Số lần xem
Đang xem 7018 Toàn hệ thống 20583 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa. Giáo sư tiến sỹ, anh hùng lao động Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tác giả chính của cụm công trình ‘Nghiên cứu và phát triển lúa gạo’ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh, đã có hai bài viết quan trọng giới thiệu về “Lịch sử cây lúa Việt Nam” và “Cải tiến giống lúa cho sản xuất lúa gạo tại Việt Nam”. Giáo sư đã đưa ra các bằng chứng và dẫn liệu ‘Việt Nam là chốn tổ của nghề lúa’ và ‘các tiến bộ của giống lúa Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21’. Hai bộ sách: Nguyễn Văn Luật (chủ biên), xuất bản lần đầu năm 2001, 2002, 2003 Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20, ba tập Nhà Xuất Bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1.347 trang, và Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu 2011. Khoa học về cây lúa, di truyền và chọn giống. Nhà Xuất bản Nông Nghiệp, 623 trang đã đúc kết về những tiến bộ này.
“Con đường lúa gạo Việt Nam” là chùm bài ghi chép lược thuật về các dâng hiến lặng lẽ của các nhà nông học, nhà giáo và nông dân giỏi nghề nông. Họ gắn bó cuộc đời với nông dân, nông nghiệp, nông thôn, và những sinh viên, học viên nghề nông để làm ra những hạt gạo ngon hơn, tốt hơn cho bát cơm của người dân. Tập tài liệu nhỏ này mục đích nhằm kể lại những mẫu chuyện đời thường nghề nông cho các em sinh viên đọc thêm ngoài giờ học chính.
Thầy Norman Borlaug nhà khoa học xanh, cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói, đã có lời dặn thật thấm thía: “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Dạy học không chỉ trao truyền tri thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn trao truyền ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.
Nam Bộ Việt Nam là quê hương nhà bác học nông dân Lương Định Của, nơi con đường lúa gạo Việt Nam khởi phát và tỏa rộng, mở đầu cho chùm bài viết này. Về miền Tây “Sao anh chưa về lại miền Tây. Nơi một góc đời anh ở đó. Sóc Trăng Cần Thơ sông Tiền Sông Hậu. Tên đất tên người chín nhớ mười thương. Anh có về Bảy Núi Cửu Long. Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ. Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ. Anh có về nơi ấy với em không? (thơ Hoàng Kim)”. Việt Nam con đường xanhCon đường lúa gạo Việt Nam thao thức một khát khao xanh https://hoangkimlong.wordpress.com/category/con-duong-lua-gao-viet-nam/
Con đường lúa gạo Việt Nam không chỉ có lúa mà còn có cây màu (ngô, sắn, khoai) đậu đỗ thực phẩm, rau quả cũng là nguồn thức ăn uống (Food & Drink). Ngày nay mô hình liên kết nông dân khoa học khuyến nông doanh nghiệp quản lý cần được kết nối tốt hơn trong cánh đồng mẫu lớn từ khâu chọn giống tốt năng suất chất lượng thời gian sinh trưởng và ít sâu bệnh đến việc chọn điểm xây dựng quy trình kỹ thuật và mô hình thâm canh thích hợp hiệu quả, tới việc tổ chức sản xuất chế biến cung ứng tiêu thụ thành chuỗi sản xuất chế biến tiêu thụ hiệu quả tín nhiệm, gắn liền với việc đánh giá, xác nhận và quảng bá thương hiệu đúng đắn coi trọng chất lượng. Đó là Việt Nam con đường xanh để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, không chỉ gia tăng thu nhập ngay cho nông hộ và doanh nghiệp mà còn là mô hình đúng cho sự liên kết phát triển nông nghiệp bền vững.
xem tiếp: Con đường lúa gạo Việt Namhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/con-duong-lua-gao-viet-nam/
CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim
Có một ngày như thế
Đồng đội hòa niềm vui
Mừng em luôn cố gắng
Nhiệm vụ đã hoàn thành