Số lần xem
Đang xem 1951 Toàn hệ thống 3233 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường OldTownSquare làtrung tâm trụclịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờGothicvàđồng hồ thiên vănthời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú.
Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng OldTownSquare và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi.
Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ.
“Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòaSéc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ.
Praha thành phố vàng
Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc.
Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm.
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ.
Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”…
Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha.
Goethe vĩ nhân huyền thoại
Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian.
Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài.
Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận.
Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam
Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết:
“Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe).
Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời.
Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ.
Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người.
Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust.
Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống.
Faust trong bí mật lâu đài cổ
Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường OldTownSquare. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường OldTownSquare đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống.
Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, …
G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ.
Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian.
OldTownSquare là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức.
Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu.
Hoàng Kim
(*) Ghi chú: Tiệp Khắc kỷ niệm một thời, tôi viết lần đầu ngày 28 tháng 9 năm 2015 và dự định viết một ghi chép sâu hơn về Praha Goethe và lâu đài cổ để bình giải Nỗi đau của chàng Werther và vở kịch thơ Faust là hai kiệt tác văn chương nổi tiếng của đại văn hào Goethe, danh nhân văn hóa thế giới, bậc thầy triết học và văn hóa lừng lẫy nhất của dân tộc Đức, lưu dấu rất đậm nét ở Tiệp Khắc. Năm nay, tôi đã hiệu đính và bổ sung bài viết này để hiến tặng bạn đọc.
TIỆP KHẮC KỶ NIỆM MỘT THỜI Hoàng Kim
Tôi có năm tháng ở Trường Đại Học Nông nghiệp Praha, Tiệp Khắc năm 1986 và may mắn được đến thăm nhiều địa danh lịch sử, văn hóa, khoa học cây trồng, du lịch của nước bạn. Trong lòng tôi lắng đọng Tiệp Khắc kỷ niệm một thời nghiên cứu phát triển đậu rồng hợp tác Việt Tiệp, với những tên người, tên đất yêu thương.
Tiệp Khắc đất nước con người. Tôi dành một khoảng lặng chép lại và suy ngẫm.
Tiệp Khắcmột góc nhìn toàn cảnh
Tiệp Khắc là bài học lịch sử quý giá cho những ai biết trân trọng chân lý và sự thật, yêu tự do và máu xương của nền độc lập, thống nhất Tổ Quốc. Praha thủ đô Tiệp Khắc là “Thành phố vàng” mà trung tâm của thành phố đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1992. Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất trên thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia.Ngày 28 tháng 9 năm 1992 là ngày lập quốc tại Cộng hòa Séc nhưng phải đến ngày 1 tháng 1 năm 1993, nước Tiệp Khắc mới chính thức giải tán trong hòa bình theo các quá trình trong nghị viện và lãnh thổ Tiệp Khắc trở thành Cộng hòa Séc và Slovakia.
Cộng hòa Séc xếp hạng 30/177 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người; xếp hạng 5/168 quốc gia về chỉ số tự do báo chí; xếp hạng 37/157 quốc gia về chỉ số tự do kinh tế; xếp thứ 35/180 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người; xếp thứ 40/180 quốc gia về GDP. Tiệp Khắc đất và người có nhiều chuyện đáng suy ngẫm. Đại học Nông nghiệp Praha, Viện Di truyền Menden với tôi là những năm tháng không quên. Những thành phố xanh tuyệt vời Brno, Bratislava, Plzen, … là những điểm du lịch đáng nhớ.
Đại học Karlova ở Praha (Univerzita Karlova) được Karel IV thành lập năm 1348 là trung tâm học vấn châu Âu. Đại học Karlova cùng với lâu đài Praha và cầu Karl là những di sản văn hóa nổi tiếng thế giới của Cộng hòa Séc.
Tiệp Khắc Czechoslovakia là trái tim văn hóa châu Âu nhưng lịch sử Tiệp Khắc từ thời tiền sử đến cộng hòa Séc là cả một chuỗi biến động. Tiệp Khắc trong khẩu ngữ thường gọi tắt là Tiệp, tiếng Séc gọi là Československo, tiếng Slovak gọi là Česko-Slovensko hoặc trước 1990 gọi là Československo, tiếng Đức gọi là Tschechoslowakei. Tên gọi luôn thay đổi qua nhiều thời kỳ đã cho thấy lịch sử Tiệp Khắc nằm ở nơi trung tâm của các cuộc tranh chấp và giành giật dữ dội bậc nhất trong lịch sử nhân loại
Tiệp Khắc và Bỉ được ví như hai buồng tim của châu Âu. Bạn hãy nhìn vị trí của Cộng hòa Séc trong Liên minh châu Âu và trong khu vực châu Âu. Người Tiệp vượt lên thăng trầm lịch sử và sự tranh đoạt, tan rồi hợp, hợp rồi tan. Họ có hai câu ngạn ngữ nổi tiếng và đó cũng là tuyên ngôn lập quốc “Sự thực trên hết”, “Chân lý luôn chiến thắng” (tiếng Séc“Pravda vítězí”). Bài Quốc ca của Cộng hòa Séc hiện tại “Quê hương tôi nơi đâu?”. Chân lý và sự thật lịch sử là suối nguồn của sự nhận thức.
Cộng hòa Séc hiện nay là một nước Trung Âu không giáp biển. Cộng hòa Séc giáp Ba Lan về phía bắc, giáp Đức về phía tây, giáp Áo về phía nam và giáp Slovakia về phía đông. Thủ đô Praha là thành phố lớn nhất nước với 1,3 triệu dân. Cộng hòa Séc có dân số hiện khoảng 10,3 -11,0 triệu người (Cộng hòa Slovakia hiện khoảng 6,0 triệu người). Cộng hòa Séc là một quốc gia đa đảng theo chế độ cộng hòa đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc hội có hai viện gồm thượng viện và hạ viện. Cộng hòa Séc đã gia nhập NATO vào năm 1999 và trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 2004. Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Cộng hòa Séc đã thông qua Hiệp ước Schengen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và du lịch vào nước này. Ngoài ra, Cộng hòa Séc hiện nay cũng là thành viên của các tổ chức OECD, OSCE, Ủy hội châu Âu và Khối Visegrád.
Lãnh thổ Cộng hòa Séc, ngày nay bao gồm các vùng đất đã từng tồn tại trong lịch sử là Bohemia, Moravia và một phần Silesia. Séc trở thành một bộ phận của Đế quốc Áo và Đế quốc Áo-Hung trong nhiều thế kỉ cho đến năm 1918, khi Séc cùng với Slovakia tuyên bố thành lập nước Tiệp Khắc. Trong Thế chiến thứ hai, Tiệp Khắc bị phát xít Đức chiếm đóng. Sau đó, nước này trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa cho đến năm 1989 khi cuộc Cách mạng Nhung yên bình diễn ra, đưa đất nước trở về tiến trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, một cuộc li khai ôn hòa đã diễn ra, Tiệp Khắc lại tách thành hai quốc gia độc lập là Séc và Slovakia.
Lịch sử cộng hòa Séc. Từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ 10, cộng hòa Séc có tên gọi cũ trong tiếng Anh là “Bohemia”, được biến đổi từ tiếng Latinh “Boiohaemum”, có nghĩa là “quê hương của người Boii”. Tên gọi Séc hiện tại được lấy từ tên Čechy, chuyển hóa từ cách phát âm cũ Cžechy của Ba Lan. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng của người tiền sử sống tại vùng đất này khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Các bộ tộc Celt, Boii đã đến Séc định cư, sau đó, đến thế kỷ 1, các bộ tộc Marcomanni và Quani tại vùng đất thuộc Đức cũng đến đấy sinh sống. Những bộ lạc người Đức trong giai đoạn di cư khoảng cuối thế kỷ thứ 2 đến thứ 5, đã rời Séc di cư rộng ra các vùng đất phía Đông và phía Tây. Người Slav từ vùng Biển Đen–Karpat định cư tại Séc do các cuộc tấn công dữ dội từ vùng Siberia và các bộ lạc Đông Âu tại Hung, Avar, Bulgar và Magyar. Đến thế kỷ 6 họ di cư tới các vùng đất ở phía Nam như Bohemia, Moravia và một số vùng đất mà ngày nay thuộc về lãnh thổ nước Áo. Đầu thế kỷ 7, thương gia Samo đến từ vùng Francia đã lãnh đạo người Slav để chống lại tộc người Avar; năm 623, ông trở thành thủ lĩnh đầu tiên của vương quốc Slav là liên minh của các bộ lạc lớn mạnh. Sau triều đại Samo, người Moravia và Nitra đã thành lập vương quốc mới. Năm 833, Mojmir I của Moravia đã tấn công và sát nhập vương quốc Nitra, lập ra Đại Moravia (Velká Morava). Vua Rastislav (846-870) là người cháu của Mojmir I được ông nhường ngôi cho năm 846. Vua Rastislav đã mời hai nhà truyền giáo Cyril và Methodius đến Đại Moravia để truyền bá đạo Thiên chúa và họ đã giúp xây dựng bảng ký tự Cyril chữ cái của người Slav. Đại Moravia mở rộng nhất dưới thời vua Svatopluk I (hình) với lãnh thổ trải dài bao gồm Hungary, Ba Lan, Áo, Đức, Serbia, Slovenia, Croatia và Ukraina. Về sau, những cuộc chiến tranh liên miên với Đế chế Frank đã làm cho Đại Moravia suy yếu và những người Hungary xâm lược đã khiến đất nước này tan rã vào đầu thế kỉ thứ 10.
Thời Trung cổ, năm 995, Vua Premyslid, thành viên của bộ tộc Séc đã thống nhất các vương triều Séc khác và thành lập vương quốc Bohemia hùng mạnh. Đầu thế kỉ 11, vương quốc Bohemia đã chinh phục Đại Moravia và giao cho một trong những người con trai của vua Bohemia cai trị. Vào năm 1306, dòng họ Premyslid không có người kế vị. Sau nhiều cuộc chiến tranh giành quyền lực đẫm máu, dòng họ Luxemburg đã đoạt được ngôi vua Bohemia. Karel IV (1342-1378), còn gọi là Charles trong tiếng Anh và tiếng Pháp, Karl trong tiếng Đức, là vị vua thứ hai của triều đại Luxemburg đã đưa đất nước Bohemia trở nên hùng mạnh. Karel IV là quốc trưởng của toàn Đế quốc La Mã Thần thánh và các vương quốc phụ cận. Bản đồ đế quốc La Mã Thần Thánh dưới triều Hoàng đế Karl IV thật rộng lớn (hình). Năm 1344, Karel IV nâng chức Giám mục của thành phố Praha lên thành Tổng Giám mục đồng thời kiềm chế quyền lực của các quý tộc Séc. Ông cũng đã chuyển Bohemia và Moravia trở thành các quận hành chính, sáp nhập Brandenburg (năm 1415), Lusatia (năm 1635), Silesia (năm 1742) vào quyền kiểm soát của Séc. Karel IV đã xây dựng thủ đô Praha với những công trình tiêu biểu như lâu đài Praha, cầu Karl và Đại học Karlova (Univerzita Karlova) thành lập năm 1348, đưa Praha thành trung tâm học vấn và trái tim văn hóa châu Âu. Thủ đô Praha là “Thành phố vàng” nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, trung tâm kinh tế, văn hoá và chính trị của Cộng hòa Séc. Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness, được UNESCO công nhận Di sản thế giới năm 1992. Thắng cảnh cầu Karl ở thủ đô Praha của Cộng hòa Séc. Cầu Karl, lâu đài Praha và Đại học Karlova trở thành những biểu tượng bền vững của thủ đô Praha.
