Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 7017
Toàn hệ thống 20615
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

CNM365. Chào ngày mới 7 tháng 1. Quả táo Apple Steven Job; Đối tửu cụ Nguyễn Du; Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Hình như; Nguyễn Du những sự thật mới biết; Ngày 7 tháng 1 năm 2003,  Steven Jobs công bố tại San Francisco rằng Apple phát triển được trình duyệt web riêng của họ, mang tên Safari; Steven Jobs tên thật là Steven Paul sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955 mất ngày 5 tháng 10 năm 2011, là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 Ngày Chiến thắng diệt chủng ở Căm pu chia; Quân đội Việt Nam đánh chiếm thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, Pol Pot Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Campuchia tẩu thoát. Ngày 7 tháng 1 năm 1610, Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát thấy bốn vệ tinh: Ganymede, Callisto, Io và Europa. Ga-li-lê sinh ngày 15 tháng 2 năm 1564 mất  8 tháng 1 năm 1642 là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm). Galileo đã được gọi là “cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại”, “cha đẻ của vật lý hiện đại”, “cha đẻ của khoa học”, “cha đẻ của Khoa học hiện đại.” Stephen Hawking đánh giá “Galileo, có lẽ hơn bất kỳ ai riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại. Bài chọn lọc ngày 7 tháng 1: Quả táo Apple Steven Job; Đối tửu cụ Nguyễn Du; Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao; Hình như; Nguyễn Du những sự thật mới biết; Quả táo Apple Steven Job; Nguyễn Du những sự thật mới biết; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-1/;
Quả táo Apple Steve Jobs

 

QUẢ TÁO APPLE STEVE JOBS
Hoàng Kim

Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào những ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá tr5i5 vĩnh cửu đích thực về CON NGƯỜI NHÂN VĂN cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dạy và học không những trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn cho nhân cách và nổ lực khởi nghiệp.
Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu và sức khỏe là tài sản quan trọng nhất… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tao-apple-steve-jobs/

Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này.
Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới.
Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs.

Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước.

 

 

 1.CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS

Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt

Steve Jobs và bài phát biểu gây ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp

“Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.

Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm

Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?

Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.

Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.

Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.

Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.

Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.

Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.

Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát

Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30.

Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.

Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.

Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.

Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.

Câu chuyện thứ ba là về cái chết.

Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.

Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.

Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.

Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.

Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.

Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ.

Steven Jobs”

Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh.

 

 

 

 

2. CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO

Táo tây tiếng Anh là Apple tên khoa học là Malus domestica, còn gọi là bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp, là một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới. Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).Táo ta ở Việt Nam (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây Táo ta có đường kính tán khoảng 4m thậm chí tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín quả giòn, mọng, vị ngọt, mềm, chứa nhiều nước. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C.

Steve Jobs chưa kể cho chúng ta nghe vì sao ông lại chọn quả táo Apple Inc làm thương hiệu và vì sao lại là biểu tượng quả táo khuyết. Chính trong sự nhọc nhằn khởi nghiệp của Jobs, quả táo đã thấm sâu vào tiềm thức. Thầy Nguyễn Lân Dũng tóm tắt điều này trong bài “Câu chuyện về ông chủ Apple”:“Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng. Steve Jobs, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình”.

 

 

 

 Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD. Ảnh: NDTV. “Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Năm 2014 là năm thứ 2 liên tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với gần 119 tỷ USD. Ngoài Apple và Google, không có thương hiệu nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3 tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.” Thông tin Vnexpress, Hà Thu, ngày 10/10/2014 cho biết. “Apple được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2013. Trong khi đó, còn số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Những danh hiệu nổi tiếng thế giới, ngoài Táo Khuyết và Google, các công ty công nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20 là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3 thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng trưởng vượt bậc với hơn 20%.”

Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao.

 

 

 

 

 3. HOA VÀ ONG, BÀI CA CÂY TÁO

William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn khó đến nản lòng:
“What plant we in this apple tree?Sweets for a hundred flowery springsTo load the May-wind’s restless wings,When, from the orchard-row,he pours Its fragrance through our open doors;A world of blossoms for the bee,Flowers for the sick girl’s silent room,For the glad infant sprigs of bloom,We plant with the apple tree”

Tạm dịch ý:

Cây táo này của chúng ta.Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm,Khi các hàng táo đưa hương thơmqua những cánh cửa mở;Một thế giới của hoa cho ong,hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ,nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh,Chúng ta trồng cây táo.

Hoàng Kim tạm dịch thơ

Cây táo này của chúng ta.Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.Gió trời tải cánh đam mê,Khi hương táo ngát tình quê gọi mờiMở toang cánh cửa đất trờiOng say làm mật bồi hồi bên hoa,Hoa em mòn mỏi đợi chờ,Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ phục sinh,Hoa xuân của tiết Thanh MinhChúng ta trồng táo gieo lành phước duyên.
Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant(1794-1878) US poet and newspaper editor

Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. “Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Nếu như Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và tấm lòng nhân hậu chinh phục lòng người thì Steve Jobs phần nào đó vẫn được yêu quý hơn bởi năng lực sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi toàn thế giới: Máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…“. Tôi thực sự rất đồng cảm với em.
Một thế giới của hoa cho ong, của Hoa và Ong, của những giấc mơ lành hạnh phúc. ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’.

Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe

Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân – tâm! Là một hình tượng mẫu mực của sự thành công trong giới kinh doanh, nhưng Steve Jobs lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người. Tất cả sự công nhận, sự giàu có, vinh quang mà ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có đuợc dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Đối mặt với giây phút ấy, ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là thứ quan trọng nhất…: Video tuyệt vời của #Langmaster_Careers

Quả táo Apple Steve Jobs là bài ca thời gian .

 

 

 

 

 NGUYỄN TRỌNG TẠO NHỊP ĐỒNG DAO
Hoàng Kim
nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo ấn tượng nhất trong tôi tác phẩm ‘Khúc hát sông quê”, với chùm thơ hay: “Biển” “
Tin thì tin không tin thì thôi ” “Ngày không emĐi bộ cùng quá khứ. Tôi chọn giới thiệu ‘Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao’ ‘Ngày không em của Nguyễn Trọng Tạo’ hai ảnh của anh Phan Chí Thắng và bài viết ‘Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo’ của anh Vũ Duy Mẫn

 

 



BIỂN
Nguyễn Trọng Tạo


Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em mãi chớp sáng bầu trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi.

Bài “BIỂN” của anh Nguyễn Trọng Tạo hình như tôi chưa thấy in chính thức tại đâu, cũng như TỪ TUYỆT KHÔNG ĐỀ của anh Phan Chí Thắng dưới đây hình như tôi cũng chưa hề thấy ở sách Phan Chí Thắng nào cả. Hình như là các tác giả quên lãng nhưng sự ghi chép Thơ hay về biển và Bài thơ viên đá thời gian là nhịp đồng dao có thật.

phanchithang

TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỀ
Phan Chí Thắng

Không có rượu sao mà say đến thế
Giải Ngân Hà mờ tỏ  bóng thời gian
Ta đã được một lần say lặng lẽ
Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan.

