Số lần xem
Đang xem 6826 Toàn hệ thống 20236 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
TÔ ĐÔNG PHA VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH Hoàng Kim
Đã theo khoa học siêng đồng áng
Mà vẫn thương hoài việc bút nghiên
Dạy học ngày thung dung lớp trẻ
Tô, Nguyễn đêm vui thú bạn hiền.
Tô Đông Pha, Nguyễn Du là những áng thơ văn tuyệt kỹ. Tới Tây Hồ, thật kỳ thú được đi trên đê Tô ngắm vầng trăng cổ tích. Lãng đãng câu thơ “Mưa” của người hiền đọng mãi ngàn năm: “Mây đen trút mực chưa nhoà núi, Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền. Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch, Dưới lầu bát ngát nước in trời. (Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân). Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng phía tây thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam thuộc miền đông Trung Quốc.
Tô Đông Pha (1037-1101) là nhà thơ văn có nhân cách cao quý thời Tống như vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân văn. Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Mao Trạch Đông là người nghiền ngẫm rất kỹ các kiệt tác này. Ông đã đọc không biết bao nhiêu lần cuốn Tư trị thông giám để tìm trong rối loạn của lịch sử đôi điều kinh bang tế thế ( xem Cuộc cờ Thế kỷ của Diệp Vĩnh Liệt, người dịch Thái Nguyễn Bạch Liên 1996). Nguyễn Du 250 năm nhìn lại cũng còn nhiều điều chưa thấu tỏ. Tô Đông Pha thơ ngoài ngàn năm, mỗi năm tôi thường đọc lại và suy ngẫm
TÔ ĐÔNG PHA UỐNG RƯỢU Ở TÂY HỒ
Uống rượu ở Tây Hồ lúc đầu trời tạnh, sau mưa
Dưới nắng long lanh màu nước biếc
Trong mưa huyền ảo vẻ non tươi
Tây hồ khá sánh cùng Tây tử
Nhạt phấn nồng son thảy tuyệt vời.
Tô Thức (1036-1101) tự là Tử Chiêm, hiệu là Đông Pha cư sĩ, người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ông từng làm quan Thái thú. Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn. Tô Đông Pha là người có tài nhất, tư tưởng và tính tình khoáng đạt nhất trong số bát đại gia của Trung Hoa. Trang thơ Tô Đông Pha) – Thi Viện và Tô Đông Pha – Wikipedia tiếng Việt.. Ảnh Tây Hồ (hồ Hàng Châu) nơi Tô Đông Pha làm Thứ sử và có công lớn với dân trong việc chống hạn hán, nạo vét ao hồ và và đắp đê, làm cầu để nay Tây Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2011.
Mây đen trút mực chưa nhoà núi,
Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền.
Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch,
Dưới lầu bát ngát nước in trời.
(Bản dịch của Nam Trân)
Mây đen nửa núi mực bôi lên,
Mưa trắng rơi châu trút xuống thuyền.
Cuốn đất gió đâu lùa thổi hết,
Dưới lầu, màu nước tựa thanh thiên.
(Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê )
Nguồn: Tô Đông Pha, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hoá-Thông tin, 2003
Che núi mây đen tựa mực trôi,
Như châu hạt trắng lựa thuyền rơi.
Ào ào gió cuốn mưa tan hết,
Dưới Vọng Hồ lâu lặng bóng trời.
* Làm vào ngày 27 tháng 6 ở lầu Vọng Hồ lúc đang say kỳ 1
(Bản dịch của Lê Xuân Khải )
六月二十七日望湖樓醉書其一
黑雲翻墨未遮山,
白雨跳珠亂入船。
捲地風來忽吹散,
望湖樓下水如天。
Dịch nghĩa
Mây kéo đen như mực chưa che kín núi,
Giọt mưa trong như giọt châu nhẩy lung tung vào thuyền.
Bỗng nổi gió ào ào thổi tan hết,
Mặt nước dưới lầu Vọng Hồ lại phẳng như trời.
TÔ ĐÔNG PHA THƠ NGOÀI NGÀN NĂM Hoàng Kim
Tô Đông Pha tên thật là Tô Thức, tự là Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1037 tại Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, mất ngày 24 tháng 8 năm 1101 tại Thường Châu. Tô Đông Pha là chính khách lỗi lạc, nhà văn và nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống, ông là nhà phật học, nhà thư pháp, họa sĩ, nhà dược học, người sành ăn. Tô Đông Pha nhân cách cao quý, việc tốt truyền đời, tình yêu tuyệt vời, thơ văn kiệt tác, thư pháp lừng lẫy, miếng ngon nhớ lâu, là vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân loại.
Tô Đông Pha là một nhân vật quan trọng trong chính trị thời Tống, ông cùng Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng thuộc phái “coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập với chính sách mới “cường thịnh và phát triển lớn mạnh quốc gia bất chấp đạo lý” do Vương An Thạch chủ trương. Tô Đông Pha đã nổi tiếng là một nhà viết chính luận, các tác phẩm văn của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, có tầm ảnh hưởng rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Về biểu tượng nghệ thuật, Tô Đông Pha được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng Hàng Châu, được đặt tên để vinh danh ông.
TÔ ĐÔNG PHA UỐNG RƯỢU Ở TÂY HỒ
Mây đen trút mực chưa nhoà núi,
Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền.
Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch,
Dưới lầu bát ngát nước in trời.
Thơ Tô Đông Pha, bản dịch này của Nam Trân là một kiệt tác thơ chuyển ngữ Việt Trung hay hiếm thấy. Dịch giả Nam Tran đã dịch thuật tuyệt vời thơ Tô Đông Pha sang tiếng Việt.
Tô Đông Pha uống rượu ở Tây Hồ một bài khác cũng là một trong những kiệt tác thơ ngoài nghìn năm, được nhiều người ưa chuộng, bài thơ do Nam Trân dịch tiếng Việt.
Uống rượu ở Tây Hồ lúc đầu trời tạnh, sau mưa
Dưới nắng long lanh màu nước biếc Trong mưa huyền ảo vẻ non tươi Tây hồ khá sánh cùng Tây tử Nhạt phấn nồng son thảy tuyệt vời. Người dịch: Nam Trân.
Trích từ nguồn: http://www.thivien.net
Tô Thức từng làm quan Thái thú. Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn. Tô Đông Pha là người có tài nhất, tư tưởng và tính tình khoáng đạt nhất trong số bát đại gia của Trung Hoa. Trang thơ Tô Đông Pha – Thi Viện và Tô Thức – Wikipedia tiếng Việt có ghi chép văn thơ ông.
Trong văn chương Việt , Cao Bá Quát nói về “chàng Tô nấn ná mãi/ Tấm áo rách tơi rồi” là tả về thời kỳ khó khăn này của Tô Đông Pha (bài “Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ” Hoàng Kim có trích dẫn nguyên văn bài thơ này).
ẢI HOÀNH SƠN
Cao Bá Quát
Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.
HOÀNH SƠN QUAN
Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.
Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn
Cao Bá Quát quốc sư của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương trong lịch sử lúc thế lực triều Nguyễn đang mạnh và sự tranh chấp ngai vàng thời vua Tư Đức chưa là tình thế chín muồi, khác với sự đánh giá của Nguyễn Hàm Ninh bậc thầy của vua và là bạn chí thiết của Cao. Rốt cục Cao khởi nghĩa, bị thất bại và bị trả thù khốc liệt “tru di tam tộc’ .
Tô Đông Pha nhân cách trung hậu, điềm tĩnh sâu sắc, giỏi biến dịch. Ông chấp nhận nghịch cảnh để cải biến nơi Tây Hồ từ chỗ khô cằn, thiếu nước sinh hoạt, dân tình đói khổ, mà những kẻ ghen người hiền ghét người tài đã mưu mô điều ông trấn nhậm để đày đọa ông, thành một nơi nay là danh thắng Trung Quốc và Di sản Văn hóa Thế giới
Tây Hồ là nơi Tô Đông Pha cách đây ngàn năm đã làm Thứ sử. Ông có công lớn với dân vùng này trong việc biến một vùng đất hoang vu nghèo nàn và khó khăn trở thành nơi thắng tích. Tô Đông Pha đã giúp dân chống hạn hán, nạo vét ao hồ, đắp đê và làm cầu để nay Tây Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới, UNESCO công nhận năm 2011.
Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng phía tây thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam thuộc miền đông Trung Quốc. Chiều dài lớn nhất của Tây Hồ theo hướng bắc-nam là 3,3 km còn chiều rộng lớn nhất theo hướng đông-tây là 2,8 km. Diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3 km², trong đó phần diện tích chứa nước khoảng 5,66 km². Cảnh quan văn hóa Tây Hồ đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011, và nó được miêu tả là có “ảnh hưởng tới việc thiết kế vườn ở phần còn lại của Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ.”. Tên gọi “Tây Hồ” cũng được sử dụng cho một số hồ khác ở Trung Quốc và các nước láng giềng khác như Nhật Bản với hồ Saiko, Việt Nam với Hồ Tây. Theo thống kê của Lonely Planet, có 800 hồ ở Trung Quốc với tên gọi này. Tuy nhiên, Tây Hồ ở Hàng Châu nổi tiếng nhất do đó tên gọi này thường chỉ áp dụng cho hồ này.
Tây Hồ được truyền tụng trong dân gian là nhất núi, nhị đê, tam đảo, ngũ hồ. bởi Tây Hồ có một ngọn núi (nhất núi) gọi là Cô Sơn chiếm diện tích khoảng 200.000 m² , hai con đê rất nổi tiếng (nhị đê) là đê Tô (苏堤- đê Tô Đông Pha) và đê Bạch (白堤 – đê Bạch Cư Dị), sau này còn có thêm đê Dương Công (杨公堤 – Dương Công đê) nhưng xét về địa linh nhân kiệt tầm vóc và ảnh hưởng thì đê Tô và đê Bạch nổi danh hơn. Trong hồ cũng có ba đảo (tam đảo) là đảo Hồ Tâm Đình, đảo Tiểu Doanh Châu, đảo Nguyễn Công Đôn. Tây Hồ cũng có 5 hồ (ngũ hồ) đó là Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ.
