Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1345
Toàn hệ thống 5810
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim



CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 11.
Ta về trời đất Hồng Lam; Nguyễn Du đi săn ở núi Hồng; Núi Hồng Lĩnh danh thắng Nghệ Tĩnh, thuộc Thị xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Núi Hồng Lĩnh cùng với sông Lam, được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ, từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng của nước Nam. Núi Hồng Lĩnh là nơi Nguyễn Du làm Hồng Sơn Liệp Hộ. Ngày 2 tháng 11 năm 1802, ngày mất Vũ Văn Dũng, danh tướng triều Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam bị xử tử. Ngày 2 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm và người em trai, cố vấn Ngô Đình Nhu bị sát hại trong cuộc đảo chính; Bài viết chọn lọc ngày 2 tháng 11: Nguyễn Du đi săn ở núi Hồng; Ta về trời đất Hồng Lam; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-11; xem thêm: Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, Nguyễn Minh Không huyền thoại Bái Đính; Sông Hoàng Long;Vào Tràng An Bái Đính;Nghiên cứu Kinh Dược SưNợ Duyên; Kim Dung những kiệt tác lắng đọng; Nguyễn Ngọc Tư sầu riêng Nam BộĐêm trắng và bình minh; Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái ; Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương; Bill Gates học để làm;Bảy ngày đêm tĩnh lặng.  Chúc mừng lúa Việt tới Venezuela;

TA VỀ TRỜI ĐẤT HỒNG LAM
Hoàng Kim

Ta về trời đất Hồng Lam
Thung dung dạo bước trăng vàng lộng soi
Đường trần tới chốn thảnh thơi
Hồng Sơn Liệp Hộ bồi hồi đất quen.

Linh miêu chốn Tổ Rồng Tiên
Quấn quanh trao gửi nổi niềm Thái Sơn
Hỡi ai là kẻ phi thường
Đỉnh chung dâng nén tâm hương nhớ Người.

Xem tiếp https://cnm365.wordpress.com/2016/11/02/di-san-dan-ca-vi-dam-nghe-tinh/

NGUYỄN DU ĐI SĂN Ở NÚI HỒNG
Hoàng Kim
Núi Hồng Lĩnh danh thắng Nghệ Tĩnh,thuộc thị xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Núi Hồng Lĩnh cùng với sông Lam, được xem là biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ, từng được xếp vào danh sách 21 danh thắng nước Nam. Núi Hồng Lĩnh là nơi Nguyễn Du đi săn ở núi Hồng làm ‘Hồng Sơn Liệp Hộ’ (1797-1802)  sau khi ông bị Quận công Nguyễn Thận bắt giam ba tháng ở Nghệ An mùa đông năm Bính Thìn (1796) về tội danh định trốn vào Nam với chúa Nguyễn Ánh, sau ông được tha về sống ở Tiên Điền; Núi Hồng Lĩnh (Ngàn Hống, Rú Hống, Hồng Sơn hay Hồng Lĩnh biệt hiệu là Hoan Châu Đệ Nhất Danh Thắng dãy núi núi nổi tiếng nhất Hà Tĩnh. Nguyễn Du tỏ chí là Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam) và Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng) ở hai thời khắc quyết định thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn minh triết của ông .Bài này viết về Nguyễn Du thời thế từ 1797 đến 1802 kiệt tác thơ chữ Hán Nguyễn Du soi tỏ thời thế, cuộc đời và tâm hồn
Nguyễn Du 250 năm nhìn lại .Tâm sự Nguyễn Du làm Hồng Sơn Liệp Hộ thể hiện rõ nhất trong bài “Đi săn”. https://hoangkimlong.wordpress.com/2018/11/02/nguyen-du-di-san-o-nui-hong-3/

ĐI SĂN
Nguyễn Du thơ chữ Hán,
Nhất Uyên dịch thơ

Kẻ đạt quan trường chí đỉnh mây,
Còn ta vui thú với hươu nai.
Cốt lòng thư thái không mong được,
Không hại điều nhân diệt các loài.
Xạ ngủ cỏ thơm hương ướt ẩm,
Núi xa, chó sủa tiếng ngoài tai.
Thú vui phù thế âu tùy thích,
Xe đón lọng che ấy những ai ?

Bài Liệp “Đi săn” Nguyễn Du viết : “Những người áo mũ hiển đạt để chí mình ở đường mây, còn ta, ta vui với bầy hươu nai của ta, cốt là để khuây khỏa trong lúc nhàn chớ đâu phải ham được thịt thú. Diệt trừ giống khác hại chăng đến đức nhân ? Con xạ ngủ nơi đồng cỏ non hương thơm còn ướt. Con chó vượt qua nhiều lớp núi, tiếng sủa không còn nghe thấy. Tìm thú vui chơi trong cuộc phù sinh mỗi người một sở thích. Những người lọng đón xe đưa là người nào thế nhỉ ?”

Nguyễn Hành viết về Phi Tử Nguyễn Du trong bài Ca tụng việc đi săn (Trương Chính. Thơ chữ Hán Nguyễn Du  Nxb Văn Học, Hàn Nội 1965,  tr 38) : Đó là ông nói việc đi săn của người tầm thường, chứ ông đâu có biết việc đi săn của bậc đại nhân. Bậc đại nhân đi săn không ở chỗ đi săn. Họ nhỡn nhơ chỗ nọ chỗ kia, ngắm núi ngắm rừng. Họ trèo lên đỉnh cao để nhìn vực thẳm, tắm gội nơi suối trong, thơ thẩn giữa cây tùng cây bách, nhìn tạo vật biến hóa, đùa giỡn với hươu nai, do đó mà tinh thần được thư thái, ý chí được trau giồi, lòng dạ thảnh thơi không bận bịu, mây nhẹ nhàng luồn trong tay áo, gió phất phơ thổi đưa tà áo, trông thấy kinh kỳ trong gang tấc, hứa hẹn những cuộc ngao du. Bậc đại nhân đi săn như thế, người tục đâu có biết !

