Số lần xem
Đang xem 1713 Toàn hệ thống 4462 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 12; Lương Định Của con đường lúa gạo; Ngày 28 tháng 12 năm 1975 là ngày mất giáo sư tiến sỹ nông học Lương Định Của (1920 – 1975) người đặt nền móng cho nghề lúa Việt Nam, giáo dục ngành di truyền giống nông nghiệp Việt Nam hiện đại. Giáo sư Lương Định Của đã đào tạo nhiều người trở thành cán bộ đầu đàn trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp; các “giống bác sĩ Của” thương hiệu Việt như lúa Nông nghiệp 1 (NN1), lúa chiêm 314, NN75-1, NN8-388, lúa mùa Saisubao, lúa xuân sớm NN75-5, giống dưa lê, cà chua, khoai lang, dưa hấu không hạt, chuối, rau, táo Giáo sư đã đề xướng kỹ thuật thâm canh lúa “cấy nông tay thẳng hàng” “bờ vùng, bờ thửa” “đảm bảo mật độ” được hàng chục triệu nông dân áp dụng, tạo ra cuộc cách mạng trong nông nghiệp Ngày 28 tháng 12 năm 1885 là ngày thành lập Đảng Quốc đại Ấn Độ (có tên đầy đủ là Đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ, viết tắt INC) tại Bombay, Ấn Độ thuộc Anh, la một trong những chính đảng dân chủ lâu đời nhất thế giới, cũng là một trong hai đảng phái chính trị lớn nhất của Ấn Độ, đảng kia là Đảng Bharatiya Janata. Đường lối tự do xã hội được nhiều người xem là trung tả trong nền chính trị Ấn Độ hiện nay. Đảng Quốc đại Ấn Độ được thành lập năm 1885 do sự liên kết bởi các thành viên của phong trào occultist Theosophical Society, Allan Octavian Hume, Dadabhai Naoroji, Dinshaw Wacha, Womesh Chandra Bonnerjee, Surendranath Banerjee, Monomohun Ghose, Mahadev Govind Ranade và William Wedderburn. Đảng Quốc đại Ấn Độ đã trở thành lãnh đạo của phong trào độc lập Ấn Độ, với hơn 15 triệu đảng viên và 70 triệu người tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại sự cai trị của Anh ở Ấn Độ. Sau khi độc lập năm 1947, đảng này trở thành chính đảng chủ yếu của Ấn Độ, lãnh đạo bởi gia đình Nehru-Gandhi trong phần lớn thời gian. Ngày 28 tháng 12 năm 1925 là ngày mất Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền còn gọi là ông nghè Liên Bạt, sinh năm 1868 tại làng Liên Bạt, tỉnh Hà Đông, hoặc gọi là ông Đốc Nam vì ông có thời gian dài làm đốc học tại Ninh Bình và Nam Định. Ông là con Hoàng giáp Nguyễn Thượng Phiên, và là con rể quan Phụ chính Đại thần Tôn Thất Thuyết. Ông giao thiệp rộng với nhiều chí sĩ yêu nước như Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Ông đã cùng Phan Bội Chậu thành lập Việt Nam Quang Phục Hội ở Trung Quốc. Năm 1914 sau khi Phan Bội Châu bị bắt, ông là người lãnh đạo của hội. Sau khi các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội thất bại, Nguyễn Thượng Hiền xuống tóc vào tu ở chùa Thường Tích Quang, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang và mất tại đây ngày 28 tháng 12 1925. Theo di chúc, thi hài ông được hỏa táng, và tro rải xuống sông Tiền Đường. Ông để lại một số tác phẩm thơ văn bằng chữ Hán, Nôm, trong đó tập văn xuôi Hát Đông thư dị. Thơ văn ông chủ yếu ký thác những tâm sự của mình và lên án chính sách của người Pháp, khơi dậy lòng yêu nước, kêu gọi nhân dân đứng lên chống Pháp. Bài chọn lọc ngày 28 tháng 12: Lương Định Của con đường lúa gạo;Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-28-thang-12;
LƯƠNG ĐỊNH CỦA CON ĐƯỜNG LÚA GẠO
Hoàng Kim
Giáo sư bác sĩ Nông học Lương Định Của, anh hùng lao động, giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật, cuộc đời và sự nghiệp còn mãi với thời gian, với con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975-2019) có tốc độ tăng năng suất vượt 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của thầy Lương Định Của, nhà bác học nông dân người Naqm Bộ ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới.
Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp
Giáo sư Lương Định Của sinh ngày 16 tháng 8 năm 1920 tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Theo văn bia gia đình thì ông nội của giáo sư là Lương Đức Ngãi, bà nội là Trịnh Thị Xuân, cha là Lương An Hùng và mẹ là Huỳnh Thị Có. Ông Lương Định Của lên Sài Gòn học xong tú tài và đã du học y học ở Hương Cảng rồi du học kinh tế ở Thượng Hải trước khi được học bổng của chính phủ Nhật Bản, sang Nhật năm 1942, được nhập ngang vào học năm thứ ba tại Trung tâm Nghiên cứu Nông học Nhiệt đới thuộc Trường Đại học Quốc gia Kyushu. Năm 1945 ông cưới vợ là bà Nobuko Nakamura (中村信子) người Nhật. Năm 1946, ông chuyển sang Trường Đại học Quốc gia Kyoto và được cấp bằng tiến sỹ nông học ở Nhật Bản. Năm 1954, ông cùng gia đình về Sài Gòn. Sau đó tập kết ra Bắc, làm Phó Giám Đốc Học Viện Nông Lâm Hà Nội , giảng dạy di truyền giống ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam) và làm Viện trưởng Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm.
Giáo sư Lương Định Của là người có công lớn trong giáo dục đào tạo, Thầy đã huấn luyện được nhiều thế hệ học trò trở thành cán bộ đầu đàn trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp với nhiều người xuất sắc. Giáo sư Lương Định Của đã chọn tạo được nhiều giống cây trồng nông nghiệp nổi tiếng một thời như Giống lúa Nông nghiệp I lai tạo từ giống Ba thắc (Sóc Trăng – Nam Bộ) với Kun Ko (Nhật Bản) là giống lúa sớm đi vào sản xuất trên đồng ruộng Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đó là nhiều giống mới mang tên “giống bác sĩ Của” như lúa chiêm 314 (lai giữa dòng Đoàn Kết và Thắng Lợi), NN75-1 (lai giữa giống 813 với NN1), NN8-388 (chọn giống từ IR8), lúa mùa Saisubao, lúa xuân sớm NN75-5, giống dưa lê, cà chua, khoai lang, dưa hấu không hạt, chuối, rau, táo… cùng với những ứng dụng tiến bộ kĩ thuật tam bội thể, tứ bội thể, chất kích thích sinh trưởng. Giáo sư đề xướng mô hình canh tác “bờ vùng, bờ thửa” “cấy nông tay thẳng hàng” “đảm bảo mật độ” được hàng chục triệu nông dân áp dụng trên diện rộng, tạo ra cuộc cách mạng trong nông nghiệp.
Giáo sư Lương Định Của có cuộc đời là một tấm gương sáng của một trí thức lớn dấn thân vì đại nghĩa, Thầy sống thanh đạm, giản dị, say mê, tận tuỵ với sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học tạo giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để mang lại đời sống tốt hơn cho người dân. Giáo sư Lương Định Của được bầu là đại biểu Quốc hội các khoá 2, 3, 4, 5, được phong danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Lao động Hạng Nhất năm 1967 và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt 1 năm 1996. Hiện nay Việt Nam có nhiều con đường, mái trường Việt Nam mang tên Thầy. Năm 2006, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã lập Giải thưởng Lương Định Của để hằng năm trao tặng cho những thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
GS Lương Định Của mất ngày 28 tháng 12 năm 1975, mai táng tại Nghĩa Trang Thành phố Hồ Chí Minh. Vợ của giáo sư, bà Nobuko Nakamura, sống cùng gia đình con trai cả Lương Hồng Việt ở thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học nông dân Lương Định Của còn mãi với thời gian, với con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975-2014) Năm 2013 năng suất lúa gạo thế giới đạt 4,48 tấn/ ha so năm 1975 là 2,49 tấn/ ha gia tăng 1,99 tấn/ ha; Năm 2013 năng suất lúa gạo Việt Nam đạt 5,57 tấn/ ha so với năm 1975 là 2,11 tấn/ ha, gia tăng 3,46 tấn/ ha.Tốc độ tăng năng suất lúa gạo Việt Nan vượt 1,73 lần so với mức tâng năng suất lúa gạo Thế giới Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới.
