Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 405
Toàn hệ thống 1276
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

 

 

 


CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 10 Ngày 30 tháng 10 năm 1821 là ngày sinh Fyodor Dostoevsky, Nhà văn Nga. Cùng với Lev Tolstoy, Dostoevsky được xem là một trong hai nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông, như Anh em nhà Karamazov hay Tội ác và hình phạt đã khai thác tâm lí con người trong bối cảnh chính trị, xã hội và tinh thần của xã hội Nga thế kỷ 19. Ông được giới phê bình đánh giá rất cao, phần lớn xem ông là người sáng lập hay là người báo trước cho chủ nghĩa hiện sinh thế kỷ 20. Ngày 30 tháng 10 năm 2018 là ngày mất Tra Lương Dung (Louis Cha Leung-yung) thường được biết đến với tên bút danh quen thuộc là Kim Dung (Jin Yong). Ông là một tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu thuyết Trung Hoa, đồng sáng lập Minh Báo là tờ báo hàng ngày của Hồng Kông từ năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này. Ông là nhà văn nổi tiếng nhất Hồng Kông và Trung Quốc, danh tiếng chấn động khắp châu Á và thế giới. Kim Dung những kiệt tác lắng đọng nổi tiếng nhất là Thiên long bát bộ, Lộc Đỉnh ký, Tuyết Sơn phi hồ, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Anh hùng xạ điêu, Ỷ Thiên Đồ Long ký, Thần Điêu đại hiệp, Thư kiếm ân cừu lục, Bích huyết kiếm. Ngày 30 tháng 10 năm 1973, Cầu Bosphorus tại Istanbul hoàn thành, trở thành cây cầu thứ hai kết nối châu Á và châu Âu qua eo biển Bosphore thuộc Thổ Nhĩ Kỳ; Bài chọn lọc ngày 30 tháng 10: Đêm trắng và bình minh;  Kim Dung những kiệt tác lắng đọng. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và:  https://cnm365.wordpress.com/2018/10/30/chao-ngay-moi-30-thang-10/
xem thêm: ; 
Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương; Bill Gates học để làm;Bảy ngày đêm tĩnh lặng.  Chúc mừng lúa Việt tới Venezuela; Turkmenistan với ‘Vành đai và Con đường’Trận Vũ Hán bài học lịch sử;   Lúa sắn Cămpuchia và lúa sắn Lào; Trận Vũn thiếu nữ đánh cờ vây; Lúa C4 và lúa cao cây; Ngô Thì Nhậm dấu chân thời gian; Đôi lời của thầy Ngô Kế Sương24 tiết khí lịch nhà nông, ban mai sương sớm trên sông Son. Chớm đông. Đi khắp quê người để hiểu đất quê  hương; Trăng rằm; Dưới đáy đại dương là Ngọc;  Thomas Edison chân dung một huyền thoại; Thăm ‘Ông già’ nhớ Borlaug và  Hemingway; Bài ca yêu thươngPhạm Trung Nghĩa nhà khoa học xanh, Trần Tử Ngang đêm thiêng đọc lạiBài ca Trường Quảng Trạch; Lời của Thầy theo mãi bước em đi. Norman Borlaug nhà khoa học xanh; Dạo chơi cùng  Goethe; Trở về điểm hẹn

 

 

 

DenGent

 

 

 

ĐÊM TRẮNG VÀ BÌNH MINH
Hoàng Kim

Nhà văn Nga Dostoievski viết “Những đêm trắng” với sự sâu sắc lạ lùng mà tôi khi được trãi nghiệm mới thấu hiểu. Ông trò chuyện về du lịch mà thực ra đang nói về nhân tình thế thái, về những đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc...” (Hoàng Kim)

Mời bạn thưởng thức món quà  “Đêm trắng và bình minh”, câu chuyện về Ghent thành phố khoa học công nghệ; Sắn quà tặng thế giới người nghèo; Đêm trắng và bình minh phương Bắc. Nhà văn Nga Dostoievski viết “Những đêm trắng” với sự sâu sắc lạ lùng mà tôi khi được trãi nghiệm mới thấu hiểu. Ông trò chuyện về du lịch mà thực ra đang nói về nhân tình thế thái, về những đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc. Bạn hãy ngắm nắng ấm và vườn cây trong bức ảnh lúc 7 giờ chiều chụp tiến sĩ Claude Fauquet với tôi. Ông là Chủ tịch Hội thảo Sắn Toàn cầu, Tổng Giám đốc của Viện Nghiên cứu Khoa học lừng danh ở Mỹ, người đã dành cho tôi sự ưu ái mời dự Hội thảo và đọc báo cáo. Bạn cũng hãy xem tiếp phóng sự ảnh chụp lúc gần nửa đêm mà ánh sáng vẫn đẹp lạ thường để đồng cảm cùng tôi về đêm trắng và bình minh. Bắc Âu là vùng đất lành có triết lý nhân sinh lành mạnh, chất lượng cuộc sống khá cao và những mô hình giáo dục tiên tiến nổi tiếng thế giới. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình.

 

 

 

Gentdemtrang

 

 

 Ghent thành phố khoa học công nghệ

Tôi phải trả 400 đô la Mỹ cho bài học lãng phí đầu tiên đi xe taxi ở Ghent, thành phố khoa học và công nghệ sinh học (City of Science and Biotechnology) tại Bỉ vì đã không tận dụng phương tiện công cộng. Thất bại đáng tiếc này xẩy ra khi tôi vận dụng lặp lại kinh nghiệm thành công trước đó của mình tại thủ đô Luân Đôn “thành phố sương mù” ở Vương quốc Anh, tại thủ đô Helsinki thành phố di sản “Con gái của Baltic” đẹp nhất Bắc Âu ở Phần Lan và tại Roma “thủ đô của các bảo tàng nổi tiếng thế giới” ở Ý.

Sự khôn vặt của tôi là kiểu của Hai Lúa người Việt. Tôi tính mình chỉ cần bỏ ra một vài trăm đô thuê taxi “không thèm đi tàu điện ngầm vì chẳng chụp ảnh và thăm thú được gì cả”. So với tiền của chuyến bay xa xôi từ Việt Nam sang Bắc Âu cao ngất ngưỡng do phía bạn chi trả thì số tiền mình tự bỏ ra trả thêm cho việc học là rất hời. Bạn tính nhé. Giá của một tour du lịch trọn gói từ thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô Helsinki (Phần Lan) thăm cố đô Turku (thành phố cổ nhất của Phần Lan được xây dựng từ năm 1280, cũng là cửa khẩu thông thương quan trọng nhất giữa Phần Lan và Thuỵ Điển) và trở về thành phố Hồ Chí Minh trong 5 ngày 4 đêm chí ít là 53,70 triệu đồng. Giá tour của máy bay khứ hồi đi Anh hoặc đi Ý cũng tương tự, cao hoặc thấp hơn một chút. Đó là tài sản lớn của những nghề lương thiện và những người chân lấm tay bùn muốn mở cửa nhìn ra thế giới. Do vậy, ở nhiều lần đi trước tôi đã quyết ý tự chi thêm một vài trăm đô khi có điều kiện để thăm được một số địa danh lịch sử văn hóa mà tôi ngưỡng mộ, để e rằng sau này mình hiếm có dịp quay trở lại.

