Số lần xem
Đang xem 10038 Toàn hệ thống 23356 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365. Chào ngày mới 10 tháng 1. Thường Đức đêm thiêng nhìn lại;Về Trường để nhớ để thươngHình như; Nhớ Viên Minh. Ngày 10 tháng 1 năm 1914, ngày sinh Lê Trọng Tấn, Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (cuối phải, mất năm 1986). Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất. Ngày 10 tháng 1 năm 1883, ngày sinh Aleksey Tolstoy, (nhằm ngày 29 tháng 12 năm 1882, mất năm 1945) là một nhà văn nổi tiếng, tiêu biểu cho dòng văn học Liên Xô giai đoạn trước và trong Thế chiến II, tác giả Con đường đau khổ (tiểu thuyết, 1921 – 1940, Giải thưởng Stalin năm 1943) và Pyotr Đại đế (tiểu thuyết, 1929 – 1934, Giải thưởng Stalin năm 1941). Ngày 10 tháng 1 năm 1776, Lẽ Thông Thường, cuốn sách nhỏ do Thomas Paine phát hành đã truyền cảm hứng cho Mười ba thuộc địa đấu tranh giành độc lập từ Đế quốc Anh. Nhà sử học Gordon S. Wood đã mô tả Lẽ Thông Thường là tác phẩm ngắn “phổ biến nhất và mạnh mẽ nhất trong suốt thời kỳ cách mạng Mỹ”; Bài chọn lọc ngày 10 tháng 1: Thường Đức đêm thiêng nhìn lại;Thường Đức đêm thiêng nhìn lại;Về Trường để nhớ để thươngHình như; Nhớ Viên Minh. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-1/;
THƯỜNG ĐỨC ĐÊM THIÊNG NHÌN LẠI Hoàng Kim
Đọc và xem phim “Con đường đau khổ”, tôi lại nhớ về Thường Đức. Lữ Giang có bài viết “Thường Đức: Trận đánh quyết định số phận của miền Nam!” Nơi đây là “mắt ngọc của đầu rồng“, (chữ của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu). Đó là cuộc đọ sức quyết liệt nhất của cả hai bên đối chiến với những lực lượng tinh nhuệ nhất trên chiến trường cuối năm 1974. Thường Đức là niềm tự hào của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Thường Đức cũng là niềm tự hào của Quân đội Nhân dân Việt Nam đọ sức ở cấp Quân đoàn, Sư đoàn, nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật quân sự của các danh tướng từng trãi trận mạc.
Trận Thường Đức là dấu hỏi lớn của lịch sử. “Ngày xưa, khi đến cai trị Đông Dương, người Pháp đã nhận ra ngay tầm quan trọng của cái chốt Thường Đức trên đường 14, nên đã lập một đồn tại đó để kiểm soát. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã nhận ra tầm quan trọng của Thường Đức trên đường tiến quân của Bắc Việt, nên đã biến Thường Đức thành một quận và hình thành Chi Khu Thường Đức để trấn giữ. Mỹ can thiệp vào Đông Dương cũng đã đánh giá cao tầm quan trọng của Thường Đức, nên đã tìm cách khóa chặt chốt này, không cho Cộng quân di chuyển xuống miền Nam. Cộng quân phải sử dụng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào rất vất vả.” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Thượng Đức là “mắt ngọc của đầu rồng“. Ngã ba sông Con, sông Cái và sông Vu Gia hiểm yếu lạ lùng giống như Rào Nan, Nguồn Son và Linh Giang của Quảng Bình.
Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, Kỳ Sơn của Khổng Minh. Kế sách xưa của Đào Duy Từ là nhà Nguyễn muốn Nam tiến thành công phải khóa được quân Trịnh ở mặt Bắc bằng hệ thống phòng thủ chiều sâu liên hoàn ba tầng gồm Hoành Sơn, Linh Giang và Lũy Thầy. Quân Trịnh vượt qua được hai tầng phòng thủ bên ngoài, khi đến tầng thứ ba là lũy Thầy thì như viên đạn đuối tầm không còn sức công phá nữa. Các chuyên gia quân sự Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng tính toán việc ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân Bắc Việt bằng cách thiết lập tuyến phòng thủ ba tầng ở đất lửa Quảng Bình, “hàng rào điện tử Măc na ma ra” với ” chốt bẫy Khe Sanh” Quảng Trị và “hiểm địa” Thường Đức để ngăn chặn sự tiếp liệu và chuyển quan trọng của tuyến đường huyết mạch Trường Sơn Đông.
Tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Hoàng Minh Thảo đã tương kế tựu kế, vận dụng mưu kế nghi binh lừa địch. Quân đoàn 2 vào phía tây Huế và đánh Thường Đức ghìm chân Quân đoàn 1 và làm di chuyển hai sư đoàn tổng trừ bị ra Huế Đà Nẵng. Quân đoàn 4 vào bắc Sài Gòn làm thế trận Tây Nguyên bị hở sườn. Quân đội nhân dân Việt Nam lúc đó bất ngờ tăng nhanh ở Tây Nguyên thêm sư đoàn 968 và sư đoàn 316 tạo thế áp đảo và giành thắng lợi quyết định.
Sau trận Thượng Đức và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Quân đoàn 2 xốc thẳng vào Sài Gòn rất nhanh, thần tốc hơn nhiều so với các hướng khác. Lữ đoàn 203 đưa xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 và cắm lá cờ tại Phủ Tổng thống Việt Nam cộng hòa không được sắp đặt trước. Anh Bùi Quang Thận, Người cắm cờ trên dinh Độc Lập, …Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ bằng có… hai bàn tay không theo sự thật lịch sử được Trần Đăng Khoa kể lại trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Năm trước tôi có một chuyến về thăm Thường Đức, nửa đêm ngủ lại chùa núi tại Hà Tân Đại Lãnh với vị đại đức Thích Đồng Nhãn nơi vùng sâu. Đêm ngủ ở Hà Tân Đại Lãnh. “Mây lành sà xuống ngã ba sông. Núi thẳm, rừng khuya, Long Ẩn xanh. Tháng Bảy mưa ngâu thăm Thượng Đức. Vời vợi trăng khuya, đất trở mình.” (Hoàng Kim). Đêm lạnh và vắng không thể ngủ, tôi đi trong đêm thiêng dưới trăng thanh đến mũi đất hiểm ngã ba sông Vu Gia, sông Con, sông Cái, vào ngôi đền chùa núi. Tôi bật bóng điện mờ ảo trong đêm lạnh, lặng nhìn danh sách họ và tên của trên 1500 chiến binh ưu tú hi sinh tại trận đánh đẫm máu Thường Đức, nay lưu danh trong đền thiêng tưởng niệm tại đất mũi. Những người ngã xuống đều hầu hết đều ở sư đoàn 304 Điện Biên (của sư đoàn trưởng Lê Công Phê, và sư đoàn phó Nguyễn Ân), và sư đoàn 324 thuộc Quân đoàn 2 Vinh Quang của danh tướng Lê Trọng Tấn là Tư lệnh và tướng Hoàng Đan là phó Tư lệnh. Số cán bộ, chiến sĩ hi sinh còn lại phần lớn thuộc hai tiểu đoàn bộ đội Quảng Đà ưu tú dày dạn chiến trận của Quân khu 5 tư lệnh là tướng Chu Huy Mân.
Non sông vẫn đó, đất hiểm còn đây. Lắng nghe sự tĩnh lặng của đêm thiêng, ngắm nhìn những xương máu hi sinh để suy ngẫm về những bài học lịch sử sâu sắc.
Năm tháng qua đi chỉ tình yêu ở lại.
VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ ĐỂ THƯƠNG
Hoàng Kim
Họp mặt đầu Xuân Năm Mới
Thầy bạn vui thật là vui
Sân Trường cứ đầy lên mãi
Mừng Xuân thật sự tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại Hình như ngày ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Bạn tôi cuối đời về dạy
Vui ngày nhà giáo đầu tiên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền
Cảm ơn thầy Bùi Cách Tuyến, cô Lê Thị Phương Hồng, thầy Trần Đình Lý, cô Nguyễn Thị Chắt, cô Phạm thị Ngọc, thầy Phan Văn Tự, …đã gửi nhiều ảnh đẹp đúc kết trong bài này
TB. Tháng Chạp âm lịch hàng năm là ngày hội Làng Minh Lệ. Con cháu công tác và làm ăn khắp mọi miền và cả ở nước ngoài về dâng hương Thành hoàng làng và các bậc tiền nhân. Ảnh những người bạn thuở nhỏ của tôi hầu hết đều lính trở về (và tôi cũng vậy), trong ảnh cuối bài này .
NHỚ VIÊN MINH
Hoàng Kim
Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.
Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.
Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.
