Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 2411
Toàn hệ thống 4925
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

 

 

CNM365Chào ngày mới 9 tháng 1.Minh triết Hồ Chí Minh; Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững; Nhớ Viên Minh Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam. Ngày 9 tháng 1 năm 1950, ngày mất Trần Văn Ơn (sinh năm 1931), một học sinh Việt Nam trường Pétrus Ký đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh sinh viên Sài Gòn. Cuộc biểu tình này hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh chống thực dân Pháp, bảo vệ nền Cộng hoà non trẻ. Ngày 9 tháng 1 năm 1283, nhằm ngày 8 tháng 12 năm Nhâm Ngọ, là ngày mất Văn Thiên Tường (sinh năm 1236), chính trị gia lỗi lạc anh hùng dân tộc và nhà thơ nổi tiếng triều Tống, tác giả hai câu thơ “Xưa nay hỏi có ai không chết? Hãy để lòng son chiếu sử xanh”. Ngày 9 tháng 1 năm 1324, ngày mất Marco Polo, thương nhân và nhà thám hiểm người Ý (sinh năm 1254); Bài chọn lọc ngày 9 tháng 1: Minh triết Hồ Chí Minh; Sắn Việt Nam bảo tồn và phát triển bền vững; Nhớ Viên Minh Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-9-thang-1/;

 

 

MINH TRIẾT HỒ CHÍ MINH
Hoàng Kim

Minh triết Hồ Chí Minh là nghiên cứu lịch sử của Hoàng Kim nhằm hiểu đúng thực chất Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương: Vì sao không có được giải pháp hợp tác giữa Hồ Chí Minh, Bảo Đại, Ngô Đình Diêm, Nguyễn Trường Tam, Trần Trọng Kim, Nguyễn Hải Thần, Phạm Quỳnh, Hoàng Xuân Hãn, Phan Văn Giáo … Đánh giá về bình sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu sắc nhất có lẽ đó là bài thơ: “Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh. Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành. Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy. Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH”. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời có nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.  Suốt đời Bác làm hai việc chính là kiến tạo Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thành một mặt trận rộng rãi “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công” thực hiện “kế sách một chữ đồng” giành độc lập dân tộc và mở đường Hồ Chí Minh thống nhất đất nước Việt Nam. xem tiếp Minh triết Hồ Chí Minh
https://hoangkimlong.wordpress.com/category/minh-triet-ho-chi-minh/

Tài liệu tham khảo

 

cauhieucauthuong-2

 

Trà sớm với người hiền

Trong không gian tĩnh lặng của một thời gian đặc biệt trong năm, tôi xem lại hai bộ phim và một số tư liệu tuyển chọn. Tôi lắng nghe đất trời cây xanh và trang sách trò chuyện, ngắm mặt trời mọc và sương đêm đọng mật trên lộc nõn.
Hồ Chí Minh – Ẩn số Việt Nam.là một phim tiểu sử, bộ phim tập trung kể lại cuộc đời của Hồ Chủ tịch, từ khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Cung, đến những ngày bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước, rồi trở về lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.“Đó là lãnh tụ của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thành công nhất mà chúng ta thấy trong thế kỉ này”. Ngọn nến Hoàng cung là bộ phim lịch sử của đạo diễn Nguyễn Quốc Hưng, ra mắt lần đầu năm 2004, đoạt Giải thưởng: Cánh Diều Vàng Việt Nam cho Phim truyền hình dài tập xuất sắc nhất, tái hiện, cung cấp thêm một góc nhìn khác cho sự kiện này Hoàng Hậu Nam Phương viết thư cho Quốc trưởng Bảo Đại năm 1946 để chuyển đạt thông tin: “Quốc trưởng của em. Em không đọc chữ mà đọc khoảng không giữa hai dòng chữ. “Ngài sẽ rất có ích cho chúng tôi nếu ở lại ở bên Tàu. Đừng lo ngại gì cả. Khi nào sự trở về của Ngài là cần thiết, tôi sẽ báo sau. Xin Ngài cứ tĩnh dưỡng để sẵn sàng cho công tác mới. Ôm hôn thắm thiết. Hồ Chí Minh”. “Có khi ta gặp một người mà người đó thay đổi cả cuộc đời ta.

