Số lần xem
Đang xem 718 Toàn hệ thống 1983 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365. Chào ngày mới 29 tháng 12. Hoàng Thành Thăng Long di sản thế giới tại Việt Nam,. Ngày 29 tháng 12 năm 1427, Sau Hội thề Đông Quan tại khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, thủ đô Hà Nội ngày này, nước Đại Việt đã lập lại hòa bình sau 20 năm bị triều Minh đô hộ. Tổng binh triều Minh là Vương Thông dẫn bộ binh rút khỏi An Nam ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi. Ngày 29 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn trở thành tổng thống lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, ông chính thức nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 năm 1912. Ngày 29 tháng 12 năm 1845, Theo thuyết vận mệnh hiển nhiên, Hoa Kỳ sáp nhập Cộng hòa Texas thành tiểu bang thứ 28 của Liên bang; Bài chọn lọc 29 tháng 12:Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi; Hoàng Thành; xem tiếp: https://youtu.be/o8t6aG_hANk; https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-29-thang-12
Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận ngày 1/8/2010. Hoàng Thành Thăng Long là khu trung tâm của kinh đô Thăng Long do vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý quyết định xây dựng. Đây quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội, là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Hoàng thành Thăng Long bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Kinh đô Thăng Long suốt các triều đại Lý Trần là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Thời Lê Quý Ly cướp ngôi nhà Trần đã thiên đô về Thanh Hóa lấy tên là Tây Đô và đổi Thăng Long thành Đông Đô. Năm 1406, nhà Minh đưa quân xâm lược Đại Ngu, Thăng Long bị chiếm đóng và đổi tên thành Đông Quan. Thời kỳ Bắc thuộc thứ tư bắt đầu từ năm 1407 kéo dài tới năm 1428.
Sau chiến thắng của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi thành lập nhà Lê và Đông Đô trở lại vị thế kinh thành. Hoàng thành Thăng Long dưới thời nhà Lê tiếp tục được mở rộng. Năm 1430, Đông Đô được đổi tên thành Đông Kinh, đến năm 1466 được gọi là phủ Trung Đô. Bên cạnh, khu vực dân cư được chia thành hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện 18 phường. Phủ doãn là chức đứng đầu bộ máy hành chính thời ấy.
Hội thề Đông Quan là tên gọi của một sự kiện diễn ra ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (tức ngày 10 tháng 12 năm 1427), tại thành Đông Quan, giữa thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn Lê Lợi và chủ tướng quân Minh là Vương Thông Hai bên lập lời thề rằng sau sự kiện này, bên quân Minh do Vương Thông làm chủ tướng lập tức dẫn quân trở về nước, còn nghĩa quân Lam Sơn không được hãm hại quân Minh. Sau sự kiện này, cả hai bên đều làm đúng theo lời thề, nước Đại Việt lập lại hòa bình sau 20 năm bị quân Minh đô hộ.