CNM365. Chào ngày mới 10 tháng 1. Thường Đức đêm thiêng nhìn lại;Về Trường để nhớ để thươngHình như; Nhớ Viên Minh. Ngày 10 tháng 1 năm 1914, ngày sinh Lê Trọng Tấn, Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam (cuối phải, mất năm 1986). Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất. Ngày 10 tháng 1 năm 1883, ngày sinh Aleksey Tolstoy, (nhằm ngày 29 tháng 12 năm 1882, mất năm 1945) là một nhà văn nổi tiếng, tiêu biểu cho dòng văn học Liên Xô giai đoạn trước và trong Thế chiến II, tác giả Con đường đau khổ (tiểu thuyết, 1921 – 1940, Giải thưởng Stalin năm 1943) và Pyotr Đại đế (tiểu thuyết, 1929 – 1934, Giải thưởng Stalin năm 1941). Ngày 10 tháng 1 năm 1776, Lẽ Thông Thường, cuốn sách nhỏ do Thomas Paine phát hành đã truyền cảm hứng cho Mười ba thuộc địa đấu tranh giành độc lập từ Đế quốc Anh. Nhà sử học Gordon S. Wood đã mô tả Lẽ Thông Thường là tác phẩm ngắn “phổ biến nhất và mạnh mẽ nhất trong suốt thời kỳ cách mạng Mỹ”; Bài chọn lọc ngày 10 tháng 1: Thường Đức đêm thiêng nhìn lại;Thường Đức đêm thiêng nhìn lại;Về Trường để nhớ để thươngHình như; Nhớ Viên Minh. Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-10-thang-1/;
THƯỜNG ĐỨC ĐÊM THIÊNG NHÌN LẠI Hoàng Kim
Đọc và xem phim “Con đường đau khổ”, tôi lại nhớ về Thường Đức. Lữ Giang có bài viết “Thường Đức: Trận đánh quyết định số phận của miền Nam!” Nơi đây là “mắt ngọc của đầu rồng“, (chữ của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu). Đó là cuộc đọ sức quyết liệt nhất của cả hai bên đối chiến với những lực lượng tinh nhuệ nhất trên chiến trường cuối năm 1974. Thường Đức là niềm tự hào của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Thường Đức cũng là niềm tự hào của Quân đội Nhân dân Việt Nam đọ sức ở cấp Quân đoàn, Sư đoàn, nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật quân sự của các danh tướng từng trãi trận mạc.
Trận Thường Đức là dấu hỏi lớn của lịch sử. “Ngày xưa, khi đến cai trị Đông Dương, người Pháp đã nhận ra ngay tầm quan trọng của cái chốt Thường Đức trên đường 14, nên đã lập một đồn tại đó để kiểm soát. Chính phủ Ngô Đình Diệm cũng đã nhận ra tầm quan trọng của Thường Đức trên đường tiến quân của Bắc Việt, nên đã biến Thường Đức thành một quận và hình thành Chi Khu Thường Đức để trấn giữ. Mỹ can thiệp vào Đông Dương cũng đã đánh giá cao tầm quan trọng của Thường Đức, nên đã tìm cách khóa chặt chốt này, không cho Cộng quân di chuyển xuống miền Nam. Cộng quân phải sử dụng con đường Tây Trường Sơn trên đất Lào rất vất vả.” Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gọi Thượng Đức là “mắt ngọc của đầu rồng“. Ngã ba sông Con, sông Cái và sông Vu Gia hiểm yếu lạ lùng giống như Rào Nan, Nguồn Son và Linh Giang của Quảng Bình.
Thường Đức là lũy Thầy Đào Duy Từ, Kỳ Sơn của Khổng Minh. Kế sách xưa của Đào Duy Từ là nhà Nguyễn muốn Nam tiến thành công phải khóa được quân Trịnh ở mặt Bắc bằng hệ thống phòng thủ chiều sâu liên hoàn ba tầng gồm Hoành Sơn, Linh Giang và Lũy Thầy. Quân Trịnh vượt qua được hai tầng phòng thủ bên ngoài, khi đến tầng thứ ba là lũy Thầy thì như viên đạn đuối tầm không còn sức công phá nữa. Các chuyên gia quân sự Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng tính toán việc ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân Bắc Việt bằng cách thiết lập tuyến phòng thủ ba tầng ở đất lửa Quảng Bình, “hàng rào điện tử Măc na ma ra” với ” chốt bẫy Khe Sanh” Quảng Trị và “hiểm địa” Thường Đức để ngăn chặn sự tiếp liệu và chuyển quan trọng của tuyến đường huyết mạch Trường Sơn Đông.
Tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Hoàng Minh Thảo đã tương kế tựu kế, vận dụng mưu kế nghi binh lừa địch. Quân đoàn 2 vào phía tây Huế và đánh Thường Đức ghìm chân Quân đoàn 1 và làm di chuyển hai sư đoàn tổng trừ bị ra Huế Đà Nẵng. Quân đoàn 4 vào bắc Sài Gòn làm thế trận Tây Nguyên bị hở sườn. Quân đội nhân dân Việt Nam lúc đó bất ngờ tăng nhanh ở Tây Nguyên thêm sư đoàn 968 và sư đoàn 316 tạo thế áp đảo và giành thắng lợi quyết định.