Để hiểu sâu thêm tâm sự Nguyễn Du, chúng ta tìm hiểu thời thế Nguyễn Du từ 1797 đến 1802 hành trạng Nguyễn Du và tác phẩm trong giai đoạn này

THỜI THẾ NGUYỄN DU TỪ 1792 ĐẾN 1802

Năm Đinh Tỵ (1797). Nguyễn Du 32 tuổi. Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản đã cử Lê Trung làm tướng trấn giữ Quy Nhơn và điều Trần Quang Diệu về hầu việc trong triều. Bốn tứ trụ triều đình Cảnh Thịnh là Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Nguyễn Văn Huấn và Nguyễn Văn Danh. Thế nhưng tướng Trần Quang Diệu bị người ta dèm pha là uy quyền quá lớn sắp có mưu đồ khác nên vua Cảnh Thịnh đã điều chỉnh như vậy, với phúc tướng triều Tây Sơn là Vũ Văn Dũng luôn giám quân.. Trần Quang Diệu lo sợ nên cáo bệnh không vào chầu mà đốc suất thủ hạ thân tín canh phòng tự vệ suốt ngày đêm. Nguyễn Vương truy quét thổ phỉ người Thượng, phủ dụ dân tình ở vùng núi và tìm hiểu tướng trấn giữ các nơi. Nguyễn Vương được tin mật báo nội tình Tây Sơn cả mừng, tập hợp các tướng bàn định việc ra quân. Nguyễn Vương  để Tôn Thất Hội giữ thành Gia Định, sai Nguyễn Văn Thành, Võ Tánh, Nguyễn Đình Đắc theo đường bộ đánh thẳng ra Phú Yên, Quy Nhơn, còn tự mình thì cùng với hoàng tử Cảnh và tướng Nguyễn Văn Trương đem đại binh thuyền đánh ra Quy Nhơn. Quân thủy của Nguyễn Vương tiến sâu vào cửa Thị Nại. Vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản ra lệnh cho Nguyễn Văn Huấn mang toàn quân ra chống cự, phục chức cho Trần Quang Diệu sai giữ cửa Thuận để làm thanh ứng. Nguyễn Vương tấn công quyết liệt quân Tây Sơn mấy tháng ròng ở Bình Định không phân thắng bại, thấy sự phòng thủ chặt chẽ, liệu sức không đánh đổ được bèn kéo binh thuyền ra đánh phá Quảng Nam, nhưng cũng không giành được thế thắng và quân nhu không đủ, bèn rút về Gia Định, sai Nguyễn Văn Thành giữ chức khâm sai tiền tướng quân và Đặng Trần Thường làm hiệp tán quân vụ ở lại giữ thành Diên KhánhNguyễn Vương theo mưu kế của Đặng Trần Thường, một mặt sai Nguyễn Văn Thụy sang Thái Lan báo tin thắng trận cho vua Thái và nhờ quốc vương nước này xuất binh theo đường bộ Lào với sự dẫn đường của Thụy để tấn công Thuận Hóa từ hướng Tây  hoặc cho quân đột phá Nghệ An để chặn đường quân Bắc Hà vào cứu viện. Quân sĩ Nguyễn Vương cũng sẽ phối hợp tấn công ở hai mặt Đông và Nam. Mặt khác, Nguyễn Vương cũng sai binh bộ tham tri Lưu Nhân Tĩnh sang sứ nhà Thanh vừa do thám tình hình vừa trao trả lại cho nhà Thanh một số tàu thuyền mượn tiếng là thu được của quân Tàu biển “Thiên Địa Hội” phản Thanh phục Minh nhằm lấy lòng vua nhà Thanh vừa tố cáo Nguyễn Huệ nhà Tây Sơn trước đây trong thì tiếm xưng là hoàng đế Quang Trung, ngoài thì giả cách thuần phục nhà Thanh, nhưng lại ngấm ngầm tiếp tay cho quân phỉ biển “Thiên Địa Hội” để gây chia rẽ nhà Thanh với nhà Tây Sơn. Mặt khác Lưu Nhân Tĩnh cũng tìm mọi cách liên kết với các cựu thần nhà Lê, tầng lớp sĩ phu và những người vốn có oán thù với nhà Tây Sơn để tăng thêm thanh thế và đồng minh.  Ngô Nhân Tĩnh vừa đi khỏi thì “phụ quốc nguyên công’ Tôn Thất Hội là tướng giỏi của Nguyễn Vương bị ốm nặng và mất. Nguyễn Ánh theo lời của quốc thúc Tôn Thất Thăng đã đưa hoàng tử Cảnh với sự trợ giúp của Bá Đa Lộc và Tống Viết Phước ra trấn giữ Diên Khánh, thay thế cho các tướng Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Tính và Đặng Trần Thường được gấp rút trở về Gia Định luyện quân để chuẩn bị cho chiến dịch mới.

