Số lần xem
Đang xem 5362 Toàn hệ thống 8418 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365. Chào ngày mới 10 tháng 11. Thổ Nhĩ Kỳ và quốc phụ Atatürk (hình). Thầy bạn trong đời tôi. Con đường lúa gạo Việt Nam; Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt;Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái, Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’ Ngày 10 tháng 11 năm 1838 là ngày mất của Atatürk là vị Tổng thống đầu tiên, nhà cách mạng, quốc phụ của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Mustafa Kemal Atatürk sinh ngày 19 tháng 5 năm 1881 là thống soái siêu việt của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ông lãnh đạo Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi thành lập chính phủ lâm thời tại Ankara, ông đã đánh bại lực lượng Đồng Minh. khai sinh nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là Tổng thống đầu tiên từ năm 1923 cho đến khi ông qua đời vào năm 1938. Tư tưởng thế tục và dân tộc, chính sách và lý thuyết của ông đã trở thành chủ thuyết Kemalism với khẩu hiệu nổi tiếng “hòa bình trong mỗi gia đình, hòa bình trên toàn thế giới” giúp đất nướcThổ Nhĩ Kỳ kế tục hiệu quả đế quốc Ottoman và trỗi dậy mạnh mẽ là cường quốc khu vực có vai trò trong NATO vị trí chủ lực hiện nay ở Trung Đông. Ngày 10 tháng 11 năm 1038, thủ lĩnh tộc Đảng Hạng là Lý Nguyên Hạo lên ngôi hoàng đế lập nước Tây Hạ, thoát ly triều Tống. Người Đảng Hạng vốn ở Tứ Xuyên đến thời Đường thì di cư tới Thiểm Bắc. Tây Hạ với Tống và Liêu từ đó hình thành cục diện chân vạc ba nước gần hai trăm năm. Nước Tây Hạ bị Mông Cổ tiêu diệt vào năm 1227. Ngày 10 tháng 11 năm 1983, hệ điều hành Microsoft Windows dựa trên giao diện người dùng đồ họạ được phát triển và phân phối lần đầu tiên bởi Microsoft, sau này trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới đến năm 2015. Bài viết chọn lọc ngày 10 tháng 11: Thầy bạn trong đời tôi; Con đường lúa gạo Việt Nam; Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt;Thổ Nhĩ Kỳ nông nghiệp sinh thái; Thổ Nhĩ Kỳ với ‘vành đai và con đường’Sớm Đông; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-11/
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI Hoàng Kim
Cao hơn trang văn là cuộc đời. Đó là những người bạn sống đẹp trong lòng tôi. Tôi chưa vội viết về họ mà chỉ neo lại ít hình ảnh tư liệu để nhớ. Ngắm những người bạn cũ, lòng tôi bồi hồi xúc động và nhớ lại. Mỗi người đều có câu chuyện của riêng mình. Tình bạn đã ảnh hưởng và lưu lại dấu ấn trong đời ta. “Dù chúng ta đang ở đâu, chính bạn hữu đã tạo nên thế giới. https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-la-loc-xuan-cuoc-doi/
Dịp trước, các bạn lớp tôi hẹn nhau về Nha Trang họp mặt. Nơi đó có vợ chồng anh chị Хай Шам ХоHue DO Thi Minh ở và cũng công tác nhiều năm ở đấy. Ai cũng vui thích và có một tuần hội ngộ thật vui. Anh Trần Văn Minh và tôi bận việc em BM Nguyễn ở Tây Nguyên không về được. Trung Trung, Hinh Lâm Quang và các bạn gợi lại nhiều chuyện cũ thuở xưa thật hay. Hoàng Kim lưu lại ở đây để quý thầy bạn rỗi rãi ghé đọc.
