Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 9591
Toàn hệ thống 21876
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 12. Tìm về Đức Nhân Tông; Nhà Trần trong sử Việt; Thắng Nghiêm đền thờ Trần; Kỳ Lân nơi Thiền Viện; Tộc phả thời nhà Trần; Thầy tôi sao sáng giữa trời.Ngày 1 tháng 12 năm 1370 nhằm ngày 13 tháng 11 âm lịch, Trần Nghệ Tông (Trần Phủ) lên ngôi hoàng đế. Ông là vị vua hiền ôn hòa nhưng thiếu minh mẫn trong dùng người. Nhà Trần trượt dốc từ Trần Dụ Tông, sau sự kiện Dương Nhật Lễ và cái chết của vua Trần Duệ Tông đã không thể gượng dậy được nữa. Thời Nghệ Tông là giai đoạn biến loạn và nhiều mơ hồ trong sử Việt. Hồ Quý Ly chiếm ngôi vua. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm (1225- 1400) với 13 đời hoàng đế llưu dấu nhiều bài học quý cho đời sau . Ngày 1 tháng 12 năm 1896, là ngày sinh của tướng Nga Georgi Zhukov, (mất năm 1974) người xếp đầu bảng trong các tướng lĩnh nổi danh thế giới ở Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngày 1 tháng 12 năm 1886 là ngày sinh Chu Đức (mất năm 1976), là danh tướng lỗi lạc của Trung Quốc, người trọn đời không tách rời Mao Trạch Đông thành huyền thoại quân sự Chu Mao của Trung Hoa và Thế giới. Năm 1 tháng 12 năm 1973 ngày Tân Ghi Niê (Papua New Guinea) giành được quyền tự chủ từ Úc. Đây là quốc gia ở nằm vào phía Tây Nam Thái Bình Dương của châu Đại Dương, gồm phía Đông của đảo Tân Ghi-nê và nhiều đảo xa bờ biển. Thủ đô là Port Moresby, Papua New Guinea có khoảng 5 triệu dân, là một trong những nước nông thôn nhất, nhiều dân tộc nhất với hơn 850 ngôn ngữ thổ dân và ít được thám hiểm nhất trên thế giới không chỉ về địa lý mà còn về văn hóa, và nhiều loài động thực vật quý hiếm. Bài chọn lọc ngày 1 tháng 12: Lời dặn lại của Đức Thánh Trần; Tìm về Đức Nhân Tông; Nhà Trần trong sử Việt; Thắng Nghiêm đền thờ Trần; Kỳ Lân nơi Thiền Viện; Tộc phả thời nhà Trần; Thầy tôi sao sáng giữa trời; Thung dung; Vườn Quốc gia ở Việt Nam; Hình như; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-1-thang-12/;

TÌM VỀ ĐỨC NHÂN TÔNG
Hoàng Kim

Người ơi con đến đây tìm
Non thiêng Yên Tử như tranh họa đồ
Núi cao trùng điệp nhấp nhô
Đất trời bảng lãng chuông chùa Hoa Yên

Thầy còn dạo bước cõi tiên
Con ươm mầm sống xanh thêm ruộng vườn
Mang cây lộc trúc về Nam
Ken dày phên giậu ở miền xa xôi

Cư trần lạc đạo, Người ơi
Tùy duyên vui đạo sống đời thung dung
Hành trang Thượng sĩ Tuệ Trung
Kỳ Lân thiền viện cành vươn ra ngoài

An Kỳ Sinh trấn giữa trời
Thơ Thiền lưu dấu muôn đời nước non
“Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu.
Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim…”
(Trần Nhân Tông 1258-1308) …

(Hoàng Kim cẩn đề)

xem tiếp: Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/len-yen-tu-suu-tam-tho-duc-nhan-tong/

