Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 782
Toàn hệ thống 1338
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

CNM365. Chào ngày mới 6 tháng 11.  Ngày 6 tháng 11 năm 1860, Abraham Lincoln “Người giải phóng vĩ đại trở thành ứng cử viên đầu tiên của Đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Ông làTổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865. Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước. Ngày 6 tháng 11 năm 1962 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 1761 chỉ trích chính sách kỳ thị chủng tộc Apartheid của Nam Phi và kêu gọi toàn bộ các thành viên Liên Hiệp Quốc ngưng các quan hệ quân sự và kinh tế với quốc gia này.  Ngày 6 tháng 11 năm 1963, Chiến tranh Việt Nam: tướng chỉ huy đảo chính Dương Văn Minh lên nắm quyền lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa sau vụ đảo chính ngày 1 tháng 11 và hành quyết Ngô Đình Diệm; Bài viết chọn lọc: Những trang đời lắng đọngNguyễn Du cuộc đời và thời thế; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-6-thang-11/; xem thêm: Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán; Nếp nhà và nét đẹp văn hóa; Trung Mỹ ‘tái cân bằng‘ vành đai và con đường; Chùa Một Cột ngàn năm văn hiến; Nguyễn Du đi săn ở núi Hồng; Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, NguyễnMinh Không huyền thoại Bái Đính;

 

 

NGUYỄN DU CUỘC ĐỜI VÀ THỜI THẾ
Hoàng Kim

Linh Nhạc Phật Ý thiền sư tại Tổ Đình ngôi chùa cổ ở Thủ Đức, người đã cứu thoát Nguyễn Vương trong giấc mơ lạ
“Nguyễn Du nửa đêm đọc lại” đã khuyên tôi lập niên biểu “Nguyễn Du cuộc đời và thời thế”. Mục đích nhằm lần tìm dấu vết hàng năm của Nguyễn Du nhằm tìm ra sự thật và huyền thoại, thấu hiểu ẩn ngữ “300 năm nữa chốc mòng biết ai thiên ha khóc cùng Tố Như”, tìm được lời giải mã đúng cho bài thơ “Vịnh Thúy Kiều”  của Nguyễn Công Trứ: “Từ Mã Giám Sinh cho tới chàng Từ Hải. Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu. Bây giời Kiều còn hiếu vào đâu. Mà bướm chán ong chường cho đến thế. Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa. Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm. Bán mình trong bấy nhiêu năm. Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai”.

Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766 (nhằm ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu) tại phường Bích Câu, ở Thăng Long (Hà Nội), mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 (ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn). Nguyễn Du cuộc đời và thời thế tìm hiểu sự thật lịch sử bình sinh và hành trạng Nguyễn Du lần lượt theo từng năm, những sự kiện chính tại đàng Trong đàng Ngoài, các nước liên quan và của gia tộc Nguyễn Du, nhằm bổ sung thông tin về lịch sử, văn hóa, con người cho bối cảnh hình thành kiệt tác Truyện Kiều.

Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, minh sư hiền tài lỗi lạc, vượt lên vinh nhục bản thân giữa thời nhiễu loạn, vàng lầm trong cát để trao ngọc cho đời. “Nguyễn Du là người rất mực nhân đạo trong một thời đại ít nhân đạo” (Joocjo Budaren nhà văn Pháp). Ông chí thiện, nhân đạo, minh triết, mẫu hình con người văn hóa tương lai. Kiều Nguyễn Du là bài học tâm tình hồn Việt. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thấm sâu vào hồn Việt và lan tỏa khắp thế giới.

Nguyễn Du 252 năm nhìn lại (1766-2018) là tư liệu mới, có tham khảo thông tin từ Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia ‘Kỷ niệm 250 năm năm sinh Đại thị hào dân tộc Nguyễn Du” vào ngày 23 tháng 12 năm 2015 tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Tập kỷ yếu của Hội thảo này gồm 79 bài, trong sách 1013 trang (có 997 trang tác giả). Các thông tin này tuyển chọn từ gần 100 tham luận từ các nơi gửi về, xa nhất từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan, gần hơn là của các tác giả trong nước. Ban biên tập đọc duyệt là những nhà nghiên cứu có uy tín, nhiều vị là những chuyên gia về Nguyễn Du và Truyện Kiều. PGS.TS Đoàn Lê Giang và GS.TS Huỳnh Như Phương được phân công cân nhắc tuyển chọn và đọc duyệt lần cuối. Tài liệu kỷ yếu đã đúc kết nhiều thông tin quý giúp nhận diện được tổng quan lịch sử, hiện trạng, các định hướng chính trong nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều của hội nhập toàn cầu. Chùm bài viết “Nguyễn Du 250 năm nhìn lại” không thuộc tham luận hội thảo. Tôi là nhà khoa học xanh, người thầy chiến sĩ, dạy học nghề nông. Tôi không chuyên về ngôn ngữ và văn chương, nhưng yêu thích Nguyễn Du và Truyện Kiều, nên mong góp một góc nhìn theo phương pháp tiếp cận liên ngành:  nghiên cứu con người, bối cảnh lịch sử, văn hóa.

Tóm tắt Tổng luận Nguyễn Du và Truyện Kiều được nêu dưới đây trước khi vào chi tiết.

  1. Nguyễn Du không chỉ là nhà thơ lớn, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là danh sĩ tinh hoa, bậc anh hùng hào kiệt minh sư hiền tài lỗi lạc. Nguyễn Du rất mực nhân đạo và minh triết, ông nổi bật hơn tất cả những chính khách và danh nhân cùng thời.
  2. Nguyễn Du quê hương và dòng họ cho thấy gia tộc họ Nguyễn Tiên Điền là dòng họ lớn đại quý tộc có thế lực mạnh “Triều đình riêng một góc trời/ Gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, đến mức nhà Lê, họ Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn Gia Miêu đều tìm mọi cách liên kết, lôi kéo, mua chuộc, khống chế hoặc ra tay tàn độc để trấn phản.
  3. Nguyễn Du cuộc đời và thời thế là bức tranh bi tráng của một bậc anh hùng hào kiệt nhân hậu, trọng nghĩa và tận lực vì lý tưởng. Nguyễn Du đã phải gánh chịu quá nhiều chuyện thương tâm và khổ đau cùng cực cho chính ông và gia đình ông bởi biến thiên của thời vận”Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao“. Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780) mẹ mất sớm, ông có thiên tư thông tuệ, văn võ song toàn, văn tài nổi danh tam trường, võ quan giữ tước vị cao nơi trọng yếu; người thân gia đình ông giữ địa vị cao nhất trong triều Lê Trịnh và có nhiều người thân tín quản lý phần lớn những nơi trọng địa của Bắc Hà. Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781-1796) là giai đoạn đất nước nhiễu loạn Lê bại Trịnh vong, nội chiến, tranh đoạt và ngoại xâm. Nguyễn Du và gia đình ông đã chịu nhiều tổn thất nhưng ông kiên gan bền chí, tận tụy hết lòng vì nhà Lê “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn. Để lời thệ hải minh sơn. Làm con trước phải đền ơn sinh thành“. Nguyễn Du hai mươi ba năm cuối đời (1797- 1820) ra làm quan triều Nguyễn giữ các chức vụ từ tri huyên, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đến hữu tham tri bộ lễ. Ông là nhà quản lý giỏi yêu nước thương dân, Nguyễn Du để lại kiệt tác Truyện Kiều là di sản muôn đời, kiệt tác thơ chữ Hán có Bắc hành tạp lục 132 bài, Nam trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài, là phần sâu kín trong tâm trạng Nguyễn Du, tỏa sáng tầm vóc và bản lĩnh của một anh hùng quốc sĩ tinh hoa, chạm thấu những vấn đề sâu sắc nhất của tình yêu thương con người và nhân loại. Đặc biệt “Bắc Hành tạp lục” là kiệt tác sử thi và tuyên ngôn ngoại giao nhân nghĩa  làm rạng danh nước Việt.
  4. Minh triết ứng xử của Nguyễn Du là bậc hiền tài trước ngã ba đường đời là phải chí thiện và thuận theo tự nhiên “Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi” Nguyễn Du ký thác tâm sự vào Truyện Kiều là ẩn ngữ ước vọng đời người, tâm tình và tình yêu cuộc sống “Thiện căn cốt ở lòng ta, Chữ tâm kia mới thành ba chữ tài” .
  5. Truyện Kiều kế thừa và phát triển tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Truyện Kiều có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn nguyên tác, trở thành hồn Việt, và là tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam được dịch ra hơn 20 thứ tiếng. Hồng Lâu Mộng cũng là kiệt tác chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng khác chiều kích văn hóa giáo dục và giá trị tác phẩm.
  6. Nhân cách, tâm thế của con người Nguyễn Du đặt trong mối tương quan với Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh của thời đại Hậu Lê Trịnh – nhà Tây Sơn – đầu triều Nguyễn; khi so sánh với Tào Tuyết Cần là văn nhân tài tử của thời đại cuối nhà Minh đến đầu và giữa nhà Thanh thì vừa có sự tương đồng vừa có sự dị biệt to lớn.
  7. Kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du có sự tương đồng với kiệt tác Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần. Gia tộc của Nguyễn Quỳnh – Nguyễn Thiếp – Nguyễn Du tương đồng với gia tộc của Tào Tỷ – Tào Dần – Tào Tuyết Cần nhưng nền tảng đạo đức văn hóa khác nhau  Nhấn mạnh điều này để thấy sự cần thiết nghiên cứu liên ngành lịch sử, văn hóa, con người tác gia, bởi điều đó chi phối rất sâu sắc đến giá trị của kiệt tác.
  8. Nguyễn Du 252 năm nhìn lại, Hoàng Kim có 18 chuyên luận đăng rãi rác nay tập hợp hiệu đính bổ sung và hoàn thiện dần: 1) Nguyễn Du quê hương và dòng họ; 2) Nguyễn Du cuộc đời và thời thế; Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765-1780); Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc(1781-1796), Nguyễn Du hai mươi ba năm cuối (1797- 1820), 3) Nguyễn Du bình sinh và hành trạng, 4) Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán, 5) Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ, 6) Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, 7) Nguyễn Du Xuân Hương luận anh hùng, 8) Nguyễn Du là bậc anh hùng, 9) Nguyễn Du danh sĩ tinh hoa, 10) Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ, 11) Nguyễn Công Trứ và Vịnh Thúy Kiều, 12) Nguyễn Du những câu thơ tài hoa, 13) Nguyễn Du những sự thật mới biết; 14)  Lưu Hương Ký và Truyện Thúy Kiều, 15) Nguyễn Du và đền cổ Trung Liệt 16) Nguyễn Du thêm những tư liệu quý, 17) Nguyễn Du nửa đêm đọc lại, và 18) Nguyễn Du 252 năm nhìn lại, Mỗi bài đăng có thể liên thông hai đến ba mục trên để tiện theo dõi và hiệu đính. 