Câu chuyện thứ nhất : CÂY BƯỞI (con trai đôi lúc cũng có giá)
Trung Trung viết: “Nhân 45 năm mới có dịp về lại Na Hoa Hữu Lũng,Lạng Sơn, nơi thời sinh viên chúng tôi đã từng lao động và học tập ở đó thời gian ngắn. Nhìn lại chốn cũ lòng bồi hồi xúc động nhớ lại một thời thanh niên tuổi trẻ. Một vài mẩu chuyện vui nho nhỏ kể lại để những ai đã cùng trải qua những tháng ngày sinh viên ấy nhớ đến nhau bởi những kỷ niệm xưa.
Năm ấy lớp chúng tôi đi lao động rèn nghề tại nông trường Hữu Lũng Lạng Sơn. Tuổi trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, lao động khỏe ăn uống thì kham khổ, cơm ngô nhưng chả mấy bữa được no lúc nào cũng thấy đói và đói triền miên. Buổi trưa nọ sau khi xới cỏ dứa xong thì một toán chúng tôi gồm tám đứa trong đó có ba đứa con gái trên đường đi về vừa đi vừa bàn tán rất vui vẻ. Bỗng một chị lớn trong toán phát hiện trong vườn nhà dân có một gốc bưỏi xum xuê và rất nhiều quả. Lũ con gái vào mua và sau một hồi trả giá thì gia chủ đồng ý bán cho mấy quả bưỏi với giá hai hào một quả( hai hào lúc đó cũng có giá trị vì học bổng nhà nước cấp cho sinh viên nữ là hai mưoi hai đồng một tháng). Trưa thì nắng cả lũ trai gái ngồi dưói bóng cây mát rưọi ấy ăn những múi bưỏi ngọt lim, thật là sung sướng.Cả trai cả gái hồ hởi xơi hết bốn quả bưỏi đã mua với tám hào bạc.Ừ thì rằng đã biết chỗ rồi nhé, rằng thì hẹn nhau những ngày sau đó có cơ hội sẽ đi mua nữa. Lũ con gái sau đó có đến mua nữa nhưng ông chủ cây bưỏi nói nhà có việc phải để dành không bán . Nhưng điều kỳ lạ là lũ con trai đến đó và vẫn có bưỏi mang về cả lũ cùng ăn. Mãi đến bây giờ 45 năm sau lũ con gái mới biết rằng, số là khi đó ông chủ của cây bưỏi có cô con gái kém lứa chúng tôi chừng hai hay ba tuổi gì đó nên ông cũng muốn một đứa trai trong đám sinh viên làm rể nhà ông và rồi ..lời mời các con cứ ra chơi, con gái của bố cũng mến các con lắm đó…rằng thì là …ước gì có đứa ở lại đây làm con của bố mẹ …rằng thì là ..cái nghề của các con ở cái đất này mà phát triển vườn cây áo cá thì thật là tuyệt vời, đất nương nhà bố rộng vài quả đồi sẽ là của vợ chồng các con.vv….ha ha các chú sinh viên ta cứ đi ăn bưỏi, vẫn cứ đi thăm thầy bu khi cây bưỏi vẫn còn quả… Sau hai tháng ở Hữu Lũng cây bưỏi thì hết quả, con gái ông chủ chả kén được chồng và cũng chả có đứa trai nào của lớp đó ở lại Hữu Lũng làm rể cả. Thế mới ngộ ra rằng con trai đôi lúc cũng có giá…haha..
Câu chuyện thứ hai: CHUYỆN CÁI GÁC ĐỜ BU (con gái có giá hơn con trai, Hoàng Kim đùa vui viết thêm vào)
Chuyện là khi lớp sinh viên chúng tôi vẫn còn đang lao động rèn tay nghề tại nông trường Hữu Lũng vì thời gian những gần hai tháng chưa kết thúc. Một buổi sáng chủ nhật thằng bạn thân gọi tôi rôi thầm thì: ” Này đằng ấy có đi về thị xã Bắc Giang với tớ không?” Tôi liền bảo với hắn ta : ” Ừ thì đi, mình cũng muốn về đó để xem cái thị xã đó nó to nhỏ, lớn bé, xấu đẹp ra làm sao vì mang tiếng là trường ở Hà Bắc mà mình đã đến bao giờ đâu với lại mình cũng muốn mua một ít quả bồ kết khô để gội đầu”.