NHÀ TRẦN TRONG SỬ VIỆT
Hoàng Kim

Nhà Trần hoặc Trần triều là triều đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Trần Cảnh (Trần Thái Tông) lên ngôi vào năm 1225, sau khi được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi, tiếp nối bởi Trần Hoảng (Trần Thánh Tông) Trần Khâm (Trần Nhân Tông). Đây là thời thứ nhất dựng nghiệp lớn, chống quân Nguyên Mông và đạt đến nhà Trần thịnh thế ngời sử Việt. Thời nhà Trần thứ hai từ Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông là thời kế tục. Thời nhà Trần thứ ba từ Trần Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Trần Minh Tông mất)  cho tới kết thúc là thời suy tàn, lúc Hồ Quý Ly phế truất Thiếu Đế, tự xưng làm vua, lập ra triều đại nhà Hồ năm 1400 thì Trần triều chấm dứt, kéo dài 175 năm với 13 đời hoàng đế. Nhà Trần trượt dốc từ Trần Dụ Tông, sau sự kiện Dương Nhật Lễ và cái chết của vua Trần Duệ Tông đã không thể gượng dậy được nữa. Thời Nghệ Tông là giai đoạn biến loạn và nhiều mơ hồ trong sử Việt. Hồ Quý Ly chiếm ngôi vua. Nhà Trần trong sử Việt kéo dài 175 năm (1225- 1400) với 13 đời hoàng đế đã lưu dấu nhiều bài học quý cho đời sau . Ảnh đầu trang là “ba ngọn núi thiêng nhà Trần” (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông) thuộc Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử là khu di tích lịch sử văn hóa thiên nhiên đặc biệt gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam được kỳ vọng là di sản thế giới liên tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Ninh đầu tiên ở Việt Nam đã lập hồ sơ trình UNESCO công nhận nhưng tạm thời dừng lại vì những lý do đặc biệt liên quan đến sự bảo đảm an ninh, phát triển bền vững quốc gia.

THÁI TÔNG VÀ HƯNG ĐẠO

Thái Tông, Quốc Tuấn, Nhân Tông là ba đỉnh cao vọi của trí tuệ. Vua Nhân Tông khi lên đỉnh Yên Tử có hỏi về đỉnh cao của dãy núi kia là gì thì được trả lời đó là Yên Phụ của vòng cung Đông Triều trấn Bắc. Đức Nhân Tông đã lạy Yên Phụ và chọn Yên Tử làm nơi Cư trần lạc đạo chốn an nghĩ của mình. Câu chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn, minh quân và thiên tài lưu dấu nơi đất Việt ấy thật lạ lùng và sâu sắc.

Vua Trần Thái Tông (1218-1277) người sáng nghiệp nhà Trần có câu nói nổi tiếng trong lịch sử: “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Vua Trần Thái Tông là bậc minh quân tài trí được so sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân là vị vua giỏi Trung Hoa thời trước đó. “Sáng nghiệp Việt, Đường hai Thái Tông/ Đường xưng: Trinh Quán, Việt: Nguyên Phong/ Kiến Thành bị giết, An Sinh sống/ Miếu hiệu tuy đồng, đức chẳng đồng”. Ngày 4 tháng 9 năm 626, Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên ngôi hoàng đế nhà Đường, sau sự biến Huyền Vũ môn . Đường Thái Tông đã thiết lập nên sự cường thịnh của nhà Đường phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự nhất thế giới lúc ấy, nhưng so đức độ với vua Việt Trần Thái Tông thì vua Việt được người đời ca ngợi hơn.  An Sinh Vương Trần Liễu là người chống lại Thái Tông và hận thù giữa họ sâu đến nỗi Trần Liễu còn di nguyện cho Trần Quốc Tuấn sau này nhất thiết phải đoạt lại ngôi vua. Vua Trần Thái Tông không chỉ tha cho An Sinh Vương Trần Liễu mà còn tha cho Trần Quốc Tuấn là người đã gây ra chuyện tầy đình

Trần Quốc Tuấn và Thiên Thành công chúa tình yêu thương của họ là một câu chuyện thật hệ trọng và phi thường. Tình yêu đó, khí phách đó thật lớn lao nhưng sự việc thật liều lĩnh và đặc biệt nguy hiểm. Trần Quốc Tuấn ngay trong đêm tân hôn của Thiên Thành công chúa với Nhân Đạo Vương đã dám lẻn vào cung của Nhân Đạo Vương ngủ với người mình yêu mà không sợ cái chết trong lúc Nhân Đạo Vương đang bận đãi khách chưa kịp động phòng. Công chúa Thiên Thành con vua Trần Thái Tông thì đã dám chọn cái chế trao thân cho Trần Quốc Tuấn là người mình yêu, bất chấp đám cưới với Trung Thành Vương, con trai của Nhân Đạo Vương một vị quan đầu triều  .