Thời kỳ thuộc triều đại Habsburg. Vào thế kỉ 15, một cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu đã diễn ra tại Séc, lịch sử gọi là cuộc Chiến tranh Hussite. Đất nước Séc suy yếu và đến năm 1526, Séc đã bị sát nhập vào đế chế Habsburg, người Séc bắt đầu bị đồng hóa. Tiếng Séc bị cấm sử dụng và tiếng Đức trở thành ngôn ngữ chính thức ở Séc. Năm 1618, người Bohemia đã nổi dậy chống lại triều đình Habsburg. Họ đã chọn Frederick Palatinate lên ngôi, nhưng đến ngày 6 tháng 11 năm 1620, quân đội Séc bị đánh bại tại Trận Núi Trắng. Cuộc Chiến tranh Ba Mươi Năm (1618-1648) đã phá hủy phần lớn những làng mạc, thành phố của Bohemia. Đến thời nữ hoàng Maria Theresa và con trai bà, vua Joseph II, những người chịu ảnh hưởng của Thời đại Khai sáng, tình hình Bohemia bắt đầu có những chuyển biến. Tuy chính sách đồng hóa vẫn không thay đổi, nhưng tình hình xã hội, giáo dục đã được cải thiện cho người Séc. Vào thế kỉ 19, chủ nghĩa bành trướng của Pháp dưới thời vua Napoleon I đã kích thích tinh thần phục hưng dân tộc của người Séc. Tầng lớp trí thức mới đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hưng và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Tháng 2 năm 1848, cuộc Cách mạng tháng 2 ở Pháp đã làm bùng nổ một cao trào cách mạng tư sản lan khắp châu Âu. Vào ngày 12 tháng 6 năm 1848, khởi nghĩa của những người dân chủ cấp tiến và được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân đã bùng nổ tại Praha, nhưng đến ngày 17 tháng 6, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Năm 1867, nhà nước quân chủ lưỡng hợp Áo-Hung được thành lập, trong đó Séc nằm trong tầm ảnh hưởng của nước Áo. Vào những năm cuối cùng của đế chế Áo-Hung, tình hình giữa người Séc và người Đức ở Bohemia ngày càng trở nên căng thẳng. Mối quan hệ xấu đi giữa các dân tộc trong đế chế đã đẩy nhanh sự sụp đổ của quốc gia này. Năm 1900, Tomáš Masaryk, người sau này trở thành tổng thống Tiệp Khắc đã thành lập Đảng Tiến bộ Séc. Ý tưởng về một quốc gia kết hợp giữa hai dân tộc Séc và Slovakia bắt đầu được hình thành.
Sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc cùng với sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung, ngày 28 tháng 10 năm 1918, Cộng hòa Tiệp Khắc (bao gồm Séc và Slovakia ngày nay) tuyên bố độc lập. Hiệp ước St. Germain được ký kết vào tháng 9 năm 1919 đã chính thức công nhận nền cộng hòa mới của Tiệp Khắc. Sau đó, Ruthenia cũng được sát nhập vào Tiệp Khắc vào tháng 6 năm 1920. Quốc gia Tiệp Khắc mới thành lập có dân số khoảng 13,5 triệu người, thừa hưởng tới 70-80% các cơ sở công nghiệp của Áo-Hung. Lúc đó Tiệp Khắc là một trong mười nước công nghiệp hóa nhất thế giới.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền phát xít Đức bắt đầu đe dọa tiến hành xâm lược Trung Âu. Sau khi sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, Tiệp Khắc trở thành mục tiêu tiếp theo của phát xít Đức. Tháng 4 năm 1938, Đức nêu yêu sách đòi vùng đất Sudentenland của Tiệp Khắc. Ngày 29 tháng 9 năm 1938, Hiệp ước München được ký kết. Anh, Pháp vì không muốn chiến tranh với Đức đã quyết định vứt bỏ liên minh quân sự với Tiệp Khắc. Và hậu quả là đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc đã bị Đức chiếm đóng.
Trong những năm Thế chiến thứ hai, khoảng 390.000 người dân thành thị, trong đó có 83.000 người Do Thái đã bị giết hại hoặc bị hành quyết. Hàng trăm ngàn người đã bị đưa vào các nhà tù và các trại tập trung để làm công việc khổ sai. Chiến tranh kết thúc vào ngày 9 tháng 5 năm 1945 với việc cuộc khởi nghĩa Praha lật đổ ách thống trị của phát xít Đức thành công và quân đội Liên Xô và Mỹ tiến vào Tiệp Khắc.
Từ năm 1945-1946, hầu như toàn bộ người Đức thiểu số (khoảng 2,7 triệu người) đã bị trục xuất khỏi Tiệp Khắc sang Đức và Áo. Sau Thế chiến thứ hai, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc nhanh chóng phát triển do sự thất vọng của người Tiệp Khắc đối với phương Tây vì đã vứt bỏ họ trong Hiệp ước München và do ảnh hưởng ngày càng mạnh của Liên Xô. Trong cuộc bẩu cử năm 1946, Đảng Cộng sản đã giành được tỉ lệ phiếu 38%, trở thành chính đảng lớn nhất và chính thức cầm quyền từ tháng 2 năm 1948. Sau đó, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã xây dựng một chính quyền toàn cộng sản. Sau khi nắm quyền, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế, xây dựng một nền kinh tế kế hoạch. Kinh tế tăng trưởng nhanh trong thập niên 1950 và thập niên 1960, sau đó bắt đầu giảm sút từ thập niên 1970 và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Chính quyền cộng sản trở nên thiếu dân chủ.
Năm 1968, phong trào Mùa Xuân Praha bùng nổ đòi mở rộng tự do dân chủ và thực hiện đa nguyên chính trị, song sau đó bị quân đội Liên Xô đàn áp và dập tắt. Tháng 11 năm 1989, cuộc Cách mạng Nhung lụa diễn ra trong hòa bình, đưa đất nước Tiệp Khắc trở lại quá trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Tiệp Khắc diễn ra cuộc “chia li trong hòa bình”. Hai dân tộc Séc và Slovakia tách ra, thành lập hai quốc gia mới là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia.
Cộng hòa Séc từ sau khi lại trở thành một quốc gia độc lập năm 1993, Quốc hội Cộng hòa Séc đã quyết định giữ nguyên lá cờ của Liên bang Tiệp Khắc cũ làm là cờ của Cộng hòa Séc. Cùng năm đó, nước này gia nhập Liên Hiệp Quốc. Đến năm 1995, Cộng hòa Séc trở thành một thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 12 tháng 3 năm 1999, Cộng hòa Séc gia nhập NATO. Vào năm 2004, cùng với 9 quốc gia Đông Âu và Nam Âu khác, Cộng hòa Séc đã trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu. Kinh tế Cộng hòa Séc đi theo nền kinh tế thị trường và đang trên đà phát triển mạnh, song cũng vẫn phải đối mặt với nhiều mạo hiểm và thách thức to lớn.
TIỆP KHẮC KỶ NIỆM MỘT THỜI Hoàng Kim
Tôi có năm tháng ở Trường Đại Học Nông nghiệp Praha, Tiệp Khắc năm 1986 và may mắn được đến thăm nhiều địa danh lịch sử, văn hóa, khoa học cây trồng, du lịch của nước bạn. Trong lòng tôi lắng đọng Tiệp Khắc kỷ niệm một thời nghiên cứu phát triển đậu rồng hợp tác Việt Tiệp, với những tên người, tên đất yêu thương.
Tiệp Khắc đất nước con người. Tôi dành một khoảng lặng chép lại và suy ngẫm.
Tiệp Khắcmột góc nhìn toàn cảnh
Tiệp Khắc là bài học lịch sử quý giá cho những ai biết trân trọng chân lý và sự thật, yêu tự do và máu xương của nền độc lập, thống nhất Tổ Quốc. Praha thủ đô Tiệp Khắc là “Thành phố vàng” mà trung tâm của thành phố đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1992. Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất trên thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia.Ngày 28 tháng 9 năm 1992 là ngày lập quốc tại Cộng hòa Séc nhưng phải đến ngày 1 tháng 1 năm 1993, nước Tiệp Khắc mới chính thức giải tán trong hòa bình theo các quá trình trong nghị viện và lãnh thổ Tiệp Khắc trở thành Cộng hòa Séc và Slovakia.
Cộng hòa Séc xếp hạng 30/177 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người; xếp hạng 5/168 quốc gia về chỉ số tự do báo chí; xếp hạng 37/157 quốc gia về chỉ số tự do kinh tế; xếp thứ 35/180 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người; xếp thứ 40/180 quốc gia về GDP. Tiệp Khắc đất và người có nhiều chuyện đáng suy ngẫm. Đại học Nông nghiệp Praha, Viện Di truyền Menden với tôi là những năm tháng không quên. Những thành phố xanh tuyệt vời Brno, Bratislava, Plzen, … là những điểm du lịch đáng nhớ.
Đại học Karlova ở Praha (Univerzita Karlova) được Karel IV thành lập năm 1348 là trung tâm học vấn châu Âu. Đại học Karlova cùng với lâu đài Praha và cầu Karl là những di sản văn hóa nổi tiếng thế giới của Cộng hòa Séc.
Tiệp Khắc Czechoslovakia là trái tim văn hóa châu Âu nhưng lịch sử Tiệp Khắc từ thời tiền sử đến cộng hòa Séc là cả một chuỗi biến động. Tiệp Khắc trong khẩu ngữ thường gọi tắt là Tiệp, tiếng Séc gọi là Československo, tiếng Slovak gọi là Česko-Slovensko hoặc trước 1990 gọi là Československo, tiếng Đức gọi là Tschechoslowakei. Tên gọi luôn thay đổi qua nhiều thời kỳ đã cho thấy lịch sử Tiệp Khắc nằm ở nơi trung tâm của các cuộc tranh chấp và giành giật dữ dội bậc nhất trong lịch sử nhân loại
Tiệp Khắc và Bỉ được ví như hai buồng tim của châu Âu. Bạn hãy nhìn vị trí của Cộng hòa Séc trong Liên minh châu Âu và trong khu vực châu Âu. Người Tiệp vượt lên thăng trầm lịch sử và sự tranh đoạt, tan rồi hợp, hợp rồi tan. Họ có hai câu ngạn ngữ nổi tiếng và đó cũng là tuyên ngôn lập quốc “Sự thực trên hết”, “Chân lý luôn chiến thắng” (tiếng Séc“Pravda vítězí”). Bài Quốc ca của Cộng hòa Séc hiện tại “Quê hương tôi nơi đâu?”. Chân lý và sự thật lịch sử là suối nguồn của sự nhận thức.
Cộng hòa Séc hiện nay là một nước Trung Âu không giáp biển. Cộng hòa Séc giáp Ba Lan về phía bắc, giáp Đức về phía tây, giáp Áo về phía nam và giáp Slovakia về phía đông. Thủ đô Praha là thành phố lớn nhất nước với 1,3 triệu dân. Cộng hòa Séc có dân số hiện khoảng 10,3 -11,0 triệu người (Cộng hòa Slovakia hiện khoảng 6,0 triệu người). Cộng hòa Séc là một quốc gia đa đảng theo chế độ cộng hòa đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc hội có hai viện gồm thượng viện và hạ viện. Cộng hòa Séc đã gia nhập NATO vào năm 1999 và trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu từ năm 2004. Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Cộng hòa Séc đã thông qua Hiệp ước Schengen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và du lịch vào nước này. Ngoài ra, Cộng hòa Séc hiện nay cũng là thành viên của các tổ chức OECD, OSCE, Ủy hội châu Âu và Khối Visegrád.
