Số lần xem
Đang xem 3323 Toàn hệ thống 7697 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
VIỆN LÚA SAO THẦN NÔNG
Hoàng Kim
Chúc mừng Viện Lúa Sao Thần Nông từ khi thành lập đến nay (1977-2019) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, hệ thống canh tác cây trồng, vật nuôi lấy lúa làm nền, góp phần đưa năng suất lúa từ 2 – 3 tấn/ha/vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL hơn gấp 6 lần từ khoảng 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm 2017- 2019
VIỆN LÚA BÀI HỌC THÁNG NĂM
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long địa chỉ Xanh Việt Nam rạng danh cho Tổ Quốc địa chỉ tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ Điện thoại: 0710 3861954; Fax: 0710 3861457; Website: http://www.clrri.org thành viên Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long có tiền thân là Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL thành lập ngày 31/1/1977. Trong gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Viện Lúa đã bảo tồn hơn 3.000 mẫu giống lúa được đánh giá và tư liệu hóa, đã chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất 166 giống lúa, phần lớn là giống lúa OM thời gian sinh trưởng ngắn 90 – 100 ngày; các giống lúa OMCS cực sớm.
Viện Lúa đạt thành tựu to lớn như hôm nay là do tập hợp và phát huy được năng lực của một đội ngũ chuyên gia tuyệt vời đầy tài năng và một đội ngũ các lãnh đạo qua các thời kỳ thật tâm huyết. Thầy Trần Như Nguyện, nguyên Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật, Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Giáo sư Nguyễn Thơ, Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, nguyên Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện KHKTNN Miền Nam, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL; Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và PTNT, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa; Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lai, Viện trưởng Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Dư, nguyên Cục phó Cục Trồng trọt, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, nguyên Viện trưởng Viện Lúa, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam đạt Giải thưởng Khoa học quốc gia 2016 L’Oreál – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học, cùng với một đội ngũ đông đảo những chuyên gia giỏi, những trí thức nông nghiệp tài năng tận tụy dấn thân vì đại nghĩa, sống thanh đạm, giản dị, say mê với sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học tạo giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để mang lại đời sống tốt hơn cho người dân .
Chúc mừng con đường lúa gạo Việt Nam. Chúc mừng các gương thầy bạn thân thiết, Chúc mừng Viện Lúa với lớp trẻ đang tiếp bước thầm lặng vươn tới tầm cao mới khoa học nông nghiệp, tận tâm cống hiến cho quê hương. Thành tựu 40 năm qua của Viện Lúa là bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước.
Thành quả đào tạo cán bộ khoa học của Viện có nhiều đóng góp vào thành tựu chung cho nền nông nghiệp nước nhà. Một số cán bộ khoa học sau này lãnh đạo nhiều đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, như: Thứ trưởng Bùi Bá Bổng (người bên phải hình với Tổng Giám đốc CIAT), và nhiều người xuất sắc như đã nêu trên. Viện lúa ĐBSCL đến năm 2019 đã chọn tạo được trên 180 giống lúa và phát triển trên 180 giống lúa các loại. Trong đó có 82 giống được công nhận giống quốc gia. Hiện nay trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện Lúa đóng góp 5 giống.
Về miền Tây yêu thương; Con đường lúa gạo Việt Nam mãi mãi là suối nguồn tươi trẻ.
VỀ MIỀN TÂYYÊU THƯƠNG
Hoàng Kim
Sao anh chưa về miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ, Sóc Trăng, sông Tiền, Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.
Anh hãy về Bảy Núi, Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?.
*
Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.
Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.
OM Lúa Giống nẩy mầm xanh, Viện Lúa xây dựng và phát triển, các gương mặt thầy bạn thân thiết, ‘lúa mới vòng tròn nhân quả: hoa lúa – hột lúa bùn ngấu – cây lúa – hạt gạo’, bài học thầm lặng nổ lực vươn tới dâng hiến ngọc cho đời. Viện Lúa: Huân chương độc lập Hạng I năm 2014, Hạng II năm 2007, Hạng III năm 2002; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000; Giải thưởng phụ nữ Việt Nam 2013 cho tập thể nữ Huân chương lao động Hạng I năm 1996, Hạng II năm 1990, Hạng III năm 1986; Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000, Giải thưởng Kovalepskaia.