Anh Tạo nói đúng: “Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”… “Văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn … Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”. Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2

Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết vậy nên anh đi xa rồi nhưng anh vẫn sống trong lòng tôi. (Hoàng Kim)

https://hoangkimlong.wordpress.com/2020/01/07/nguyen-trong-tao-nhip-dong-dao/

 

 

Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo
Vũ Duy Mẫn

Tháng 12 năm 2008 anh Tạo ghé chơi New York. Thanh Chung không lái xe nên mình thành tài xế và hướng dẫn viên đưa anh Tạo đi chơi nhiều buổi. Về nước thỉnh thoảng anh Tạo nhắc lại những kỷ niệm về chuyến thăm New York.

Bẵng đi nhiều năm, một ngày giữa tháng 3 năm 2015, nhận được tin nhắn của anh Tạo hỏi thăm. Anh nói sắp đi dự liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 ở Jakarta, tham luận của anh chưa được dịch ra tiếng Anh mà hạn nộp thì gần hết và anh “cầu cứu” nhờ dịch. Mình nói không quen dịch thơ văn nên giới thiệu vài tên tuổi cho anh, nhưng anh bảo hoặc không quen hoặc người đó không ở nhà nên không nhờ được.

Vậy là dùng trọn một đêm để chuyển ngữ. Bài tham luận của anh hay, thấy được những điều bổ ích khi đọc và chuyển ngữ nó.

Biết tin anh Tạo bệnh nặng và hôm nay thì anh đã ra đi mãi mãi. Thương tiếc một nghệ sỹ tài hoa. Xin đưa lại bài tham luận của anh như một nén nhang cầu chúc anh được an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.

***

NGUYỄN TRỌNG TẠO
(Tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 – Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học)

“Không có sách thì không có tri thức”, “Nhà văn là giáo sư của tâm hồn”. Những câu nói ấy luôn luôn là chân lý.

Chúng ta là những nhà văn, học giả, nghệ sĩ, và cả những người thưởng thức văn học nghệ thuật đến với Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 tại đất nước Indonesia giàu đẹp và có truyền thống văn hóa tỏa sáng lâu đời, tôi nghĩ rằng, chúng ta vô cùng biết ơn những sáng tạo tinh thần của nhau, và biết ơn những người thưởng thức nó, bởi người thưởng thức cũng chính là người sáng tạo thứ 2, sau những sáng tạo ban đầu của Nhà văn.

Là một Nhà thơ từ Việt Nam đến đây, tôi muốn nói rằng, tôi vô cùng quan tâm đến độc giả văn học: tôi yêu độc giả của tôi, và tôi cũng rất sợ độc giả của tôi. Và đó cũng là điều tôi muốn nói trong cuộc thảo luận về “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” này.

1. Nỗi sợ đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.

Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”.

Tôi sợ những độc giả theo chủ nghĩa tiêu dùng khi họ tạo ra một làn sóng thị hiếu thấp làn sóng thị hiếu thấp, vì làn sóng ấy có thể đánh bại các nhà văn chân chính, đẩy các nhà văn chân chính vào chân tường trong cuộc chiến thị trường không cân sức.

 

 

 

 

 

CNM365. Chào ngày mới 7 tháng 1. Quả táo Apple Steven Job; Đối tửu cụ Nguyễn Du; Nguyễn Trọng Tạo khúc đồng dao; Hình như; Nguyễn Du những sự thật mới biết; Ngày 7 tháng 1 năm 2003,  Steven Jobs công bố tại San Francisco rằng Apple phát triển được trình duyệt web riêng của họ, mang tên Safari; Steven Jobs tên thật là Steven Paul sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955 mất ngày 5 tháng 10 năm 2011, là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Ngày 7 tháng 1 năm 1979 Ngày Chiến thắng diệt chủng ở Căm pu chia; Quân đội Việt Nam đánh chiếm thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia, Pol Pot Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Campuchia tẩu thoát. Ngày 7 tháng 1 năm 1610, Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát thấy bốn vệ tinh: Ganymede, Callisto, Io và Europa. Ga-li-lê sinh ngày 15 tháng 2 năm 1564 mất  8 tháng 1 năm 1642 là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus thuyết nhật tâm (Mặt Trời ở trung tâm). Galileo đã được gọi là “cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại”, “cha đẻ của vật lý hiện đại”, “cha đẻ của khoa học”, “cha đẻ của Khoa học hiện đại.” Stephen Hawking đánh giá “Galileo, có lẽ hơn bất kỳ ai riêng biệt nào, chịu trách nhiệm về sự khai sinh khoa học hiện đại. Bài chọn lọc ngày 7 tháng 1: Quả táo Apple Steven Job; Đối tửu cụ Nguyễn Du; Nguyễn Trọng Tạo khúc đồng dao; Hình như; Nguyễn Du những sự thật mới biết; Quả táo Apple Steven Job; Nguyễn Du những sự thật mới biết; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-7-thang-1/;

 

 

Quả táo Apple Steve Jobs

 

 

QUẢ TÁO APPLE STEVE JOBS
Hoàng Kim

Steve Jobs là con người huyền thoại của thế kỷ 21, là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính toàn cầu. Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD và chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới từ năm 2014. Quả táo Apple Steven Jobs là bài ca thời gian về Jobs, quả táo, bài ca cây táo, hoa và ong. Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Mỗi năm vào những ngày này tôi lại trở về với câu chuyện”Quả táo Apple Steve Job” Có những giá tr5i5 vĩnh cửu đích thực về CON NGƯỜI NHÂN VĂN cần phải nhấn mạnh cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Dạy và học không những trao truyền kiến thức mà còn thắp lên ngọn lửa. Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. Quả táo Apple Steve Jobs là bài học lớn cho nhân cách và nổ lực khởi nghiệp.
Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe Bài học sau cùng của Steve Jobs những phút cuối đời thực sự lay động hàng triệu người. Tình yêu và sức khỏe là tài sản quan trọng nhất… https://hoangkimlong.wordpress.com/category/qua-tao-apple-steve-jobs/

Steve Jobs, sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955, mất ngày 5 tháng 10, năm 2011. Ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ngày 24 tháng 1 năm 1984, Steve Jobs giới thiệu Macintosh 128K, loại máy tính cá nhân đầu tiên của Macintosh, dòng máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công, tạo nên bước đột phá trong ngành công nghệ máy tính. Câu chuyện về Jobs được thế giới quan tâm từ sự kiện này.
Quả táo là Apple. Quả táo cũng là Steven Jobs. Quả táo là loại trái cây ngon phổ biến nhất hành tinh. Quả táo nay cũng là máy tính chất lượng Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Quả táo Steve Jobs cũng như Kiều Nguyễn Du. Ai nói đến Kiều lập tức gợi nhớ Nguyễn Du; ai nói đến Quả táo Apple lập tức gợi nhớ Steve Jobs và ngược lại. Thương hiệu Apple, điều hay nhất là “quả táo có cắn một miếng”. Chúng ta nhìn quả táo Jobs đã cắn một miếng mà thấy thèm. Táo ngon mọi người đều thèm cắn. Apple Steve Jobs đã làm nên giá trị Mỹ, là tấm giấy thông hành của nước Mỹ đi ra thế giới.
Việt Nam chúng ta đã có tấm giấy thông hành của một đất nước độc lập, đẹp và thân thiện với những danh nhân minh triết dựng nước, giữ nước và nhiều gương anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang nhưng thiếu vắng những giá trị Việt, thương hiệu Việt lừng lẫy như Apple Steve Jobs.