Chuẩn bị xong những việc sau cùng để ngày mai cấy các bộ giống lúa mới, chúng tôi lên đường về thăm quê hương thầy Lương Định Của khi trời đã xế chiều. Chúng tôi đến thăm cụ Sáu, em gái Thầy Lương Định Của và thắp hương tại khu mộ gia đình Thầy khi trăng rằm tháng giêng lồng lộng đang lên. Ruộng lúa Đại Ngãi, Trường Khánh xanh ngát dưới ánh trăng.
Ngôi nhà niên thiếu và phần mộ tổ tiên, cha mẹ song thân của giáo sư Lương Định Của tại ấp Ngãi Hoà, cách trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Đại Ngãi khoảng 3 km, và phải đi bằng xe ôm vì lối đi nhỏ bé, thuần phác, khiêm nhường giữa vùng quê Nam Bộ. Xe ôm chạy hun hút dưới vòm dừa nước y như trong vườn thiêng cổ tích. Một số hình ảnh Rằm xuân thăm thầy Lương Định Của tại ấp Ngãi Hòa, xã Đại Ngãi đã được lưu lại
Cha và mẹ của thầy Lương Định Của là Lương An Hùng và Huỳnh Thị Có cùng ông bà nội là Lương Đức Ngãi và Trịnh Thị Xuân đều an táng tại làng quê Đại Ngãi. Chúng tôi bâng khuâng trước phần mộ tổ tiên, cha mẹ song thân của bậc anh hùng. Nơi đây mấy trăm năm trước hẳn rất hoang vu, bởi lẽ mãi cho đến tận nay, vẫn vùng quê hẻo lánh đến vậy. Tôi chợt thấm thía câu thơ Sơn Nam:
Trong khói sóng mênh mông
Có bóng người vô danh
Từ bên này sông Tiền
Qua bên kia sông Hậu
Tay ôm đàn độc huyền
Điệu thơ Lục Vân Tiên
Với câu chữ Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả Từ Cà Mau Rạch Giá
Dựng chòi đốt lửa giữa rừng thiêng
Muỗi vắt nhiều hơn cỏ
Chướng khí mờ như sương
Thân chưa là lính thú
Sao không về cố hương?
Anh Lương Hồng Việt nói với tôi tổ tiên họ Lương của anh có nguồn gốc Phúc Kiến lánh nạn Mãn Thanh sang cư trú ở Đàng Trong hồi thế kỷ XVII. Nam Bộ là nôi nuôi dưỡng của đại gia đình các dân tộc người Việt, người Hoa, người Khơ Me. Nhiều người Hoa trong số họ đã chung sức cùng người Việt, người Khơ Me khẩn hoang, giữ gìn và sinh sống nhiều đời tại quê hương.
Từ Đại Ngãi, Sóc Trăng về Hà Tiên không xa. Đó là nơi khởi nghiệp của Mạc Cửu công thần đất Hà Tiên ”phên dậu Đại Việt đất phương Nam” và vùng danh thắng Hà Tiên thập vịnh Mạc Thiên Tích. Mạc Cửu là Tổng trấn Hà Tiên, thành hoàng lập trấn địa đầu của đất cực Nam Tổ quốc. Mạc Thiên Tích con của Mạc Cữu làm Tổng binh Đại đô đốc thời chúa Nguyễn Phúc Trú. Hai cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích và dòng họ Mạc là những người có công lớn đối với non sông Việt trong sự khai khẩn và trấn giữ miền Tây Nam Bộ. “Chẳng đội trời Thanh Mãn/ Lần qua đất Việt bang/ Triều đình riêng một góc/ Trung hiếu vẹn đôi đường/ Trúc thành xây vũ lược/ Anh Các cao văn chương” (thơ Đông Hồ). Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt đã nhận xét rất chí lý: “Nhờ có Mạc Cửu, người Việt mới bước qua bờ nam sông Tiền”.
Từ Đại Ngãi, Sóc Trăng đi lên hướng Sài Gòn – Gia Định – Đồng Nai – Biên Hòa là vùng đất khởi nghiệp lừng lẫy của Trịnh Hoài Đức công thần nhà Nguyễn, quan Thượng thư, hiệp Tổng trấn, Điền toán (chuyên coi về sự cày cấy khai khẩn đất đai Nam Bộ), nhà thơ, nhà văn, sử gia nổi tiếng với tác phẩm Gia Định thành thông chí một công trình được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Đó cũng là nơi có bậc danh nho Võ Trường Toản cùng với các học trò của ông cũng là những công thần lỗi lạc của nhà Nguyễn như Ngô Tùng Châu, Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Bá Phẩm, những người Việt gốc Hoa noi theo gương thầy Chu Văn An đời Trần, thực lòng yêu thương cộng đồng đại dân tộc Việt Nam, cùng chung lưng đấu cật, góp xương máu, công sức xây đắp nên cơ nghiệp muôn đời.
