Số lần xem
Đang xem 6994 Toàn hệ thống 20584 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
TẢO MAI 17 THÁNG GIÊNG Hoàng Kim
Tảo mai 17 tháng Giêng
Hoàng Gia con cháu mọi miền về thăm
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Phương Nam trời ấm sáng trong nắng vàng.
(*) Ngày 17 tháng Giêng hàng năm là ngày tảo mai (hái lá mai trước khoảng một tuần của ngày Táo quân về Trời trong Tết Nguyên Đán của người Việt, cũng là ngày giỗ bà cố nội trong gia đình chúng tôi). Theo phong tục người Việt việc lặt lá mai phải chậm rãi, cẩn thận, chăm chút, để tâm thành vào lộc hoa và nhớ về người thân. Khi lặt lá mai xong nên tưới đủ nước. Sau 5-7 ngày nụ hoa sẽ ươm đều trên cành xuân. Cây được tưới nước và chăm sóc đúng sẽ trổ hoa đúng đẹp và đều trong dịp Tết. Xin chép lại Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông bài thơ Tảo mai
Tảo Mai
Trần Nhân Tông
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thuỷ diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thuý vũ ca trầm sơn điếm nguyệt,
Hoạ long xuy thấp Ngọc Quan vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân.
Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thuý vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Hoạ long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Lê Mạnh Thát)
Ngại rét năm ngày cửa biếng ra
Gió xuân trước đã đến cây già
Bóng giăng mặt nước băng vừa vỡ
Hoa trĩu đầu cành ấm chửa pha
Xóm núi trăng chìm lời hát Việt
Ải quan mây đẫm tiếng tiêu Hồ
Một cành lạc tới giấc mơ bạn
Tỉnh dậy tặng người chẳng nỡ đưa
Tảo mai
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của dịch thơ Trần Lê Văn)
Năm ngày ngại rét, lười ra cửa.
Gốc lẻ nào ngờ đã gió xuân.
Mặt nước băng tan, cây bóng ngả,
Đầu cành hoa trĩu, ấm chưa phân.
Trăng chìm xóm núi, lời ca bổng,
Mây ướt quan hà, tiếng sáo ngân.
Lạc tới chiêm bao, hoa một nhánh,
Muốn đem tặng bạn, khó vô ngần!
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nhất Nguyên)
Trốn rét năm ngày biếng bước ra
Gió xuân về sớm gốc cây già
Bóng ngang mặt nước băng dần vỡ
Hoa tụ đầu cành khí ấm qua
Khúc Thuý Vũ lắng chìm trăng quán núi
Điệu Hoạ Long thấm ướt Ngọc Quan mây
Một nhành hoa lạc giấc mộng chầy
Sau khi tỉnh, tặng bạn hiền…nào đâu có được !
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nguyễn Văn Dũng)
Năm ngày sợ lạnh lười ra cửa
Gió xuân đã đến trước cây côi
Bóng ngang mặt nước băng vừa vỡ
Hoa nhú đầu cành,rét chưa rời
Thuý vũ ca chìm trăng quán núi
Rồng vẽ thổi mù Ngọc Quan mây
Một cành vào mộng cho bạn cũ
Thức dậy làm sao tặng bạn đây.
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Trương Việt Linh)
Năm ngày trốn rét biếng dời chân
Mà gốc cây già hẩy gió xuân
Hoa trĩu đầu cành hơi ấm thoảng
Bóng ngang mặt nước mảnh băng tan
Trăng chìm xóm núi lời ca vẳng
Mây đẫm biên thuỳ tiếng sáo vang
Một nhánh hoa trôi vào mộng cũ
Tỉnh ra tặng bạn khó muôn vàn.
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông Hoàng Kim
Thơ Thiền của đức Nhân Tông (*)
Thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Phương Nam trời ấm sáng trong nắng vàng
(*)
Thơ Thiền chỉ dấu đức Nhân Tông
Cuộc đời Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.
Tảo mai mừng xuân đến
Hôm nay xuân đất trời
Thầy thêm Xuân nối nghiệp
Sớm xuân Xuân vào xuân
Tóc xanh không nỡ bạc
Đời vui cùng tháng năm
Đước dầm chân đất Mũi
Cây phủ rừng Tây Nguyên
Đường xuân thênh thênh bước
Thung dung bên bạn hiền
Tâm an lành trí sáng
Mẹ hiền là thiên nhiên.
Hoàng Kim Chúc mừng tân tiến sĩ Xuan Pm; Chúc mừng Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Khoa Lâm Nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học và Gia Đình; Chúc mừng hai thầy hướng dẫn. Ảnh của thầy Vien Ngoc Nam chụp đẹp lắm, thật tuyệt vời !