Học để làm theo Viện Lúa ĐBSCL (Learning by Doing) là tâm nguyện và bài học lớn: Chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu Việt Nam (siêu xanh, năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, chịu mặn hạn, ít sâu bệnh, vật liệu khởi đầu); kết nối lúa siêu xanh Việt với CAAS IRRI với Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên; gắn bó với thầy bạn quý, đồng hành trên con đường lúa gạo Việt Nam.
Lúa gạo Việt Nam khi dạy và học, chúng ta liên tưởng tới sao Thần Nông trên bầu trời. Thần thoại phương Đông đưa sao Thần Nông vào Thanh Long là một sinh vật đầy sức mạnh nhưng nhân từ, sứ giả báo trước của mùa xuân. Sao Thần Nông là chòm sao Thiên Yết (Scorpius) một trong những chòm sao sáng rõ nhất của 12 chòm sao hoàng đạo, nằm gần chòm sao Thiên Xứng (Libra) trên ‘đường đi của thần mặt trời’. Chòm sao Thần Nông có một ngôi sao cấp I, năm ngôi sao cấp II và mười ngôi sao cấp III. Những ngôi sao sáng này xếp thành hình chữ S (Thiên Yết, Bọ Cạp, Hổ Cáp).
Viện Lúa ĐBSCL là chòm sao Thần Nông trong dãi Ngân Hà lồng lộng vô số sao sáng trời Nam. Suy tư về Gạo Việt “ấp ủ” giấc mơ thương hiệu, tôi tâm đắc nhiều về bài học ‘Dưới đáy đại dương là ngọc’ và thường nghĩ về những người huyền thoại lúa Nam Bộ, trong đó có nhiều người thuộc Viện Lúa ĐBSCL.
Giáo sư bác sĩ Nông học Lương Định Của, anh hùng lao động, giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật, cuộc đời và sự nghiệp còn mãi với thời gian, với con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước, kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975- 2019) có tốc độ tăng năng suất vượt trên 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới. Đại Ngãi Trường Khánh Long Phú Sóc Trăng Nam Bộ Việt Nam là quê hương của bác học Lương Định Của. Đó cũng chính là nơi khởi phát và tỏa rộng con đường lúa gạo Việt Nam, thành tựu và bài học lớn. ” Nhất ông Của, nhì chuyên gia, thứ ba chỉ đạo”. Tức là cán bộ thuộc các đoàn chỉ đạo của bộ là nhàn nhất ( lúc đó còn HTX mà, xã viên còn nhàn nữa là.) Đoàn chuyên gia TQ thì vất vả hơn vì các chuyên gia đa phần là nông dân, giỏi thực hành nên cán bộ Việt Nam cũng phải thực hành theo. Còn Viên ông Của thì vất vả nhất, làm theo định mức, nếu việc không có định mức thì phải làm đủ 8 h, theo kẻng.