Lãnh thổ Cộng hòa Séc, ngày nay bao gồm các vùng đất đã từng tồn tại trong lịch sử là Bohemia, Moravia và một phần Silesia. Séc trở thành một bộ phận của Đế quốc Áo và Đế quốc Áo-Hung trong nhiều thế kỉ cho đến năm 1918, khi Séc cùng với Slovakia tuyên bố thành lập nước Tiệp Khắc. Trong Thế chiến thứ hai, Tiệp Khắc bị phát xít Đức chiếm đóng. Sau đó, nước này trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa cho đến năm 1989 khi cuộc Cách mạng Nhung yên bình diễn ra, đưa đất nước trở về tiến trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, một cuộc li khai ôn hòa đã diễn ra, Tiệp Khắc lại tách thành hai quốc gia độc lập là Séc và Slovakia.
Lịch sử cộng hòa Séc. Từ đầu công nguyên đến thế kỷ thứ 10, cộng hòa Séc có tên gọi cũ trong tiếng Anh là “Bohemia”, được biến đổi từ tiếng Latinh “Boiohaemum”, có nghĩa là “quê hương của người Boii”. Tên gọi Séc hiện tại được lấy từ tên Čechy, chuyển hóa từ cách phát âm cũ Cžechy của Ba Lan. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng của người tiền sử sống tại vùng đất này khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Các bộ tộc Celt, Boii đã đến Séc định cư, sau đó, đến thế kỷ 1, các bộ tộc Marcomanni và Quani tại vùng đất thuộc Đức cũng đến đấy sinh sống. Những bộ lạc người Đức trong giai đoạn di cư khoảng cuối thế kỷ thứ 2 đến thứ 5, đã rời Séc di cư rộng ra các vùng đất phía Đông và phía Tây. Người Slav từ vùng Biển Đen–Karpat định cư tại Séc do các cuộc tấn công dữ dội từ vùng Siberia và các bộ lạc Đông Âu tại Hung, Avar, Bulgar và Magyar. Đến thế kỷ 6 họ di cư tới các vùng đất ở phía Nam như Bohemia, Moravia và một số vùng đất mà ngày nay thuộc về lãnh thổ nước Áo. Đầu thế kỷ 7, thương gia Samo đến từ vùng Francia đã lãnh đạo người Slav để chống lại tộc người Avar; năm 623, ông trở thành thủ lĩnh đầu tiên của vương quốc Slav là liên minh của các bộ lạc lớn mạnh. Sau triều đại Samo, người Moravia và Nitra đã thành lập vương quốc mới. Năm 833, Mojmir I của Moravia đã tấn công và sát nhập vương quốc Nitra, lập ra Đại Moravia (Velká Morava). Vua Rastislav (846-870) là người cháu của Mojmir I được ông nhường ngôi cho năm 846. Vua Rastislav đã mời hai nhà truyền giáo Cyril và Methodius đến Đại Moravia để truyền bá đạo Thiên chúa và họ đã giúp xây dựng bảng ký tự Cyril chữ cái của người Slav. Đại Moravia mở rộng nhất dưới thời vua Svatopluk I (hình) với lãnh thổ trải dài bao gồm Hungary, Ba Lan, Áo, Đức, Serbia, Slovenia, Croatia và Ukraina. Về sau, những cuộc chiến tranh liên miên với Đế chế Frank đã làm cho Đại Moravia suy yếu và những người Hungary xâm lược đã khiến đất nước này tan rã vào đầu thế kỉ thứ 10.
Thời Trung cổ, năm 995, Vua Premyslid, thành viên của bộ tộc Séc đã thống nhất các vương triều Séc khác và thành lập vương quốc Bohemia hùng mạnh. Đầu thế kỉ 11, vương quốc Bohemia đã chinh phục Đại Moravia và giao cho một trong những người con trai của vua Bohemia cai trị. Vào năm 1306, dòng họ Premyslid không có người kế vị. Sau nhiều cuộc chiến tranh giành quyền lực đẫm máu, dòng họ Luxemburg đã đoạt được ngôi vua Bohemia. Karel IV (1342-1378), còn gọi là Charles trong tiếng Anh và tiếng Pháp, Karl trong tiếng Đức, là vị vua thứ hai của triều đại Luxemburg đã đưa đất nước Bohemia trở nên hùng mạnh. Karel IV là quốc trưởng của toàn Đế quốc La Mã Thần thánh và các vương quốc phụ cận. Bản đồ đế quốc La Mã Thần Thánh dưới triều Hoàng đế Karl IV thật rộng lớn (hình). Năm 1344, Karel IV nâng chức Giám mục của thành phố Praha lên thành Tổng Giám mục đồng thời kiềm chế quyền lực của các quý tộc Séc. Ông cũng đã chuyển Bohemia và Moravia trở thành các quận hành chính, sáp nhập Brandenburg (năm 1415), Lusatia (năm 1635), Silesia (năm 1742) vào quyền kiểm soát của Séc. Karel IV đã xây dựng thủ đô Praha với những công trình tiêu biểu như lâu đài Praha, cầu Karl và Đại học Karlova (Univerzita Karlova) thành lập năm 1348, đưa Praha thành trung tâm học vấn và trái tim văn hóa châu Âu. Thủ đô Praha là “Thành phố vàng” nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, trung tâm kinh tế, văn hoá và chính trị của Cộng hòa Séc. Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách kỷ lục Guinness, được UNESCO công nhận Di sản thế giới năm 1992. Thắng cảnh cầu Karl ở thủ đô Praha của Cộng hòa Séc. Cầu Karl, lâu đài Praha và Đại học Karlova trở thành những biểu tượng bền vững của thủ đô Praha.
Thời kỳ thuộc triều đại Habsburg. Vào thế kỉ 15, một cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu đã diễn ra tại Séc, lịch sử gọi là cuộc Chiến tranh Hussite. Đất nước Séc suy yếu và đến năm 1526, Séc đã bị sát nhập vào đế chế Habsburg, người Séc bắt đầu bị đồng hóa. Tiếng Séc bị cấm sử dụng và tiếng Đức trở thành ngôn ngữ chính thức ở Séc. Năm 1618, người Bohemia đã nổi dậy chống lại triều đình Habsburg. Họ đã chọn Frederick Palatinate lên ngôi, nhưng đến ngày 6 tháng 11 năm 1620, quân đội Séc bị đánh bại tại Trận Núi Trắng. Cuộc Chiến tranh Ba Mươi Năm (1618-1648) đã phá hủy phần lớn những làng mạc, thành phố của Bohemia. Đến thời nữ hoàng Maria Theresa và con trai bà, vua Joseph II, những người chịu ảnh hưởng của Thời đại Khai sáng, tình hình Bohemia bắt đầu có những chuyển biến. Tuy chính sách đồng hóa vẫn không thay đổi, nhưng tình hình xã hội, giáo dục đã được cải thiện cho người Séc. Vào thế kỉ 19, chủ nghĩa bành trướng của Pháp dưới thời vua Napoleon I đã kích thích tinh thần phục hưng dân tộc của người Séc. Tầng lớp trí thức mới đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hưng và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Tháng 2 năm 1848, cuộc Cách mạng tháng 2 ở Pháp đã làm bùng nổ một cao trào cách mạng tư sản lan khắp châu Âu. Vào ngày 12 tháng 6 năm 1848, khởi nghĩa của những người dân chủ cấp tiến và được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân đã bùng nổ tại Praha, nhưng đến ngày 17 tháng 6, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt. Năm 1867, nhà nước quân chủ lưỡng hợp Áo-Hung được thành lập, trong đó Séc nằm trong tầm ảnh hưởng của nước Áo. Vào những năm cuối cùng của đế chế Áo-Hung, tình hình giữa người Séc và người Đức ở Bohemia ngày càng trở nên căng thẳng. Mối quan hệ xấu đi giữa các dân tộc trong đế chế đã đẩy nhanh sự sụp đổ của quốc gia này. Năm 1900, Tomáš Masaryk, người sau này trở thành tổng thống Tiệp Khắc đã thành lập Đảng Tiến bộ Séc. Ý tưởng về một quốc gia kết hợp giữa hai dân tộc Séc và Slovakia bắt đầu được hình thành.
Sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc cùng với sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung, ngày 28 tháng 10 năm 1918, Cộng hòa Tiệp Khắc (bao gồm Séc và Slovakia ngày nay) tuyên bố độc lập. Hiệp ước St. Germain được ký kết vào tháng 9 năm 1919 đã chính thức công nhận nền cộng hòa mới của Tiệp Khắc. Sau đó, Ruthenia cũng được sát nhập vào Tiệp Khắc vào tháng 6 năm 1920. Quốc gia Tiệp Khắc mới thành lập có dân số khoảng 13,5 triệu người, thừa hưởng tới 70-80% các cơ sở công nghiệp của Áo-Hung. Lúc đó Tiệp Khắc là một trong mười nước công nghiệp hóa nhất thế giới.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền phát xít Đức bắt đầu đe dọa tiến hành xâm lược Trung Âu. Sau khi sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, Tiệp Khắc trở thành mục tiêu tiếp theo của phát xít Đức. Tháng 4 năm 1938, Đức nêu yêu sách đòi vùng đất Sudentenland của Tiệp Khắc. Ngày 29 tháng 9 năm 1938, Hiệp ước München được ký kết. Anh, Pháp vì không muốn chiến tranh với Đức đã quyết định vứt bỏ liên minh quân sự với Tiệp Khắc. Và hậu quả là đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc đã bị Đức chiếm đóng.
Trong những năm Thế chiến thứ hai, khoảng 390.000 người dân thành thị, trong đó có 83.000 người Do Thái đã bị giết hại hoặc bị hành quyết. Hàng trăm ngàn người đã bị đưa vào các nhà tù và các trại tập trung để làm công việc khổ sai. Chiến tranh kết thúc vào ngày 9 tháng 5 năm 1945 với việc cuộc khởi nghĩa Praha lật đổ ách thống trị của phát xít Đức thành công và quân đội Liên Xô và Mỹ tiến vào Tiệp Khắc.
Từ năm 1945-1946, hầu như toàn bộ người Đức thiểu số (khoảng 2,7 triệu người) đã bị trục xuất khỏi Tiệp Khắc sang Đức và Áo. Sau Thế chiến thứ hai, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc nhanh chóng phát triển do sự thất vọng của người Tiệp Khắc đối với phương Tây vì đã vứt bỏ họ trong Hiệp ước München và do ảnh hưởng ngày càng mạnh của Liên Xô. Trong cuộc bẩu cử năm 1946, Đảng Cộng sản đã giành được tỉ lệ phiếu 38%, trở thành chính đảng lớn nhất và chính thức cầm quyền từ tháng 2 năm 1948. Sau đó, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã xây dựng một chính quyền toàn cộng sản. Sau khi nắm quyền, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế, xây dựng một nền kinh tế kế hoạch. Kinh tế tăng trưởng nhanh trong thập niên 1950 và thập niên 1960, sau đó bắt đầu giảm sút từ thập niên 1970 và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Chính quyền cộng sản trở nên thiếu dân chủ.
Năm 1968, phong trào Mùa Xuân Praha bùng nổ đòi mở rộng tự do dân chủ và thực hiện đa nguyên chính trị, song sau đó bị quân đội Liên Xô đàn áp và dập tắt. Tháng 11 năm 1989, cuộc Cách mạng Nhung lụa diễn ra trong hòa bình, đưa đất nước Tiệp Khắc trở lại quá trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Tiệp Khắc diễn ra cuộc “chia li trong hòa bình”. Hai dân tộc Séc và Slovakia tách ra, thành lập hai quốc gia mới là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia.
