Số lần xem
Đang xem 1479 Toàn hệ thống 2366 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 12.Tỉnh thức ;Thiên hà trong vắt khuya, sao Thủy sao Mai và Mặt trăng thẳng hàng, ảnhquý ‘bạn quý hiếm gặp’ tác phẩm nổi tiếng của nhà thiên văn và du lịch Yuri Beletsky. Ngày 8 tháng 2 là ngày đồng tưởng nhớ Đỗ Phủ, Tchaikovsky và Xuân Diệu. Ngày 18 tháng 12 năm 757 là ngày Đỗ Phủ ra làm quan ở Trường An dưới triều vua Đường Huyền Tông. Đỗ Phủ là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc được gọi là Thi thánhThi sử Trung Quốc do đức độ cao thượng và tài năng tuyệt vời (người kia là Thi tiên Lý Bạch). Đỗ Phủ không rõ ngày sinh và ngày mất nên ngày này được chọn để tưởng nhớ ông. Đỗ Phủ tầm vóc thế giới, có các tác phẩm của ông được so sánh với Shakespeare và Victor Hugo. Đỗ Phủ có cuộc đời giống như đất nước Trung Hoa thuở đó, bị chiến tranh loạn lạc giằng xé liên miên điêu đứng tột cùng và thường xuyên biến động. Bài cổ thi “Xem người đẹp múa kiếm” nổi tiếng của Đỗ Phủ ca ngợi tài nghệ múa kiếm tuyệt luân của mỹ nhân Công Tôn Đại Nương, gợi cho người đời sau của Việt Nam nhớ đến bài thơ “Thuật hoài” của Đặng Dung đêm thanh mài kiếm . Tác phẩm của ông gây ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc có trích thơ Đỗ Phủ. Sự tích của ông được lưu dấu tại Đỗ Phủ thương đọc lại; Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung. Ngày 18 tháng 12 năm 1892, kiệt tác Kẹp Hạt Dẻ của Tchaikovsky lần đầu tiên được công diễn tại Sankt-Peterburg Nga. Từ đó ngày này và sự kiện này được coi là ngày tưởng nhớ ông tại Nga. Pyotr Ilyich Tchaikovsky là một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Nga thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Tchaikovsky sáng tác các nhạc phẩm đậm chất Nga theo một phong cách nghệ thuật rất đặc sắc, riêng biệt, sâu lắng, kết hợp tuyệt vời nghệ thuật múa với giai điệu nhạc Nga. Kiệt tác Kẹp Hạt Dẻ là vở ba lê đặc biệt nổi tiếng và thành công nhất của Tchaikovsky hiện được công diễn nhiều nơi trên thế giới vào dịp Giáng Sinh nhất là ở Mỹ: Ngày 18 tháng 12 năm 1985 là ngày mất của Xuân Diệu ông hoàng thơ tình cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam. Xuân Diệu sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916, mất ngày 18 tháng 12 năm 1985. Di sản Xuân Diệu có trên 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học, một số truyện ngắn. “Thơ ông tài hoa, tinh tế và sang trọng” (Trần Đăng Khoa). Bài chọn lọc ngày 18 tháng 12: Tỉnh thức; Thiên hà trong vắt khuya Đỗ Phủ thương đọc lại; Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung. Nhà văn tồn tại ở tác phẩm; xem thêm 500 năm nông nghiệp Brazil;Mình về với mình thôi; Vui bước tới thảnh thơi; Ngắm vầng trăng cổ tích; Giấc mơ lành yêu thương; Lên non thiêng Yên Tử; Minh triết sống phúc hậu;Sự chậm rãi minh triết; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-18-thang-12;
thiên hà trong vắt khuya
chuyển mùa
tự nhiên tỉnh
ta ngắm trời, ngắm biển
chòm sao em.
vầng sáng anh,
dưới vòm trời lấp lánh
khoảnh khắc thời gian
thăm thẳm
một tầm nhìn.
(GET UP
clear late galaxies
transfer season
natural awakening
I watch the sun, watching the sea
watching the constellations.
glow from where he
under the sparkling sky
moment of time
chasms
a vision).
THIÊN HÀ TRONG VẮT KHUYA
Hoàng Kim
NHÀ VĂN TỒN TẠI Ở TÁC PHẨM Hoàng Kim
Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết. Xuân Diệu (1916 –1985) ông hoàng thơ tình, cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam đã nói như vậy.Với 69 mùa xuân, Xuân Diệu kịp trao lại cho đời một di sản văn chương thật đáng nể phục của một nhà văn trí tuệ bậc thầy với hơn 450 bài thơ, nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học và một số truyện ngắn.
Tác phẩm chính của Xuân Diệu gồm :Thơ thơ (1938, 1939, 1968, 1970); Gửi hương cho gió (1945, 1967); Ngọn Quốc kỳ (1945, 1961); Hội nghị non sông (1946); Dưới sao vàng (1949); Sáng (1953); Mẹ con (1954); Ngôi sao (1955); Riêng chung (1960); Mũi Cà Mau – Cầm tay (1962); Một khối hồng (1964); Hai đợt sóng (1967); Tôi giàu đôi mắt (1970); Hồn tôi đôi cánh (1976); Thanh ca (1982); Phần thông vàng (1939, truyện ngắn); Trường ca (1945, bút ký); Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký); Việt Nam nghìn dặm (1946, bút ký); Việt Nam trở dạ (1948, bút ký); Ký sự thăm nước Hung (1956, bút ký); Triều lên (1958, bút ký); Tiểu luận phê bình Thanh niên với quốc văn (1945); Tiếng thơ (1951, 1954); Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký); Ba thi hào dân tộc (1959); Phê bình giới thiệu thơ (1960); Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961); Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961); Dao có mài mới sắc (1963); Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966); Đi trên đường lớn (1968); Thơ Trần Tế Xương (1970); Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971); Và cây đời mãi xanh tươi (1971); Mài sắt nên kim (1977); Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978); Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982; Tìm hiểu Tản Đà (1982). Dịch thơ Thi hào Nadim Hitmet (1962); V.I. Lênin (1967); Vây giữa tình yêu (1968); Việt Nam hồn tôi (1974); Những nhà thơ Bungari (1978, 1985); Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982).
Xuân Diệu trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), “ông hoàng của thơ tình”. Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”. Hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió được giới văn học xem như là hai kiệt tác ca ngợi tình yêu và sự sống, niềm vui và đam mê sống. Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh, đảng viên Việt Nam Dân chủ Đảng, sau tham gia Đảng Cộng sản. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc. Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức năm 1983. Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật (1996).
“Thơ ông tài hoa, tinh tế và sang trọng”. Trần Đăng Khoa đã đánh giá về Xuân Diệu như vậy trong Chân dung và đối thoại.
Xuân Diệu là một nghệ sĩ lớn. Một nhà văn đích thực.
“Nhà văn tồn tại ở tác phẩm” Xuân Diệu đã nói như vậy. Tác phẩm đời ông là câu trả lời cho quan niệm sống của ông. Nguyễn Khải cũng quan niệm như vậy nhưng diễn đạt theo lối riêng “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại! Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.
“Nhà văn tồn tại ở tác phẩm“. Xuân Diệu nói câu này không riêng cho nhà văn mà đối với nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo… đều có thể tự chiêm nghiệm điều tương tự.