Hai cha con đều là anh hùng Trần Ngọc Hoàng Trần Thị Sương Dưới đáy đại dương là ngọc‘: “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời … Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình, …” . Sự kiện ngày 15 tháng 8 năm 2009 đến nay trong lòng dân đâu đã quên và chuyện đâu đã khép lại. Hôm bác Năm Hoằng mất, chúng tôi gần như đi suốt đêm từ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Đồng Nai) về Nông trường sông Hậu (Hậu Giang) để kịp viếng bác. Tôi biết ơn bác Năm đã năm lần lội ruộng thăm đồng Trung tâm Hưng Lộc và đã gợi ý cho tôi nhiều điều. Trong đó có một lần bác tặng cho tôi chiếc máy điện thoại di động “Cháu giữ mà dùng, bác mua lại cái khác”, “Thông tin là cần thiết, đừng tiết kiệm quá con ạ !” “Chưa kỹ đâu con đừng vội làm sư” “Bác có chút kinh nghiệm thau chua, rửa phèn, lấn biến” “Hiểu cây và đất thì mới làm ra được giống mới con ạ !” “Phải sản xuất kinh doanh khép kín mới khá được” “Dưới đáy đại dương là ngọc !”. Những bài học của bác Năm và chị Ba đã giúp chúng tôi rất nhiều. Tôi mắc nợ câu chuyện này đã nhiều năm. Tôi chỉ neo được một cái tựa đề và ít tên người để thỉnh thoảng nhớ lại. Kể về họ là sự chiêm nghiệm một đời. Chúng ta chắc vẫn còn nhớ câu chuyện “Hai cha con đều là anh hùng” và Trở lại nụ cười Ba Sương Lâu nay chúng ta đã xúc động nhiều với cuộc đời bất hạnh của chị Ba Sương nhưng hình như việc “tích tụ ruộng đất” “lập quỹ trái phép”, và “xây dựng nông trại điển hình” của Nông trường sông Hậu thời bác Năm Hoằng và chị Ba Sương cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo để rút ra những bài học sâu sắc về tầm nhìn, quan điểm, cách đầu tư khép kín trong nông nghiệp. Bác Năm đã yên nghĩ, chị ba Sương kêu án tù 8 năm và được thả. Người đương thời chưa thể mổ xẻ và phân tích đúng sai về cách “lập quỷ trái phép” và “tích tụ ruộng đất” nhưng nếu khép lại điều này thì không thể nói rõ nhiều việc và cũng không đúng tâm nguyện của những bậc anh hùng trượng nghĩa Nam Bộ đã quyết liệt dấn thân trọn đời cho sự nghiệp và niềm tin ấy.
Mỗi người chúng ta chỉ nhỏ nhoi thôi trong sự trường tồn và đi tới mãi của dân tộc. Nhưng tôi nhớ và tôi tin câu nói của Nguyễn Khải: “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại“.“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.
Giáo sư Mai Văn Quyền, Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi, là chuyên gia thâm canh lúa và nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Thầy trên 80 xuân mà vẫn phong độ, vui vẻ lội đồng và họp bạn nhà nông. Ảnh thầy Quyền cùng với thứ trưởng Lê Quốc Doanh ở Cần Thơ.
Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phó Giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng và vợ là Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Hòa đều là chuyên gia chọn giống và công nghệ sinh học cây lúa. Ảnh Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT (thứ hai từ bên phải) và anh hùng lao động Hồ Quang Cua (thứ nhất bên trái) trong hội thảo đầu bờ trên cánh đồng mẫu lớn.
Ảnh Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Hòa Viện Lúa ĐBSCL tiếp thầy trò lúa Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
GS.TS. Nguyễn Thị Lang (người ở giữa thứ hai phải qua) là một trong những nhà khoa học nữ tiêu biểu của Việt Nam, trưởng phòng công nghệ sinh học, Trường đại học An Giang và Trường đại học Cửu Long, giáo sư bộ môn di truyền và chọn giống cây trồng, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.
Giáo sư Lang trong hơn 25 năm qua (1990-2016) đã chọn tạo và đưa vào sản xuất thành công được 31 giống lúa tốt và 16 quy trình kỹ thuật canh tác đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Nam, chủ yếu và vùng Đồng Đằng Sông Cửu Long. Chị cũng đã công bố trong nước và quốc tế trên 110 bài báo khoa học, xuất bản nhiều sách chuyên khảo và sách phổ thông nghề lúa, hướng dẫn nhiều thạc sĩ, tiến sĩ , thực hiện nghiên cứu giảng day và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp trong các chuyên ngành nông học, công nghệ sinh học, di truyền và chọn giống cây trồng.