NGUYỄN DU QUÊ HƯƠNG VÀ DÒNG HỌ

Nguyễn Du tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Nam Hải Điếu Đồ (kẻ đi câu ở biển Nam) lại có hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ (người đi săn ở núi Hồng). Nguyễn Du họ Nguyễn Tiên Điền quê hương Nghệ Tĩnh nhưng sống nhiều nơi “Hồng Lam vô gia huynh đệ tán”, mẹ họ Trần đất Kinh Bắc, tổ tiên Sơn Nam, khởi nghiệp Thái Nguyên, nhiều năm lưu lạc giang hồ ở châu thổ sông Hồng, vùng núi phía Bắc, Nam Trung Quốc,và Nghệ Tĩnh, nhiều năm làm quan ở Quảng Bình và kinh đô Huế. Nguyễn Du là danh sĩ tinh hoa, tính tình khoan hòa điềm tĩnh, đi nhiều, học rộng, là nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam.

Cha của Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), sinh ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tự Hy Di, hiệu Nghi Hiên, có biệt hiệu là Hồng Ngự cư sĩ, đậu Nhị giáp tiến sĩ , làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng) kiêm Trung thư giám, Tổng tài Quốc sử giám, tước Thượng thư bộ Hộ, Xuân Quận công triều Lê.

Mẹ là bà Trần Thị Tần, sinh ngày 24 tháng 8 năm 1740, mất ngày 27 tháng 8 năm 1778, con gái một người thuộc hạ của Nguyễn Nhiễm làm chức Câu kê lo việc kế toán, quản gia cho cụ Nguyễn Nghiễm. Quê mẹ Nguyễn Du ở làng Hoa Thiều, xã Minh Đạo, huyện Tiên Du (Đông Ngàn), xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Trần Thị Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, bà kém chồng 32 tuổi, sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Nguyễn Nghiễm có tám vợ và 21 người con. Vợ chánh thất là bà Đặng Thị Dương, sinh mẫu của Nguyễn Khản (1734-1786); bà hai là Đặng Thị Thuyết, sinh mẫu của Nguyễn Điều (1740-1786), bà là em ruột của bà chánh thất Đặng Thị Dương; bà ba là Trần Thị Tần, sinh mẫu của Nguyễn Trụ (1757-1775, con trai thứ 3), Nguyễn Nễ (1761-1805, con trai thứ 6), Nguyễn Thị Diên, Nguyễn Du (1765- 1820, con trai thứ 7, nên tục gọi là cậu Chiêu Bảy), Nguyễn Ức (1867-1823, con trai thứ 8); bà tư là Nguyễn Thị Xuyên, quê ở xã Hoàng Mai, Yên Dũng, Kinh Bắc, sinh mẫu của Nguyễn Quýnh (1759- 1791, con trai thứ 4), bà năm là Nguyễn Thị Xuân, quê xã Tiêu Sơn, huyện Yên Phong, xứ Kinh Bắc, sinh mẫu của Nguyễn Trừ (1760 -1809, con trai thứ 5) và Nguyễn Nghi (1773- 1845, con trai thứ 10); bà sáu là Phạm Thị Diễm, quê xã Hải Lộ, huyện Nam Chân, xứ Sơn Nam, sinh mẫu của Nguyễn Lạng (1768- 1817), con trai thứ 9), bà bảy là Hồ Thị Ngạn, người xã Hoa Viên, huyện Nghi Xuân, sinh mẫu của Nguyễn Nhưng (1763-1824), con trai thứ 11; bà tám là Hoàng Thị Thược, người xã Đan Hải, Nghi Xuân, sinh mẫu của Nguyễn Tốn (1767- 1812), con trai thứ 12 (Trích theo đúng gia phả, bản dịch của cụ Giải nguyên Lê Thước dịch từ năm 1962).

Đền thờ Nguyễn Nghiễm ở thôn Bảo Kê, xã Tiên Điền. Đền có 3 tấm biển lớn, một khắc 4 chữ “Phúc lý vĩnh tuy” (Phúc ấm lâu dài) do tự tay chúa Trịnh viết. Một tấm khắc 4 chữ: “Dịch tế thư hương” (dòng thư hương đời nối đời) do Đức Bảo sứ thần nhà Thanh đề tặng. Một biển khắc 4 chữ “Quang tiền du hậu” (Rạng rỡ thế hệ trước, phúc ấm ở đời sau) do Tô Kính người Viễn Đông đề tặng. Đền còn có đôi câu đối: Lưỡng triều danh Tể Tướng. Nhất thế đại nho sư (Nho sư cả nước vang danh hiệu. Tể tướng hai triều rạng tiếng tăm). Danh sĩ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, người được Nguyễn Huệ tôn làm thầy, là học trò của Nguyễn Nhiễm, đã viết bài tán Phú Đức nói về thầy học của mình. Nguyễn Nhiễm khi còn sống đặt ruộng cúng và xây sẵn đền thờ ở mặt sông. Sau khi ông mất, triều đình phong “Thượng Đẳng Tôn Thần”, Huân Du Đô Hiến Đại Vương, hàng năm Quốc gia làm tế lễ. Lại giao cho 4 xã chăm sóc hương khói. Ngày sinh, ngày giỗ của ông có cả xã Uy Viễn cùng tế lễ.

Tổ tiên của Nguyễn Du gốc ở làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội), sau di cư vào Hà Tĩnh, có truyền thống khoa bảng nổi danh ở làng Tiên Điền thời Lê mạt. Trước ông bảy thế hệ, viễn tổ họ Nguyễn Tiên Điền là Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm, con trai Nguyễn Miễn và là cháu Nguyễn Quyện, gọi Nguyễn Quyện bằng bác ruột, thời Lê Trung hưng có dự mưu phục lại nhà Mạc, bị thua trận chạy về phương Nam giấu hẵn tung tích đến sinh cơ lập nghiệp ở Tiền Điền Nghi Xuân. (Nguyễn Miễn là con của Trạng nguyên Nguyễn Thiến, hậu duệ người em của Nguyễn Phi Khanh). Nguyễn Trãi và Nguyễn Du cùng dòng họ và chung một ông tổ.

