Số lần xem
Đang xem 8476 Toàn hệ thống 14230 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
EM ƠI EM CAN ĐẢM BƯỚC CHÂN LÊN
Nguyễn Khoa Tịnh Thầy ước mong em noi gương Quốc Tuấn
Đọc thơ em, tim tôi thắt lại
Lòng nghẹn ngào, nước mắt chảy rưng rưng
Nửa xót xa nhưng nửa lại vui mừng
Xót xa vì đời em còn thơ dại
Mới tuổi thơ mà cuộc đời đầy khổ ải
Mới biết cười đã phải sống mồ côi
Như chiếc thuyền giữa biển tự trôi
Như chiếc lá bay về nơi vô định “Bụng đói” viết ra thơ em vịnh:
“Cơm ngày một bữa sắn trộn khoai
Có biết lòng ta bấy hỡi ai?
Vơi vơi lòng dạ, cồn cào bụng
Kể chi no đói, mặc ngày dài”
Phải!
Kể chi no đói mặc ngày dài
Rất tự hào là thơ em sung sức
Rất tự hào là em tôi đầy nghị lực
Đã hiển lộ mình qua “Cái chảo rang”
“Trung dũng ai bằng cái chảo rang Lửa to mới biết sáp hay vàng Xào nấu chiên kho đều vẹn cả Chua cay mặn ngọt giữ an toàn Ném tung chẳng vỡ như nồi đất Quăng bừa xó bếp vẫn nằm ngang Tốt đẹp đâu cần danh tiếng hão Bạn cùng lửa đỏ, nóng chang chang”
Phải!
Lửa to mới biết sáp hay vàng!
Em hãy là vàng,
Mặc ai chọn sáp!
Tôi vui sướng cùng em
Yêu giấc “Ngủ đồng”
Hiên ngang khí phách:
“Sách truyền sướng nhất chức Quận công Ta sướng khi ra ngủ giữa đồng Lồng lộng trời hè muôn làn gió Đêm thanh sao sang mát thu không Nằm ngữa ung dung như khanh tướng Lấy mấy vần thơ tỏ nỗi lòng Tinh tú bao quanh hồn thời đại Ngủ đồng khoan khoái ngắm gương trong”
Tôi biết chí em khi “Qua đèo Ngang”
Ung dung xướng họa với người anh hùng
Đã làm quân thù khiếp sợ:
“Ta đi qua đèo Ngang
Cũng gặp Người trèo qua núi hiểm
Đỉnh dốc chênh vênh
Xe mù bụi cuốn
Có lẽ thiên nhiên đã định bao giờ
Một dãy Hoành Sơn bát ngát trận đồ
Điệp điệp núi cao
Trùng trùng rừng thẳm.
Người thấy
Súng gác trời xanh
Gió lùa biển lớn
Nông dân rộn rịp đường vui
Thanh Quan nàng nhẽ có hay
Cảnh mới đã thay cảnh cũ.
Ta hay
Máu chồng đất đỏ
Mây cuốn dặm khơi
Nhân công giọt giọt mồ hôi
Hưng Đạo thầy ơi có biết
Người nay nối chí người xưa
Tới đây Nước biếc non xanh Biển rộng gió đùa khuấy nước Đi nữa Đèo sâu vực thẳm Núi cao mây giỡn chọc trời Nhớ thù nhà, luống thẹn làm trai Thương dân nước, thà sinh phận gái “Hoành Sơn cổ lũy” Hỏi đâu dấu tích phân tranh? Chỉ thấy non sông Lốc cuốn, bốn phương sấm động. Người vì việc nước ra đi Ta muốn cứu dân nên thăm trận thế Điều không hẹn mà xui gặp mặt Vô danh lại gặp hữu danh Cuộc đời dài ắt còn sẽ gặp nhau Nay hội ngộ giữa đỉnh cao trời đất Anh em ta ngự trên xe đạp Còn Người thì lại đáp com măng Đường xuyên sơn Anh hùng gặp anh hùng Nhìn sóng biển Đông Như ao trời dưới núi.
Xin kính chào Bậc anh hùng tiền bối Ta ngưỡng mộ Người Và tỏ chí với non sông Mẹ hiền ơi! Tổ Quốc ơi! Xin tiếp bước anh hùng!”
Hãy cố lên em!
Noi gương danh nhân mà lập chí
Ta với em
Mình hãy kết thành đôi tri kỷ!
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Tôi tự hào bài “Tỏ chí” của em:
“Quốc Tuấn ngày xưa chí vững bền Thù nhà, nợ nước chẳng hề quên Đến bữa quên ăn, đêm quên ngủ Thương dân, yêu nước quyết báo đền Văn hay thu phục muôn người Việt Võ giỏi kinh hồn lũ tướng Nguyên Mươi năm sau nữa ơi ông Tuấn Nối chí ông, nay cháu tiến lên!”