Suốt cả buổi sáng chúng tôi lượn lờ ở cái thị xã nhỏ bên bờ con sông Thương thơ mộng ấy để thăm thú và dạo chợ. Thị xã thời chiến nên dân cư thưa thớt và cũng chả có công trình vui chơi giải trí gì nhiều nên chuyến thăm thú cũng nhanh chóng kết thúc, tôi cũng đã kịp mua cho mình một túi quả bồ kết nhỏ.
Lạng Sơn và Bắc Giang là hai tỉnh giáp nhau nhưng cách nhau một con sông nhỏ có cái ngầm qua sông nối giữa hai nơi. Bây giờ nơi đây đã là một cây cầu vững trãi có tên Cầu Lường. Tiết trời thu tháng chín, nước sông lên to đến đầu gối do vậy khách bộ hành và cả xe cộ đi qua phải lội bộ rất vất vả. Thằng bạn dắt xe đi trước, trên ghi đông xe treo tòn teng túi bồ kết nhỏ tôi vừa mua ở chợ Bắc Giang, còn tôi hai tay xách hai ống quần quá gối lẽo đẽo lội nước theo sau cái xe của hắn. Đoạn ngầm này bình thường khi không có nước tràn qua thì không sao nhưng hôm đó vì nước lớn tràn ngầm nên có chừng mươi lăm thanh niên đứng hai bên ngầm làm tiêu và đảm bảo giao thông, hỗ trợ cho khách qua lại. Khi hai đứa tôi đã qua chừng hai phần khúc ngầm về phía Lạng sơn thì một anh chàng trong đám thanh niên đảm bảo giao thông đó bất ngờ một tay túm ghi đông xe, một tay vỗ vào vai hắn rồi nói: ” Này tôi ghen tỵ với ông bạn đấy, ông có đôi gạc đờ bu xe trắng quá!” Thấy anh ta nói vậy tôi bước nhanh lên một bước đi sát vào hắn và ngu ngơ hỏi: ” Này cái xe của đằng ấy là xe đạp Thống Nhất màu xanh thẫm cùng với đôi gạc đờ bu sắt mạ sơn cũng xanh mà sao thằng chả lại khen xe có cái gạc đờ bu trắng quá là can cớ sao vây?”. ( Chả là khi đó chiến tranh phá hoại tất cả các vật dụng đều sơn hay che tủ ngụy trang màu xanh cây cỏ để tránh bị máy bay Mỹ phát hiện)Thằng bạn khi ấy cưòi tủm tỉm rồi bảo nhỏ:” Bà cứ nhìn xuống đôi chân của bà xem sao, thằng chả nói vậy vì nó tưởng bà là ngưòi ui của tui trời ạ”. Trời đất ơi lúc đó tôi mới thủng ra và vừa cưòi vừa nói lớn ” Tụi con trai các ông cũng khéo lắm chuyện quá đi ha..ha…và này đừng có vào rừng mơ mà bắt con tưởng bở nhé!”.
Rồi ông trời cũng khéo sắp đặt để hắn nhìn xuôi chứ không nhòm ngang và vợ hắn sau này là một em học sau chúng tôi hẳn hai khóa.
