Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1957
Toàn hệ thống 5454
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 11 Mark Twain đại văn hào Mỹ; Châu Văn Tiếp ở Phú Yên;  Ngày 30 tháng 11 năm 1835 là ngày sinh Mark Twain (tên thật là Samuel Langhorne Clemens mất ngày 21 tháng 4 năm 1910), Ông sinh ra vào chính ngày sao chổi Halley xuất hiện năm 1835 và mất đúng vào lần sao chổi xuất hiện lần sau năm 1910. Mark Twain đến nay vẫn được coi là ngôi sao sáng nhất trong giới những người cầm bút trên văn đàn Mỹ. Ông giống như vì tinh tú sao chổi Halley rực sáng trên bầu trời Florida khi ông sinh và mất. “Mark Twain đã làm thay đổi cách nghe nhìn của người Mỹ, ông chính là một Lincoln trong văn học”. Mark Twain đã cống hiến cho nền văn hóa Mỹ một thứ văn học tinh tế và đầy chất hài hước. Ngày 30 tháng 11 năm 1967 là ngày Đảng Nhân dân Pakistan được Zulfikar Ali Bhutto thành lập, với tín điều của đảng: “Hồi giáo là niềm tin của chúng ta; dân chủ là đường lối chính trị; chủ nghĩa xã hội là đường lối kinh tế; tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Đảng Nhân dân Pakistan được xem là tự do hơn các chính đảng khác ở Pakistan và nổi tiếng vì đấu tranh cho các vấn đề như quyền phụ nữ, quyền của người nghèo và người bị áp bức. Ngày 30 tháng 11 năm 1982 là ngày ca sĩ người Mỹ Michael Jackson phát hành album Thriller là album bán chạy nhất thế giới. Michael Joseph Jackson sinh ngày 29 tháng 8 năm 1958 mất ngày 25 tháng 6 năm 2009 là một ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công, doanh nhân và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Ông được mệnh danh là “Vua nhạc pop” (King of pop), là “Nhân vật giải trí thành công nhất mọi thời đại” theo sách kỷ lục Guinness. Michael Jackson đã trở thành một trong những cái tên phổ biến nhất nền văn hóa nghệ thuật toàn cầu trong hơn bốn thập kỷ qua, được mệnh danh là người đàn ông được nhắc đến nhiều nhất hành tinh. Album Thriller đã đưa Jackson trở thành một trong những ngôi sao nhạc pop xuất sắc nhất cuối thế kỷ 20; .Bài chọn lọc ngày 30 tháng 11: Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ; Châu Văn Tiếp ở Phú YênLối cũ ta về đất nở hoa; Thương nhớ Biển Hồ trà; Dinh Thống Nhất và Vườn Tao Đàn; Cuối một dòng sông là cửa biển; Thầy Hiếu quê choa nay thành nội; Dạy và học ngôn ngữ văn hóa; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-30-thang-11/;

SÔNG KỲ LỘ
Châu Văn Tiếp ở Phú Yên

Hoàng Kim cảm đề

Tùng Châu, Châu Đức vẹn trước sau
Đào Công, Châu Công thật anh hào
Văn xây thành lũy thầy Nội Tán
Võ dựng cơ đồ trí Lược Thao
Ngọa Long chặn địch ba phòng tuyến
Lương Sơn tá quốc cứu binh trào
Đồng Xuân hưng thịnh dày công đức
Ân nghĩa cho đời quý biết bao !

Đất Phú Trời Yên không chỉ là nơi lưu dấu bản tiếng Việt đầu tiên của Ông Alexandre de Rhodes chữ tiếng Việt, chỉ dấu muôn đời của dân tộc Việt tại nhà thờ Mằng Lăng, mà còn là nơi Lương Văn Chánh thành hoàng dựng nghiệp thiên thu. Phú Yên cũng là đất Lương Sơn Tá Quốc lưu dấu bậc khai quốc công thần nhà Nguyễn Châu Văn Tiếp ở Phú Yên.