Đê Bạch là do thứ sử nhà thơ Bạch Cư Dị tổ chức nhân dân vùng này đắp vào giữa thời nhà Đường, trong khoảng niên hiệu Trường Khánh (821-824) Bảo Lịch (825-826), Nhà thơ Bạch Cư Dị đã tới Hàng Châu làm thứ sử khoảng năm từ 822 đến năm 825. Ông là một thứ sử giỏi cũng là một nhà thơ tài năng, khi tới nhậm chức sớm nhận ra rằng vùng đất trồng trọt này phụ thuộc vào nguồn nước của Tây Hồ, nhưng do sự cẩu thả của viên thứ sử tiền nhiệm, nên con đê cũ đã sụt lỡ làm cạn kiệt lượng nước Tây Hồ không đủ sức đối phó với tình trạng nhiễu loạn thời tiết và khô hạn của vùng đất nghèo khó khăn này. Do vậy ông đã ra lệnh cho đắp đê cao to hơn, với đập ngăn để giữ nước vì thế đã giải quyết được vấn đề khô hạn. Cuộc sống của cư dân nơi đây được cải thiện các năm sau đó. Ông cũng cho đắp cao Đoạn kiều (cầu gãy) nối liền với Cô Sơn, để thuận tiện cho việc đi bộ, thay vì đi thuyền và cho trồng liễu dọc theo đê, làm cho nó trở thành một phong cảnh đẹp của Tây Hồ. Con đường ấy sau này dân chúng gọi là đê Bạch để ghi nhớ công ông.
Đê Tô là do thứ sử nhà thơ Tô Đông Pha tổ chức nhân dân vùng này đắp vào thời nhà Tống, sau 200 năm so với đê Bạch, Tô Đông Pha (Tô Thức), bị biếm ra Hàng Châu làm thứ sử khoảng cuối năm 1071 đến thời đầu niên hiệu Nguyên Hựu (1086–1094) nhà Tống. Tô Đông Pha vốn sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (tự là Minh Doãn, 1009 – 1066), mẹ ông họ Trình (?- 1057) và em trai là Tô Triệt (tự là Tử Do, 1039 – 1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng. Tô Đông Pha nhân cách cao quý, tính tình trung hậu, theo đạo Phật, từ bi, cương trực, rất mực yêu thương nhân dân, không tham ô hối lộ và thực tài nên sự nghiệp chính trị của ông đầy sóng gió. Ông theo Cựu đảng do Tư Mã Quang cầm đầu chủ trương lãnh đạo theo đường lối khai sáng, tiến đức. Ông là người chỉ trích mạnh mẽ nhất tân pháp của Tân đảng do Vương An Thạch cầm đầu. Năm 1057, sau khi thi đậu, mẹ ông mất, ông phải cùng cha và em chịu tang, không lĩnh chức vụ gì hết. Năm 1060, Đông Pha nhận được một chức quan nhỏ là chủ bạ huyện Phúc Xương tỉnh Hà Nam. Năm 1061, nhậm chức Thiêm phán phủ Phượng Tường tỉnh Thiểm Tây. Năm 1065, vào làm việc ở Sử quán có cơ hội đọc những sách quý và các danh họa tàng trữ ở bí thư các. Năm 1066, cùng em là Tử Do xin nghỉ việc quan lo tang cho cha. Họ phải bỏ gần một năm, vượt mấy nghìn cây số để đưa quan tài cha về quê nhà chôn cất. Năm 1069, Đông Pha trở lại kinh thành nhận chức Giám quan. Suốt những năm sau đó ông cùng em là Tử Do đả kích mạnh mẽ các chính sách cải cách của Tân đảng như “Phép Thị Dịch”, “Phép Mộ Dịch” do thừa tướng Vương An Thạch thi hành. Ông đã làm thơ chỉ trích thuế muối của Vương An Thạch và đã có lần bị người nhà của Vương An Thạch vu oan là lạm dụng quyền lực cướp tiền dân mua bát đĩa. Vua Thần Tông tuy không nghe lời dèm pha nhưng giáng chức chuyển ông ra Hàng Châu, khiến ông ngưng chức Giám quan và rời xa kinh đô, các bài viết của ông ít còn gây nên trở lực cho Vương An Thạch. Chính trong thời gian này Tô Đông Pha đưa vợ con ẩn cư tại Hàng Châu và lưu dấu các kiệt tác nhân văn bền vững với thời gian.
Tô Đông Pha đối diện với vùng trấn nhậm Hàng Châu lúc người dân phải cơ cực gánh chịu nạn hạn hán khốc liệt và sự xuống cấp nghiêm trọng của các hệ thống tưới tiêu. Ông đã chỉ đạo và tổ chức dân chúng nạo vét ao hồ, đắp đê và trồng cây để thích ứng với tình hình thuở đó. Đê Tô tương tự đê Bạch nhưng quy mô dài rộng hơn gấp ba lần. Ông cũng cho trồng các rặng liễu dọc theo các bờ đất của đắp đê và xây 6 chiếc cầu dọc theo chiều dài 2,6 km của đê Tô.
“Tô đê xuân hiểu” ngày nay thành một trong những cảnh đẹp của Tây Hồ. Thành phố Hàng Châu được xếp vào danh sách 10 thành phố đẹp nhất Trung Quốc. Hàng Châu xuất hiện trong câu thành ngữ khá nổi tiếng “Sinh ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu”.
Bài thơ “Tô Đông Pha uống rượu ở Tây Hồ” có nhiều bản dịch Việt khác nhau như dưới đây:
六月二十七日望湖樓醉書其一
黑雲翻墨未遮山,
白雨跳珠亂入船。
捲地風來忽吹散,
望湖樓下水如天。
Hắc vân phiên mặc vị già sơn,
Bạch vũ khiêu châu loạn nhập thuyền.
Quyển địa phong lai hốt xuy tán,
Vọng Hồ lâu hạ thuỷ như thiên.
Dịch nghĩa
Mây kéo đen như mực chưa che kín núi,
Giọt mưa trong như giọt châu nhẩy lung tung vào thuyền.
Bỗng nổi gió ào ào thổi tan hết,
Mặt nước dưới lầu Vọng Hồ lại phẳng như trời.
* Làm vào ngày 27 tháng 6 ở lầu Vọng Hồ lúc đang say.
Mây đen trút mực chưa nhoà núi,
Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền.
Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch,
Dưới lầu bát ngát nước in trời.
(Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân)
Mây đen nửa núi mực bôi lên,
Mưa trắng rơi châu trút xuống thuyền.
Cuốn đất gió đâu lùa thổi hết,
Dưới lầu, màu nước tựa thanh thiên.
(Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê )
Nguồn: Tô Đông Pha, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hoá-Thông tin, 2003
Che núi mây đen tựa mực trôi,
Như châu hạt trắng lựa thuyền rơi.
Ào ào gió cuốn mưa tan hết,
Dưới Vọng Hồ lâu lặng bóng trời.
(Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Lê Xuân Khải )
“Hắc phong bạch vũ” (Gió đen, mưa trắng); “Mã nhĩ đông phong” (Tai ngựa, gió đông); “Ám tống thu ba” (Gửi ngầm sóng thu)… là những tứ thơ nổi tiếng của Tô Đông Pha đã trở thành những khái niệm chủ yếu, thành ngữ nổi tiếng trong văn chương Trung Quốc chuyển tải các tư tưởng triết lý thật thâm hậu của Tô Đông Pha.
“Món ngon nhớ lâu thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha”, nổi tiếng trong dân gian có xuất xứ nơi đê Tô xuân hiểu Hàng Châu là do người dân Tây Hồ đặt tên để vinh danh ông. “Hắc phong bạch vũ” (Gió đen, mưa trắng) là ẩn ngữ giữa đời thường. ‘Từ trời xa xôi, thổi cơn gió đen đứng trên biển’; ‘Mưa trắng vào trong thuyền và làm cho ngọc trai nhảy loạn’. “Ám tống thu ba” ‘Gửi ngầm sóng thu’ là những kiệt tác tuyệt hay, sâu sắc và dễ nhớ. Thơ hay nhớ lâu. Món ngon nhớ đời.
“Hắc phong bạch vũ” (Gió đen, mưa trắng) – Tô Thức viết trong bài “Hữu mỹ đường bạo vũ” (有美堂暴雨): Thiên ngoại hắc phong xuy hải lập, Chiết Đông phi vũ quá giang lai (天外黑風吹海立、浙東飛雨過江來), nghĩa là “Từ trời xa xôi, thổi cơn gió đen đứng trên biển, từ Chiết Đông bay qua mưa về sông”. Và viết trong bài “Vọng hồ lâu” (望湖樓): Bạch vũ khiêu châu loạn nhập thuyền (白雨跳珠亂入船), nghĩa là “Mưa trắng vào trong thuyền và làm cho ngọc trai nhảy loạn”.
“Mã nhĩ đông phong” (Tai ngựa, gió đông) – Trong bài “Sáu lời với trưởng quan Hà” (和何長官六言), Tô Thức viết: Thuyết hướng thị triều công tử, hà thù mã nhĩ đông phong? (說向市朝公子、何殊馬耳東風), nghĩa là “Lời nói cho công tử triều đình, như gió xuân thổi qua tai ngựa thì có gì lạ?”.
“Ám tống thu ba” (Gửi ngầm sóng thu) – Trong bài “Bách bộ hồng” (百步洪), Tô Thức viết: Giai nhân vị khẳng hồi thu ba (佳人未肯回秋波), nghĩa là “Người đẹp chưa muốn quay mắt long lanh”.
Tô Đông Pha là vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân văn.
TÔ ĐÔNG PHA DANH SĨ TINH HOA
Tô Đông Pha danh sĩ tinh hoa, là một trong mười đại văn hào Trung Quốc cổ và cận đại, bao gồm Khuất Nguyên, Tư Mã Thiên, Tào Thực, Lý Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha, Lục Du, Thang Hiển Tổ và Tào Tuyết Cần. Trong đó ,Tô Đông Pha giỏi cả về cổ văn lẫn thơ, phú. Tác phẩm của ông có tổng cộng trên 1 triệu chữ, riêng về thi từ có khoảng 1700 bài, nhiều bài đặc biệt nổi tiếng (xem Trang thơ Tô Thức trên Thi Viện, Tô Đông Pha, uống rượu ở Tây Hồ; ). Cổ văn của ông là “thiên hạ vô địch”, “hành vân, lưu thủy”.như mây trôi nước chảy, trong đó Hậu Xích Bích phú, Tiền Xích Bích phú, là hai viên ngọc quý cổ văn Trung Hoa được người đời rất ngưỡng mộ. Đại văn hào Âu Dương Tu hôm nào nhận được một bài văn của ông thì vui sướng cả ngày, Vua Tống Thần Tông thường đọc bài của ông, có bữa ngự thiện quên cả gắp thức ăn. Vua mừng đến nỗi khi trở về hậu cung đã vui vẻ nói với hoàng hậu: “Tôi đã chọn được hai vị hiền tài ( là Tô Đông Pha và Tô Triệt,) có trình độ làm Tể tướng cho con cháu sau này rồi”..