Cộng hòa Séc từ sau khi lại trở thành một quốc gia độc lập năm 1993, Quốc hội Cộng hòa Séc đã quyết định giữ nguyên lá cờ của Liên bang Tiệp Khắc cũ làm là cờ của Cộng hòa Séc. Cùng năm đó, nước này gia nhập Liên Hiệp Quốc. Đến năm 1995, Cộng hòa Séc trở thành một thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 12 tháng 3 năm 1999, Cộng hòa Séc gia nhập NATO. Vào năm 2004, cùng với 9 quốc gia Đông Âu và Nam Âu khác, Cộng hòa Séc đã trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu. Kinh tế Cộng hòa Séc đi theo nền kinh tế thị trường và đang trên đà phát triển mạnh, song cũng vẫn phải đối mặt với nhiều mạo hiểm và thách thức to lớn.
Chính trị Cộng hòa Séc. Theo hiến pháp, Séc là một quốc gia đa đảng theo chế độ dân chủ nghị viện, tổng thống là người đứng đầu nhà nước còn thủ tướng là người điều hành chính phủ. Tổng thống Cộng hòa Séc được bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Theo Hiến pháp, một tổng thống không được phép nắm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Tổng thống có vai trò chủ yếu về mặt nghi thức song ông cũng có thể dừng thông qua một đạo luật hoặc giải tán quốc hội trong những trường hợp đặc biệt. Tổng thống hiện nay của Cộng hòa Séc là ông Václav Klaus. Mới đây Cộng hòa Séc đã thông qua bộ luật mới về việc bầu cử tổng thống trực tiếp, tức là tổng thống sẽ được người dân bầu ra chứ không do Quốc hội bầu như trước nữa. Thủ tướng Cộng hòa Séc là người đứng đầu chính phủ. Thủ tướng nắm trong tay nhiều quyền lực lớn như quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại, triệu tập quốc hội và chọn ra các bộ trưởng của chính phủ. Thủ tướng hiện nay của Cộng hòa Séc là ông Petr Nečas. Quốc hội của Cộng hòa Séc được tổ chức theo mô hình lưỡng viện, bao gồm hạ viện và thượng viện. Hạ viện gồm 200 ghế còn thượng viện gồm 81 ghế. Tại Cộng hòa Séc có 14 khu vực bầu cử tương ứng với 14 khu vực hành chính của cả nước. 14 khu vực hành chính gồm thành phố thủ đô Praha và 13 vùng địa phương . Ở Praha, quyền lực được thi hành bởi Thị trưởng Praha và Hội đồng Thành phố. Ở 13 vùng còn lại có hội đồng địa phương được bầu chọn qua bầu cử và người lãnh đạo riêng . Mỗi khu vực nói trên của Cộng hòa Séc được coi là một vùng cấp ba của Liên minh châu Âu. Trong khi đó, toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa Séc được coi là một vùng cấp hai của Liên minh châu Âu. Tòa án Hiến pháp (hay Tòa án Lập pháp) của Cộng hòa Séc gồm có 15 thành viên và có nhiệm kỳ 10 năm. Các thành viên của Tòa án Hiến pháp được chỉ định bởi tổng thống và được thông qua bởi thượng viện. Cộng hòa Séc là nước đa đảng với sự tham gia của nhiều đảng phái. Hai đảng có ảnh hưởng lớn nhất ở Cộng hòa Séc là Đảng Dân chủ Công dân và Đảng Xã hội Dân chủ Séc. Quân đội Séc gồm có lục quân, không quân và lực lượng hậu cần đặc biệt. Quân đội Séc ngày nay là một phần của Quân đội Tiệp Khắc trước kia, vốn là một trụ cột quan trọng của Hiệp ước Warsaw cho đến tận năm 1989. Kể từ khi gia nhập NATO vào ngày 12 tháng 3 năm 1999, lực lượng quân đội Séc đã có những sự thay đổi đáng kể về nhiều mặt. Tuy số lượng binh lính giảm xuống còn khoảng 67.000 người nhưng về mặt chất lượng lại được nâng cao và trình độ tổ chức chuyên nghiệp hơn. Năm 2004, chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc bị giải thể. Lực lượng quân đội Séc ngoài nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước còn tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Iraq, Afghanistan, Bosna và Hercegovina, Kosovo.
Kinh tế Cộng hòa Séc là nền kinh tế dịch vụ – công nghiệp phát triển được đánh giá là một trong những nền kinh tế mới trỗi dậy ở Đông Âu đạt sự ổn định và thịnh vượng nhất trong số các nước thời kỳ hậu cộng sản ở châu Âu. Đồng tiền chính thức hiện nay của Cộng hòa Séc là đồng koruna. Trong tiếng Séc, từ koruna có nghĩa là “vương miện”. Đồng tiền này chính thức được sử dụng từ ngày 18 tháng 2 năm 1993 sau khi Cộng hòa Séc và Slovakia tách khỏi Tiệp Khắc. Ký hiệu trong giao dịch quốc tế của đồng koruna Séc theo ISO 4217 là CZK. Đồng tiền koruna của Cộng hòa Séc bắt đầu tham gia các tỷ giá hối đoái từ năm 1995 và được thả nổi kể từ năm 1999. Trong năm 2007, chỉ số lạm phát của đồng tiền này là 2,4% và đã được duy trì ổn định trong suốt nhiều năm qua. Cộng hòa Séc có kế hoạch gia nhập khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (euro) vào năm 2012 nhưng sau đó đã tuyên bố hoãn lại. Đầu năm 2008, Ngân hàng Quốc gia Séc tuyên bố sẽ lùi thời hạn gia nhập khu vực đồng tiền chung đến năm 2019.
Dịch vụ là lĩnh vực đóng góp nhiều nhất trong nền kinh tế, chiếm 57,3% GDP. Các ngành ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông là những động lực năng động của nền kinh tế Séc và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Thương mại là một hoạt động kinh tế quan trọng với các đối tác thương mại chủ yếu là Cộng hòa Liên bang Đức, Slovakia, Áo, Ba Lan… Du lịch cũng là một thế mạnh của Cộng hòa Séc đóng góp tới 5,5% GNP của nước này. Thủ đô Praha thường là lựa chọn hàng đầu của du khách với rất nhiều các công trình văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Những khu du lịch spa nổi tiếng như Karlovy Vary thường là điểm đến được yêu thích vào các kỳ nghỉ. Những lễ hội âm nhạc hay bia của Cộng hòa Séc cũng góp phần làm đất nước này trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.
Công nghiệp chiếm tỉ trọng 39,3% trong nền kinh tế. Cộng hòa Séc vốn là một nước có sẵn những cơ sở công nghiệp từ thế kỉ 19, có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển. Các ngành công nghiệp chính của nước này là luyện kim, công nghiệp nặng và máy xây dựng, sắt và thép, gia công kim loại, hóa chất, điện tử, sợi dệt, kính, rượu bia, sứ, gốm, dược phẩm, sản xuất máy móc, thiết bị điện tử, phương tiện giao thông, thiết bị vận tải, dệt may, chất hóa học, dược phẩm, chế biến lương thực thực phẩm… Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc rất nổi tiếng với ngành công nghiệp sản xuất đồ gốm sứ pha lê.
Nông nghiệp chỉ chiếm 3,4% GDP trong cơ cấu kinh tế của Cộng hòa Séc. Nông nghiệp Cộng hòa Séc không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các loại cây trồng chủ yếu của nước này là lúa mì, khoai tây, củ cải đường, cây hublông…
Năng lượng: Cộng hòa Séc nhìn chung là một nước nghèo tài nguyên về năng lượng, ngoại trừ một ít dầu mỏ và khí gas ở miền nam Moravia. Hiện nay nước này đang hạn chế dần việc sử dụng than làm chất đốt vì vì sản sinh ra nhiều khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường. Năng lượng nguyên tử chiếm 30% tổng nhu cầu năng lượng hiện nay ở Cộng hòa Séc, và dự kiến có thể tăng lên 40% trong những năm tới. Khí gas tự nhiên được nhập khẩu từ nước ngoài và là một khoản chi tiêu lớn của Cộng hòa Séc. Gas được nhập từ tập đoàn Gazprom của Nga qua các đường ống trung chuyển ở Ukraina và nhập từ các công ty của Na Uy, được vận chuyển qua Đức. Sản lượng điện năm 2005 đạt 77,38 tỷ Kwh và ngoài đáp ứng tiêu thụ trong nước, Cộng hòa Séc xuất khẩu gần 25 tỷ Kwh điện năng.
Giao thông: Cộng hòa Séc là trái tim của châu Âu nên có mạng lưới giao thông dày đặc và khá phát triển. Đường sắt có tổng chiều dài 16.053 km (năm 2005) và mật độ đường sắt cao nhất trong Liên minh châu Âu: 120 km trên 1.000 km vuông. Hàng năm đường sắt nước này chuyên chở khoảng 178 triệu hành khách và 100 triệu mét khối hàng hóa. Công ty “Đường sắt Séc” chiếm 99% tổng hành khách vận chuyển bằng đường sắt. Đường bộ của Cộng hòa Séc có trên 6.174 km đường quốc lộ cao tốc hạng nhất (giới hạn tốc độ 130 km/h) nối thủ đô và các thành phố chính như Brno, Plzen, Pripram… và hòa vào hệ thống đường cao tốc châu Âu tạo thành xương sống của hệ thống đường bộ nước này. Đường bộ cấp thấp hơn có tổng chiều dài 48.778 km. Về đường hàng không, Cộng hòa Séc có khoảng 60 sân bay công cộng trong đó lớn nhất là Sân bay quốc tế Pragua hàng năm đón khoảng 11 triệu lượt khách. Hãng hàng không quốc gia là Czech Airlines có đường bay đến những thành phố lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi. Đường sông chủ yếu tập trung ở ba con sông chính là Labe, Vltava và Berounka với tổng chiều dài khoảng 300 km. Vận tải thủy chiếm từ 2 đến 5% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và có vai trò quan trọng trong thương mại với Đức, Bỉ và Hà Lan, ngoài ra nó cũng phục vụ cho du lịch. Giao thông công cộng ở các thành phố lớn cũng khá thuận tiện với các phương tiện chủ yếu là xe bus, tàu điện, ngoài ra thủ đô Prague bắt đầu có tàu điện ngầm từ ngày 9 tháng 5 năm 1974, chiều dài đường tàu điện ngầm khoảng 54 km.
Thông tin và truyền thông: Cộng hòa Séc có trên 3,2 triệu thuê bao cố định (2005) và trên 12 triệu thuê bao di động (2006). Số người sử dụng điện thoại di động tăng mạnh từ giữa thập niên 1990 và đến nay đạt 120 thuê bao trên 100 người. Hệ thống thông tin nội địa đã được nâng cấp thiết bị ADSL để tạo điều kiện thuận lợi cho sử dụng Internet và 93% dung lượng trao đổi dưới dạng kỹ thuật số. Để phục vụ viễn thông quốc tế, Cộng hòa Séc có 6 vệ tinh: 2 Intersputnik, 1 Intelsat, 1 Eutelsat, 1 Inmarsat và 1 Globalstar. Cộng hòa Séc có 4 đài truyền hình ở phạm vi toàn quốc và trên 20 đài khu vực trong đó Czech Television, TV Nova và Prima TV là những hãng lớn nhất. Cộng hòa Séc là nước Đông Âu đầu tiên cho phép tư nhân phát sóng truyền hình năm 1994. Nước này cũng có 7 đài phát thanh toàn quốc, 76 đài phát thanh địa phương. Internet khá phát triển với những nhà cung cấp dịch vụ chính là Seznam, Centrum, Atlas, iDnes, Volny và Tiscali.
Văn học Séc bắt nguồn từ thế kỉ 8 sau công nguyên dưới thời Đại Moravia. Hai anh em Cyril và Methodius đã được vương triều Byzantine cử tới Đại Moravia để truyền bá Đạo Thiên chúa, đồng thời sáng lập ra ngôn ngữ viết Slav đầu tiên: tiếng Slavonic cổ viết trên bảng chữ cái Glogotic, tiền thân của bảng ký tự Cyril sau này. Sau khi Đại Moravia sụp đổ và được thay thế bởi vương triều Bohemia vào thế kỉ 9, tiếng Latin đã dần lấn lướt tiếng Slavonic cổ để trở thành ngôn ngữ chính thức trong nền văn học Séc. Bên cạnh đó, tiếng Đức cũng trở thành một ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng lớn tại vùng đất này cho đến tận cuối thế kỉ 19. Vào thế kỉ 13, dưới triều đại Premyslid của Bohemia, nền văn học Séc đã có những thay đổi đáng chú ý. Những nhà thống trị ở Bohemia bắt đầu tách họ ra khỏi nền văn học Tây Âu lúc đó nói chung và cố gắng xây dựng một nền văn học dân tộc riêng của người Séc. Thời kỳ này văn học Séc được chia làm hai thể loại chính là huyền thoại và sử thi về các anh hùng. Văn xuôi cũng bắt đầu xuất hiện trong thời gian này. Hai tác phẩm đáng chú ý xuất hiện trong giai đoạn này là cuốn từ điển Séc-Latin và bộ sử biên niên đầu tiên viết bằng tiếng Séc: sử biên niên Dalimil. Văn học trong thời kỳ chiến tranh tôn giáo Hussite, thường được dùng để tranh luận và đả kích giữa các nhóm tôn giáo với nhau. Sự phân hóa rõ rệt thể hiện trên phương diện ngôn ngữ là tiếng Latin được dùng bởi những người theo đạo Thiên chúa, còn tiếng Séc được dùng bởi những người theo đạo Tin lành. Trận Núi Trắng năm 1620 với thất bại của những người Tin lành đã khiến nền văn học viết bằng tiếng Séc bị ảnh hưởng. Những chính sách đồng hóa dưới thời Đế chế Áo và Đế chế Áo-Hung càng làm cho tiếng Séc có nguy cơ biến mất. Tuy nhiên Thời kỳ Khai sáng trong Đế chế Áo-Hung đã lại tạo điều kiện cho tiếng Séc có cơ hội phát triển, cùng với đó là cả một nền văn học Séc mới. Từ đó đến nay, nền văn học Séc đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động và sản sinh ra những tác gia lớn. Franz Kafka, nhà văn gốc Do Thái nổi tiếng của Cộng hòa Séc với những tác phẩm viết bằng tiếng Đức, ông được coi là người khơi nguồn cho văn học phi thực ở châu Âu. Năm 1984, Jaroslav Seifert đã trở thành công dân Tiệp Khắc đầu tiên đoạt giải thưởng Nobel về Văn học.
Văn hóa tâm linh là một yếu tố cần lưu ý: Cộng hòa Séc cùng với Estonia, là một trong những nước có tỉ lệ người không tín ngưỡng cao nhất thế giới, mặc dù người dân Séc từ xưa đã luôn có thái độ khoan dung đối với tôn giáo. Theo thống kê năm 2001, 59% dân số Cộng hòa Séc không theo một tôn giáo nào (một tỉ lệ khá lớn nếu so sánh với các nước láng giềng như Đức và Ba Lan), 26,8% theo Công giáo, 2,1% theo đạo Tin Lành. Trong vòng 10 năm (1991-2001), số người không có tín ngưỡng tăng gần 2 triệu người, khoảng 19,1 %.
Âm nhạc: Tại Cộng hòa Séc, giao hưởng và nhạc kịch có một sư liên hệ mật thiết với các vũ khúc dân gian truyền thống của Bohemia và Moravia. Một trong những thể loại nhạc độc đáo và đặc trưng nhất của xứ Bohemia là Polka, một loại nhạc nhảy có tiết tấu nhanh và vui nhộn được hình thành vào giữa thế kỉ 19. Nhạc Polka (tiếng Séc có nghĩa là “cô gái Ba Lan”) đã nhanh chóng trở nên thịnh hành không chỉ ở châu Âu mà còn trên khắp thế giới, đồng thời nó cũng trở thành chất liệu để viết giao hưởng của hai nhạc sĩ nổi tiếng người Áo là Johann Strauss I và Johann Strauss II. Nhạc dân gian Moravia được chơi với nhiều loại nhạc cụ như đại hồ cầm, kèn clarinet và violong. Nhạc Moravia thường biểu hiện những ảnh hưởng từ nước ngoài, đặc biệt là từ România và Ba Lan. Ngày nay, các hình thức âm nhạc hiện đại như pop, rock and roll đang ngày càng trở nên phổ biến. Các bài hát nổi tiếng trong tiếng Anh nhiều khi được người Séc đặt lại lời theo tiếng Séc và kết hợp với một vài phong cách truyền thống của họ.
Lễ hội: Cộng hóa Séc có hai ngày quốc khánh (tức ngày độc lập). Ngày 1 tháng 1 năm 1993 là ngày Cộng hòa Séc tách ra từ Liên bang Tiệp Khắc để trở thành một quốc gia độc lập. Còn ngày quốc khánh thứ hai là 28 tháng 10 năm 1918, ngày mà nhân dân hai nước Séc và Slovakia cùng nhau thành lập Liên bang Tiệp Khắc sau sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung. Giống với nhiều quốc gia châu Âu khác, Cộng hòa Séc cũng tổ chức những ngày lễ quan trọng của Kitô giáo như Lễ Phục sinh, Lễ Giáng sinh. Vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh 24 tháng 12, tất cả các thành phố lớn của Cộng hòa Séc đều được trang hoàng lộng lẫy. Ngày tiếp theo là ngày Giáng Sinh 25 tháng 12. Tiếp đó ngày 26 tháng 12 được gọi là ngày Thánh Stêphanô, được coi như ngày Giáng sinh thứ hai của Cộng hòa Séc. Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc còn là điểm đến của nhiều lễ hội văn hóa quốc tế. Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Praha được tổ chức vào mùa xuân hàng năm thu hút rất nhiều các dàn nhạc giao hưởng từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó còn có Liên hoan Phim Quốc tế được tổ chức tại thành phố Karlovy Vary hay các lễ hội bia được tổ chức tại nhiều miền khác nhau của đất nước này.
Ẩm thực: Cộng hòa Séc có ảnh hưởng lớn đến các nền ẩm thực tại khu vực Trung Âu và bản thân nó cũng chịu ảnh hưởng của các nền ẩm thực khác. Nhiều món ăn phổ biến trong khu vực có nguồn gốc và xuất xứ từ đất nước này. Đa phần các món ăn chính của Cộng hòa Séc đều có thịt, gồm thịt lợn, thịt bò và thịt gà. Do không phải một quốc gia giáp biển nên cá là một món ăn hiếm gặp tại nước này, chủ yếu được dùng nhiều vào dịp Giáng sinh. Thịt heo hầm với bánh mỳ hấp và dưa cải muối được coi là một trong những món ăn phổ biến nhất của Cộng hòa Séc. Dưa cải muối trong món ăn này có hai cách chế biến khác nhau. Nó được chế biến chua hơn tại Bohemia và ngọt hơn tại Moravia. Thịt bò hầm nấu với sữa cũng là một món ăn thịt khá phổ biến. Món ăn này gồm những miếng thịt bò hầm chấm với nước sốt đặc từ sữa, được kèm theo bởi bánh mỳ hấp, một thìa mứt quả và một lát chanh. Một số món ăn nhẹ tiêu biểu cho ẩm thực Séc là món bánh kếp rán được làm từ hỗn hợp khoai tây, bột mì, sữa kèm theo một số gia vị rồi đem rán. Bên cạnh đó, pho mát cũng là một món ăn được ưa chuộng với nhiều chủng loại đa dạng. Món bánh mỳ hấp có nhân mứt hoa quả xay nghiền được làm từ bột khoai tây nhào trộn và bộc mứt nghiền trái cây, sau đó đem luộc và được dùng với bơ, đường và pho mát. Có rất nhiều loại bánh bao hoa quả khác nhau được chế biến cùng nhiều loại trái cây đa dạng như dâu tây, đào, anh đào, mơ, mận… Những món ăn này không chỉ đơn thuần được coi như món tráng miệng mà đôi khi được xem là một món ăn chính trong bữa ăn. Trong dịp lễ Giáng sinh, món bánh vánočka sẽ được làm cùng với rất nhiều bánh quy và kẹo ngọt. Cộng hòa Séc còn là một quốc gia nổi tiếng về bia. Nghề làm bia tại Cộng hòa Séc đã có lịch sử lâu đời từ hàng trăm năm nay và được làm chủ yếu từ hoa của cây hublông. Một trong những loại bia nổi tiếng nhất nước này là bia Plzeň, được làm tại thành phố Plzeň ở xứ Bohemia.
Thể thao là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của người dân Cộng hòa Séc. Hai môn thể thao phổ biến và giành được nhiều sự hâm mộ nhất tại nước này là bóng đá và hockey trên băng. Bên cạnh đó, các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném, điền kinh… cũng rất phổ biến. Hockey trên băng là một môn thế mạnh của Cộng hòa Séc. Nước này đã từng 1 lần đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa đông 1998 và 5 lần vô địch giải hockey trên băng toàn thế giới. Bóng đá cũng là một môn thể thao ưa chuộng tại nước này. Trước kia khi còn nằm trong Liên bang Tiệp Khắc, đội tuyển bóng đá quốc gia Tiệp Khắc đã từng hai lần đoạt ngôi vị á quân thế giới (World Cup). Còn hiện nay, đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Séc đã từng đạt ngôi á quân tại Euro 1996. Nước này cũng có tên trong dach sách 16 đội tuyển tham dự vòng chung kết Euro 2008 sắp tới tại Áo và Thụy Sĩ. Theo bảng xếp hạng các đội tuyển bóng đá quốc gia của FIFA (tháng 1 năm 2008), Cộng hòa Séc xếp thứ 6 thế giới. Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc còn được biết đến là quê hương của một số tay vợt nổi tiếng trong môn tennis như Martina Navratilova và Ivan Lendl.
Giáo dục: Giáo dục phổ thông ở Cộng hòa Séc kéo dài từ 12 đến 13 năm, giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc. Trẻ em đến trường khi 6 tuổi, kết thúc bậc tiểu học năm 11 tuổi và trung học cơ sở lúc 15 tuổi. Sau đó học sinh có thể học tiếp bậc phổ thông trung học 4 năm hoặc học các trường đào tạo nghề 3 năm. Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc đào tạo nghề, học sinh có thể học lên bậc đại học kéo dài 3 năm. Ở bậc trên đại học, đào tạo thạc sỹ mất từ 2 đến 3 năm; đào tạo tiến sỹ là 3 năm. Hệ thống giáo dục cơ sở của nước này gồm trường công, trường tư và trường tôn giáo (thường ít gặp). Năm học tại Cộng hòa Séc bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 hoặc ngày thứ hai đầu tiên của tháng 9 (nếu ngày 1 tháng 9 là thứ bảy hoặc chủ nhật) và kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm sau (hoặc ngày thứ sáu cuối cùng của tháng 6). Học sinh được nghỉ trong những dịp lễ như Giáng sinh, Năm mới và Phục sinh. Cộng hòa Séc từ lâu nổi tiếng là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng hàng đầu tại châu Âu. Năm 1348, vua Karel IV đã thành lập trường Đại học Praha (Univerzita Karlova). Trường đại học lớn và dẫn đầu về chất lượng giáo dục này cho đến nay vẫn là trung tâm học vấn nổi tiếng ở Cộng hòa Séc và châu Âu.
