Số lần xem
Đang xem 2444 Toàn hệ thống 4178 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 11.Sao Kim (Thái Bạch Kim Tinh là sao Hôm sao Mai trong Thái Dương hệ). Sao Kim kỳ thú; Darwin thích nghi để tồn tại; Thăm ngôi nhà cũ của Darwin; Đường tới trăm năm nông nghiệp miền Nam; Ngày 24 tháng 11 năm 1639, Sao Kim lướt qua Mặt Trời được quan sát và xác nhận bởi Jeremiah Horrocks và William Crabtree sau khi Horrocks dự đoán sự kiện này. Ngày 24 tháng 11 năm 1859 cuốn sách ‘Nguồn gốc các loài’ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin được xuất bản lần đầu tiên và được bán hết trong vòng một ngày. Sách cho rằng những sinh vật tiến hóa từ từ theo thuyết chọn lọc tự nhiên. Ngày 24 tháng 11 năm 1974 Bộ xương họ người sống khoảng 3,2 triệu năm trước đây tại chây Phi trong vùng lõm Afar ở Ethiopia thuộc loài Australopithecus afarensis đã tuyệt chủng được Donald Johanson và các nhà cổ nhân chủng học khám phá và đặt tên là “Lucy” theo bài hát “Lucy in the Sky with Diamonds” của The Beatles; Bài viết chọn lọc ngày 24 tháng 11: Sao Kim kỳ thú; Darwin thích nghi để tồn tại; Thăm ngôi nhà cũ của Darwin; Đường tới trăm năm nông nghiệp miền Nam; Tỉnh thức; Nếp nhà và nét đẹp văn hóa; Đào Duy Từ còn mãi với non sông;Nguyễn Hiến Lê sao sáng trời Nam;Minh triết cho mỗi ngày; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-24-thang-11/;
DARWIN THÍCH NGHI ĐỂ TỒN TẠI
Hoàng Kim
Đôi mắt Darwin soi thấu nguồn gốc các loài. Thăm ngôi nhà cũ của Darwin, tìm đến tư duy mạch lạc của một trí tuệ lớn “Darwin thích nghi để tồn tại” để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “IAS đường tới trăm năm” (1925 -2025); nhằm tìm trong sự rối loạn và góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa, chấn hưng văn hóa, giáo dục và nông nghiệp Việt.
THĂM NGÔI NHÀ CŨ DARWIN
Down House là ngôi nhà cũ của nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (12 tháng 2, 1809 – 9 tháng 4, 1882) và gia đình ông. Nơi đây Darwin đã làm việc về thuyết tiến hóa bởi chọn lọc tự nhiên và nhiều thí nghiệm khác. “Nguồn gốc các loài” của Charles Darwin xuất bản lần đầu tiên ngày 24 tháng 11 năm 1859 là ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa, chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Hiện nay học thuyết tiến hóa của Darwin đang được tôn vinh và phê phán dữ dội. Vượt qua mọi khen chê của nhân loại và thời đại biến đổi, triết lý của Charles Darwin thật sâu sắc. “Mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên“, “thích nghi để tồn tại” bài học tình yêu cuộc sống đắt giá của tự nhiên, chính mỗi người, cộng đồng dân tộc và nhân loại.
THÍCH NGHI ĐỂ TỒN TẠI
“Kẻ sống sót không phải là kẻ mạnh nhất hay thông minh nhất, mà là kẻ thích nghi tốt nhất” Charles Darwin đã nói vậy: “It is not the strongest of the species that survives, nor the most intelligent that survives. It is the one that is most adaptable to change” Bảo tồn và phát triển bền vững, thích nghi để tồn tại là câu chuyện lớn của mỗi người và nhân loại, là lời nhắc của quá khứ hiện tại và tương lai cho nhân loại và chính cộng đồng người dân Việt Nam để không bao giờ được phép quên lãng. Thích nghi để tồn tại mới là người THẮNG sau cùng. Cân bằng hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, tiến bộ và công bằng an sinh xã hội, giữ vững độc lập thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là những vấn đề trọng yếu trong chính sách kinh tế xã hội tự nhiên và an sinh..