Nghiên cứu lịch sử nhà Nguyễn tra cứu theo niên biểu ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘, tôi nhiều lần gặp hình bóng Châu Văn Tiếp Đồng Xuân, Phú Yên. Ông là danh tướng được vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh phong tặng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần, hàm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận công, sau gia phong Lâm Thao Quận công. Châu Văn Tiếp cũng được người đời xưng tụng là một trong Tam hùng Gia Định (cùng với Võ Tánh và Nguyễn Huỳnh Đức).

Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh nếu không có Châu Văn Tiếp thì hầu như không thể phục hưng được cơ nghiệp nhà Nguyễn. Công nghiệp lừng lẫy và bi tráng của Châu Văn Tiếp có nhiều điều uẩn khúc lịch sử tương tự ‘Nguyễn Du những sự thật mới biết‘ nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ về ông thì không thể hiểu sâu sắc thời Lê –Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn.

CHÂU VĂN TIẾP LƯƠNG SƠN TÁ QUỐC

Châu Văn Tiếp (1738-1784) là người Đồng Xuân Phú Yên, danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 thời Nguyễn Ánh. Châu Văn Tiếp tên tộc là Châu Doãn Ngạnh sinh năm Mậu Ngọ năm 1738 (?) mất ngày 30 tháng 11 năm 1784 lúc 46 tuổi, sinh quán tại huyện Phù Ly phủ Hoài Nhơn nay là Phù Mỹ thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, nhưng cư ngụ ở làng Vân Hòa, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Gia đình ông chuyên nghề buôn bán, chủ yếu là buôn ngựa, nhưng có học vấn.

Ông Châu Văn Tiếp có người anh cả là Châu Doãn Chữ, ba em là Châu Doãn Chấn, Châu Doãn Húc và em gái Châu Thị Đậu tục gọi Châu Muội Nương. Năm anh em đều rất giỏi võ nghệ, đặc biệt là Châu Văn Tiếp và Châu Thị Đậu. Sau này khi Lê Văn Quân người Định Tường ra phò tá Châu Văn Tiếp “Lương Sơn tá quốc’ ở núi Tà Lương thì ông Châu Văn Tiếp đã mến trọng hiền tài gả Châu Muội Nương cho Lê Văn Quân thành vợ chồng. Hai ông Châu Văn Tiếp, Lê Văn Quân đều là tướng giỏi kiệt xuất của Nguyễn Vương nối tiếp nhau làm Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sự, tước Quận Công. Lê Văn Quân mất năm Tân Hợi 1791. Vợ chồng bà giúp chúa Nguyễn rất tận lực. Bà lúc xông trận dũng cảm thiện chiến chẳng kém gì các anh trai và chồng, thường được người đương thời so sánh với danh tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân. Bà những ngày theo Nguyễn Phúc Ánh sang Vọng Các, chính bà đã hai lần cầm binh đánh thắng quân Miến Điện và Đồ Bà theo lời yêu cầu tiếp viện của vua Xiêm, khiến người Xiêm rất thán phục. Châu Văn Tiếp thông thạo tiếng Chân Lạp, Xiêm La, có sức mạnh, võ nghệ, biệt tài sử dụng đại đao. Ông theo nghề buôn bán ngựa, nên có dịp đi đó đây. Nhờ vậy, ông quen biết hầu hết những người vương tướng của nhà Tây Sơn, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu, Võ Ðình Tú … Song người ông thân thiết nhất là Lý Văn Bửu vì cùng nghề.

Nguyễn Nhạc cùng hai em là Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cất binh khởi nghĩa vào năm 1771 lấy lý do là chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan và ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Nguyễn Nhạc biết tài Châu Văn Tiếp, nên từ đầu đã cho người đến mời tham gia. Khi đó, bốn anh em Châu Văn Tiếp đã chiêu tập dân quân đến chiếm giữ núi Tà Lương (còn gọi là núi Trà Lang thuộc Phú Yên). Nguyễn Nhạc cử người đến mời lần nữa. Châu Văn Tiếp bày tỏ chính kiến của mình là không muốn thay ngôi chúa Nguyễn, mà chỉ muốn tôn phù hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, muốn diệt trừ những tham quan, những quyền thần và Nguyễn Nhạc đã đồng ý.