Trước hội thề Đông Quan, năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã chiếm được vùng đất đai rộng lớn từ Thanh Hóa trở vào phía nam, bao vây, cô lập thành Nghệ An và thành Tây Đô (Thanh Hóa). Tháng 8, năm 1426, Lê Lợi sai ba cánh quân tiến ra bắc, thắng trận liên tiếp thế như chẻ tre. Trần Trí tướng giữ thành Đông Quan phải cầu viện binh, hai tướng Lý An, Phương Chính từ Nghệ An đem quân về cứu Đông Quan. Vua nhà Minh cũng sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang tiếp viện, hội quân ở Đông Quan hơn 10 vạn quân. Tháng 10 năm 1426 Vương Thông bị đánh bại ở trận Tốt Động, Chúc Động, Vương Thông rút vào Đông Quan cố thủ. Vương Thông thế cùng muốn hòa, sau đó lại thay đổi ý định, đào hào, đắp lũy, gọi thêm viện binh. Năm 1427, vua nhà Minh sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân, Mộc Thạnh 5 vạn quân chia làm hai đường cứu viện. Cánh quân Liễu Thăng bị đánh bại, Mộc Thạnh sợ hãi bỏ chạy. Vương Thông thế cùng phải mang thư đến nghĩa quân Lam Sơn cầu hoà, xin mở cho đường về. Lê Lợi chấp nhận, lại gởi tặng thổ sản và hải sản. Vương Thông xin giảng hòa nhưng bất ngờ đem hết quân trong thành ra đánh. Nghĩa quân Lam Sơn đặt phục binh vờ thua chạy, quân Minh đuổi theo tới ổ phục binh thì bị đánh tan. Vương Thông ngã ngựa suýt bị bắt, phải rút vội về thành. Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân đến cửa Nam thành đắp bờ lũy chống giữ. Lê Lợi thân đốc các tướng đem quân đắp lũy từ phường Yên Hoa thẳng tới cửa Bắc thành Đông Quan. Quân Minh chỉ dám ở trong thành không dám ra. Vương Thông và Sơn Thọ bị vây cùng quẫn, lại xin hòa. Quốc dân đã bị cực khổ về sự quân Minh cai trị tàn ngược, và giận về sự tráo trở, xin cho đánh gấp, giết cho bằng hết. Lê Lợi đáp: “Việc dùng binh lấy sự toàn quân là hơn cả. Nay hãy để cho lũ Vương Thông về nói với vua Minh, trả lại đất cho nước ta, không còn trở lại xâm lấn, thì ta còn cầu gì hơn nữa, hà tất phải giết hết, để kết mối thù với nước lớn.” (Đại Việt thông sử). Lê Lợi nói rồi cho hòa giải, lệnh cho lộ Bắc Giang và Lạng Giang tu sửa đường sá để quân Minh về nước, sai Nguyễn Trãi soạn tờ biểu, lấy lời Trần Cảo là dòng dõi vua Trần, xin được làm vua. Nghĩa quân đưa thư trả lời Vương Thông, dùng Lê Quốc Trinh và Lê Nhữ Trì làm con tin. Lê Lợi sai con trưởng Lê Tư Tề và Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan làm con tin. Nhà Minh sai Sơn Thọ và Mã Kỳ đến dinh Bồ Đề làm con tin.
Sau hội thề Đông Quan, Lê Lợi ra lệnh cấp cho cánh quân thủy do Mã Kỳ và Phương Chính nhận lãnh 500 chiếc thuyền và lương thảo, cánh đường bộ do Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận cấp cho hai nghìn cổ ngựa và lương thảo. Hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng thì do Mã Anh lãnh nhận. Chinh man tướng quân Trần Tuấn đem quân trấn thủ đi theo. Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về. Ngày 12 tháng 12, Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi, ở lại suốt một buổi chiều, Lê Lợi sai sắm trâu ngựa, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tặng. Ngày 17 tháng 12 Vương Thông nhà Minh dẫn quân bộ đi sau. Vương Thông cùng vua nói chuyện từ biệt suốt đêm rồi đi. Vua sai đưa trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ cùng các lễ vật tiễn chân rất hậu. Quân thủy, bộ của ba thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh cùng lục tục rút tiếp. Từ đây, việc binh đao dập tắt, khắp thiên hạ thái bình. Vương Thông về đến Long Châu, vua Minh đã liệu trước bọn Vương Thông cùng quẫn, việc đã đến thế, không làm thế nào được nữa, đành sai bọn La Nhữ Kính mang thư sang phong Trần Cảo là An Nam Quốc Vương, bãi bỏ quân nam chinh, ra lệnh cho Thông trở về Bắc, trả lại đất cho An Nam, việc triều cống theo lệ cũ năm Hồng Vũ, cho sứ thần đi lại. Tổng cộng 10 vạn quân Minh đã được hồi hương an toàn.
Tác phẩm Bình Ngô đại cáo viết rằng: “Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng /Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng / Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh / Mã Kỳ , Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,/ Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run./ Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng / Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức/ Chẳng những mưu kế kì diệu/ Cũng là chưa thấy xưa nay…”
Xem tiếp: