏi chị Hằng:
“Thế nước thịnh suy sao đoán định?
Lòng dân li hợp biết hay chăng?
Vành đai thế biến nhiều mưu hiểm,
Con đường lực chuyển lắm lăng nhăng?
Dân Nam Tiếng Việt nhiều gian khó
Hưng thịnh làm sao hỡi chị Hằng?”.
*
“Bác Hồ thơ ‘Chơi giăng’ đó ông
Vầng trăng cổ tích sáng non sông,
Tâm sáng đức cao chăm việc tốt
Chí bền trung hiếu chính lưu công
Nội loạn dẹp tan loài tham nhũng
Ngoại xâm khôn khéo giữ tương đồng.
Khó dẫu vạn lần dân cũng vượt.
Lòng dân thế nước chắc thành công”.
Nguyên vận thơ Bác Hồ
CHƠI GIĂNG Hồ Chí Minh
Gặp tuần trăng sáng, dạo chơi giăng,
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng:
“Non nước tơi bời sao vậy nhỉ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng?
Khi nào kéo được quân anh dũng,
Để dẹp cho tàn bọn nhố nhăng?
Nam Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng?”.
*
Nguyệt rằng: “Tôi kính trả lời ông:
Tôi đã từng soi khắp núi sông,
Muốn biết tự do chầy hay chóng,
Thì xem tổ chức khắp hay không.
Nước nhà giành lại nhờ tài sắt,
Sự nghiệp làm nên bởi chữ đồng.
Tổ chức, tuyên truyền càng rộng rãi,
Tức là cách mệnh chóng thành công”.
Báo Việt Nam độc lập, số 135, ngày 21-8-1942.
Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
Anh Nguyễn Thành Phước (Phuoc Nguyen Thanh) nói: “Chỉ có những người cùng cam khổ mới hiểu hết nỗi cực khổ…” Tôi xúc động nói với anh: “Tôi theo chân anh Phạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh Viện Lúa để về quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của, gạo thơm Sóc Trăng Hồ Quang Cua, để cùng Hoang Long con tôi, chung sức với vợ chồng anh học trò và bạn hữu anh gắng gỏi tuyển chọn giống lúa siêu xanh thích ứng với biến đổi khí hậu có phẩm chất tốt, năng suất cao, ngắn ngày, ít sâu bệnh. Năm năm qua từ nguồn vật liệu quý hiếm nhập nội và bảo tồn tại Trại giống lúa Sóc Trăng đã lan tỏa ra nhiều tỉnh. Nay Phú Yên và nơi anh đã tuyển được các giống tốt GSR90, GSR65, GSR38 (HHZ5 Y7- Y3). Nhìn lại con đường xanh gian khổ vươn tới của gạo Việt chất lượng và thương hiệu, càng thấm thía ‘Dưới đáy đại dương là Ngọc”. Tôi lưu hình ảnh và vài ghi chú để viết tiếp về vợ chồng anh và đồng đội anh; xem tiếp https://hoangkimlong.wordpress.com/category/duoi-day-dai-duong-la-ngoc/
Khi viết về anh Nguyễn Thành Phước, cô Nguyễn Thị Bắp, em Từ Văn Dững và các bạn ở Trại Giống Lúa Long Phú Sóc Trăng tôi lại xúc động nhớ về thuở xưa của rốn phèn Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười nay đã biết bao đổi thay. Trò chuyện với các bạn về cha con của người anh hùng bác Năm Hoằng và chị Ba Sương để thấm câu dặn của bác Năm Hoàng “Dưới đáy đại dương là Ngọc”
CHA CON NGƯỜI ANH HÙNG
Hôm bác Năm Hoằng mất, chúng tôi gần như đi suốt đêm từ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Đồng Nai) về Nông trường sông Hậu (Hậu Giang) để kịp viếng bác. Tôi biết ơn bác Năm đã năm lần lội ruộng thăm đồng Trung tâm Hưng Lôc và đã gợi ý cho tôi nhiều điều. Trong đó có một lần bác tặng cho tôi chiếc máy điện thoại di động “Cháu giữ mà dùng, bác mua lại cái khác”, “Thông tin là cần thiết, đừng tiết kiệm quá con ạ !” “Chưa kỹ đâu con đừng vội làm sư” “Bác có chút kinh nghiệm thau chua, rửa phèn, lấn biến” “Hiểu cây và đất thì mới làm ra được giống mới con ạ !” “Phải sản xuất kinh doanh khép kín mới khá được” “Dưới đáy đại dương là ngọc !”. Những bài học của bác Năm và chị Ba đã giúp chúng tôi rất nhiều. Trở lại nụ cười Ba Sương : “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời … Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình, …” .