GS.TS Nguyễn Thị Lang sinh năm 1957 tại Bến Tre, nguyên là sinh viên Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh niên khóa 1974-1979. Sau đó, từ cuối năm 1979 đến đầu năm 2006, chị lần lượt làm cán bộ, phó trưởng phòng kế hoạch khoa học Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre, tiếp đấy làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Khoa học Việt Nam năm 1990-1994, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1994, làm thực tập sinh sau tiến sĩ về di truyền phân tử tại Viện Lúa Quốc tế (IRRI) tại Philippine từ năm 1996-1998, tham gia nghiên cứu bản đồ gen QTL giống lúa chống chịu mặn tại Trung tâm Khoa học Nông nghiệp Quốc tế (JIRRCAS). Từ đầu năm 2006 đến nay, chị làm Trưởng bộ môn Di truyền và Chọn giống Viện Lúa ĐBSCL. GS.TS Nguyễn Thị Lang ngoài sự đam mê và thành công trong nghiên cứu giảng dạy khoa học cây lúa, cũng có nhiều thành công trong nghiên cứu genome cây đậu tương, đậu xanh, cây ăn trái, cây thuốc nam, ngô, lạc, hoa… nghiên cứu phát hiện các gen ứng cử viên cho mục tiêu chống chịu khô hạn, phèn, mặn, ngập úng và gen kháng sâu bệnh hại, góp phần nâng cao phẩm chất nông sản và phục vụ cho phát triển an toàn lương thực. Chị cũng dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy tại các trường đại học An Giang, Cần Thơ, Mekong, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tham gia nhiều hội nghị hội thảo đầu bờ với nông dân với bước chân trải nghiệm rộng khắp nhiều vùng đất nước .
Giáo sư Bùi Chí Bửu và vợ là giáo sư Nguyễn Thị Lang đều là chuyên gia di truyền và chọn giống lúa. “Lang Bửu lúa” đều chung niềm đam mê cây lúa và đều đạt những thành tựu khoa học thật đáng ngưỡng mộ. Viện Lúa ĐBSCL còn nhiều câu chuyện dâng hiến lặng lẽ và nhiều bài học thành công khác nhưng chỉ với năm diện mạo tiêu biểu “Thầy Luật lúa”, ‘Bổng Hòa lúa’, “Lang Bửu lúa” chúng ta đã có năm câu chuyện đời thường huyền thoại lúa dầy dặn của những gương sáng nghị lực tâm huyết mẫu mực giữa đời thường.
Bốn mươi hai năm Viện Lúa chặng đường phát triển hạt ngọc Việt đã trãi qua biết bao vinh quang nhưng cũng biết mấy nhọc nhằn. Viện Lúa nằm ở giữa tâm điểm của những của những kết nối hợp tác mà cho đến nay chúng ta vẫn thiếu những bài viết kể những câu chuyện và tôn vinh những thầy bạn thân thiết đã làm nên các điều kỳ vĩ ấy.
Ông Nguyễn Minh Nhị là cựu Chủ tịch tỉnh An Giang. Đây là tỉnh lá cờ đầu của sản lượng năng suất và diện tích lúa cao nhất Việt Nam. Ông Bảy Nhị đặc biệt tâm huyết với cây lúa An Giang tỉnh dẫn đầu xuất khẩu gạo Việt Nam. Tìm hiểu cuộc đời của những ngôi sao Thần Nông đất Việt gắn bó trọn đời với cây lúa và hạt gạo Việt thật tuyệt vời.
Dưới đáy đại dương là Ngọc.
SUY TƯ VỀ THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT
Trong câu chuyện “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi“, tôi đã có giới thiệu vắn tắt về ông Bảy Nhị: “Ông Bảy Nhị tên thật là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang. Ông vừa có bài viết “Gửi anh Nguyễn Bá Thanh: Phút 89…” đăng trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật, đang làm dư luận sững sờ vì hay và thật. Trước đó, ông Bảy cũng có bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo” mà tôi đã chọn đưa vào bài giảng cây lúa. Suy tư về thương hiệu gạo Việt không thể không nhắc tới ông Bảy.
Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.
Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lặn lội lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi là giám đốc Trung tâm để hỏi cách đưa cây gì vào khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất hoang hóa Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?
Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.
Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.