Địa lý du lịch cộng hòa Séc. Về mặt địa lý Cộng hòa Séc nằm ở khu vực Trung Âu còn theo phân loại của Liên Hiệp Quốc thì nước này thuộc khu vực Đông Âu. Về mặt lịch sử và văn hóa, Cộng hòa Séc được xem là có liên hệ gần gũi hơn với các nước Đông Âu, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Diện tích của Cộng hòa Séc tương đối nhỏ, xếp hàng thứ 115 thế giới. Tổng diện tích của nước này là 78.886 km², trong đó phần đất chiếm 77.276 km² và phần nước chiếm 1.590 km². Do bị bao quanh bởi các quốc gia khác nên Cộng hòa Séc không giáp biển. Nước này có chung đường biên giới 1.881 km với các nước Đức về phía tây, Ba Lan về phía đông bắc, Slovakia về phía đông nam và Áo về phía nam. Về mặt lịch sử, lãnh thổ Cộng hòa Séc có thể chia làm 3 vùng lịch sử: Bohemia, Moravia và Silesia. Lưu ý rằng Silesia chỉ có một phần nhỏ lãnh thổ ở Cộng hòa Séc. Địa hình nước này có thể chia thành 2 miền chính: Bohemia ở phía tây và Moravia ở phía đông. Địa hình Bohemia có cấu trúc như một bồn địa, gồm những đồng bằng rộng và cao nguyên được bao bọc xung quanh bởi những dãy núi thấp. Những dãy núi chính bao quanh Bohemia gồm dãy Karkonosze và dãy Sudeten. Đỉnh núi Snezka tại Bohemia và ngọn núi cao nhất Cộng hòa Séc (1602 m). Trong khi địa hình Bohemia khá bằng phẳng thì ngược lại, địa hình Moravia lại chủ yếu là đồi núi. Cộng hòa Séc cũng là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn tại châu Âu như sông Elbe, sông Vltava ở xứ Bohemia và sông Morava ở xứ Moravia. Các con sông của nước này chảy vào các biển khác nhau như: biển Bắc, biển Baltic và biển Đen. Về khoáng sản, Cộng hòa Séc có một số tài nguyên như than đá, than chì, cao lanh, đất sét, gỗ xây dựng…
Khí hậu cộng hòa Séc là khí hậu ôn hòa ôn đới lục địa do nằm sâu trong lục địa không chịu các tác động của biển là một trong những nguyên nhân gây ra sự chênh lệch lớn giữa thời tiết mùa hạ và mùa đông tại nước này. Sự đa dạng địa hình cũng góp phần làm nên sự phức tạp của các kiểu khí hậu khác nhau tại Cộng hòa Séc. Nhìn chung trên toàn lãnh thổ Cộng hòa Séc, khí hậu về mùa đông thường khá lạnh nhưng cũng không đến nỗi quá khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình thấp nhất tại nước này vào tháng 1, tháng lạnh nhất trong năm là -5,4 °C. Tuyết thường rơi nhiều hơn tại những vùng núi cao nhưng tan nhanh tại các vùng thấp của Cộng hòa Séc khiến cho mùa đông ở nước này tương đối ẩm. Khi mùa đông kết thúc, băng tuyết tan chảy nhanh làm mực nước các con sông dâng cao và thỉnh thoảng có thể gây ra những trận lũ lớn. Mùa hè tại Cộng hòa Séc thường ấm áp. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7, tháng nóng nhất tại Cộng hòa Séc là 23,3 °C. Mùa hè tại nước này thường có nhiều mưa. Bên cạnh đó, những trận bão mạnh từ Đại Tây Dương có thể tràn vào nước này cũng mang theo một lượng mưa khá lớn. Nhiệt độ và lượng mưa giảm dần về mùa thu và các rừng cây bắt đầu rụng lá.
Y tế và chất lượng cuộc sống. Cộng hòa Séc chú trọng nâng cao sức khỏe cộng đồng với các chương trình mang tính chất phòng ngừa cũng như tích cực chống lại bệnh ung thư, hút thuốc lá…Người dân được cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trên cơ sở bảo hiểm y tế, người bệnh không trực tiếp chi trả tiền chữa bệnh. Dịch vụ y tế có thể được cung cấp bởi cả khu vực công cộng và khu vực tư nhân với chi phí nhìn chung thấp hơn mức bình quân của châu Âu.
Praha Goethe và lâu đài cổ
Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness. Ở đó có quảng trường Old Town Square là trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm với những tòa nhà cổ đầy màu sắc, các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Lâu đài cổ Praha là nơi lưu dấu sử thi muôn đời của Gớt (Johann Wolfgang von Goethe 1749–1832), vĩ nhân khoa học nhân văn, nhà thông thái, đỉnh cao văn chương thế giới. Tôi may mắn được lạc vào thế giới của Goethe và được lắng nghe Người trò chuyện sử thi qua các trang sách kỳ thú.
Điều kỳ lạ với tôi là sau khi gặp Goethe và đọc tác phẩm của Người tại vùng đất thiêng Old Town Square và vùng suối nước nóng nổi tiếng Kalovy Vary nơi có khu nghĩ dưỡng spa và rừng cổ thư viện Goethe, tôi ám ảnh đến lạ như bị thôi miên bởi một năng lượng quá mạnh mẽ. Tôi cũng ước ao hiểu biết và mong muốn dấn thân làm được những điều gì đó có ích cho đời. Tôi được phiêu lưu lên rừng xuống biển, đi được nhiều nơi khắp Á Âu Phi Mỹ mà người nhà với bạn bè nói vui là “có lộc và có may mắn xuất ngoại” bởi từ một cậu bé chân đất làng Minh Lệ nghèo khó làm sao có được sự đổi đời này. Tôi được gặp Goethe nhiều lần sau đó, ở những địa điểm rất xa nhau, như ở Obragon (miền Tây nước Mỹ), CIMMYT (Mexico), FAO, Rome (Italiy), Ghent (Bỉ) Giấc mơ xanh, ước mơ xanh là bài học quý đầu đời. Goethe là người Thầy lớn của tôi.
Ngày 29 tháng 9 năm 1774 là ngày Johann Wolfgang von Goethe đã phát hành kiệt tác ‘Nỗi đau của chàng Werther’ mang lại cho Goethe danh tiếng quốc tế. Ngày 29 tháng 9 năm 1951 là ngày mất của tướng Nguyễn Bình, vị trung tướng và tư lệnh Nam Bộ Việt Nam (sinh năm 1906). Ngày 29 tháng 9 năm 1973 cũng là ngày mất của W. H. Auden là nhà thơ Mỹ gốc Anh (sinh năm 1907). Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ 20, người có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền văn học Anh Mỹ.
“Praha Goethe và lâu đài cổ“ là phần hai của bài viết “Tiệp Khắc kỷ niệm một thời”, tiếp nối phần một “Tiệp Khắc đất nước con người”. Praha là thủ đô Cộng hòa Séc, trái tim văn hóa và học vấn châu Âu, nơi trung tâm thành phố được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1992, là “thành phố vàng” “thành phố một trăm ngọn tháp”. Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học, triết gia, nhà viết kịch và họa sỹ người Đức danh tiếng toàn châu Âu và Thế Giới với Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố nước ngoài nhưng lắng đọng về Người là tại cụm công trình di sản thế giới nêu trên với những câu chuyện huyền thoại kỳ lạ.
Praha thành phố vàng. Sang Tiệp, đến Praha, chúng tôi được ở khu nhà dành cho sinh viên và thực tập sinh nước ngoài tại Trường Đại học Praha, nơi có khá nhiều thực tập sinh và sinh viên các nước Âu, Á, Phi, Mỹ đến học nơi xưa là Trường Đại Học Karlova được thành lập từ năm 1348, trung tâm học vấn châu Âu. Trường Đại học Praha là niềm tự hào của thầy cô giáo trường này và cũng là niềm tự hào của đất nước Tiệp Khắc.
Chị Magdalena Buresova hướng dẫn chúng tôi đi dã ngoại ba tuần trước khi chúng tôi trở về Trường trình bày báo cáo “Thành tựu nghiên cứu phát triển đậu rồng và các cây họ đậu nhiệt đới hợp tác Việt Tiệp” trong một Seminar ở Khoa Cây trồng và được thông báo là có nhiều người quan tâm.
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là “Praha vàng”, lâu đài cổ thành Hradčanské, quảng trường Con Ngựa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt tại Tiệp) và vô vàn những điểm tham quan nối hai đầu của hai Quảng trường Museum và Můstek và cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ.
Thủ đô Praha hiện có dân số khoảng 1,5 – 2,5 triệu người, GDP bình quân đầu người của Praha cao gấp đôi mức bình quân của Cộng hòa Séc và cao gấp rưởi (153%) mức bình quân của Liên minh châu Âu. Tôi thuở đến Tiệp Khắc học năm 1986 thì dân số Praha ước khoảng 1,2 triệu người và Praha trong mắt tôi thời ấy thật “xa hoa”, giống như câu nói lưu truyền dân gian “Muốn giàu đi Đức, tri thức đi Nga, xa hoa đi Tiệp”. Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong “Nhật ký đường về” năm 1964: “Praha vàng tím chiều hè. Hỡi nàng công chúa nằm mê, mộng gì” lung linh trong đầu tôi. Thành phố Praha nằm bên sông Vltava ở miền trung Bohemia, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Séc trong hơn 1000 năm, như tôi đã kể tại “Tiệp Khắc đất nước con người”…
Tại Quảng trường Con Gà có cái đồng hồ cổ mỗi khi đánh chuông báo giờ, chú gà gáy lảnh lót từ tòa tháp cao nhất và những vị thần lần lượt diễu qua ô cửa nhỏ… Các du khách ai cũng thích thú nán lại chờ xem gà gáy và những vị thần diễu qua ô cửa nhỏ. Gần bảy trăm năm trôi qua mà chương trình của đồng hồ vẫn chính xác một cách tuyệt vời ! Cầu đi bộ Charles, hoàn thành năm 1402 rất nổi tiếng, nối đôi bờ sông Vltava ở trung tâm thủ đô Praha. Sông Vltava có chiều dài 430 km với diện tích lưu vực là 28.090 km² là sông dài nhất của Cộng hòa Séc, sông chảy theo hướng bắc từ đầu nguồn tại Šumava gần biên giới với Đức qua Český Krumlov, České Budějovice, và Praha, hợp lưu vào sông Elbe tại Mělník. Sông Vltava có 31 km chảy trong địa bàn của thành phố Praha với 18 cây cầu bắc ngang sông, trong đó cầu Charles là danh thắng số một về cầu nối đôi bờ thủ đô Praha.
Goethe vĩ nhân huyền thoại. Tôi gặp Goethe ở Kalovi Vary trong rừng thiêng cổ tích. Người đã viết nên kiệt tác Faust, Nỗi đau của chàng Werther, bộ sử thi huyền thoại ngợi ca con người, mãi mãi bền vững với thời gian.