Ông nội của Nguyễn Du là Nguyễn Quỳnh. Ông có 5 vợ và 9 con (6 trai, 3 gái). Trong số 6 người con trai thì có 3 người con đậu đại khoa và làm quan to là Nguyễn Huệ , Nguyễn Nghiễm và Nguyễn Trọng. Ông Nguyễn Quỳnh là người hay đọc sách, tinh thông lý số, giỏi kinh dịch, … Ông chuyên tâm dạy con cái học hành, có soạn ba bộ sách bàn về Kinh Dịch với những việc chiêm nghiệm được trong đời. Ông có trồng ba cây cổ thụ, một cây Muỗm (Xoài), một cây Bồ Lỗ (Cây Nóng), một cây Rói, để sau này con cái thành đạt về thăm cha có chỗ buộc ngựa. Những cây cổ thụ đó, nay vẫn còn, trừ cây Rói bị bão đổ năm 1976. Nguyễn Quỳnh giỏi y thuật từ khi còn trẻ nghe nói có gặp một người Trung Quốc là Ngô Cảnh Phượng (dòng dõi Ngô Cảnh Loan- một nhà địa lý nổi tiếng đời Tống)am hiểu địa lý, gặp nạn, ông đưa về nuôi. Ngô Cảnh Phượng cảm phục ân đức đã truyền cho bí quyết về phong thủy. Họ Nguyễn Tiên Điền thịnh đức, nếp nhà di huấn nối đời làm thuốc và dạy học, nếu có làm quan biết giữ tiết tháo, đức độ, thanh thận cần.

Vợ chính thất của Nguyễn Du họ Đoàn là con thứ sáu của Đoàn Công, Hoàng giáp Phó Đô ngự sử Quỳnh Châu bá người Quỳnh Côi, Hải An (xưa thuộc Sơn Nam, nay thuộc Thái Bình). Theo gia phả của họ Nguyễn Tiên Điền thì ông bà sinh con trai tên Nguyễn Tứ tự là Hạo Như có văn học, Nguyễn Ngũ giỏi võ, Nguyễn Thuyến giỏi văn nhưng không tham gia chính sự. Năm Quý Dậu (1813), bà theo ông đi sứ phương Bắc, về nước được vài năm bị bệnh mất. Bà sinh được một gái gả cho Tú tài Ngô Cảnh Trân, người ở Trảo Nha, Thạch Hà.

Một trong những người yêu thương nhất của Nguyễn Du là Hồ Phi Mai (Hồ Xuân Hương) bà chúa thơ nôm, tác giả của Lưu Hương ký, quê ở Quỳnh Đôi, có quan hệ mật thiết với họ Hồ nhà Tây Sơn. Hồ Xuân Hương cũng là tác giả của những tác phẩm thơ nổi tiếng: Bánh trôi nước, Kẽm Trống, Nhớ người cũ, viết gửi Cần Chánh Học Sĩ Nguyễn Hầu, Khóc ông phủ Vĩnh Tường, Khóc Tổng Cóc, Làm lẽ, Tự tình, Mời trầu, Đề đền Sầm Nghi Đống, Đèo Ba Dội, Hang Cắc Cớ, Cái quạt, Đánh đu, Thiếu nữ ngủ ngày, Không chồng mà chửa, Chùa Quán Sứ,  Sư hổ mang, Sư bị ong châm, Quan thị, Mắng học trò dốt … bài nào cũng thực thông minh, hóm hỉnh, vừa sâu sắc vừa cận nhân tình. Hồ Xuân Hương là một phụ nữ đặc biệt tài hoa nhưng bất hạnh. Bà có tới ba đời chồng là Tổng Cóc, Tri phủ Vĩnh Tường và Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển, người  bị kết án năm 1816 và bị xử tử năm 1818.

Gia tộc Nguyễn Du có nhiều người giỏi và giữ những vị trí trọng yếu của thời cuộc: cha là Nguyễn Nhiễm làm Tể tướng hai triều Lê; chức quan trước khi cáo lão về trí sĩ là thượng thư bộ Hộ, Đại Tư đồ, Tham tụng, tặng tiệp dinh Tả tướng, tước Xuân Quận công, anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản làm Tể tướng, Tham tụng, Thượng thư bộ Lại kiêm trấn thủ Thái Nguyên, Hưng Hóa triều Lê; cha nuôi là quan trấn thủ Thái Nguyên Quản Vũ Hầu Nguyễn Đăng Tiến, tướng tâm phúc của Nguyễn Nhiễm; cha vợ là Hoàng giáp Phó Đô ngự sử Quỳnh Châu bá Đoàn Nguyễn Thục; anh cùng mẹ là Nguyễn Nễ đứng đầu ngoại giao của cả ba triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn (Nguyễn Nễ từng trãi Cai đội quân Nhất Phấn giữ phủ chúa Trịnh, Hiệp tán quân vụ nhà Lê, Tả Phụng nghi bộ Binh, Hiệp tán quân vụ trấn Quy Nhơn, Chánh sứ, Tả đồng nghị trung thư sảnh trấn Nghệ An nhà Tây Sơn, phụ tá Tổng trấn Bắc thành nhà Nguyễn); anh ruột là Nguyễn Điều làm trấn thủ Sơn Tây của triều Lê; anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn làm Thị Lang bộ Lại nhà Tây Sơn; anh rể là tiến sĩ Vũ Trinh làm Hữu Tham tri bộ Hình, thầy dạy Nguyễn Văn Thuyên, con của Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành.

Điểm đáng lưu ý là Nguyễn Du cũng là chú vợ của vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh. Cuốn gia phả cung cấp về cụ Nguyễn Trừ, anh trai thứ năm của Nguyễn Du : “Ông tên húy là Trừ, …, con bà trắc thất Nguyễn Thị Xuân, người xã Tiêu Sơn, huyện Yên Phong , Bắc Ninh và vẫn lưu ở quê mẹ. Năm Giáp Tý (1804) đổi làm Tri phủ Nam Sách. Ngày 8 tháng Giêng năm Gia Long thứ 8 (22 tháng 2 năm 1809) ông mang bệnh và mất ở đây, thọ 50 tuổi, đem về táng ở Tiêu Sơn (quê mẹ). Vợ kế thất là Tống Thị Thiếu sinh được 4 con trai Đại, Trù (làm tri phủ Vĩnh Tường), Hồng, Hiệp, có con gái là Thị Uyên được tuyển làm cung tần của vua Gia Long”. Vậy Nguyễn Trù là bố vợ và Nguyễn Du là chú vợ của vua Gia Long.

Nguyễn Du rất được quý trọng của nhiều danh sĩ đương thời. Văn chương của ông đặc biệt lưu truyền sâu rộng trong lòng dân. Ông giao thiệp rộng với nhiều tướng văn võ của triều Lê như Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Hữu Chỉnh, với danh thần nhà Tây Sơn như La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm, Trần Văn Kỷ, Phan Huy Ích, Ngô Văn Sở, Thận Quận công, với danh thần nhà Nguyễn như Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Phạm Văn Hưng, Nguyễn Công Trứ, Trương Đăng Quế, Nguyễn Văn Giai…

Nguyễn Du mất ở Kinh Đô Huế ngày 10 tháng tám năm Canh Thìn (ngày 16 tháng 9 năm 1820), an táng tại cánh đồng Bào Đá, xã An Ninh, huyện Phong Điền. Năm Giáp Thân (1824), hài cốt của cụ được cải táng đưa về quê nhà ở Đồng Ngang thuộc giáp cũ của bản xã (có bút phê) ở thôn Thuận Mỹ, làng Tiên Điền, Hà Tĩnh. Những năm sau đó dời đến táng cạnh đền thờ Nguyễn Trọng và lại cải táng đến xứ Đồng Cùng, giữa một vùng cát rộng. Mộ cụ Nguyễn Du qua nhiều trùng tu, ngày một tôn nghiêm hơn.

Nguyễn Du cuộc đời được chia làm ba giai đoạn: 1) Nguyễn Du mười lăm năm tuổi thơ (1765- 1780); 2) Nguyễn Du mười lăm năm lưu lạc (1781-1796), trong đó có Nguyễn Du mười năm gió bụi 1781- 1790, Nguyễn Du câu cá ở biển Nam (Nam Hải Điếu Đồ 1791-1796); Nguyễn Du đi săn ở núi Hồng (Hồng Sơn Liệp Hộ 1797 -1801); 3) Nguyễn Du làm quan đi sứ và viết sách (1802- 1820), bao gồm Nguyễn Du làm quan tri huyện, cai bạ, cần chánh điện đại hoc sĩ, chánh sứ đi sứ nhà Thanh, Nguyễn Du kiệt tác thơ chữ Hán  (1802 – 1813); Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều (Ông sau khi đi sứ thành công 1813-1814 được nghỉ phép về quê sáu tháng, đã hoàn thiện Truyện Kiều và ba tập thơ chữ Hán “Bắc hành tạp lục” 132 bài, “Nam trung tạp ngâm” 16 bài và “Thanh Hiên thi tập” 78 bài. Ông sau vào nhậm chức Hữu Tham tri Bộ Lễ và chết ở Huế 1820.