*
Đầu xuân Đinh Dậu 2017, ông Bảy Nhị đã viết thư cho tôi : “Hoàng Kim thân mến. Sang năm mới, nhìn lại năm cũ, thấy giống khoai mì của Hoàng Kim củ to và nhiều quá chừng. Phải hồi anh Bảy có Nhà máy tinh bột Lương An Trà thì mê hết hồn với giống nầy rồi. Chúc mừng Hoàng Kim nhé! Nhân đây anh trích gởi đoạn nhật ký mới nhất ghi lại sự kiên anh đến xã Vĩnh Phước huyện Tri Tôn trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Nơi này, Ngô Vi Nghĩa và anh em Nông trường Khoai mì Afiex đã cực khổ khai hoang làm rõ phèn, chuyển đổi vùng đất hoang hóa, phèn nặng, thành nơi canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) luân canh với giống khoai mì ngắn ngày né lũ KM98-1. Cho đến nay, sau 20 năm vùng này đã thành cánh đồng trù phú. Anh hay quay về kỷ niệm cũ, những nơi ngày xưa cực khổ để tìm lại dấu tích cái đẹp của hồn người! Thân thiết, Bảy Nhị ”
Tôi ngắm những bức ảnh Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi , đọc lại trang văn cũ của chính mình mà ứa nước mắt. Nhờ ơn tri ngộ với ông Bảy và sự dẫn dắt trước đó của Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Nguyễn Văn Luật, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Giáo sư Đào Thế Tuấn trong Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam và bài học hợp tác thân thiết giữa Viện Lúa với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Nông trường Sông Hậu … mà chúng tôi đã vượt lên chính mình, đạt được những thành tựu và cống hiến tốt hơn.
Ông Bảy Nhị trích Nhật ký đầu xuân 2017, đã viết: “Ngày 30-12-2016 dự “ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi lần 3” với bà con xã Vĩnh Phước (Tri Tôn) trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Đồng ruộng kiến thiết khá hiện đại, đi lại bằng xe máy không bị cách trở, đất, nước không còn màu phèn, lúa Thần nông xanh tươi ước chừng năng suất trên 6 tấn/ha. Đất nầy trước chưa từng được canh tác vì là cái “rún phèn”. Nay sản xuất lúa Thần nông trên vùng đất khai hoang trồng khoai mì, đất được rõ phèn, ngọt hóa sau khi Nông trường của Nhà máy tinh bột Công ty AFIEX đã giải thể năm 2004. Khi lúa gạo thừa, lúa bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, người dân theo gợi ý của thị trường chuyển qua sản xuất lúa mùa nổi từ năm 2014. Nhưn
VIỆN LÚA SAO THẦN NÔNG
Hoàng Kim
Chúc mừng Viện Lúa Sao Thần Nông từ khi thành lập đến nay (1977-2019) luôn là lá cờ đầu nông nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực chọn tạo giống lúa, nghiên cứu quy trình kỹ thuật thâm canh lúa, hệ thống canh tác cây trồng, vật nuôi lấy lúa làm nền, góp phần đưa năng suất lúa từ 2 – 3 tấn/ha/vụ tăng lên 6 – 7 tấn/ha/ vụ, tăng sản lượng lúa ở ĐBSCL hơn gấp 6 lần từ khoảng 4 triệu tấn/ của năm 1977 vượt lên trên 25 triệu tấn/năm 2017- 2019
VIỆN LÚA BÀI HỌC THÁNG NĂM
Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long địa chỉ Xanh Việt Nam rạng danh cho Tổ Quốc địa chỉ tại xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ Điện thoại: 0710 3861954; Fax: 0710 3861457; Website: http://www.clrri.org thành viên Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long có tiền thân là Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL thành lập ngày 31/1/1977. Trong gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển Viện Lúa đã bảo tồn hơn 3.000 mẫu giống lúa được đánh giá và tư liệu hóa, đã chọn tạo và được công nhận đưa vào sản xuất 166 giống lúa, phần lớn là giống lúa OM thời gian sinh trưởng ngắn 90 – 100 ngày; các giống lúa OMCS cực sớm.