Bước ngoặt lịch sử chiến tranh Đông Dương, đọc lại và suy ngẫm

Hồ Chí Minh ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 đã gửi một phái đoàn ngoại giao đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt – Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp. Đoàn do Thứ trưởng Ngoại giao Nghiêm Kế Tổ, một thành viên Việt Quốc có nhiều mối quan hệ ở Trung Quốc, làm trưởng đoàn, hai người còn lại là thành viên Việt Minh. Đêm trước khi 3 người khởi hành, Hồ Chí Minh cử Cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) đi cùng. Ban đầu cả Nghiêm Kế Tổ và Bảo Đại đều phản đối ý tưởng này nhưng sau khi họp với Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh họ thay đổi ý kiến. Theo David G. Marr, Hồ Chí Minh muốn ngăn cản tướng Leclerc lôi kéo Bảo Đại trong khi các nhà lãnh đạo Việt Quốc lại thấy Bảo Đại có thể trở thành lãnh tụ của một chính phủ mới của phe Quốc gia được Trung Quốc và Hoa Kỳ ủng hộ. Ngày 13/4/1946, đoàn công tác về đến Hà Nội còn Bảo Đại vẫn ở lại Trùng Khánh rồi sang Hồng Kông sống lưu vong cho đến khi những người Việt Quốc gia lưu vong khác đến gặp ông năm 1947  (
xem tiếp…)

Trước đó, Pháp bại, Nhật hàng, Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại thoái vị ngày 25 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.

Đế quốc Pháp mau lẹ cho lực lượng quân đội từ Miến Điện bằng máy bay tới ngay Tân Sơn Nhất ngày 11 tháng 9 năm 1945. Toán quân đầu tiên gồm 300 người, chiếm ngay các cơ sở quan trọng tại Sài Gòn. Sau đó sư đoàn 9 bộ binh và một liên đoàn thiết giáp quân Pháp đổ bộ vào Vũng Tầu và Sài Gòn cho đến ngày 11 tháng 10 năm 1945 .

Từ ngày 12 tháng 10 năm 1945 đến ngày 5 tháng 2 năm 1946, thực dân Pháp tung quân đánh rộng ra các vùng phụ cận của Sài Gòn Chợ Lớn, chiếm Biên Hòa, Thủ Dầu Một . Ngày 25 tháng 10 năm 1945, Pháp chiếm Mỹ Tho. Ngày 28, 29 và 30 tháng 10 năm 1945 Pháp lần lượt chiếm Gò Công, Vĩnh Long và Cần Thơ. Ngày 8 tháng 11 năm 1945 Pháp chiếm Tây Ninh, ngày 12 tháng 11 năm 1945 Pháp chiếm Nha Trang, ngày 1 tháng 12  năm 1945 Pháp chiếm Ban Mê Thuột. Sau đó, từ ngày 9 tháng 1 năm 1946 đến ngày 5 tháng 2 năm 1946 Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mâu lần lượt rơi vào tay địch. Tới tháng 2 năm 1946, căn bản đế quốc Pháp đã kiểm soát được Nam kỳ, Trung kỳ, Campuchia và một phần của Lào, lý do vì Việt Minh ở những vùng này yếu hơn và ít hơn. Đế quốc Pháp đã đưa vào Đông Dương trong giai đoạn này là  50,000 người với  7,400 xe cộ, trong đó có 630 người bị chết, mất tích và khoảng 1,030 người bị thương.

Đế quốc Pháp mưu toan cướp nước ta một lần nữa. Ngày 8 tháng 1 năm 1946, tướng Leclerc đã sang Trùng Khánh thương thuyết cùng Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch. Sau đó họ điều đình với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mượn tay Pháp đuổi Tàu, Việt Minh đã đồng ý cho Pháp vào thay thế quân Tàu ở miền Bắc . Ngày 5 tháng 3 năm 1946, Pháp đổ bộ Hải Phòng và ngày 18 tháng 3 năm 1946, Pháp vào Hà Nội.

