Số lần xem
Đang xem 2476 Toàn hệ thống 4263 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ngày 25 tháng 10 năm 2017 thông tin Lúa C4 của trường đại học Oxford năng suất tăng 50%. Các nhà khoa học làm việc trong Dự án Lúa C4 của trường đại học Oxford, để cải thiện quá trình quang hợp trong lúa gạo và tăng năng suất cây trồng, bằng cách đưa một gen ngô đơn lẻ vào lúa, tiến tới trồng lúa ‘supercharging’ tới mức hiệu quả hơn.Cây lúa sử dụng con đường quang hợp C3, trong môi trường nóng và khô ít hiệu quả hơn con đường C4 được sử dụng trong các thực vật khác như ngô và lúa miến. Gạo ‘chuyển đổi’ sử dụng quang hợp C4, năng suất sẽ tăng khoảng 50%.Các nhà nghiên cứu đã thực hiện phương pháp giải phẫu ‘proto-Kranz’ chuyển gen ngô GOLDEN2-LIKE tới cây lúa làm tăng lượng lạp lục và ty lạp thể có chức năng trong các tế bào vỏ bọc xung quanh lá. Giáo sư Jane Langdale thuộc Đại học Oxford, và nhà nghiên cứu chính về giai đoạn này của dự án lúa gạo C4 cho biết: “Nghiên cứu này giới thiệu một gen duy nhất cho cây lúa để tái tạo bước đầu tiên dọc theo con đường tiến hoá từ C3 đến C4. Đó là một sự phát triển thực sự đáng khích lệ, và thách thức bây giờ là xây dựng trên đó và tìm ra những gen thích hợp để tiếp tục hoàn các bước còn lại trong quá trình “.Để biết thêm thông tin, đọc Đại học Oxford Tin tức & Sự kiện.
Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Thông tin lúa cao cây ở Trung Quốc ,China’s People’s Daily cho biết Trung Quốc tạo giống lúa cao hơn đầu người cho năng suất lớn. Giống lúa có tên gọi “lúa khổng lồ” được các chuyên gia ở Viện Nông nghiệp Cận Nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lai tạo với hy vọng có thể cung cấp lương thực cho nhiều người hơn . Giống lúa mới được chính thức giới thiệu hôm 16/10 sau 10 nghiên cứu, có năng suất cao hơn 50% so với các giống lúa thông thường. Nhóm nghiên cứu đã trồng thử cây lúa khổng lồ và thu hoạch trên một cánh đồng nằm ở thị trấn Jinjing thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cây lúa thân cao trung bình 1,8 mét, những cây lớn nhất cao tới 2,2 mét. Xia Xinjie, một nhà nghiên cứu trong dự án cho biết năng suất dự kiến có thể đạt trên 11,5 tấn/hecta. Số hạt có thể thu hoạch từ một gốc lúa là hơn 500 hạt. Các nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng một loạt công nghệ mới để tạo ra giống lúa mới, bao gồm đột biến, lai hữu tính và lai xa giữa nhiều loại lúa dại. Lúa khổng lồ có thể đem lại lợi ích lớn cho Trung Quốc, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nông dân và dân số ngày càng tăng. “Lượng thóc lúa cần sản xuất thêm vào năm 2030 cao hơn 60% so với năm 1995. Hiện nay, một hecta đất trồng lúa cung cấp đủ thức ăn cho 27 người. Vào năm 2050, mỗi hecta phải đáp ứng nhu cầu lương thực cho 43 người”, Yuan Longping, nhà nông nghiệp học nổi tiếng ở Trung Quốc, nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.