Và nay có người phụ nữ Nhật Nakamura Nobuko thuận theo giáo sư Lương Định Của “thuyền theo lái, gái theo chồng” tạo dựng nên công đức cùng chồng là vậy.
Lương Định Của những tháng năm tuổi trẻ
Ruộng lúa Trường Khánh Đại Ngãi Long Phú Sóc Trăng dưới ánh trăng rằm tháng Giêng chụp lúc 19g30 mà vẫn lồng lộng xanh mướt lạ thường. Tuổi xuân của Lương Định Của khởi đầu ở vùng quê Đại Ngãi, Long Phú, Sóc Trăng, nơi vùng lúa Trường Khánh. Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu bằng tuổi trẻ. Ông là con trưởng trong một gia đình cha mẹ là điền chủ, mất sớm. Ông có hai em gái và một em trai. Ông theo học tiểu học ở Sóc Trăng, trung học ở Sài Gòn, học tiếng Anh ở Hồng Công và Thượng Hải, sống nhờ hoa lợi của số ruộng đất cha mẹ ông để lại. Sau đó ông xin được học bổng Nhật Bản theo học Khoa Nông học Trường Đại học Tổng hợp Kyushu. Kế đó, ông lấy vợ Nhật và theo học tiếp Tiến sĩ Nông học, rồi làm giảng sư Đại học Tổng hợp thành phố Kyoto.
Con đường tuổi thơ Ngãi Hòa, Đại Ngãi, Trường Khánh quê hương Lương Định Của lung linh huyền thoại.
“ Lương Định Của sinh ngày 16-7-1919 tại làng Đại Ngãi, huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng trong một gia đình điền chủ theo đạo Thiên chúa. Cha mẹ mất sớm, lúc ông mới mười hai tuổi. Hồi nhỏ học Trường tiểu học Taberd ở thị xã Sóc Trăng, rồi chuyển lên Sài Gòn theo bậc trung học cũng tại Trường Taberd.
Đến năm thứ tư, Lương Định Của xin sang Hồng Công học tiếp tại trường La Salle College với ý định trau dồi tiếng Anh thật giỏi để sau này đi vào ngành thương mại. Sau khi trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh vào đại học (tiếng Anh gọi là University Matriculation), ông rời Hồng Công lên Thượng Hải học. Ở Hồng Công thời ấy chỉ có mỗi một trường đại học, học phí rất cao, trong khi tại Thượng Hải, sinh hoạt rẻ hơn.
Tại đây, ông theo học Trường đại học Saint John’s. Đang học dở chừng thì chiến tranh thế giới lan rộng và ngày càng ác liệt. Cuộc sống của lưu học sinh tại Trung Quốc trở nên bấp bênh. Lương Định Của hiểu, cần phải tìm nguồn sinh hoạt ổn định ở ngay nước ngoài, vì rất khó trông chờ vào món tiền mà ông bác ruột trích từ hoa lợi số ruộng đất cha mẹ ông để lại ở Sóc Trăng vẫn tháng tháng gửi sang cho như những năm trước. Thấy một người bạn học gửi thư xin học phí du học tại Nhật Bản và được chấp thuận dễ dàng, ông cũng nộp đơn và được chấp nhận cho sang Nhật.
Bước chân lên đất nước Phù Tang xưa kia không mấy khác nước mình, nay nhờ công cuộc duy tân đã trở thành một quốc gia hùng mạnh, chàng thanh niên Lương Định Của vẫn ôm ấp mộng làm giàu bằng con đường thương mại. Nhờ tiếp xúc với một số nhà yêu nước Việt Nam sống lưu vong, theo lời khuyên của họ, sau một năm học tiếng Nhật, ông bỏ ngành thương mại chuyển sang học ngành nông nghiệp với hoài bão rõ rệt mang vốn kiến thức về quê hương thiết thực phục vụ đất nước.”