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đang trên đường tới ‘Trăm năm nông nghiệp miền Nam’ (1925-2025) Công tác chuẩn bị cho ngày tổng kết và lễ hội quan trọng này được chuẩn bị từ hiện nay.
90 năm Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nan, sự nhìn lại bản tóm tắt nông nghiệp 90 năm (1925-2015) thật khá thú vị: Tác giả Bùi Chí Bửu, Trần Thị Kim Nương, Nguyễn Hồng Vi, Nguyễn Đỗ Hoàng Việt, Nguyễn Hiếu Hạnh, Đinh Thị Lam, Trần Triệu Quân, Võ Minh Thư, Đỗ Thị Nhạn, Lê Thị Ngọc, Trần Duy Việt Cường, Nguyễn Đức Hoàng Lan, Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Thị Kim Thoa, Đinh Thị Hương, Trần Văn Tưởng, Phan Trung Hiếu, Hồ Thị Minh Hợp, Đào Huy Đức* (*Chủ biên chịu trách nhiệm tổng hợp).
“Khoa học nông nghiệp là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do các nhà nghiên cứu phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của nông nghiệp. Việt Nam là đất nước “dĩ nông vi bản”, do đó nông nghiệp của chúng ta gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Viện đã không ngừng phát triển trong chặng đường lịch sử 90 năm. Viện đã cùng đồng hành với nông dân Việt Nam, người mà lịch sử Việt Nam phải tri ân sâu đậm. Chính họ là lực lựơng đông đảo đã làm cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân thành công; đồng thời đã đóng góp xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tạo nên những đột phá liên tục làm tiền đề cho công nghiệp và dịch vụ phát triển như ngày nay. Sự kiện 02 triệu người chết đói năm 1945 luôn nhắc người Việt Nam rằng, không có độc lập dân tộc, không có khoa học công nghệ, sẽ không có ổn định lương thực cho dù ruộng đất phì nhiêu của Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng vô cùng to lớn.
Lịch sử của Viện cũng là lịch sử của quan hệ hợp tác mật thiết với các tổ chức nông dân, với lãnh đạo địa phương, với các Viện nghiên cứu trực thuộc VAAS và các Trường, Viện khác, với các tổ chức quốc tế. Khoa học nông nghiệp không thể đứng riêng một mình. Khoa học nông nghiệp phải xem xét cẩn thận các yếu tố kinh tế, môi trường, chính trị; trong đó có thị trường, năng lượng sinh học, thương mại hóa toàn cầu. Đặc biệt, nông nghiệp phải nhấn mạnh đến chất lượng nông sản và an toàn lương thực, thực phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Lịch sử đang đặt ra cho Viện những thách thức mới trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, thay vào đó là rào cản kỹ thuật đối với nông sản trên thương trường quốc tế. Thách thức do bùng nổ dân số, thiếu đất nông nghiệp, thiếu tài nguyên nước ngọt, biến đổi khí hậu với diễn biến thời tiết cực đoan, thu nhập nông dân còn thấp là những nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nhưng rất vinh quang của Viện, đang mong đợi sự năng động và thông minh của thế hệ trẻ.”
Lịch sử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam được chia là hai phân kỳ : Từ ngày thành lập Viện 1925 đến năm 1975, và từ năm 1975 đến năm 2018.
Từ năm 1975 đến năm 2018 Viện trãi qua 5 đời Viện trưởng GS Trần Thế Thông, GS Phạm Văn Biên, GS Bùi Chí Bửu, TS Ngô Quang Vinh và TS Trần Thanh Hùng. Tôi lưu lại một số bức ảnh tư liệu kỷ niệm một thời của tôi với những sự kiện chính không quên.