Tô Đông Pha có nhân cách trung hậu, chuộng đạo Phật, yêu thương nhân dân, tính trung thực khoan hòa, không tham ô hối lộ; ông là người công chính, dám nói, dám làm, dám dâng lời nói thẳng nên sự nghiệp chính trị của ông đầy sóng gió. Tô Đông Pha có cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt đều là những nhân tài hiếm có, danh sĩ lỗi lạc và nhà thơ danh tiếng. Đời Tô Đông Pha trãi qua năm đời vua Tống Nhân Tông, Tống Anh Tông, Tống Thần Tông, Tào thái hậu, Tống Triết Tông của triều đình nhà Tống. Ông cũng là người cùng thời với các Tể tướng Âu Dương Tu, Vương An Thạch , Hàn Kỳ, Tư Mã Quang, Tăng Bố, và những danh tài Trình Di , Tăng Củng…. Tất cả năm vị hoàng đế, năm vị Tể tướng, các bậc danh tài đều thừa nhận tài hoa và học thức của ông nhưng do có sự tranh chấp bè đảng trong triều đình (qua các sự kiện lớn “bắc ngự Liêu Hạ”, “biến pháp và đảng tranh”, khởi đầu “sự biến Tĩnh Khang” được thể hiện rõ trong sách “Tư trị thông giám“) nhất là vì cá tính của Tô Đông Pha rành mạch, công chính nên số phận của ông lên voi xuống, mấy phen đứng trước hoàn cảnh tuyệt vọng nhưng may mắn thoát chết. Trên con đường đầy chông gai ông chưa bao giớ ngưng nghĩ sáng tác, để lại cho đời những kiệt tác văn hóa, thơ ngoài ngàn năm.
Tô Đông Pha là vầng trăng cổ tích. Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Mao Trạch Đông là người nghiền ngẫm rất kỹ các kiệt tác này. Ông đã đọc không biết bao nhiêu lần cuốn Tư trị thông giám để muốn từ trong rối loạn của lịch sử tìm ra đôi điều kinh bang tế thế ( xem Cuộc cờ Thế kỷ của Diệp Vĩnh Liệt, người dịch Thái Nguyễn Bạch Liên 1996).
Triều đại nhà Tống cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, đến lúc nhà Nguyên thay thế. Từ Tống Thái Tổ quân chủ khai quốc đến Tống Thái Tông, đã căn bản thành công dẹp được loạn của thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, thống nhất Trung Quốc. Đến năm Tô Đông Pha ra đời (1037) cũng là lúc Tây Hạ lập quốc, chiến tranh Tống Hạ bùng phát và kéo dài liên tục suốt cho đến khi Tô Đông Pha mất ít năm thì Bắc Tống mất quyền kiểm soát phía bắc cho người Nữ Chân nhà Kim, triều đình nhà Tống trở thành Nam Tống phải lui về phía nam sông Dương Tử và lập kinh đô ở Lâm An (nay là Hàng Châu). Đó là nơi có Tây Hồ, một cảnh đẹp nổi tiếng của Hàng Châu, chốn Tô Đông Pha trấn nhậm làm Thứ sử. Tô Đông Pha đã có công lớn với dân trong việc chống hạn hán, nạo vét ao hồ và và đắp đê, làm cầu để nay Tây Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2011.
Tô Đông Pha, cuộc đời và thời thế có quan hệ rất mật thiết. Ông là danh nhân văn hóa và nhân chứng sống trãi suốt năm thời kỳ Liêu Hạ giao tranh, từ thời kỳ Tống Nhân Tông – Hạ Cảnh Tông, thời kỳ Tống Anh Tông–Hạ Nghị Tông, thời kỳ Tống Thần Tông–Hạ Huệ Tông, thời kỳ Tống Triết Tông–Hạ Sùng Tông, đến Tống Huy Tông–Hạ Sùng Tông thì Tô Đông Pha mất.
Thời Tô Đông Pha quân Tống nhiều lần chiến bại trước Tây Hạ, do vậy Tống Nhân Tông đã bổ nhiệm các danh thần Phạm Trọng Yêm, Phú Bật, Hàn Kì , Bao Chửng và “nghị hòa, dùng tiền của đổi hòa bình” nên đã hạn chế được sự khiêu khích gây hấn của Tây Hạ ở phía Bắc. Nhà Tống cũng bình định được cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao ở phía Nam. Đến thời của Tống Anh Tông, Tống Thần Tông, Tào thái hậu, Tống Triết Tông thì đến lúc vua nhỏ kế vị, hoàng thái hậu tham chính, triều chính bè đảng, quan lại vô dụng, binh lính bất tài, quốc khố cạn kiệt, đất đai bị ngoại bang thôn tính, thuế khóa tăng cao, đời sống dân khổ, dẫn tới khởi nghĩa và bên ngoài thừa cơ lấn chiếm. Đây là thời kỳ “biến pháp và đảng tranh” với phe biến pháp của Vương An Thạch và phe bảo thủ của Tư Mã Quang . Chủ trương biến pháp của Vương An Thạch bao gồm các cải cách tài chính, quân sự, giáo dục (thanh miêu, miễn dịch, thị dịch, bảo giáp, bảo mã, cải cách chế độ thi cử, tuyển dụng quan lại ). Vương An Thạch đã gặp thất bại. Về cải cách kinh tế, hành chính và giáo dục thì bị sự chống đối của các quan lại theo cựu đảng như Tư Mã Quang, Tô Thức, Âu Dương Tu chê là hấp tấp “dực tốc bất đạt” và trái với chế độ và phong tục cũ từ thời Tam Hoàng – Ngũ Đế. Về quân sự thì việc đánh Đại Việt để tìm kiếm thắng lợi bên ngoài nhằm nâng cao sĩ khí dân chúng thì quân nhà Tống bị Lý Thường Kiệt và quân dân Đại Việt đánh bại. Tô Đông Pha nhiều lần bị biếm, bị hãm hại nhưng luôn giữ công chính và trước tác không ngưng nghỉ.
TÔ ĐÔNG PHA CHUYỆN HAY NHỚ MÃI Hoàng Kim
sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn
Tô Đông Pha có nhân cách và tài năng trác tuyệt. Một số chuyện hay nhớ mãi về ông
Chuyện vui về Tô Đông Pha
Tô Đông Pha rất quan tâm đến Phật giáo.Một ngày nọ, trong khi nghiên cứu kinh điển, ông cảm thấy rằng ông đã tỉnh thức và không có tư tưởng mông lung trong đầu óc.Cao hứng, ông đã viết một bài thơ nói rằng ông vững chắc như một tảng đá, không thể bị lay chuyển bởi tám ngọn gió cám dỗ (bát phong truy bất động): được, mất, vu khống, tâng bốc, khen, chê, sợ hãi, vui sướng. Ngay sau đó, ông đã gửi một sứ giả mang bài thơ cho người bạn của mình, một nhà sư sống ở phía bên kia sông, bởi vì ông muốn biết ngưòi bạn nghĩ gì. Nhà sư đã phê bình bài thơ là “ngớ ngẩn” và sau đó gửi trả lại. Nhà thơ giận dữ và lấy thuyền đi gặp nhà sư. Khi đến bến, nhà thi sĩ đợi nhà sư. Ông chất vấn vị tu sĩ: “Tại sao sư lại nói rằng bài thơ của tôi là “ngớ ngẩn”? Nhà sư mỉm cười và nói: “Trong bài thơ của ông bạn, ông nói rằng ông sẽ không bị lay chuyển bởi các thứ được, mất, vu khống, tâng bốc, khen, chê, sợ hãi, vui sướng. Tại sao bạn nổi giận chỉ vì một từ?
(*) Bản dịch tiếng Pháp La Grande Epoque của Đại kỷ nguyên về câu chuyện Tô Đông Pha có thay đổi đôi chút cho dễ hiểu đối với độc gỉa phương tây, cần truy cứu lại bản Hán văn và các bài viết 苏轼 của tiếng Trung, Su Shi, Su Dongpo của tiếng Anh, Tô Thức, Tô Đông Pha của tiếng Việt. Bài thơ “Mưa” rất nổi tiếng của Tô Đông Pha
TÔ ĐÔNG PHA VẦNG TRĂNG CỔ TÍCH Hoàng Kim
Đã theo khoa học siêng đồng áng
Mà vẫn thương hoài việc bút nghiên
Dạy học ngày thung dung lớp trẻ
Tô, Nguyễn đêm vui thú bạn hiền.
Tô Đông Pha, Nguyễn Du là những áng thơ văn tuyệt kỹ. Tới Tây Hồ, thật kỳ thú được đi trên đê Tô ngắm vầng trăng cổ tích. Lãng đãng câu thơ “Mưa” của người hiền đọng mãi ngàn năm: “Mây đen trút mực chưa nhoà núi, Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền. Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch, Dưới lầu bát ngát nước in trời. (Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân). Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng phía tây thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam thuộc miền đông Trung Quốc.
Tô Đông Pha (1037-1101) là nhà thơ văn có nhân cách cao quý thời Tống như vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân văn. Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Mao Trạch Đông là người nghiền ngẫm rất kỹ các kiệt tác này. Ông đã đọc không biết bao nhiêu lần cuốn Tư trị thông giám để tìm trong rối loạn của lịch sử đôi điều kinh bang tế thế ( xem Cuộc cờ Thế kỷ của Diệp Vĩnh Liệt, người dịch Thái Nguyễn Bạch Liên 1996). Nguyễn Du 250 năm nhìn lại cũng còn nhiều điều chưa thấu tỏ. Tô Đông Pha thơ ngoài ngàn năm, mỗi năm tôi thường đọc lại và suy ngẫm
TÔ ĐÔNG PHA UỐNG RƯỢU Ở TÂY HỒ
Uống rượu ở Tây Hồ lúc đầu trời tạnh, sau mưa
Dưới nắng long lanh màu nước biếc
Trong mưa huyền ảo vẻ non tươi
Tây hồ khá sánh cùng Tây tử
Nhạt phấn nồng son thảy tuyệt vời.