Tôi thương mến em
Đã chịu khó luyện rèn
Biết HỌC LÀM NGƯỜI !
Học làm con hiếu thảo.
Mười lăm tuổi đã “Tập làm thầy giáo”
“Vui gì hơn buổi đầu làm thầy giáo Của lớp vở lòng đất mẹ yêu thương Trưa nắng luyến các em cùng đến lớp Giọng líu lo như chim hót ven đường.
Đứng trước các em tuổi nhỏ đáng yêu
Mà đã tưởng tới bao nhiêu người lớn
Nghe em đọc giọng thanh thanh dễ mến Mà đã nghe đất nước xuyến xao mình!”| Tổ Quốc đang chờ em phía trước.
Em ơi em, can đảm bước chân lên!
LỜI CỦA THẦY THEO MÃI BƯỚC EM ĐI
Hoàng Kim tưởng nhớ thầy Nguyễn Khoa Tịnh
Thầy thung dung bước lên bục giảng
Buổi học cuối cùng “Tổng kết sử Việt Nam”
Tiếng Thầy ấm trong từng lời nói
Như muốn truyền cho các em
Tất cả những niềm tin.
Đôi mắt sáng lướt nhìn toàn bộ lớp
Thầy có dừng trên khuôn mặt nào không ?
Thầy có tin trong lớp còn ngồi học
Có những em nung nấu chí anh hùng.
Các em hiểu những gì
Trong tim óc người Thầy
Mái tóc đà điểm bạc
Em biết Thầy tâm huyết rất nhiều
Trên mười năm dạy học
Vẫn canh cánh trong lòng
Luôn tìm kiếm những người
Có chí lớn
và tấm lòng yêu nước
thương dân.
Mười năm
Thức đo thời gian
Dài như cả nỗi đau chia cắt
Sương bạc thời gian phôi pha mái tóc
Câu chuyện mười năm Đông Quan dạy học
Hẳn nhiều đêm rồi
Thầy nhớ Ức Trai xưa?
Mười năm
Trang lòng, trang thơ
Nhớ tráng sĩ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm
Ôi câu thơ năm nào
giữa lòng Thầy xao xuyến
“Anh hùng lỡ vận ngẫm càng cay”
Mười năm
Dằng dặc thời gian
Đo lòng Thầy nhớ miền Nam tha thiết
Em tin trong lòng Thầy
Luôn âm ỉ cháy lửa lòng yêu nước
Thầy có tin rằng trong lớp
Có người trò nghèo
Chí nối Ức Trai xưa.
“Dẫu đất này khi thịnh khi suy
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Thầy giảng Đại cáo bình Ngô
Liên hệ chuyện chân chúa Nguyễn Hoàng
âm thầm tìm kiếm Đào Duy Từ …
cũng như chuyện “Tam cố thảo lư”
anh em Lưu Bị
vượt núi thẳm, mưa tuyết, đường xa
ba lần đến Long Trung
tìm kiếm Khổng Minh Gia Cát
tuổi chỉ đáng bằng tuổi con mình
nhưng trọng dụng kỳ tài
đã tôn làm quân sư cùng lo việc nước…
Thầy kể chuyện Đào Duy Từ xưa
Bậc khai quốc công thần nhà Nguyễn
dựng nghiệp nhọc nhằn, người hiền lắm nạn
cha mẹ chết oan, chiếc lá giữa dòng…
Đào Duy Từ còn mãi với non sông:
Người có công nghiệp lẫy lừng chẳng kém Ngọa Long
Định Bắc, thu Nam, công đầu Nam tiến.
Người tổ chức phòng ngự chiều sâu
Hoành Sơn, Linh Giang, Lũy Thầy
minh chúa, quân giỏi, tướng tài, ba tầng thủ hiểm
Người xây dựng nên định chế đàng Trong
một chính quyền rất được lòng dân
nức tiếng một thời.
Người viết nên kiệt tác Hổ trướng khu cơ,
tuồng Sơn Hậu, nhã nhạc cung đình
là di sản muôn đời.
Trí tuệ bậc thầy, danh thơm vạn thuở …
Thầy giảng về bài học lịch sử Việt Nam
những người con trung hiếu
tận tụy quên mình vì dân vì nước
hẳn lòng Thầy cháy bỏng khát khao
vượng khí non sông khí thiêng hun đúc
Đất Quảng Trạch này đâu kém Nam Dương
Có nông phu ham học, chăm làm
Mà thao lược chuyển xoay thời vận.
Ôi sử sách cổ kim bao nhiêu gương sáng
Học sử ai người biết sử để noi?