Năm Mậu Ngọ (1798). Nguyễn Du 33 tuổi. Nguyễn Ánh đang bàn việc mang tin thắng lợi sang báo vua Xiêm (Thái Lan) thì vừa lúc vua Xiêm cử sứ giả sang xin viện binh chống Miến Điện. Nguyên lúc trước ở Băng Cốc vua tôi Nguyễn Ánh lúc sang nương nhờ Thái Lan đã cùng quân tướng Thái Lan đánh lui được quân Miến nên được vua Thái trong thị. Nay trước việc này, Nguyễn Vương sai Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Đình Đắc đem một vạn quân và chiến thuyền sang cứu viện cho Thái Lan. Quân Nguyễn khi đến Côn Lôn vừa lúc nghe tin quân Miến đã lui, nên chỉ một mình Nguyễn Huỳnh Đức mang quốc thư sang Xiêm còn Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Đình Đắc thì mang quân về. Khi về Gia Định lại gặp Nguyễn Văn Nhơn đưa Đặng Đức Siêu là danh sĩ Hàn lâm, kỳ tài của Bồng Sơn Bình Định thường tự ví mình là Quản Trọng Nhạc Nghị, trước làm quan nhà Nguyễn, sau không chịu theo họ Trịnh và nhà Tây Sơn, nay theo thuyền buôn trốn vào dâng sách Bình Tây phương lược. Nguyễn Ánh vui mừng cử làm Trung doanh tham mưu. Nguyễn Vương cử tướng Nguyễn Văn Thụy làm Khâm sai thượng đạo đại tướng quân cùng tiền quân Lưu Phước Tường, tham mưu Nguyễn Hoài Châu, Nguyễn Văn Uẩn, tham quân Lê Văn Xuân làm cánh quân vu hồi đi cắt đường sang Lào. Cánh quân này có nhiệm vụ trên lối đi dụ người Thượng cùng dấy binh hưởng ứng và đến thành Viên Chăn dụ quốc vương Vạn Tượng cùng người dân ở Trấn Ninh, Thanh Nghệ hành binh đi theo. Quân đi đến đâu cũng phao lên rằng quân Nguyễn cùng quân Xiêm và Lào đang hành binh tiến đánh Thuận Hóa và Tây Nghệ An để đánh lạc lướng và ghìm chân lực lượng tinh nhuệ cửa hai nơi này và quân Bắc Hà vào cứu Quy Nhơn. Tướng Nguyễn Văn Thụy là người Diên Phước, Quảng Nam vốn là người mưu trí lại có sẵn thẻ thông hành đi các nước, nguyên là tướng thân tùy hộ giá Nguyễn Vương lúc trước ở Băng Cốc, đã ba lần đi sứ nước Xiêm, hai lần quản lĩnh đạo Thanh Châu, và vừa bảo hộ Nguyễn Văn Nhơn đi sứ Xiêm về, nay được Nguyễn Vương cử làm thống tướng phụ trách cánh quân vu hồi này. Nguyễn Vương lại sai cho hoàng tử thứ hai trọng trách trấn giữ vùng Gia Định và các trọng địa của đất phương Nam, cùng với các tướng là Nguyễn Văn Nhơn làm Chưởng cơ thống lĩnh quân binh kiêm chưởng Bộ Hộ, Nguyễn Tử Châu làm Tham mưu Bồi tán quân vụ. Tại Bình Định, Nguyễn Bảo là con của Nguyễn Nhạc vì căm giận vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản chiếm giữ đất Tây Sơn bèn định bỏ về hàng Nguyễn triều. Vua Cảnh Thịnh biết mưu ấy sai tướng vào bắt Nguyễn Bảo đưa về dìm xuống sông giết đi. Lại có người nói gièm rằng Nguyễn Bảo sở dĩ làm phản là tại quan trấn thủ Lê Trung. Vua Cảnh Thịnh triệu Lê Trung về Phú Xuân sai võ sĩ bắt chém đi. Được ít lâu sau quan Thái phó Nguyễn Văn Huấn cũng bị giết. Từ đó tướng sĩ Tây Sơn nhiều người nản lòng tìm cơ hội bỏ theo về Nguyễn Vương.