Tô Thức (1036-1101) tự là Tử Chiêm, hiệu là Đông Pha cư sĩ, người My Sơn (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ông từng làm quan Thái thú. Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn. Tô Đông Pha là người có tài nhất, tư tưởng và tính tình khoáng đạt nhất trong số bát đại gia của Trung Hoa. Trang thơ Tô Đông Pha) – Thi Viện và Tô Đông Pha – Wikipedia tiếng Việt.. Ảnh Tây Hồ (hồ Hàng Châu) nơi Tô Đông Pha làm Thứ sử và có công lớn với dân trong việc chống hạn hán, nạo vét ao hồ và và đắp đê, làm cầu để nay Tây Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2011.
Mây đen trút mực chưa nhoà núi,
Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền.
Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch,
Dưới lầu bát ngát nước in trời.
(Bản dịch của Nam Trân)
Mây đen nửa núi mực bôi lên,
Mưa trắng rơi châu trút xuống thuyền.
Cuốn đất gió đâu lùa thổi hết,
Dưới lầu, màu nước tựa thanh thiên.
(Bản dịch của Nguyễn Hiến Lê )
Nguồn: Tô Đông Pha, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hoá-Thông tin, 2003
Che núi mây đen tựa mực trôi,
Như châu hạt trắng lựa thuyền rơi.
Ào ào gió cuốn mưa tan hết,
Dưới Vọng Hồ lâu lặng bóng trời.
* Làm vào ngày 27 tháng 6 ở lầu Vọng Hồ lúc đang say kỳ 1
(Bản dịch của Lê Xuân Khải )
六月二十七日望湖樓醉書其一
黑雲翻墨未遮山,
白雨跳珠亂入船。
捲地風來忽吹散,
望湖樓下水如天。
Dịch nghĩa
Mây kéo đen như mực chưa che kín núi,
Giọt mưa trong như giọt châu nhẩy lung tung vào thuyền.
Bỗng nổi gió ào ào thổi tan hết,
Mặt nước dưới lầu Vọng Hồ lại phẳng như trời.
TÔ ĐÔNG PHA THƠ NGOÀI NGÀN NĂM Hoàng Kim
Tô Đông Pha tên thật là Tô Thức, tự là Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1037 tại Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, mất ngày 24 tháng 8 năm 1101 tại Thường Châu. Tô Đông Pha là chính khách lỗi lạc, nhà văn và nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống, ông là nhà phật học, nhà thư pháp, họa sĩ, nhà dược học, người sành ăn. Tô Đông Pha nhân cách cao quý, việc tốt truyền đời, tình yêu tuyệt vời, thơ văn kiệt tác, thư pháp lừng lẫy, miếng ngon nhớ lâu, là vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân loại.
Tô Đông Pha là một nhân vật quan trọng trong chính trị thời Tống, ông cùng Tư Mã Quang cựu tể tướng và sử gia danh tiếng thuộc phái “coi trọng đạo đức, lẽ phải, kỷ cương”, đối lập với chính sách mới “cường thịnh và phát triển lớn mạnh quốc gia bất chấp đạo lý” do Vương An Thạch chủ trương. Tô Đông Pha đã nổi tiếng là một nhà viết chính luận, các tác phẩm văn của ông đều đặc biệt sâu sắc, góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí và hiểu biết bách khoa thư, văn học du lịch Trung Quốc thế kỷ thứ 11. Thơ Tô Đông Pha nổi tiếng suốt lịch sử lâu dài, có tầm ảnh hưởng rộng lớn tại Trung Quốc, Nhật Bản và các vùng lân cận, cũng được biết đến trong phần nói tiếng Anh trên thế giới thông qua các bản dịch của Arthur Waley và các người khác. Về biểu tượng nghệ thuật, Tô Đông Pha được coi là nhân cách ưu việt của thế kỷ XI. “Thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha” là món ăn ngon nổi tiếng Hàng Châu, được đặt tên để vinh danh ông.
TÔ ĐÔNG PHA UỐNG RƯỢU Ở TÂY HỒ
Mây đen trút mực chưa nhoà núi,
Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền.
Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch,
Dưới lầu bát ngát nước in trời.
Thơ Tô Đông Pha, bản dịch này của Nam Trân là một kiệt tác thơ chuyển ngữ Việt Trung hay hiếm thấy. Dịch giả Nam Tran đã dịch thuật tuyệt vời thơ Tô Đông Pha sang tiếng Việt.
Tô Đông Pha uống rượu ở Tây Hồ một bài khác cũng là một trong những kiệt tác thơ ngoài nghìn năm, được nhiều người ưa chuộng, bài thơ do Nam Trân dịch tiếng Việt.
Uống rượu ở Tây Hồ lúc đầu trời tạnh, sau mưa
Dưới nắng long lanh màu nước biếc Trong mưa huyền ảo vẻ non tươi Tây hồ khá sánh cùng Tây tử Nhạt phấn nồng son thảy tuyệt vời. Người dịch: Nam Trân.
Trích từ nguồn: http://www.thivien.net
Tô Thức từng làm quan Thái thú. Cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt, đều là các đại gia thi văn. Tô Đông Pha là người có tài nhất, tư tưởng và tính tình khoáng đạt nhất trong số bát đại gia của Trung Hoa. Trang thơ Tô Đông Pha – Thi Viện và Tô Thức – Wikipedia tiếng Việt có ghi chép văn thơ ông.
Trong văn chương Việt , Cao Bá Quát nói về “chàng Tô nấn ná mãi/ Tấm áo rách tơi rồi” là tả về thời kỳ khó khăn này của Tô Đông Pha (bài “Đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ” Hoàng Kim có trích dẫn nguyên văn bài thơ này).
ẢI HOÀNH SƠN
Cao Bá Quát
Non cao nêu đất nước,
Liền một dẫy ra khơi.
Thành cũ trăm năm vững,
Ải xa nghìn dặm dài.
Chim về rừng lác đác,
Mây bám núi chơi vơi.
Chàng Tô nấn ná mãi,
Tấm áo rách tơi rồi.
HOÀNH SƠN QUAN
Địa biểu lập sàn nhan,
Liêu phong đáo hải gian.
Bách niên khan cổ lũy,
Thiên lý nhập trùng quan.
Túc điểu sơ đầu thụ,
Qui vân bán ủng sơn.
Trì trì Tô Quí tử,
Cừu tệ vị tri hoàn.
Bản dịch của Hóa Dân
Nguồn: Lương Sơn Thi Đàn
Cao Bá Quát quốc sư của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương trong lịch sử lúc thế lực triều Nguyễn đang mạnh và sự tranh chấp ngai vàng thời vua Tư Đức chưa là tình thế chín muồi, khác với sự đánh giá của Nguyễn Hàm Ninh bậc thầy của vua và là bạn chí thiết của Cao. Rốt cục Cao khởi nghĩa, bị thất bại và bị trả thù khốc liệt “tru di tam tộc’ .
Tô Đông Pha nhân cách trung hậu, điềm tĩnh sâu sắc, giỏi biến dịch. Ông chấp nhận nghịch cảnh để cải biến nơi Tây Hồ từ chỗ khô cằn, thiếu nước sinh hoạt, dân tình đói khổ, mà những kẻ ghen người hiền ghét người tài đã mưu mô điều ông trấn nhậm để đày đọa ông, thành một nơi nay là danh thắng Trung Quốc và Di sản Văn hóa Thế giới
Tây Hồ là nơi Tô Đông Pha cách đây ngàn năm đã làm Thứ sử. Ông có công lớn với dân vùng này trong việc biến một vùng đất hoang vu nghèo nàn và khó khăn trở thành nơi thắng tích. Tô Đông Pha đã giúp dân chống hạn hán, nạo vét ao hồ, đắp đê và làm cầu để nay Tây Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới, UNESCO công nhận năm 2011.
Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng phía tây thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cách Thượng Hải 180 km về phía Tây Nam thuộc miền đông Trung Quốc. Chiều dài lớn nhất của Tây Hồ theo hướng bắc-nam là 3,3 km còn chiều rộng lớn nhất theo hướng đông-tây là 2,8 km. Diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3 km², trong đó phần diện tích chứa nước khoảng 5,66 km². Cảnh quan văn hóa Tây Hồ đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011, và nó được miêu tả là có “ảnh hưởng tới việc thiết kế vườn ở phần còn lại của Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ.”. Tên gọi “Tây Hồ” cũng được sử dụng cho một số hồ khác ở Trung Quốc và các nước láng giềng khác như Nhật Bản với hồ Saiko, Việt Nam với Hồ Tây. Theo thống kê của Lonely Planet, có 800 hồ ở Trung Quốc với tên gọi này. Tuy nhiên, Tây Hồ ở Hàng Châu nổi tiếng nhất do đó tên gọi này thường chỉ áp dụng cho hồ này.
Tây Hồ được truyền tụng trong dân gian là nhất núi, nhị đê, tam đảo, ngũ hồ. bởi Tây Hồ có một ngọn núi (nhất núi) gọi là Cô Sơn chiếm diện tích khoảng 200.000 m² , hai con đê rất nổi tiếng (nhị đê) là đê Tô (苏堤- đê Tô Đông Pha) và đê Bạch (白堤 – đê Bạch Cư Dị), sau này còn có thêm đê Dương Công (杨公堤 – Dương Công đê) nhưng xét về địa linh nhân kiệt tầm vóc và ảnh hưởng thì đê Tô và đê Bạch nổi danh hơn. Trong hồ cũng có ba đảo (tam đảo) là đảo Hồ Tâm Đình, đảo Tiểu Doanh Châu, đảo Nguyễn Công Đôn. Tây Hồ cũng có 5 hồ (ngũ hồ) đó là Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ.
