Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7003
Toàn hệ thống 20602
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 12. Có một ngày như thế; Cánh cò bay trong mơ, Lucian Freud và “Chú rể”; Châu Mỹ chuyện không quên; Ngày kỷ niệm Colombo  tìm ra châu Mỹ năm 1492. Ngày tưởng nhớ đại tướng Lê Trọng Tấn danh tướng lỗi lạc Quân đội Nhân dân Việt Nam mất năm 1986.  Ngày tưởng nhớ Nelson Mandela mất năm 2013. Ngày 5 tháng 12 năm 1492 là ngày kỷ niệm Colombo tìm ra châu Mỹ nhân chuyến đi đầu tiên của ông là người châu Âu đầu tiên đã đặt chân lên đảo Hispaniola châu Mỹ. Cristoforo Colombo sinh khoảng năm 1451 mất ngày 20 tháng 5 năm 1506, là một nhà hàng hải người Ý và là đô đốc của Hoàng đế Castilla, mà những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá của Châu Âu. Ngày Colombo năm 1492  thường được kỷ niệm tại toàn thể Châu Mỹ, Tây Ban Nha và Ý, mặc dù thực tế trước năm 1492 đã có những ghi chép về  sự tiếp xúc xuyên Đại Tây Dương của Châu Âu nhưng chuyến đi năm 1492 của Colombo như một thời điểm “tìm ra châu Mỹ” và ông tới lục địa này kỹ hơn trong chuyến thám hiểm thứ ba năm 1498  Ngày 5 tháng 12 năm 1986 là ngày mất của Lê Trọng Tấn là Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, sinh năm 1914. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. Lê Trọng Tấn được coi là một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên Huế 1972. Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán “trí dũng nhân chính liêm trung”. Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là “người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết” ” một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại”. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo trong cuộc phỏng vấn xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại đã đánh giá: “Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thứ hai là tướng Lê Trọng TấnNgày 5 tháng 12 năm 2013 là ngày mất Nelson Mandela, sinh năm 1918 là Tổng thống Nam Phi, người đoạt giải Nobel. Nelson Mandela trước khi trở thành tổng thống đã là nhà hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid đặc biệt nổi tiếng và là người đứng đầu phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Nelson Mandela năm 1962 bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội khác, và ông bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Nelson Mandela trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999 đã thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng. Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, bao gồm Giải Nobel Hòa bình năm 1993; Bài chọn lọc ngày 5 tháng 12: Có một ngày như thế; Cánh cò bay trong mơ, Lucian Freud và “Chú rể”; Châu Mỹ chuyện không quên; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-12/;

CÓ MỘT NGÀY NHƯ THẾ
Hoàng Kim

Có một ngày như thế
Cánh cò bay trong mơ
Cha Mẹ và người thân
Mục tiêu và động lực

Có một ngày như thế
Thầy bạn là lộc xuân.
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/co-mot-ngay-nhu-the/
Trúc Mai cùng Thành Nguyễn15 người khác đang ở Huế.5 tháng 12, 2017

CÁNH CÒ BAY TRONG MƠ
Hoàng Kim

Cánh cò ông Noel
vầng trăng mẹ hiền
mang đến cho em
giấc mơ hạnh phúc

khi ban mai tỉnh thức
mọc sớm sao tình yêu
thăm thẳm giữa tâm hồn
Cánh cò bay trong mơ …

‘Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

bâng khuâng
Cánh cò
Thương lời ru của mẹ:

“Tháng giêng, tháng hai,
Tháng ba, tháng bốn,
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay đi dạm
Được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên
Mua con gà mái
Về nuôi hắn đẻ
Ra mười quả trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng: ung
Năm trứng: ung
Sáu trứng: ung
Bảy trứng: ung
Còn ba trứng
Nở được ba con
Con: diều tha
Con: quạ bắt
Con: mặt cắt xơi
Đừng than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.

“Giang sơn vui thú yên hà
Mai là bạn cũ Hạc là bạn quen”
Thương câu thơ lưu lạc
Nguyễn Du Hồ Xuân Hương

Cánh cò bay trong mơ
Ca dao em và tôi
Bảng lãng cánh cò
Bay giữa nhân gian.