Nhờ thế tôi đã đến được cung điện Buckingham, đại học Oxford, Bảo tàng Nam Kensington, Nhà thờ Thánh Paul (ở Anh), thăm toà nhà Quốc hội City Hall và Parliament House, đến Phủ Chủ tịch The Presidential Palace, biểu tượng Railroad Station, ghé nhà thờ Uspenski ở trung tâm thủ đô Helsinki, thăm ông già Noel tại Santa Claus, 96930 Artic Circle, Finland cách thành phố Rovaniemi khoảng 8km xứ sở Lapland (ở Phần Lan). Tôi cũng chụp nhiều ảnh ở Đấu trường La Mã và Khải hoàn môn Arco di Costantino. Đài phun nước Trevi, một trong những đài phun nước nổi tiếng nhất thế giới. Đài tưởng niệm liệt sĩ Vittorio Emanuele II. Bảo tàng Vatican (tại thủ đô Roma của Ý) và các địa danh khắp bốn biển, bốn châu của nhiều lần khác …

Ghent có hệ thống giao thông công cộng giá hợp lý phát triển rất cao nên kinh nghiệm đi taxi trước đó của tôi trở thành nguyên nhân lãng phí. Giống như Tiệp Khắc (Czech Slovakia cũ), hầu hết mọi người đi học, đi làm đều bằng phương tiện công cộng, có chuyện cần kíp mới đi taxi, rất hiếm thấy Honda. Giá taxi ở Ghent cao gấp nhiều lần so với giá taxi ở Việt Nam và cũng cao hơn nhiều so với giá taxi ở Anh, Pháp, Mỹ, Nhật là những nơi giàu có và thành phố có tiếng đắt đỏ. Mô hình tổ chức giao thông thành phố hiện đại và hiệu quả ở Ghent đã được nghiên cứu học tập của nhiều nước và thành phố. Ngoài xa kia, đường phố rộng rãi, thỉnh thoảng mới thấy một chiếc xe ô tô chạy qua. Bạn thấy những cô gái và ông bà già dẫn chó đi dạo. Những đôi thanh niên đi xe đạp nhởn nhơ trò chuyện như không còn ai khác ngoài họ ở trên đời. Bạn tinh ý còn thấy trong tấm hình chụp tại cổng vào trường đại học, trên thảm cỏ xa xa có một cặp uyên ương đang sưởi nắng và … tự nhiên yêu đương.

Ghent là thành phố khoa học và công nghệ sinh học nổi tiếng. Đây là thành phố lớn nhất của tỉnh Đông Flanders và trong thời Trung cổ đã từng là một trong những thành phố lớn nhất và giàu nhất của Bắc Âu. Ngày nay Ghent là thành phố có diện tích 1205 km2 và tổng dân số 594.582 người kể từ ngày 1 tháng Giêng năm 2008 đứng thứ 4 đông dân nhất ở Bỉ. Ghent là viên ngọc ẩn ở Bỉ tuy it nổi tiếng hơn so với thành phố chị em của nó là Antwerp và Bruges, nhưng Ghent lại là một thành phố năng động, xinh đẹp về khoa học, nghệ thuật, lịch sử và văn hóa. Hàng năm có mười ngày “Ghent Festival” được tổ chức với khoảng hai triệu du khách tham dự.

Ghent được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1998 và 1999. Các điểm nhấn nổi bật là kiến trúc hiện đại của những tòa nhà trường đại học Henry Van de Velde và một số công trình liền kề. Louis Roelandt, kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Ghent thế kỷ XIX đã xây dựng hệ thống các trường đại học, khu hội nghị, nhà hát opera và tòa thị chính. Bảo tàng quan trọng nhất ở Ghent là Bảo tàng Mỹ thuật Voor Schone Kunsten với các bức tranh nổi tiếng của Hieronymus Bosch, Peter Paul Rubens, kiệt tác của Victor Horta và Le Corbusier, Huis van Alijn. Nhà thờ Saint Bavo lâu đài Gravensteen và kiến trúc lộng lẫy của bến cảng Graslei cũ là những nơi thật đáng chiêm ngưỡng. Đó là sự pha trộn tốt đẹp giữa sự phát triển thoải mái của cuộc sống và lịch sử, mà không phải là một thành phố bảo tàng. Giở lại những trang sử của Ghent năm 1775, các bằng chứng khảo cổ cho thấy sự hiện diện của con người trong khu vực hợp lưu của Scheldt và Lys trong thời kỳ đồ đá và đồ sắt. Hầu hết các nhà sử học tin rằng tên cũ của Ghent có nguồn gốc từ ‘Ganda’ có nghĩa là hợp lưu có từ thời La Mã. Khoảng năm 650, Saint Amand thành lập hai tu viện tại Ghent đó là Saint Peter Abbey và Saint Bavo Abbey. Khoảng năm 800, Louis Pious con trai của Charlemagne đã bổ nhiệm Einhard, người viết tiểu sử của Charlemagne, làm trụ trì của cả hai tu viện. Trong những năm 851 đến 879, thành phố bị tấn công và cướp phá hai lần sau đó được phục hồi và phát triển rực rỡ từ thế kỷ 11. Cho đến thế kỷ 13, Ghent là thành phố lớn nhất ở châu Âu sau Paris, lớn hơn Luân Đôn và Mạc Tư Khoa. Thời Trung Cổ, Ghent là một trong những thành phố quan trọng nhất châu Âu đối với ngành công nghiệp len và dệt may. Vào năm 1500, Charles V, Hoàng đế La Mã và vua Tây Ban Nha đã được sinh ra ở Ghent. Sau nhiều thăng trầm của lịch sử và sự tàn phá của các cuộc chiến tranh Ghent kết thúc vai trò của một trung tâm địa chính trị quân sự quan trọng quốc tế và trở thành một thành phố bị chiếm đóng, bị giành giật giữa các thế lực. Sau khi trận chiến Waterloo, Ghent trở thành một phần của Vương quốc Anh và Hà Lan suốt 15 năm. Lạ kỳ thay, chính trong giai đoạn tổn thương nghiêm trọng này, Ghent thành lập trường đại học cho riêng mình năm 1817 để khai sáng văn minh dân tộc. Họ cũng chấn hưng kinh tế bằng quyết tâm kết nối cảng biển năm 1824-1827. Sau cuộc Cách mạng Bỉ, với sự mất mát của cảng biển nền kinh tế địa phương bị suy sụp và tê liệt. Ghent bị chiếm đóng bởi người Đức trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới nhưng đã tránh được sự tàn phá nghiêm trọng và đã được giải phóng bởi Vương quốc Anh ngày 6 tháng 9 năm 1944. Điều bền vững trường tồn cùng năm tháng chính là con người, văn hóa và giáo dục. Phần lớn kiến trúc thời Trung cổ của thành phố hiện vẫn còn nguyên vẹn và được phục hồi, bảo tồn khá tốt cho đến ngày nay.

Ghent còn là thành phố lễ hội thường xuyên hàng năm với các nhà hàng ẩm thực nổi tiếng. Nhiều sự kiện văn hóa lớn như Lễ hội âm nhạc, Liên hoan phim quốc tế, Triển lãm lớn thực vật, Hội thảo Trường Đại học Ghent và các Công ty nghiên cứu … đã thu hút đông đảo du khách đến thành phố. Khoa học công nghệ và nghệ thuật thực sự được tôn trọng. Bạn có thành quả gì đóng góp cho chính sức khỏe, đời sống, niềm vui con người được vui vẻ đón nhận một cách thân thiện, hứng thú. Du lịch ngày càng trở thành ngành sử dụng lao động lớn tại địa phương.

Ghent cũng là vùng đất địa linh với quá nhiều những người nổi tiếng. Charles V, Hoàng đế La Mã và vua Tây Ban Nha đã được sinh ra ở Ghent năm 1500. Một danh sách dài những người đã và đang hóa thân cho sự phồn vinh của quê hương xứ sở với đủ loại ngành nghề khác nhau.