Và rồi đôi gạc đờ bu năm nào đã thuộc về ngưòi khác chứ không phải là sở hữu của hắn…”
Câu chuyện thứ ba CHUYỆN CŨ Ở NA HOA
Hữu Lũng tháng 11 năm 2017(45 năm sau ) Lâm Quang Hinh (Hinh Lâm Quang) viết:
“Chuyện trai gái lớp 4a hay ra phết chẳng bù cho 4b con trai con gái lúc nào cũng như kẻ thù làm mình mất hứng phải sang lớp khác chơi để tìm cảm hứng và niềm vui . Kỹ niệm về nông trường Na Hoa thì có nhiều lắm nhưng kỹ niệm nhớ mãi là hội thi trồng dứa toàn miền bắc năm 1973 . Đại diện đội tuyển của trường đại học nông nghiệp 2 là 3 chàng trai của lớp 4b gồm Đỗ Đình Ka , Trần Văn Khánh và Hinh Lâm . Trong đó Ka và Khánh chỉ gánh chồi dứa phục vụ cho Hinh Lâm trồng . Kết quả sau 2h 30 ‘ thành tích trồng 4300 cây bình quân 1700 cây /h trong lúc chỉ tiêu đạt kiện tướng của các nông trường 3500 cây / ngày .Điều đặc biệt toàn bộ tuyển thủ dự thi của các nông trường dứa miền bắc là nữ duy nhất trường ta chỉ có 3 tuyển thủ nam . Kết quả cuộc thị đội tuyển của trường ĐHNN2 giành giải nhất . Sau khi công bố kết quả tất cả các cô gái dự thi khóc nức nở không ngờ lại thua các chàng trai lớp 4b đẹp trai và lao động giỏi . Trở về trường loa phóng thanh thông báo kết quả thi trồng dứa toàn miền bắc suốt cả tháng trời . Tên tuổi 3 đứa tôi cứ thế mà nổi tiếng, vừa tự hào vừa xấu hổ vì đến đâu các em khoá sau cứ nhìn như người ngoài hành tinh vậy .Gần 45 năm trôi qua mà kỹ niệm ấy vẫn còn nhớ mãi .
Tôi không không được đi trồng dứa ở Na Hoa bởi khi đó tôi đã vào bộ đội . Tôi có hai bài thơ Qua sông Thương gửi về bến nhớ trùng với thời điểm Trung Trung (1971) và Câu cá bên dòng Srepok trùng với thời điểm Hinh Lâm Quang (1973) nay xin kể lại cho các bạn cùng nghe:
QUA SÔNG THƯƠNG GỬI VỀ BẾN NHỚ
Hoàng Kim
Ta lại hành quân qua sông Thương
Một đêm vào trận tuyến
Nghe Tổ Quốc gọi lên đường!
Mà lòng ta xao xuyến
Và hồn ta căng gió reo vui
Như dòng sông Thương chảy mãi về xuôi
Hôm nay ta ra đi
Súng thép trên vai nóng bỏng
Không qua nhịp cầu ngày xưa soi bóng
Phà đưa ta sang sông
Rạo rực trời khuya, thao thức trong lòng
Rầm rập dòng sông sóng nhạc
Như tình thân yêu muôn vàn của Bác
Tiễn đàn con ra đi
Tầu cập bến rầm rì tiếng máy
Tiếng động cơ sục dưới khoang tàu
Hay sôi ở trong lòng đất cháy
Hay giữa tim ta thúc giục lên đường
Chào bờ Bắc thân yêu hẹn ngày trở lại!
Ôi những con thuyền đèn trôi suốt canh khuya
Có khua nhẹ mái chèo qua bến cũ
Nhắn cho ai ngày đêm không ngủ
Rằng ta đi chưa kịp báo tin vui
Đêm nay bên dòng nước nghiêng trôi
Sông vẫn thức canh trời Tổ Quốc
Rạo rực lòng ta bồi hồi tiếng hát
Đổ về bến lạ xa xôi
Với biển reo ca rộng mở chân trời
(1971)
(Rút trong tập THƠ VIỆT NAM 1945-2000
Nhà Xuất bản Lao động 2001, trang 646)
CÂU CÁ BÊN DÒNG SREPOK
Hoàng Kim
Bạn chèo thuyền trên sông Neva
Có biết nơi này mình câu cá?
Srepok giữa mùa mưa lũ
Sốt rừng, muỗi vắt, đói cơm.
Suốt dọc đường hành quân
Máy bay,
pháo bầy,
thám báo,
mưa bom.