Goethe là nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức. Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, nhưng ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài.
Goethe là giáo sư đại học, bạn thân và quân sư của Quận công Charles Augustus xứ Saxe-Weimar trong Đế quốc La Mã Thần thánh. Các tác phẩm của Goethe là kiệt tác của nhân loại. Ông viết những điều vượt lên lịch sử, khoa học, tôn giáo, không bị cuốn hút vào những tham vọng, khát khao quyền lực, những sự kiện nổi bật của thực tại mà hướng tới CON NGƯỜI với khát khao hiểu biết và ước mơ vượt lên nghịch cảnh số phận.
Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Goethe là Faust và Nỗi đau của chàng Werther. Faust là tác phẩm thơ kịch văn xuôi độc đáo và tiêu biểu nhất của Goethe với 12.111 câu thơ thể tự do xen lẫn với văn xuôi, mở đầu là 32 câu thơ đề tặng, kế đến là 25 trường đoạn, thể hiện tâm trạng của Goethe cũng là tâm trạng của thời đại. Cấu trúc và dịch lý tựa như kiệt tác Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam
Faust I được Goethe sáng tác năm 1808, khi ông đang độ tuổi thanh xuân bế tắc và khao khát cống hiến, với tâm trạng chán ghét muốn nổi loạn chống lại “sự cùng khổ Đức”. Đó là tâm trạng của các nhà văn và thế hệ thanh niên phong trào Bão táp và Xung kích. Goethe đặc biệt ngưỡng mộ vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế đã giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 – 1763). Goethe nung nấu viết được sử thi ghi lại những chuyển biến lớn của thời đại, làm quân sư chính đạo cho các quân vương và nhà lãnh đạo tài năng để thay đổi được thực trạng của nước Đức hiện thời. Ông viết:
“Vùng đất Đức, từ lâu đã bị ngoại bang vùi dập, bị các nước khác xâm chiếm,… nền thi ca Đức… thiếu niềm tự tôn của cả một dân tộc: chúng ta không hề thiếu tài năng. Lần đầu tiên thi ca Đức có được niềm tự hào thực sự, và tự hào hơn là nhờ Đức Vua Friedrich Đại Đế và những chiến công của Người trong cuộc Đại chiến Bảy năm. Tất cả mọi nền thi ca dân tộc đều mờ nhạt, càng mờ nhạt đi, nếu nó không dựa trên sự độc đáo nhân văn, không dựa trên những sự kiện gắn bó với nhân dân và những vị lãnh đạo xuất sắc của nước nó… Các vị vua phải được quan tâm trong chiến tranh và hiểm họa, trong những khi họ là những người đứng đầu mọi thứ, vì họ quyết định đến sự tồn vong của dân tộc và do đó họ sẽ được yêu thích hơn cả các vị Thần Thánh. Theo lối suy nghĩ này thì mỗi dân tộc vinh quang đều phải có một bộ sử thi… ” (Goethe).
Faust II gốm 5 hồi được Goethe bắt đầu khi ông đã năm mươi tuổi và hoàn thành ngày 22 tháng 7 năm 1831, một năm trước khi Goethe đi vào cõi vĩnh hằng lúc 82 tuổi. Faust II không còn là con người tuổi trẻ khát khao dấn thân nữa mà tuyển chọn những công việc rất hữu ích để giúp cho đời.
Faust đi từ một nguyên mẫu dân gian Johannes Faust (hoặc Johann Faust, George Faust) là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở vùng Đức Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541. Đó là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức (ngôn từ để chỉ nhà khoa học tài năng có thể biến đá thành vàng). Trong thời kỳ kháng cách, chống mê tín dị đoan, cải cách tôn giáo thế kỷ 16 xuất hiện 68 giai thoại về nhân vật Faust được Johannes Spies ghi chép lại và từ đó lưu truyền trong dân gian về nhân vật này như một huyền thoại: người bán linh hồn cho quỷ dữ.
Sách truyện dân gian là một hình thức phổ biến của văn học châu Âu vùng Bohemia thế kỷ 15-16. Những tác phẩm khuyết danh thường được in bằng giấy thông thường và bán rẻ nên lưu truyền khá phổ biến và rộng rãi trong công chúng. Nhân vật trong truyện dân gian thường thông minh, hóm hỉnh, nhiều yếu tố lạ, có hành động “kinh thiên động địa” trong những tình huống phức tạp, éo le… J.Spies cho xuất bản cuốn sách truyện dân gian về Faust năm 1587 cùng lời giải thích: Chuyện về Faust, kẻ làm quỷ thuật du đãng và là tên phù thuỷ. Hắn liên minh với quỷ sứ. Hắn phiêu lưu mạo hiểm. Và hắn phải nhận lấy số phận của mình. Kẻ không kính trọng thánh thần và là ví dụ khủng khiếp răn đe mọi người.
Faust trong dân gian là một học giả tài ba, sống nội tâm, ít chơi bời và không sa vào ham muốn quyền lực hoặc dục vọng như người đương thời mà khát khao kiến thức, hiểu biết, sống tự do phóng khoáng, không thích bị câu thúc, và chỉ chuyên giao du với những kẻ vô thần phù hợp với mình. Faust đã kết bạn với quỷ Mephisto ở dưới địa ngục và đã hiến linh hồn của mình cho quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục Faust bị quỷ Mephisto hành hạ đọa đày đau khổ và máu óc Faust vung vãi khắp nơi nhưng quỷ dữ không thể nào khuất phục được Faust. Huyền thoại về Faust với 68 câu chuyện đầy tính sử thi phiêu lưu mạo hiểm của một nhân vật có thật trong đời sống được công chúng hết sức ưa chuộng. Faust dám khát khao tự do, khám phá những bí mật của trời đất, xâm phạm đến sự thiêng liêng của thần thánh. Điều đó đã làm chất liệu nền, khơi nguồn cảm hứng cho Goethe ra đời kiệt tác Faust.
Goethe đã tìm thấy từ hình tượng nguyên mẫu của Faust trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Faust giống như Tôn Ngô Không của phương Đông, có thể lên thiên đường, xuống địa ngục, trãi nhiều kiếp nạn nhưng cuối cùng đã tìm thấy chân lý “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống.
Faust trong bí mật lâu đài cổ. Faust là hình bóng của Goethe trong kiệt tác ở quảng trường Old Town Square. Đó là một con người chí thiện, yêu tự do, ước mơ hiểu biết. Kiệt tác Faust trong văn chương và kiệt tác Faust tại quảng trường Old Town Square đều rất nổi tiếng và bền vững với thời gian. Goethe đã dựng chân dung hình tượng Faust là một con người có tốt có xấu, có chính có tà, có thiện có ác, với những nỗ lực không ngừng vượt qua cám dỗ, dục vọng do sự tạo nghiệp của quỷ sứ Mephisto. Faust là bài ca muôn thuở của tình yêu cuộc sống.
Faust trong văn chương của Goethe là tổng hòa của kịch, thơ, văn xuôi, tiên tri, dịch lý, là “kịch trong kịch” với nhiều tác phẩm nhỏ được lồng ghép nhau. Những đối thoại triết học thật sâu lắng và thích hợp cho những nhà nghiên cứu nhưng những hoạt cảnh ma quỷ và con người lại kích thích vùng tâm thức trẻ thơ của mỗi con người. Đọc Faust, ta hình dung như đọc Tây Du Ký, Sấm Trạng Trình, Truyên Kiều, Kiếm hiệp Kim Dung, …
G. Chonhio nhận xét “lịch sử nhân loại được hồi sinh trọn vẹn theo từng bước chân của Faust”. Faust từ một nhân vật có thật đã trở thành hình tượng huyền thoại trong dân gian và với kiệt tác của Goethe đã thành bất tử với thời gian . Điều này cũng tương tự như Trận Xích Bích thời Tam Quốc là chất liệu cho thơ và từ của Tô Đông Pha nhưng chính Tiền Xích Bích Phú và Hậu Xích Bích Phú của Tô Đông Pha lại là pho sử thi lưu dấu vùng địa linh Xích Bích neo đậu vào tim óc người đọc của nhiều thế hệ.
Goethe đã đoạn tuyệt với các mô tả sáo mòn cổ điển, đẽo gọt những sự kiện vụn vặt và những thị hiếu bình thường để khắc họa rất sâu tâm trạng của chính thời đại ông đang sống, hướng tới tương lai. Goethe đã khai mở, tiếp hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn. Chính vì vậy, Goethe đã có ảnh hưởng đặc biệt to lớn đến nền văn chương thế giới, nổi bật nhất ở châu Âu và nước Mỹ. Tác phẩm của Goethe hiện vẫn là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học. Kiệt tác văn chương của Goethe bền vững với thời gian.
Old Town Square là quảng trường nổi tiếng của lâu đài cổ Praha. Kalovy Vary là vùng suối nước nóng nổi tiếng ở cộng hòa Sec, nơi có khu nghỉ dưỡng spa và rừng cổ tích với thư viện Goethe. Cuộc đời tôi thật may khi được lạc vào cả hai nơi kỳ diệu này trong thế giới của Goethe, được “Dạo chơi cùng Goethe”, lắng Người kể chuyện sử thi khai mở tâm thức.
Đêm thiêng, bình minh và ngày mới bắt đầu.
Dạo chơi cùng Goethe
Hoàng Kim
“Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi” (*)
Goethe trao tặng ta
minh triết của Người.
Ta gặp Goethe
ở Kalovi Vary, Czechoslovakia
trong rừng thiêng cổ tích.
Người kể chuyện sử thi Tiệp Khắc kỷ niệm một thời Praha Goethe và lâu đài cổ
Những khát khao mơ ước của ‘Faust’,
‘Nỗi đau của chàng Werther’.
Ta gặp Goethe
trên cầu đi bộ Charles
trong 30 tượng thánh trầm tư
ngắm hình tượng Faust
cũng là Đế Quốc La Mã Thần Thánh
trên quảng trường Old Town Square
tại Praha
Ta tưởng nhớ Người ở Frankfurt,
Leipzig, Strasbourg
với bao nhiêu điểm đến …
Ta hiểu Goethe qua lời thơ Xuân Diệu
Thơ Người đi cùng tôi bao tháng năm.
Ta gặp Goethe ở nhiều nước châu Âu
Và cũng gặp Người tại Oregon
Miền Tây Nước Mỹ.
Ta gặp Người ở hồ lớn
Ciudad Obregon
Ba tỷ khối nước
Cây xanh đất nước giao hòa
Ta gặp Người
ở CIMMYT Mexico
phía cuối trời Tây
Goethe và Norman Borlaug dạy cho ta Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương
Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
và giấc mơ hạnh phúc
Anh và em
dạo chơi cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy
Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu
Goethe là vòm cây xanh
Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.
Goethe và Norman Borlauglà những trí tuệ bậc Thầy.
Người không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.
Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !
(*) Hình tượng Johann Wolfgang von Goethe (1749–1832) ở Roma, Italia.