Vua Trần Thái Tông đã không làm ngơ để Quốc Tuấn bị giết. Vua còn chủ động kết nối lương duyên cho Thiên Thành và Quốc Tuấn bất chấp lẽ thường. Câu chuyện vua Trần Thái Tông không những không giết Trần Quốc Tuấn, con của Trần Liễu kẻ đang thù hận mình và đang “cố tình phạm tội ngông cuồng” trái nhân tình mà còn chủ động tác thành cho Thiên Thành và Quốc Tuấn nên vợ chồng, hóa giải mọi điều, thu phục được tấm lòng của bậc anh hùng và giữ lại được cho non sông Việt một bậc kỳ tài muôn thuở.

Chuyện lạ và thật hiếm có !

THẮNG NGHIÊN ĐỀN THỜ TRẦN

Trần Hưng Đạo là Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử của Thế Giới và Việt Nam, là nhà chính trị, nhà văn, tư lệnh tối cao của Việt Nam thời nhà Trần, đã ba lần đánh thắng đội quân Nguyên – Mông đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Mẹ tôi họ Trần. Tôi về dâng hương Đức Thánh Trần tại đền Tổ. Chùa cổ Thắng Nghiêm là nơi Đức Thánh Trần thuở nhỏ đã theo công chúa Thụy Bà về đây để tìm minh sư học phép Chọn người, Đạo làm tướng và viết kiệt tác Binh thư Yếu lược (mời đọc
Lời dặn lại của Đức Thánh Trần).

Trần Hưng Đạo sinh năm 1232, mất ngày 20 tháng 8 âm lịch năm 1300, ông là con thứ ba của An Sinh Vương Trần Liễu, gọi Trần Thái Tông bằng chú ruột, mẹ ông là Thiện Đạo quốc mẫu, một người trong tôn thất họ Trần. Ông có người mẹ nuôi, đồng thời là cô ruột là Thụy Bà công chúa. Ông sinh ra ở kinh đô Thăng Long, quê quán ở thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định ngày nay. Năm 1237, khi lên 5 tuổi ông làm con nuôi cô ruột là Thụy Bà công chúa, vì cha ông là Trần Liễu chống lại triều đình (Trần Thủ Độ). Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, nhờ được những người tài giỏi đến giảng dạy mà ông sớm trở thành người đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ.

Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Cảnh, sinh ngày 16 tháng 6 năm 1218 mất ngày 1 tháng 4 năm 1277, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, lên ngôi ngày 5 tháng 5 năm 1225 mở đầu nhà Trần trong sử Việt. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 – 1258), làm Thái thượng hoàng trong 19 năm. Trần Cảnh sinh ra dưới thời kỳ nhà Lý còn tại vị, ông cùng tuổi với vị Nữ hoàng nhà Lý lúc bấy giờ là Lý Chiêu Hoàng. Ông được Chiêu Hoàng yêu mến, hay gọi vào vui đùa, Trần Cảnh khi ấy không nói năng gì nhưng khi về đều nói lại với chú họ là Trung Vũ Vương Trần Thủ Độ. Loạn cung đình nhà Lý thuở ấy đã vào đỉnh điểm. Vua Lý tuy có hai con gái rất giỏi và thông minh, hiền hậu nhưng không có con trai nối dõi, trong khi hoàng tộc nhà Lý dòm ngó ngôi báu đều là những kẻ mưu mô và kém đức. Nước Đại Việt lúc đó bên ngoài thì họa ngoại xâm từ đế quốc Nguyên Mông đang rình rập rất gần, bên trong thì biến loạn bùng nổ liên tục nhiều sự kiện rất nguy hiểm. Trần Thủ Độ nắm thực quyền chốn cung đình, nhận thấy Trần Cảnh cháu mình cực kỳ thông minh đỉnh ngộ, thiên tư tuyệt vời xứng là một minh quân, lại được Lý Chiêu Hoàng yêu mến nên đã đặt cược việc “tru di chín họ” của họa diệt tộc Trần nếu CHỌN LẦM NGƯỜI với việc sắp đặt hôn nhân giữa Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng. Sự kiện đó xảy ra vào năm 1225, đã chấm dứt triều đại nhà Lý đã tồn tại hơn 200 năm và khai sáng nhà Trần.