“Lịch sử dân tộc mình
Những năm bảy mươi
Các em sẽ là người viết tiếp
Điểm theo thời gian
Truyền thống ông cha xưa
Oanh liệt vô cùng”
Tiếng Thầy thiết tha
Truyền nguồn cảm xúc
Các em uống từng lời
Lắng nghe từng chữ
Lời tâm huyết thấm sâu vào lòng em:
“Nung gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”
Em đã tìm được trong Thầy
Một người anh
Một người đồng chí
Em vững tin trong sự nghiệp cứu dân
Hẳn có lòng Thầy luôn ở bên em!
Thầy nói nhiều về Việt Nam thân yêu
Dựng nước gian nan, người dân còn khổ
Mắt Thầy thiết tha quá chừng
Làm em mãi nhớ
Thầy truyền cho chúng em niềm tin
Đạo làm người, lòng yêu nước
Em càng thấm thía vô cùng
Vì sao những người có tâm huyết ngày xưa
Những Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Thiếp, Phan Châu Trinh, …
Đều yêu nghề dạy học.
Tổ Quốc cần, gọi em về phía trước
“Em ơi em, can đảm bước chân lên!”
Em sẽ khắc trong lòng
Những lời dạy đầu tiên!
HAI BÀI THƠ – MỘT TẤM LÒNG Lời dẫn của Lê Quang Vinh
Tôi là lứa học trò gần như “đầu đời’’ của cụ Nguyễn Khoa Tịnh. Ông dạy môn Lịch sử hai năm tôi học ở lớp 8C và lớp 9B (các năm 1964 – 1966, tại Trường Cấp 3 Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Tôi nhớ, hồi ấy Thầy giáo chưa… “làm thơ”; hoặc có làm nhưng không thấy đọc cho học trò nghe bao giờ.
Tôi hơn Hoàng Kim (FB “Hoàng Kim“) 6 tuổi. Em là lứa lớp sau tôi mấy khóa. Nhưng hai anh em may mắn, đều được thụ giáo (chịu sự dạy bảo) của thầy Nguyễn Khoa Tịnh.
Như đã “bật mí” tại lời dẫn của tôi trong bài “MỘT BÀI THƠ HAY CỦA NGƯỜI CON TRAI LÀNG MINH LỆ – TIẾN SĨ NÔNG HỌC HOÀNG KIM” (Lê Quang Vinh): “Chàng trai này từ nhỏ tên “Hoàng Minh Kim”, đã ham đọc sách và làm thơ; cứ tưởng sau này sẽ theo nghiệp… văn chương”.
Có lẽ thế, nên khi vừa vào học Cấp 3 Bắc Quảng Trạch, Hoàng Kim đã viết mấy bài thơ về thế giới quanh em; hoặc hoàn cảnh riêng của cá nhân mình… Em không thể ngờ được rằng, các bài thơ vô tư, hồn nhiên đó; lại có thể lọt ngay vào đôi “mắt xanh” của người thầy dạy Sử này. Đấy là “duyên thơ” của cả hai thầy trò.
Bài thơ “Em ơi em, can đảm bước chân lên” của cụ Nguyễn Khoa Tịnh chính là “họa lại” (tổng hợp, khuếch tán, nhân lên tình ý) từ cảm hứng đột nhiên khi đọc được thơ cậu học trò nhỏ của mình, gồm 6 bài thơ: “Bụng đói”, “Cái chảo rang”, “Ngủ đồng”, “Qua đèo Ngang”, “Tỏ chí”, “Tập làm thầy giáo”.
Điều thú vị là, trong bài thơ “Em ơi em, can đảm bước chân lên”, Ông giáo dùng nguyên văn nhiều câu thơ, đoạn thơ và cả bài thơ của Hoàng Kim – thủ pháp rất hiếm khi phải dùng tới hoặc khá “tối kỵ” trong sáng tạo nghệ thuật. Thế mà Thầy lại cố ý, dụng công vô cùng, để biến nó thành những câu thơ, đoạn thơ thống nhất, nhuần nhị trong cả bài thơ một cách hợp lý; khiến chất liệu thơ cùng giọng điệu, cấu tứ hòa quện nhau như… rút từ ruột gan của “chính mình’’ ra.
Cụ Nguyễn Khoa Tịnh làm điều này một cách khéo léo qua những câu thơ “bình luận” thơ trò, để “kết dính” chúng với nhau. Qua các câu thơ “bình luận” ấy, nâng tầm “thi liệu” đang được sử dụng trong bài thơ mình.
Đọc xong bài thơ, nếu không thật “chú ý”, khó lòng mà nhận ra đâu là… “thơ thầy”, đâu là… “thơ trò”. Đấy cũng là một “sự chơi” độc đáo của các bậc thi gia xưa…
(1/ “Bụng đói”: cả bài 4 câu “tứ tuyệt”.
2/ “Cái chảo rang”: cả bài 8 câu “thất ngôn”.
3/ “Ngủ đồng”: cả bài 8 câu “thất ngôn”.
4/ “Qua đèo Ngang”: cả bài 51 câu thể thơ “tự do”.
5/ “Tỏ chí”: Cả bài 8 câu thất ngôn.