 

 

Nguyễn Du di cảo thơ lưu hành qua những câu thơ lưu lạc trong dân gian trên gốm sứ Giang Tây, qua di sản thơ chữ Hán, thơ Truyện Kiều bản kiểm duyệt hiệu đính của triều Nguyễn (bản Kinh) và bản Phường chữ Hán Nôm có lưu dấu hai bài Tựa đầu Truyện Thúy Kiều ( Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim biên khảo theo bản khắc in cuối triều Nguyễn) lộ thêm một chút cuộc đời và hành trạng Nguyễn Du

NGUYỄN DU MƯỜI LĂM NĂM TUỔI THƠ (1765-1780)

 

NguyenDubando

 

  Nguyễn Du đêm thiêng đọc lại và Hình thế nước Đại Việt đàng Trong đàng Ngoài năm 1760 (bản đồ vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam) đã giúp chúng ta tầm nhìn toàn cảnh về niên biểu thời thế Nguyễn Du trước và sau mùa xuân Kỷ Dậu năm 1790.

Năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 (nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766) lúc Nguyễn Nghiễm 58 tuổi, bà Trần Thị Tần 26 tuổi. Nguyễn Du được gọi là cậu Chiêu Bảy. Năm ấy cũng là năm Vũ Vương mất, Trương Phúc Loan chuyên quyền. Họ Nguyễn làm chúa trong Nam từ thời ông Nguyễn Hoàng trở đi, phía bắc khi mềm khi cứng khéo ngăn không cho họ Trịnh vượt tam tuyến Hoành Sơn Linh Giang Lũy Thầy, phía nam đánh lấy đất Chiêm Thành và đất Chân Lạp, truyền đến đời Vũ Vương thì định triều nghi, lập cung điện ở đất Phú Xuân, phong cho Nguyễn Phúc Hiệu người con thứ 9 làm thế tử. Bây giờ thế tử đã mất rồi, con thế tử là Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ mà con trưởng của Vũ Vương cũng mất rồi. Vũ Vương lập di chiếu cho người con thứ hai là hoàng tử Cốn lên nối ngôi nhưng quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu lập người con thứ 16 của Vũ Vương, mới có 12 tuổi tên là Nguyễn Phúc Thuần lên làm chúa, gọi là Định Vương. Nguyễn Phúc Ánh là con của hoàng tử Cốn. Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày Kỷ Dậu tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762) lớn hơn Nguyễn Du ba tuổi. Trương Phúc Loan là người tham lam, làm nhiều điều tàn ác nên đàng Trong ai cũng oán giận, bởi thế phía nam nhà Tây Sơn dấy binh ở Quy Nhơn, phía bắc quân Trịnh vào lấy Phú Xuân, làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ.

Năm Đinh Hợi (1767), Nguyễn Du hai tuổi, Nguyễn Nghiễm được thăng Thái tử Thái bảo, hàm tòng nhất phẩm, tước Xuân Quận công. Lúc này Trịnh Doanh mất, con là Trịnh Sâm lên làm chúa. Lê Duy Mật đem quân về đánh Hương Sơn và Thanh Chương rồi rút về Trấn Ninh. Trịnh Sâm cho người đưa thư sang vỗ về không được, mới quyết ý dùng binh để dứt mối loạn. Cũng năm ấy (1767) nước Miến Điện sang đánh Xiêm La (Thái Lan ngày nay) bắt vua nước ấy và các con vua mang về Miến Điện. Hai người con khác của vua Xiêm La một người chạy sang Chân Lạp, một người chạy sang Hà Tiên. Trịnh Quốc Anh (Taksin) một tướng Thái gốc Hoa người Triều Châu tỉnh Quảng Đông khởi binh chống quân Miến Điện giành lại độc lập, tự lập làm vua Xiêm La và dời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phraya, đối diện với Bangkok. (Nguyên nước Xiêm La vốn là một vương quốc Phật giáo tên là Xích Thổ (Sukhothai) ở miền Bắc Thái Lan, dần thay thế vai trò của Đế chế Khmer (Chân Lạp) đang tàn lụi vào thế kỷ 13 – thế kỷ 15. Năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya, phía bắc Bangkok 70 km. Năm 1431, quân Xiêm cướp phá Angkor của Chân Lạp. Nhiều bảo vật và trang phục của văn hóa Hindu đã được họ đem về Ayutthaya, lễ nghi và cách ăn mặc của người Khmer được dung nhập vào thượng tầng văn hóa Xiêm. Trong khoảng 400 năm, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18, giữa người Thái và người Miến Điện láng giềng luôn xảy ra các cuộc chiến tranh và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt ở thế kỷ 18. Người Hoa sau biến cố Minh Thanh cũng ngày một nhiều ở đất Xiêm La.

Năm Kỷ Sửu (1769), Nguyễn Du bốn tuổi, được phong ấm Hoằng Tín đại trung thành môn vệ úy xuất thân thu Nhạc công. Ông dung mạo khôi ngô, Việp Quận công (Hoàng Ngũ Phúc) trông thấy lấy làm lạ, bèn ban cho bảo kiếm. Nguyễn Du sau nay thường luôn đeo bên mình nên mới có câu “gương đàn nữa gánh non sông một chèo” để tỏ chí hướng ra tướng võ vào tướng văn. Năm đó, Trịnh Sâm sai Bùi Thế Đạt, Nguyễn Phan, Hoàng Đình Thể đem ba đạo quân của Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Hóa tiến đánh Trấn Ninh. Lê Duy Mật thua mà chết.

Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Du sáu tuổi. Tây Sơn dấy binh. Nguyễn Nhạc lập đồn trại ở đất Tây Sơn, chiêu nạp quân sĩ, người về theo rất đông. Nguyễn Nhạc nguyên tổ bốn đời là họ Hồ cùng một tổ với Hồ Quý Ly, người gốc ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, gặp lúc chúa Trịnh chúa Nguyễn đánh nhau, bị bắt đem vào ở ấp Tây Sơn thuộc phủ Hoài Nhân, đất Quy Nhơn. Đến đời của Nguyễn Phi Phúc dời nhà sang ấp Kiên Thành, sinh được Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ (Hồ Thơm). Lúc khởi binh nhà Tây Sơn lấy họ mẹ là Nguyễn để dễ khởi sự thu phục nhân tâm vì đất miền Nam họ Nguyễn rất thịnh vì vốn là đất truyền đời từ chúa Nguyễn Hoàng. Năm 1771, Nguyễn Huệ mười tám tuổi, đã sớm tỏ ra là một bậc anh tài quân sự, định kế và cầm quân cùng anh. Cũng năm ấy, vua Xiêm La là Trịnh Quốc Anh (Taksin) khởi binh đánh vua Chân Lạp là Nặc Tôn nhưng không thắng bèn quay sang đem binh thuyền sang vây đánh con vua cũ là Chiêu Thúy ở Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ là con Mạc Cửu và bà phi họ Nguyễn, tướng giữ thành Hà Tiên của nhà Nguyễn giữ không nổi phải bỏ thành chạy. Vua Xiêm La Trịnh Quốc Anh sai tướng giữ Hà Tiên và tiến đánh Chân Lạp. Quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn phải bỏ thành chạy. Vua Xiêm La chiếm Nam Vang (Phnom Penh ngày nay).

Năm Nhâm Thìn (1772), Nguyễn Du bảy tuổi. Tháng sáu năm 1772, chúa Nguyễn sai quan Tổng suất là Nguyễn Cửu Đàm đem quân đánh Xiêm La. Quân của Nguyễn Cửu Đàm tiến đến Nam Vang, quân Xiêm La bỏ chạy về Hà Tiên. Nặc Non cũng chạy về Cầu Bột. Nặc Tôn lại về làm vua Chân Lạp. Vua Xiêm La Trịnh Quốc Anh đưa thư sang gọi Mạc Thiên Tứ về để giảng hòa. Mạc Thiên Tứ không chịu. Vua Xiêm La Trịnh Quốc Anh bèn cử tướng giữ Hà Tiên, rồi bắt con gái Mạc Thiên Tứ và Chiêu Thúy đem về nước. Năm sau, Mạc Thiên Tứ thấy việc không xong bèn giảng hòa. Vua Xiêm La trả lại con gái cho Mạc Thiên Tứ và giết Chiêu Thúy. Mạc Thiên Tứ trở về giữ đất Hà Tiên. Nước Chân Lạp vốn là nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, và lụi tàn vào thế kỷ 13-thế kỷ 15. Trước đó thời Tùy Đường có nước Phù Nam bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Từ thế kỷ 5 một tộc người Môn-Khmer hình thành một thuộc quốc Chân Lạp (Chenla) ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào . Đến thế kỷ 7, Chân Lạp chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam. Một phần của Phù Nam ở phía tây Chân Lạp là nước Xích Thổ (Sukhothai). Nước này sau chia làm hai vào khoảng thế kỷ XI, XII thời Tống Kim và nhập làm một thời Minh, khi cầu phong Minh Thái Tổ gọi là nước Xiêm La. Thời các chúa Nguyễn mở đất Chiêm Thành thì Xiêm La cũng luôn tìm cách lấn chiếm Chân Lạp.