Trớ trêu thay, Lý hoàng hậu (tức Lý Chiêu Hoàng) vợ Trần Thái Tông sinh con nhưng người con lại bị chết yểu ngay sau khi sinh, cho nên Trần Thái Tông không có người kế vị chính danh phận, trong lúc sự chỉ trích và chống đối của tôn thất nhà Lý do Hoàng Thái hậu cầm đầu lại đẩy lên cao trào và rất nặng nề. Nhiều kẻ tôn thất mượn tiếng có con trai nối dõi dòm ngó cướp ngôi. Thuận Thiên công chúa là vợ của Trần Liễu khi ấy lại đang mang thai được 3 tháng. Năm 1237, Thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha của Trần Quốc Tuấn là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) thay làm Chính cung Hoàng hậu cho Trần Thái Tông, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Việc này khiến Trần Thái Tông bỏ lên tu ở núi Yên Tử. Sau này Người chứng ngộ vận nước lâm nguy cường địch bên ngoài câu kết nội gián bên trong không thể không xử thời biến “non sông đất nước Việt trên hết “. Người đã chấp nhận quay về “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Trần Thái Tông đã chấp nhận sự sắp xếp của Triều đình. Sau này ngày 24 tháng 2 năm 1258, ông truyền ngôi cho Thái tử Trần Hoảng, là con thứ, em của Trần Quốc Khang vốn con Trần Liễu) để lui về làm Thái thượng hoàng, Trần Thái Tông được tôn làm Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế. Trần Hoảng lên ngôi tức Trần Thánh Tông. Tước vị và thông lệ Thái thượng hoàng của nhà Trần từ đấy đã trở thành truyền thống, vừa rèn luyện cho vị Hoàng đế mới cai trị đất nước càng sớm càng tốt vừa tránh được việc tranh giành ngôi báu giữa các con do chính danh sớm được định đoạt.

Trần Liễu gửi con là Trần Quốc Tuấn cho Thụy Bà công chúa mai danh ẩn tích ở chùa Thắng Nghiêm tìm minh sư luyện rèn văn võ. Sau đó ông dấy binh làm loạn ở sông Cái, cuối cùng bị thất thế, phải xin đầu hàng. Trần Thủ Độ toan chém nhưng Trần Thái Tông liều chết đưa thân mình ra ngăn cản buộc lòng Thủ Độ phải tự mình ném bảo kiếm xuống sông. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông làm phản đều bị giết hết và vua Thái Tông đổi ông làm An Sinh vương ở vùng đất Yên Phụ, Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay.

Trần Quốc Tuấn từ 5 tuổi đã được minh sư rèn luyện tỏ ra và một vị nhân tướng lỗi lạc phi phàm lúc trở về sớm được Trần Thái Tông quý trọng đức độ tài năng trong số con cháu vương thất. Qua sự biến Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành, là con gái của vua Trần Thái Tông, nhân lễ hội trăng rằm nửa đêm đã lẻn vào chỗ ở của công chúa và thông dâm với nàng. Thời nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau nên kết hôn cùng huyết thống là điều không lạ và chuyện “quái” ấy cũng ‘quái” như việc Trần Thái Tông lấy vợ Trần Liễu.

Lại oái oăm thay, người mà Trần Quốc Tuấn yêu say đắm là công chúa Thiên Thành, mà vua Trần Thái Tông năm 1251 đã đính ước gả cô cho Trung Thành Vương là con trai của Nhân Đạo Vương. Vua đã nhận sính lễ, thông báo với quần thần và đang tiệc cưới. Trần Quốc Tuấn nửa đêm trăng rằm đột nhập vào phòng riêng công chúa ở phủ Trung Thành Vương và đôi trai gái trẻ đồng lòng đến với nhau. Quốc Tuấn nói với công chúa Thiên Thành sai thị nữ đi gặp Công chúa Thụy Bà cấp báo với vua ngay trong đêm đó. Vua hỏi có việc gì, Thụy Bà trả lời:“Không ngờ Quốc Tuấn ngông cuồng càn rỡ, đang đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo đã bắt giữ hắn rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu”. Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng sống đến chỗ Trần Thái Tông xin làm lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bắt đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để hoàn lại sính vật cho Trung Thành vương.Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: “Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

Câu chuyện Trần Quốc Tuấn yêu thương công chúa Thiên Thành và đã làm liều dám lấy tính mạng của mình làm như thể “cố tình phạm tội ngông cuồng trái nhân tình”, nhưng mấy ai thấu hiểu đó là sự lưa chọn sinh tử, phép thử tối cao cuối cùng của vị nhân tướng trước khi trao sinh mệnh đời mình cho Người tin yêu mình trong thực tiễn. Đó là phép biến Dịch của “Đạo làm tướng” “Chọn người”.