NGÔ THÌ NHẬM DẤU CHÂN THỜI GIAN Hoàng Kim
Ngô Thì Nhậm thời Tây Sơn là nhân vật lịch sử gây ra nhiều tranh luận, nhưng cho dù khen hay chê thì Ngô Thì Nhậm dấu chân thời gian vẫn bền vững là một mưu thần lỗi lạc và nhà ngoại giao xuất chúng của Nguyễn Huệ. Ngô Thì Nhậm có công lớn trong việc tổ chức cai trị Bắc Hà và ngoại giao thời Tây Sơn đã đánh lui và chế thắng nhà Thanh dòm ngó, chia rẽ, lợi dụng tranh đoạt nước Đại Việt lúc ấy. Ngô Thì Nhậm tự Hi Doãn, hiệu Ðạt Hiên, pháp danh Hải Lượng thiền sư, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1746, nhằm ngày 11 tháng 9 năm Bính Dần, người làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội. Ngô Thì Nhậm sinh trưởng trong một gia đình đại trí thức ở chốn Bắc Hà, cha của ông là Ngô Thì Sĩ. Hai cha con của ông đều là quan đại thần gữ trọng trách lớn được tin dùng đặc biệt của chúa Trịnh Sâm và nhà Hậu Lê. Do sự tranh đoạt không đội trời chung giữa chúa Trịnh Sâm và thái tử Lê Duy Vĩ gây nên sự chia rẽ và nội loạn đặc biệt sâu sắc của triều đình Lê Trịnh mà sau vụ án Canh Tý 1780, Nguyễn Khắc Tuân, Nguyễn Phương Ðĩnh, Chu Xuân Hán bị khép án tử hình, Nguyễn Khản (anh Nguyễn Du) cũng bị khép trọng tội.
Nghi án lớn nhất của Ngô Thì Nhậm liên quan trực tiếp đến vụ án năm Canh Tý 1780. Trịnh Tông là con trai trưởng của Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm âm mưu đảo chính diệt trừ phe Ðặng Thị Huệ và Quận Huy, lúc Trịnh Sâm bị bệnh nặng. Trịnh Tông biết rõ cha định phế trưởng lập thứ là Trịnh Cán con trai Ðặng Thị Huệ lên ngôi chúa nên đã liên kết với thầy học là Nguyễn Khản trấn thủ Sơn Tây, Nguyễn Khắc Tuân trấn thủ Kinh bắc, và một số quan lại khác tại triều như Nguyễn Phương Ðĩnh, Chu Xuân Hán… xuất tiền mua vũ khí, chiêu mộ binh mã, chờ Trịnh Sâm chết là khởi sự. Bất ngờ Trịnh Sâm khỏi bệnh và âm mưu bị bại lộ. Sâm đích thân đàn áp những người tham dự vào âm mưu đảo chính.Sau vụ đàn áp đẫm máu này, Ngô Thì Nhậm được thăng chức làm Công bộ Hữu thị lang.
Vụ án năm Canh Tý 1780 khiến giới sĩ phu Bắc Hà cho rằng Ngô Thì Nhậm cùng Nguyễn Huy Bá tố cáo âm mưu đảo chính cho Trịnh Sâm biết, nhờ thế sau khi đàn áp, Sâm thưởng công cho Ngô Thì Nhậm bằng chức tước cao trọng. Sách ”Việt sử thông giám cương mục” của triều Nguyễn viết: “Ngô Thì Sĩ bị nhục nhã vì đứa con bất hiếu nên đã uống thuốc độc tự tử. Ngô Thì Nhậm “sát tứ phụ nhi thị lang” (giết bốn cha để được chức Thị lang). Bốn cha là chỉ Ngô Thì Sĩ tự tử và ba người bạn vong niên của cha là Nguyễn Khản, Nguyễn Phương Ðĩnh và Nguyễn Khắc Tuân bị giết.