Tôi kể em nghe “câu chuyện về Jobs”,“câu chuyện quả táo”, “hoa và ong” với những trãi nghiệm và suy ngẫm của riêng mình. Thật lạ lùng ý tưởng này của tôi lại trùng hợp với thầy Nguyễn Lân Dũng. Thầy Lân Dũng cũng nâng niu, sưu tầm, biên soạn Câu chuyện ông chủ Apple. Thầy đã gần tám mươi tuổi mà vẫn thật tận tụy thu thập tuyển chọn thông tin về các điều hay lẽ phải, những gương sáng lập nghiệp để trao lại cho lớp trẻ. Biển học vô bờ, siêng năng là bến. Kiến thức nhân loại là mênh mông như biển và cao vọi như núi. Việc chính đời người là chọn lọc thông tin để dạy, học và làm được những điều bổ ích cho chính mình, cộng đồng và đất nước.

 

 

 

 

1.CÂU CHUYỆN VỀ STEVE JOBS

Steve Jobs đã qua đời vào sáng 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56 khiến cả thế giới bàng hoàng sửng sốt và tiếc nuối. Ông là người kín tiếng, gần như không bao giờ nói về đời tư của mình cho đến khi Jobs bị bệnh ung thư, và ông lặng lẽ chịu đựng cho đến ngày 24 tháng 8 năm 2011, thì ông tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành của Apple và mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông. Steve Jobs do yêu cầu này, được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple và bài phát biểu dưới đây là cuộc trò chuyện sau cùng cởi mở nhất của ông tại lễ tốt nghiệp đại học. Ông nói, bản dịch tiếng Việt

Steve Jobs và bài phát biểu gây ảnh hưởng nhất trong sự nghiệp

“Tôi rất vinh dự có mặt trong lễ trao bằng tốt nghiệp của các bạn hôm nay tại một trong những trường đại học uy tín nhất thế giới. Tôi chưa bao giờ có bằng đại học. Phải thú nhận đây là lần tôi tiếp cận gần nhất với một buổi tốt nghiệp. Tôi muốn kể cho các bạn ba câu chuyện về cuộc đời tôi. Không có gì nhiều nhặn. Chỉ là ba câu chuyện.

Chuyện thứ nhất là về việc kết nối các dấu chấm

Tôi bỏ trường Reed College ngay sau 6 tháng đầu, nhưng sau đó lại đăng ký học thêm 18 tháng nữa trước khi thực sự rời trường. Vậy, vì sao tôi bỏ học?

Mọi chuyện như đã định sẵn từ trước khi tôi sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên, bà chưa kết hôn và quyết định gửi tôi làm con nuôi. Bà nghĩ rằng tôi cần được nuôi dưỡng bởi những người đã tốt nghiệp đại học nên sắp đặt để trao tôi cho một vợ chồng luật sư ngay trong ngày sinh. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi vào phút chót bởi họ muốn nhận một bé gái hơn là tôi.

Vì thế, cha mẹ nuôi của tôi, khi đó đang nằm trong danh sách xếp hàng, đã nhận được một cú điện thoại vào nửa đêm rằng: “Chúng tôi có một đứa con trai không mong đợi, ông bà có muốn chăm sóc nó không?” và họ trả lời: “Tất nhiên rồi”. Mẹ đẻ tôi sau đó phát hiện ra mẹ nuôi tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học còn cha tôi thậm chí chưa tốt nghiệp phổ thông trung học. Bà từ chối ký vào giấy tờ trao nhận và chỉ đồng ý vài tháng sau đó khi bố mẹ hứa rằng ngày nào đó tôi sẽ vào đại học.

Sau đó 17 năm, tôi thực sự đã vào đại học. Nhưng tôi ngây thơ chọn ngôi trường đắt đỏ gần như Đại học Stanford vậy. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của bố mẹ tôi phải dồn vào trả học phí cho tôi. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì muốn làm trong cuộc đời mình và cũng không hiểu trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Tôi bắt đầu bỏ những môn học bắt buộc mà tôi không thấy hứng thú và chỉ đăng ký học môn tôi quan tâm.

Tôi không có suất trong ký túc, nên tôi ngủ trên sàn nhà của bạn bè, đem đổi vỏ chai nước ngọt lấy 5 cent để mua đồ ăn và đi bộ vài km vào tối chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần tại trại Hare Krishna. Những gì tôi muốn nói là sau này tôi nhận ra việc cố gắng theo đuổi niềm đam mê và thỏa mãn sự tò mò của mình là vô giá.

Tôi sẽ kể cho các bạn một ví dụ: Đại học Reed khi đó có lẽ là trường tốt nhất dạy về nghệ thuật viết chữ đẹp ở Mỹ. Khắp khuôn viên là các tấm áp-phích, tranh vẽ với những dòng chữ viết tay tuyệt đep. Vì tôi đã bỏ học, tôi quyết định chỉ đăng ký vào lớp dạy viết chữ để tìm hiểu họ làm điều đó thế nào. Tôi học cách biến hóa với nét bút, về khoảng cách giữa các chữ, về nét nghiêng, nét đậm. Đây là môn học nghệ thuật và mang tính lịch sử mà khoa học không thể nắm bắt được và tôi thấy nó thật kỳ diệu.
Những thứ này khi đó dường như chẳng có chút ứng dụng thực tế nào trong cuộc đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi chúng tôi thiết kế máy Macintosh, mọi thứ như trở lại trong tôi. Và chúng tôi đưa nó vào trong Mac. Đó là máy tính đầu tiên có các font chữ đẹp. Nếu tôi không bỏ học chỉ để theo một khóa duy nhất đó, máy Mac sẽ không bao giờ được trang bị nhiều kiểu chữ hoặc có được sự cân xứng về khoảng cách các chữ như vậy (sau này Windows đã sao chép lại). Nếu tôi không bỏ học, tôi có lẽ sẽ không bao giờ tham gia lớp nghệ thuật viết chữ và máy tính có lẽ không có được hệ thống chữ phong phú như hiện nay.