6/ “Tập làm thầy giáo” cả bài 8 câu “bát ngôn”.).
Chắc chắn khi Hoàng Kim nhận lại được bài thơ đầy ân tình của Thầy – hẳn đã vô cùng sung sướng, cảm động. Đó chính là nguồn hứng khởi lay động tâm hồn, trái tim người học trò còn rất bé nhỏ này; để rồi sáng tạo nên bài thơ mới lắng đọng hơn, sâu sắc hơn, lý trí hơn: “LỜI CỦA THẦY THEO MÃI BƯỚC EM ĐI”.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, LQV xin gửi đến bạn đọc hai bài thơ – thực chất là cùng một tấm lòng yêu thương (“Tất cả vì học trò thân yêu” của người thầy và đạo lý “Tôn sư trọng đạo” của cậu học trò); nó thực sự thấm đẫm tình thầy trò của cụ Nguyễn Khoa Tịnh và người học trò xưa của ông – nay đã là Nhà nông học, Tiến sĩ Hoàng Kim – đúng như kỳ vọng cùng tiên đoán của mình.
Hà Nội, 16 giờ 04′ – ngày 18/11/2017
LQV,
CIMMYT TƯƠI RÓI MỘT KỶ NIỆM Hoàng Kim
Thấm thoắt đã nhiều năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in những kỹ niệm thân thương về các thầy bạn ở bên kia bờ đại dương. Những giống ngô lai, sách, tạp chí, trang web, video CIMMYT luôn kết nối bền bỉ với những nhà khoa học xanh Việt Nam để chúng tôi có được những dâng hiến thầm lặng nhưng hiệu quả trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Tôi nhớ thầy Norman Boulaug, nhớ thầy bạn ở nơi đó, nhớ đất nhớ người. Bài thơ “Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương“, “Lời Thầy dặn“, “Đối thoại giữa các nền văn hóa“, … lưu dấu trong tôi CIMMYT tươi rói một kỷ niệm sâu sắc một thời.
Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc Hồ lớn Ciudad Obregonba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa…
Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về Tổ Quốc
Ôi Việt Nam Việt Nam
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
Tôi thật cảm động ba mươi năm sau (1988-2018) được ngắm lại quang cảnh xưa khi bạn Tu Phan Van viết “Công viên đá “Valley of Fire State Pack” Overton – bang Nevada với quy mô diện tích 19.000ha gần bang Arizona… thành tạo chủ yếu từ đá trầm tích sa thạch đỏ (red sandstone) đã tạo ra cảnh quan đặc sắc với những núi đá trùng điệp màu đỏ “lửa” trên nền thung lũng cùng với những đụn cát đỏ, vàng nhấp nhô sản phẩm của quá trình ferralic… đã tạo nên “Thung lũng lửa”… một trong cảnh đẹp thiên nhiên của bang Nevada…” Đó cũng là câu chuyện gian nan nhọc nhằn của sự chinh phục vùng đất khó khăn miền Tây nước Mỹ.
Sáu tháng ở CIMMYT với tôi là một câu chuyện ám ảnh.Thầy Norman Borlaug nói: “Chúng tôi đã dành thật nhiều công sức cho những người nghèo khó và vùng đất nghèo khó miền Tây của đất nước”. Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”. Tôi như cậu bé chăn cừu mà Paulo Coelho kể trong kiệt tác “Nhà Giả Kim” (O Alquimista) mà tôi đã kể cùng bạn ở Ngọc lục bảo Paulo Coelho mà vận mệnh đã cho tôi cơ hội để trở về khám phá thế giới bí ẩn của chính mình với khát khao tìm kiếm.
Anh Tuyến Bùi Cách giáo sư nhà giáo ưu tú cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đang cùng nhóm bạn Huỳnh Hồng, Tu Phan Van và gia đình du lịch sinh thái ở đó nhắn tin: “Anh Hồ Quang Cua là em ruột Anh Hồ Thại (bộ môn Nông hoá Thổ nhưỡng, Khoa Nông học) đó Kim ạ”. Tôi trả lời: “Anh Tuyến Bùi Cách và các bạn đang ở gần, thật gần CIANO và cũng không quá xa để đến được Dallas, Texas, United States, cố gắng ghé thăm NORMAN BORLAUG NHÀ KHOA HỌC XANH tại Viện Norman Boulaug ở Texas A&M University. Hoàng Kim thật khó dịp trở về điểm hẹn CIANO, CIMMYT, CIAT, CIP mà chỉ có thể trở về điểm hẹn thăm anh Hồ Quang Cua nhà khoa học xanh ở Sóc Trăng cùng một số điểm khác trong nước mà thôi.
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.
LỜI THẦY DẶN
Việc chính đời người chỉ ít thôi.
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi.
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện.