Sự kiện ngày 15 tháng 8 năm 2009 đến nay trong lòng dân đâu đã quên và chuyện đâu đã khép lại…Lâu nay chúng ta đã xúc động nhiều với cuộc đời bất hạnh của chị Ba Sương nhưng hình như việc “tích tụ ruộng đất”, “xây dựng nông trại điển hình”, và “lập quỹ trái phép”, của Nông trường sông Hậu thời bác Năm Hoằng và chị Ba Sương cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo để rút ra những bài học sâu sắc về quan điểm, tầm nhìn, cách đầu tư khép kín trong nông nghiệp. Không chỉ vậy, những bài học tổng kết thực tiễn kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Thế giới và Việt Nam việc soát xét 10 năm, 40 năm, 90 năm, 500 năm để tính toán một tầm nhìn trung và dài hạn vẫn chưa có những công trình xứng tầm để đánh giá thấu đáo và đúc kết những bài học phát triển. Bác Năm đã yên nghĩ, chị Ba Sương kêu án tù 8 năm và được thả. Người đương thời chưa thể mổ xẻ và phân tích đúng sai về cách “tích tụ ruộng đất” và “lập quỷ trái phép” nhưng nếu khép lại điều này thì không thể nói rõ nhiều việc và cũng không đúng tâm nguyện của những bậc anh hùng trượng nghĩa Nam Bộ đã quyết liệt dấn thân trọn đời cho sự nghiệp và niềm tin ấy.
Còn hột lúa ngon chúng ta hôm nay, năm năm rồi GSR65, GSR90 và các dòng lúa đang nhân rộng và tiếp tục bồi dục, câu chuyện đâu đã kịp khép lại
Dưới đáy đại dương là Ngọc.
Sao anh chưa về miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ Sóc Trăng sông Tiền Sông Hậu
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.
Anh có về Bảy Núi Cửu Long
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ
Anh có về nơi ấy với em không?
Nay miền Tây mai miền Trung
Dưới đáy đại dương là Ngọc.
SẮN VÀ LÚA SIÊU XANH
Tiến sĩ Trúc Mai nghiên cứu thành công giống sắn mới,Người tâm huyết với cây sắn và lúa, vừa đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 8 (2018-2019) tổ chức tại Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh,về giải pháp “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn năng suất tinh bột cao và kỹ thuật thâm canh tại tỉnh Phú Yên”. Sản phẩm của giải pháp này là giống sắn KM419 trở thành giống sắn chủ lực cho tỉnh Phú Yên từ năm 2016 đến nay với quy trình kỹ thuật có mật độ trồng và công thức bón phân thích hợp cho sự thâm canh giống sắn KM419 trong cơ cấu thời vụ thu hoạch rải vụ của vụ Xuân kết hợp vụ Hè tại tỉnh Phú Yên để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy chế biến tinh bột sắn và thu nhập của nông dân. Giống sắn KM419 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận tại Quyết định số: 85/QĐ-BNN-TT, ngày 13/01/2016, các tác giả giải pháp là tác giả của KM419. Một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rải vụ sắn tối ưu cho giống sắn KM419 tại tỉnh Phú Yên đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất; đã được Cục Trồng trọt công nhận tại Quyết định số 208/QĐ-TT- CLT, ngày 27/5/2016, các tác giả giải pháp là tác giả của quy trình kỹ thuật.
Hình ảnh trên đồng ruộng giống sắn KM419, KM440 sự thật hơn nhiều lời nói. Tôi chì động viên và thành thực quý trọng công sức của một đội ngũ lao động giỏi, trân trọng tài năng với tấm lòng và sự tận tâm vì chén cơm ngon của người dân. Tôi chưa kịp viết gì, chỉ lưu lại ít hình ảnh, ít ghi chép để nhớ quay lại.