Châu Văn Tiếp chọn thờ chúa Nguyễn cũng có tâm sự riêng như Nguyễn Du chọn nghĩa phù Lê đều có lý do riêng. Năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 (nhằm ngày 3 tháng 1 năm 1766) lúc Nguyễn Nghiễm 58 tuổi, bà Trần Thị Tần 26 tuổi. Nguyễn Du được gọi là cậu Chiêu Bảy. Năm ấy cũng là năm Vũ Vương mất, Trương Phúc Loan chuyên quyền. Trước đó, từ ông Nguyễn Hoàng trở đi, họ Nguyễn làm chúa trong Nam, phía bắc chống nhau với họ Trịnh, phía nam đánh lấy đất Chiêm Thành và đất Chân Lạp, truyền đến đời Vũ Vương thì định triều nghi, lập cung điện ở đất Phú Xuân, phong cho Nguyễn Phúc Hiệu người con thứ 9 làm thế tử. Bây giờ thế tử đã mất rồi, con thế tử là Nguyễn Phúc Dương hãy còn nhỏ mà con trưởng của Vũ Vương cũng mất rồi. Vũ Vương lập di chiếu cho người con thứ hai là hoàng tử Cốn (là cha của Nguyễn Phúc Ánh) lên nối ngôi nhưng quyền thần Trương Phúc Loan đổi di chiếu lập người con thứ 16 của Vũ Vương, mới có 12 tuổi tên là Nguyễn Phúc Thuần lên làm chúa, gọi là Định Vương.

Nguyễn Phúc Ánh sinh ngày Kỷ Dậu tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (1762) lớn hơn Nguyễn Du ba tuổi và nhỏ hơn Châu Văn Tiếp 24 tuổi. Trương Phúc Loan là người tham lam, làm nhiều điều tàn ác nên trong nước ai ai cũng oán giận, bởi thế phía nam nhà Tây Sơn dấy binh ở Quy Nhơn, phía bắc quân Trịnh vào lấy Phú Xuân, làm cho cơ nghiệp họ Nguyễn xiêu đổ. Khi ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh ở Tây Sơn chống chúa Nguyễn vào năm 1771 thì Nguyễn Ánh 9 tuổi. Đến năm 1775, khi chúa Nguyễn bị quân Lê-Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Năm ấy, chúa Nguyễn chạy vào Quảng Nam lập cháu là Nguyễn Phúc Dương làm Đông Cung để lo việc chống trả. Quân Tây Sơn ở Quy Nhơn kéo ra đánh chiếm Quảng Nam. Chúa Nguyễn Định Vương liệu không chống cự nổi nên cùng cháu là Nguyễn Ánh chạy vào Gia Định, chỉ để Đông Cung ở lại Quảng Nam chống giữ.