Pháp tham gia Chiến tranh Đông Dương khởi đầu với lý do vì ý muốn giữ Đông Dương là Liên bang Đông Dương tự trị trong Liên hiệp Pháp mới được thành lập – theo tuyên bố ngày 24 tháng Ba năm 1945 của Chính phủ lâm thời De Gaulle và được quy định trong Hiến pháp Pháp năm 1946 – sau khi người Nhật đã bại trận và mất quyền kiểm soát Đông Dương. Động cơ thúc đẩy Pháp tham chiến mang tính chính trị và tâm lý hơn là kinh tế[14]. Những người Pháp ủng hộ cuộc chiến cho rằng nếu Pháp để mất Đông Dương, sở hữu của Pháp tại hải ngoại sẽ nhanh chóng bị mất theo[15] . Tướng De Gaulle là chính khách nổi tiếng của Pháp, lúc đó là thủ tướng Pháp sau năm 1959 là tổng thống Pháp  cùng các chính khách lãnh đạo Pháp đều cho rằng chiếm giữ các trung tâm dân số và mở rộng dần theo kiểu “vết dầu loang” mà người Pháp đã thực hiện rất thành công ở Maroc và Algérie, thì cuộc chiến ở Việt Nam sẽ chỉ có quy mô hơn một chút. Do đó, Pháp đã dốc sức vào một cuộc chiến mà khởi đầu họ tin tưởng rằng là sẽ chiếm ưu thế về quân sự và sớm kết thúc . Nhưng sự thật chiến dịch Việt Bắc là bước ngoặt lịch sử mà lực lượng Việt Minh đã phát triển ngày càng mạnh và kiểm soát được nhiều vùng lãnh thổ ngày càng rộng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với chính sách của Việt Minh là nhất quán, từ tháng 7 năm 1945, lực lượng này đã sớm gửi đến OSS một tuyên bố: “Chúng tôi, Việt Minh, công bố yêu cầu sau đây về chính sách tương lai ở Đông Dương thuộc Pháp đến người Pháp và các quan sát viên: 1. Một quốc hội bầu theo phổ thông đầu phiếu. Nó lập pháp cho đất nước. Một thống đốc Pháp quyền Chủ tịch cho đến khi tính chất độc lập chúng tôi được đảm bảo. Thống đốc sẽ chọn một nội các hoặc một nhóm các cố vấn chấp nhận bởi quốc hội. Các quyền hạn cụ thể của các cơ quan này có thể được phát triển trong tương lai. 2. Độc lập sẽ được trao cho đất nước này trong một tối thiểu năm năm và tối đa là mười năm. 3. Tài nguyên thiên nhiên của đất nước sẽ trở lại cư dân của nó sau khi bồi thường công bằng cho các chủ sở hữu hiện tại. Pháp sẽ nhận được những lợi ích kinh tế. 4. Tất cả quyền tự do được Liên Hợp Quốc công bố sẽ được đảm bảo ở Đông Dương. 5. Bán thuốc phiện bị cấm. Chúng tôi hy vọng rằng những điều kiện này sẽ nhận được sự chấp nhận của chính phủ Pháp”.

Bối cảnh Việt Nam từ tháng 3 năm 1945, đến trước ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã rơi vào một tình trạng hỗn loạn do khoảng trống về quyền lực chính trị quá lớn. Người Nhật đang lo chống đỡ các đòn tấn công của quân đội đồng minh Anh-Mỹ. Triều đình vua Bảo Đại và chính phủ đế quốc Việt Nam bề ngoài thân Nhật của thủ tướng Trần Trọng Kim đều không đủ lực lượng quân sự và uy tín chính trị để kiểm soát tình hình. Theo Peter A. Pull, chỉ có Việt Minh là lực lượng có tổ chức duy nhất ở nước này có khả năng nắm được quyền chính trị.

Ngày 1 tháng 4 năm 1946 quân Pháp đã thay thế quân Tầu ở miền Bắc; ngày 17 tháng 4 năm 1946, Việt Minh và Pháp thương thuyết Hội nghị trù bị tại Đà Lạt. Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Nguyễn Tường Tam  làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu nhưng trên thực tế Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo phái đoàn đã không đạt được kết quả. Sau đó, Việt Minh và Pháp thương thuyết tại Hội nghị Fontainebleau Pháp từ ngày 6 tháng 7, 1946 đến trung tuần tháng 9 năm 1946, phái đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đoàn trưởng là Phạm Văn Đồng nhưng cũng không đạt được kết quả nào.