Phương Bắc đấy! Đi xa về Bắc Âu đến Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy là cả một vùng thiên nhiên, văn hóa mới lạ. Nơi đó không gian văn hóa thật trong lành. Chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều vùng tôi đã qua.

Tôi ngồi vào bàn và lưu lại điểm nhấn: “Đến Ghent nhớ những đêm trắng và bình minh phương Bắc cùng với phóng sự ành Memories from Ghent để hẹn ngày quay lại ngẫm và viết. Ghent lúc này đã gần nửa đêm tương ứng với Việt Nam khoảng bốn năm giờ sáng nhưng bầu trời mới bắt đầu tối dần như khoảng 7 giờ chiều ở Việt Nam. Ánh sáng trắng đang nhạt đi và trời như chạng vạng tối. Đẹp và hay thật !

Sắn quà tặng thế giới người nghèo

Hội nghị khoa học đầu tiên của các đối tác sắn toàn cầu (First Scientific Meeting of the Global Cassava Partnership GCP1) với chủ đề “Sắn đáp ứng các thách thức của thiên niên kỷ mới” (Cassava: Meeting the Challenges of the New Millennium) được mở ra ở Trường Đại học Ghent vương quốc Bỉ với hơn một ngàn người tham dự. 115 báo cáo và hơn 200 áp phích (poster) và gian hàng được trình bày, giới thiệu liên tục tại 13 tiểu ban trong ba ngày.

Tiến sĩ Claude Fauquet và tiến sĩ Joe Tohme có hai báo cáo thật ấn tượng: Cây sắn quà tặng của thế giới và cơ hội cho nông dân nghèo; Cây sắn quà tặng của thế giới và thách thức đối với các nhà khoa học. Những vấn đề khủng hoảng năng lượng toàn cầu, an ninh lương thực, môi sinh – môi trường đang thách thức thế giới hiện đại. Những câu hỏi đặt ra nhằm cải tiến cây sắn là cây chịu hạn, giàu tinh bột và năng lượng, đề mang lại thu nhập tốt hơn cho người dân nghèo.

Tôi tham dự hội nghị với ba bài viết S3-2 (trang 54) SP3-9 (trang 60) và SP03-16 trang 63) gồm một báo cáo trước hội nghị toàn thể và hai áp phích. Việt Nam là điển hình quốc tế về sự đột phá sản lượng và năng suất sắn với sản lượng sắn tăng gấp năm lần và năng suất sắn tăng gấp đôi sau tám năm (2000-2008). Đó quả là một điều kỳ diệu cho toàn thế giới! Việc chọn tạo và phát triển các giống sắn mới của Việt Nam đã mang lại bội thu cao trong sản xuất ước vượt trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2003 (đạt quy mô 270 ngàn ha x 8,9 tấn bội thu/ha x 50 USD/ tấn x 16.000 VND/USD). Sự cần cù, năng động, chịu thương chịu khó của nông dân Việt Nam thật đáng tự hào!

Thành tựu sắn Việt Nam gắn liền với những bài học kinh nghiệm quý giá của đông đảo bà con nông dân, các nhà khoa học, khuyến nông, quản lý, doanh nghiệp … trong Chương trình Sắn Việt Nam (VNCP). Nước ta đã thành một trường hợp nghiên cứu điển hình (key study) của châu Á và Thế giới. Tôi bị vây kín giữa những người bạn suốt các lần giải lao một cách sung sướng và đáng thương. Đội ngũ đi họp của mình quá mỏng (chỉ một mình tôi) so với những đội hình sắn vững chãi của nhiều nước khác như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Thái Lan, Nigeria, Colombia, … Bài báo mà tôi viết chung với PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ (Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), tiến sĩ Reinhardt Howerler và tiến sĩ Hernan Ceballos (là hai chuyên gia nông học và chọn giống sắn hàng đầu của CIAT và thế giới) đã gây ấn tượng tốt và được nhiều người trao đổi, hỏi đáp.

Buổi tối tiến sĩ Boga Boma, giám đốc của một dự án sắn lớn của châu Phi đã mang đồ đạc sang đòi “chia phòng ngủ” với tôi để “trao đổi về bài học sắn Việt Nam và cùng cảm nhận đêm trắng”.

Boga Boma giàu, nhỏ tuổi hơn tôi, tính rất dễ thương, người cao lớn kỳ vĩ trên 1,90 m như một hảo hán. Lần trước Boga Boma làm trưởng đoàn 15 chuyên gia Nigeria sang thăm quan các giống sắn mới và kỹ thuật canh tác sắn của Việt Nam, đúc kết trao đổi về cách sử dụng sắn trong chế biến nhiên liệu sinh học. Anh chàng hảo hán này vừa ra đồng đã nhảy ngay xuống ruộng giống mới, đề nghị tôi nhổ thử một vài bụi sắn bất kỳ do anh ta chỉ định của giống mới KM140 (mà sau này đoạt giải Nhất VIFOTEC của Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 trao giải ngày 19.1.2010 ở Hà Nội). Boga Boma ước lượng năng suất thực tế mỗi bụi sắn này phải sáu ký. Anh đo khoảng cách trồng rồi hồ hởi đưa lên một ngón tay nói với giọng thán phục “Sắn Việt Nam số 1”

Sau buổi tham quan đó, Boga Boma ngỏ lời đề nghị với tôi cho đoàn Nigeria được đến thăm nhà riêng để “tìm hiểu cuộc sống và điều kiện sinh hoạt làm việc của một thầy giáo nông nghiệp Việt Nam”. Anh chàng chăm chú chụp nhiều ảnh về tài liệu sắn của bảy Hội thảo Sắn châu Á và mười Hội thảo Sắn Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Anh cũng chụp bếp đèn dầu dùng ga của gia đình tôi. Boga Boma cũng như Kazuo Kawano, Reinhardt Howerler, Hernan Ceballos, Rod Lefroy, Keith Fahrney, Bernardo Ospina, S. Edison, Tian Ynong, Li Kaimian, Huang Jie, Chareinsak Rajanaronidpiched, Watana Watananonta, Jarungsit Limsila, Danai Supahan, Tan Swee Lian, J. Wargiono, Sam Fujisaca, Alfredo Alves, Alfred Dixon, Fernando A, Peng Zhang, Martin Fregene, Yona Beguma, Madhavi Sheela, Lee Jun, Tin Maung Aye, Guy Henry, Clair Hershey, … trong mạng lưới sắn toàn cầu với tôi đều là những người bạn quốc tế thân thiết. Hầu hết họ đều đã gắn bó cùng tôi suốt nhiều năm. Sự tận tâm công việc, tài năng xuất sắc, chân thành tinh tế của họ trong ứng xử tình bạn đời thường làm tôi thực sự cảm mến.

Bẳng đi một thời gian, Boga Boma thông tin Nigeria hiện đã ứng dụng bếp đèn dầu dùng cồn sinh học từ nguyên liệu sắn cho mọi hộ gia đình Nigeria trong toàn quốc. Nigeria đã thành công lớn trong phương thức chế biến sắn làm cồn gia đình phù hợp với đất nước họ, làm tiết kiệm được một khối lượng lớn xăng dầu với giá rất cạnh tranh cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Lần này trong đêm trắng ở Ghent, Boga Boma lại hí húi ghi chép và ngẫm nghĩ về ba bài học kinh nghiệm sắn Việt Nam 6M (Con người, Thị trường, Vật liệu mới Công nghệ tốt, Quản lý, Phương pháp, Tiền: Man Power, Market, Materials, Management, Methods, Money), 10T (Thử nghiệm, Trình diễn, Tập huấn, Trao đổi, Thăm viếng, Tham quan hội nghị đầu bờ, Thông tin tuyên truyền, Thi đua, Tổng kết khen thưởng, Thiết lập mạng lưới người nông dân giỏi) và FPR (Thiết lập mạng lưới thí nghiệm đồng ruộng và trình diễn để nghiên cứu cùng nông dân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn).

Buổi chiều Yona Beguma cùng các bạn châu Phi say mê trò chuyện cùng tôi về bài học sắn Việt Nam được giới thiệu trên trang của FAO với sự yêu thích, đặc biệt là “sáu em”(6M), “mười chữ T tiếng Việt” (10T) và “vòng tròn FPR dụ dỗ”. Sau này, anh chàng làm được những chuyện động trời của cây sắn Uganda mà tôi sẽ kể cho bạn nghe trong một dịp khác.

Nhìn lớp trẻ thân thương đầy khát vọng tri thức đang vươn lên đỉnh cao giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương xứ sở. Ngắm nhìn sự mê mãi của Boga Boma lúc bình minh vừa rạng lúc anh chàng đã thức gần trọn đêm. Tôi chợt nhớ câu thơ Việt Phương: “Yêu biết mấy những đêm dài thức trắng/ Làm kỳ xong việc nặng sẵn sức bền/ Bình minh đuổi lá vàng trên đường vắng/ Như vì ta mà đời cũng ửng hồng lên”.

Đêm trắng và bình minh phương Bắc

Tôi lục tìm trong khoang tư liệu, đọc lại trích đoạn “Những đêm trắng” của nhà văn Nga Dostoievski và đoạn viết về hiện tượng cực quang của bình minh phương Bắc: “Ở vùng cực của trái đất, ban đêm, thường thấy hiện tượng ánh sáng có nhiều màu sắc: trắng, vàng, đỏ, xanh, tím, rực rỡ có hình dáng như một bức rèm hoặc một cái quạt rất lớn. Có khi những tia sáng lại xòe ra như hình nạn quạt. Cái quạt ánh sáng ấy lấp lánh rung chuyển nhè nhẹ như một bàn tay khổng lồ rũ xuống rũ lên, lập lòe làm thành một quang cảnh kỳ vĩ lạ thường. Màn ánh sáng ấy trong suốt đến nỗi nhìn qua thấy rõ tất cả các ngôi sao trên bầu trời. Hướng của những tia sáng nói chung trùng với hướng của các đường sức của từ trường trái đất. Loại ánh sáng này xuất hiện từ độ cao 80 đến 1.000 km và nhiều nhất là ở độ cao trên dưới 120 km. Ở nước Nga thời trước người ra cho rằng đó là ánh hào quang của những đoàn thiên binh thiên tướng kéo đi trong không gian. Còn nhân dân Phần Lan cho đó là mặt trời giả của người xưa làm ra để soi sáng cho đêm trường Bắc Cực. Vì loại ánh sáng này chỉ thấy trong những miền gần hai cực nên gọi là cực quang. Ở Na Uy và Thụy Điển thì người ta gọi là ánh sáng “bình minh phương Bắc”.

Qua Ghent mới thấy đêm phương Bắc đến chậm và sớm nhanh Việt Nam như thế nào, mới thấm hiểu sự sâu sắc của Dostoievski nhà văn bậc thầy văn chương Nga và thế giới: Ông nói chuyện trời mà cũng là nói chuyện người. Ông trò chuyện về du lịch mà thực ra đang nói về nhân tình thế thái, những đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc. Đó là câu chuyện thật như đùa và đùa như thật, ảo giác mà tưởng thật, thật mà tưởng ảo giác. Nhân loại đã đi qua vùng sáng tối đó, ánh sáng của thiên đường, những đêm trắng nối liền bình minh phương Bắc.

 

 

 

Demtrang1

 

 

 

Thực ra, khi bạn đến thủ đô Helsinki của Phần Lan vào tháng 6,7 thì đêm trắng và ảo ảnh bình minh phương Bắc rõ hơn nhiều. Bạn hãy đến đúng dịp hè và chuẩn bị sẵn máy ảnh loại tốt, độ phân giải lớn, khẩu độ rộng để săn ảnh. Tôi buộc phải sử dụng chùm ảnh du lịch Phần Lan vì máy ảnh họ chụp tốt hơn những tấm ảnh đẹp mê hồn về đêm trắng, trời tím và ngủ lều tuyết.

  

Demtrang2
Demtrang3
Demtrang4
Demtrang5
Demtrang6

 

 

 

Ở Phần Lan, nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất khoảng 15 độ C, và tháng lạnh nhất khoảng -9 độ C. Trung bình mỗi năm ở Phần Lan có hơn 100 ngày tuyết phủ ở phía nam và tây nam, còn ở phía bắc vùng Lappi thì tới hơn 200 ngày có tuyết. Nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh nhau tới 20 độ C, ngày lạnh nhất và ngày ấm nhất chênh nhau 80 độ C. Mặt trời mọc tháng 1, 2 lúc 9h30 sáng và lặn lúc 3h30 chiều là những ngày ngắn nhất trong năm. Tháng 6,7 mặt trời mọc lúc 4h00 sáng và lặn lúc 10h30 tối là những ngày dài nhất trong năm. Cá biệt ở phía Bắc vùng đất Lapland có những đêm trắng vào mùa hè, mặt trời không bao giờ lặn trong khoảng 60 ngày đêm nên có thể ngắm mặt trời lúc nửa đêm. Tiếp đó là khoảng thời gian chạng vạng không nhìn thấy mặt trời kéo dài trong khoảng 6 tháng vào mùa thu và đông. Không riêng gì Phần Lan mà hầu hết các nước Bắc Âu khí hậu lạnh và thời tiết thay đổi thất thường không được ấm áp thường xuyên như Việt Nam. Tôi lấy làm lạ khi sau này một số người đọc chưa hiểu đúng về sự khái quát cực kỳ tinh tế của Bác: “Nước ta: ở về xứ nóng, khí hậu tốt/ Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu/ Nhân dân dũng cảm và cần kiệm/ Các nước anh em giúp đỡ nhiều.

 

 

 

Demtrang7

 

 

 

Tại Ghent của vương quốc Bỉ, nơi thành phố khoa học và công nghệ sinh học thì ấm hơn nhưng sự tiếp biến đêm trắng và bình minh phương bắc vẫn còn rất rõ nét. Ở đó, mặt trời tháng bảy mọc lúc hừng đông 4g30 -5g00 và lặn lúc 8g00- 9g00. Săn ảnh vào lúc bình minh vừa rạng cũng như ngắm mây ngũ sắc huyền thoại lúc mặt trời sắp lặn ở Việt Nam. Bạn hãy ngắm dòng tinh vân xinh đẹp lạ thường trước lúc bình minh.

 

 

 

YenTu1

 

 

 

Sau này ở Việt Nam tôi chỉ có cơ hội nhìn thấy được sự chuyển màu từ tối tím sang bảy màu, sang màu xanh ngọc và trắng hồng lúc 4g30 sáng ngày 18 tháng 1 năm 2010 tại chòm cao nhất của non thiêng Yên Tử. Tôi chụp trên 100 tấm ảnh mới chọn được tấm ảnh ưng ý nhất. Đó là dịp may hiếm có của đời người. Sau này chúng ta sẽ nhiều dịp trở lại với Trần Nhân Tông và Bình minh trên Yên Tử để học được bài học vô giá của ông cha mình.

