Số lần xem
Đang xem 1175 Toàn hệ thống 3939 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365. Chào ngày mới 2 tháng 1. “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” tác phẩm nổi tiếng của giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi. Ngày 2 tháng 1 năm 1919 là ngày sinh của giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam, tác giả “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Ngày 2 tháng 1 năm 1076, thành Liêm Châu bị hạ trong Chiến dịch đánh Tống 1075- 1076 của quân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy. Ngày 2 tháng 1 năm 1963, Trận Ấp Bắc tại tỉnh Mỹ Tho, quân du kích miền Nam giành thắng lợi lớn đầu tiên trước quân lực Việt Nam Cộng hòa trong chiến tranh Việt Nam; Bài chọn lọc ngày 2 tháng 1: Đỗ Tất Lợi danh y Việt Nam ; Quảng Tây nay và xưa ; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-1/;
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư tiến sĩ khoa học Đỗ Tất Lợi là công trình nghiên cứu rất có giá trị ở Việt Nam và Thế Giới. Sách xuất bản đến nay là lần thứ 11. Hội đồng chứng chỉ khoa học tối cao Liên Xô năm 1968 đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho Người xứng danh tiến sĩ không cần bảo vệ luận án dược sĩ Đỗ Tất Lợi trên cơ sở cuốn sách này. Triển lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva năm 1983, bộ sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quý của Thế Giới trong triển lãm sách.GS.TS. Đỗ Tất Lợi, nhà dược học phương Đông lỗi lạc, danh y Việt Nam (2 tháng 1 năm 1919 – 3 tháng 2 năm 2008), là gương sáng người thầy khoa học, “cây đại thụ” của nền y học cổ truyền Việt Nam.
Tải sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư Đỗ Tất Lợi dạng pdf tại đây. Cuốn sách viết về nguồn gốc, phân bố, dược tính, thành phần các vị thuốc, các cách sử dụng, kinh nghiệm dùng thuốc… Cuốn sách bao gồm các phần:
Phần 1: Phần chung
1.1 Một số điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc Nam.
1.2. Cơ sở lý luận về tìm thuốc và tác dụng thuốc theo Đông y.
1.3. Bào chế thuốc theo Đông y.
1.4. Cơ sở để xem xét tác dụng của thuốc theo y học hiện đại (Tây y).
Phần ll.- Những cây thuốc và vị thuốc
1. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh phụ nữ
2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt mẩn ngứa
3. Các cây thuốc và vị thuốc trị giun sán.
4. Các cây thuốc và vị thuốc chữa lỵ
5. Các cây thuốc và vị thuốc thông tiểu tiện và thông mật
6. Các cây thuốc và vị thuốc cầm máu
7. Các cây thuốc và vị thuốc hạ huyết áp
8. Các cây và vị thuốc có chất độc
9. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa.
10. Các cây và vị thuốc chữa đi lõng, đau bụng.
11. Các cây và vị thuốc chữa nhuận tràng và tẩy.
12. Các cây và vị thuốc chữa đau dạ dày.
13. Các cây và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức.
14. Các cây và vị thuốc đắp vết thương rắn rết cắn.
15. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tai mắt mũi răng họng.
16. Các cây và vị thuốc chữa bệnh tim.
17. Các cây và vị thuốc chữa bệnh cảm sốt.
18. Các cây và vị thuốc chữa bệnh ho hen.
19. Các cây và vị thuốc ngủ, an thần, trấn kinh.
20. Các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng nguồn gốc thảo vật.
21. Các vị thuốc bổ nguồn gốc động vật.
22. Các vị thuốc khác nguồn gốc động vật.
23. Các vị thuốc nguồn gốc khoáng vật.
Quảng Tây ngày nay với thủ phủ Nam Ninh, là nơi diễn ra Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu, diện mạo thành phố khác rất xa so với Quảng Tây trước đây, nơi tôi đã có quá nhiều lần đến đó và có nhiều người bạn gắn bó tại đấy. Văn hóa lịch sử khoa học và công nghệ toàn cầu giao hội ở điểm đến Nam Ninh. Quảng Tây nay so sánh với Ung Khâm Liêm xưa là một góc nhìn thú vị.
Nam Ninh, Khâm Châu, Hợp Phố là Ung Khâm Liêm xưa, thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ngày nay đã biết bao thay đổi. Tôi đến Quảng Tây nhiều lần, đã từng du thuyền ở Quế Lâm, leo núi cao và cùng ăn cơm người dân tộc Choang, thăm khu di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha nơi khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của người cổ Bách Việt, nơi câu thơ “châu về Hợp Phố” vẫn còn văng vẳng bên lòng. Nam Ninh thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nay là nơi tổ chức Hội thảo Cây Có Củ Toàn Cầu, xưa là trọng điểm của chiến dịch đánh Tống 1075-1076 do tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt phát động nhằm tấn công quân Tống ở ba châu Ung Khâm Liêm, chặn đứng âm mưu của Vương An Thạch chủ trương Nam tiến tìm kiếm chiến thắng bên ngoài để giải tỏa những căng thẳng trong nước. Tôi nhớ Tô Đông Pha bị đày ải ở Thiểm Tây, Hàng Châu, biên viễn Giang Nam, suốt đời lận đận vì chống lại biến pháp không bền vững của Vương An Thạch, nhưng người yêu thương, túi thơ, kiếm bút, công trình thủy lợi Hàng Châu di sản văn hóa thế giới vẫn như trăng sáng đêm rằm lồng lộng giữa trời. Tôi nhớ câu thơ Nguyễn Du: “Giang sơn vui thú yên hà. Mai là bạn cũ, hạc là người quen“. Tôi nhớ Hồ Chí Minh “Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non“. Và tôi nhớ câu thơcảm khái của mình Lên non thiêng Yên Tử “Non sông bao cảnh đổi. Kế sách một chữ Đồng. Lồng lộng gương trời buổi sáng. Trong ngần, thăm thẳm, mênh mông“.