Năm Kỷ Mùi (1799). Nguyễn Du 34 tuổi. Nguyễn Vương thấy thế Tây Sơn đã suy yếu; cánh quân vu hồi của tướng Nguyễn Văn Thụy cùng phương lược ngoại giao của binh bộ tham tri Lưu Nhân Tĩnh đã hình thành tình thế mới, bèn quyết định cử đại binh ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Vương tự mình làm tướng, chia binh làm hai đường thủy bộ, giao cho tướng trấn giữ Diên Khánh là Đông cung Cảnh với Tả quân phó tướng Nguyễn Đình Đắc, Hữu quân phó tướng Nguyễn Công Thái chẹn giữ các vùng hiểm yếu Phú Yên, Ninh Thuận,  Bình Thuận để làm thanh thế. Cánh quân tiên phong đường bộ do Nguyễn Văn Thành làm thống tướng, Đặng Trần Thường làm Hiệp tán quân vụ, Trịnh Hoài Đức làm Hộ bộ tham tri, Lưu thủ Vĩnh Trấn Nguyễn Văn Thịnh phụ trách việc vận chuyển lương cho bộ binh. Cánh quân thủy do Nguyễn Vương trực tiếp thống lãnh, Bình Tây tham thặng đại tướng quân Võ Tánh làm hộ giá, tướng Mai Đức Nghị quản lĩnh hơn năm mươi chiến thuyền  hộ vệ đoàn thuyền lương. Năm Kỷ Mùi (1799) đầu mùa hè, Nguyễn Vương hạ lệnh xuất quân. Quân Nguyễn và quân Tây Sơn đối trân ác liệt tại cửa Thị Nại Bình Định cho đến Quảng Ngãi. Bá Đa Lộc ốm chết trong quân ở cửa Thị Nại ngày 9 tháng 10 năm 1799, xác được ướp thuốc đưa về chôn ở gần nhà giảng của Lộc ở Gia Định, xây lăng gọi là lăng Cha Cả. Tướng sĩ Tây Sơn do sự chia rẽ của triều đình Cảnh Thịnh nên một số tướng lĩnh thân tín Nguyễn Nhạc cùng hậu duệ của họ nản lòng bỏ theo về Nguyễn Vương, trong số đó có  đại đô đốc Tây Sơn là Lê Chất, một tướng giỏi đánh trận, người huyện Phù Ly, phủ Bình Định là con rễ của Tư lệ Lê Trung. Lê Chất đưa hơn hai trăm quân bản bộ về hàng được Nguyễn Vương cho làm chức tướng quân dưới quyền Võ Tánh. Nguyên Lê Chất là thuộc tướng Lê Trung được Lê Trung mến tài gả con gái cho. Lê Chất biết tình thế triều Quang Toản sẽ tan vỡ từ bên trong nên nhiều lần khuyên Lê Trung đầu hàng Nguyễn Ánh nhưng Trung còn do dự chưa quyết. Sau sự biến Nguyễn Bảo bị dìm chết, Lê Trung và Nguyễn Văn Huấn bị giết, vua Cảnh Thịnh lùng bắt Chất rất gấp, Chất giả dạng trốn được. Lê Chất được Tổng quản Tây Sơn là Lê Văn Thanh tiếc tài giữ lại làm thân tín trong doanh. Lê Chất gặp thời cơ đã sang hàng Võ Tánh. Tướng trấn thủ Quy Nhơn là Lê Văn Ứng thấy quân Nam thế lớn sợ lương thực không đủ dùng nên lệnh cho Tổng quản Nguyễn Văn Thanh, Binh bộ Thượng thư Nguyễn Thái Phác cùng Thiếu úy Nguyễn Tiến Thúy giữ thành còn mình thì mang quân ra thành về ấp Tây Sơn thu chở quân lương. Lê Chất biết rõ tình hình báo cho Võ Tánh lập tức giao tinh binh cho Nguyễn Đức Xuyên và Lê Chất chia làm hai cánh đánh tiêu diệt lớn và cướp binh lương. Lê Văn Ứng thua to, chạy thoát được vào thành, xua quân ra ngoài dàn trận chống cự. Nguyễn Văn Thành Và Võ Tánh đem đại binh vây chặt. Tổng quản Lê Văn Thanh thế cùng phải đóng cửa thành tử thủ để chờ viện binh. Quang Toản nghe tin thua trận liền sai ngay hai đại tướng Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng mang binh thuyền tới cứu viện. Quân do thám báo về Nguyễn Vương lập tức dẫn đại quân chia ba đường do Lê Văn Duyệt, Tống Viết Phước, Đông cung Cảnh với hai phó tướng là Nguyễn Đình Đắc, Nguyễn Công Thái cùng tiến đánh quân cứu viện; Võ Duy Nghi quản binh thuyền năm doanh án ngữ cửa biển Kim Bồng. Nguyễn Vương tự mình chỉ huy đại quân tiến gấp đến Tân Quan. Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng vào Quảng Ngãi nghe tin quân Nam đã chiếm Tân Quan bèn bỏ thuyền lên bộ, quân đông tới vài vạn, tiến nhanh như gió cuốn đất. Quân Quang Diệu và Nguyễn Ánh giáp chiến, trong khi Võ Văn Dũng ngầm chia binh theo đường tắt thẳng đến Bến Đá định tập kích Tân Quan đang đêm vượt suối nhỏ bị chạm trán cánh quân mạnh của Tống Viết Phước bị thua to phải lùi về Quảng Ngãi. Nguyễn Vương lập tức sai đem quân thua của Võ Văn Dũng đi diễu quanh thành Bình Định để làm quân Bắc khiếp sợ, lại lệnh cho Võ Tánh gấp rút công đồn và cho người vào thành dụ hàng. Tổng quản Lê Văn Thanh, Binh bộ Thượng thư Nguyễn Đại Phác, Thiếu úy Trương Tiến Thúy thấy thế không thể chống nổi, phải dâng thành xin hàng. Nguyễn Vương sai Lại bộ Tham tri Phạm Đăng Hưng cùng Lại bộ  Trần Văn Trạc đến thành Quy Nhơn chiêu dụ và tiếp nhận sự đầu hàng. Phạm Đăng Hưng nguyên là người làng Tân Hòa, Gia Định, là môn sinh của Lại bộ Nguyễn Bảo Trì, thông minh, hiếu học , thạo việc nước , binh thư