Viện Lúa đạt thành tựu to lớn như hôm nay là do tập hợp và phát huy được năng lực của một đội ngũ chuyên gia tuyệt vời đầy tài năng và một đội ngũ các lãnh đạo qua các thời kỳ thật tâm huyết. Thầy Trần Như Nguyện, nguyên Giám đốc Trung tâm kỹ thuật Nông nghiệp ĐBSCL, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Luật, Anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Giáo sư Nguyễn Thơ, Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, Giáo sư Tiến sĩ Bùi Chí Bửu, nguyên Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện KHKTNN Miền Nam, nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL; Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và PTNT, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa; Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, nguyên Viện trưởng Viện Cây Ăn Quả Miền Nam, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lai, Viện trưởng Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lúa, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây Lương thực và Cây thực phẩm, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Văn Dư, nguyên Cục phó Cục Trồng trọt, Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại Nông Lâm Thủy sản và Nghề muối, nguyên Viện trưởng Viện Lúa, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang nhà khoa học nữ xuất sắc của Việt Nam đạt Giải thưởng Khoa học quốc gia 2016 L’Oreál – UNESCO Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học, cùng với một đội ngũ đông đảo những chuyên gia giỏi, những trí thức nông nghiệp tài năng tận tụy dấn thân vì đại nghĩa, sống thanh đạm, giản dị, say mê với sự nghiệp trồng người và nghiên cứu khoa học tạo giống cây trồng, cải tiến kỹ thuật canh tác để mang lại đời sống tốt hơn cho người dân .
Chúc mừng con đường lúa gạo Việt Nam. Chúc mừng các gương thầy bạn thân thiết, Chúc mừng Viện Lúa với lớp trẻ đang tiếp bước thầm lặng vươn tới tầm cao mới khoa học nông nghiệp, tận tâm cống hiến cho quê hương. Thành tựu 40 năm qua của Viện Lúa là bài học cao quý của sự đoàn kết một lòng hoàn thành tốt nhiệm vụ của các thế hệ cán bộ viên chức người lao động Viện Lúa, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các cấp lãnh đạo Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, sự cộng hưởng, giúp đỡ và liên kết thật tuyệt vời của thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp bạn nhà nông với đông đảo nông dân từ khắp mọi miền đất nước.
Thành quả đào tạo cán bộ khoa học của Viện có nhiều đóng góp vào thành tựu chung cho nền nông nghiệp nước nhà. Một số cán bộ khoa học sau này lãnh đạo nhiều đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT, như: Thứ trưởng Bùi Bá Bổng (người bên phải hình với Tổng Giám đốc CIAT), và nhiều người xuất sắc như đã nêu trên. Viện lúa ĐBSCL đến năm 2019 đã chọn tạo được trên 180 giống lúa và phát triển trên 180 giống lúa các loại. Trong đó có 82 giống được công nhận giống quốc gia. Hiện nay trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện Lúa đóng góp 5 giống.
Về miền Tây yêu thương; Con đường lúa gạo Việt Nam mãi mãi là suối nguồn tươi trẻ.
VỀ MIỀN TÂYYÊU THƯƠNG
Hoàng Kim
Sao anh chưa về miền Tây.
Nơi một góc đời anh ở đó.
Cần Thơ, Sóc Trăng, sông Tiền, Sông Hậu,…
Tên đất tên người chín nhớ mười thương.
Anh hãy về Bảy Núi, Cửu Long,
Nắng đồng bằng miên man bao nỗi nhớ.
Kênh ông Kiệt thương mùa mưa lũ….
Anh có về nơi ấy với em không?.
*
Mình về với đất phương Nam.
Ninh Kiều thắm nước, Sóc Trăng xanh đồng.
Về nơi ấy với em không ?
Bình minh Yên Tử mênh mông đất trời.
Ta đi cuối đất cùng đời
Ngộ ra hạnh phúc thảnh thơi làm Người.
OM Lúa Giống nẩy mầm xanh, Viện Lúa xây dựng và phát triển, các gương mặt thầy bạn thân thiết, ‘lúa mới vòng tròn nhân quả: hoa lúa – hột lúa bùn ngấu – cây lúa – hạt gạo’, bài học thầm lặng nổ lực vươn tới dâng hiến ngọc cho đời. Viện Lúa: Huân chương độc lập Hạng I năm 2014, Hạng II năm 2007, Hạng III năm 2002; Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2000; Giải thưởng phụ nữ Việt Nam 2013 cho tập thể nữ Huân chương lao động Hạng I năm 1996, Hạng II năm 1990, Hạng III năm 1986; Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ 10 nhà khoa học được nhận năm 2000, Giải thưởng Kovalepskaia.