Ông theo học Khoa Nông học Trường Đại học Tổng hợp Kyushu. Năm 1945, Nhật Bản thua trận. Nhân dân Nhật trải qua một thời kỳ cực kỳ khó khăn dưới sự chiếm đóng và cai quản trực tiếp của quân đội Mỹ. Miếng ăn hằng ngày còn chưa đủ, không ít người Nhật đói rét. Chính phủ Nhật Bản làm gì còn có học bổng ưu ái cho du học sinh nước ngoài.
“Để có thể tiếp tục theo học, cũng như mọi sinh viên khác, Lương Định Của làm đủ nghề: gia sư, biên dịch tài liệu, phiên dịch tiếng Anh… Cái vốn Anh ngữ lúc này thật sự có ích vì hồi ấy không có nhiều người Nhật sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Sự giúp đỡ của Việt kiều ở Nhật là niềm khích lệ lớn đối với ông. Đặc biệt những người Việt Nam vì chống Pháp phải sống xa quê đã bồi dưỡng và khuyến khích lòng yêu nước vốn có trong chàng thanh niên Nam Bộ.”
Bác sĩ Nông học, Giảng sư Đại học
Sau thời kỳ tuổi xuân và những năm tháng đại học. giáo sư Lương Định Của học tiếp Tiến sĩ Nông học và làm giảng sư Đại học Tổng hợp thành phố Kyoto, Nhật Bản. Nhà báo Phan Quang trong bài Kỷ niệm đời thường về nhà khoa học Lương Định Của phần 1 viết tiếp:
“Lương Đình Của miệt mài học tập, nghiên cứu. Một nhà khoa học nổi tiếng khác, cũng là lưu học sinh cùng thời với Lương Định Của là bác sĩ Đặng Văn Ngữ, trước khi về nước phục vụ đã khuyên ông nên ráng ở lại học tập cho thành đạt rồi về sau cũng không muộn. Lương Định Của mãi biết ơn lời khuyên của bạn.
Năm 1947, tốt nghiệp cử nhân Trường Đại học Tổng hợp Kyushu, ngành nông nghiệp. Phần lớn lưu học sinh nước ngoài ở Nhật Bản hồi ấy giật được mảnh bằng đều đi kiếm việc làm hoặc về nước để sớm chấm dứt cảnh thiếu thốn nơi đất khách quê người. Lương Định Của phân vân. Ông cảm thấy vốn kiến thức của mình còn mong manh quá. Nếu muốn thật sự phục vụ đất nước thì còn phải học tập thêm nhiều.
Ông quyết định xin vào làm phụ việc ở Trường Đại học Tổng hợp thành phố Kyoto, cố đô nước Nhật và cũng là quê hương bà Của, tình nguyện làm việc không hưởng lương. Đổi lại, ông được phép đọc sách ở thư viện và dùng một số giờ nghiên cứu, thực nghiệm tại phòng thí nghiệm của nhà trường.
Một lần nữa, cái vốn ngoại ngữ lại có ích cho ông. Ngoài công việc chuyên môn hằng ngày, còn nhận biên dịch ra tiếng Anh và đánh máy các công trình, luận văn cho một số giáo sư trong trường.
Sức làm việc của chàng thanh niên Việt Nam cần cù, ít nói, gây ấn tượng và dần dần giành được lòng yêu mến của các thầy. Trường Đại học Kyoto chính thức cấp cho ông học bổng nghiên cứu sinh. Một thời gian sau, trường bổ nhiệm ông làm một chân tập sự trợ lý (sub-assistant), trong khi chờ đợi hội đủ điều kiện thi lấy bằng tiến sĩ. Một số tạp chí khoa học Nhật Bản và ở nước ngoài bắt đầu đăng tải các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lương Định Của. Bài báo đầu tiên ông được công bố trên một tạp chí khoa học tên tuổi ở nước ngoài phản ánh phần nào sức đọc của ông.”
Đó là Thư mục về các công trình nghiên cứu di truyền học xuất bản ở Nhật Bản, thời gian 1941- 1948 (tạp chí Heredity, London, số 4 năm 1950, trang 121-133). Trong khoảng thời gian trên dưới hai năm (1950-1952), các tạp chí khoa học lớn công bố mười hai công trình của nhà nghiên cứu trẻ.
“Ông là một người rất thành thục công việc trong phòng thí nghiệm. Với thiết bị của Trường Đại học Kyoto, Lương Định Của đã chụp được ba vạn tấm ảnh nhiễm sắc thể cây trồng. Sau này có dịp sang thăm Viện Nghiên cứu Lúa gạo Hoa Nam, gặp nhà khoa học Trung Hoa chuyên gia nổi tiếng thế giới về cây lúa là Giáo sư Đình Dĩnh, bác sĩ nông học Lương Định Của được Giáo sư mời thao tác phương pháp chụp ảnh nhiễm sắc thể đã nhuộm mầu sau khi cắt tế bào tại phòng thí nghiệm cho các nhà khoa học của Viện tham khảo.”