lịch pháp tinh thông, thường được dự bàn mưu lược trong quân. Phạm Đăng Hưng sau này có con gái là bà Từ Dụ hoàng thái hậu, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức. Tướng Nguyễn Văn Thành chỉ huy quân tiên phong và hữu quân kịch chiến năm ngày ở Bến Đá với quân của tướng Tây Sơn Nguyễn Quang Diệu không phân thắng bại. Quang Diệu thấy Võ Văn Dũng thua trận nên không dám ham đánh mà thu binh rút lui. Nguyễn Vương chiếm thành Quy Nhơn. Nguyễn Vương thu quân về Nam, chọn cử đại tướng quân kiêu dũng thiện chiến Võ Tánh vừa là con rể Nguyễn Vương thống tướng trấn thủ  Bình Định,  Ngô Tòng Chu làm hiệp trấn, Hình bộ Nguyễn Hoài Quýnh làm Bồi tán Quân vụ, Vệ úy Nguyễn Văn Thịnh làm Lưu thủ, Cai cơ Nguyễn Văn Tường làm Cai bạ. Phụng nghị Tá làm Ký lục giúp Võ Tánh ở dinh Trấn thủ. Ba đồn quân ngự lâm Tả Trung Tiền đặt dưới quyền của ba tướng Phan Tiến Huỳnh, Đoàn Văn Cát, Lê Chất, cùng với Nguyễn Văn Tồn chỉ huy lính Xiêm đóng tại các vị trí hiểm yếu che chắn vòng ngoài và tạo thế liên hoàn phòng thủ thành Bình Định. Nguyễn Vương cũng chọn cử tướng Nguyễn Văn Trương đóng giữ cửa Thi Nại. Tướng Nguyễn Văn Tính lưu thủ Diên Khánh, Đặng Trần Thường làm Hiệp trấn, Phạm Tiến Tuấn lưu thủ Phú Yên, Lưu Tiến Hòa lưu thủ Bình Khang, Võ Văn Lân lưu thủ Bình Thuận. Ra lệnh lập sổ dân binh, khen thưởng huân công, bổ dụng con cháu những người trung nghĩa, xét trả lại ruộng đất bị quan quân Tây Sơn chiếm đoạt. Quy Nhơn trước  thuộc trấn Quảng Nam vốn là đất khởi nghiệp của nhà Tây Sơn, sản vật dồi dào, sức binh hùng mạnh mà Trung ương Hoàng Đế Tây Sơn Nguyễn Nhạc và Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ tranh chấp để giành lấy sự chính danh ngôi vua, đã dẫn đến hiềm khích bất hòa và chia rẽ sâu sắc, dẫn đến suy yếu. Sau hai mươi sáu năm khởi nghiệp nay thành Quy Nhơn bị rơi vào tay quân Nam Triều, Nguyễn Vương cho đổi tên thành Bình Định. Vua Quang Toản nghe tin báo quân Nam đã rút về Nam, chỉ để lại quân tướng giữ thành bèn thương nghị với Trần Văn Kỷ.  Quy Nhơn là đất hưng vượng triều ta mà không giữ được thì làm sao giữ được Phú Xuân và cửa Hàn? Trần Văn Kỷ người Thuận Hóa, vốn có văn học, là bậc danh sĩ ở Nam Hà. Sách Hoàng Lê Nhất thống chí viết: “Năm Đinh Dậu (1777) niên hiệu Cảnh Hưng, Kỷ thi ở trấn (Phú Xuân) đậu giải nguyên. Năm Mậu Tuất (1778), Kỷ tới kinh (Thăng Long) thi Hội. Sĩ phu ở Bắc Hà, Kỷ có giao thiệp quen biết ít nhiều. Năm Bính Ngọ (1786), Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) đánh lấy thành Phú Xuân, sai người tìm Kỷ hỏi việc Nam, Bắc. Kỷ đối đáp rất nhanh và rất hợp ý, nên Bắc Bình Vương rất trọng, cho ở vào chỗ “màn trướng”, việc gì cũng bàn với Kỷ, lúc nào cũng gần bên Kỷ, không mấy khi xa rời”. Năm 1786, khi  Nguyễn Huệ xuất quân ra Thăng Long lần thứ nhất để diệt Trịnh, phò Lê; gặp khi vua Lê Hiển Tông mất (ngày 10 tháng 8), Trần Văn Kỷ cùng Nguyễn Hữu Chỉnh đã thay mặt Nguyễn Huệ mặc áo trắng đi theo hầu đám tang vua đến nơi an táng ở Bàn Thạch (Thanh Hóa). Năm 1787, nội bộ Tây Sơn lâm vào tình trạng chia rẽ sâu sắc. Trần Văn Kỷ đã đứng ra lo dàn xếp giữa hai anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ bằng cách lấy Bản Tân làm ranh giới. Từ Quảng Ngãi trở vào Nam do Nguyễn Nhạc làm chủ, từ Thăng Diện ra Bắc thuộc về Nguyễn Huệ, nhờ mưu kế này đã chấm dứt cuộc hỗn chiến đẫm máu kéo dài suốt từ tháng 1 đến  tháng 5 năm 1787 giữa hai thủ lĩnh Tây Sơn làm thiệt hại chừng một nửa trong số 6 vạn quân của Nguyễn Huệ điều vào Quy Nhơn. Theo sách Tây Sơn thủy mạt khảo của Đào Nguyên Phổ (1861-1908) đã xác nhận điều này “nhờ mưu kế của Trần Văn Kỷ, là người hạnh thần của Nguyễn Huệ bày ra”. Do thành quả trên, ông được phong tước Kỷ Thiện hầu, giữ chức Trung thư Phụng chính, có nhiệm vụ tham mưu, nắm toàn bộ trung thư cơ mật, thảo sắc phong, chiếu lệnh, vị đại thần bên cạnh vua Quang Toản. Chính vì vậy Quang Toản  đã đích thân dẫn đại quân vào Trà Khúc để đôn đốc các tướng tiến đánh. Trần Nhật Kết nói: Nay là cuối thu, hướng gió không thuận, nên chuẩn bị kỹ quân lương mọi mặt, đầu xuân hãy ra quân. Mặt khác cũng phải đề phòng kinh thành Phú Xuân bị đột kích từ hướng tây và hướng biển. Quang Toản nghe lời, sau khi hội tướng xong bèn để Nguyễn Quang Diệu, Võ Văn Dũng  trấn thủ Quảng Nam và Quảng Ngãi, Nguyễn Văn Giáp trấn thủ Trà Khúc, còn vua thì đem quân về Phú Xuân.