Học để làm theo Viện Lúa ĐBSCL (Learning by Doing) là tâm nguyện và bài học lớn: Chọn tạo giống lúa siêu xanh thích ứng biến đổi khí hậu Việt Nam (siêu xanh, năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, chịu mặn hạn, ít sâu bệnh, vật liệu khởi đầu); kết nối lúa siêu xanh Việt với CAAS IRRI với Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên; gắn bó với thầy bạn quý, đồng hành trên con đường lúa gạo Việt Nam.
Lúa gạo Việt Nam khi dạy và học, chúng ta liên tưởng tới sao Thần Nông trên bầu trời. Thần thoại phương Đông đưa sao Thần Nông vào Thanh Long là một sinh vật đầy sức mạnh nhưng nhân từ, sứ giả báo trước của mùa xuân. Sao Thần Nông là chòm sao Thiên Yết (Scorpius) một trong những chòm sao sáng rõ nhất của 12 chòm sao hoàng đạo, nằm gần chòm sao Thiên Xứng (Libra) trên ‘đường đi của thần mặt trời’. Chòm sao Thần Nông có một ngôi sao cấp I, năm ngôi sao cấp II và mười ngôi sao cấp III. Những ngôi sao sáng này xếp thành hình chữ S (Thiên Yết, Bọ Cạp, Hổ Cáp).
Viện Lúa ĐBSCL là chòm sao Thần Nông trong dãi Ngân Hà lồng lộng vô số sao sáng trời Nam. Suy tư về Gạo Việt “ấp ủ” giấc mơ thương hiệu, tôi tâm đắc nhiều về bài học ‘Dưới đáy đại dương là ngọc’ và thường nghĩ về những người huyền thoại lúa Nam Bộ, trong đó có nhiều người thuộc Viện Lúa ĐBSCL.
Giáo sư bác sĩ Nông học Lương Định Của, anh hùng lao động, giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật, cuộc đời và sự nghiệp còn mãi với thời gian, với con đường lúa gạo Việt Nam đang tỏa rộng nhiều vùng đất nước, kết nối lớp lớp những dâng hiến lặng lẽ tôn vinh hạt ngọc Việt. Cây lúa Việt Nam nửa thế kỷ nhìn lại (1975- 2019) có tốc độ tăng năng suất vượt trên 1,73 lần so với thế giới. Thành tựu này có cống hiến hiệu quả của nhà bác học nông dân Lương Định Của ở chặng đường đầu của nước Việt Nam mới. Đại Ngãi Trường Khánh Long Phú Sóc Trăng Nam Bộ Việt Nam là quê hương của bác học Lương Định Của. Đó cũng chính là nơi khởi phát và tỏa rộng con đường lúa gạo Việt Nam, thành tựu và bài học lớn. ” Nhất ông Của, nhì chuyên gia, thứ ba chỉ đạo”. Tức là cán bộ thuộc các đoàn chỉ đạo của bộ là nhàn nhất ( lúc đó còn HTX mà, xã viên còn nhàn nữa là.) Đoàn chuyên gia TQ thì vất vả hơn vì các chuyên gia đa phần là nông dân, giỏi thực hành nên cán bộ Việt Nam cũng phải thực hành theo. Còn Viên ông Của thì vất vả nhất, làm theo định mức, nếu việc không có định mức thì phải làm đủ 8 h, theo kẻng.