Đê Bạch là do thứ sử nhà thơ Bạch Cư Dị tổ chức nhân dân vùng này đắp vào giữa thời nhà Đường, trong khoảng niên hiệu Trường Khánh (821-824) Bảo Lịch (825-826), Nhà thơ Bạch Cư Dị đã tới Hàng Châu làm thứ sử khoảng năm từ 822 đến năm 825. Ông là một thứ sử giỏi cũng là một nhà thơ tài năng, khi tới nhậm chức sớm nhận ra rằng vùng đất trồng trọt này phụ thuộc vào nguồn nước của Tây Hồ, nhưng do sự cẩu thả của viên thứ sử tiền nhiệm, nên con đê cũ đã sụt lỡ làm cạn kiệt lượng nước Tây Hồ không đủ sức đối phó với tình trạng nhiễu loạn thời tiết và khô hạn của vùng đất nghèo khó khăn này. Do vậy ông đã ra lệnh cho đắp đê cao to hơn, với đập ngăn để giữ nước vì thế đã giải quyết được vấn đề khô hạn. Cuộc sống của cư dân nơi đây được cải thiện các năm sau đó. Ông cũng cho đắp cao Đoạn kiều (cầu gãy) nối liền với Cô Sơn, để thuận tiện cho việc đi bộ, thay vì đi thuyền và cho trồng liễu dọc theo đê, làm cho nó trở thành một phong cảnh đẹp của Tây Hồ. Con đường ấy sau này dân chúng gọi là đê Bạch để ghi nhớ công ông.
Đê Tô là do thứ sử nhà thơ Tô Đông Pha tổ chức nhân dân vùng này đắp vào thời nhà Tống, sau 200 năm so với đê Bạch, Tô Đông Pha (Tô Thức), bị biếm ra Hàng Châu làm thứ sử khoảng cuối năm 1071 đến thời đầu niên hiệu Nguyên Hựu (1086–1094) nhà Tống. Tô Đông Pha vốn sinh ra tại Mi Sơn, Mi Châu, nay là địa cấp thị Mi Sơn, tỉnh Tứ Xuyên. Ông nội Đông Pha tên là Tô Tự, cha ông là Tô Tuân (tự là Minh Doãn, 1009 – 1066), mẹ ông họ Trình (?- 1057) và em trai là Tô Triệt (tự là Tử Do, 1039 – 1112). Ba cha con ông đều là những nhà thơ có tiếng. Tô Đông Pha nhân cách cao quý, tính tình trung hậu, theo đạo Phật, từ bi, cương trực, rất mực yêu thương nhân dân, không tham ô hối lộ và thực tài nên sự nghiệp chính trị của ông đầy sóng gió. Ông theo Cựu đảng do Tư Mã Quang cầm đầu chủ trương lãnh đạo theo đường lối khai sáng, tiến đức. Ông là người chỉ trích mạnh mẽ nhất tân pháp của Tân đảng do Vương An Thạch cầm đầu. Năm 1057, sau khi thi đậu, mẹ ông mất, ông phải cùng cha và em chịu tang, không lĩnh chức vụ gì hết. Năm 1060, Đông Pha nhận được một chức quan nhỏ là chủ bạ huyện Phúc Xương tỉnh Hà Nam. Năm 1061, nhậm chức Thiêm phán phủ Phượng Tường tỉnh Thiểm Tây. Năm 1065, vào làm việc ở Sử quán có cơ hội đọc những sách quý và các danh họa tàng trữ ở bí thư các. Năm 1066, cùng em là Tử Do xin nghỉ việc quan lo tang cho cha. Họ phải bỏ gần một năm, vượt mấy nghìn cây số để đưa quan tài cha về quê nhà chôn cất. Năm 1069, Đông Pha trở lại kinh thành nhận chức Giám quan. Suốt những năm sau đó ông cùng em là Tử Do đả kích mạnh mẽ các chính sách cải cách của Tân đảng như “Phép Thị Dịch”, “Phép Mộ Dịch” do thừa tướng Vương An Thạch thi hành. Ông đã làm thơ chỉ trích thuế muối của Vương An Thạch và đã có lần bị người nhà của Vương An Thạch vu oan là lạm dụng quyền lực cướp tiền dân mua bát đĩa. Vua Thần Tông tuy không nghe lời dèm pha nhưng giáng chức chuyển ông ra Hàng Châu, khiến ông ngưng chức Giám quan và rời xa kinh đô, các bài viết của ông ít còn gây nên trở lực cho Vương An Thạch. Chính trong thời gian này Tô Đông Pha đưa vợ con ẩn cư tại Hàng Châu và lưu dấu các kiệt tác nhân văn bền vững với thời gian.
Tô Đông Pha đối diện với vùng trấn nhậm Hàng Châu lúc người dân phải cơ cực gánh chịu nạn hạn hán khốc liệt và sự xuống cấp nghiêm trọng của các hệ thống tưới tiêu. Ông đã chỉ đạo và tổ chức dân chúng nạo vét ao hồ, đắp đê và trồng cây để thích ứng với tình hình thuở đó. Đê Tô tương tự đê Bạch nhưng quy mô dài rộng hơn gấp ba lần. Ông cũng cho trồng các rặng liễu dọc theo các bờ đất của đắp đê và xây 6 chiếc cầu dọc theo chiều dài 2,6 km của đê Tô.
“Tô đê xuân hiểu” ngày nay thành một trong những cảnh đẹp của Tây Hồ. Thành phố Hàng Châu được xếp vào danh sách 10 thành phố đẹp nhất Trung Quốc. Hàng Châu xuất hiện trong câu thành ngữ khá nổi tiếng “Sinh ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu”.
Bài thơ “Tô Đông Pha uống rượu ở Tây Hồ” có nhiều bản dịch Việt khác nhau như dưới đây:
六月二十七日望湖樓醉書其一
黑雲翻墨未遮山,
白雨跳珠亂入船。
捲地風來忽吹散,
望湖樓下水如天。
Hắc vân phiên mặc vị già sơn,
Bạch vũ khiêu châu loạn nhập thuyền.
Quyển địa phong lai hốt xuy tán,
Vọng Hồ lâu hạ thuỷ như thiên.
Dịch nghĩa
Mây kéo đen như mực chưa che kín núi,
Giọt mưa trong như giọt châu nhẩy lung tung vào thuyền.
Bỗng nổi gió ào ào thổi tan hết,
Mặt nước dưới lầu Vọng Hồ lại phẳng như trời.
* Làm vào ngày 27 tháng 6 ở lầu Vọng Hồ lúc đang say.
Mây đen trút mực chưa nhoà núi,
Mưa trắng gieo châu nhảy rộn thuyền.
Trận gió bỗng đâu lôi cuốn sạch,
Dưới lầu bát ngát nước in trời.
(Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nam Trân)
Mây đen nửa núi mực bôi lên,
Mưa trắng rơi châu trút xuống thuyền.
Cuốn đất gió đâu lùa thổi hết,
Dưới lầu, màu nước tựa thanh thiên.
(Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Nguyễn Hiến Lê )
Nguồn: Tô Đông Pha, Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hoá-Thông tin, 2003
Che núi mây đen tựa mực trôi,
Như châu hạt trắng lựa thuyền rơi.
Ào ào gió cuốn mưa tan hết,
Dưới Vọng Hồ lâu lặng bóng trời.
(Mưa, thơ Tô Đông Pha, bản dịch của Lê Xuân Khải )
“Hắc phong bạch vũ” (Gió đen, mưa trắng); “Mã nhĩ đông phong” (Tai ngựa, gió đông); “Ám tống thu ba” (Gửi ngầm sóng thu)… là những tứ thơ nổi tiếng của Tô Đông Pha đã trở thành những khái niệm chủ yếu, thành ngữ nổi tiếng trong văn chương Trung Quốc chuyển tải các tư tưởng triết lý thật thâm hậu của Tô Đông Pha.
“Món ngon nhớ lâu thịt lợn kho Tàu Tô Đông Pha”, nổi tiếng trong dân gian có xuất xứ nơi đê Tô xuân hiểu Hàng Châu là do người dân Tây Hồ đặt tên để vinh danh ông. “Hắc phong bạch vũ” (Gió đen, mưa trắng) là ẩn ngữ giữa đời thường. ‘Từ trời xa xôi, thổi cơn gió đen đứng trên biển’; ‘Mưa trắng vào trong thuyền và làm cho ngọc trai nhảy loạn’. “Ám tống thu ba” ‘Gửi ngầm sóng thu’ là những kiệt tác tuyệt hay, sâu sắc và dễ nhớ. Thơ hay nhớ lâu. Món ngon nhớ đời.
“Hắc phong bạch vũ” (Gió đen, mưa trắng) – Tô Thức viết trong bài “Hữu mỹ đường bạo vũ” (有美堂暴雨): Thiên ngoại hắc phong xuy hải lập, Chiết Đông phi vũ quá giang lai (天外黑風吹海立、浙東飛雨過江來), nghĩa là “Từ trời xa xôi, thổi cơn gió đen đứng trên biển, từ Chiết Đông bay qua mưa về sông”. Và viết trong bài “Vọng hồ lâu” (望湖樓): Bạch vũ khiêu châu loạn nhập thuyền (白雨跳珠亂入船), nghĩa là “Mưa trắng vào trong thuyền và làm cho ngọc trai nhảy loạn”.
“Mã nhĩ đông phong” (Tai ngựa, gió đông) – Trong bài “Sáu lời với trưởng quan Hà” (和何長官六言), Tô Thức viết: Thuyết hướng thị triều công tử, hà thù mã nhĩ đông phong? (說向市朝公子、何殊馬耳東風), nghĩa là “Lời nói cho công tử triều đình, như gió xuân thổi qua tai ngựa thì có gì lạ?”.
“Ám tống thu ba” (Gửi ngầm sóng thu) – Trong bài “Bách bộ hồng” (百步洪), Tô Thức viết: Giai nhân vị khẳng hồi thu ba (佳人未肯回秋波), nghĩa là “Người đẹp chưa muốn quay mắt long lanh”.
Tô Đông Pha là vầng trăng cổ tích lồng lộng trên bầu trời nhân văn.