Năm Quý Tỵ (1773), Nguyễn Du tám tuổi. Nhà Tây Sơn xây dựng lực lượng và củng cố căn cứ ở vùng An Khê, khôn khéo khai thác sự chia rẽ triều đình chúa Nguyễn bằng tuyên bố lật đổ Trương Phúc Loan, khôi phục ông hoàng hợp pháp, lấy lòng người bằng cách cướp của người giàu chia người nghèo. Tây Sơn thu phục được công chúa Chăm, hương chức Nguyễn Thung, Huyền Khê, hai nhà buôn người Hoa là Lý Tài và Tập Đình cũng gia nhập. Nguyễn Nhạc dùng mưu kế tự nhốt mình vào củi, lừa chiếm được thành Quy Nhơn, đánh bại quân tiếp viện Phú Xuân, cuối năm ấy Tây Sơn đã toàn thắng, chiếm từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

Năm Giáp Ngọ (1774), Nguyễn Du chín tuổi. Nguyễn Nhiễm sung chức tả tướng, cùng Hoàng Ngũ Phúc đi đánh chúa Nguyễn ở Đàng Trong với danh nghĩa đuổi quyền thần Trương Phúc Loan và đánh dẹp quân nổi loạn. Quân Trịnh vượt sông Gianh chiếm Đồng Hới mà không cần giao tranh. Quân Nguyễn hầu như không có kháng cự nào vì binh lực tập trung chống nhà Tây Sơn đang thừa thắng chiếm Quảng Ngãi và đánh lui quân cứu viện năm dinh phía nam, chúa Trịnh Sâm lại thừa cơ dẫn đại quân vào Nghệ An trợ chiến tăng thanh thế, lòng người oán ghét Trương Thúc Loan nên làm nội ứng giúp quân Trịnh, Quảng Nam lại có nạn đói trầm trọng. Triều đình chúa Nguyễn nộp Trương Phúc Loan nhưng quân Trịnh vẫn tiến quân và chiếm kinh đô Phú Xuân đầu năm 1775.

Năm Ất Mùi (1775), Nguyễn Du mười tuổi: Anh trai cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Trụ (sinh 1757) qua đời. Năm ấy, chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông Cung để lo việc chống trả. Quân Tây Sơn ở Quy Nhơn kéo ra đánh chiếm Quảng Nam. Chúa Nguyễn Định Vương liệu không chống cự nổi nên cùng cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, chỉ để Đông Cung ở lại Quảng Nam chống giữ. Nguyễn Nhạc biết Đông Cung yếu thế và muốn mượn tiếng nên sai người rước Đông Cung về Hội An. Họ Trịnh vượt đèo Hải Vân, đẩy lui quân Tây Sơn do Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm tướng trung quân. Nguyễn Nhạc xét tội Tập Đình thua trận định giết. Tập Đình vội trốn về Quảng Đông và bị giết. Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung về Quy Nhơn. Tống Phước Hiệp ở phía nam nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận đã tiến quân chiếm lại Phú Yên. Tống Phước Hiệp cho Bạch Doãn Triều và cai đội Thạc đến đòi Nguyễn Nhạc trả Đông Cung cho nhà Nguyễn. Nguyễn Nhạc theo kế Nguyễn Huệ giả vờ ưng thuận, một mặt mượn lệnh Đ&

Năm Ất Mùi (1775), Nguyễn Du mười tuổi: Anh trai cùng mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Trụ (sinh 1757) qua đời. Năm ấy, chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông Cung để lo việc chống trả. Quân Tây Sơn ở Quy Nhơn kéo ra đánh chiếm Quảng Nam. Chúa Nguyễn Định Vương liệu không chống cự nổi nên cùng cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, chỉ để Đông Cung ở lại Quảng Nam chống giữ. Nguyễn Nhạc biết Đông Cung yếu thế và muốn mượn tiếng nên sai người rước Đông Cung về Hội An. Họ Trịnh vượt đèo Hải Vân, đẩy lui quân Tây Sơn do Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm tướng trung quân. Nguyễn Nhạc xét tội Tập Đình thua trận định giết. Tập Đình vội trốn về Quảng Đông và bị giết. Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung về Quy Nhơn. Tống Phước Hiệp ở phía nam nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận đã tiến quân chiếm lại Phú Yên. Tống Phước Hiệp cho Bạch Doãn Triều và cai đội Thạc đến đòi Nguyễn Nhạc trả Đông Cung cho nhà Nguyễn. Nguyễn Nhạc theo kế Nguyễn Huệ giả vờ ưng thuận, một mặt mượn lệnh Đông Cung phủ dụ Tống Phước Hiệp và Chu Văn Tiếp đem tướng sĩ năm dinh về theo phò Đông Cung, mặt khác lại cho người mang vàng bạc châu báu đến dâng Hoàng Ngũ Phúc xin nộp ba phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên để xin cho Nguyễn Nhạc được làm tướng tiên phong đánh Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc viết khải văn dâng lên chúa Trịnh Sâm phong tướng hiệu cho Nguyễn Nhạc. Trịnh Sâm sai Nguyễn Hữu Chỉnh mang sắc chỉ, cờ, ấn kiếm của vua Lê đến ban cho Nguyễn Nhạc. Tống Phước Hiệp do mắc lừa không đề phòng nên bị Nguyễn Huệ đánh bại. Lý Tài được nhà Tây Sơn cử làm tướng trấn thủ Phú Yên. Hoàng Ngũ Phúc nghe tin thắng của Nguyễn Huệ đã lập tức tung quân đánh chiếm Quảng Ngãi và trình lên chúa Trịnh Sâm sắc phong cho Nguyễn Huệ làm tướng tiên phong. Tuy vậy, quân Trịnh bị hao tổn nặng bởi trận dịch khủng khiếp nên phải quay lại Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc ốm chết ngay trên dọc đường khi chưa tới Phú Xuân. Nguyễn Nhạc lợi dụng sự rút quân Trịnh để chiếm lại Quảng Nam. Nhà Tây Sơn tạm yên mặt bắc đã tập trung tấn công nhằm dứt điểm hiểm họa từ nhà Nguyễn đang trốn tránh ở phía Nam.

Năm Bính Thân (1776) Nguyễn Du mười một tuổi, cha là Nguyễn Nhiễm đánh trận về bị lâm trọng bệnh dịch tả qua đời cùng với danh tướng họ Trịnh Việp Quận Công Hoàng Ngũ Phúc. Năm đó, Nguyễn Nhạc sai em là Nguyễn Lữ đem thủy quân vào đánh Gia Định, lấy được thành Sài Gòn. Chúa Nguyễn phải chạy về Trấn Biên (Biên Hòa). Nguyễn Huệ cho đắp sửa thành Quy Nhơn rồi đặt long án, tôn Nguyễn Nhạc làm Tây Sơn Vương. Nguyễn Lữ được phong Thiếu phó, Nguyễn Huệ làm Phục chính. Nguyễn Nhạc đón Đông Cung ở Yên Thái về, dựng nhà bên sông Bông Giang, gả con gái là Thọ Hương cho Đông Cung, lấy huyện Bình Sơn làm của hồi môn, mưu lập Đông Cung làm vương để mê hoặc dân chúng. Đông Cung không chịu nghe theo nên Nguyễn Nhạc an trí Đông Cung ở chùa Di Đà xứ Thập Tháp. Đông Cung cùng Tống Phước Đạm lén trốn xuống thuyền, dọc đường được thuyền của Tôn Thất Xuân đón cùng chạy về Gia Định. Chu Văn Tiếp (Doãn Ngạch) dấy binh ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên). Nguyễn Nhạc sai người đến gặp Chu Văn Tiếp hẹn cùng tôn lập Đông Cung. Khi Chu Văn Tiếp ra đến Quy Nhơn biết rõ chuyện trên bèn liên kết với Tống Phước Hiệp truyền hịch vạch tội nhà Tây Sơn. Người khách Lý Tài tướng Tây Sơn trấn thủ Phú Yên cũng theo mật ước với Tôn Thất Chí bỏ Nguyễn Nhạc về hàng Tống Phước Hiệp giúp chúa Nguyễn. Định Vương thế cô ở Đồng Nam gọi Tống Phước Hiệp đưa quân về hợp viện. Đỗ Thành Nhơn, Nguyễn Huỳnh Đức tụ nghĩa ở Ba Giồng (Định Tường). Nhơn theo lệnh Định Vương thảo hịch chiêu mộ nghĩa binh và lợi dụng địa thế hiểm yếu đánh thắng quân Nguyễn Lữ mấy trận. Nguyễn Lữ lấy thóc kho chở hơn hai trăm thuyền chạy về Quy Nhơn. Đỗ Thành Nhơn chiếm Gia Định đón Định Vương về Bến Nghé. Tống Phước Hiệp mang Lý Tài về hội quân ở Gia Định. Tống Phước Hiệp ốm chết ở Long Hồ. Định Vương muốn thu dụng Lý Tài nhưng Đỗ Thành Nhơn can không nên dùng mà nên giết đi vì Lý Tài hung hãn, phản trắc, khó chế ngự. Lý Tài từ đó kết oán với Đỗ Thành Nhơn. Lý Tài sợ Đỗ Thành Nhơn làm hại mình nên đưa quân về đóng ở núi Chiêu Thái.