Mùa hè năm 1951, Lương Định Của trình luận văn về công trình nghiên cứu nhiều năm của mình với chủ đề: “Cách xử lý đa bội thể di truyền nhằm tạo nên giống lúa mới”. Hội đồng khoa học Trường Đại học Tổng hợp Kyoto nhận xét, với kết quả nghiên cứu khoa học của mình, Lương Định Của đã có cống hiến lớn cho nền nông học trong việc cải thiện giống lúa, và bỏ phiếu nhất trí cấp học vị Bác sĩ Nông học cho ông.
“Cùng với học vị bác sĩ, Lương Định Của còn nhận được bằng khen và tiền thưởng của Viện Nghiên cứu Sinh học Kinhara về công trình “Sự sinh sản của giống lúa lai tạo từ hai giống lúa Japonica và Indica”.
Báo cáo khoa học của Viện khẳng định, với công trình này Lương Định Của đã giải quyết tốt một vấn đề từ năm 1930 đến lúc bấy giờ chưa có ai xử lý được. Một số kỹ thuật do Lương Định Của phát minh, trong đó có phương pháp xử lý rễ trước khi cố định trong việc nghiên cứu hình thái nhiễm sắc thể công bố lần đầu trên tạp chí Botanical Gazette (Mỹ) được ứng dụng rộng rãi tại Nhật Bản.
Kỹ sư Hồ Đắc Song, phó vịên trưởng Viện Cây Lương thực, Cây Thực phẩm, một người cộng tác nhiều năm với bác sĩ Lương Định Của, có lần cho biết: Phát minh của Lương đã được ứng dụng ngay từ hồi ấy trong việc lai tạo giống lúa tại Hoa Kỳ, gọi là phương pháp Lương Định Của.
Theo báo chí Nhật Bản, kể từ những năm đầu công cuộc duy tân đất nước thời Minh Trị thiên hoàng cho đến lúc bấy giờ (1888-1951), trong hơn sáu mươi năm, nước Nhật mới cấp học vị bác sĩ nông học cho hai trăm năm mươi người. Lương Định Của là nghiên cứu sinh trẻ tuổi nhất khi nhận học vị, và cũng là người ngoại quốc duy nhất được cấp bằng bác sĩ nông học tại Nhật bản cho đến lúc bấy giờ.
Nhà báo Phan Quang có dịp được xem những bài báo viết về sự kiện ấy, những mẩu báo cắt chữ in vẫn còn rõ nét tuy giấy đã ố vàng và cứ chực mủn ra vì được xếp lẫn quần áo trong chiếc va ly tàng tàng bất ly thân của gia đình sau mấy chục năm cùng hai ông bà Lương Định Của bôn ba chuyển dịch nhiều nơi.
Báo Mainichi Shimbun số ra ngày 26 tháng Năm năm Chiêu Hòa thứ 26 đăng chân dung lớn của nhà khoa học trẻ với vầng trán cao, chiếc cằm nhọn, khuôn mặt gầy thanh nhã. Tin đăng kèm cho biết nhà khoa học ba mươi mốt tuổi Lương Định Của là người Việt Nam đầu tiên được cấp bằng bác sĩ nông học của Nhật bản. Báo đưa khá chi tiết lý lịch của ông, nói rõ Lương được sự hướng dẫn của Giáo sư nổi tiếng Kinhara, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sinh học mang tên ông.
Cũng báo Mainichi, một số trước đó đăng ảnh Lương chăm chú trước kính hiển vi, bên cạnh là tấm ảnh khác chụp cận cảnh những hạt lúa do ông lai tạo nên, to gấp đôi những hạt lúa so sánh.