THÁI BÌNH THIÊN QUỐC BÀI HỌC LỊCH SỬ Hoàng Kim
Đừng bỏ quên nông dân, đó chính là động lực cách mạng, bài học lớn của lịch sử. Thái Bình Thiên Quốc là phong trào nông dân lớn nhất, tiêu biểu nhất trong lịch sử Trung Quốc tại thế kỷ 19, đã để lại nhiều kinh nghiệm đặc biệt quý giá cho các cuộc cách mạng về sau. Mao Trạch Đông suốt sự nghiệp chính trị của mình, ông đã nghiền ngẫm không biết bao nhiêu lần Tư trị Thông giám, Thủy Hử, Tam Quốc và Thái Bình Thiên Quốc. Tác phẩm quan trọng đầu tiên của Mao Trạch Đông là “Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam” ; Đánh giá hiệu quả đổi đời của một đất nước thì trước hết và sau cùng phải nhìn vào chất lượng đời sống của nông dân. Hiệu quả đổi mới đích thực khi người nông dân thay đổi được số phận của mình. Thái Bình Thiên Quốc bài học lịch sử soi thấu những thành công và thất bại của người nông dân cầm quyền.
TẢO MAI 17 THÁNG GIÊNG Hoàng Kim
Tảo mai 17 tháng Giêng
Hoàng Gia con cháu mọi miền về thăm
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Phương Nam trời ấm sáng trong nắng vàng.
(*) Ngày 17 tháng Giêng hàng năm là ngày tảo mai (hái lá mai trước khoảng một tuần của ngày Táo quân về Trời trong Tết Nguyên Đán của người Việt, cũng là ngày giỗ bà cố nội trong gia đình chúng tôi). Theo phong tục người Việt việc lặt lá mai phải chậm rãi, cẩn thận, chăm chút, để tâm thành vào lộc hoa và nhớ về người thân. Khi lặt lá mai xong nên tưới đủ nước. Sau 5-7 ngày nụ hoa sẽ ươm đều trên cành xuân. Cây được tưới nước và chăm sóc đúng sẽ trổ hoa đúng đẹp và đều trong dịp Tết. Xin chép lại Kiệt tác thơ thiền đức Nhân Tông bài thơ Tảo mai
Tảo Mai
Trần Nhân Tông
Ngũ nhật kinh hàn lãn xuất môn,
Đông phong tiên dĩ đáo cô côn (căn).
Ảnh hoành thuỷ diện băng sơ bạn,
Hoa áp chi đầu noãn vị phân.
Thuý vũ ca trầm sơn điếm nguyệt,
Hoạ long xuy thấp Ngọc Quan vân.
Nhất chi mê nhập cố nhân mộng,
Giác hậu bất kham trì tặng quân.
Chỉ năm ngày sợ rét lười ra khỏi cửa,
Mà gió xuân đã sớm đến với gốc cây cô đơn.
Bóng ngả trên mặt nước, băng giá bắt đầu tan,
Hoa trĩu nặng đầu cành, hơi ấm chưa định rõ.
Giọng ca Thuý vũ lắng chìm mặt trăng xóm núi.
Tiếng sáo Hoạ long ẩm ướt đám mây Ngọc Quan.
Một cành hoa lạc vào giấc mộng cố nhân,
Tỉnh dậy, không thể đem tặng anh được.
Nguồn: Thơ văn Lý Trần, NXB Khoa học xã hội, 1977
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Lê Mạnh Thát)
Ngại rét năm ngày cửa biếng ra
Gió xuân trước đã đến cây già
Bóng giăng mặt nước băng vừa vỡ
Hoa trĩu đầu cành ấm chửa pha
Xóm núi trăng chìm lời hát Việt
Ải quan mây đẫm tiếng tiêu Hồ
Một cành lạc tới giấc mơ bạn
Tỉnh dậy tặng người chẳng nỡ đưa
Tảo mai
Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của dịch thơ Trần Lê Văn)
Năm ngày ngại rét, lười ra cửa.
Gốc lẻ nào ngờ đã gió xuân.
Mặt nước băng tan, cây bóng ngả,
Đầu cành hoa trĩu, ấm chưa phân.
Trăng chìm xóm núi, lời ca bổng,
Mây ướt quan hà, tiếng sáo ngân.
Lạc tới chiêm bao, hoa một nhánh,
Muốn đem tặng bạn, khó vô ngần!
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nhất Nguyên)
Trốn rét năm ngày biếng bước ra
Gió xuân về sớm gốc cây già
Bóng ngang mặt nước băng dần vỡ
Hoa tụ đầu cành khí ấm qua
Khúc Thuý Vũ lắng chìm trăng quán núi
Điệu Hoạ Long thấm ướt Ngọc Quan mây
Một nhành hoa lạc giấc mộng chầy
Sau khi tỉnh, tặng bạn hiền…nào đâu có được !