Chúng tôi được giáo sư Marc Van Montagu, nhà bác học lừng danh thế giới cha đẻ GMO, vị chủ tịch của Liên đoàn Công nghệ sinh học châu Âu và hiệu trưởng của Trường Đại học Ghent hướng dẫn thăm quan lâu đài cổ, bảo tàng nghệ thuật và trường đại học nơi Ghent được UNESCO tôn vinh là di sản văn hóa thế giới năm 1998, 1999 và mời dự tiệc chiêu đãi. Tôi được mời ngồi bên cạnh ông và ba con người kỳ dị khác. Đó là Claude Fauquet (DDPSC, St Louis USA), Joe Tohme (CIAT, Colombia), G. Hawtin (CIAT, Colombia). Họ quá nổi tiếng trong số những con người đang làm thay đổi thế giới về bức tranh cây sắn và khoa học cây trồng những năm đầu thế kỷ 21. Tôi thực sự ngần ngại vị trí ngồi chung này và muốn thoái thác nhưng họ vui vẻ thân tình mời đại diện các châu lục. Họ đối xử với tôi và các đồng nghiệp với một sự tự nhiên, quý mến, trân trọng, và thực lòng ngưỡng mộ những kết quả đã đạt được của sắn Việt Nam (sau này khi nghĩ lại tôi ứa nước mắt hãnh diện về dân tộc mình đã cho chúng tôi cơ hội “O du kích bắn đại bác”). Tôi biết rõ những tài năng ưu tú xung quanh mình. Họ dung dị bình thường, thân tình lắng nghe nhưng đó là những con người khoa học đặc biệt. Họ không ham hố giàu sang và quyền lực mà chăm chú tận tụy giảng dạy và nghiên cứu, phát triển những thành tựu khoa học nông nghiệp mới, góp phần cải biến chất lượng thực phẩm thế giới theo hướng ngon hơn, tốt hơn, rẻ hơn và thân thiện môi trường hơn (HarvestPlus) nâng cao cuộc sống chúng ta. Tiến sĩ Rajiv J.Shah, giám đốc của Chương trình Phát triển Toàn cầu, Quỹ Bill Gate và Melinda (nơi tài trợ chính cho chuyến đi này của tôi) đã nói như vậy. Tôi ngưỡng mộ và tìm thấy ở họ những vầng sáng của trí tuệ và văn hóa.

Chợt dưng tôi nhớ đến Bernadotte với vợ là Déssirée trong tác phẩm “Mối tình đầu của Napoléon” của Annemarie Selinko. Vợ chồng hai con người kỳ vĩ này với lý tưởng dân chủ đã xoay chuyển cả châu Âu, giữ cho Thụy Điển tồn tại trong một thế giới đầy biến động và nhiễu nhương. Bắc Âu phồn vinh văn hóa, thân thiện môi trường và có nền giáo dục lành mạnh phát triển như ngày nay là có công và tầm nhìn kiệt xuất của họ. Bernadotte là danh tướng của Napoleon và sau này được vua Thụy Điển đón về làm con để trao lại ngai vàng. Ông xuất thân hạ sĩ quan tầm thường nhưng là người có chí lớn, suốt đời học hỏi và tấm lòng cao thượng rộng rãi. Vợ ông là Déssirée là người yêu đầu tiên của Napoleon nhưng bị Napoleon phản bội khi con người lừng danh này tìm đến Josephine một góa phụ quý phái, giàu có, giao du toàn với những nhân vật quyền thế nhất nước Pháp, và Napoleon đã chọn bà làm chiếc thang bước lên đài danh vọng. Bernadotte với vợ là Déssirée hiểu rất rõ Napoleon. Họ đã khéo chặn được cơn lốc cuộc chiến đẫm máu tranh giành quyền lợi giữa các tập đoàn thống trị và các nước có lợi ích khác nhau. Bernadotte và Déssirée đã đưa đất nước Thụy Điển và Bắc Âu thoát cuộc tranh giành. Họ đã khai sáng một vầng hào quang bình minh phương Bắc.

Việt Nam và khối Asean hiện cũng đang đứng trước khát vọng mở mang của “con sư tử phương Đông trỗi dậy” và sự vần vũ của thế giới văn minh nhiều cơ hội hơn cho người dân nhưng cũng tiềm ẩm lắm hiễm họa khó lường. Điều này dường như rất giống của thời người hùng Napoleon của một châu Âu và khao khát của nước Pháp muốn phục hưng dân tộc và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Bài học Bắc Âu miền đất trong lành, nước Bỉ trái tim của EU, và Ghent thành phố khoa học công nghệ là chỉ dấu minh triết chưa bao giờ sáng tỏ và cấp thiết như lúc này. Trước những khúc quanh của lịch sử, các dân tộc tồn tại và phát triển đều biết khéo tập hợp những lực lượng tinh hoa và sức mạnh dân chúng để thoát khỏi hiễm họa và bảo tồn được những viên ngọc quý di sản truyền lại cho đời sau. Trong vùng địa chính trị đầy điểm nóng tranh chấp biên giới hải đảo, sự tham nhũng chạy theo văn minh vật chất và nguy cơ tha hóa ô nhiễm môi trường, nguồn nước, bầu khí quyển, vệ sinh thực phẩm, văn hóa giáo dục và chất lượng cuộc sống thì bài học trí tuế càng cấp thiết và rõ nét. Ông José António Amorim Dias, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Dân chủ Timor-Leste tại UNESCO và Liên minh châu Âu trên chuyến tàu tốc hành từ Brussels đến Paris chung khoang với tôi đã trò chuyện và chia sẽ rất nhiều điều về triết lý nhân sinh và văn hóa giáo dục.

Đi đâu cũng không bằng Tổ quốc mình. Nói gì, làm gì cũng không bằng dạy, học và làm cho đồng bào đất nước mình. Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương. Mục đích sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và làm được việc. Dạy và học thực tiễn trên chính Tổ quốc mình. Việt Nam quê hương tôi! Đó là đất nước của biết bao nhiêu thế hệ xả thân vì nước để quyết giành cho được độc lập, thống nhất, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. “Nếu chỉ để lại lời nói suông cho đời sau sao bằng đem thân đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã” nhưng “sức một người thì có hạn, tài trí thiên hạ là vô cùng”. “Lời nói là đọi vàng”. Làm nhà khoa học xanh hướng đến bát cơm ngon của người dân nghèo, đó là điều tôi tâm đắc nhất !

Nhân loại đã có một thời đi trong đêm trắng ánh sáng của thiên đường, đêm trắng bình minh phương Bắc. Sự chạng vạng tranh tối tranh sáng có lợi cho sự quyền biến nhưng khoảng khắc bình minh là sự kỳ diệu mở đầu cho Ngày mới, Xuân mới.

Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tôi đã đi qua một vòng trái đất, một vòng cuộc đời, một vòng đêm trắng để bây giờ một ngày mới bắt đầu từ Bình minh.

Hoàng Kim
Nguồn:
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dem-trang-va-binh-minh/

 

 

 

 

KIM DUNG NHỮNG KIỆT TÁC LẮNG ĐỌNG
Hoàng Kim
Kim Dung là nhà văn có  tầm ảnh hưởng lớn nhất của văn học Trung Quốc hiện đại . Ông là một trí tuệ lớn. Nhà văn Trung Quốc mới bạn thích ai nhất? Tôi thích nhất Kim Dung, kế đến là Vương Mông, Lâm Ngữ Đường và Mạc Ngôn  Kim Dung những kiệt tác lắng đọng là các tác phẩm sâu sắc gợi mật ngữ không dễ thấy. Kim Dung mất chiều 30 tháng 10 năm 2018 tại một bệnh viện ở Hong Kong do tuổi cao, hưởng thọ 94 tuổi.