Nguyễn Nhạc biết Đông Cung yếu thế và muốn mượn tiếng nhà Nguyễn để thu phục lòng người mến trọng nhà Nguyễn nên sai người rước Đông Cung về Hội An. Họ Trịnh vượt đèo Hải Vân, đẩy lui quân Tây Sơn do Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm tướng trung quân. Nguyễn Nhạc xét tội Tập Đình thua trận định giết. Tập Đình vội trốn về Quảng Đông và bị giết. Nguyễn Nhạc đưa Đông Cung về Quy Nhơn. Tống Phước Hiệp ở phía nam nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận đã tiến quân chiếm lại Phú Yên. Tống Phước Hiệp cho Bạch Doãn Triều và cai đội Thạc đến đòi Nguyễn Nhạc trả Đông Cung cho nhà Nguyễn. Nguyễn Nhạc theo kế Nguyễn Huệ giả vờ ưng thuận, một mặt mượn lệnh Đông Cung phủ dụ Tống Phước Hiệp và Châu Văn Tiếp đem tướng sĩ năm dinh về theo phò Đông Cung, mặt khác lại cho người mang vàng bạc châu báu đến dâng Hoàng Ngũ Phúc xin nộp ba phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên để xin cho Nguyễn Nhạc được làm tướng tiên phong đánh Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc viết khải văn dâng lên chúa Trịnh Sâm phong tướng hiệu cho Nguyễn Nhạc. Trịnh Sâm sai Nguyễn Hữu Chỉnh mang sắc chỉ, cờ, ấn kiếm của vua Lê đến ban cho Nguyễn Nhạc.

Tống Phước Hiệp do mắc lừa không đề phòng nên bị Nguyễn Huệ đánh bại. Lý Tài được nhà Tây Sơn cử làm tướng trấn thủ Phú Yên. Hoàng Ngũ Phúc nghe tin thắng của Nguyễn Huệ đã lập tức tung quân đánh chiếm Quảng Ngãi và trình lên chúa Trịnh Sâm sắc phong cho Nguyễn Huệ làm tướng tiên phong. Tuy vậy, quân Trịnh bị hao tổn nặng bởi trận dịch khủng khiếp nên phải quay lại Phú Xuân. Hoàng Ngũ Phúc ốm chết ngay trên dọc đường khi chưa tới Phú Xuân. Nguyễn Nhạc lợi dụng sự rút quân Trịnh để chiếm lại Quảng Nam. Nhà Tây Sơn tạm yên mặt bắc đã tập trung tấn công nhằm dứt điểm hiểm họa từ nhà Nguyễn đang trốn tránh ở phía Nam.

Châu Văn Tiếp khi đưa quân đến Quy Nhơn thì hay tin Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương đã ngầm trốn nhà Tây Sơn vào Gia Định cùng Nguyễn Phúc Thuần, sau khi Nguyễn Nhạc dùng chước gả con gái cho Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương nhưng mưu kế không thành. Châu Văn Tiếp liền rút quân về núi cũ ở Đồng Xuân, dựng cờ Lương Sơn tá quốc (quân giỏi ở núi rừng lo giúp nước) liên thủ với tướng Tống Phước Hiệp đang đóng quân ở dinh Long Hồ ở Vân Phong (nay thuộc tỉnh Khánh Hòa), để đối đầu với Tây Sơn.

Địa danh đối trận giành giật quyết liệt giữa nhà Nguyễn với nhà Tây Sơn tại Phú Yên là quân Nguyễn chặn trục tiến quân của quân Tây Sơn theo đường thượng đạo từ Quy Nhơn tấn công vào Đồng Xuân (thị trấn La Hai ngày nay) và theo đường thiên lý Bắc Nam ven biển (Quốc lộ 1 ngày nay) , phối hợp đường biển tấn công vào vùng ngã ba Chí Thạnh , thành cũ An Thổ Trấn Biên gần vịnh Xuân Đài và đầm Ô Loan. Trong điểm huyết chiến khác là vùng dọc đường thượng đạo Vân Hòa, thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh và ven biển là thị xã Tuy Hòa đến Bắc Vân Phong ngày nay.

CHÂU VĂN TIẾP PHỤC HƯNG NHÀ NGUYỄN

Tây Sơn đánh gắt, quân chúa Nguyễn mất miền Trung dần rút về khu vực Gia Định và lân cận. Trong thời gian ở Gia Định, nội bộ quân chúa Nguyễn xảy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, còn Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn.

Đầu năm 1777, Nguyễn Huệ tiến đánh Gia Định, Tống Phúc Hiệp lui về tiếp cứu, giao cho Châu Văn Tiếp giữ Phú Yên, Bình Thuận. Giữa năm 1777, Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương cùng vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị Nguyễn Huệ bắt giết hết. Nguyễn Ánh trốn thoát.