Di sản muôn năm mãi sáng ngời
Thầy Norman Borlaug sống nhân đạo, làm nhà khoa học xanh và nêu gương tốt. Thầy là nhà nhân đạo, nhà nông học Mỹ cha đẻ của cuộc cách mạng xanh được tặng giải Nobel và Tổng thống Mỹ trao tặng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ, thế giới tôn vinh là nhà bác học số một của nhân loại trong cuộc chiến chống nghèo đói. Thầy đã suốt đời nghiên cứu giảng dạy về chọn tạo và phát triển cây lương thực, góp phần cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Thầy là người sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống.
Tôi được Thầy ghé thăm gần trọn buổi chiều tại phòng riêng ở CIMMYT, Mexico ngày 29.8.1988. Thầy đã một mình ghé thăm người trò nhỏ duy nhất của châu Á trong lớp học “Quản lý Trung tâm/ Trạm trại Nông nghiệp”. Khi Thầy đến, tôi đang thắp nến trên giá sách trong phòng đề tưởng nhớ ngày cha mất. Biết cha tôi bị bom Mỹ giết hại tại làng nhỏ ở Quảng Bình của buổi chiều này hai mươi năm trước (1968) lúc tôi còn là học sinh trung học của Trường cấp Ba Bắc Quảng Trạch, Thầy bối rối xin lỗi và thật bất ngờ tôi đã có được một buổi chiều vô giá riêng tư bên Thầy.
Lời Thầy dặn thật thấm thía: “ Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó”; “Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao”; “Việc chính đời người chỉ ít thôi. Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi. Phúc hậu suốt đời làm việc thiện. Di sản muôn năm mãi sáng ngời”.
Tiến sĩ Hannibal Multar, người Do Thái quê gốc Jerusalem, nay định cư ở Mỹ, Trưởng Chương trình Đào tạo của CIMMYT, thầy giáo chủ nhiệm lớp chúng tôi, trong bữa cơm chiêu đãi đầu tiên tại thủ đô Mexico thành phố di sản thế giới 1987 (ảnh đầu trang), ngay câu đầu tiên sau khi giới thiệu về mình, đã quay sang hỏi tôi: Kim ‘bạn tôi”. Lớp mình có đủ năm châu. Bạn là người Việt Nam duy nhất của Đông Nam Á tại đây. Làm ơn hãy cho tôi biết, bạn muốn học gì ? Tôi bình tĩnh và lém lĩnh trả lời: “Chào thầy và các bạn.Tôi muốn ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’ như câu tục ngữ Việt Nam quê tôi. Trước hết, tôi muốn thân thiết học và hành với thầy bạn để thấu hiểu và đối thoại giữa các nền văn hóa. Thứ hai, tôi muốn trau dồi tiếng Anh vì đây là cơ hội tuyệt vời cho tôi để nghe, đọc, viết và nói tiếng Anh mỗi ngày. Thứ ba, tôi muốn học cách quản lý Trung tâm Trạm trại Nông nghiệp chuyên ngô lúa mì như CIMMYT, học cách chọn giống ngô và kỹ thuật thâm canh ngô thích hợp bền vững, cách làm cho người dân Việt Nam trồng ngô đạt năng suất cao, thu nhập và đời sống tốt hơn”. Thầy bạn cùng cười: “Nói hay lắm!”. Sau này khi về Việt Nam, tôi có giữ lưu bút thầy bạn trong đó có thư này của thầy Hannibal Multar.
Nội dung bức thư như sau: “Kim “bạn của tôi”. Tôi chỉ muốn nói một vài từ để bày tỏ sự đánh giá chân thành và niềm vui của tôi khi gặp bạn. Tôi cũng tự hào khi biết bạn trong vòng năm, sáu tháng này. Gia đình bạn đang nhớ bạn nhưng chúng tôi đã được rất nhiều bởi sự hiện diện của bạn với chúng tôi ở đây. Bạn gọi tôi là giáo sư bởi vì tôi đã dạy bạn về cách quản lý trạm trại nông nghiệp, nhưng thực ra tôi đã học được từ bạn rất nhiều. Tôi thấy bạn nổ lực và kiên trì học ngôn ngữ. Tôi đã nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật đẹp và thơ của bạn. Sự thành thạo chuyên môn mà bạn phải đối mặt với nhiệm vụ của mình ở đây là một thành viên trong đội ngũ tuyệt vời. Tôi sẽ luôn nhớ bạn, bạn của tôi. Hãy giữ liên lạc và cho tôi biết nếu tôi có thể giúp đỡ bằng bất kỳ cách nào. Gửi lời chào thân thiết của tôi đến gia đình tốt của bạn. Bạn thân. Hannibal Multar.