TÔ ĐÔNG PHA DANH SĨ TINH HOA
Tô Đông Pha danh sĩ tinh hoa, là một trong mười đại văn hào Trung Quốc cổ và cận đại, bao gồm Khuất Nguyên, Tư Mã Thiên, Tào Thực, Lý Bạch, Đổ Phủ, Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha, Lục Du, Thang Hiển Tổ và Tào Tuyết Cần. Trong đó ,Tô Đông Pha giỏi cả về cổ văn lẫn thơ, phú. Tác phẩm của ông có tổng cộng trên 1 triệu chữ, riêng về thi từ có khoảng 1700 bài, nhiều bài đặc biệt nổi tiếng (xem Trang thơ Tô Thức trên Thi Viện, Tô Đông Pha, uống rượu ở Tây Hồ; ). Cổ văn của ông là “thiên hạ vô địch”, “hành vân, lưu thủy”.như mây trôi nước chảy, trong đó Hậu Xích Bích phú, Tiền Xích Bích phú, là hai viên ngọc quý cổ văn Trung Hoa được người đời rất ngưỡng mộ. Đại văn hào Âu Dương Tu hôm nào nhận được một bài văn của ông thì vui sướng cả ngày, Vua Tống Thần Tông thường đọc bài của ông, có bữa ngự thiện quên cả gắp thức ăn. Vua mừng đến nỗi khi trở về hậu cung đã vui vẻ nói với hoàng hậu: “Tôi đã chọn được hai vị hiền tài ( là Tô Đông Pha và Tô Triệt,) có trình độ làm Tể tướng cho con cháu sau này rồi”..
Tô Đông Pha có nhân cách trung hậu, chuộng đạo Phật, yêu thương nhân dân, tính trung thực khoan hòa, không tham ô hối lộ; ông là người công chính, dám nói, dám làm, dám dâng lời nói thẳng nên sự nghiệp chính trị của ông đầy sóng gió. Tô Đông Pha có cha là Tô Tuân, em là Tô Triệt đều là những nhân tài hiếm có, danh sĩ lỗi lạc và nhà thơ danh tiếng. Đời Tô Đông Pha trãi qua năm đời vua Tống Nhân Tông, Tống Anh Tông, Tống Thần Tông, Tào thái hậu, Tống Triết Tông của triều đình nhà Tống. Ông cũng là người cùng thời với các Tể tướng Âu Dương Tu, Vương An Thạch , Hàn Kỳ, Tư Mã Quang, Tăng Bố, và những danh tài Trình Di , Tăng Củng…. Tất cả năm vị hoàng đế, năm vị Tể tướng, các bậc danh tài đều thừa nhận tài hoa và học thức của ông nhưng do có sự tranh chấp bè đảng trong triều đình (qua các sự kiện lớn “bắc ngự Liêu Hạ”, “biến pháp và đảng tranh”, khởi đầu “sự biến Tĩnh Khang” được thể hiện rõ trong sách “Tư trị thông giám“) nhất là vì cá tính của Tô Đông Pha rành mạch, công chính nên số phận của ông lên voi xuống, mấy phen đứng trước hoàn cảnh tuyệt vọng nhưng may mắn thoát chết. Trên con đường đầy chông gai ông chưa bao giớ ngưng nghĩ sáng tác, để lại cho đời những kiệt tác văn hóa, thơ ngoài ngàn năm.
Tô Đông Pha là vầng trăng cổ tích. Thơ văn Tô Đông Pha và Tư trị thông giám của Tư Mã Quang là kiệt tác soi tỏ nhiều uẩn khúc của lịch sử. Mao Trạch Đông là người nghiền ngẫm rất kỹ các kiệt tác này. Ông đã đọc không biết bao nhiêu lần cuốn Tư trị thông giám để muốn từ trong rối loạn của lịch sử tìm ra đôi điều kinh bang tế thế ( xem Cuộc cờ Thế kỷ của Diệp Vĩnh Liệt, người dịch Thái Nguyễn Bạch Liên 1996).
Triều đại nhà Tống cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, đến lúc nhà Nguyên thay thế. Từ Tống Thái Tổ quân chủ khai quốc đến Tống Thái Tông, đã căn bản thành công dẹp được loạn của thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, thống nhất Trung Quốc. Đến năm Tô Đông Pha ra đời (1037) cũng là lúc Tây Hạ lập quốc, chiến tranh Tống Hạ bùng phát và kéo dài liên tục suốt cho đến khi Tô Đông Pha mất ít năm thì Bắc Tống mất quyền kiểm soát phía bắc cho người Nữ Chân nhà Kim, triều đình nhà Tống trở thành Nam Tống phải lui về phía nam sông Dương Tử và lập kinh đô ở Lâm An (nay là Hàng Châu). Đó là nơi có Tây Hồ, một cảnh đẹp nổi tiếng của Hàng Châu, chốn Tô Đông Pha trấn nhậm làm Thứ sử. Tô Đông Pha đã có công lớn với dân trong việc chống hạn hán, nạo vét ao hồ và và đắp đê, làm cầu để nay Tây Hồ trở thành di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 2011.
Tô Đông Pha, cuộc đời và thời thế có quan hệ rất mật thiết. Ông là danh nhân văn hóa và nhân chứng sống trãi suốt năm thời kỳ Liêu Hạ giao tranh, từ thời kỳ Tống Nhân Tông – Hạ Cảnh Tông, thời kỳ Tống Anh Tông–Hạ Nghị Tông, thời kỳ Tống Thần Tông–Hạ Huệ Tông, thời kỳ Tống Triết Tông–Hạ Sùng Tông, đến Tống Huy Tông–Hạ Sùng Tông thì Tô Đông Pha mất.
Thời Tô Đông Pha quân Tống nhiều lần chiến bại trước Tây Hạ, do vậy Tống Nhân Tông đã bổ nhiệm các danh thần Phạm Trọng Yêm, Phú Bật, Hàn Kì , Bao Chửng và “nghị hòa, dùng tiền của đổi hòa bình” nên đã hạn chế được sự khiêu khích gây hấn của Tây Hạ ở phía Bắc. Nhà Tống cũng bình định được cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao ở phía Nam. Đến thời của Tống Anh Tông, Tống Thần Tông, Tào thái hậu, Tống Triết Tông thì đến lúc vua nhỏ kế vị, hoàng thái hậu tham chính, triều chính bè đảng, quan lại vô dụng, binh lính bất tài, quốc khố cạn kiệt, đất đai bị ngoại bang thôn tính, thuế khóa tăng cao, đời sống dân khổ, dẫn tới khởi nghĩa và bên ngoài thừa cơ lấn chiếm. Đây là thời kỳ “biến pháp và đảng tranh” với phe biến pháp của Vương An Thạch và phe bảo thủ của Tư Mã Quang . Chủ trương biến pháp của Vương An Thạch bao gồm các cải cách tài chính, quân sự, giáo dục (thanh miêu, miễn dịch, thị dịch, bảo giáp, bảo mã, cải cách chế độ thi cử, tuyển dụng quan lại ). Vương An Thạch đã gặp thất bại. Về cải cách kinh tế, hành chính và giáo dục thì bị sự chống đối của các quan lại theo cựu đảng như Tư Mã Quang, Tô Thức, Âu Dương Tu chê là hấp tấp “dực tốc bất đạt” và trái với chế độ và phong tục cũ từ thời Tam Hoàng – Ngũ Đế. Về quân sự thì việc đánh Đại Việt để tìm kiếm thắng lợi bên ngoài nhằm nâng cao sĩ khí dân chúng thì quân nhà Tống bị Lý Thường Kiệt và quân dân Đại Việt đánh bại. Tô Đông Pha nhiều lần bị biếm, bị hãm hại nhưng luôn giữ công chính và trước tác không ngưng nghỉ.
TÔ ĐÔNG PHA CHUYỆN HAY NHỚ MÃI Hoàng Kim
sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn
Tô Đông Pha có nhân cách và tài năng trác tuyệt. Một số chuyện hay nhớ mãi về ông
Chuyện vui về Tô Đông Pha
Tô Đông Pha rất quan tâm đến Phật giáo.Một ngày nọ, trong khi nghiên cứu kinh điển, ông cảm thấy rằng ông đã tỉnh thức và không có tư tưởng mông lung trong đầu óc.Cao hứng, ông đã viết một bài thơ nói rằng ông vững chắc như một tảng đá, không thể bị lay chuyển bởi tám ngọn gió cám dỗ (bát phong truy bất động): được, mất, vu khống, tâng bốc, khen, chê, sợ hãi, vui sướng. Ngay sau đó, ông đã gửi một sứ giả mang bài thơ cho người bạn của mình, một nhà sư sống ở phía bên kia sông, bởi vì ông muốn biết ngưòi bạn nghĩ gì. Nhà sư đã phê bình bài thơ là “ngớ ngẩn” và sau đó gửi trả lại. Nhà thơ giận dữ và lấy thuyền đi gặp nhà sư. Khi đến bến, nhà thi sĩ đợi nhà sư. Ông chất vấn vị tu sĩ: “Tại sao sư lại nói rằng bài thơ của tôi là “ngớ ngẩn”? Nhà sư mỉm cười và nói: “Trong bài thơ của ông bạn, ông nói rằng ông sẽ không bị lay chuyển bởi các thứ được, mất, vu khống, tâng bốc, khen, chê, sợ hãi, vui sướng. Tại sao bạn nổi giận chỉ vì một từ?
(*) Bản dịch tiếng Pháp La Grande Epoque của Đại kỷ nguyên về câu chuyện Tô Đông Pha có thay đổi đôi chút cho dễ hiểu đối với độc gỉa phương tây, cần truy cứu lại bản Hán văn và các bài viết 苏轼 của tiếng Trung, Su Shi, Su Dongpo của tiếng Anh, Tô Thức, Tô Đông Pha của tiếng Việt. Bài thơ “Mưa” rất nổi tiếng của Tô Đông Pha xem tiếp tại đây
Chuyện tình của Tô Đông Pha
Huyền Viêm nguồn Việt Văn Mới http://newvietart.com/index4.67.html kể: Tô Đông Pha tên thật là Tô Thức, tự là Tử Chiêm, sinh năm 1036 (1), người huyện My Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, đỗ tiến sĩ năm 1057 dưới đời vua Tống Nhân Tông, là một trong bát đại gia Đường Tống (2). Thơ văn ông nổi tiếng một thời, không ai sánh kịp. Ông lại có tài hội họa và viết chữ rất đẹp. Hoạn lộ long đong, nhiều lần bị biếm. Ông Tô có một cô em họ xinh đẹp, hiền hậu và thông minh, ông yêu quí lắm và nàng cũng rất yêu ông nhưng không cưới được vì bà con gần quá nên mẹ ông ngăn cản. Ông ân hận suốt đời vì điều đó bởi đây là mối tình đầu của ông.Khi Tô Thức đã lớn, học giỏi, đủ sức đi thi thì cha mẹ lo cưới vợ cho ông (và cho cả em ông là Tô Triệt nữa) để có một nàng dâu ở trong miền vì e rằng nếu ông lên kinh thi đỗ thì sẽ bị các danh gia vọng tộc đem cái mồi vinh hoa phú quí ra nhử để gả con gái cho. Vợ ông họ Vương tên Phất, năm ấy ông mười tám tuổi và Vương Phất mười lăm.