AN VIÊN NƯỚC HOÀNG GIA Hoàng Kim
A Na Hoàng Gia An
An viên nước hoàng gia
Dạy không bao giờ chán
Học không bao giờ muộn
Chào ngày mới an lành
Nhà sách Hoàng Gia
SÁCH LÀ NGUỒN TRI THỨC
Hoàng Long Hoàng Kim
Sách hay là nguồn tri thức bí quyết trí tuệ tuổi thọ, túi khôn nhân loại, bổ rẻ hiệu quả mọi lúc mọi nơi mọi lứa tuổi. Đời người có tám cánh cửa niềm vui thì sách là một trong tám số đó Thiên nhiên, Tình yêu, Tình bạn, Việc tốt, Nhà ở, Sách hay, Hoa đẹp Thú cưng, Khoa học Nghệ thuật là . http://nhasachhoanggia.blogspot.com/
Một người biết đọc sách và say mê đọc sách chắc chắn là người hạnh phúc. Tinh hoa trí tuệ nhân loại nằm trong sách. Kinh nghiệm nhân loại tích tụ hàng triệu năm đều có trong sách.Người biết đọc sách có thể mời được về nhà mình những bậc hiền minh đức độ dân đạo cho hàng tỷ người , những nhà khoa học lừng danh nhất thế giới, những danh nhân văn hóa lỗi lạc của mọi thời đại, những vị anh hùng dân tộc sống mãi với thời gian, những nhà giáo, nhà văn, thầy thuốc, nhạc sĩ, ca sĩ , nhà buôn, nhà quản trị tài danh tử tế … .
Sách giúp ta làm được những việc mà ngoài đời khó có thể làm được. Sách giúp ta thỏa nguyện điều mình muốn, giúp ta học hỏi và đối thoại với hàng nghìn cuộc đời. Sách là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của nhân loại. Sách là trí tuệ và túi khôn nhân loại. Nó đưa chúng ta đi từ nơi này đến nơi khác, đến cả những nơi không một phương tiện nào có thể tới được, quay về quá khứ, trãi nghiệm hiện tại và hướng đến tương lai.với một tốc độ nhanh như ánh sáng. Đó là tốc độ của tư duy. Sách hay là thầy bạn tốt của chúng ta. Một căn nhà đẹp đúng nghĩa không thể thiếu sách cũng như một cuộc sống thực sự không thể trống rỗng thông tin. Sách là cội nguồn của tri thức. Sách dạy ta thành người.
Làng Minh Lệ quê tôi là liên khúc năm bài thơ Hoàng Kim gồm 1) Làng Minh Lệ quê tôi; 2) Lời thề trên sông Hóa; 3) Linh Giang và Đá Đứng; 4) Ta về với Linh Giang; 5) Linh Giang dòng sông quê hương. Kính tặng quê hương Quảng Bình đất và người , tấm lòng yêu thương của những người con xa xứ hai miền Nam Bắc nhớ về cội nguồn
Đất nặng ân tình đất nhớ thương
Ta làm hoa đất của quê hương
Để mai mưa nắng con đi học
Lưu dấu chân trần với nước non.
LỜI THỀ TRÊN SÔNG HÓA
Hoàng Kim
Sông Hóa ơi hời, ơi Linh Giang
Quê hương liền dải tụ trời Nam
Minh Lệ, Hưng Long hai bầu sữa
Hoàng Gia trung chính một con đường.
Rào Nan Đá Dựng chốn sông thiêng
Nguồn Son Chợ Mới đẹp ân tình
Minh Lệ đình xưa thương làng cũ
Nguyện làm hoa đất của quê hương.
LINH GIANG VÀ ĐÁ ĐỨNG
Hoàng Kim
Con về Đá Đứng Rào Nan
Cồn Dưa Minh Lệ của làng quê hương
Linh Giang chảy giữa vô thường
Đôi bờ thăm thẳm nối đường tử sinh.
Bên này Bốn Miếu tinh anh
Bờ kia Đá Đứng kết thành Bắc Nam
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son
Làng xưa khoai lúa vẫn thơm láng giềng
TA VỀ VỚI LINH GIANG
Hoàng Kim
Ta về với Linh Giang
Làng Minh Lệ quê tôi
Về ký ức không quên
Ngã ba sông đời nghẹn chảy
Minh Lệ nước mắt quê hương
Rào Nan, Chợ Mới, Nguồn Son
Sông chảy giữa lòng người
Nước mắt chảy vào trong
Thăm thẳm một quê hương
Dòng sông đời thao thiết chảy…
Ta về với Linh Giang
Nhớ quay quắt người thân
Linh Giang ơi Linh Giang Lời thề trên sông Hóa
Ta khóc lúc ra đi
Và khóc lúc trở về …
Cầu này nơi phà Gianh năm xưa
Nối con đường Bắc Nam sinh tử
Hoành Sơn, Linh Giang, Lũy Thầy
Tuyến công thủ ba tầng hiểm trở
Hoàng Kim lưu Bài viết liên quan tại đây bài thơ Nhớ Cậu của Hoàng Kim và bài thơ Làng quê của nhà thơ Hoàng Gia Cương với lời bình thơ Làng quê của thầy giáo nhà văn Hoàng Minh Đức. Đây là ghi chú quan trọng để hiểu những sự thật lịch sử một thời
NHỚ CẬU
Chúc mừng Cậu cùng đại gia đình vui khỏe hạnh phúc
Mai trắng tóc người cũng trắng trong
Đường trần lên thấu đỉnh cao phong
Hoàng chi Mạc tộc ngời tâm đức
Phố nối đường cong chẳng thẹn lòng
Người về tìm lại dấu xưa
Làng như cây lúa qua mùa hạn khô
Đạn bom cày xéo nát nhừ
Biết bao giờ
Đến bao giờ…
Làng xưa!
Thăm làng sao cứ ngẩn ngơ
Một con sáo sậu bất ngờ vụt bay!
Quảng Bình 7/1975
HGC
Lời bình bài “LÀNG XƯA”
của HOÀNG MINH ĐỨC
Thật vui mừng trong câu lạc bộ thơ văn Quảng Minh – một câu lạc bộ làng có tới hai nhà thơ xa quê (một nam một nữ) đã neo lại trong lòng người đọc những tình cảm thân thương và trân trọng. Hai anh chị đã có những bài thơ để đời, găm vào lòng người dân Minh Lệ quê tôi những câu thơ đầy cảm xúc buồn vui, nhung nhớ – đó là Trần Thị Thu Huề và Hoàng Gia Cương. Hai nhà thơ chưa phải là những tên tuổi lớn trong làng thơ Việt Nam nhưng họ là niềm tự hào của những người yêu thơ làng Minh Lệ.
Hoàng Gia Cương nổi tiếng với bài thơ “Em có về Hà Nội” được nhạc sỹ Thuận Yến phổ nhạc thành ca khúc “Giữa chiều thu Hà Nội”, hay bài “Rùa ơi” được bình trong chương trình thơ của Đài tiếng nói Việt Nam. Nhưng tôi thích nhất vẫn là bài “Làng xưa” của anh. Ai xa quê hương mà chẳng thương chẳng nhớ. Đó là lẽ thường tình. Đối với nhà thơ Hoàng Gia Cương, anh đã xa quê trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Ai có biết được hoàn cảnh đặc biệt ấy mới quý cái tình người, tình đất, tình yêu quê hương vô bờ bến trong con người và trong thơ của anh.
“Làng xưa” là một bài thơ lục bát rất hay, đến nỗi đọc xong ta cảm thấy xốn xang, ta như cảm nhận được dư vị ngọt ngào xen lẫn nỗi buồn man mác của một người con xa xứ sau bốn chục năm về lại:
Chỉ là mái rạ mái tranh
Chỉ là khóm chuối, khóm chanh, chỉ là…
Với điệp ngữ chỉ là được nhắc lại cuối câu đã đưa người đọc về với quá khứ kham khổ, nghèo đói và bình dị. Chỉ là “sắn khoai vui với dưa cà” , cao sang lắm mới có bánh đúc bánh đa thế mà nhà thơ vẫn nhớ da diết, nhớ đau đáu cái làng quê nghèo khổ ấy suốt cả cuộc đời.
Hay:
Một thời sáo vút, diều bay
Một thời đánh đáo, đánh quay, một thời…
Điệp ngữ một thời được lặp đi lặp lại cái hồn nhiên thơ ngây của thời thơ ấu. Vô tư lắm, trong sáng lắm. Không hề để ý đến biến đổi cuộc xoay vần của thế sự, cậu học trò nghèo đã “Phi trâu lên tận đỉnh đồi/ Chọc ong vò vẽ hát cười nghêu ngao”.
Bằng các câu hỏi tu từ, đâu rồi những: “Bờ tre, bụi duối, cầu ao/ Nơi đâu chó cắn, chỗ nào gai đâm?”. Hay “Nơi đâu yểng hót, chào mào chuyền cây?” ta thấy tâm trạng xao xuyến bâng khuâng đến nao lòng của nhà thơ khi trở về làng cũ – những câu thơ xao động lòng người.
Khi đã trở thành một chiến sỹ không quân, làm một kỹ sư vô tuyến điện, làm một nhà thơ nghĩa là đã trở thành một người lớn, sống giữa lòng thủ đô Hà Nội thì cảnh cũ, người xưa gần gũi, thân thương biết nhường nào. Nhà thơ đã đi tìm lại tuổi thơ của mình bằng những câu thơ gợi cảnh gợi tình. Cảnh vật ngày nay hình như cũng bé lại, gần hơn: “Trước xa nay lại hoá gần/ Cành cây thấp xuống mảnh sân hẹp vào!”. Trên đường về làng những kỉ niệm thân thương được tái hiện qua cái bắt tay bở ngỡ để rồi nhận lại những người xưa. Nhà thơ gặp ai cũng thấy như lạ, như quen. Họ đã tìm lại nhau qua ánh mắt ngập ngừng để nhớ lại một thời tuổi trẻ: “Đường về như thể chiêm bao/ Nơi đâu yểng hót, chào mào chuyền cây?/ Ngập ngừng tay nắm bàn tay/ Tìm trong đôi mắt tháng ngày trẻ trung”. Đọc đến đây tôi liên tưởng đến những câu thơ “Người nhà quê” của Trần Thị Thu Huề: “Lại về với cỏ ven đê/ Cảm phiền con sóng rủ rê bãi bờ/ Gặp người toóc rã rơm khô/ Cầm tay cầm phải câu thơ của mình”. Hai tâm hồn đồng cảm của hai người con xa xứ cùng nhịp, cùng phách, cùng tiết tấu trong bản giao hưởng của những “Người nhà quê” về thăm lại “Làng xưa”.
Ở hai khổ thơ cuối những hình ảnh thực tại dồn dập mà nhà thơ được chứng kiến trên đường về làng:
Sạm màu nắng bão mưa dông
Mái đình cong, mái chùa cong, mái đền
Mảnh tường lở lói vênh xiên
Cành đa gãy phủ một miền hoang vu! …
Những cảm thức dồn nén làm cả không gian như đặc quánh lại. Đến đây thì thể thơ lục bát đã được biến thể, nhịp thơ gấp gáp, khắc khoải, cồn cào. “Biết bao giờ/ Đến bao giờ…/Làng xưa!”. Nhà thơ hoài niệm tiếc nuối những nét văn hoá làng quê bị đạn bom, thiên nhiên dập vùi, tàn phá. Bằng lối so sánh liên tưởng hình ảnh con sáo sậu ở hai câu thơ cuối bở ngỡ, ngơ ngác như gặp lại cố nhân rồi bay vụt. Phải chăng con sáo sậu thuở xưa đã từng đậu trên lưng con trâu xưa của nhà thơ hoài cổ Hoàng Gia Cương.
Một nhà nghiên cứu nước ngoài đã từng viết “Thơ vừa là nhạc, là hoạ, là tạc tượng”. Với thi pháp truyền thống, ngôn ngữ chắt lọc màu sắc sinh động, bài thơ như một khúc dân ca mang âm hưởng những bài hát ru làng Minh Lệ. Người và cảnh trong “Làng xưa” của Hoàng Gia Cương hiện lên như thực, như mơ cứ ám ảnh, bâng khuâng, day dứt mãi trong tôi.