(To Kim “my friend”. I just want to say a few word to express to my sincere appreciation and joy for having met you. I am also proud to have known you over these five- six months. Your family have missed you but we gained a lot by your presence with us here. You call me professor because I taught you about station management, but rest assured that I have learned a lot from you. I saw you struggle and persevere in language. I have seen your beautiful art work and also your poetry. The professional adtitude you faced your duties here in being such a gracious team member. I shall alway remember you, my friend. Please keep in touch and let me know if I can be of help in any ways. My best personal regards to your good family. Your friend. Hannibal Multar).
GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
GIẤC MƠ THIÊNG CÙNG GOETHE
Người già kể chuyện sử thi
ở Kalovi Vary, Roma, Oregon
Thắp lên trong tôi ngọn lửa Hoàng Kim
“Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”
Goethe trao tặng cho tôi
Ngọc minh triết của Người.
Người hóa thân
trong thanh thản
bóng cây xanh
Người đàm đạo
với Norman Borlaug
và cậu học trò nghèo
Về ý tưởng xanh
Con đường xanh
Hành trình xanh
Sự nghiệp xanh
Nhà khoa học xanh
và giấc mơ hạnh phúc
Goethe là vòm cây xanh Goethe cũng là lão nông
ngồi cùng chúng ta
chuyện trò
trên cánh đồng xanh
hạnh phúc.
Goethe và Norman Borlaug
là những trí tuệ bậc Thầy.
Họ không màng hư vình
mà hướng tới đỉnh cao hòa bình
sự an lành tiến bộ.
Anh và em cùng Goethe
Ở FAO, Rome, Italy Người hóa thân
thành nữ thần Tình Yêu (*)
Trời xanh tuyệt vời !
Trời nhân loại mênh mông !
(*) Hình ảnh Hoàng Kim ở Roma, Italia.
Giấc mơvề điểm hẹn
Tượng Goethe có trong vườn danh nhân ở Đại học Tự trị Quốc gia México (UNAM) là di sản thế giới năm 2007, trường đại học lớn nhất ở khu vực Mỹ Latinh nằm tại thành phố thủ đô México. Tiến sĩ Hannibal Multar thầy giáo chuyên gia huấn luyện quản lý trung tâm, trạm trại thí nghiệm nông nghiệp CIMMYT hướng dẫn tôi tham quan nơi này cũng như nhiều di sản thế giới khác mà tôi sẽ kể tại Mexico ấn tượng lắng đọng
Goethe trong lòng tôi là nhà khoa học xanh sinh học và nhà thơ kể chuyện sử thi hay nhất thế gian. Tôi thuở nhỏ đã ngưỡng mộ Người qua câu thơ do Xuân Diệu dịch: “Mọi lý thuyế đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi tươi xanh”. Lần trước, khi tôi đến Praha, tôi đã gặp Goethe hóa thân thành “nhà phù thủy” là kiệt tác sử thi giữa quảng trường Old Town Square tại lâu đài cổ thành Hradčanské “Praha vàng”, quảng trường Con Ngưa, quảng trường Con Gà (theo cách gọi của sinh viên Việt Tiệp). Lâu đài Praha là lâu đài cổ lớn nhất thế giới theo sách Kỷ lục Guinness, với quảng trường Old Town Square, trung tâm trục lịch sử suốt nghìn năm, những tòa nhà cổ đầy màu sắc, với các nhà thờ Gothic và đồng hồ thiên văn thời trung cổ. Tôi cũng được gặp Goethe trên tượng đá danh nhân trên cầu đi bộ Karl (Tiếng Tiệp gọi là Karlův, người Việt gọi là cầu Tình) nối hai đầu Quảng trường Museum và Můstek bắc trên con sông Vltava đến khu lâu đài cổ. Và sau cùng trong đêm thánh vô cùng tại rừng thiêng cổ tích Kalovi Vary, tôi đã may mắn có giấc mơ thiêng dạo chơi cùng Goethe. Câu chuyện dài này tôi đã kể trong Praha Goethe và lâu đài cổ.
Lần này, khi tôi đến Mexico, số phận lại cho tôi được gặp Goethe hóa thân trong tượng đá “vườn danh nhân” cùng kiệt tác sử thi Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987 ở México và Monte Alban kim tự tháp cổ trung tâm của nền văn minh Zapotec, di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca phía nam Mexico thì Trường Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México, UNAM) cũng là di sản thế giới năm 2007. UNAM được thành lập vào ngày 22 tháng 9 năm 1910 bởi Justo Sierra như là một thay thế cho Hoàng gia và Đại học Giáo hoàng México (thành lập vào ngày 21 tháng 9 năm 1551 bởi sắc lệnh hoàng gia của Karl V của đế quốc La Mã Thần thánh . Goethe giữa những chứng tích của nền văn minh Aztec và Maya “người tiền sử bản địa da đỏ” hóa đá sử thi 8.000 – 10.000 năm tuổi thì tư duy trí tuệ của nhà thông thái thiên tài, nhà thơ văn, nhà khoa học, triết gia, viết kịch và họa sỹ người Đức vẫn lưu dấu niềm tự hào của đất nước ông ở Mexico và nhiều nước ở châu Mỹ xa xôi.