Sách “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” và “Ngô gia thế phả” của dòng họ Ngô Thì biên soạn thì Ngô Thì Nhậm hoàn toàn không liên can vào vụ án, Cha ông là Ngô Thì Sĩ không hề buồn phiền về ông mà trái lại rất tự hào về ông. Ngô Thì Nhậm sở dĩ được chúa Trịnh Sâm thăng chức chỉ vì Ngô Thì Nhậm bị Quận Huy ganh ghét, nên đã sàm tấu làm ông phải mắc oan tai tiếng với đời. Theo nghiên cứu và trích dẫn của Nguyễn Mộng Giác thì những tài liệu lịch sử khác, độc lập hơn, như “Hậu Lê Thời Sự Kỷ Lược”, “Lịch Triều Tạp Kỷ” tuy ghi nhận dư luận đương thời nhưng cũng không hề nói Ngô Thì Nhậm có liên quan tố cáo vụ đảo chính.
Cũng theo Nguyễn Mộng Giác thì có hay không, cho đến ngày nay tuy còn là một nghi vấn, nhưng việc xét công tội của Ngô Thì Nhậm thì không là vấn đề quan trọng nữa. Ngô Thì Nhậm tham dự vào trò chơi chính trị thì phải gánh lấy những hậu quả của các âm mưu tranh giành quyền bính. Oan hay ưng, không thành vấn đề. Sau loạn kiêu binh, ông đã phải trả giá cho trò chơi quyền bính này, phải trốn nấp suốt sáu năm trong nhục nhã, khổ cực.”
Ngô Thì Nhậm từ quan quy ẩn về quê vợ Thái Bình cho đến năm 1778, đến lúc Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai giết Vũ Văn Nhậm và xuống chiếu tìm quan lại cũ của cựu triều Hậu Lê để giao trọng trách cai trị Bắc Hà. Ngô Thì Nhậm chấp nhận ra phò tá Nguyễn Huệ. Cựu thần nhà Lê phân hóa cao độ, kẻ theo vua Lê, kẻ theo Nguyễn Ánh, người theo Tây Sơn. Nguyễn Du không ra làm quan mà mười lăm năm lưu lạc và sau về làm “Nam Hải điếu đồ”.(Người câu cá ở biển Nam). Ngô Thì Nhậm lập công đầu cho nhà Tây Sơn trong việc cai trị Bắc Hà và ngoại giao với nhà Thanh. Vua Càn Long và Phúc Khang An có kế sách tinh vi, sâu sắc. Ngoại giao thời Tây Sơn với nhà Thanh được giải mã một phần qua các chuyên luận Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết sơn và Nguyễn Du 250 năm nhìn lại của Hoàng Kim.
Ngô Thì Nhậm cuối năm Mậu Thân 1788 khi 29 vạn quân Thanh kéo sang Đại Việt, do mẹ vua Lê Chiêu Thống cầu viện, ông đã đề ra kế sách cho quân Tây Sơn phòng thủ Bắc Hà là bỏ thành Thăng Long lui binh về giữ phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn (Ninh Bình) để nuôi khí kiêu của địch, dụ địch vào sâu giúp Nguyễn Huệ ra quân thần tốc xuất kỳ bất ý dụng binh thiên tài làm nên chiến thắng xuân Kỷ Dậu năm 1790 của nhà Tây Sơn. Ngô Thì Nhậm sau chiến thắng vang dội này đã được vua Quang Trung giao cho trọng trách Binh bộ Thượng thư chủ trì các chính sách ngoại giao với nhà Thanh. Ông cũng là người đứng đầu một trong những sứ bộ ngoại giao sang Trung Hoa. Từ năm 1792, sau khi vua Quang Trung bị mất đột ngột, ông không còn được tin dùng nữa, đã cáo quan quay về nghiên cứu Phật học.
Năm 1802 vua Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn. Năm 1803, Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và một số sĩ phu Bắc Hà vốn ăn lộc nhà Lê nhưng theo triều Tây Sơn đã bị bắt điệu tới Văn Miếu nọc đánh bằng roi. Đặng Trần Thường là Binh bộ Bắc thành, sau là Binh bộ Thượng thư của triều Nguyễn, do có tư thù với Ngô Thì Nhậm nên đã cho người tẩm thuốc độc vào roi để đánh đòn. Đặng Trần Thường cũng ra một vế câu đối hiễm hóc và kiêu hãnh: “Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai”. Ngô Thì Nhậm khẳng khái đáp: “Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế”.
Vế ra của câu đối thật hiểm hóc vì có 5 chữ ai nói lên sự xuất chúng kiêu hãnh của bậc hào kiệt thành công và có chữ trần, tên đệm của Đặng Trần Thường. Vế đối của người trả lời cũng thật tài tình vì có 5 chữ thế, nói lên hoàn cảnh và khí phách của người anh hùng thất thế vẫn hiên ngang khí tiết và có chữ thời, tên đệm của Ngô Thời Nhiệm. Lạ thay và hay thay thời biến từ Thì sang Thời.
Ngô Thì Nhậm cũng đọc bốn câu thơ dự báo: “Ai tai Đặng Trần Thường – Chân như yến xử đường – Vi Ương cung cố sự – Diệc nhĩ thị thu trường”. (Thương thay Đặng Trần Thường, Tổ yến nhà xử đường, Vị Ương cung chuyện cũ, Tránh sao kiếp tai ương). Ngô Thì Nhậm khi về nhà bị hộc máu mà chết, Bia đá Văn Miếu từng vinh danh tiến sĩ tên ông năm Cảnh Hưng 36 (1775) cũng bị đục bỏ với tội danh bất trung, bất hiếu. Đặng Trần Thường sau cũng chết thảm vì triều Nguyền hành tội ông dám lưu danh công thầm Viêm Quận Công Hoàng Ngũ Phúc danh tướng chúa Trịnh nhưng tử thù với nhà Nguyễn, triều Nguyễn đúng như tiên đoán tài tình của Ngô Thì Nhậm.
Ngô Thì Nhậm dấu chân thời gian cũng như Bí mật kho báu trên đỉnh Tuyết sơn và Nguyễn Du 250 năm nhìn lại lưu giấu một chặng đường lịch sử và văn chương Việt.
Thầy Ngô Kế Sương giữa những khuôn mặt sinh học thân thiết của nhiều lớp sinh viên
THẦY SƯƠNG KHUYÊN ĐỪNG PHÁN XÉT AI
“Bạn đừng phán xét ai vì bạn biết rằng mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình. Đó là lý do tại sao bạn nên tìm điều tốt ở người khác và đừng tin ai chỉ có biết làm điều xấu một cách có chủ ý” Đó là triết lý nhân sinh của thầy Ngô Kế Sương mà chúng tôi thật cảm phục vì cách nhìn hướng thiện lạc quan của Thầy đối với mọi người quanh mình.. Thầy sống phúc hậu thung dung, thoải mái, an nhiên, chẳng tham sân si, lợi mình hại người. Ch1nh nhân cách của người Thầy như vậy đã đọng lại trong chúng tôi lời biết ơn sâu sắc.
Vợ chồng giáo sư Ngô Kế Sương là bố mẹ của nghệ sĩ nhân dân Hồng Vân, người có chùm ảnh đẹp và lời giới thiệu cực ngắn và thật hay:
“Ba người đàn ông của cuộc đời tôi. Bố-Chồng-Con trai cảm ơn Ông Trời đã ban cho tôi ba con người này. Love them for life !!!!” Nghệ sĩ ư tú Hồng Vân con gái yêu của thầy cô đã nói những lời thật ngắn và thật sự xúc động về người cha của mình.
THẦYSƯƠNG BÍ QUYẾT SỐNG KHỎE
Trang FB của thầy rất tuyệt. Một giáo sư đầu ngành sinh học, chữ nghĩa dày dặn để lại cho đời cho nghề là con người là giáo trình bài giảng. Trên trang văn đọng lại chỉ là tình yêu và sức khỏe. Chúng tôi thích nhất ở Thầy 5 chữ đó. Thầy khuyên luôn tự chăm sóc sức khỏe bằng những thủ thuật đơn giản: Mật ong và chanh tươi là thần dược uống buổi sáng. Tôi tin lời Thây bởi ba mẹo chăm sóc sức khỏe dưới đây tôi học theo có căn cứ khoa học, dễ thực hành mỗi ngày và thật thiết thực hiệu quả.
Bí quyết mạnh khỏe sống lâu
Mỗi sáng thức giấc, hãy lấy một ly nước ấm, cho vào một thìa cà phê mật ong và nước cốt chanh tươi. Hòa tan nước cốt chanh và mật ong cùng nước ấm và thưởng thức. Áp dụng mỗi ngày bạn sẽ thấy làn da đẹp, và không còn lo lắng tăng cân. Uống trước khi ăn sáng từ 15 đến 30 phút sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất. (theo PHUNUTODAY). Kết hợp tốt bài tập dưỡng sinh quý giá:
1. Mỗi ngày nhiều lượt chải đầu.
Lưu thông khí huyết, nhớ lâu, giảm phiền.
2. Thường xuyên xát huyệt dũng tuyền (giữa lòng bàn chân).
Chữa được nhiều bệnh càng yên nỗi lòng.
3. Nuốt nước bọt tưởng lạ lùng.
Nước thần tiêu độc diệt trùng thật hay.
4. Xoa bụng dưới rốn hàng ngày.
Tiểu đường, tim mạch,dạ dày bớt đau.
5. Hai hàm răng đánh vào nhau.
Chắc cơ răng khoẻ dài lâu đẹp bền.
6. Muốn thẳng cột sống dướn mình.
Tinh thần phấn chấn, ngoại hình đẹp thêm.
7. Kéo tai nhiều lượt mỗi bên,
Vòng tay sang kéo lên đỉnh đầu.
8. Co thắt hậu môn giảm đau,
Bệnh trĩ viêm ruột nhắc nhau nên làm.
Sáng xoa mặt, tối xoa chân
Ngủ dậy khoan xuống đất, xoa nóng hai bàn tay
Rồi úp lên hai mắt, lên mũi lên vành tai.
Lại tiếp tục xoa tay, rồi xoa đều gáy, mặt.
Ấn ngón tay day day. Những chỗ đau liên tục.
Thường ngày xoa quanh mắt, hai bên mũi, sau tai.
Gõ ngón tay giữa trán, vài mươi cái mới thôi.
Trước khi ngủ rửa chân, lau khô cho sạch,
Áp bàn chân với nhau, rồi cứ xoa liên tục
Rồi tiếp thay đổi lại, Mu bàn chân với lòng,
Rồi ngược lại xoa mãi. Khoảng mười phút là xong.
Đơn giản mà hiệu nghiệm,
Hạ huyết áp khoẻ tim,
Dễ ngũ , giảm đi tiểu,
Mười ngày sức khoẻ lên.
(File này do thày Bùi Quang Xuân, ĐNTU gửi).
Không còn sợ đau khờp
kể cả khi thay đổi thời tiết với công thức của người Nhật Bản
Cơ thể mệt mỏi triền miên và gặp nhiều vấn đề về xương khớp sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống, khó khăn trong sinh hoạt. Mặc dù đã tìm nhiều cách, bổ sung nhiều loại thực phẩm nhưng vẫn không đỡ, hãy đọc ngay bài viết này.
Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến các bạn công thức lâu đời của các samurai Nhật Bản. Công thức này giúp cơ thể có được nhiều loại vitamin, protein và canxi giúp cơ thể thoát khỏi mệt mỏi và ổn định về sức khỏe xương khớp, theo Healthy Food Star.
Thành phần cần thiết:
Nguyên liệu
bao gồm trứng và giấm táo.
– 150ml giấm táo
– 1 quả trứng gà tươi
Thực hiện:
Bước 1: Rửa quả trứng thật sạch rồi cho vào trong một chiếc cốc thủy tinh.