Năm Đinh Dậu (1777) Nguyễn Du mười hai tuổi. Năm đó, Lý Tài nghe Đông Cung trốn vào Gia Định, lại đem binh rước về Sài Gòn lên làm Tân Chính Vương, tôn Định Vương lên làm Thái Thượng Vương để cùng lo sự khôi phục. Tân Chính Vương thăng Tôn Thất Chí làm Thiếu phó, Tôn Thất Xuân làm Chưởng cơ, Lý Tài làm Bảo giá Đại tướng quân. Lý Tài tâu với Tân Chính vương xin sai Chưởng cơ Tống Phước Hòa cùng Tống Phước Thiên đem quân đến đóng giữ Long Hồ, nói là để phòng quân Tây Sơn nhưng thực ra là sợ Đỗ Thành Nhơn đem quân đánh úp. Nguyễn Phúc Ánh biết ý bèn mật báo Định Vương cho mình mang quân đi Ba Giồng chiêu dụ quân Đông Sơn. Lý Tài bức Định Vương về Thủ Dầu Một. Tân Chính Vương trở về Sài Gòn cử Tống Phước Đạm làm giám quân, Trần Văn Hòa làm tham mưu dẫn những người ở Quy Nhơn mới đến trở lại Quảng Ngãi đểu sự chiêu tập nghĩa binh nhưng dọc đường bị phục binh của quân Tây Sơn chặn bắt. Trần Văn Hòa bị giết. Tôn Thất Đạm phải quay lại. Lúc ấy, Nguyễn Nhạc sai người ra xin với chúa Trịnh cho trấn thủ đất Quảng Nam. Trịnh Sâm bây giờ cũng chán sử dụng binh, bèn nhân dịp phong cho Nguyễn Nhạc làm Quảng Nam trấn thủ, Cung quận công. Nguyễn Nhạc được phong rồi, không phải phòng giữ mặt bắc nữa, bèn sai Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đem thủy bộ quân vào đánh Gia Định. Lý Tài chống cự không nổi phải bỏ chạy. Tân Chính Vương chạy về Định Tường rồi lại chạy về Vĩnh Long. Thái Thượng Vương chạy về Long Xuyên. Nhưng chẳng bao lâu Nguyễn Huệ đem quân đuổi bắt được cả Thái Thượng Vương và Tân Chính Vương, đem giết đi. Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát được. Mạc Thiên Tứ và Tôn Thất Xuân lánh ra đảo Phú Quốc và sau đó sang Xiêm La cầu viện. Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lấy xong đất Gia Định để Tổng Đốc Chu ở lại trấn thủ, rồi đem quân về Quy Nhơn.

Năm Mậu Tuất (1778) Nguyễn Du mười ba tuổi, bà Trần Thị Tần, mẹ Nguyễn Du qua đời. Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản (hơn ông 31 tuổi). Cũng trong năm này, anh thứ hai của Nguyễn Du là Nguyễn Điều (sinh năm 1745) được bổ làm Trấn thủ Hưng Hóa. Năm ấy, Nguyễn Nhạc tự xưng đế hiệu, đặt niên hiệu là Thái Đức, phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết chế, Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân.

Năm Kỷ Hợi (1779), Nguyễn Du mười bốn tuổi. Năm ấy, ở Long Xuyên, Nguyễn Phúc Ánh tụ tập những thuộc hạ cũ nhân lúc Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đều về Quy Nhơn, khởi binh tiến đánh Sa Đéc, cùng Đỗ Thanh Nhơn và các tướng đánh đuổi Tổng đốc Chu lấy lại thành Sài Gòn. Bấy giờ Nguyễn Ánh mới có 17 tuổi. Các tướng tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính. [Theo Hoàng Việt Hưng Long Chí thì vào tháng Giêng năm Mậu Tuất 1778]. Ít lâu sau vua Tây Sơn lại sai Tổng đốc Chu, Tư khấu Uy đem quân thủy vào đánh Trấn Biên và Phiên Trấn. Nguyễn Nhạc lại sai hổ giá Phạm Ngạn đem quân từ Quy Nhơn tới. Trần Phượng không chống nổi. Đỗ Thành Nhơn đem quan Đông Sơn ra cự chiến chém được Tư khấu Uy . Nguyễn Ánh sai Lê Văn Quân đem binh đánh chiếm thành Bình Thuận và thành Diên Khánh. Tướng Tây Sơn là Phạm Ngạn phải lui về Quy Nhơn. Nguyễn Ánh sai Tổng nhung Nguyễn Văn Hoàng, Lễ bộ Nguyễn Nghi đem quân bộ ra đóng giữ Bình Thuận để hợp binh với Chu Văn Tiếp. Nguyễn Ánh cũng sai người thông sứ với Xiêm La (Thái Lan), sai Đỗ Thành Nhơn, Hồ Văn Lân đem binh đánh Chân Lạp (Campuchia ngày nay), lập con Nặc Tôn là Nặc In lên làm vua, để Hồ Văn Lân ở lại bảo hộ. Ở Gia Định, Nguyễn Ánh đặt quan cai trị, định lệ thu thuế để nuôi binh lính, làm chiến thuyền, luyện tập binh mã để phòng bị chiến tranh. Bấy giờ có người ở trấn Sơn Nam là Trần Xuân Trạch, Nguyễn Kim Phẩm cùng thủ hạ đem quân vượt biển vào Gia Định được Nguyễn Ánh trọng dụng làm tả hữu Chưởng cơ.

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Du mười lăm tuổi, Nguyễn Khản anh cả của Nguyễn Du đang làm Trấn thủ Sơn Tây bị khép tội mưu loạn trong Vụ án năm Canh Tý, bị bãi chức và bị giam ở nhà Châu Quận công. Nguyễn Du về Tiên Điền học với chú Nguyễn Trọng và đi lại thân thiết với Đoàn Nguyễn Tuấn là một người thân cũng là học trò của Nguyễn Nghiễm ở Sơn Nam Hạ. Năm ấy, Nguyễn Ánh xưng vương, phong Đỗ Thành Nhơn làm Ngoại hữu Phụ Chính Thượng tướng công. Nhưng sau vì Đỗ Thành Nhơn cậy công lộng quyền, oai vượt lấn chủ nên Nguyễn Ánh theo mưu Tống Phước Thiêm đã phục vệ sĩ giết đi. Cũng vì việc ấy nên Đông Sơn khi trước hết lòng giúp Nguyễn Vương sau đều bỏ cả, và lại phản lại, thành ra lôi thôi phải đánh dẹp mãi.

(còn nữa …)

Cà phê sáng với CNM365
THẦY CÓ NHỚ EM KHÔNG?

Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính ngưỡng:
-Thầy có nhớ em không ạ?
Thầy giáo nói:
– Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.

Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà.

Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em quyết ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người cắp đồng hồ của bạn.

Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng hành động của mình sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các học sinh và giáo viên. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.

Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát đã từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Em sợ thầy sẽ bêu em ra trước các bạn.

Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy không bao giờ nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời và không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai.

Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói về với em về chuyện ăn cắp đồng hồ.

Em nghĩ em Thầy đã cứu vớt cho nhân phẩm của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy?

Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên.

Người thầy đáp:
-Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi tất cả các em, thầy cũng nhắm mắt mà.

Trong đời sống, chúng ta cần phải sáng suốt trong mọi hành xử. Có những người cần động viên, có những người cần cố vấn, có những người cần giám sát. Một người dẫn dắt phải biết vun xới chứ không phải là triệt hạ.

Nhị Tường (dịch)
Những trang đời lắng đọng,
cảm ơn
Kim Hoa đã chia sẻ
Hoàng Kim (sưu tầm)

HỘP CƠM CUỐI CÙNG CỦA MẸ.

-“ Chị lại đến đây rồi !”
Giọng tôi quát lên khi nhìn thấy mẹ Dũng tay xách hộp cơm đến cho cậu bé, bởi trường chúng tôi có quy định không cho phụ huynh mang cơm cho học sinh.