Nguyễn Ánh trốn ở Rạch Giá sau đó lén sang Hà Tiên rồi ra đảo Thổ Châu) . Sau khi quân lùng bắt của Tây Sơn rút đi Đỗ Thanh Nhơn lấy lại Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh được tướng sĩ rước về tôn làm Đại nguyên súy, Nhiếp quốc chính rồi xưng vương tại Sài Côn (Sài Gòn) vào năm Canh Tý (1780).

Năm Tân Sửu (1781), Châu Văn Tiếp khởi quân vào tiếp cứu liên kết với hai đạo quân khác để đánh Bình Khang nhưng đã bị trấn thủ quân Tây Sơn Nguyễn Văn Lộc chặn đánh phải về lại núi Tà Lương. Đạo quân do Tôn Thất Dụ từ Bình Thuận tiến ra cũng bị trấn thủ quân Tây Sơn Lê Văn Hưng đem tượng binh chặn đánh làm cho tan vỡ. Đạo thủy quân của Tống Phước Thiêm thì không thể xuất phát được vì quân Đông Sơn đang khởi loạn ở Gia Định, do chủ tướng của họ là Đỗ Thanh Nhơn bị Nguyễn Phúc Ánh mưu hại.

Cũng năm 1781, Nguyễn Ánh sau sự biến Đông Sơn, phải vất vả đối phó với nội tình tan rã ở Gia Định. Tháng 10 năm đó, vua nước Xiêm La (Thái Lan) là Trịnh Quốc Anh (Taksin) sai hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) sang đánh Chân Lạp. Nguyễn Vương sai Nguyễn Hữu Thụy và Hồ Văn Lân sang cứu, trong khi hai quân đang chống nhau thì ở Vọng Các (Băng Cốc) vua Xiêm bắt giam vợ con của hai anh em Chất Tri. Hai anh em tướng Chất Tri (Chakkri) bèn giao kết với Nguyễn Hữu Thụy rồi đem quân về giết Trình Quốc Anh (Taksin) và tự lập làm vua Xiêm La, xưng là Phật Vương (Rama1). Họ Chakkri làm vua cho đến ngày nay và các vua đều xưng là Rama. Vua Rama I chọn Bangkok (hay “Thành phố của các thiên thần”) làm kinh đô.

Tháng 3 năm Nhâm Dần (1782), nhân cơ hội nội bộ nhà Nguyễn đang rạn nứt, Nguyễn Huệ cùng Nguyễn Nhạc mang quân thủy bộ tiến vào Nam. Hai bên đụng độ dữ dội ở sông Ngã Bảy cửa Cần Giờ. Nguyễn Phúc Ánh thua trận lại phải bỏ chạy ra đảo Phú Quốc. Châu Văn Tiếp một lần nữa lại dẫn đạo quân Lương Sơn vào tiếp cứu. Khi ấy, Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đã rút quân về, nên quân Lương Sơn đánh đuổi được tướng Tây Sơn là Đỗ Nhàn Trập. Châu Văn Tiếp sau khi lấy lại được Gia Định đã đón Nguyễn Phúc Ánh về Sài Côn. Nhờ đại công này, ông được phong Ngoại tả Chưởng dinh.

CHÂU VĂN TIẾP CÔNG THẦN NHÀ NGUYỄN

Tháng 2 năm Quý Mão (1783), Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Lê Văn Hưng, Trương Văn Đa mang quân vào Nam. Châu Văn Tiếp dùng hỏa công nhưng bị trở gió nên thua trận. Chúa Nguyễn phải chạy xuống Ba Giồng (Định Tường), còn Châu Văn Tiếp phải men theo đường núi qua Cao Miên rồi qua Xiêm cầu viện.

Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều vua Chất Tri đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng nuốt Cao Miên và Gia Ðịnh để mở rộng cõi bờ. Cho nên khi nghe Châu Văn Tiếp, một bề tôi thân tín của chúa Nguyễn, người đã có công cứu vua Xiêm năm 1781, đến cầu cứu nên vua Xiêm liền đồng ý. Châu Văn Tiếp được vua Xiêm hứa hẹn, gởi ngay mật thư báo tin cho Nguyễn Phúc Ánh.

Tháng Hai năm Giáp Thìn (1784), sau khi hội đàm với tướng Xiêm tại Cà Mau, chúa Nguyễn sang Vọng Các hội kiến với vua Xiêm và được tiếp đãi trọng thể, hứa giúp đỡ, chúa Nguyễn đã tổ chức lại lực lượng gồm các quân tướng đi theo và nhóm người Việt lưu vong tại Xiêm, cả thảy trên dưới nghìn người, cử Châu Văn Tiếp làm Bình Tây đại đô đốc, Mạc Tử Sanh (con Mạc Thiên Tứ) làm Tham tướng, để dẫn quân Xiêm về nước đánh nhau với quân Tây Sơn… Tháng 7 năm 1784, vua Xiêm La đã cử hai người cháu cũng là hai viên tướng cao cấp là Chiêu Tăng và Chiêu Sương, đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang, sang giúp. Đạo bộ binh gồm khoảng 3 vạn quân, do các tướng Lục Côn, Sa Uyển, Chiêu Thùy Biện (một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm) chỉ huy, băng qua đất Chân Lạp, rồi tràn vào nước Việt qua ngả An Giang.

Ngày 13 tháng 10 năm Giáp Thìn (tức 25 tháng 11 năm 1784), Châu Văn Tiếp giáp chiến với quân Tây Sơn. Ngô Giáp Đậu kể: Chu Văn Tiếp dẫn thủy binh tiến đánh quân Tây Sơn ở sông Măng Thít (thuộc địa phận Long Hồ, nay là Vĩnh Long) Chưởng cơ Bảo (Chưởng tiền Bảo) ra sức chống cự. Chu Văn Tiếp nhảy lên thuyền địch, bị quân Tây Sơn đâm trọng thương. Thế Tổ (Nguyễn Phúc Ánh) phất cờ ra lệnh cho quân đánh gấp vào, chém được Chưởng cơ Bảo…Chu Văn Tiếp không bao lâu cũng qua đời vì vết thương quá nặng…, hưởng dương 46 tuổi.

Nguyễn Phúc Ánh rất thương tiếc phúc tướng Châu Văn Tiếp: “Trong vòng mười năm lại đây, Tiếp với ta cùng chung hoạn nạn. Nay giữa đường Tiếp bỏ ta mà đi, chưa biết ai có thể thay ta nắm giữ việc quân?…”.[7] Nguyễn Vương dạy lấy ván thuyền ghép thành hòm, dùng nhung phục khấn liệm, rồi cho chôn tạm tại làng An Hội, Cồn Cái Nhum (Tam Bình, Vĩnh Long). Về sau, thâu phục được Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh cho cải táng tại xã Hắc Lăng, huyện Phước An, thuộc dinh Trấn Biên (nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Nguyễn Phúc Ánh năm 1802, lên ngôi vua lấy niên hiệu là Gia Long, truy phong Châu Văn Tiếp là Tả quân đô đốc, tước Quận công và cho lập đền thờ ở Hắc Lăng (nay thuộc xã Tam Phước, thị trấn Long Đất, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Châu Văn Tiếp năm Giáp Tý (1804), thời vua Gia Long được thờ nơi đền Hiển Trung (Sài Gòn). Đến năm Gia Long thứ 6 (1807), Châu Văn Tiếp được liệt hàng Đệ nhất đẳng khai quốc công thần và được thờ tại Trung Hưng Công Thần miếu (Huế).

Năm 1831 thời vua Minh Mạng, Châu Văn Tiếp được truy phong Lâm Thao Quận công.