Chuyện Trần Thái Tông và Trần Quốc Tuấn trong câu chuyện đêm trăng rằm để hiểu sâu hơn chiến công nhà Trần ba lần đánh thắng quân Nguyên, những trang binh thư kiệt tác muôn đời, và ba đỉnh cao vọi của trí tuệ nhân loại.

KỲ LÂN NƠI THIỀN VIỆN

Đặng Dung một tráng sĩ thời Hậu Trần có  kiệt tác “Cảm hoài” nói về thế sự buổi ấy và tâm sự của ông:

CẢM HOÀI
Đặng Dung

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Bản dịch Phan Kế Bính . Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.
Nguồn:
1. Phan Kế Bính, “Đại Nam nhất thống chí”, Đông Dương tạp chí, số 116
2. Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, NXB Tân Việt, 1951
3. Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968

Nguyên tác:








Cảm hoài [Thuật hoài]

Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Nhà Trần trên Wikipedia Tiếng Việt; Ebook Thuyết Trần sử Nhà Trần; Lịch sử tổng quát về nhà Trần, và Lịch sử các triều đại Việt Nam  bổ sung thông tin cập nhất về Nhà Trần.

CHA VÀ CON HIẾN TỪ THÁI HẬU

Nhà Trần trong sử Việt  Cha và Con Hiến Từ Thái Hậu là tiếp nối Thái Tông và Hưng Đạo, Trúc Lâm Trần Nhân Tông. Câu chuyện Cha và Con Hiến Từ Thái Hậu xuyên suốt từ thời Trần Thuyên tức vua Trần Anh Tông có người em ruột  Trần Quốc Chẩn là danh tướng Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể, cha ruột của Huy Thánh công chúa là Hiến Từ Thái Hậu. Câu chuyện quan hệ mật thiết với Trần Mạnh (Trần Minh Tông), Trần Vượng (Trần Hiến Tông), Trần Hạo (Trần Dụ Tông), Dương Nhật Lễ tên khác là Trần Nhật Kiên (Hôn Đức công). Cha và Con Hiến Từ Thái Hậu soi tỏ giai đoạn hai của nhà Trần sau thịnh thế đã kế tục và suy vi như thế nào.

Hiến Từ thái hậu là hoàng hậu của hoàng đế Trần Minh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Trần Dụ Tông, Cung Túc vương Trần Nguyên Dục và Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha. Bà được các hoàng đế Trần Hiến Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông xem là mẹ đích và kính trọng. Bà cùng Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu, Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu là các hoàng hậu có thân thế hiển hách bậc nhất trong các Hoàng hậu nhà Trần, cũng như trong các triều đại về sau, khi có họ hàng gần huyết thống với dòng chính thống Hoàng đế nhất.

Hiến Từ thái hậu là con gái của Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn. (*) Bà được thụ phong là Huy Thánh công chúa từ nhỏ. Huệ Vũ vương là con trai thứ của Trần Nhân Tông. Hiến Từ thái hậu gọi Trần Nhân Tông hoàng đế là ông nội, Trần Anh Tông là bác, Trần Minh Tông là anh họ sau này là chồng (theo tục lệ vua chúa thời Trần cận giao để ngôi vua không truyền ra ngoài).