Hội nghị Fontainebleau  bế tắc tại hai điểm bất đồng then chốt: 1) Việc thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bao gồm Bắc Kỳ và Trung Kỳ); 2) Độc lập chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quan điểm của Pháp bác bỏ độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà chỉ xét tự trị  trong khuôn khổ của Liên hiệp Pháp. Pháp  đòi hỏi tái lập trật tự trước rồi sau đó mới mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ Pháp lại đơn phương cho phép thành lập Nam Kỳ quốc theo tinh thần Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 của tướng De Gaulle, tách rời khu vực này khỏi những phong trào độc lập ở hai miền Bắc và Trung. Ngày 27 tháng 5 Cao ủy Đông Dương Georges D’Argenlieu tiếp tục thông qua việc thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương, chia cắt Việt Nam thành nhiều mảnh. Thủ đoạn chính trị chủ yếu của nhà cầm quyền Pháp là “chia để trị” . Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhượng bộ về mọi mặt: kinh tế, tài chính và quân sự nhưng phái đoàn Việt Nam đòi Pháp ấn định thời hạn để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ. Thấy Pháp chần chừ không trả lời dứt khoát, phái đoàn Việt Nam bỏ bàn hội nghị ra về ngày 13 tháng 9. Hội nghị Fontainebleau vì vậy tan vỡ. Tuy nhiên Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Marius Moutet không chấp nhận thất bại. Trong khi Phạm Văn Đồng bỏ về nước, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám và Dương Bạch Mai nán lại Paris. Nhằm cứu vớt hòa bình lần cuối Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet. Ba ngày sau, 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến nhà riêng Bộ trưởng Bộ Hải ngoại Pháp là Marius Moutet ký kết với Ngoại trưởng Pháp bản Tạm ước Việt – Pháp vào lúc nửa đêm 14 tháng 9 năm 1946 với những điểm chính sau đây1. Quyền bình đẳng cho Pháp kiều ở Việt Nam cũng như Việt kiều tại Pháp; 2. Tài sản của người Pháp bị tịch thu sẽ được hoàn trả và quyền sở hữu tôn trọng; 3. Đồng bạc Đông Dương lệ thuộc vào đồng franc Pháp; 4. Thiết lập hệ thống thuế quan và tự do mậu dịch cho các xứ Đông Dương; 5. Tái lập trật tự và ngưng bắn ở Nam Kỳ, trao đổi tù binh, và ngưng tuyên truyền kích động dân chúng.

Sau khi ký Tạm ước Việt – Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với nhân viên mật thám Pháp được phân công bảo vệ ông: “Tôi vừa mới ký một bản án tử hình của tôi! “. Hồ Chí Minh lấy lý do không quen đi máy bay để yêu cầu về nước bằng tàu thủy. Ông từ Paris đến Toulon để lên chiến hạm Dumont d’Urville về Việt Nam.

Chính phủ Pháp Việt vì bất đồng lớn về quan điểm nên càng ngày càng găng nhau. Sau khi ký Tạm ước Việt Pháp, Hồ Chí Minh bị Việt Quốc và Việt Cách chỉ trích phản bội và hợp tác với Pháp đồng thời yêu cầu ông từ chức. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I, Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phê chuẩn Tạm ước Việt Pháp, biểu quyết tín nhiệm Hồ Chí Minh và yêu cầu ông thành lập nội các mới. Tại miền Nam, ngày 28/10/1946, Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ theo chỉ thị của Chính phủ Trung ương ra tuyên bố sẵn sàng thành thực thi hành Tạm ước Việt Pháp và chống lại mọi hành động phá hoại Tạm ước đồng thời kêu gọi dân chúng giữ kỷ luật, thi hành đúng những mệnh lệnh của Chính phủ và tránh mọi hành động khiêu khích. Trong khi đó, ngày 6 tháng 8, Cao ủy Pháp đã tổ chức một hội nghị tại Đà Lạt để nghiên cứu tình hình Liên bang Đông Dương trong Liên hiệp Pháp với đại diện của Campuchia, Lào, Nam Kỳ và Nam Trung Bộ. Ngày 14 tháng 8, các bên tham gia Hội nghị khuyến nghị thành lập một Quốc hội liên bang của các nhà nước. Nhân dân Sài Gòn tổ chức bãi công để phản đối .