Năm Canh Thân (1800). Nguyễn Du 35 tuổi. Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng về triều kiến vua Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản ở Phú Xuân. Vua Quang Toản phủ dụ rằng: Các khanh là trụ cột của triều đình, nên đồng tâm gắng sức để trừ họa ngoài, không nên nghi ngờ nhau.  Hai tướng khóc mà tạ ơn. Diệu nói: Bọn thần đi chuyến nay nếu không thu phục được Quy Nhơn thề không đem binh trở về. Không ngờ, đây chính là chuyến xuất quân định mệnh, bước ngoặt của cục diện quân sự thay đổi dẫn đến sụp đổ nhà Tây Sơn. Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng vốn là hai chiến tướng trụ cột lừng danh của nhà Tây Sơn, hai  ông cùng với Ngô Văn Sở và Bùi Thị Xuân được người đương thời gọi là Tây Sơn tứ kiệt. Ngô Văn Sở lúc ấy đã chết. Bùi Thị Xuân thì sau này là nữ tướng lẫm liệt bậc nhất của triều Cảnh Thịnh đương đầu với thế quân áp đảo của Nguyễn Vương khi Nguyễn Quang Diệu và Võ Văn Dũng bị hãm trận ở nơi xa. Nguyên là Võ Văn Dũng sau trận thua nặng nề ở Bến Đá khi ông định tập kích Tân Quan, kỹ luật của quân Tây Sơn rất nghiêm minh, Quang Toản nối chí Nguyễn Huệ nhưng đã quen phong thái chỉ huy của cha, trị quân và khiển tướng rất nghiêm. Mọi sơ suất trong hành binh, đánh trận và thưởng phạt đều xử trọng tội theo quân pháp. Võ Văn Dũng dễ bị tội chết  nhưng nhờ có Quang Diệu che giấu nên Võ Văn Dũng cảm nghĩa ấy mà kết sinh tử với Trần Quang Diệu và cố kết với nhau rất tương đắc. Trần Văn Kỷ, Trần Nhật Kết và Hồ Công Diệu trong Cơ Mật Viện ‘ban tham mưu’ của vua Cảnh Thịnh ở Phú Xuân vốn ghét Nguyễn Quang Diệu oai quyền lấn chủ, tướng ở ngoài thường tự chuyên, hành binh tiến lui và mưu lược đánh trận coi thường mưu kế của tham mưu ở xa. Nay nhân việc binh thua mất đất căn bản Quy Nhơn của Quang Diệu nên đã gửi mật chiếu lệnh cho Dũng thay Diệu nắm trọng binh. Dũng vì mang ơn Diệu nên đưa tờ chiếu ấy cho Diệu xem. Hai người kéo binh về đóng trại ở nam Sông Hương đòi trị tội tên giặc ở bên cạnh vua. Trần Văn Kỷ đổ lỗi cho Hồ Công Diệu và Trần Nhật Kết. Kết bỏ trốn. Quang Toản sai bắt Hồ Công Diệu nộp cho Nguyễn Quang Diệu, bấy giờ Trần Quang Dũng và Võ Văn Dũng mới chịu vào triều kiến và xuất quân đánh Quy Nhơn  Tháng Chạp năm 1800, Trần Quang Diệu sai đắp lũy dài vây đánh thành Quy Nhơn rất gấp, trong khi Võ Văn Dũng thì đem hai tàu lớn và hơn trăm chiến thuyền bố phòng bị nghiêm ngặt cửa biển Thị Nại, xây đồn và đặt súng đại bác ở hai bên cửa biến phòng thủy quân của nhà Nguyễn đánh ra. Tin báo về Gia Định, các tướng đều thấy quân Võ Tánh thế cô, xin xuất binh cứu viện gấp. Nguyễn Vương nói: “Lương thảo trong thành Bình Định đủ ăn một năm. Nay gió mùa đông bắc đang mạnh, chưa tiện đưa thủy quân ra”. Nói rồi cho người ruổi ngựa mang thư khuyến khích Võ Tánh đốc thúc tướng sĩ liều chết cầm cự, một mặt hội tướng bàn việc tiến quân. Nguyễn Vương điều Đông cung Cảnh về giữ thành Gia Định, lấy Nguyễn Văn Nhơn quyền lãnh Tả quân phó tướng coi sóc mọi việc cùng Đông cung và lo chi viện lương thảo, cử Hình bộ Thượng thư Nguyễn Tử Châu làm hiệp tán cơ vụ. Tấn phong Nguyễn Văn Thụy làm làm Khâm sai thượng đạo Bình Tây đại tướng quân, dẫn một cánh quân  ‘thám báo tinh nhuệ’ đi mua chuộc lòng dân, tổ chức dân binh, hội binh cùng vua Vạn Tượng loan truyền việc đánh Nghệ An và tây Phú Xuyên để kiềm chế viện binh Phú Xuân và Bắc Hà kéo vào tiếp ứng Quy Nhơn. Kế đến là tung thám báo và những người có quan hệ nhiều với triều Lê, tướng trụ cột Tây Sơn để  thăm dò nội tình, gây chia rẽ, lũng đoạn triều chính ngay trong lòng nội bộ Tây Sơn. Đội quân này xuất phát ngay. Tháng ba năm ấy, Nguyễn Vương lệnh cho Nguyễn Đức Xuyên đưa đội tượng binh và đại quân đường bộ lên đường còn tự mình thì dẫn đoàn chiến thuyền tiến phát tiếp sau. Nguyễn Đức Xuyên ra đến Diên Khánh thì Trần Quang Diệu đã lập 90 đồn binh hùng hậu liên hoàn để phòng giữ. Nguyễn Đức Xuyên xin lệnh Nguyễn Vương về phối hợp tiến công. Các tướng bàn định là nên bỏ Bình Định để tấn công Phú Xuân. Đặng Trần Thường cho rằng không nên vì quân Nam triều thuận gió ập đến, thủy quân Tây Sơn đang hùng hậu và cố thủ ở cửa Thị Nại, nếu thuyền quân Nam tiến ra Phú Xuân thì thủy quân Tây Sơn sẽ thuận gió đuổi theo, hai mặt trước sau giáp công thì quân Nam sẽ rất nguy hiểm. Nên đánh tan thủy binh mới đánh Phú Xuân được. Nguyễn Vương khen phải nên cho chiến thuyền tạm cập bến Cù Mông là nơi luồng lạch không thuận lợi bằng cửa Thị Nại vì Tây Sơn đã chiếm trước và phòng ngự chắc chắn rồi. Quân sư Đặng Đức Siêu dâng kế là quân Nam nếu bỏ tàu thuyền lên bộ thì thuyền neo lại ngoài khơi rất dễ bị Tây Sơn đánh đoạt, trong khi quân Nam sở trường thủy chiến hơn đánh bộ, sao bằng nhân trời gió nồm lớn gió thuận thế hãy dùng kế hỏa công lấy thuyền cá của dân chở thuốc dẫn nổ và đồ gây cháy đi đầu bí mật xáp trận phá sạch thủy quân của địch thì sẽ có lợi lớn. Sự cần thiết là quân bộ phải tấn công nhiều hướng để thu hút địch và phân tán sự chú ý. Nguyễn Vương theo kế này. Tướng tiền quân Nguyễn Văn Thành kiêu dũng, thiện chiến được giao thống binh tất cả các đạo quân bộ để giao chiến gìm chân tướng giỏi Nguyễn Quang Diệu. Tướng Võ Duy Nghi và Lê Văn Duyệt  cùng đại đội quân thủy tổ chức tập kích Võ Văn Dũng ở Thị Nại. Quân hai bên giao chiến rất ác liệt. Lúc bấy giờ quân bộ của Nguyễn Văn Thành và Võ Tánh với quân thủy của Nguyễn Vương chưa thông được với nhau. Các tướng thống binh của hai bên đều là tướng tài, chiến sự rất ác liệt giằng co không phân thắng bại.