(*) Trần Quốc Chẩn (1281-1328) là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trần Quốc Chẩn sinh ngày 29 tháng 1 năm Thiệu Bảo thứ 3 (tức 19 tháng 2 năm 1281). Ông là con trai thứ của vua Trần Nhân Tông, em ruột của Thái tử Trần Thuyên, sau là vua Trần Anh Tông. Sau khi Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên, tức vua Trần Anh Tông, ông được phong là Huệ Vũ Đại vương khi mới 13 tuổi. Mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng ông rất được vua cha và vua anh yêu mến. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói::”Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc”. Bấy giờ thợ xăm đã đợi mệnh ở ngoài cửa cung. Vua rình lúc Thượng hoàng quay nhìn chỗ khác, về ngay cung Trùng Hoa. Một lúc lâu, Thượng hoàng hỏi Quan gia đâu rồi, các quan tả hữu thưa là đã về cung Trùng Hoa. Thượng hoàng bảo: “Quan gia đã trốn rồi chăng? thì xăm cho Huệ Vũ Quốc Chẩn vậy”. Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông. Năm Hưng Long thứ 10 (1302), ông được phong chức Nhập nội Bình chương, tương đương Tể tướng. Năm Hưng Long thứ 20 (1312), Chiêm Thành lấn chiếm biên giới phía nam Đại Việt. Anh Tông ngự giá thân chinh, đến phủ Lâm Bình, chia quân làm ba đường, sai Trần Quốc Chẩn theo đường núi, Trần Khánh Dư theo đường biển, đích thân vua tự dẫn sáu quân theo đường bộ; thủy bộ, cùng tiến đánh. Một lần quân Chiêm định tập kích ngự doanh, quân Trần Quốc Chẩn kịp thời cứu viện, phối hợp với Đoàn Nhữ Hài bao vây, bức hàng quân Chiêm Thành thắng lợi, quân Trần không tốn một mũi tên. Năm Đại Khánh thứ 5 (1318), vua Trần Minh Tông sai ông cùng tướng quân Phạm Ngũ Lão tiếp tục đi đánh dẹp quân Chiêm Thành thu được thắng lợi lớn, giữ yên bờ cõi quốc gia. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Trước đây, Anh Tông không khỏe, vua ngày đêm ở luôn ngoài cửa phòng ngủ của Thượng hoàng, mỗi khi vào thăm thì cùng đi với Quốc Chẩn. Vì Anh Tông tin cậy Quốc Chẩn hơn cả, định đem vua gửi gắm Quốc Chẩn, cho nên không cho vào thăm một mình, mà phải cùng đi với Quốc Chẩn, cốt để cho tình nghĩa vua tôi được khăng khít và không còn nghi ngại gì nữa“. Do có nhiều công lao với triều đình, năm Khai Thái thứ nhất (1324), Trần Quốc Chẩn được vua Trần phong chức: Nhập nội Quốc phụ Thượng tể – chức quan đầu triều coi giữ lục bộ Thượng Thư. Sử cũ còn ghi nhận Trần Quốc Chẩn không chỉ là người có tài trong việc cầm quân xung trận mà ông còn là người nổi tiếng đức độ, được các quan trong triều hết lòng nể phục. Ông là người được vua Trần Anh tông rất quý. Về sau vua Minh Tông lại lấy con gái của Quốc Chẩn phong làm Lê Thánh hoàng hậu, ông càng được tin dùng. Minh Tông giữ ngôi được 15 năm (từ năm 1314 đến năm 1329) tuổi đã cao mà chưa lập được Thái Tử. Quốc Chẩn có ý đợi Lê Thánh hoàng hậu sinh con trai thì mới lập. Lúc bấy giờ Cương Đông Văn Hiến Hầu (không rõ tên) là con của Tá thánh Trần Nhật Duật muốn đánh đổ Hoàng Hậu để lập Thái tử Vượng (sau là Trần Hiến Tông) mới đem của đút cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần Nhạc 100 lạng vàng bảo Trần Nhạc vu cáo cho Quốc Chẩn có âm mưu làm phản. Vua cả tin cho là thật liền ra lệnh bắt giam ngay Quốc Chẩn vào chùa Tư Phúc ở kinh sư rồi đem việc ấy hỏi Thiếu bảo Trần Khắc Chung. Khắc Chung cùng cánh với Văn Hiến Hầu, lại cùng với mẹ thái tử Vượng Anh Tư nguyên phi Lê thị, đều là người Giáp Sơn (Kinh Môn) và đã từng làm thầy dạy thái tử Vượng, liền trả lời: “Bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó”. Minh Tông truyền bắt Quốc Chẩn phải tuyệt thực. Lê Thánh hoàng hậu khi vào thăm cha đã lấy áo nhúng nước mặc vào người rồi vắt ra cho cha uống. Trong khi đó, Anh Tư phu nhân muốn cho Huệ Vũ vương chết sớm để con mình được lập làm Thái tử, liền cho người mang nước tẩm độc cho Huệ Vũ vương uống, uống xong thì chết. Sau Quốc Chẩn chết, hưởng dương 47 tuổi. Cuối năm đó, Minh Tông lập Hoàng tử Trần Vượng làm Thái tử. Vài năm sau, vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả, tố cáo sự thật, đem việc Văn Hiến Hầu đút vàng tâu lên vua. Việc giao xuống ngục quan xét, Lê Duy là người cương trực đem xét hỏi ngay ngày hôm ấy. Trần Phẫu phải tội lăng trì (tức xẻo thịt từng miếng cho đến chết), nhưng chưa kịp hành hình thì gia nô của Thiệu Vũ (con Quốc Chẩn) đã xẻo thịt Trần Phẫu ăn sống gần hết. Văn Hiến Hầu tuy được tha tội chết, nhưng giáng làm thứ nhân, tước bỏ tên họ trong hoàng tộc. Trần Minh Tông lúc nào cũng bị ám ảnh bởi vụ án oan của cha vợ. Để sửa sai, nhà vua đã cho khôi phục chức tước, sai lập đền thờ Trần Quốc Đền Quốc phụ thờ ông nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng được nhiều sử sách ghi nhận. Trước kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh nay thuộc thôn Nẻo, phường Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đến năm Giáp Thân (1341), thời Trần Dụ Tông, vụ án Trần Quốc Chẩn được minh oan hoàn toàn. Thượng hoàng Minh Tông phục chức: Nhập nội Quốc Phụ Thượng Tể cho ông. Giết oan nhạc phụ, vua Trần Minh Tông làm bài thơ ân hận: Dạ vũ. Thu khí hòa đăng thất thự minh/ Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh/ Tự tri tam thập niên tiền thác/ Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.  Dịch nghĩa: Hơi thu và ánh đèn mờ đi trước ánh ban mai, Tàu chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn. Tự biết sai lầm của ta ba mươi năm trước, Đành ôm sầu ngồi nghe mưa rơi. Vũ Minh Am dịch thơ: Mưa đêm