Sau trận Thượng Đức và chiến dịch Huế – Đà Nẵng, Quân đoàn 2 xốc thẳng vào Sài Gòn rất nhanh, thần tốc hơn nhiều so với các hướng khác. Lữ đoàn 203 đưa xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập trưa 30/4/1975 và cắm lá cờ tại Phủ Tổng thống Việt Nam cộng hòa không được sắp đặt trước. Anh Bùi Quang Thận, Người cắm cờ trên dinh Độc Lập, …Chính Bùi Quang Thận cũng không thể ngờ được mình đã làm nên kỳ tích lịch sử chỉ bằng có… hai bàn tay không theo sự thật lịch sử được Trần Đăng Khoa kể lại trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Năm trước tôi có một chuyến về thăm Thường Đức, nửa đêm ngủ lại chùa núi tại Hà Tân Đại Lãnh với vị đại đức Thích Đồng Nhãn nơi vùng sâu. Đêm ngủ ở Hà Tân Đại Lãnh. “Mây lành sà xuống ngã ba sông. Núi thẳm, rừng khuya, Long Ẩn xanh. Tháng Bảy mưa ngâu thăm Thượng Đức. Vời vợi trăng khuya, đất trở mình.” (Hoàng Kim). Đêm lạnh và vắng không thể ngủ, tôi đi trong đêm thiêng dưới trăng thanh đến mũi đất hiểm ngã ba sông Vu Gia, sông Con, sông Cái, vào ngôi đền chùa núi. Tôi bật bóng điện mờ ảo trong đêm lạnh, lặng nhìn danh sách họ và tên của trên 1500 chiến binh ưu tú hi sinh tại trận đánh đẫm máu Thường Đức, nay lưu danh trong đền thiêng tưởng niệm tại đất mũi. Những người ngã xuống đều hầu hết đều ở sư đoàn 304 Điện Biên (của sư đoàn trưởng Lê Công Phê, và sư đoàn phó Nguyễn Ân), và sư đoàn 324 thuộc Quân đoàn 2 Vinh Quang của danh tướng Lê Trọng Tấn là Tư lệnh và tướng Hoàng Đan là phó Tư lệnh. Số cán bộ, chiến sĩ hi sinh còn lại phần lớn thuộc hai tiểu đoàn bộ đội Quảng Đà ưu tú dày dạn chiến trận của Quân khu 5 tư lệnh là tướng Chu Huy Mân.
Non sông vẫn đó, đất hiểm còn đây. Lắng nghe sự tĩnh lặng của đêm thiêng, ngắm nhìn những xương máu hi sinh để suy ngẫm về những bài học lịch sử sâu sắc.
Năm tháng qua đi chỉ tình yêu ở lại.
VỀ TRƯỜNG ĐỂ NHỚ ĐỂ THƯƠNG
Hoàng Kim
Họp mặt đầu Xuân Năm Mới
Thầy bạn vui thật là vui
Sân Trường cứ đầy lên mãi
Mừng Xuân thật sự tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại Hình như ngày ấy đẹp hơn Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Bạn tôi cuối đời về dạy
Vui ngày nhà giáo đầu tiên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền
Cảm ơn thầy Bùi Cách Tuyến, cô Lê Thị Phương Hồng, thầy Trần Đình Lý, cô Nguyễn Thị Chắt, cô Phạm thị Ngọc, thầy Phan Văn Tự, …đã gửi nhiều ảnh đẹp đúc kết trong bài này
TB. Tháng Chạp âm lịch hàng năm là ngày hội Làng Minh Lệ. Con cháu công tác và làm ăn khắp mọi miền và cả ở nước ngoài về dâng hương Thành hoàng làng và các bậc tiền nhân. Ảnh những người bạn thuở nhỏ của tôi hầu hết đều lính trở về (và tôi cũng vậy), trong ảnh cuối bài này .
NHỚ VIÊN MINH
Hoàng Kim
Tay men bệ đá sân đình
Tổ tiên cha mẹ lặng thinh chốn này
Đình làng chốn cũ nơi đây
Nuôi đêm phúc ấm dưỡng ngày nhân sinh.
Mình về với đức Viên Minh
Thơm hương Hoa Lúa ân tình nước non
Đêm Yên Tử sáng trăng rằm
Ban mai ngày mới an nhiên cuộc đời.
Thung dung bước tới thảnh thơi
Hiền lành phúc hậu lánh nơi bụi trần
Thiên nhiên là thú bình an
Người thân bạn quý thanh nhàn sống vui.