Người Bạn Tình Chung Nàng Vương là người vợ hiền, rất quí yêu chồng, thường đứng nép sau màn nghe chồng nói chuyện với khách và khuyên chồng nên xa lánh người này người khác : – Người ấy luôn đón trước ý nhà để nói cho nhà vui lòng, giao du với họ chỉ mất thì giờ. Hoặc nhắc nhở chồng : – Nhà nên coi chừng hạng người vồn vã quá, người tốt giao du với nhau tình thường lạt như nước lã ; nước lã không có mùi vị đậm đà nhưng không bao giờ làm cho ta chán. Đông Pha thường khen vợ về sự khôn ngoan này (3).Năm 1065 Vương Phất từ trần lúc nàng mới 26 tuổi, an táng tại Tứ Xuyên. Tô Thức thương tiếc lắm. Nàng để lại cho chồng một người con trai mới biết đi, tên là Tô Mại. Trước khi từ giã cõi đời, nàng Vương Phất trối trăng với chồng là nên tục huyền với Vương Nhuận Chi, em họ của nàng và rất giống nàng để chăm sóc ông và nuôi dạy Tô Mại. Ông khóc mà nhận lời. Mười năm sau (tức năm Ất Mão 1075), ông Tô đang làm tri châu ở Mật Châu (Sơn Đông), cách Tứ Xuyên hàng ngàn dặm, đêm nằm mơ thấy người vợ đã khuất, lúc thức dậy làm bài từ điệu “Giang thành tử” trong đó có những câu :…Thập niên sinh tử lưỡng mang mang
Bất tư lường
Tự nan vong
Thiên lý cô phần
Vô xứ thoại thê lương
Túng sử tương phùng ưng bất thức
Trần mãn diện
Mấn như sương…
Nguyễn thị Bích Hải dịch :
Mười năm sống thác đôi nơi,
Nghĩ mà chi, vẫn khôn nguôi nhớ nàng.
Cô đơn phần mộ dặm ngàn,
Nói làm sao xiết muôn vàn thê lương.
Gặp nhau còn nhận ra chăng?
Mặt bụi nhuốm, tóc pha sương ngỡ ngàng…
Tô Thức là người đầu tiên làm từ điệu vong.
Bảy năm sau (1082), khi ông Tô xuôi dòng Trường giang, cùng bạn thưởng trăng trên sông dưới chân núi Xích Bích, từ của ông còn phảng phất nỗi thương xót ngậm ngùi :
Cố quốc thần du
Đa tình ưng tiếu ngã
Tảo sinh hoa phát… (Niệm Nô Kiều)
(Hồn thả về chơi cố quận
Bạn tình chung có lẽ cười ta
Chưa chi đầu đã bạc…)
Bạn tình chung nơi cố quận hẳn là vong hồn nàng Vương Phất. Năm ấy ông mới 46 tuổi.
Đấu Rượu Cho Chàng Vợ mất ba năm, đoạn tang, năm 1068 Tô Thức theo lời vợ, tục huyền với cô em họ của Vương Phất là Vương Nhuận Chi, hai mươi tuổi. Không giỏi dắn đảm đang bằng chị nhưng nàng cũng rất quí yêu chồng, chăm sóc con của mình và con riêng của chồng (Tô Mại) rất chu đáo và suốt đời chia sẻ những khó khăn gian khổ với chồng. Nàng là người hiền thục lại rất chiều chồng. Biết chồng thích rượu, lúc nào nàng cũng sắm sẵn một đấu rượu để khi chồng cần thì có ngay. Chuyện này Tô Thức kể lại trong bài “Hậu Xích Bích phú” như sau :
“Khách nói : Sẩm tối, tôi cất lưới được một con cá, miệng to vảy nhỏ, hình dáng tựa con lư ở Tùng Giang (4). Tìm đâu ra được rượu đây?
Tôi về bàn với nhà tôi. Nhà tôi đáp :“Thiếp có một đấu rượu, cất đã lâu, phòng lúc nhà bất thần dùng đến”. (Nguyên văn : Ngã hữu đấu tửu, tàng chi cữu hĩ. Dĩ đãi tử, bất thời chi nhu). Thế là xách rượu và cá, lại đi chơi dưới chân Xích Bích một lần nữa”.
Nhà phê bình văn học lỗi lạc của Trung Quốc là Kim Thánh Thán đời Thanh cũng có nhắc lại chuyện này trong lời phê bình cuốn “Mái Tây” (Tây sương ký) của Vương Thực Phủ. Ông viết : “Mười năm chia tay bạn, chiều tối chợt bạn xuất hiện. Mở cửa, tay nắm chặt tay, chẳng kịp hỏi tới nhà mình bằng thuyền hay bằng ngựa. Cũng chẳng kịp mời ngồi ghế hay ngồi giường. Hàn huyên qua loa, vội chạy vào nhà trong, thấp giọng hỏi vợ rằng : -“Mình liệu có đấu rượu của Tô Đông Pha không? Vợ tươi cười rút cành trâm vàng đang cài trên đầu trao cho. Thế là đủ ba ngày cơm rượu…” Bảy Cái Lò Lửa Theo “Dục hải từ hàng” thì Tô Thức có đến bảy người thiếp. Phật Ấn, bạn thân của Tô Thức, là một vị cao tăng có tài hùng biện đời Tống, một hôm đùa bảo Tô Thức rằng : – Bác có nhiều thiếp thế, tặng cho tôi cô thứ bảy được không? Ông Tô cười đáp : – Sao lại không? Tưởng chỉ là lời nói đùa, không ngờ chiều tối ông Tô cho xe đưa người thiếp đến. Phật Ấn đón người thiếp vào nằm trong buồng rồi buông màn. Trước buồng đã đặt sẵn bảy cái hỏa lò, cái nào cũng đầy than đỏ rực. Ông bước qua từng cái một, cứ bước qua bước lại như thế suốt đêm. Đến sáng, ông cho xe đưa người thiếp về trả. Nghe kể lại đầu đuôi câu chuyện, Tô Thức chợt “ngộ” ra : – Bảy cái hỏa lò rực lửa kia là chỉ bảy người thiếp của ta cũng như bảy cái hang lửa. Ông làm thế là tỏ ra mình đã vượt ra khỏi vòng sắc dục, còn ta thì sa ngã đắm đuối vào đấy. Chắc là ông muốn thức tỉnh ta đây.
Người Vợ Tri Kỷ Trong số các tì thiếp của mình, Tô Đông Pha yêu nhất nàng Triêu Vân. Nàng trẻ trung, xinh đẹp lại thông minh, giúp ông được nhiều việc. Lúc về với ông, nàng chưa biết chữ nhưng nhờ ông chuyên tâm dạy dỗ và nàng chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu nàng đã đọc thông viết thạo. Cuộc gặp gỡ Triêu Vân là một sự may mắn lạ lùng. Khi bị biếm đến Hàng Châu, Tô Đông Pha thường hay ra chơi Tây hồ, một thắng cảnh nổi tiếng tại tỉnh này. Ven bờ Tây hồ, trong các vườn hoa ngào ngạt hương thơm có những trà thất nên thơ bên cạnh các hàng liễu rũ, đêm đêm vang lên tiếng đàn tiếng ca thánh thót, du dương của các nàng ca nhi xinh như mộng. Triêu Vân là một trong số các nàng ấy, bấy giờ mới hơn mười tuổi nhưng tài sắc của nàng nổi bật hẳn lên giữa đám ca nhi làm say lòng biết bao vương tôn công tử. Nàng có giọng ca rất lạ, khi trầm lắng như nghẹn ngào nức nở, khi mượt mà, bay bổng như ngọn gió mát lành trên mặt nước Tây hồ. Những bài từ của Tô Đông Pha chỉ có nàng ca là hay hơn cả khiến cho bao trái tim như ngừng đập và ông Tô rung động bồi hồi. Tình yêu bắt nguồn từ đó. Nàng Vương Nhuận Chi biết chuyện nhưng không hề ghen tức. Một lần nàng đến tìm gặp Triêu Vân rồi về nói với chồng :– Cô gái xinh đẹp này rồi sẽ rất cần cho nhà sau này đấy. Thiếp sẽ mua Triêu Vân. Và nàng Vương đã giữ lời. Ít lâu sau, Triêu Vân về với ông và nhanh chóng trở thành một đôi uyên ương tương đắc mặc dù tuổi tác khá chênh lệch : nàng kém ông những 27 tuổi ! Vương Nhuận Chi coi nàng như cô em gái bé bỏng, và khi đến Hoàng Châu, nàng đã chính thức cưới Triêu Vân để làm thiếp cho chồng. Ông Tô rất mến phục nàng về việc ấy. Đông Pha yêu Triêu Vân không chỉ vì nàng xinh đẹp, thông minh mà còn vì nàng là tri kỷ của ông, rất hiểu lòng ông, tâm đầu ý hợp. Vương Thế Trinh, người đời Minh, kể trong “Điệu hước biên” rằng : “Một hôm Đông Pha đi chầu vua về, ăn no, lấy tay xoa bụng đi lại trong dinh, hỏi những người theo hầu : – Các ngươi hãy đoán xem cái gì trong này? Kẻ thì bảo toàn là văn chương cả, người thì thưa : nơi chứa ruột gan, kẻ thì cho là toàn cao lương mỹ vị. Đông Pha vẫn không hài lòng. Đến lượt mình, Triêu Vân cười đáp :– Kẻ sĩ của triều đình nhưng ôm trong bụng toàn những thứ không hợp thời cả (nguyên văn : Triều sĩ nhất đỗ bì bất hợp thời nghi). Đông Pha thích chí cười ha hả”. Ấy là nàng rất hiểu lòng ông. Bấy giờ phe tân đảng của Vương An Thạch, Chương Đôn, Lữ Huệ Khanh, Lý Định đang muốn dùng “biến pháp” để cải cách nền chính trị lạc hậu của nhà Tống, còn Đông Pha thì theo cựu đảng của Tư mã Quang chống lại biến pháp của Vương An Thạch nên nhiều phen bị phe tân đảng tâu vua giáng chức và đày ông tới những nơi cùng tịch, khổ sở thiếu thốn trăm bề. Khi ông bị Chương Đôn lưu đày xuống Huệ Châu (Quảng Đông) chỉ có mình Triêu Vân theo hầu, các tì thiếp khác chịu cực không nổi nên bỏ đi cả rồi, nàng Vương Nhuận Chi đã mất. Có lần trò chuyện, Đông Pha nói với Triêu Vân : – Mọi người ai cũng bảo ta có phúc hơn Bạch Cư Dị. – Nhà nói thế là có ý gì? – Khi Bạch Cư Dị bị giáng chức và bị biếm ra làm Tư mã Giang Châu, người thiếp yêu của ông đã bỏ đi lấy chồng, còn nàng thì luôn luôn theo sát bên ta đến tận chân trời góc bể vào những lúc hoạn nạn khó khăn nhất. Thế chẳng phải là ta có phúc hơn Bạch Cư Dị sao? Triêu Vân khe khẽ cúi đầu, nước mắt rưng rưng.Triêu Vân yêu quí chồng hơn hẳn hai bà trước, vui lòng chia sẻ với chồng những nỗi khổ cực gian nan nên ông rất quí nàng, thường làm thơ ca tụng. Ông bảo Triêu Vân là nàng tiên trên trời bị đọa xuống trần để trả nợ thay ông. Năm 1083 Triêu Vân sinh một đứa con trai nhưng không nuôi được. Đông Pha cho rằng vì mình thông minh và tài hoa quá nên thường hay gặp nạn, con cái thì hữu sinh vô dưỡng, bèn làm thơ tự mỉa mình :
Đãn nguyện tử tôn ngu thả độn,
Vô tai vô hại đáo công khanh.