Kim Dung sinh ngày 10 tháng 3 năm 1924, tại Haining, Gia Hưng, Trung Quốc, tên thật là Tra Lương Dung (Louis Cha Leung-yung) thường được biết đến với tên bút danh quen thuộc là Kim Dung (Jin Yong). Ông là một tiểu thuyết gia và nhà viết tiểu thuyết Trung Hoa đồng sáng lập Minh Báo là tờ báo hàng ngày của Hồng Kông từ năm 1959 và là tổng biên tập đầu tiên của tờ báo này. Ông là nhà văn nổi tiếng nhất Hồng Kông và Trung Quốc, danh tiếng chấn động khắp châu Á và thế giới.

Kim Dung những kiệt tác lắng đọng nổi tiếng nhất là Thiên long bát bộ, Lộc Đỉnh ký, Tuyết Sơn phi hồ, Hiệp khách hành, Tiếu ngạo giang hồ, Anh hùng xạ điêu, Ỷ Thiên Đồ Long ký, Thần Điêu đại hiệp, Thư kiếm ân cừu lục, Bích huyết kiếm …đọc say mê như có ma lực. Những sách này hiện đều đã được chuyển thể thành phim. Dịch giả Vũ Đức Sao Biển với “Kim Dung giữa đời tôi” đã cung cấp một tầm nhìn khái quát về các tác phẩm trên. Đỗ Long Vân với loạt bài Vô Kỵ giữa chúng ta hay là hiện tượng Kim Dung là một chuyên luận sâu sắc. Một loạt các dịch giả tài năng và nhà văn tên tuổi như  Hàn Giang Nhạn,  Vũ Đức Sao Biển,  Cao Tự Thanh,  Lê Khánh Trường, Đông Hải, Huỳnh Ngọc Chiến, Nguyễn Duy Chính, Bùi Giáng, Bửu Ý đã khai mở và giới thiệu sách hay của Kim Dung,  Đặc biệt là Công ty sách phương Nam đã đưa Kim Dung đến rất gần gũi với người đọc Việt. Bạn Cà phê Sách trong Xóm Lá có bài “Tản mạn chuyện Kim Dung ” đọc rất thích với sự giao hòa và đồng cảm sâu sắc.

Triết học Trung Hoa từ những hình tượng cổ điển là Nghiêu Thuấn, Lão Trang, Khổng Tử, Khổng Minh, Quan Công đến thời cách mạng Tân Hơi và thời kỳ đầu của cách mạng văn hóa Trung Quốc là biểu tượng AQ và “Nhật ký người điên” của đại văn hào Lỗ Tấn tới gần đây là  biểu tượng Hồ Phỉ trong “Tuyết Sơn phi hồ” và  biểu tượng  Vi Tiểu Bảo trong “Lộc Đỉnh Ký” của đại văn hào Kim Dung. Đó là những cảnh báo đặc biệt sâu sắc không dễ thấy về một sự chuyển đổi của hình mẫu biểu tượng người Trung Quốc được văn học hóa.

Kim Dung, Vương Mông, Lâm Ngữ Đường và Mạc Ngôn là những diện mạo lớn của văn chương và ngôn ngữ văn hóa Trung Quốc đương đại (*). Nhà văn TQ mới bạn thích ai? Điều này tùy thuộc “gu” bạn đọc nhưng cũng tùy thuộc vào điều kiện, mức độ tiếp cận và cách xử lý thông tin. Tôi thích học để làm, học chuyên môn kết nối với lịch sử văn hóa nên thích sách Kim Dung lhơn. Sách ông là một bách khoa thư về rất nhiều lĩnh vực , đặc biệt là lịch sử văn hóa. Câu châm ngôn hay về “sự đọc” vận vào đây thật đúng: “Trong một thế giới có đủ bình tâm, người viết nhỏ hơn người đọc, người đọc nhỏ hơn quyển truyện họ đang đọc, và quyển truyện nhỏ hơn sự đọc. Người viết và người đọc rồi chết, truyện rồi quên. Sự đọc ở lại và làm nên một phần mênh mông trong định nghĩa của việc làm người“.

Bài viết này là một nén hương tưởng nhớ Kim Dung, chúc ông thung dung về chốn vĩnh hằng.

(*) Một ít ghi chú về Vương Mông, Lâm Ngữ Đường và Mạc Ngôn

 

 

 

 

 

 

Vương Mông là giáo sư danh dự rất được kính trọng ở Trung Quốc hiện nay. Khối lượng tác phẩm khổng lồ của ông trên 10 triệu chữ gồm tiểu thuyết, bình luận, tản văn, thơ mới và thơ cổ thể, tạp văn được dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên khắp thế giới. Vương Mông đã trãi nghiệm thực tiễn đầy sống gió, chông gai của cuộc đời và minh triết cuộc sống đã giúp ông về đích thắng lợi. Ông đúc kết trong tác phẩm tinh hoa “Triết lý nhân sinh của tôi” (Phạm Tú Châu dịch, Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam 2009). Đó là tư duy trí tuệ, cẩm nang về cách sống thung dung phúc hậu. Vương Mông bình về bảy hạng người phổ biến đương thời, là một phân loại người thú vị:

Người thứ nhất đến, anh ta nói: “Ôi tôi đau khổ quá ! tôi đau khổ vì nhân loại ngu xuẩn, chế độ tệ hại, tôi đau khổ vì thể chế nhiều thiếu sót, tôi đau khổ vì dân tộc đau ốm, đau khổ vì nam thì ngu mà nữ thì hay kêu ca, đau khổ vì người thân oan uổng mà chết”

Người thứ hai đến, anh ta nói: “Ôi tôi sung sướng quá ! Tôi vui mừng và hạnh phúc vì hài lòng với mọi người, với quốc gia, với bận rộn với ăn và uống !”

Người thứ ba đến, anh ta nói: “Tôi thật vĩ đại! tôi là anh hùng ! Tôi phải kéo sóng dữ sắp ập xuống. Tôi phải cháy lên vì loài người. Tôi phải được đóng đinh trên thánh giá vì các người. Tôi phải dùng ánh sáng của tôi để soi rọi chỗ tối tăm. Nếu bây giờ chưa có ánh sáng thì ánh sáng ấy là tôi, nếu bây giờ chưa có sức nóng thì sức nóng là tôi, nếu bây giờ chưa có lương thực thì lương thực ấy là tôi, nếu bây giờ chưa có mưa ngọt thì tôi là mưa ngọt”.

Người thứ tư đến, anh ta nói: “Tôi là đồ tồi, là kẻ ngẫn ngơ, loại vô tích sự”

Người thứ năm vừa bước ra đã vỗ tay với mọi người, thế là mọi người cũng vỗ tay đáp lại, (anh ta thích tax cho mọi người, thế là mọi người cũng tax lại). Thế là anh ta vỗ tay với mọi người lần nữa, thế là mọi người lại vỗ tay đáp lại anh ta. Sau đó ai nấy đều mệt nhoài, đều buồn ngủ, còn anh ta cũng không biết đi đâu mất rồi.

Người thứ sáu vừa bước ra đã hô to: Tôi là người tốt. tôi là người tử tế, tôi là người tốt !”