Việt Nam Dân chủ cộng hòa thông qua Hiến pháp đầu tiên khẳng định nền độc lập ngày 8 tháng 11 năm 1946 (lúc này Quốc hội được chia thành các nhóm: Marxist, Việt Minh, Dân Chủ, Xã hội, Việt Quốc, Việt Cách, Tổng liên đoàn lao động, không đảng phái). Trước đó, một Chính phủ mới được thành lập được báo Cứu quốc mô tả “Các đảng phái từ tả sang hữu đều ủng hộ Chính phủ mới“. Ủy ban Quân sự Việt – Pháp vẫn làm việc, tuy nhiên phía Việt Nam Dân chủ cộng hòa liên tục tố cáo Pháp vi phạm Thỏa ước. Mặc dù vậy, ngày 20 tháng 2 năm 1947, Hồ Chí Minh gửi thư – thông qua Lãnh sự Anh – đến Tổng thống Pháp kêu gọi hòa bình. Ông viết “…chúng tôi muốn được thống nhất và độc lập trong Liên hiệp Pháp; chúng tôi muốn, một nền hòa bình đích thực sẽ làm vinh danh cho cả Pháp và Việt Nam

Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman, lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống Pháp Léon Blum, bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…). Từ giữa tháng 10/1945 đến tháng 3/1946, Hồ Chí Minh đã gửi nhiều điện tín cho Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ và Liên Hiệp Quốc kêu gọi Mỹ và Liên Hiệp Quốc can thiệp vào Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương và vì lý do nhân đạo nhưng không đến được tay những người có thẩm quyền do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được Mỹ công nhận nên không được hồi đáp[198]. Trong lúc đó, những người Việt Nam theo chủ nghĩa Quốc gia và những người Pháp theo chủ nghĩa thực dân qua những mối quan hệ với giới chính trị Trung Quốc và Pháp tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh là tay sai trung thành của Liên Xô. Ngày 5/12/1946, khi A.B. Moffat, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á thuộc Bộ ngoại giao Mỹ, đến thăm Đông Dương, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Acheson có điện tín chỉ dẫn trong trường hợp gặp Hồ Chí Minh “phải luôn nhớ rằng ông Hồ đã được xác định là một tay sai của Quốc tế Cộng sản“.

Một số hình ảnh tư liệu

 

BacHooVietBac

 

Bác Hồ rất quý trọng tình cảm gia đình. Ở Việt Bắc Bác Hồ thường đến thăm các gia đình người dân tộc. Sự thật các ẩn ngữ dần được giải mã. “Xa nhà chốc mấy mươi niên. Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”.“Quê ta ngọt mía Nam Đàn Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài Ai về ai nhớ chăng ai Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh”. “Chốc đà mấy chục năm trời. Còn non, còn nước, còn người hôm nay”. 

 

hochiminhtulieu1960

 

Bút tích Hồ Chí Minh ngày 1.9.1960 lưu ở Bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Bản thảo bài phát biểu bế mạc lễ kỷ niệm quốc khánh năm 1960, do Bác tự tay đánh máy trong đó có câu “…chậm lắm là 15 năm nữa Tổ quốc ta sẽ thống nhất Bắc Nam sẽ sum họp một nhà” mà sau đó Bác đã xóa đi không đọc chính thức. Dòng chữ đó cho thấy Bác đã tiên đoán ngày thống nhất đất nước là vào năm 1975?

Danh mục một số tư liệu lịch sử tuyển chọn

Chính phủ của Bảo Đại và Trần Trọng Kim
Tài liệu cho sử gia
Trần Chung Ngọc và sachhiem.net
Đế quốc Việt Nam
Một cơ hội bị bỏ lỡ ở Việt Nam năm 1945?
Học giả Trần Trọng Kim
Hoàng Xuân Hãn con người và chính trị
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh
Bảo Long – Hoàng thái tử cuối cùng thời quân chủ VN
Vài suy nghĩ về cựu hoàng Bảo Đại
Phan Văn Giáo người đứng đầu miền Trung thời Cựu hoàng Bảo Đại làm Quốc trưởng

Số lần xem trang : 19897
Nhập ngày : 09-01-2020
Điều chỉnh lần cuối : 09-01-2020

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  Ở hai đầu nỗi nhớ(13-08-2009)

  Tập hợp các bài báo hay về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật(27-07-2009)

  Đến Thái Sơn(26-07-2009)

  Bao giờ cho đến tháng Ba(07-07-2009)

  Bố cũng là người thầy dạy chúng tôi về cách sống(25-06-2009)

  Nước mắt chảy vào trong(06-06-2009)

  Một chiều ngược gió(20-05-2009)

  Triết học và Lịch sử (Hồ Ngọc Đại)(13-05-2009)

  Ngày của Mẹ(13-05-2009)

  Những bài thơ hay về mẹ(13-05-2009)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007