Báo Kyoto Shimbun cũng in ảnh những bông lúa mới được lai tạo nên. Bài báo cho biết thêm, kết quả này đã được thông báo cho Tổ chức Lương Nông Quốc tế (FAO) đóng tại Rome, đồng thời cũng thông báo đến Thủ tướng Ấn Độ J.Nerhu là người đang hết sức quan tâm giải quyết vững chắc vấn đề lương thực cho năm trăm triệu dân nước Ấn Độ mới giành lại được độc lập. v.v…
Mấy tháng sau khi nhận học vị bác sĩ nông học, tháng Mười năm 1951, Lương Định Của được Bộ Giáo dục Nhật Bản bổ nhiệm làm giảng sư Trường đại học Kyoto. Ông là người ngoại quốc duy nhất thời ấy được bổ nhiệm làm giảng sư chính thức ở một trường đại học quốc lập Nhật Bản. Theo những người am hiểu, chức vị giảng sư ở Nhật tương đương với phó giáo sư (tiếng Nhật gọi là phó giáo thụ) tuy chưa phải chính ngạch, bởi Nhà nước khống chế số lượng giáo sư và phó giáo sư ở các trường đại học trong một khung biên chế nhất dịnh, chỉ khi nào có ghế khuyết thì nhà trường mới được bổ nhiệm người khác thay vào, còn lại đều gọi là chung là giảng sư.
Khi bắt đầu nhận việc với chức trách giảng sư một Trường đại học quốc lập Nhật Bản, Lương Định Của đã kết hôn với một phụ nữ địa phương dòng dõi quý tộc và đã có hai con. Cuộc sống gia đình ổn định. Tương lai xán lạn mở ra trước mắt nhà khoa học trẻ.“
Sự mô tả khá chi tiết trên đây của nhà báo bậc thầy Phan Quang đã cung cấp cho chúng ta các thông tin chân thực từ năm 1919 đến năm 1951.
Theo Thông tin về một người đàn anh (Đặng Lương Mô) thì Giáo sư Ogata Kazuo (緒方一夫) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Nông học Nhiệt đới(熱帯農学研究 センタ ー), Đại học Quốc gia Kyushu đã viết về hai người tiến sỹ nông học xuất thân Đại học Quốc Gia Kyushu này. Đó là Lương Định Của (Quốc) và Võ Tòng XuâNăm 1945, ông tốt nghiệp Đại học Đế quốc Kyushu, coi như là đợt cuối cùng của chế độ đại học cũ (旧制大学)của Nhật Bản. Cũng năm 1945, sau khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, ông lấy bà Nakamura Nobuko(中村信子). Rồi ông chuyển sang ĐHQG Kyoto, ở đó ông được cấp bằng Tiến sỹ Nông học (農学博士).
Điều chưa rõ là ngày sinh 16.8.1920 hay 16.7.1919 cần được xác minh thêm. Cách gọi học vị “Bác sĩ Nông học” thay vì “Tiến sỹ Nông học” cũng là một chủ đề thú vị.
Lương Định Của, luồng gió từ Hà Nội
Đạt được học vị cao, có công ăn việc làm, Lương Định Của vẫn nghĩ tới việc về nước phục vụ, kịp trước khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi hoàn toàn nhưng “Đường về Việt Bắc xa xôi lắm!”. Luồng gió từ Hà Nội đã thôi thúc ông hướng về Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đang tạo lập. Ông từ chối các cơ hội đi làm nghiên cứu sinh ở Mỹ, làm việc cho Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) để tìm cách về nước tham gia kháng chiến. Sau nhiều nỗ lực móc nối, chờ đợi, xoay đường này cách khác, năm 1952 ông đã đưa cả gia đình về Sài Gòn, làm việc một thời gian ngắn ở Viện Khảo cứu Nông nghiệp Sài Gòn, Bộ Canh Nông (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam), sau đó quá cảnh bưng biền và đầu năm 1954 cả nhà cùng lên một chuyến tàu tập kết ra Bắc.
“Hồi còn là sinh viên, ông đã cùng nhiều lưu học sinh Nhật và nước ngoài trong đó có Đặng Văn Ngữ, tham gia các cuộc biểu tình tuần hành phản đối thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Theo như ông còn nhớ, ít nhất có bốn cuộc lớn, ba lần ở Tokyo, và một lần ở Kyoto. Hoạt động chống chiến tranh Việt Nam có thuận lợi là Đảng Cộng sản Nhật Bản hết lòng ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Nhiều Việt kiều ở Nhật nhờ thông qua Đảng Cộng sản Nhật Bản hoặc các tổ chức nhân dân do Đảng lãnh đạo mà giữ được mối liên hệ liên tục với phong trào kháng chiến trong nước.