Người thứ bảy không nói mình là gì và không là gì, anh ta chỉ làm cái việc anh ta phải làm và làm được, Gặp được việc tốt anh ta vui, gặp phải việc xấu anh ta cau mày. Khi nào cần nghỉ thì anh ta nghỉ, không nghỉ ra kết quả nào thì thừa nhận mình chưa nghĩ kỹ. Ý kiến chưa nhất trí với người khác thì đành nói mình chưa nhất trí, không cần kkhoe về ý kiến hơn người và khác người. Có người nói anh ta quả thực rất khôn ngoan, người thì cười anh ta nhát gan nên không thể làn nhân vật lớn. Còn có người nói anh ta thực ra là người cổ điển, sinh ra  đã lỗi thời.

 

 

 

lamnguduong

 

 

 

Lâm Ngữ Đường, tên chữ Ngọc Đường, là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được xem là người có công lớn trong việc giới thiệu văn hóa Trung Quốc ra thế giới qua những tác phẩm viết bằng tiếng Anh, bàn về nghệ thuật, văn hóa và nhân sinh quan của người Trung Quốc. Lâm Ngữ Đường sinh ở vùng rừng núi thị trấn Ban Tử thuộc Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc. Số phận của ông sớm được giáo huấn bằng đức tin Cơ Đốc  sau đó đến với Khổng giáo và Phật giáo và cuối đời lại trở về với Kinh Thánh. Ông sang Mỹ học chương trình bán phần tiến sĩ ở Đại học Harvard lấy bằng tiến sĩ ngôn ngữ ở Đức về dạy văn chương Anh ở Bắc Kinh sau năm 1928 sang Mỹ dịch sách viết sách sáng chế, sau đó về làm Viện trưởng Đại học ở Singapo, cuối đời cùng vợ con về sống và viết về văn hóa ẩm thực ở  Đài Loan từ năm 1965 cho đến lúc mất năm 1976. Đời ông là một vòng tròn viên mãn của một trí tuệ lớn biết dồn tâm huyết cả đời người để đưa văn hóa Trung Quốc ra thế giới.

 

 

 

MacNgon

 

 

 

Mạc Ngôn là nhà văn Trung Quốc đoạt giải Nobel Văn học năm 2012. Đó là lần đầu tiên văn học Trung Quốc chạm tay tới giải thưởng Văn học danh giá nhất thế giới sau lịch sử 111 năm phát sinh giải thưởng này theo lời bình của báo Đại Đoàn Kết. Dịch giả Trần Đình Hiến cho rằng hai đặc điểm chính giúp tác phẩm Mạc Ngôn giành giải Nobel đó là nội hàm văn hóa bản địa và tính nhân loại cao. Ba tác phẩm nổi bật của Mạc Ngôn là “Báu vật của đời”, “Cao lương đỏ” và “Cây tỏi nổi giận”. Quan điểm nhân sinh của ông thể hiện sâu lắng cô đọng trong bài “Ngày tháng tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa”.

Mạc Ngôn viết: “Xã hội nhân loại ồn ào náo nhiệt, đèn đỏ rượu xanh, xa hoa truy lạc, nhìn vào thì thấy vô cùng phức tạp, nhưng suy nghĩ kĩ một chút, cũng chẳng qua chỉ là những người nghèo khổ theo đuổi vinh hoa, người giàu có truy cầu hưởng lạc, cơ bản chỉ là một chuyện như vậy…

“Tại sao mọi người đều chán ghét cái cảnh nghèo túng? Bởi vì người nghèo không thể thỏa mãn được cái dục vọng của bản thân. Không kể là ham muốn vật chất hay ham muốn hưởng lạc, không kể là cái tâm hư vinh hay tâm ham thích cái đẹp, không kể là đến bệnh viện khám bệnh không cần phải xếp hàng, hay là ngồi ở khoang hạng nhất trên máy bay, đều cần phải dùng tiền để thỏa mãn, dùng tiền để thực hiện.

Phú là bởi có tiền, quý là bởi xuất thân, dòng dõi và quyền lực. Đương nhiên, có tiền cũng chính là không cần lo lắng đến chuyện địa vị cao quý, còn có quyền lực rồi dường như cũng không cần lo lắng đến chuyện không có tiền. Bởi vì phú và quý là có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời, có thể dung hợp lại thành một phạm trù.

Người nghèo khó mong sao có được phú quý vinh hoa, đây là chuyện thường tình của con người, cũng là nhu cầu chính đáng. Phú quý là mưu cầu chính đáng của con người, nhưng phú quý nếu không dùng thủ đoạn chính đáng để có được thì không nên tận hưởng.

Nghèo túng là thứ mà người người căm ghét, nhưng ta cũng không thể dùng thủ đoạn không chính đáng để thoát khỏi cảnh nghèo túng. Trong cuộc sống hiện thực, những người dùng thủ đoạn không chính đáng để thoát khỏi cảnh nghèo túng để đạt được giàu sang đâu đâu cũng có, tuy có những người lớn tiếng mắng nhiếc những người dùng mưu mô thủ đoạn không chính đáng để thoát khỏi nghèo khó, nhưng chỉ cần bản thân hễ có cơ hội cũng sẽ làm như vậy, loại người này đâu đâu cũng có.

Dục vọng của con người là cái động không đáy, không sao lấp đầy được

Vợ của ông lão đánh cá ban đầu chỉ là muốn có một cái chậu mới, nhưng sau khi có được cái chậu mới rồi, thì bà ta lại muốn ngôi nhà gỗ, có ngôi nhà gỗ rồi, lại muốn được làm nhất phẩm phu nhân, sau đó lại muốn được làm nữ hoàng, sau khi được làm nữ hoàng rồi, bà ta lại muốn được làm nữ long vương nơi biển cả, muốn con cá vàng có thể thỏa mãn dục vọng hầu hạ bà ta, đây chính là đã vượt quá giới hạn, giống như thổi bọt xà phòng, thổi lớn quá mức rồi, tất nhiên sẽ vỡ ra.

Phàm là chuyện gì cũng đều có chừng mực, một khi đã vượt quá giới hạn rồi, thì ắt sẽ phải chịu sự trừng phạt, đây là triết lý nhân sinh giản dị nhất, cũng là quy luật của rất nhiều sự vật trong giới tự nhiên.

Rất nhiều câu chuyện có ngụ ý khuyên răn được lưu truyền trong dân gian đều đang nhắc nhở mọi người hãy khắc chế dục vọng của bản thân mình. Nghe nói Ấn Độ có người vì để bắt khỉ, đã làm ra một cái lồng, trong lồng có để thức ăn. Con khỉ thò tay vào trong lấy, tay nắm chặt lấy thức ăn, tay không rút ra được nữa. Nếu muốn rút tay ra, thì cần phải bỏ thức ăn ra, nhưng con khỉ nhất quyết không chịu bỏ đồ ăn ra.

Con khỉ không có trí huệ “buông bỏ”. Con người có trí huệ để “buông bỏ” hay không? Có người có, có người không. Có người có những lúc có, có người có những lúc không có. Con người ta sẽ luôn có một số thứ không nỡ buông bỏ, đây chính là nhược điểm của con người, cũng là bản tính sẵn có của con người.

Hơn 100 năm trước, các phần tử trí thức tiên tiến của Trung Quốc đã từng đưa ra khẩu hiệu dùng khoa học kỹ thuật cứu lấy đất nước, hơn 30 năm trước, các chính trị gia của Trung Quốc đưa ra khẩu hiệu sử dụng khoa học kỹ thuật để phát triển đất nước. Nhưng thời gian đến tận hôm nay, tôi cảm thấy nhân loại đang đứng trước nguy hiểm lớn nhất, chính là khoa học kỹ thuật của nhân loại ngày càng tiên tiến thì dục vọng của con người ta ngày càng bành trướng thêm.