Tất nhiên, chúng ta không thể kết nối các dấu ấn tương lai, bạn chỉ có thể móc nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vậy hãy tin rằng các dấu chấm, các sự kiện trong cuộc đời bạn về mặt này hay mặt khác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Bạn phải có niềm tin vào một thứ gì đó – sự can đảm, số phận, cuộc đời, định mệnh hay bất cứ điều gì – cách nghĩ đó đã tạo nên những sự khác biệt trong cuộc đời tôi.

Câu chuyện thứ hai là về tình yêu và sự mất mát

Tôi may mắn khi đã nhận ra những gì tôi yêu quý ngay từ khi còn trẻ. Woz (Steve Wozniak) cùng tôi sáng lập Apple tại garage của bố mẹ khi tôi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc miệt mài trong 10 năm và phát triển từ một cái nhà xe thành một công ty trị giá 2 tỷ USD với 4.000 nhân viên. Chúng tôi cho ra đời thành quả sáng tạo – Macintosh – khi tôi mới bước sang tuổi 30.

Sau đó, tôi bị sa thải. Sao bạn lại có thể bị sa thải tại ngay công ty mà bạn lập ra? Apple đã thuê một người mà tôi nghĩ là đủ tài năng để điều hành công ty với mình và năm đầu tiên, mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp. Nhưng sau đó, tầm nhìn về tương lai của chúng tôi khác nhau và không thể hợp nhất. Khi đó, ban lãnh đạo đứng về phía ông ấy. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy.
Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi còn nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nhưng mọi thứ bắt đầu kéo tôi trở lại. Tôi vẫn yêu những gì tôi làm. Bước ngoặt tại Apple không thay đổi con người tôi. Tôi bị từ chối, nhưng tôi vẫn còn yêu. Vì thế tôi quyết định làm lại từ đầu.

Khi đó tôi đã không nhận ra, nhưng hóa ra bị sa thải lại là điều tốt nhất dành cho tôi. Sức ép duy trì sự thành công đã được thay thế bằng tinh thần nhẹ nhàng của người mới bắt đầu lại và không chắc về những gì sẽ diễn ra. Nó giải phóng tôi để bước vào giai đoạn sáng tạo nhất cuộc đời.

Trong năm năm tiếp theo, tôi thành lập NeXT và một công ty khác mang tên Pixar và phải lòng một người phụ nữ tuyệt vời, người trở thành vợ tôi sau này. Pixar tạo ra bộ phim từ đồ họa máy tính đầu tiên trên thế giới – Toy Story và hiện là xưởng phim hoạt hình thành công nhất toàn cầu. Apple mua lại NeXT, tôi trở lại và công nghệ tôi phát triển ở NeXT là trọng tâm trong cuộc phục hưng Apple. Tôi và vợ Laurene cũng có một cuộc sống gia đình tuyệt vời.

Tôi khá chắc chắn rằng những điều trên sẽ không xảy ra nếu tôi không bị Apple sa thải. Nó như một liều thuốc đắng và kinh khủng, nhưng bệnh nhân cần nó. Đôi khi cuộc đời sẽ giáng một viên gạch vào đầu bạn. Đừng mất niềm tin. Tôi hiểu thứ duy nhất khiến tôi vững vàng chính là niềm đam mê. Bạn phải tìm ra bạn yêu cái gì. Nó đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc chiếm phần lớn cuộc đời và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì bạn tin nó sẽ trở nên tuyệt vời. Và cách duy nhất có công việc tuyệt vời là yêu những gì bạn làm. Nếu chưa nhận ra, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại. Như mọi mối quan hệ trong cuộc đời, nó sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp hơn qua từng năm.

Câu chuyện thứ ba là về cái chết.

Khi 17 tuổi, tôi đọc ở đâu đó rằng: “Nếu sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng, một ngày nào đó bạn sẽ đúng”. Điều đó gây ấn tượng với tôi và 33 năm qua, tôi nhìn vào gương mỗi sáng và hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của cuộc đời mình, mình có muốn làm những gì định làm hôm nay không?”. Nếu câu trả lời là “Không” kéo dài trong nhiều ngày, đó là lúc tôi biết tôi cần thay đổi.

Luôn nghĩ rằng mình sẽ sớm chết là công cụ quan trọng nhất giúp tôi tạo ra những quyết định lớn trong đời. Vì gần như mọi thứ, từ hy vọng, niềm tự hào, nỗi sợ hãi, tủi hộ hay thất bại, sẽ biến mất khi bạn phải đối mặt với cái chết, chỉ còn lại điều thực sự quan trọng với bạn. Nghĩ rằng mình sắp chết là cách tốt nhất tôi tránh rơi vào bẫy rằng tôi sẽ mất cái gì đó. Khi không còn gì nữa, chẳng có lý gì bạn không nghe theo lời mách bảo của trái tim.

Một năm trước, tôi biết mình bị ung thư. Tôi được chụp cắt lớp lúc 7h30 và nhìn thấy rõ khối u trong tuyến tụy. Tôi còn chẳng biết tuyến tụy là cái gì. Bác sĩ bảo tôi bệnh này không chữa được và tôi chỉ có thể sống thêm 3 đến 6 tháng nữa. Ông ấy khuyên tôi về nhà và sắp xếp lại công việc, cố gắng trò chuyện với bọn trẻ những điều mà tôi định nói với chúng trong 10 năm tới, nhưng giờ phải tâm sự trong vài tháng. Nói cách khác, hãy nói lời tạm biệt.

Tối hôm đó, tôi được kiểm tra sinh thiết. Họ đút một ống qua cổ họng tôi xuống dạ dày và ruột rồi đặt một cái kim vào tuyến tụy để lấy mẫu tế bào khối u. Tôi giữ thái độ bình thản, và vợ tôi, cũng có mặt lúc đó, kể với tôi rằng khi các bác sỹ xem các tế bào dưới kính hiển vi, họ đã reo lên khi phát hiện đây là trường hợp ung thư tuyến tụy hiếm hoi có thể chữa được bằng phẫu thuật. Tôi đã được phẫu thuật và bây giờ tôi đã khỏe lại.
Đó là lần gần nhất tôi đối mặt với cái chết. Tôi hy vọng lần tiếp theo sẽ là vài thập kỷ nữa. Không ai muốn chết. Ngay cả người mong được lên thiên đường cũng không muốn chết để tới đó. Nhưng cái chết là đích đến mà chúng ta đều phải tới. Không ai thoát được nó. Cái chết như là phát minh hay nhất của sự sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ sự cũ kỹ (người già) để mở đường cho cái mới (lớp trẻ). Các bạn chính là thế hệ trẻ, nhưng ngày nào đó sẽ già đi và rời bỏ cuộc sống. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.

Thời gian của bạn không nhiều, đừng lãng phí bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều, vì đó là suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm ồn ào lấn át tiếng nói bên trong bạn. Chúng biết bạn muốn gì. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.

Khi tôi còn trẻ, có một cuốn sách thú vị là “The Whole Earth Catalog “(Cẩm nang thế giới). Nó giống như một cuốn kinh thánh, kim chỉ nam của thế hệ tôi. Tác giả Steward Brand tạo ra nó vào thập niên 60, trước thời máy tính cá nhân. Nội dung sách được soạn bằng máy đánh chữ, bằng kéo và bằng máy ảnh polaroid. Nó như Google trên giấy vậy. Ở bìa sau của cuốn sách có in ảnh một con đường trong ánh bình minh, bên dưới là dòng chữ: “Sống khát khao. Sống dại khờ”. Tôi luôn chúc điều đó cho chính mình. Hôm nay, các bạn tốt nghiệp và sắp bước vào cuộc đời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.

Hãy luôn khát khao. Hãy cứ dại khờ.

Steven Jobs”

Qua Steven Jobs chuyện đời tự kể, bạn hẵn tìm thấy bài học cuộc sống và lời khuyên thấm thía cho riêng mình. Quả táo Apple là cảm hứng của Steve Jobs cho sự ra đời thương hiệu Apple Inc. nổi tiếng thế giới và chính Apple Inc. lại làm bừng sáng giá tri cao quý của Apple, Quả táo, loài quả phổ biến nhất hành tinh.

 

 

 

 

2. CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO

Táo tây tiếng Anh là Apple tên khoa học là Malus domestica, còn gọi là bôm, phiên âm từ pomme tiếng Pháp, là một trong những loại cây ăn trái phổ biến nhất trên thế giới. Loài cây thân gỗ này thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).Táo ta ở Việt Nam (Ziziphus mauritiana) là loại cây ăn quả của vùng nhiệt đới, thuộc họ Táo (Rhamnaceae). Tại Trung Quốc, nó được gọi là táo chua, táo Ấn Độ hay táo Điền (táo Vân Nam), táo gai Vân Nam. Cây Táo ta có đường kính tán khoảng 4m thậm chí tới 12 mét và đạt tuổi thọ 25 năm. Nó có nguồn gốc ở châu Á (chủ yếu là Ấn Độ) mặc dù cũng có thể tìm thấy ở châu Phi. Quả là loại quả hạch, khi chín quả giòn, mọng, vị ngọt, mềm, chứa nhiều nước. Các quả chín vào các khoảng thời gian khác nhau ngay cả khi chỉ trên một cây và có màu lục nhạt khi còn xanh và vàng nhạt khi chín. Kích thước và hình dạng quả phụ thuộc vào các giống khác nhau trong tự nhiên cũng như loại được trồng. Quả được dùng để ăn khi đã chín hoặc ngâm rượu hay sử dụng để làm đồ uống. Nó là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều vitamin C.

Steve Jobs chưa kể cho chúng ta nghe vì sao ông lại chọn quả táo Apple Inc làm thương hiệu và vì sao lại là biểu tượng quả táo khuyết. Chính trong sự nhọc nhằn khởi nghiệp của Jobs, quả táo đã thấm sâu vào tiềm thức. Thầy Nguyễn Lân Dũng tóm tắt điều này trong bài “Câu chuyện về ông chủ Apple”:“Đầu những năm 1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao diện người dùng điều khiển đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc ra đời Macintosh. Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu tượng mang phong cách riêng. Steve Jobs, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc thu hút công chúng. Công việc của ông thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm mà chức năng và tính thanh lịch của chúng đã thu hút những người ủng hộ hết mình”.

 

 

 

 

Thương hiệu Apple được định giá gần 119 tỷ USD. Ảnh: NDTV. “Apple vẫn là thương hiệu giá trị nhất thế giới. Năm 2014 là năm thứ 2 liên tiếp Táo Khuyết qua mặt Google để chiếm vị trí thương hiệu giá trị nhất thế giới với gần 119 tỷ USD. Ngoài Apple và Google, không có thương hiệu nào được định giá trên 100 tỷ USD, theo báo cáo thường niên Best Global Brands của Interbrand. Hãng tư vấn đánh giá các thương hiệu dựa trên 3 tiêu chí chính. Ngoài năng lực tài chính, họ còn nhìn vào khả năng tăng giá và ảnh hưởng của thương hiệu lên sự lựa chọn của khách hàng.” Thông tin Vnexpress, Hà Thu, ngày 10/10/2014 cho biết. “Apple được định giá 118,9 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2013. Trong khi đó, còn số này tại Google là 107,43 tỷ USD, tăng 15% so với năm ngoái. “Sự tăng trưởng của Apple và Google là minh chứng cho sức mạnh của việc xây dựng thương hiệu”, Jez Frampton – CEO Interbrand nhận xét. Những danh hiệu nổi tiếng thế giới, ngoài Táo Khuyết và Google, các công ty công nghệ chiếm nửa top 10, với IBM ở vị trí thứ 4, Microsoft thứ 5 và Samsung thứ 7. Trong khi đó, ngành ôtô cũng có 4 đại diện trong top 20 là Toyota (8), Mercedes-Benz (10), BMW (11) và Honda (20). Giá trị 3 thương hiệu xe hơi khác là Audi, Volkswagen và Nissan cũng có sức tăng trưởng vượt bậc với hơn 20%.”

Hai câu chuyên trên đây cho thấy Steve Jobs đã mang đến “Quả táo” “Apple” thương hiệu Mỹ giá trị biết bao.

 

 

 

 

3. HOA VÀ ONG, BÀI CA CÂY TÁO

William Cullen Bryant (1794-1878) nhà thơ và nhà báo Mỹ đã viết “Bài ca cây táo” rất nổi tiếng. Lời vàng của bài thơ này đã tạc cây táo vào văn chương Anh Mỹ và văn hóa nhân loại nhưng sự dịch bài thơ này sang tiếng Việt hay và chuẩn khó đến nản lòng:
“What plant we in this apple tree?Sweets for a hundred flowery springsTo load the May-wind’s restless wings,When, from the orchard-row,he pours Its fragrance through our open doors;A world of blossoms for the bee,Flowers for the sick girl’s silent room,For the glad infant sprigs of bloom,We plant with the apple tree”

Tạm dịch ý:

Cây táo này của chúng ta.Ngọt ngào cho trăm suối hoa xuân.Tải cánh bồn chồn của gió tháng năm,Khi các hàng táo đưa hương thơmqua những cánh cửa mở;Một thế giới của hoa cho ong,hoa cho phòng tĩnh lặng của cô gái mòn mỏi đợi chờ,nhánh hoa mừng cho trẻ sơ sinh,Chúng ta trồng cây táo.

Hoàng Kim tạm dịch thơ

Cây táo này của chúng ta.Ngọt ngào trăm suối rừng hoa xuân về.Gió trời tải cánh đam mê,Khi hương táo ngát tình quê gọi mờiMở toang cánh cửa đất trờiOng say làm mật bồi hồi bên hoa,Hoa em mòn mỏi đợi chờ,Nhánh hoa mừng trẻ mong chờ phục sinh,Hoa xuân của tiết Thanh MinhChúng ta trồng táo gieo lành phước duyên.
Nguồn: Classic Quotes by William Cullen Bryant(1794-1878) US poet and newspaper editor

Ba quả táo làm thay đổi thế giới: quả táo trong vườn địa đàng Adam và Eva, quả táo rơi trúng Newton, và quả táo cắn dở của Steve Jobs. “Những câu chuyện về Jobs luôn là nguồn cảm hứng dồi dào cho thế hệ trẻ. Nếu như Bill Gates nổi tiếng bởi sự giàu có và tấm lòng nhân hậu chinh phục lòng người thì Steve Jobs phần nào đó vẫn được yêu quý hơn bởi năng lực sáng tạo, tinh thần gần gũi, một con người thực sự đã làm thay đổi toàn thế giới: Máy tính cá nhân Mac, điện thoại Iphone, Ipad, Ipod, Xưởng phim hoạt hình Pixar, hay cả trong âm nhạc với Itune…“. Tôi thực sự rất đồng cảm với em.
Một thế giới của hoa cho ong, của Hoa và Ong, của những giấc mơ lành hạnh phúc. ‘Hãy luôn khát khao Hãy cứ dại khờ’.

Tài sản quý giá nhất của đời người là sức khỏe

Bài học rút ra của Steve Jobs những phút cuối đời đã có sức lay động hàng triệu người, bởi họ cũng như ông: lao vào công việc mà bỏ quên chính mình, không chăm sóc thân – tâm! Là một hình tượng mẫu mực của sự thành công trong giới kinh doanh, nhưng Steve Jobs lại sớm qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56. Những lời cuối cùng trước khi ông ra đi đã làm thức tỉnh hàng triệu người. Tất cả sự công nhận, sự giàu có, vinh quang mà ông đã mất rất nhiều năm tháng tuổi trẻ để có đuợc dần trở nên vô nghĩa khi cận kề với cái chết. Đối mặt với giây phút ấy, ông mới nhận ra tình yêu và sức khỏe mới là thứ quan trọng nhất…: Video tuyệt vời của #Langmaster_Careers

Quả táo Apple Steve Jobs là bài ca thời gian .

 

 

 

 

NGUYỄN TRỌNG TẠO NHỊP ĐỒNG DAO
Hoàng Kim
nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo ấn tượng nhất trong tôi tác phẩm ‘Khúc hát sông quê”, với chùm thơ hay: “Biển” “
Tin thì tin không tin thì thôi ” “Ngày không emĐi bộ cùng quá khứ. Tôi chọn giới thiệu ‘Nguyễn Trọng Tạo nhịp đồng dao’ ‘Ngày không em của Nguyễn Trọng Tạo’ hai ảnh của anh Phan Chí Thắng và bài viết ‘Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo’ của anh Vũ Duy Mẫn

 

 



BIỂN

Nguyễn Trọng Tạo

Anh trót để ngôi sao bay khỏi cát
Biếc xanh em mãi chớp sáng bầu trời
Điều có thể đã hóa thành không thể
Biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi.

Bài “BIỂN” của anh Nguyễn Trọng Tạo hình như tôi chưa thấy in chính thức tại đâu, cũng như TỪ TUYỆT KHÔNG ĐỀ của anh Phan Chí Thắng dưới đây hình như tôi cũng chưa hề thấy ở sách Phan Chí Thắng nào cả. Hình như là các tác giả quên lãng nhưng sự ghi chép Thơ hay về biển và Bài thơ viên đá thời gian là nhịp đồng dao có thật.

phanchithang

TỨ TUYỆT KHÔNG ĐỀ
Phan Chí Thắng

Không có rượu sao mà say đến thế
Giải Ngân Hà mờ tỏ  bóng thời gian
Ta đã được một lần say lặng lẽ
Giữa cuộc đời tỉnh táo đến khôn ngoan.

Anh Tạo nói đúng: “Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”… “Văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn … Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”. Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2

Nhạc sĩ nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo viết vậy nên anh đi xa rồi nhưng anh vẫn sống trong lòng tôi. (Hoàng Kim)

 

 

Kỷ niệm với anh Nguyễn Trọng Tạo
Vũ Duy Mẫn

Tháng 12 năm 2008 anh Tạo ghé chơi New York. Thanh Chung không lái xe nên mình thành tài xế và hướng dẫn viên đưa anh Tạo đi chơi nhiều buổi. Về nước thỉnh thoảng anh Tạo nhắc lại những kỷ niệm về chuyến thăm New York.

Bẵng đi nhiều năm, một ngày giữa tháng 3 năm 2015, nhận được tin nhắn của anh Tạo hỏi thăm. Anh nói sắp đi dự liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 ở Jakarta, tham luận của anh chưa được dịch ra tiếng Anh mà hạn nộp thì gần hết và anh “cầu cứu” nhờ dịch. Mình nói không quen dịch thơ văn nên giới thiệu vài tên tuổi cho anh, nhưng anh bảo hoặc không quen hoặc người đó không ở nhà nên không nhờ được.

Vậy là dùng trọn một đêm để chuyển ngữ. Bài tham luận của anh hay, thấy được những điều bổ ích khi đọc và chuyển ngữ nó.

Biết tin anh Tạo bệnh nặng và hôm nay thì anh đã ra đi mãi mãi. Thương tiếc một nghệ sỹ tài hoa. Xin đưa lại bài tham luận của anh như một nén nhang cầu chúc anh được an nghỉ ở cõi vĩnh hằng.

***

NGUYỄN TRỌNG TẠO
(Tham luận đọc tại Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 – Indonesia: Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học)

“Không có sách thì không có tri thức”, “Nhà văn là giáo sư của tâm hồn”. Những câu nói ấy luôn luôn là chân lý.

Chúng ta là những nhà văn, học giả, nghệ sĩ, và cả những người thưởng thức văn học nghệ thuật đến với Liên hoan văn học ASEAN lần thứ 2 tại đất nước Indonesia giàu đẹp và có truyền thống văn hóa tỏa sáng lâu đời, tôi nghĩ rằng, chúng ta vô cùng biết ơn những sáng tạo tinh thần của nhau, và biết ơn những người thưởng thức nó, bởi người thưởng thức cũng chính là người sáng tạo thứ 2, sau những sáng tạo ban đầu của Nhà văn.

Là một Nhà thơ từ Việt Nam đến đây, tôi muốn nói rằng, tôi vô cùng quan tâm đến độc giả văn học: tôi yêu độc giả của tôi, và tôi cũng rất sợ độc giả của tôi. Và đó cũng là điều tôi muốn nói trong cuộc thảo luận về “Chủ nghĩa tiêu dùng với tác phẩm văn học” này.