-“ Thầy giáo à…!”
-“Trời ơi, không phải tôi đã nói với chị rồi sao, trường học không cho phụ huynh mang cơm đến cho học sinh. Nếu ai cũng như chị thì trước cổng trường sẽ đông nghịt người, như vậy, chúng tôi làm sao để cho học sinh nghỉ giải lao đây?”

-“ Tôi biết, tôi biết…”
-“ Biết rồi mà vẫn mang đến, đây gọi là biết rõ sai nhưng vẫn làm. Chị không biết đường để cậu bé tự mang đi sao?”
-“ Tôi biết rồi, tôi biết rồi!”

Những lời của người mẹ kiên quyết mang cơm đến cho con thế này, không biết tôi đã nghe bao nhiêu lần rồi.
Cứ mỗi lần đến buổi trưa, các vị phụ huynh đến đưa cơm lẫn vào học sinh nghỉ giải lao thật không biết ai ra ai nữa.

Dũng là cậu học sinh ít nói, sống nội tâm. Có một lần trong giờ học, nhìn thấy cậu bé gật gà gật gù, tôi liền nhắc nhở. Nhưng cậu ta cứ như thế ngủ gật từ đầu đến cuối buổi học, tôi bực mình không chịu được liền gọi cậu ta lên hỏi lý do tại sao , câu trả lời của cậu bé khiến mọi tức giận trong tôi dần biến mất.
-“Thưa thầy, vì tối qua mẹ em phải vào cấp cứu trong bệnh viện nên…”
-“ Mẹ em bị sao?”
-“ Mẹ em bị ung thư phổi ạ!”

Tôi bàng hoàng, trong lòng nghĩ đến thân hình yếu ớt của Dũng, nếu không may điều bất hạnh xảy ra với em thì em sẽ làm thế nào để sống tiếp đây. Nghĩ đến đó, sống mũi tôi cay cay.

Trong bữa cơm, nhìn thấy vợ tôi đang cho con ăn cơm tôi chợt nghĩ đến hình ảnh mẹ Dũng luôn giấu để đưa cơm cho em.

Hôm sau, sau khi tan làm, tôi đạp xe đến bệnh viện nơi mẹ Dũng đang chữa bệnh. Mấy hôm không gặp, tôi suýt không nhận ra bà ấy nữa, sức tàn phá của bệnh tật thật đáng sợ. Bà ấy nhìn thấy tôi và vô cùng ngạc nhiên, bà cố đứng dậy, nhưng vừa ho một trận thì người đã liêu xiêu như sắp đổ.

-“Chị cứ nằm nghỉ đi, không cần đứng dậy đâu!”
-“ Thầy!…Cảm ơn thầy!”
Mẹ Dũng cố gắng gọi, giọt nước mắt cứ lăn dài trên má.
Đứng ngoài hành lang bệnh viện, bố Dũng nói với tôi:
-“ Bà ấy chỉ còn sống được mấy ngày nữa thôi, tôi…tôi thực sự không biết phải làm thế nào nữa?”

Nhìn thấy nỗi đau tột độ trong lòng người chồng ấy, tôi không thể không đau xót.
Trở về trường, tôi kể lại mọi chuyện với thầy Hiệu trưởng trường:
-“ Bố cậu bé cũng đã hơn 60 rồi, giờ mẹ cậu lại sắp từ bỏ thế giới này, chúng ta nên phát động một đợt quyên góp trong toàn trường, bất kể là bao nhiêu thì cũng trợ giúp cho gia đình được phần nào đó”.
Thầy Hiệu trưởng liền bằng lòng ngay.

Qua mấy ngày phát động thông báo quyên góp, chúng tôi góp được 563.600.000 đ và chuyển đến bệnh viện nơi mẹ em đang chữa bệnh. Lúc đó, mẹ Dũng đã rơi vào trạng thái hôn mê.
-“ Chúng tôi chuẩn bị đưa bà ấy về nhà vào ngày mai”
Khuôn mặt của bố em biến sắc, trắng bệch, vừa nghe xong, tim tôi đau nhói.

-“ Thầy giáo có thể giúp tôi một việc này được không?”
-“ Anh cứ nói, chỉ cần làm được, tôi sẽ cố gắng hết sức”.
Mấy ngày trước, bà ấy cứ nắm chặt tay Dũng và nói: “Từ nay, mẹ không còn mang cơm cho con được nữa rồi!”
-“ Tôi muốn nhờ thầy giáo hãy để cho bà ấy đưa cơm cho Dũng lần cuối cùng để khi ra đi bà ấy được thanh thản, mong thầy giúp đỡ”.
Tôi không thể không đồng ý.

Buổi trưa, chiếc xe cấp cứu còi inh ỏi đi đến trước cổng trường tôi.
Bố Dũng cùng một vị y tá đỡ chiếc giường mà mẹ em đang nằm xuống. Lúc này, tôi không cầm nỗi nước mắt, đứng sang bên cạnh.
-“Đến rồi! Đến rồi!”
Bố Dũng mua sẵn một hộp cơm, mẹ Dũng nằm trên giường bệnh yếu ớt đưa tay ra cầm lấy.
Ở bên kia cánh cổng trường, Dũng đưa tay ra đón lấy hộp cơm mẹ đưa.

-“ Mẹ ơi!” Dũng bật khóc nức nở.
Lúc đó, tôi chứng kiến tận mắt mọi chuyện, hình như mẹ em muốn nói lời gì đó nhưng không thể nói nên lời.
-“Mẹ ơi, con không muốn…con không muốn rời xa mẹ đâu!” Dũng vừa khóc vừa hét lên như thế.

Tôi đứng bên cạnh cũng khóc như mưa, tôi càng giận mình hơn vì trước đây đã từng tàn nhẫn với mẹ em.

Ngày hôm sau, mẹ em qua đời. Sau đó một ngày, bố Dũng đến văn phòng của tôi, đưa cho tôi một cái túi giấy.

-“Thầy giáo à, đây là số tiền mà các thầy và các cháu học sinh quyên góp cho tôi, tôi thấy trong trường còn rất nhiều học sinh cần đến số tiền này, vì vậy tôi đem trả lại cho thầy. Cảm ơn tấm lòng của các thầy và các cháu học sinh!”.

Sau đó, hàng ngày tôi đều nói chuyện với Dũng, tôi sợ em không vượt qua được nỗi đau mất mẹ.
-“Thưa thầy! Thầy yên tâm ạ, thầy không phải lo lắng cho em đâu ạ!” Dũng nói với tôi như thế.
-“Em đã sớm biết được mẹ sẽ ra đi rồi ạ! Không phải là em không muốn nghe lời dặn của thầy, nói với mẹ đừng đưa cơm đến nữa nhưng vì trong ngày chỉ có buổi trưa em mới được ăn cơm mẹ nấu thôi ạ!”
Tôi bỗng run lên :”Tại sao vậy?”

Mẹ em rất yếu, mọi việc trong nhà đều do bố làm hết, nấu cơm cũng vậy ạ. Chỉ có buổi trưa bố vắng nhà, mẹ em mới giấu bố để làm cơm cho em. Mẹ em cứ nhất quyết phải mang cơm đến cho em…”
Nói xong, Dũng òa khóc…

Những trang đời lắng đọng,
cảm ơn
Kim Hoa đã chia sẻ
Hoàng Kim (sưu tầm)

SỰ LƯƠNG THIỆN KHÔNG CẦN QUA SÁT HẠCH !

Một ngày nọ, có một người đàn ông tên là Walter Salles vào thành phố làm việc, ông đi ngang một cậu bé đánh giày khoảng mười mấy tuổi ở quảng trường nhà ga xe lửa, cậu bé đánh giày hỏi ông:

– “Thưa ông, xin hỏi ông có cần đánh giày không ạ?”

Walter cúi đầu nhìn đôi giày chưa quá bẩn của mình, ông lắc đầu từ chối. Khi Walter chuẩn bị đổi tàu thì cậu bé lúng túng, ngượng ngùng, đôi mắt ánh lên sự cầu xin:

– “Thưa ông, cả ngày nay cháu chưa ăn gì rồi, xin ông có thể cho cháu vay một chút tiền được không ạ? Cháu sẽ cố gắng đánh giày, một tuần sau cháu sẽ trả lại tiền cho ông!”.

Walter nhìn cậu bé trước mặt mặc bộ quần áo rách rưới, cả người gầy gò, thế là ông móc túi đưa cho cậu bé vài đồng xu. Cậu bé vô cùng cảm kích nói lời cảm ơn ông rồi chạy đi như bay.Khi đó, Walter nghĩ thầm:

– “Lại là một thằng nhóc lừa đảo…” và rồi ông đã quên bẵng đi…

Cho đến vài tuần sau, Walter lại đi ngang qua trạm xe lửa, đột nhiên ông nghe thấy giọng nói từ xa vọng lại:

– “Thưa ông, xin ông đợi một lát!”.

Khi đó, ông nhìn thấy một cậu bé gầy gò chạy đến đưa cho ông mấy đồng xu, lúc này Walter mới nhận ra cậu bé này chính là đứa bé đánh giày đã mượn ông tiền.
Cậu bé vừa thở hổn hển vừa nói:

– “Cháu đã đợi ông ở đây rất lâu rồi, rốt cuộc hôm nay cũng đã trả được tiền cho ông”.
Walter cầm trong tay những đồng xu còn ướt đẫm mồ hôi của cậu bé, đột nhiên ông cảm thấy đứa trẻ này thật đặc biệt.

Thế nên bỗng nhiên ông có một suy nghĩ, ông thấy cậu bé này rất phù hợp với hình tượng nam chính trong kịch bản mới của mình.

Hóa ra Walter là một đạo diễn và khi đó ông đang chuẩn bị phần tiền kỳ cho bộ phim, ông đã quan sát các sinh viên của trường diễn xuất không dưới một trăm lần, nhưng đều không vừa ý.

Lúc này, ông nhận ra rằng cậu bé này có thể là nam chính trong bộ phim của ông. Và rồi ông lấy vài đồng xu ra và nói với cậu bé rằng:

– “Số tiền này là chính tôi muốn cho cháu, không cần trả lại. Ngày mai cháu hãy đến văn phòng đạo diễn ở công ty điện ảnh trong thành phố tìm tôi, tôi sẽ cho cháu một niềm vui bất ngờ lớn hơn”.

Nói xong, Walter rời đi, trong lòng cảm thấy rất ấm áp và bắt đầu hy vọng vào cậu bé này.

Hôm sau, bảo vệ công ty điện ảnh nói với Walter rằng trước cửa có một nhóm trẻ con mặc quần áo rách rưới đến.

Walter vô cùng ngạc nhiên, ông đi ra cửa thì thấy cậu bé ngày hôm qua chạy đến, vui vẻ nói:
– “Thưa ông, họ đều cũng là trẻ mồ côi lưu lạc không có cha mẹ giống như cháu, các bạn ấy cũng hy vọng có được niềm vui bất ngờ ạ!”

Walter không thể nào ngờ được một cậu bé vô gia cư nghèo khó lại lương thiện đến thế. Nhưng sau khi quan sát, ông nhận ra quả thật là có vài đứa trẻ khác trong số đó phù hợp với vai nam chính trong kịch bản của ông hơn.

Dù vậy cuối cùng Walter đã quyết định chọn cậu bé đánh giày này và ông viết trong hợp đồng lý do mà ông chọn cậu bé là:
– “Sự lương thiện không cần qua sát hạch”.

Cậu bé này chính là Vinícius de Oliveira người Brazil, cậu chủ nhỏ trong bộ phim “Central Station” (hay “Central do Brasil”) nổi tiếng của đạo diễn Walter Salles, bộ phim này đã nhận được hơn 50 giải thưởng, chiến thắng giải “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” tại Quả Cầu Vàng 1999 và còn nhận được 2 đề cử Oscar năm đó.

Vài năm sau, Vinícius de Oliveira cũng mở một công ty điện ảnh và làm chủ tịch, anh còn viết một quyển tự truyện có tên là “Cuộc đời diễn viên của tôi”.

Trên trang bìa trong của quyển sách có dòng chữ viết tay của ông Walter:
“Sự lương thiện không qua sát hạch”
và đánh giá của ông về Vinícius de Oliveira:
“Vì lòng lương thiện, cậu từng đem cơ hội nhường cho người khác; cũng vì sự lương thiện ấy, cơ hội trong cuộc đời chưa từng bỏ qua cậu”.
Nguồn st

Dạ! Nếu được lựa chọn xin hãy lựa chọn sự thiện lương. Hãy sống vì mọi người, vì ai cũng xứng đáng được yêu thương.

Những trang đời lắng đọng,
cảm ơn
Kim Hoa đã chia sẻ
Hoàng Kim (sưu tầm)

Vinícius de Oliveira
“Cuộc đời diễn viên của tôi”

Tiểu sử
Vinícius Campos de Oliveira sinh ngày 18 tháng 7 năm 1985 tại Bonsucesso, Rio de Janeiro, là một diễn viên người Brazil . Anh được mẹ Juçara nuôi, cùng với một anh trai và hai em gái. Vinícius và anh trai làm ‘cậu bé đánh giày’ trước khi kết thúc cuộc gặp gỡ với đạo diễn Walter Salles, chính trong lúc Vinícius Campos de Oliveira đi đánh giày. Đạo diễn Walter Salle, vì cảm động trước sự lương thiện của cậu bé đánh giày lương thiện này nên đã mời anh đến thử nghiệm màn hình cho một vai diễn viên nhí trong một bộ phim sắp tới của ông.

Nghề nghiệp

Năm 1997, Vinícius Campos de Oliveira đã được chọn trong số gần 2.000 ứng cử viên để đóng vai Josué trong “
Nhà ga trung tâm Sallesa” cùng với Fernanda Montenegro. Bộ phim được giới phê bình đánh giá cao và đưa Vinícius Campos de Oliveira vào sự nghiệp với tư cách là một diễn viên nhí, trình bày các chương trình như Đá “Alô Vídeo Escola” và “Que bicho é esse?” trên Canal Futura từ tháng 6 năm 1998 đến tháng 3 năm 2000. Ông cũng tham gia bộ phim “telenovela Suave Veneno trên Globo TV” và tái hợp với Walter Salles để thực hiện trong bộ phim “Phía sau mặt trời” trong giai đoạn này.

Vinícius Campos de Oliveira cũng bắt đầu thành diễn viên nhà hát vào khoảng thời gian này, biểu diễn trong một sản phẩm của Carlos Muffond de Andrade, Jovem Drumond, ra mắt vào tháng 11 năm 2000 và đi lưu diễn khắp đất nước, với sản phẩm “They Do Not Wear Black-Tie” của họ,. giữa tháng 3 và tháng 5 năm 2001. Ông cũng xuất hiện trong sản phẩm của Anamaria Nunes “The Trianon Generation” trong năm 2004.

Năm 2008, Vinícius Campos de Oliveira đóng vai chính trong Walter Salles và Daniela Thomas, “Linha de Passe”, được đề cử giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm đó. Ông cũng có một vai chính trong bộ phim Neon Bull 2015, được đánh giá cao và giành giải Grand Prix tại Liên hoan phim quốc tế Warsaw lần thứ 31 và Giải thưởng đặc biệt Horizons của Ban giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế Venice lần thứ 72.

Thư mục chi tiết và phim liên quan về Vinícius Campos de Oliveira mời xem tại https://www.papodecinema.com.br/artistas/vinicius-de-oliveira/

Số phận đôi khi cho chúng ta những may mắn bất ngờ như chuyện “Nhà ông ngoại của em” trong “Đến với bài thơ hay“, nhưng trước trên hết vẫn là nhân cách lương thiện và nghị lực vươn tới. Vinícius de Oliveira một cậu bé đánh giày đã lọt vào mắt xanh của Walter Salles nhờ sự lương thiện là bài học lớn. Vinícius de Oliveira vài năm sau cũng mở một công ty điện ảnh và làm chủ tịch, anh còn viết một quyển tự truyện có tên là “Cuộc đời diễn viên của tôi”. Trên trang bìa trong của quyển sách có dòng chữ viết tay của ông Walter Salles “Sự lương thiện không qua sát hạch” và đánh giá của ông về Vinícius de Oliveira: “Vì lòng lương thiện, cậu từng đem cơ hội nhường cho người khác; cũng vì sự lương thiện ấy, cơ hội trong cuộc đời chưa từng bỏ qua cậu”.

Những trang đời lắng đọng,
cảm ơn
Kim Hoa đã chia sẻ
Hoàng Kim (biên soạn từ Vinícius de Oliveira bản tiếng Anh và chuyển thể tiếng Việt )


Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây cập nhật mỗi ngày

Video yêu thích
KimYouTube

Trở về trang chính
Việt Nam tổ quốc tôi| Đất nước con người, nghiên cứu dịch thuật Việt Trung, Hoàng Tố Nguyên Hoàng Long Hoàng Kim  Ngọc Phương NamThung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sốngFood CropsKim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter

Số lần xem trang : 20427
Nhập ngày : 06-11-2019
Điều chỉnh lần cuối : 06-11-2019

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 2(23-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 2(22-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 2(21-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 2(20-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 2(19-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 2(18-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 2(17-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 2(16-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 2(15-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 14 tháng 2(15-02-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007