Dưới sự kích thích của bản tính tham lam tự tư của con người, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đi ngược lại quỹ đạo bình thường nhằm để phục vụ cho sức khỏe của con người, mà là dưới sự thúc đẩy của lợi nhuận đã phát triển điên cuồng để thỏa mãn dục vọng của con người, thật ra đây là nhu cầu bệnh hoạn của một thiểu số những người giàu có.

Con người đang điên cuồng cướp đoạt mọi thứ từ Trái đất

Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề, chúng ta đã làm ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.

So với người dân nơi thôn quê, người trong thành phố là có tội nặng hơn; so với người nghèo khổ, thì người giàu có là có tội nặng hơn; so với bá tánh bình dân, thì các quan chức là có tội nặng hơn; từ một loại ý nghĩa khác mà nói, chức quan càng lớn, thì tội càng nặng. Bởi vì chức quan càng lớn, thì thói phô trương lãng phí càng nhiều, dục vọng càng to lớn, tài nguyên lãng phí chính là càng nhiều.

So với các nước không phát triển, thì các nước phát triển là có tội nặng hơn, bởi vì dục vọng của các nước phát triển lớn hơn, bởi vì các nước phát triển không chỉ hủy hoại trên quốc thổ của mình, hơn nữa còn đến những nước khác, đến biển cả, đến Bắc Cực và Nam Cực, lên trên mặt trăng, ngay cả bầu trời cũng bị họ hủy hoại một một cách mù quáng.

 

 

 

 

 

 

Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.

Trong thời đại như vậy, văn học của chúng ta kỳ thực gánh vác trách nhiệm to lớn, chính là trách nhiệm cứu lấy Trái đất, cứu lấy nhân loại, chúng ta dùng tác phẩm của mình để nói với mọi người rằng, nhất là những người giàu có dùng thủ đoạn không chính đáng để có được tài sản và quyền thế, họ là tội nhân, Thần linh sẽ không che chở cho họ. Chúng ta dùng tác phẩm của chúng ta để nói với những chính trị gia giả dối kia rằng, điều được gọi là lợi ích quốc gia vốn không phải là điều quan trọng nhất, điều quan trọng nhất thật sự chính là lợi ích lâu dài của nhân loại.

Chúng ta cần dùng tác phẩm của mình để nói với những người phụ nữ có hàng nghìn chiếc váy, hàng vạn chiếc giày, rằng họ có tội; chúng ta cần dùng tác phẩm của mình để nói với những người đàn ông có mười mấy chiếc xe sang trọng rằng họ là có tội; chúng ta cần phải nói cho những người đã mua máy bay riêng, du thuyền riêng rằng họ là có tội, dẫu rằng ở thế giới này có tiền thì chính là có thể muốn sao làm vậy, nhưng cái thói muốn sao làm vậy của họ là phạm tội đối với nhân loại, dẫu rằng tiền của họ là dùng phương thức hợp pháp để kiếm được.

Chúng ta cần dùng tác phẩm văn học của chúng để nói với những nhà giàu mới nổi, những kẻ đầu cơ, những kẻ cướp đoạt, những kẻ lừa gạt, những kẻ tiểu nhân, những tên tham quan, họ đều là cùng ở trên một con thuyền, nếu như chiếc thuyền đó chìm rồi, không kể là người bạn mặc đồ hiệu, khắp người đều là châu ngọc, hay làm áo quần lam lũ, không có lấy một đồng, thì kết cục vẫn như nhau.

Chúng ta cần phải dùng tác phẩm văn học của mình để truyền đạt nhiều đạo lý nhất có thể cho mọi người. Ví như nhà cửa là xây để ở, chứ không phải là để tranh chấp. Nếu như căn nhà xây lên không phải là để ở, thì đó không phải là căn nhà nữa. Chúng ta cần phải để cho mọi người nhớ lại, trước khi nhân loại còn chưa có phát minh ra máy điều hòa, thì những người chết bởi cái nóng cũng không nhiều như hiện nay. Trước khi nhân loại còn chưa có phát minh ra bóng đèn điện, thì những người bị cận thị ít hơn bây giờ rất nhiều.

Trước khi chưa có ti vi, thời gian nhàn rỗi của mọi người vẫn rất phong phú như thường. Sau khi có mạng internet rồi, trong đầu não của mọi người vốn không có tồn trữ nhiều thông tin hữu dụng hơn so với trước đây; trước khi chưa có mạng internet, những người ngu dốt dường như ít hơn hiện nay rất nhiều.

Sự tiện lợi của giao thông khiến cho mọi người mất đi sự vui sướng trong các chuyến du lịch, sự tiện lợi về phương diện truyền tải thông tin khiến cho mọi người mất đi hạnh phúc trong việc thư từ qua lại, quá độ trong ăn uống khiến cho mọi người mất đi mùi vị của món ăn, sự dễ dãi trong chuyện tình cảm khiến cho mọi người đánh mất đi hạnh phúc của tình yêu thương.

Chúng ta vốn không cần phải dùng đến tốc độ phát triển chóng mặt như vậy, chúng ta vốn không cần phải khiến cho động vật và thực vật lớn nhanh như vậy, bởi vì động vật và thực vật lớn nhanh như vậy sẽ ăn không còn ngon nữa, không có dinh dưỡng, chỉ có chất kích thích và các hóa chất độc hại khác. Sự phát triển bệnh hoạn của khoa học dưới sự kích thích thúc đẩy của lợi nhuận, dục vọng, quyền thế đã khiến cho cuộc sống của con người đánh mất đi rất nhiều niềm vui, thay vào đó là nguy cơ rộng khắp.

Kiềm chế một chút, chậm rãi một chút, mười phần thông minh dùng năm phần, để lại năm phần cho con cháu. Vật chất cơ bản nhất để duy trì sự sống của nhân loại là không khí, ánh mặt trời, thực phẩm và nước uống, những thứ khác đều là hàng xa xỉ, đương nhiên, quần áo và nhà cửa cũng là thứ cần thiết. Những ngày tháng tốt đẹp của nhân loại đã không còn nhiều nữa.

Đương nhiên, khi mọi người ở trong sa mạc, thì sẽ hiểu được rằng nước uống và đồ ăn còn quý hơn cả vàng và kim cương, khi động đất và sóng thần kéo đến, mọi người sẽ biết được rằng, không kể là biệt thự sang trọng bao nhiêu, trong bàn tay lớn của đại tự nhiên đều chỉ là một mớ bùn; khi mọi người giày xéo Trái đất thành nơi không còn thích hợp để cư trú nữa, đến lúc đó, cái gì là quốc gia, dân tộc, đảng phái chính trị, cổ phiếu, đều sẽ trở nên chẳng còn ý nghĩa gì, đương nhiên, tác phẩm văn học cũng sẽ không còn chút ý nghĩa gì.

Tác phẩm văn học của chúng ta liệu có thể khiến cho dục vọng của con người, nhất là dục vọng của quốc gia có thể bớt phóng túng hay không? Kết luận là bi quan, dẫu rằng kết luận là bi quan, nhưng chúng ta cũng không thể không cố gắng, bởi vì, đây không chỉ là cứu lấy người khác, đồng thời cũng là cứu lấy chính mình.”

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cp nht mi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook; Kim on Twitter

Số lần xem trang : 20423
Nhập ngày : 30-10-2019
Điều chỉnh lần cuối : 30-10-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 5(04-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 5(03-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 5(02-05-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 4(30-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 4(28-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 4(27-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 4(26-04-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 4(25-04-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007