Viện từ năm 1975 đến năm 2015 là một Viện nông nghiệp lớn đa ngành, duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. Đó là tầm nhìn phù hợp điều kiện thực tế thời đó. Viện có một đội ngũ cán bộ khoa học nông nghiệp hùng hậu, có trình độ chuyên môn cao, thế hệ đầu tiên của giai đoạn hai mươi lăm năm đầu tiên sau ngày Việt Nam thống nhất (1975 – 2000) gồm các chuyên gia như: Giáo sư Trần Thế Thông, Giáo sư Vũ Công Hậu, Giáo sư Lê Văn Căn, Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Trương Công Tín, Giáo sư Dương Hồng Hiên, Giáo sư Phạm Văn Biên, … là những đầu đàn trong khoa học nông nghiệp.
Viện có sự cộng tác của nhiều chuyên gia lỗi lạc quốc tế đã đến làm việc ở Viện như: GSTS. Norman Bourlaug (CIMMYT), GS.TS. Kazuo Kawano, TS. Reinhardt Howeler, GS.TS. Hernan Ceballos, TS. Rod Lefroy, (CIAT), GS.TS. Peter Vanderzaag, TS. Enrique Chujoy, TS. Il Gin Mok, TS. Zhang Dapheng (CIP), GS.TS. Wiliam Dar, TS. Gowda (ICRISAT), GSTS. V. R. Carangal (IRRI), TS. Magdalena Buresova , GSTS. Pavel Popisil (Tiệp), VIR, AVRDC, …
Thật đáng tự hào về một khối trí tuệ lớn những cánh chim đầu đàn nêu trên. Chúng ta còn nợ những chuyên khảo sâu các đúc kết trầm tích lịch sử, văn hóa, sinh học của vùng đất này để đáp ứng tốt hơn cho các vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn, đời sống và an sinh xã hội. để vận dụng soi tỏ “Niên biểu lịch sử Việt Nam“, ” 500 năm Nông nghiệp Việt Nam”, “90 năm Nông nghiệp miền Nam” “Đường tới trăm năm nông nghiệp miền Nam” nhằm tìm thấy trong góc khuất lịch sử dòng chủ lưu tiến hóa của văn hóa, giáo dục, nông nghiệp Việt.
Năm tháng đi qua chỉ tình yêu ở lại
Hoàng Kim
Hình tư liệu cá nhân
GS Trần Thế Thông nay đã qua tuổi 93, trò chuyện về Viện
GS Trần Thế Thông, GS Vũ Công Hậu làm việc cùng chuyên gia Viện Vavilop Liên Xô.
GS.Vũ Công Hậu và chuyên gia Liên Xô chương trình thu thập bảo tồn tài nguyên cây trồng.
Mô hình trồng xen lạc, đậu xanh, đậu nành, đậu rồng với ngô lai, sắn có hiệu quả cao ở vùng Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. TS. Hoàng Kim đang báo cáo kết quả nghiên cứu và phát triển mô hình trồng xen ngô đậu với bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu.
GS Mai Văn Quyền hướng dẫn chuyên gia IRRI và chuyên gia Viện Lúa ĐBSCL thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ.
Những người bạn Sắn Việt Nam với Những người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á
Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên với chuyên gia CIAT và các lãnh đạo Mạng lưới Sắn châu Á, châu Mỹ La tinh tại Hội thảo Sắn châu Á tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh năm 2000
Viện trưởng GS. Phạm Văn Biên hướng dẫn Bộ trưởng Lê Huy Ngọ thăm các giống điều ghép PN1 và các giống điều mới chọn tạo tại Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai
Viện Trưởng GS. Bùi Chí Bửu hướng dẫn Tổng Giám đốc CIAT thăm các giống sắn mới.
Quyền Viện Trưởng TS. Ngô Quang Vình cùng các chuyên gia CIAT đánh giá các giống sắn mới (KM419 bên phải và KM140 bên trái)
Viện trưởng TS. Trần Thanh Hùng (giữa) nhận hoa chúc mừng của các đồng nghiệp.