Năm 1850, thời vua Tự Đức năm thứ ba, nhà vua cho xây dựng lại đền ở Hắc Lăng, Năm 1851, khởi công xây đền mới cách nơi cũ khoảng 500m. Năm 1920, nhân dân trong tỉnh Bà Rịa tự tổ chức quyên góp và tái thiết đền với quy mô lớn. Theo Sổ tay hành hương đất phương Nam, dưới thời Pháp thuộc, các đền thờ công thần triều Nguyễn đều được đổi tên thành đình làng; cũng chính vì thế đền thờ ông Tiếp trở thành đình Hắc Lăng. Hiện nơi đình vẫn thờ chiếc ngai do Gia Long ban thưởng, khuôn biển có khắc bốn chữ thếp vàng: Lâm Thao Quận Công cùng nhiều sắc phong của các vua Nguyễn…[8]

Năm 1855, thời vua Tự Đức năm thứ 8, Khâm mạng đại thần Nguyễn Tri Phương đi kinh lược Nam Kỳ có đến viếng đền Châu Quận Công ở Măng Thít (nay thuộc xã Tân Long Hội, huyện Măng Thít) và có làm thơ điếu, hiện vẫn còn lưu giữ ở đền thờ.

Châu Văn Tiếp mất không có con trai, cháu ngoại là Nguyễn Văn Hóa, con của Châu Thị Đậu, nhận phần phụng tự.

Đặng Đức Siêu vâng lệnh vua Gia Long làm bài “Văn tế Châu Văn Tiếp” khi cải táng ông vào khoảng cuối năm 1803. Nội dung như sau:

“Vạc Hạ Võ mùi canh còn lạt, lòng những tưởng cậy sức diêm mai;
Tiệc trung hưng cuộc rượu đang gầy, trời nỡ khiến lìa tay khúc nhiệt.

Phong quan nầy ai chẳng ngậm ngùi;
Cơ hội ấy nghĩ càng thương tiếc.

Nhớ tướng quân xưa:
Ngọc non Côn cấu khí tinh thành;
Vàng sông Lệ đúc lòng trung liệt.

Trong thành Mãng mong lòng bội ám, gói theo kiềm sương lạnh trời Tây;
Dưới cờ Lưu quyết chí đầu minh, gương trượng nghĩa bóng ngời nước Việt.

Nghìn dặm trải lá gan Dự Nhượng, nghĩa vì quân đất võ trời gầy;
Trăm trận phơi đùm mật Tử Long, oai dẹp loạn sương sầu nắng thiết.

Trong khuôn cứu nắm quyền ngoại tả, chống giềng trời, cầm mối nước, son nhuộm tấm lòng;
Ngoài chiến chinh đeo ấn tướng quân, tru đảng nguỵ, diệt loài gian, máu dầm mũi bạc.

Đường thượng đạo ải non lần lựa, qua sông Lào, lên đất Sóc, một mình triều triệu gánh giang san;
Nẻo chiền cần sông núi gian nan, tìm chúa cũ, mượn binh Xiêm, tám cõi nhơn nhơn oai tích lịch.

Lướt sóng khua chèo Tổ Địch, đàm trung nguyên rửa sạch bợn trần ai;
Xây vai dựa gác Tử Nghi, niệm thiên địa chi dung loài tiếm thiết.

Lừng lẫy quyết lấy đầu tặc tử, danh tôi còn ngõ được vuông tròn;
Rủi ro khôn dẹp máy binh cơ, sao tướng đã bóng đà lờ lệch.

Hội mây rồng nửa phút lỡ làng.
Duyên tôi chúa trăm năm cách biệt.

Trời Thuận Hoá chằm nhạn còn xao xác, tưởng cậy người cứu chúng lầm than;
Thành Quy Nhơn tiếng cáo chửa được an, không có người hầu ai đánh dẹp.