 

Hừng sáng, đèn nhòa, nhạt khí thu,
Ngoài song tàu chuối tiễn đêm mờ.
Ba mươi năm trước ta lầm lỗi,
Ôm nỗi hận sầu lắng tiếng mưa.

Lại nói chuyện Hiến Từ thái hậu: Năm 1301, Anh Tông đã gả em gái mình là Thiên Trân công chúa cho Uy Túc công Trần Văn Bích . Năm 1309, công chúa mất, Uy Túc công lại lấy Huy Thánh công chúa về làm phu nhân. Không rõ quãng thời gian hôn nhân ra sao, có thể là bà ly hôn hoặc bị buộc phải bỏ Uy Túc công mà sau đó, bà lại trở về nhà cha là Huệ Vũ vương, được sắp đặt chọn làm Hoàng hậu cho Minh Tông. Năm 1323, Minh Tông hoàng đế lúc này đã 23 tuổi. Huy Thánh công chúa được Minh Tông lấy làm Hoàng hậu, phong làm Lệ Thánh hoàng hậu. Năm 1328, Lệ Thánh hoàng hậu kết hôn với Minh Tông đã lâu mà vẫn chưa sinh hạ Hoàng tử kế thừa đại thống. Minh Tông muốn lập Hoàng tử Trần Vượng, con của Anh Tư phu nhân đang đắc sủng làm Thái tử, nhưng Huệ Vũ vương can ngăn. Từ trước đến nay, các Hoàng đế nhà Trần đều sinh ra từ các Hoàng hậu có dòng máu trong nội tộc. Tuy Minh Tông không phải con ruột của Bảo Từ hoàng thái hậu, mẹ sinh là Chiêu Từ hoàng thái hậu là con của một người ngoại tộc là Trần Bình Trọng, nhưng mẹ của Chiêu Từ là Thụy Bảo công chúa, con g

Số lần xem trang : 19192
Nhập ngày : 01-12-2019
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 7 tháng 11(07-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 6 tháng 11(06-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 11(05-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 4 tháng 11(04-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 11(03-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 11(03-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 11(02-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 11(01-11-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 31 tháng 10(31-10-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 10(30-10-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007