Chốt binh trạm giữa rừng
Người bạn thân
Lả người
Vì cơn rét đậm.
Thèm một chút cá tươi,
Mình câu cá
Cho bữa cơm người thân
mà nước mắt
đời người
rơi, rơi…
mặn đắng.
Bạn ơi
Con cá nhỏ trên dòng Srepok
Đã theo dòng thác cuốn đi rồi.
Đất nước nghìn năm
Trọn lời thề
Sống chết thủy chung
với dân tộc mình
Muôn suối nhỏ
Đều đi về biển lớn.
(1973)
Câu chuyện thứ năm THẦY BẠN LÀ LỘC XUÂN CUỘC ĐỜI
(Hoàng Kim kể trích từ câu chuyện đăg trong Kỷ yếu Khoa Nông học ĐHNLHCM)
Thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc năm 1970, tôi học Trồng trọt 4 cùng khóa với các bạn Trần Văn Minh, Đỗ Thị Minh Huệ, Phan Thanh Kiếm, Đỗ Khắc Thịnh, Vũ Mạnh Hải, Phạm Sĩ Tân, Phạm Huy Trung, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu Bình, Lê Huy Bá … cho đến ngày 02 tháng 9 năm 1971 thì tôi gia nhập quân đội cùng lứa với Nguyễn Văn Thạc. Đợt tuyển quân sinh viên trong ngày độc lập đã nói lên sự quyết liệt sinh tử và ý nghĩa thiêng liêng của ngày cầm súng. Chiến trường đánh lớn. Đơn vị chúng tôi chỉ huấn luyện rất ngắn rồi vào trận ngay với 81 đại đội vượt sông Thạch Hãn. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 sau này đã đi vào huyền thoại: “Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm” (10) Tổ chúng tôi bốn người thì Xuân và Chương hi sinh, chỉ Trung và tôi trở về trường sau ngày đất nước thống nhất. Những vần thơ viết dưới đây là xúc động sâu xa của tôi khi nghĩ về bạn học đồng đội đã khuất: “Trận chiến hôm qua bạn góp máu hồng. Lớp học hôm nay bạn không trở lại. Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội. Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh” (11)
Tôi về học tiếp năm thứ hai tại Trồng trọt 10 của Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc đến cuối năm 1977 thì chuyển trường vào Đại học Nông nghiệp 4, tiền thân Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trồng trọt 2 thuở đó là một lớp chung mãi cuối khóa mới tách ra 2A,2B, 2C. Tôi làm Chủ tịch Hội Sinh viên thay cho anh Nguyễn Anh Tuấn khoa thủy sản ra trường về dạy Đại học Cần Thơ. Trồng trọt khóa hai chúng tôi thuở đó được học với các thầy cô: Nguyễn Đăng Long, Tô Phúc Tường, Nguyễn Tâm Đài, Trịnh Xuân Vũ, Lê Văn Thượng, Ngô Kế Sương, Trần Thạnh, Lê Minh Triết, Phạm Kiến Nghiệp, Nguyễn Bá Khương, Nguyễn Tâm Thu, Nguyễn Bích Liễu, Trần Như Nguyện, Trần Nữ Thanh, Vũ Mỹ Liên, Từ Bích Thủy, Huỳnh Thị Lệ Nguyên, Trần Thị Kiếm, Vũ Thị Chỉnh, Ngô Thị Sáu, Huỳnh Trung Phu, Phan Gia Tân, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Văn Kế, … Ngoài ra còn có nhiều thầy cô hướng dẫn thực hành, thực tập, kỹ thuật phòng thí nghiệm, chủ nhiệm lớp như Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Văn Kịp, Lê Quang Hưng, Trương Đình Khôi, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Gia Quốc, Nguyễn Văn Biền, Lê Huy Bá, Hoàng Quý Châu, Phạm Lệ Hòa, Đinh Ngọc Loan, Chung Anh Tú và cô Thảo làm thư ký văn phòng Khoa. Bác Năm Quỳnh là Bí thư Đảng ủy đầu tiên của Trường sau đó là thầy Kiên và cô Bạch Trà. Thầy Nguyễn Phan là Hiệu trưởng kiêm Trưởng Trại Thực nghiệm. Thầy Dương Thanh Liêm, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Tuyết, Ngô Văn Mận, Bùi Xuân An … ở khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Nguyển Yên Khâu, Nguyễn Quang Lộc … ở khoa Cơ khí, cô Nguyễn Thị Sâm ở Phòng Tổ chức, cô Văn Thị Bạch Mai dạy tiếng Anh, thầy Đặng, thầy Tuyển, thầy Châu ở Kinh tế Mác Lê … Thầy Trần Thạnh, anh Quang, anh Đính, anh Đống ở trại Trường là những người đã gần gũi và giúp đỡ nhiều các lớp nông học.