1. Nỗi sợ đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.

Có thể các bạn đã biết, Việt Nam chúng tôi có 64 nhà xuất bản sách, mỗi năm xuất bản gần 20.000 đầu sách với hàng trăm triệu bản sách. Nhưng sách văn học chỉ chiếm 10%, trong đó sách dịch của nước ngoài chiếm quá nửa. Và phần lớn độc giả bị rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng, mà chúng tôi gọi là “văn học thị trường” hay “văn học giải trí”, loại sách này ở Trung Quốc còn gọi mỉa mai là “văn học giấy vệ sinh”. Tôi không nghĩ đó là câu chuyện riêng của nước tôi, mà đó cũng là câu chuyện của những quốc gia khác. Đó là một vấn nạn trong văn hóa đọc, làm đau đầu các nhà văn luôn coi “Văn chương là ngôi đền thiêng”.

Tôi sợ những độc giả theo chủ nghĩa tiêu dùng khi họ tạo ra một làn sóng thị hiếu thấp làn sóng thị hiếu thấp, vì làn sóng ấy có thể đánh bại các nhà văn chân chính, đẩy các nhà văn chân chính vào chân tường trong cuộc chiến thị trường không cân sức.

Tuy nhiên, nhìn một phía nào đó cũng thấy “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng có phần tốt, nó làm cho văn học trở nên đa dạng và phong phú, nó đáp ứng nhu cầu giải trí của tầng lớp độc giả số đông là bình dân. Nhưng nó chỉ tạo ra diện rộng của văn học chứ không thể làm đỉnh của văn học.

Nhìn từ một phía khác, “văn học thị trường” hay “văn học giải trí” cũng tạo ra áp lực lớn cho nhà văn, anh phải chạy theo nó, hay anh phải thoát khỏi nó để sáng tạo ra những giá trị văn học thực sự mang tư tưởng thời đại và có sức sống lâu dài. Thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số nhà xuất bản và nhà văn chạy theo thị hiếu tiêu dùng để kiếm tiền, một số đông tác giả khác không thành danh thì tự bỏ tiền ra in tác phẩm để kiếm tìm cảm giác “tự sướng”, và họ cũng ném vào thị trường văn học khá nhiều rác, khiến độc giả càng trở nên loạn chuẩn.

Nhà văn chân chính, phải hóa giải những nỗi sợ đó để tự vượt lên chính mình trong sáng tạo, nghĩa là nhà văn phải trung thành với tư tưởng nghệ thuật của mình, và văn chương của anh ngày càng phải hấp dẫn hơn, với hy vọng cải tạo, và giải thoát thị hiếu của tầng lớp độc giả đang đóng đinh vào “chủ nghĩa tiêu dùng”.

Biết vậy, nhưng các bạn biết không, tôi vẫn rất sợ những độc giả như thế.

2. Tôi yêu độc giả – người sáng tạo thứ 2

Sợ, nhưng tôi luôn yêu độc giả của tôi. Dù họ chưa gặp tôi bao giờ, nhưng họ đã đọc tôi. Dù họ thích một câu thơ của tôi, một bài thơ của tôi, thậm chí họ không thích thơ tôi… nhưng họ đã đọc tôi. Hạnh phúc của Nhà văn là tác phẩm của mình có người đọc. Và mỗi người đọc lại có những ứng xử rất riêng với tác phẩm và tác giả của nó. Người khen và người chê, và có người im lặng. Người gặp tác giả nhờ giải thích một câu chưa hiểu hết. Người giảng giải cho tác giả sự thích thú của họ khiến tác giả bất ngờ. Người lại viết cả bài viết dài phân tích nội dung, phong cách nghệ thuật của tác giả. Vân vân và vân vân… Những người đọc như thế làm cho tác giả biết mình đang tồn tại, đang sống, đang được chia sẻ với chung quanh.

Có người nói rằng, “thi sĩ là người phá vỡ các thói quen của chúng ta”. Và tôi muốn nói thêm, độc giả có thể làm thay đổi sức sáng tạo của nhà văn. Đó là những độc giả luôn chờ đợi những tác phẩm mới của anh. Sự chờ đợi của độc giả, đặc biệt là độc giả tâm đắc, nó kích thích sự sáng tạo của nhà văn, khiến nhà văn không hài lòng với những gì đã có. Sự khó tính của độc giả cũng khiến nhà văn phá vỡ tính bảo thủ để vươn tới sự mới mẻ phía trước. Nhà văn sẽ thấy rõ hơn bao giờ hết trách nhiệm, thiên chức của mình trước nghiệp văn, trước độc giả và thời đại.

Có một câu chuyện làm tôi cảm động và nhớ mãi, đó là lần tôi công bố trên internet về một tuyển tập “Thơ và Trường ca” vừa xuất bản, thì có một độc giả người Việt Nam ở Ba Lan gửi 500 USD để mua 1 cuốn mà giá bìa chỉ 5 USD. Tôi muốn tặng thêm mấy cuốn nữa cho anh, nhưng anh không đồng ý. Đó là cuốn sách cao giá nhất trong cuộc đời sáng tác của tôi. Tôi hiểu, người độc giả ấy muốn chia sẻ để tỏ lòng yêu quý văn chương.

Mỗi nhà văn đều có những kỷ niệm khó quên với độc giả của mình. Có vui và có buồn. Nhưng điều nhạt nhẽo nhất là không vui cũng không buồn. Đó là thái độ dửng dưng của người đọc trước những sáng tạo của nhà văn. Thi sĩ Heinrich Heine cảm nhận thật sâu sắc về điều đó khi ông viết bài thơ đại ý thế này:

Người làm cuộc đời tôi
Khổ đau hơn cái chết
Là người không yêu tôi,
Và cũng không hề ghét.

Người đọc bài thơ đó, mỗi người một tâm trạng, một hoàn cảnh khác nhau, họ sẽ hiểu bài thơ như Heine đã yêu đơn phương, và có khi họ còn hiểu xa hơn thế nữa, đó là sự cay đắng trong xã hội vô tình. Chính vì vậy mà họ – bạn đọc – là người sáng tạo thứ 2 của bài thơ.

Nhà văn luôn cám ơn độc giả, vì nhờ họ mà tác phẩm của mình không nằm nguyên trên trang giấy.

3. Tin hay không tin?

Dù những con sóng của chủ nghĩa tiêu dùng đang ào ạt xô bờ văn học, nhưng rồi cũng đến ngày nó sẽ êm đềm hơn. Bạn có tin điều đó sẽ xảy ra không?

Theo tôi, vấn đề quan trọng là nhà văn có tin những điều mình viết ra là sự thật, là nhân văn, là hấp dẫn người đọc và dẫn dắt tâm hồn, tư tưởng của họ hay không. Đó là điều không dễ dàng.