Dân đang trông, binh đang mến, trời đất sao phụ kẻ huân lao;
Trong chưa trị, ngoài chưa an, thời vận khiến hại người hào kiệt.

Đài hoa tượng đành rành còn để dấu, tưởng hình dung lòng bắt rã rời;
Bố tấu công chồng lớp hãy ghi tên, mến công nghiệp luỵ tuông lác đác.

Ngày muôn một tưởng còn điêu bái, thân thì tạm gởi chốn long quang;
Mối ba quân nay đã tóm thâu, quan quách ngõ táng an mã hiệp.

Hỡi ơi! Thương thay!
Phục duy thượng hưởng!”

Gia Định tam hùng được chính sử triều Nguyễn gọi đối với Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Nguyễn Huỳnh Đức (1748-1819) , thay vì vẫn thường truyền tụng trong dân gian là Châu Văn Tiếp (1738-1784), Võ Tánh (?-1801) Đỗ Thành Nhơn (?-1781) , lý do vì Đỗ Thành Nhơn bị coi là thờ vua không trung hậu (vua Gia Long giết) với bài vè lưu lại như sau:
– Nghe anh làu thông lịch sử,
Em xin hỏi thử đất Nam trung;
Hỏi ai “Gia Định tam hùng”?
Mà ai trọn nghĩa thuỷ chung một lòng.
– Ông Tiếp ông Tánh cùng ông Huỳnh Đức
Ba ông hết sức phò nước một lòng
Nổi danh Gia Định tam hùng…

Long Giang Đỗ Phong Thuần người đời sau có thơ khen Châu Văn Tiếp, theo “Đất Phú Trời Yên” Trần Sĩ Huệ 2018 :

“Phò đức Cao Hoàng vẹn trước sau
Cụ Châu Văn Tiếp thật anh hào
Văn hay khuông tế thời nguy biến
Võ giỏi tung hoành trí lược thao
Mấy lượt qua Xiêm tìm chúa cũ
Nhiều phen chống địch cứu binh trào
Ra quân chưa thắng thân đà thác
Để khách anh hùng thảm xiết bao”

Châu Đức là nơi phần mộ của cụ Châu Văn Tiếp (ảnh). Hoàng Kim duyên may được về đất Tùng Châu xưa thắp hương cho Cụ Đào Duy Từ còn mãi với non sông, lại được cùng thầy bạn Mai Văn Quyền, Nguyễn Minh Hiếu, Nguyễn Thị Trúc Mai, Huien Trần Huệ Hoa khảo sát điền dã và tiếp xúc các tư liệu quý của Đào tộc Việt Nam, Châu tộc Việt Nam để lưu lại tư liệu nghiên cứu lịch sử này với bài họa vần cụ Long Giang Đỗ Phong Thuần và cảm khái về cuộc đời sự nghiệp của hai cụ Đào Công Châu Công:

Nguồn: FB Hoàng Kim https://www.facebook.com/daihocnonglam/posts/10216430060325698?notif_id=1574693746056266&notif_t=feedback_reaction_generic

Video yêu thích
Secret Garden – Poéme

BinhMinhYenTu

Chopin – Spring Waltz 
Secret Garden – Bí mật vườn thiêng 
Những bài hát hay nhất của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (25 bài)
KimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19577
Nhập ngày : 30-11-2019
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  Bài giảng đầu tiên(05-12-2009)

  Vài phút thu giản(27-11-2009)

  Phương tiện đi lại xe hơi: điểm tin tổng hợp(05-11-2009)

  Thầy ơi(31-10-2009)

  Nhớ con sông phương Nam lồng lộng đi về biển(02-10-2009)

  Công nghệ Nano điểm tin tổng hợp(26-09-2009)

  Công nghệ thông tin viễn thông: điểm tin tổng hợp(07-09-2009)

  Kênh ông Kiệt giữa lòng dân(01-09-2009)

  Phủi tay thế sự, dạo ngoài thiên thai(28-08-2009)

  Sau bão(16-08-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007