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Nguyễn Văn Dũng)
Năm ngày sợ lạnh lười ra cửa
Gió xuân đã đến trước cây côi
Bóng ngang mặt nước băng vừa vỡ
Hoa nhú đầu cành,rét chưa rời
Thuý vũ ca chìm trăng quán núi
Rồng vẽ thổi mù Ngọc Quan mây
Một cành vào mộng cho bạn cũ
Thức dậy làm sao tặng bạn đây.
Tảo mai Trần Nhân Tông
(bản dịch thơ của Trương Việt Linh)
Năm ngày trốn rét biếng dời chân
Mà gốc cây già hẩy gió xuân
Hoa trĩu đầu cành hơi ấm thoảng
Bóng ngang mặt nước mảnh băng tan
Trăng chìm xóm núi lời ca vẳng
Mây đẫm biên thuỳ tiếng sáo vang
Một nhánh hoa trôi vào mộng cũ
Tỉnh ra tặng bạn khó muôn vàn.
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông Hoàng Kim
Thơ Thiền của đức Nhân Tông (*)
Thẳm sâu kiệt tác mênh mông đất trời.
Sớm xuân nay đến với Người,
cành hoa xuân giấc mộng đời hiền nhân
Tảo mai nhớ đức Nhân Tông
Phương Nam trời ấm sáng trong nắng vàng
(*)
Thơ Thiền chỉ dấu đức Nhân Tông
Cuộc đời Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông (1258-1308) là một trong những vị vua anh minh nhất của lịch sử Việt Nam. Người tên thật là Trần Khâm, vua Trần thứ ba (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước vua Trần Anh Tông). Với 50 năm cuộc đời, Trần Nhân Tông đã kịp làm được ít nhất năm việc lớn hiếm thấy và khó ai bì kịp ở mọi dân tộc và mọi thời đại: 1) Minh quân lỗi lạc, làm vua 15 năm (1278 – 1293) trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến hai lần đánh thắng quân Nguyên Mông là đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thời đó; 2) Tổ sư thiền phái Trúc Lâm và Thái Thượng Hoàng 15 năm (1294-1306), là vua Phật Việt Nam. 3) Nhà văn hóa và nhà thơ kiệt xuất với thắng tích Trúc Lâm Yên Tử và kiệt tác Trần Nhân Tông; 4) Người thầy chiến lược của sự nghiệp mở nước và thống nhất non sông Việt “vua tôi đồng lòng, toàn dân đồng sức”, mở đất phương Nam bằng vương đạo, thuận thời, thuận người . 5) Nhà trị loạn kỳ tài đã hưng thịnh nhà Trần và cứu nguy cho nước Việt ở thời khắc quyết định, biến nguy thành an, biến những điều không thể thành có thể.
Tảo mai mừng xuân đến
Hôm nay xuân đất trời
Thầy thêm Xuân nối nghiệp
Sớm xuân Xuân vào xuân
Tóc xanh không nỡ bạc
Đời vui cùng tháng năm
Đước dầm chân đất Mũi
Cây phủ rừng Tây Nguyên
Đường xuân thênh thênh bước
Thung dung bên bạn hiền
Tâm an lành trí sáng
Mẹ hiền là thiên nhiên.
Hoàng Kim Chúc mừng tân tiến sĩ Xuan Pm; Chúc mừng Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Khoa Lâm Nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học và Gia Đình; Chúc mừng hai thầy hướng dẫn. Ảnh của thầy Vien Ngoc Nam chụp đẹp lắm, thật tuyệt vời !
THÁI BÌNH THIÊN QUỐC BÀI HỌC LỊCH SỬ Hoàng Kim
Đừng bỏ quên nông dân, đó chính là động lực cách mạng, bài học lớn của lịch sử. Thái Bình Thiên Quốc là phong trào nông dân lớn nhất, tiêu biểu nhất trong lịch sử Trung Quốc tại thế kỷ 19, đã để lại nhiều kinh nghiệm đặc biệt quý giá cho các cuộc cách mạng về sau. Mao Trạch Đông suốt sự nghiệp chính trị của mình, ông đã nghiền ngẫm không biết bao nhiêu lần Tư trị Thông giám, Thủy Hử, Tam Quốc và Thái Bình Thiên Quốc. Tác phẩm quan trọng đầu tiên của Mao Trạch Đông là “Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam” ; Đánh giá hiệu quả đổi đời của một đất nước thì trước hết và sau cùng phải nhìn vào chất lượng đời sống của nông dân. Hiệu quả đổi mới đích thực khi người nông dân thay đổi được số phận của mình. Thái Bình Thiên Quốc bài học lịch sử soi thấu những thành công và thất bại của người nông dân cầm quyền.