Ung Châu là tên gọi xưa, nay là Nam Ninh thành phố lớn nhất và là thủ phủ của khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Thành phố này nằm cách biên giới Việt Nam 180 km. Dân số Nam Ninh hiện khoảng 7,5 – 9,0 triệu người, (tương đương dân số thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam). Nam Ninh có 6 quận Giang Nam, Hưng Ninh, Lương Khánh, Tây Hương Đường, Thanh Tú, Ung Ninh và 6 huyện Hoành Long An, Mã Sơn, Tân Dương, Thượng Lâm, Vũ Minh. Thủ phủ Nam Ninh là nơi trung chuyển khách đến tham quan Quế Lâm nổi tiếng, thăm các làng dân tộc thiểu số ở Bắc và Tây Quảng Tây và khách Trung Quốc sang thăm Việt Nam bằng đường bộ. Khâm Châu xưa và nay tên gọi không đổi. Khâm Châu là một trong 14 địa cấp thị thuộc khu tự trị tỉnh Quảng Tây. Khâm Châu nằm bên vịnh Bắc Bộ với diện tích 10.843 km2 và dân số trên 3,1 triệu người. Khâm Châu nằm ở phía nam Quảng Tây, trên vùng bờ biển thuộc vịnh Bắc Bộ. Phía bắc tiếp giáp với địa cấp thị Nam Ninh, phía tây tiếp giáp địa cấp thị Phòng Thành Cảng, phía đông tiếp giáp địa cấp thị Ngọc Lâm, phía đông bắc tiếp giáp Quý Cảng, phía đông nam giáp Bắc Hải. Nằm trong khoảng từ 20°54′ tới 22°41′ vĩ bắc, 107°27′ tới 109°56′ kinh đông. Đường bờ biển dài 311,44 km. Phía đông bắc và tây bắc có 2 dãy núi là Lục Vạn Đại Sơn và Thập Vạn Đại Sơn, với độ cao đều trên 1.000 m. Khâm Châu là hải cảng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu cho vùng duyên hải tây nam Trung Quốc. Khâm Châu có 4 đơn vị cấp huyện: quận Khâm Nam, quận Khâm Bắc, huyện Linh Sơn, huyện Phố Bắc. Liêm Châu xưa chính là Hợp Phố, Bắc Hải ngày nay. Bắc Hải có nghĩa là biển bắc, là nơi có cảng biển, một nhà máy đóng tàu lớn nằm bên bờ phía bắc của vịnh Bắc Bộ. Hợp Phố trước đây gọi là Liêm Châu, là một huyện thuộc địa cấp thị Bắc Hải. Huyện này có diện tích 2.380 km², dân số hiện khoảng 1,3 triệu người, huyện lỵ là trấn Liêm Châu. Khoảng 5.000 năm trước, trong thời kỳ đồ đá mới tại khu vực Hợp Phố ngày nay đã có những hoạt động của con người. Tại di chỉ khảo cổ Tây Sa Pha người ta đã khai quật được các loại rìu đá, dao đá, những công cụ nguyên thủy của con người. Trước khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, Hợp Phố là vùng đất của Bách Việt. Năm thứ 33 thời Tần Thủy Hoàng (214 TCN), quân đội Tần thống nhất Lĩnh Nam, lập ra Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận. Hợp Phố thuộc về Tượng Quận. Năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế (111 TCN), quân đội Tây Hán xâm chiếm Nam Việt, lấy vùng giáp giới Nam Hải, Tượng Quận lập ra quận Hợp Phố, với thủ phủ quận đặt tại Từ Văn (nay thuộc huyện Hải Khang tỉnh Quảng Đông), đồng thời thiết lập huyện Hợp Phố. Năm Hoàng Vũ thứ 7 (228) thời Tam Quốc, Đông Ngô đổi quận Hợp Phố thành quận Châu Quan, nhưng chẳng bao lâu sau lại đổi về tên cũ. Năm Trinh Quan thứ 8 (634) thời Đường Hợp Phố được gọi là Liêm Châu. Năm Chí Nguyên thứ 17 (1280), nhà Nguyên đổi thành tổng quản phủ Liêm Châu. Từ năm Hồng Vũ thứ nhất (1368) thời Minh cho tới thời Thanh người ta lập phủ Liêm Châu, trực thuộc tỉnh Quảng Đông. Thời kỳ Trung Hoa dân quốc (1911–1949), h
Số lần xem trang : 20117 Nhập ngày : 02-01-2020 Điều chỉnh lần cuối :