Thuở đó đời sống thầy cô và sinh viên thật thiếu thốn. Các lớp Trồng trọt khóa 1, khóa 2, khóa 3 chúng tôi thường hoạt động chung như: thực hành sản xuất ở trại lúa Cát Lái, giúp dân phòng trừ rầy nâu, điều tra nông nghiệp, trồng cây dầu che mát sân trường, rèn nghề ở trại thực nghiệm, huấn luyện quốc phòng toàn dân, tập thể dục sáng, hội diễn văn nghệ, thi đấu bóng chuyền, bóng đá tạo nên sự thân tình gắn bó. Những sinh viên các khóa đầu tiên được đào tạo ở Khoa Nông học sau ngày Việt Nam thống nhất hiện đang công tác tại trường có các thầy cô như Từ Thị Mỹ Thuận, Lê Văn Dũ, Huỳnh Hồng, Cao Xuân Tài, Phan Văn Tự, …
Tháng 5 năm 1981, nhóm sinh viên của khoa Nông học đã bảo vệ thành công đề tài thu thập và tuyển chọn giống khoai lang Hoàng Long, Chiêm Dâu, Gạo, Bí Đà Lạt được Bộ Nông nghiệp công nhận giống ở Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Toàn Quốc Lần thứ Nhất tổ chức tại Thành phố Hố Chí Minh. Đây là một trong những kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đầu tiên của Trường giới thiệu cho sản xuất. Thầy Cô Khoa Nông học và hai lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 cũng đã làm họ trai họ gái tác thành đám cưới cho vợ chồng tôi. Sau này, chúng tôi lấy tên khoai Hoàng Long để đặt cho con và thầm hứa việc tiếp nối sự nghiệp nghiên cứu khoa học và giảng dạy, một nghề nghiệp cao quý và lương thiện. “Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền. Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó. Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ. Có bạn thầy càng bền chí vươn lên. Trước mỗi khó khăn tập thể luôn bên. Chia ngọt xẻ bùi động viên tiếp sức. Thân thiết yêu thương như là ruột thịt. Ta tự nhủ lòng cần cố gắng hơn (11).
Bạn học chúng tôi vẫn thỉnh thoảng họp mặt, có Danh sách các lớp Trồng trọt 2, Trồng trọt 3 số điện thoại và địa chỉ liên lạc. Một số hình ảnh của các lớp ngày ấy và bây giờ.
Những bài học quý từ những người Thầy
Nhiều Thầy Bạn đã hun đúc nên nhân cách, niềm tin, nghị lực và trang bị kiến thức vào đời cho tôi, xin ghi lại một số người Thầy ảnh hưởng lớn đối với tôi và bài học:
Thầy Mai Văn Quyền sống phúc hậu, tận tâm hướng dẫn khoa học sát thực tiễn. Công việc làm người hướng dẫn khoa học trong điều kiện Việt Nam phải dành nhiều thời gian, chu đáo và nhiệt tình. Thầy Quyền là chuyên gia về kỹ thuật thâm canh lúa và hệ thống canh tác đã hướng nghiệp vào đời cho tôi. Những dòng thơ tôi viết trên trang cảm ơn của luận án tiến sĩ đã nói lên tình cảm của tôi đối với thầy cô: “Ơn Thầy (12). Cha ngày xưa nuôi con đi học. Một nắng hai sương trên những luống cày. Trán tư lự, cha thường suy nghĩ. Phải dạy con mình như thế nào đây? Cha mất sớm, bom thù rung mặt đất. Cái chết giằng cha ra khỏi tay con. Mắt cha lắng bao niềm ao ước. Vẫn lo cho con đến phút cuối cùng. Giặc giết cha, cha chưa kịp thấy. Tương lai con đi, sự nghiệp con làm. Cha có biết, luống cày cha bỏ dỡ. Cha ngã xuống rồi trao lại tay con. Trên luống cày này, đường cày con vững. Bởi có dáng thầy thay bóng cha xưa. Hiểu mảnh đất máu đào cha nhuộm đỏ. Thôi thúc tim con học tập phút giờ …”. Thầy Quyền hiện đã 80 tuổi, đang đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và nhiều Viện Trường khác. Tấm gương phúc hậu và tận tụy của Thầy luôn nhắc nhở tôi.
Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống. Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.
Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao (13). Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. (14)
Thầy Tôn Thất Trình sống nhân cách, dạy từ xa và chăm viết sách. Giáo sư Tôn Thất Trình sinh ngày 27 tháng 9 năm 1931 ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên (Huế), thuộc hoàng tộc nhà Nguyễn Phước, hiện hưu trí tại Irvine, California, Hoa Kỳ đã có nhiều đóng góp thiết thưc, hiệu quả cho nông nghiệp, giáo dục, kinh tế Việt Nam. Thầy làm giám đốc Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Sài Gòn theo bổ nhiệm của GS. Phạm Hoàng Hộ, tổng trưởng giáo dục đương thời chỉ sau bác sỹ Đặng Quan Điện vài tháng. Giáo sư Tôn Thất Trình đã hai lần làm Tổng Trưởng Bộ Canh Nông và Cải Cách Điền Địa năm 1967 và 1973, nguyên chánh chuyên viên, tổng thư ký Ủy Ban Lúa Gạo Quốc Tế của FAO (Rome). Thành tựu nổi bật của giáo sư trên lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc chỉ đạo phát triển đại trà năm 1967-1973 lúa Thần Nông (IR8…) nguồn gốc IRRI mang lại chuyển biến mới cho nghề lúa Việt Nam; Giáo sư trong những năm làm việc ở FAO đã giúp đỡ Bộ Nông nghiệp Việt Nam phát triển các giống lúa thuần thấp cây, ngắn ngày nguồn gốc IRRI cho các tỉnh phìa Bắc; giúp phát triển lúa lai, đẩy mạnh các chưong trình cao su tiểu điền, mía, bông vải, đay, đậu phộng , dừa, chuối, nuôi cá bè ở Châu Đốc An Giang, nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, nuôi cá măng ở Bình Định, nuôi tôm càng xanh ở ruộng nước ngọt, trồng phi lao chống cát bay, trồng bạch đàn xen cây họ đậu phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng lại thông hai lá, ba lá ở Huế và ở Đà Lạt, nuôi heo lai ba dòng nhiều nạc, nuôi dê sữa , bò sữa, trồng rau, hoa, cây cảnh. Trong lĩnh vực giáo dục, giáo sư đã trực tiếp giảng dạy, đào tạo nhiều khóa học viên cao đẳng, đại học, biên soạn nhiều sách. Giáo sư có nhiều kinh nghiệm và đóng góp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp…
Tôi học gián tiếp Thầy qua sách báo và internet. Giáo trình nông học sau ngàyViệt Nam thống nhất thật thiếu thốn. Những sách Sinh lý Thực vật, Nông học Đại cương, Di truyền học, Khoa học Bệnh cây , Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam … do tập thể hoặc chuyên gia đầu ngành phía Bắc biên soạn thời đó hiếm và quý như vàng. Cái khó khác cho thầy trò chúng tôi là thiếu kinh nghiệm thực tiễn của đồng ruộng phương Nam. Những bộ sách của thầy Trình như Cải Thiện Trồng Lúa 1965-66 (hai lần tái bản), Nông Học Đại Cương 1967 (ba lần tái bản), Mía Đường 1972 (hai lần tái bản), Cây Ăn Trái Có Triển Vọng 1995 (ba lần tái bản), Cây Ăn Trái Cho Vùng Cao 2004, … cùng với sách của các thầy Nguyễn Hiến Lê, Trần Văn Giàu, Phạm Hoàng Hộ, Lương Định Của, Lê Văn Căn, Vũ Công Hậu, Vũ Tuyên Hoàng, Đường Hồng Dật, Nguyễn Văn Luật, Võ Tòng Xuân, Mai Văn Quyền, Thái Công Tụng, Chu Phạm Ngọc Sơn, Phạm Thành Hổ … đã bổ khuyết rất nhiều cho sự học hỏi và thực tế đồng ruộng của chúng tôi. Sau này khi đã ra nước ngoài, thầy Trình cũng viết rất nhiều những bài báo khoa học kỹ thuật, khuyến học trên các báo nước ngoài, báoViệt Nam và blog The Gift.
Điều tôi thầm phục Thầy là nhân cách kẻ sĩ vượt lên cái khó của hoàn cảnh để phụng sự đất nước. Lúa Thần Nông áp dụng ở miền Nam sớm hơn miền Bắc gần một thập kỷ. Sự giúp đỡ liên tục và hiệu quả của FAO sau ngày Việt Nam thống nhất có công lớn của thầy Trình và anh Nguyễn Văn Đạt làm chánh chuyên gia của FAO. Blog The Gift là nơi lưu trữ những “tâm tình” của gíáo sư dành cho Việt Nam, đăng các bài chọn lọc của Thầy từ năm 2005 sau khi về hưu. Đa số các bài viết trên blog của giáo sư về Phát triển Nông nghiệp, Kinh Tế Việt Nam, Khoa học và Đời sống trong chiều hướng khuyến khích sự hiếu học của lớp trẻ. Nhân cách và tầm nhìn của Thầy đối với tương lai và vận mệnh của đất nước đã đưa đến những đóng góp hiệu quả của Thầy kết nối giữa quá khứ và hiện tại, tạo niềm tin tương lai, hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Thầy, Bạn là lộc xuân của cuộcđời
Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ (15) đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải.
Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam :
Trong khói sóng mên
Anh Bùi Chí Bửu tâm sự với tôi: Anh Bổng (Bùi Bá Bổng) và mình đều rất thích bài thơ này của Sơn Nam :
Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương ?
Anh Mai Thành Phụng vừa lo xong diễn đàn khuyến nông Sản xuất lúa theo GAP (17) tại Tiền Giang lại lặn lội đi Sóc Trăng ngay để kịp Hội thi và trình diễn máy thu hoạch lúa. Anh Lê Hùng Lân trăn trở cho giống lúa mới Nàng Hoa 9 và thương hiệu gạo Việt xuất khẩu. Anh Trần Văn Đạt vừa giúp ý kiến “Xây dựng thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam” lại hổ trợ ngay bài viết mới (18).
Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị kỹ niệm 65 năm ngày thành lập (1955- 2020). Dưới mái trường thân yêu này, kết nối Gia đình Nông nghiệp Việt Nam, có biết bao nhà khoa học xanh, nhà giáo nghề nông vô danh đã thầm lặng gắn bó đời mình với nhà nông, sinh viên, ruộng đồng, giảng đường và phòng thí nghiệm. Thật xúc động và tự hào được góp phần giới thiệu một góc nhìn về sự dấn thân và kinh nghiệm của họ.