Cánh cò bay trong mơ
Gốc mai vàng trước ngõ
Nhà tôi có chim về làm tổ
Hoa đồng nội và em

Cánh cò bay trong mơ
Hoa LúaHoa Người
Bài ca thời gian
Giấc mơ hạnh phúc.

CHÂU MỸ CHUYỆN KHÔNG QUÊN
CIMMYT tươi rói một kỷ niệm
Hoàng Kim

Nhớ xưa leo đỉnh đèo Ngang
Để nay xuôi ngược dọc ngang xứ người
Mê xi cô tựa cổng trời (*)
Đường xuôi về biển bồi hồi nhớ quê

Oregon thác uy nghi
Trập trùng đường hiểm tưởng về Hải Vân
Phải đi muôn dặm xa gần
Lên cao đỉnh núi rộng tầm mắt xa

Em về thưa với mẹ cha
Rằng anh còn bận đường xa chưa về
Trăm quê dẫu ngỡ là quê
Tuy say đất lạ vẫn mê xứ mình

Đã từng ly biệt tử sinh
Gừng cay muối mặn để thành quê hương
Đã từng gian khổ chiến trường
Ngọt bùi nhớ bát cơm thường trộn khoai

Anh đi núi rộng sông dài
Bởi đâu trông cảnh nhớ người hỡi em
Bởi đâu bạn lạ hóa quen
Nâng hòn đất lại nghĩ miền quê ta

Anh về sẽ nối đường qua
Cánh thư chắp mối để xa nên gần
Cây ngay sẽ tỏa bóng tròn
Cây càng sâu rễ cành càng xum xuê

(*) Thủ đô Mê xi cô ở độ cao trên 2000m so với mặt biển;

(**) CIMMYT https://www.cimmyt.org/ là một tổ chức Quốc tế nghiên cứu về Ngô và Lúa mì để giúp đỡ các chương trình nghiên cứu và phát triển ngô, lúa mì, cao lương ở các nước đang phát triển. CIMMYT là một trong 13 Viện và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc CGIAR (Ủy Ban Tư Vấn Nghiên Cứu Nông Nghiệp Quốc Tế) được thiết lập bởi FAO với Ngân hàng Thế giới và UNDP.; xem tiếp Châu Mỹ chuyện không quện https://hoangkimlong.wordpress.com/category/chau-my-chuyen-khong-quen/

LUCIAN FREUD VÀ “CHÚ RỂ”
Hoàng Kim


Lucian Freud (1922-2011) là họa sĩ biểu hình nổi tiếng của thế kỷ 20. Tranh ông vẽ da thịt cảm giác thật như sờ thấy được. Ông sinh ở Berlin (Đức) nhưng tới Anh năm 1932 và nhập quốc tịch Anh năm 1939.Ông là cháu nội của nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud, Ông bắt đầu sự nghiệp hội họa năm 20 tuổi , trước đó ông làm hàng hải.

Ông chuyên vẽ chân dung và khỏa thân, bằng bút pháp cảm xúc mãnh liệt khi miêu tả đối tượng, đôi khi rất tỉ mỉ, khiến tranh ông có cảm giác ” cực thực” “biểu hiện” đặc trưng cho trường phái nghệ thuật biểu hình Anh từ sau thế chiến thứ Hai. Tác phẩm “Chú rể” là kiệt tác trong số đó.

Sự kiện nổi tiếng về ông năm 2008 là bức tranh Benefits Supervisor Sleeping (1995) vẽ người phụ nữ béo phì nằm ngủ trên ghế sofa được tỉ phú người Nga Roman Abramovitch (ông chủ CLB Chelsea) mua với giá 33,6 triệu USD tại sàn đấu giá Christie. Sự kiện này biến Lucian Freud thành họa sĩ lúc ấy còn sống đắt giá nhất trên thế giới.

Ông nói: “Tôi không bao giờ có thể đưa một cái gì vào một bức tranh mà cái đó không thực chất là đang có ở trước mặt tôi.”

Chú rể cô dâu mãn nguyện yêu và sống hết mình 

Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính
Hoàng Kim, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Danh nhân ViệtTình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook KimTwitter  hoangkim vietnam

Số lần xem trang : 19385
Nhập ngày : 05-12-2019
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 3(04-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 3(02-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 3(01-03-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 2(29-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 2(28-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 2(27-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 2(26-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 2(25-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 2(24-02-2020)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 2(23-02-2020)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007