Bước 2: Đổ 150ml giấm táo vào trong cốc có chứa quả trứng giữ nguyên giấm và trứng trong cốc ở nơi thoáng mát trong vòng 1 tuần. Lưu ý, sử dụng đúng loại giấm táo hữu cơ (có bán tại các siêu thị, 01 chai giấm táo khoảng 500 ml bán trong siêu thị có thể dùng để ngâm 4 quả trứng).
Bước 3: Sau 1 tuần, vỏ của quả trứng sẽ bị hòa tan hoàn toàn trong hỗn hợp giấm táo.
Tuy nhiên, lớp màng trắng bên trong quả trứng vẫn giữ cho lòng đỏ không bị tràn ra ngoài. Hãy dùng dụng cụ phá bỏ lớp màng và khuấy đều hỗn hợp trứng và giấm táo.
Như vậy là đã có được hỗn hợp tăng cường canxi, protein giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và xương khớp luôn vững chắc.
Cách dùng
Nên sử dụng hỗn hợp này 3 lần/ ngày, mỗi lần 10ml :
10ml hỗn hợp pha vào một cốc nước ấm (chừng 200ml), khuấy đều rồi uống trước 3 bữa ăn chừng 30 phút (nếu khó uống thì cho thêm chút mật ong hoặc đường vừa đủ ngọt rồi uống).
Thực hiện đến khi hỗn hợp vừa hết thì kết thúc một liệu trình. Bạn sẽ cảm nhận được cơ thể mình khỏe lên trông thấy. Sau đó, bạn nghỉ 1 tháng rồi tiếp tục liệu trình thứ 2 nếu muốn.
Chúc sống vui khỏe.
(Theo Mogo Khuyên)
THẦY SƯƠNG DẤU CHÂN THỜI GIAN
Như sương sớm đời thường, thầy rất ít nói về hội hè, vui chơi mà đắm mình trong tận hưởng chất lượng cuộc sống. Giáo sư tiến sĩ Ngô Kế Sương (Ngoke Suong – người thứ ba bên trái qua hàng đứng ở trong ảnh) và các bạn lớp 4 trường Internat Moskva gặp nhau ngày 15-10-2016 ở nhà hàng ẩm thực Nga 60 Ngọc Khánh Hà Nội, ảnh Phan Chi. Câu chuyện vui đời thường nhưng thầy ơi, thầy đang là nhân chứng của một câu chuyện thú vị mà em biết hiện giờ chưa thể nói rõ nhưng em tin là em sẽ kể lại đúng sự thật mà thầy biết rõ các người trong cuộc, và truyện này là truyện Việt.
Thầy Ngoke Suong là người Thầy sinh hóa sinh lý của chúng em và nhiều thế hệ sinh viên. Thầy thuộc thế hệ chuyên gia sinh học đầu tiên của nước Việt Nam mới, được đào tạo tại Liên Xô. Thầy dạy khối sinh viên Trồng trọt 2 Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là lứa tuyển sinh thứ 2 sau ngày Việt Nam thống nhất cùng những danh sư như thầy Đào Thế Tuấn, Mai Văn Quyền, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Tố, Nguyễn Văn Uyển, Lê Doãn Diên, Chu Phạm Ngọc Sơn. …
Em chưa kể gì về Thầy mà chỉ lưu lại một ít hình ảnh ‘Thầy Ngô Kế Sương sinh học’. Chị Bùi Việt Nữ nói chuyện tếu: Thầy sinh vật vật cô sinh vật vật rồi lại sinh sinh rồi lại vật. Con bò cạp cạp con bò cạp bò rồi lại cạp cạp rồi lại bò. Thầy Ngô Kế Sương có hũ rượu thuốc. Lâu rồi các em chưa ghé thăm Thầy Cô. Thầy Cô Mai Văn Quyền, Ngô Kế Sương, Trịnh Xuân Vũ, Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Lê Văn Tố, Nguyễn Văn Uyển, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Trần Như Nguyện Trần Nữ Thanh, …
Biết bao câu chuyện đời thường lắng đọng như một lời tri ân thầm lặng