(Chỉ mong con cháu ngu và xuẩn,
Bình an vô sự mà tới chức công khanh)
Một buổi chiều có gió heo may và sương thu lạnh, Đông Pha ngồi chơi với Triêu Vân. Ông bảo nàng cầm cốc rượu làm phách đánh nhịp, hát bài từ của ông theo điệu “Điệp luyến hoa”. Triêu Vân vừa ca vừa khóc. Ông hỏi tại sao. Nàng chỉ vào hai câu :
Chi thượng liễu miên xuy hựu thiểu,
Thiên nhai hà xứ vô phương thảo.
(Tơ liễu trên cành phơ phất gió,
Nơi chân trời, chẳng nơi nào là không có cỏ thơm)
Ông cười lớn :
– Ta ngậm ngùi với mùa thu mà nàng thì khóc với mùa xuân ! (5).
Ở Huệ Châu chưa được bao lâu thì tể tướng Chương Đôn lại có lệnh đày ông Tô ra đảo Hải Nam, một hòn đảo bấy giờ chỉ có thổ dân man rợ và muốn ông chết ở đấy. Ông Tô muốn để gia đình ở lại Huệ Châu, chỉ một mình ra đảo nhưng Triêu Vân không chịu :
– Không ai chăm sóc chồng bằng vợ. Lúc chị Vương Nhuận Chi sắp mất, thiếp có hứa với chị là suốt đời cùng sống chết với nhà. Hãy để cho thiếp giữ trọn lời hứa, cho thiếp đi theo, thiếp sẵn sàng chịu mọi nỗi gian truân của kẻ đi đày.
Ông Tô rất xúc động, khôn ngăn đôi dòng lệ.
Nhưng chưa kịp ra đảo thì nàng đã ốm nặng rồi từ trần (1096). Một cơn sốt rét ác tính đã cướp đi mạng sống của nàng lúc mới 34 tuổi. Ông Tô gục xuống bên nàng để mặc cho dòng lệ tuôn trào như suối. Ông không chỉ khóc cho một người vợ mà còn khóc cho một người tri âm, tri kỷ không dễ gì gặp được trên đời.
Ông an táng nàng trước một rừng thông, cạnh một ngôi chùa và viết bài minh trên mộ chí :
“Thị thiếp của Đông Pha tiên sinh là Triêu Vân, tự Tử Hà, họ Vương thị, người Tiền Đường. Thông minh và thích việc nghĩa, thờ tiên sinh 23 năm, một mực trung và kỉnh. Năm Thiệu Thánh thứ ba (1096), tháng bảy, ngày Nhâm Thìn, mất ở Huệ Châu, 34 tuổi. Tháng tám, ngày Canh Thân, táng trên Phong Hồ, phía đông nam chùa Thê Hiền. Sinh con tên Độn, chưa đầy năm đã yểu. Nàng thường theo tì khưu ni Nghĩa Xung học Phật pháp, cũng biết sơ qua đại ý. Lúc sắp chết, tụng bốn câu kệ trong kinh Kim Cương rồi tuyệt” (6).
Ông làm thơ khóc nàng, lời lẽ rất xót xa cảm động, ví nàng như đám mạ đã xanh nhưng chưa kịp trổ đòng đòng, người có tư chất tốt mà chết sớm, chưa làm được việc gì có ích. Đó là mệnh trời ư? (Miêu nhi bất tú khởi kỳ thiên !).
Từ đó cảnh già của ông ở đảo Hải Nam thật cô đơn buồn tẻ. Tháng giêng năm 1100, vua Triết Tông (7) băng lúc mới 24 tuổi. Vị hoàng tử duy nhất, con trai ông, chết lúc ba tháng tuổi. Vì thế ngôi vua lại về tay Huy Tông, chú của Triết Tông. Lên ngôi xong, công việc đầu tiên của Huy Tông là cách chức tể tướng Chương Đôn và đày đi Lôi Châu rồi cho phục chức tất cả các đại thần bị Chương Đôn đày ải, truy phong cho những người đã bị Chương Đôn sát hại.
Thế là Tô Đông Pha được ân xá, rời đảo Hải Nam để lên đường về bắc.. Nhưng bấy giờ ông đã già yếu lắm rồi, nhất là sau nhiều năm bị đày ải. Chỉ một năm sau ông đã từ trần tại Thường Châu (1101) thọ 65 tuổi, kết thúc một cuộc đời tài hoa lận đận. *
(1) Có sách ghi 1037.
(2) Bát đại gia Đường Tống : tám văn thi hào lớn đời Đường Tống. Đời Đường có Hàn Dũ và Liễu Tông Nguyên. Đời Tống có Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng, Âu Dương Tu và Vương An Thạch.
(3) Theo cuốn “Tô Đông Pha” của Nguyễn Hiến Lê (NXB An Giang 1990).
(4) Huyện Tùng giang, tỉnh Giang Tô có loại cá lư, ăn rất ngon.
(5-6) Theo cuốn “Tô Đông Pha – những phương trời viễn mộng” của Tuệ Sỹ (NXB Ca Dao Sài Gòn 1973).
(7) Vua Triết Tông là học trò của Tô Đông Pha. Chính nhà vua đã ký lệnh đày thầy học của mình xuống phương nam.
Tô Đông Phakiệt tác thơ văn
Tô Đông Pha giỏi cả về cổ văn lẫn thơ phú. Tác phẩm của ông có tổng cộng trên một triệu chữ, riêng về thi từ có khoảng 1700 bài, nhiều bài đặc biệt nổi tiếng (xem Trang thơ Tô Thức trên Thi Viện, Tô Đông Pha, uống rượu ở Tây Hồ; ). Cổ văn của ông là “thiên hạ vô địch”, “hành vân, lưu thủy”như mây trôi nước chảy, trong đó Hậu Xích Bích phú, Tiền Xích Bích phú là hai viên ngọc quý cổ văn Trung Hoa được người đời rất ngưỡng mộ.
Mộ Tô Đông Pha tại thôn Điếu Đài huyên Hiệp Thành, Nhữ Châu ngày nay. Những kiệt tác thơ văn của ông Tiền Xích Bích phú Hậu Xích Bích phú, hai viên ngọc của cổ văn Trung Hoa, tiếc là nay chưa có bản dịch Việt nào đủ tầm diễn đạt được tâm tình tài trí của áng thơ văn kiệt tác này của ông
Thủy Điệu Ca
Minh nguyệt kỉ thời hữu?
Bả tửu vấn thanh thiên:
“Bất tri thiên thượng cung khuyết,
Kim tịch thị hà niên?”
Ngã dục thừa phong qui khứ,
Hựu củng huỳnh lâu ngọc vũ,
Cao xứ bất thăng hàn.
Khởi vũ lộng thanh ảnh,
Hà tự tại nhân gian!
Chuyển chu các,
Ðê ỷ hộ,
Chiếu vô miên,
Bất ưng hữu hận,
Hà sự trường hướng biệt thời viên?
Nhân hữu bi hoan li hợp,
Nguyệt hữu âm tình viên khuyết,
Thử sự cổ nan toàn.
Ðãn nguyện nhân trường cửu,
Thiên lý cộng thiền quyên.
Bản dịch
Mấy lúc có trăng thanh?
Cất chén hỏi trời xanh:
“Cung khuyết trên chính từng,
Ðêm nay là đêm nào?”
Ta muốn cưỡi gió bay lên vút,
Lại sợ lầu quỳnh cửa ngọc,
Trên cao kia lạnh buốt.
Ðứng dậy múa giỡn bóng,
Cách biệt với nhân gian!
Trăng quanh gác tía,
Cúi xuống cửa son,
Dòm kẻ thao thức,
Chẳng nên ân hận,
Sao cứ biệt li thì trăng tròn?
Ðời người vui buồn li hợp,
Trăng cũng đầy vơi mờ tỏ,
Xưa nay đâu có vạn toàn.
Chỉ nguyện đời ta trường cửu,
Bay ngàn dặm cùng với thuyền quyên.