Năm Tân Dậu (1801). Nguyễn Du 36 tuổi. Chúa Nguyễn cùng cánh quân thủy của Lê Văn Duyệt và các tướng là Nguyễn Văn Trương, Tống Phước Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại. Tướng Võ Di Nguy bị trúng đạn chết lúc lâm trận, Lê Văn Duyệt trong mưa đạn liều chết hãm trận, càng gắng sức đánh, đốt phá gần hết binh thuyền Tây Sơn. Trận Thị Nại được khen là “võ công đệ nhất” của Nhà Nguyễn, và là “võ công lớn nhất” của Lê Văn Duyệt. Thủy quân Tây Sơn của danh tướng Võ Văn Dũng bị quân Nguyễn Ánh đánh bại, tàu lớn và chiến thuyền đều bị thiêu rụi. Võ Văn Dũng lên bộ, hợp quân với Trần Quang Diệu tiếp tục vây Quy Nhơn. Quân đôi bên đánh nhau rất quyết liệt thì vừa có tin Gia Định báo ra là Đông cung Cảnh bị bệnh đậu mùa đã mất. Nguyễn Vương đau đớn sai Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Tử Châu thay thế giữ công việc trấn thủ Gia Định và lo liệu việc tang. Tháng sau hoàng tử thứ hai tên là Hi cũng mất ở Diên Khánh, đem về táng ở Gia Định. Nguyễn Ánh sai tướng chỉ huy đạo Trung doanh là Nguyễn Văn Trương tấn công Quảng Ngãi và Quảng Nam. Đô đốc Tây Sơn tên là Tuấn phải bỏ chạy. Đại đô đốc Tây Sơn là Nguyễn Văn Xuân và Thiếu úy Văn Tiến Thể liều chết cố thủ. Trương cho quân vòng ra phía sau đánh úp, quân Tây Sơn buộc phải tháo chạy. Nguyễn Vương sai Tống Viết Phước và Phạm Văn Nhơn đem binh thuyền tiến gấp ra cửa biển Đà Nẵng phối hợp tác chiến. Đại đô đốc Nguyễn Văn Toản quê huyện Bình Sơn Quảng Ngãi đang quản sáu đạo quân Quảng Ngãi vây Quy Nhơn đã lén theo hàng Nguyễn Ánh và được Nguyễn Vương cho giữ chức Lưu thủ Quảng Ngãi. Vua Cảnh Thịnh được tin chiến sự cấp báo bèn triệu Trần Văn Kỷ vào định kế ngăn chặn quân Nam đánh ra Bắc. Trần Văn Kỷ tâu: Lực lượng tinh nhuệ quân Tây Sơn nay đang vướng bận vây thành Quy Nhơn và bị cắt đường về không thể ứng cứu, trong khi Nghệ An bị người Vạn Tượng, Trấn Ninh kéo xuống quấy nhiễu. Quân lực ở Quảng Bình và Quảng Trị chỉ đủ trấn giữ địa phương, nên Phú Xuân không còn quân dự bị để ngăn quân Nam tiến ra. Vua cần mời gấp La Sơn Phu Tử về vấn kế. Gặp vua,  La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nói ngay: “Song Ngư thủy thiển. Nguyễn thị hoàn lương” (Song Ngư nước cạn. Họ Nguyễn về làng). “Xin bệ hạ gấp dời đô về Nghệ An, ngõ hầu còn kịp” vua Cảnh Thịnh sợ rối loạn lòng quân dân nên do dự chưa quyết. Trần Văn Kỷ hiến kế cho vua là cử Phò mã Nguyễn Văn Trị đóng đồn trọng binh ở cửa Thuận An, đắp lũy đóng cọc rào để chặn thủy quân Nguyễn Vương, lại lệnh cho Đại đô đốc Nguyễn Văn Xuân và Thiếu úy Văn Tiến Thể thu thập quân mã tiến đánh Nguyễn Văn Trương để khôi phục lại Quảng Nam làm thanh viện cho quân Tây Sơn đang vây thành Quy Nhơn. Xuân  và Thể nghe lệnh đã thu thập binh mã, trước dụ hàng và sau tiến đánh quân Nam của Nguyễn Văn Trương nhưng bị thua nên buộc phải cố thủ. Tháng 4 âm lịch năm 1801, nhận thấy quân tinh nhuệ của Tây Sơn đều ở cả Quy Nhơn mà lực lượng ở Phú Xuân (Huế) thì rất yếu ớt, Nguyễn Ánh đốc suất toàn bộ thuỷ quân và trên 1.000 chiến thuyền, thuận theo gió nam vượt biển ra phía bắc, đánh thẳng vào cửa Thuận An. Quân Tây Sơn địch không nổi và tan vỡ. Cảnh Thịnh dốc hết tướng sĩ, tự mình cầm quân tới đánh nhau với quân Nguyễn. Gần trưa, quân Tây Sơn đại bại, vỡ chạy tan tác. Quân chúa Nguyễn chiếm lại đô thành, tướng Lê Văn Duyệt bắt sống Phò mã Nguyễn Văn Trị và Đô đốc Phan Văn Sách. Ngày 3 tháng 5 (tức ngày 15 tháng 6 năm 1801),  Nguyễn Vương tiến vào nội thành Phú Xuân sau khi đánh tan đội thủy quân của nhà Tây Sơn, khiến vua Cảnh Thịnh phải tháo chạy ra Bắc. Một số quan tướng triều Cảnh Thịnh ra hàng, có người được dùng có người bị giết. Vua Gia Long nói: “Bọn khanh trình bày, cố nhiên là có ý phòng ngừa từ trước. Nhưng từ khi ta lấy lại Phú Xuân, bọn tướng giặc đầu hàng có, bắt được cũng có, ta đã tùy nghi xếp đặt, quân của chúng cho xen lẫn với quân ta, dưới quyền quan ta cai quản. Bọn chúng bất quá cai quản năm ba tên thuộc binh mà lệ theo súy phủ, phỏng có mang lòng phản trắc cũng không thi hành vào đâu. Bọn khanh ở quân thứ xa, chưa rõ sự cơ, nên đặc dụ cho biết”. Nguyễn Vương vừa chiếm Phú Xuân đã lập tức sai Tiết chế Lê Văn Duyệt (có Lê Chất đi theo) đem quân bộ và Tống Viết Phước đem quân thủy, bất kể ngày đêm gấp đường vào cứu Bình Định. Lê Văn Duyệt dọc đường đánh thắng nhiều trận nhưng rốt cuộc không kịp cứu Quận Công Võ Tánh và Lễ Bộ Ngô Tùng Châu. Hai ông vì lương hết, nên đều đã tuẫn tiết vào cuối tháng 5 âm lịch năm 1801. Chúa Nguyễn xét công phong Lê Văn Duyệt làm “Thần sách quân Chưởng tả dinh Đô thống chế Quận Công”, phong cho Lê Chất làm tướng dưới quyền, để cùng mang quân đi thu phục các nơi. Nguyễn Quang Toản sau khi thua trận, chạy ra Nghệ An ở lại vài ngày, rồi vội ra Thăng Long hội họp tướng sĩ, lo việc chống giữ. Tháng 8 năm đó, vua Quang Toản ở Thăng Long đổi niên hiệu Cảnh Thịnh làm năm đầu niên hiệu Bảo Hưng. Tháng 11, vua đem quân và voi của 6 trấn Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc, Thanh Hoa, Nghệ An vào đánh, nhưng bị quân nhà Nguyễn đánh thua, lại phải rút về.