Goethe tuy sinh ra và lớn lên ở Frankfurt am Main, thành phố lớn thứ năm của Đức, và ông đã sống ở Leipzig (thuộc Đức) Strasbourg (thuộc Pháp), và nơi tưởng niệm Goethe tại Tiệp Khắc có ở rất nhiều vùng . Danh tiếng của ông vang dội toàn châu Âu và Thế Giới. Viện Goethe hiện có phân viện tại 13 thành phố ở Đức và 128 thành phố ở nước ngoài, trong đó có nhiều nước châu Mỹ. Đó là một hiện tượng lan tỏa văn hóa hiếm thấy. Faust hoặc George Faust là một nhân vật có thật, đặc biệt nổi tiếng ở Đức – Tiệp, sống vào khoảng năm 1480 – 1541, là một thầy thuốc, nhà chiêm tinh và “phù thủy” ảo thuật gia xuất chúng người Đức, nhà khoa học tài năng có khả năng biến đá thành vàng. Faust là người khát khao kiến thức, hiểu biết, người yêu tự do, không thích bị câu thúc. Faust đã kết bạn với quỷ để thỏa mãn ước mơ khám phá hiểu biết của mình. Kết cục cái giá của tự do khám phá những bí mật của trời đất, thiêng liêng của thần thánh phải trả bằng tính mạng của mình. Goethe tìm thấy từ hình tượng trong dân gian, một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người để tìm ra một triết lý nhân văn soi thấu sự đam mê tự do là cái giá ĐƯỢC MẤT cao hơn mạng sống: “Chỉ những ai biết hăng say lao động, biết nổ lực chinh phục những đỉnh cao chí thiện thì mới xứng đáng được hưởng tự do và tình yêu cuộc sống. Đối thoại giữa các nền văn hóa, tôi chiêm nghiệm Giấc mơ thiêng dạo chơi cùng Goethe.
ĐẤT NƯỚC MEXICO ẤN TƯỢNG LẮNG ĐỌNG Hoàng Kim
“Đất nước Mexico ấn tượng lắng đọng” là phần hai của bài viết “Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương” tiếp phần một “Con đường di sản Lewis và Clark“. Hợp chủng quốc Mê-hi-cô gọi tắt Mexico là một nước cộng hòa liên bang ở Bắc Mỹ có diện tích gần 2 triệu km², xếp thứ 14 trên thế giới và dân số khoảng 123,16 triệu người, xếp thứ 12 trên thế giới, so Việt Nam dân số khoảng 95,26 triệu người, xếp thứ 15, số liệu ước lượng tháng 7 năm 2016 theo The World Factbook. México là nước nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất ở châu Mỹ và Thế giới. Đất nước này bị đô hộ bởi thực dân Tây Ban Nha từ thế kỷ thứ 16 và được công nhận là một quốc gia độc lập chính thức năm 1821. Mexico có 31 bang và thành phố thủ đô Mê-hi-cô thuộc liên bang là một trong những khu đô thị đông dân nhất thế giới. Tìm hiểu đất nước và con người Mexico, chúng ta tìm về bốn câu hỏi là bốn yếu tố chính: Đất nước (đất đai và thức ăn); Con người (tộc người, ngôn ngữ, văn hóa); Môi trường sống (khí hậu, danh thắng, vấn đề chung); Chế độ và Kinh tế hiện trạng.
México có tên gọi bắt nguồn từ tên kinh đô cổ của dân tộc Mexica, nền văn minh Aztec trong lịch sử. Theo kinh thư Mendoza là một cuốn sách kể về lịch sử của người Aztec và ngày nay xuất hiện trên quốc kỳ và quốc huy của México, có một vị thần đã chỉ cho người dân của bộ tộc này địa điểm xây dựng kinh đô tại nơi có một con đại bàng mang trong miệng một con rắn và đậu xuống cành cây xương rồng ở địa điểm gần hồ Texcoco. Nơi đây sau đó, người Aztec đã xây dựng nên một thành phố rộng lớn, đó là Trung tâm lịch sử của thành phố México ngày nay (hình trên), di sản thế giới được UNESCO công nhận năm 1987. Ngôn ngữ chính thức của México là tiếng Tây Ban Nha và 62 ngôn ngữ bản địa được quyền bình đẳng theo hiến pháp. Tại Mexico có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha cao nhất thế giới. Mexico xếp vào châu Mỹ latinh dù Mexico ở Bắc Mỹ, lý do chủ yếu bởi yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, tộc người, và lịch sử. Nếu như tiếng Anh là ngôn ngữ chính ở nước Mỹ, tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính ở Brazil , tiếng Pháp và tiếng Anh là ngôn ngữ chính ở Canada thì ở hầu hết các nước Nam Mỹ và vùng Caribe đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính. Nói cách khác, tiếng Tây Ban Nha là thông dụng nhất của phần lớn các nước châu Mỹ Latinh. Tại Mexico, tôn giáo chính là Công giáo Roma chiếm khoảng 87,9% theo điều tra nhân khẩu năm 2000, mặc dù số lượng người đi lễ nhà thờ hàng tuần chỉ khoảng 46%; người dân México theo đạo Tin lành ít hơn với khoảng 5,2%, số còn lại theo một số tôn giáo khác.
Đất nước México là nơi ra đời hai nền văn minh lớn của châu Mỹ là Aztec và Maya. Mexico có thiên nhiên đa dạng và nền văn hóa đa sắc tộc, có lẽ đặc sắc nhất châu Mỹ của sự giao thoa nhiều nền văn hóa mà chủ đạo là nền văn hóa bản địa truyền thống đã biến đổi với nền văn hóa Tây Ban Nha đã Mỹ Latinh hóa. Sự pha trộn với khối văn hóa Mỹ Anh , Brazil Bồ Đào Nha, Canada Pháp ngữ đã làm cho México là ột quốc gia là một quốc gia đa chủng tộc sử dụng như ngôn ngữ ở đất nước Thuy Sĩ mà người dân ở đó có thể hiểu dễ dàng ba đến bốn thứ tiếng. Nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ cao nhất tại México là người lai giữa người da trắng và người da đỏ ước tính từ 60-75%. Nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ 12 – 30% dân số là người da đỏ bản địa. Nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ 9 – 25 % là người da trắng đến từ Tây Ban Nha, Mỹ, Canada, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Đức, Ba Lan, Nga,…, người da vàng đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ … và người da đen đến từ châu Phi với tỷ lệ ít hơn.
Đất nước México địa hình chủ yếu là đồi núi và hệ thống khí hậu quá đa dạng, nên việc đầu tư sản xuất thâm canh quy mô lớn ở México khó hơn nhiều so với nước Mỹ, Canada và Nam Mỹ. Người México bản địa bữa ăn truyền thống chủ yếu ngô làm lương thực chính, kết hợp với các loài rau đậu, ớt, cà chua, lúa mì. México là nơi ra đời có nhiều loại bánh ngô có nhân thịt hoặc trộn rau, bánh ngô phomat, bánh ngô cay, thực phẩm đồ uống phổ biến là sữa ngô và rượu tequila được chế từ lá cây Agave Azul Tequilana, một loài thực vật bản địa ở Mexico, có độ cồn từ 38–40%, cá biệt có loại có độ cồn lên tới 43–46%. Ngày nay việc sử dụng gạo cũng rất phổ biến tai México để làm lương thực, ngoài ra còn có thịt bò, thịt lợn, thịt gà, rượu nho, tỏi, đu đủ, dứa, ớt cay, khoai lang, đậu, lạc, chocolate …Con người mang ẩm thực quê hương mình đi khắp hành tinh nên một đất nước đa sắc tộc như Mexico có nền ẩm thực rất đa dạng. México cũng có thị trường âm nhạc lớn nhất châu Mỹ Latinh và xuất khẩu âm nhạc rộng khắp Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu (đặc biệt là Tây Ban Nha) và nhiều nước trên thế giới .
México hiện nay là nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và có thu nhập bình quân đầu người thuộc nhóm trung bình cao. Kinh tế México có mối liên hệ chặt chẽ với Canada và Mỹ nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. México là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và có vai trò quan trọng trong khu vực Mỹ Latinh, là nước Mỹ Latinh duy nhất nằm trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Vấn nạn chủ yếu của México là sự phân hóa giàu nghèo, tỷ lệ nghèo đói cao, bất bình đẳng thu nhập, tình trạng bạo lực, buôn bán ma túy phổ biến tại nhiều vùng, sự khủng hoảng trong quan hệ ngoại giao giữa México với các nước tham gia khai thác tài nguyên tại đây, sự di cư rất cao từ nước Mexico sang Mỹ vì chênh lệch nhiều về đời sống.
Danh sách di sản thế giới tại Mexico có tổng cộng 34 di sản được UNESCO công nhận, trong đó có 27 di sản văn hóa, 6 di sản tự nhiên và 1 di sản hỗn hợp.
Chùm ảnh dưới đây là những là một thoáng Mexico nhớ lại và suy ngẫm.
Ấn tượng hơn cả là Teotihuacan thành phố thời tiền Colombo, di sản thế giới 1987, ở México.
Monte Alban kim tự tháp cổ trung tâm của nền văn minh Zapotec, di sản thế giới năm 1987 ở tiểu bang Oaxaca phía nam Mexico.
Đại học Tự trị Quốc gia México (Universidad Nacional Autónoma de México, tên viết tắt UNAM) là trường đại học lớn nhất ở khu vực Mỹ Latinh nằm tại thành phố thủ đô México, di sản thế giới 2007.