Qua sự giới thiệu của một người bạn, một mặt Lương Định Của tiếp xúc với các nghị sĩ tiến bộ trong Quốc hội Nhật, nhờ giúp đỡ tạo điều kiện cho ông sớm được trở về vùng tự do nước Việt Nam. Thượng Nghị sĩ Kazami được các bạn Nhật cử đứng ra lo liệu việc này. Mặt khác, Lương viết thư gửi Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh bày tỏ mong muốn của mình, và chẳng bao lâu sau nhận được thư Đại sứ trả lời đã chuyển nguyện vọng của ông về nhà. Theo sự hướng dẫn của ông Kazami, mùa hè 1952 Lương Định Của xin thôi việc ở Kyoto, lên thủ đô Tokyo chờ ngày về nước.
Ông xin việc làm ở Sở Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Trung ương của Nhật Bản để có thể thu nhập trong thời gian chờ đợi. Đầu những năm 50, sau chiến thắng biên giới, tình hình nước ta rất sôi động. Đảng Lao động Việt Nam đảm nhiệm công khai sứ mệnh lịch sử lãnh đạo toàn dân kháng chiến. Mặt trận Liên Việt thành lập, giương cao ngọn cờ đại đoàn kết. Các vùng tự do được giữ vững. Chiến tranh nhân dân phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch.
Thực dân Pháp ý thức rõ, tiến hành phá hoại kinh tế, gây nạn đói kém, cắt nguồn hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một mặt trận có ý nghĩa chiến lược đối với thành bại của chúng trong chiến tranh.Thông tri của tướng De Linarès, tư lệnh chiến trường Bắc Bộ gửi các cấp dưới đề ngày 14-3-1951 hướng dẫn cụ thể như sau:
“… Về phá hoại, có hai cách thực tế có thể áp dụng: a) làm ướt thóc hoặc bắt dân phải để thóc lúa ngoài trời trong mùa mưa ẩm. Tuy nhiên, để chắc chắn hạt gạo sẽ thối hẳn, phải dấp nước cho ướt thóc trong thời gian bốn mươi tám giờ. Ngoài ra, để cho sự phá hoại bảo đảm hiệu quả chắc chắn của nó, trong thời gian ấy, phải canh giữ không để cho dân chúng đến lọc lấy phần thóc còn tốt mang đi cất giấu; b) những kho thóc quan trọng nào phát hiện được, cho tưới xăng hoặc dầu nặng vào…” .
Tháng Chín năm 1952, ông Kazami báo cho Lương Định Của biết, có một tàu buôn Nhật Bản sắp sang Hồng Công rồi từ đó đến thành phố Thiên Tân của Trung Quốc. Ông đề nghị Lương đáp chuyến tàu ấy. Vào được Trung Quốc rồi thì rất dễ dàng về Việt Bắc vì biên giới Việt Trung đã thông, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kiến lập quan hệ ngoại giao; giữa hai nước có tình hữu nghị sâu sắc. Ông nói đã nhờ Hội Hoa kiều tại Nhật Bản làm các thủ tục cần thiết cho gia đình Lương nhập cảnh Trung Quốc, ông cũng đã có liên hệ để thông báo với Chính phủ Việt Nam về chuyện này.
Lương Định Của vào Hồng Công, đến biên giới Cửu Long trình giấy giới thiệu của Hội Hoa kiều tại Nhật Bản. Biên phòng Trung Quốc cho biết chưa nhận được chỉ thị. Các bạn khuyên Lương nên trở lại Hồng Công lấy visa nhập cảnh. Hành lý có thể cho chuyển trước sang biên giới, đưa về thành phố Quảng Châu. Vài hôm nữa gia đình Lương đến thì có thể vào Trung Quốc, đến thẳng Quảng Châu luôn.
Trở lại khách sạn, Lương tìm cách liên hệ với Đại sứ quán ta ở Bắc Kinh, vừa gọi điện thoại vừa gửi thư song chờ mãi không thấy hồi âm. Tiền túi cạn dần: phòng trọ khách sạn rất đắt. Hàng ngày bà Của xuống phố mua bánh mì cho cả nhà ăn. Lúc này mới thấy hết bản lĩnh của người phụ nữ ấy. Ông lo cuống lên, bà chỉ cười: “Không sao, để tính xem”. Về đến Việt Nam ông thú thật với bạn bè, nếu không có bà thì với hai đứa con nhỏ, ông chẳng biết đường nào xoay xở trong những ngày quá cảnh Hồng Công. Thá
Số lần xem trang : 19031 Nhập ngày : 30-12-2019 Điều chỉnh lần cuối :