Năm Nhâm Tuất (1802). Nguyễn Du 37 tuổi. Mùa xuân năm 1802, quân nhà Nguyễn qua sông Gianh tiến đánh, hạ được đồn Tâm Hiệu thuộc châu Bố Chính. Quân Tây Sơn tan vỡ, chạy về doanh Hà Trung trong hạt Kỳ Anh. Tháng 5 năm này, Nguyễn Ánh hạ chiếu đổi niên hiệu làm năm đầu niên hiệu Gia Long. Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng sau khi hạ được thành Quy Nhơn liền đem quân về đánh Phú Xuân. Khi Diệu đem quân ra khỏi địa giới Quy Nhơn thì bị tướng của nhà Nguyễn là Đắc Lộc hầu chặn lại. Quân của Trần Quang Diệu đánh phá nửa ngày nhưng không thể hạ được với vô số người chết và bị thương. Diệu đành đem quân theo đường núi vào Ai Lao, định ra Nghệ An. Được tin, Nguyễn Ánh lập tức cắt đặt các tướng, thống lĩnh các đạo quân thuỷ bộ, hẹn ngày kéo ra Bắc. Ngày 28 tháng 5, thuỷ quân của nhà Nguyễn tới cửa biển Đan Nhai thuộc Nghệ An, tiến đánh và phá được đồn Quần Mộc. Quân bộ cũng tiến đến phía nam sông Thanh Long rồi vượt sang bờ phía Bắc. Hai mặt thuỷ bộ đều tiến công, quân Tây Sơn bỏ chạy tán loạn. Quân nhà Nguyễn bèn xông lên cướp kho thóc Kỳ Lân. Trấn thủ của nhà Tây Sơn là Nguyễn Văn Thận cùng với hiệp trấn Nguyễn Triêm, thống lĩnh Nguyễn Văn Đại, thiếu uý Đặng Văn Đằng bỏ thành chạy ra miền Bắc. Đến đồn Tiên Lý, Nguyễn Triêm tự thắt cổ; còn Nguyễn Văn Thận chạy ra trấn Thanh Hoa. Quân nhà Nguyễn lấy được thành Nghệ An. Trần Quang Diệu ở Quỳ Hợp xuống đến địa phận Hương Sơn thì nghe tin Nghệ An đã thất thủ, bèn đến Thanh Chương, qua sông Thanh Long,  rồi chạy ra trấn Thanh Hoa. Tướng sĩ đi theo Diệu dần dần tản mát mỗi người một nơi. Quân nhà Nguyễn đuổi kịp, bắt sống được Diệu. Tháng 6, quân nhà Nguyễn tiến đánh thành Thanh Hoa. Em vua Quang Toản là đốc trấn Nguyễn Quang Bàn cùng Nguyễn Văn Thận, Đặng Văn Đằng đều đầu hàng. Ngày 18, Nguyễn Ánh tiến ra Thăng Long, quân Tây Sơn hoàn toàn tan vỡ. Nguyễn Quang Toản bỏ thành cùng với em là Nguyễn Quang Thùy và đô đốc Tú qua sông Nhĩ Hà chạy về hướng bắc. Sau đó, Quang Thùy và vợ chồng Tú đều tự thắt cổ. Còn vua cùng các bề tôi đều bị thổ hào Kinh Bắc bắt được đóng cũi giao nộp cho Nguyễn Ánh. Quan lại của nhà Tây Sơn ở các trấn hoặc trốn, hoặc hàng, không ai dám chống lại. Vua Gia Long vài tháng sau về lại Phú Xuân, sửa lễ cáo miếu dâng tù, đem Nguyễn Quang Toản ra dùng cực hình giết chết, rồi bố cáo cho khắp cả nước đều biết. Quang Toản cùng những người con khác của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ đều bị Gia Long sai dùng cực hình 5 voi xé xác. Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc cũng bị trả thù rất dã man: Mồ mả bị khai quật, hài cốt bị giã nát vứt đi; đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và mộc chủ của vợ chồng Nguyễn Huệ đều bị giam ở nhà Đồ Ngoại, sau lại đưa vào cấm cố vĩnh viễn trong ngục thất (Nơi ấy, nay thuộc địa điểm Trường Đại học Nông Lâm Huế). Quang Toản khi bị hành hình, mới 19 tuổi. Triều đại Tây Sơn chấm dứt.

NGUYỄN DU THƠ HÁN NÔM 1790-1802

Nguyễn Du thơ Hán Nôm 1790-1802 là chuyên khảo nhằm sưu tầm đúc kết chỉnh lý thơ (xem ti

Số lần xem trang : 19889
Nhập ngày : 02-11-2019
Điều chỉnh lần cuối : 02-11-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  Ở hai đầu nỗi nhớ(13-08-2009)

  Tập hợp các bài báo hay về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật(27-07-2009)

  Đến Thái Sơn(26-07-2009)

  Bao giờ cho đến tháng Ba(07-07-2009)

  Bố cũng là người thầy dạy chúng tôi về cách sống(25-06-2009)

  Nước mắt chảy vào trong(06-06-2009)

  Một chiều ngược gió(20-05-2009)

  Triết học và Lịch sử (Hồ Ngọc Đại)(13-05-2009)

  Ngày của Mẹ(13-05-2009)

  Những bài thơ hay về mẹ(13-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007