Tôi cũng đã nhiều lần nghiền ngẫm về điều đó. Tin hay không tin? Và tôi đã viết nó thành bài thơ “Tin thì tin không tin thì thôi”. Tôi xin đọc bài thơ này thay cho lời kết thúc bài phát biểu của mình:

TIN THÌ TIN KHÔNG TIN THÌ THÔI
bốn lăm bậc thời gian dốc ngược
tôi đã vượt qua
em cách một sợi tơ
tôi đã không qua được
tin thì tin không tin thì thôi
tôi đã tới hang động yến sào tôi đã thèm ăn yến
vậy mà chưa được nếm bao giờ
hàng quốc cấm
nghe nói từ xưa làm vua sướng lắm
mà đôi khi tôi cũng sợ làm vua
tin thì tin không tin thì thôi
có anh hề đã nói với tôi
– đời thằng hề buồn lắm anh ơi
và tôi đã khóc
tin thì tin không tin thì thôi
nhưng tôi người cầm bút, than ôi
không thể không tin gì mà viết.
tin thì tin không tin thì thôi!

1991

***

NGUYEN TRONG TAO

(Presentation at the Second ASEAN Literary Festival – Indonesia: Consumerism and Literary Works)


“There is no knowledge without books”, “The writer is a soul professor”. These sentences are always the truth.

We as writers, scholars, artists, and those who enjoy literature and arts are coming here to the Second ASEAN Literary Festival in Indonesia, a prosperous country with long and rich cultural traditions. I think, we are extremely grateful to the creative spirit of each other, and grateful to those who enjoy it, because the person that enjoys it is the secondary creator, after the initial creator as the writer.

As a poet from Vietnam coming here, I want to say that I am extremely interested in literary readers: I love my readers, and I am also afraid of my readers. And that’s what I wanted to share in this discussion on “Consumerism and literary works”.


1. The fear nailed to “consumerism”

You may already know, Vietnam has 64 publishers that published each year nearly 20,000 book titles with hundreds of millions of copies. But literature accounts for only 10%, of which more than half are translated foreign works. And most of readers fall into the trap of consumerism, which we call “market literary” or ” entertainment literary”. This type of literature is called somewhere ironically “toilet paper literary”. I do not think it’s the own story of my country, but the story of other countries too. That is a cultural problem of reading, giving headaches and worries to writers who always see “Literature as a sacred temple.”

I fear readers who follow consumerism when they create a wave of low tastes, because this wave can defeat the genuine writers, push the authentic writers into the losing corner of the unequal market battlefield.

However, from a particular view angle, “market literary” or “entertainment literary” has also its good side, it makes literature become richer and more diversified, it helps to response to the entertainment needs of the mass and popular audience. But it can only create a wide spread of literature, not the peak of literature.

Looking from another side, the “market literary” or “entertainment literary” also creates greater pressure for the writer. You have to run after it, or to escape it in order to innovate your literary values that truly carry the thought of your era and the long-term viability. The reality is that in Vietnam some publishers and writers are rushing to embrace consumer tastes to make money, a large number of other unsuccessful authors using their own resources to publish their works in search of “self satisfaction.” And they also throw into the market pretty much garbage, and readers become more and more confused.

The true writer has to neutralize these fears to triumph himself in his creativity, meaning that the writer should be faithful to his art, and his literary becomes increasingly more attractive, with the hope to renovate, and to rescue the poor tastes of readers that are nailed to the “consumerism”.

Knowing that, but you know, I remain very afraid of such readers.


2. I love readers – the secondary creators

Afraid of, but I always love my readers. Even I never met them yet, but they’ve read me. Whether they like one of my poems, a poem by me, even if they do not like my poetry, but they’ve read me. A writer’s happiness is that his works have readers. And each reader has his unique attitude toward a work and its author. One compliments and other gives critics, and others are just silent. Some meet with the author to ask for an explanation of a not well-understood sentence. Some express their interests that surprise the author. There are readers that wrote long essays analyzing the contents, even the artistic style of the author. And so on and so forth… These readers give the author the sense that he is existing, living, and being shared by the surrounding world.

Someone said, “poet is the one who breaks our habits.” And I would add, readers are the ones who can alter the creativity of a writer. These are readers who are always waiting for your new works. The expectations of readers, especially your favorite ones, stimulate the creativity of the writer, make the writer becomes unsatisfied with what he already created. The grumpiness of the readers also tend to make the writer breaking his conservative to reach the new front. Writers will see ever more clearly their responsibility and their ministry for their profession, their readers and their era.

There is a story that touched my heart and I never forget it. It’s time I posted on my blog about my newly published collection “Poetry and Epic.” A Vietnamese reader in Poland sent me 500 USD to buy one copy of the collection that has a cover price of only 5 USD. I wanted to give him a few more copies, but he disagree. That is the most high priced book copy ever in my creative life. I understand, this reader wanted to share and to express his love and appreciation of literature.

Each writer has unforgettable memories with his readers. The happy memories and the sad ones. But the most bland ones are neither happy nor sad. It’s the indifferent attitude of the reader for the creation of the writer. Heinrich Heine felt deeply about it when he wrote a poem of following meaning:
People who make my life
Suffering more than death
Are people who do not love me,
And also not hate me.
Reading this poem, each will have a different mood, a different situation, they may understand as Heine had an unilateral love, and they may understand further, it’s the very bitterness in an unintentional society. So they – the readers – are the secondary creators of the poem.

Writers are always thankful to the readers, because thanks to them their works do not stay forever and as original on the page.


3. Believe it or not believe?

Despite the waves of consumerism are rushing to attack the literature shore, it will come the day where they will be calm. Do you believe that it will happen?
In my opinion, it is important whether the writer believes what he wrote are truth, are human, are compelling to the reader and guide their soul and their thought or not. This is not easy.

I also have mulled several times about it. Believe it or not? And I wrote the poem “Believe or don’t believe it’s alright.” I would like to read this poem as my closing words:


BELIEVE OR DON’T BELIEVE IT´S ALRIGHT

forty-five steps of time upside down
I have overcome
you are just a fine line of silk away
I have not overcome
believe or don’t believe it’s alright
I have come to the bird’s cave, I have longed to eat the bird’s nest
but I have not tasted
the national forbidden food
I have heard from old time it’s great to be king
but sometimes I am afraid to be king
believe or don’t believe it’s alright
there is a clown who told me
– a clown’s life is so sad, my brother
and I have cried
believe or don’t believe it’s alright
but me, a writer, oh dear
I can’t write without belief.
Believe or don’t believe it’s alright!
1991

Poet Nguyen Trong Tao
(Vietnam)

Bài viết mới trên TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
CNM365, ngày mới nhất bấm vào đây   cập nhật mỗi ngày
Video nhạc tuyển
KimYouTube
Bài ca thời gian

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook, Kim on Twitter

Số lần xem trang : 19593
Nhập ngày : 07-01-2020
Điều chỉnh lần cuối : 08-01-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 3 tháng 2(03-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 2 tháng 2(02-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 1 tháng 2(01-02-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 31 tháng 1(31-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 30 tháng 1(30-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 29 tháng 1(30-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 28 tháng 1(29-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 27 tháng 1(29-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 26 tháng 1(26-01-2021)

  CNM365 Chào ngày mới 25 tháng 1(25-01-2021)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007