Hai cha con đều là anh hùng Trần Ngọc Hoàng Trần Thị Sương Dưới đáy đại dương là ngọc‘: “Hậu Giang gió nổi bời bời/ Người ta một nắng, chị thời … Ba Sương/ Theo cha đi mở nông trường/ Sáu mươi tóc vẫn còn vương mùi phèn/ Giữa bùn lòng mở cánh sen/ Thương bao phận khó mà quên phận mình, …” . Sự kiện ngày 15 tháng 8 năm 2009 đến nay trong lòng dân đâu đã quên và chuyện đâu đã khép lại. Hôm bác Năm Hoằng mất, chúng tôi gần như đi suốt đêm từ Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Đồng Nai) về Nông trường sông Hậu (Hậu Giang) để kịp viếng bác. Tôi biết ơn bác Năm đã năm lần lội ruộng thăm đồng Trung tâm Hưng Lộc và đã gợi ý cho tôi nhiều điều. Trong đó có một lần bác tặng cho tôi chiếc máy điện thoại di động “Cháu giữ mà dùng, bác mua lại cái khác”, “Thông tin là cần thiết, đừng tiết kiệm quá con ạ !” “Chưa kỹ đâu con đừng vội làm sư” “Bác có chút kinh nghiệm thau chua, rửa phèn, lấn biến” “Hiểu cây và đất thì mới làm ra được giống mới con ạ !” “Phải sản xuất kinh doanh khép kín mới khá được” “Dưới đáy đại dương là ngọc !”. Những bài học của bác Năm và chị Ba đã giúp chúng tôi rất nhiều. Tôi mắc nợ câu chuyện này đã nhiều năm. Tôi chỉ neo được một cái tựa đề và ít tên người để thỉnh thoảng nhớ lại. Kể về họ là sự chiêm nghiệm một đời. Chúng ta chắc vẫn còn nhớ câu chuyện “Hai cha con đều là anh hùng” và Trở lại nụ cười Ba Sương Lâu nay chúng ta đã xúc động nhiều với cuộc đời bất hạnh của chị Ba Sương nhưng hình như việc “tích tụ ruộng đất” “lập quỹ trái phép”, và “xây dựng nông trại điển hình” của Nông trường sông Hậu thời bác Năm Hoằng và chị Ba Sương cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo để rút ra những bài học sâu sắc về tầm nhìn, quan điểm, cách đầu tư khép kín trong nông nghiệp. Bác Năm đã yên nghĩ, chị ba Sương kêu án tù 8 năm và được thả. Người đương thời chưa thể mổ xẻ và phân tích đúng sai về cách “lập quỷ trái phép” và “tích tụ ruộng đất” nhưng nếu khép lại điều này thì không thể nói rõ nhiều việc và cũng không đúng tâm nguyện của những bậc anh hùng trượng nghĩa Nam Bộ đã quyết liệt dấn thân trọn đời cho sự nghiệp và niềm tin ấy.
Mỗi người chúng ta chỉ nhỏ nhoi thôi trong sự trường tồn và đi tới mãi của dân tộc. Nhưng tôi nhớ và tôi tin câu nói của Nguyễn Khải: “Tôi viết vậy thì tôi tồn tại“.“Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn”.
Giáo sư Mai Văn Quyền, Thầy Quyền nghề nông của chúng tôi, là chuyên gia thâm canh lúa và nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững. Thầy trên 80 xuân mà vẫn phong độ, vui vẻ lội đồng và họp bạn nhà nông. Ảnh thầy Quyền cùng với thứ trưởng Lê Quốc Doanh ở Cần Thơ.
Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phó Giáo sư tiến sĩ Bùi Bá Bổng và vợ là Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Hòa đều là chuyên gia chọn giống và công nghệ sinh học cây lúa. Ảnh Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT (thứ hai từ bên phải) và anh hùng lao động Hồ Quang Cua (thứ nhất bên trái) trong hội thảo đầu bờ trên cánh đồng mẫu lớn.
Ảnh Phó Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Cúc Hòa Viện Lúa ĐBSCL tiếp thầy trò lúa Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
GS.TS. Nguyễn Thị Lang (người ở giữa thứ hai phải qua) là một trong những nhà khoa học nữ tiêu biểu của Việt Nam, trưởng phòng công nghệ sinh học, Trường đại học An Giang và Trường đại học Cửu Long, giáo sư bộ môn di truyền và chọn giống cây trồng, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long.
Giáo sư Lang trong hơn 25 năm qua (1990-2016) đã chọn tạo và đưa vào sản xuất thành công được 31 giống lúa tốt và 16 quy trình kỹ thuật canh tác đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi tại các tỉnh phía Nam, chủ yếu và vùng Đồng Đằng Sông Cửu Long. Chị cũng đã công bố trong nước và quốc tế trên 110 bài báo khoa học, xuất bản nhiều sách chuyên khảo và sách phổ thông nghề lúa, hướng dẫn nhiều thạc sĩ, tiến sĩ , thực hiện nghiên cứu giảng day và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp trong các chuyên ngành nông học, công nghệ sinh học, di truyền và chọn giống cây trồng.
GS.TS Nguyễn Thị Lang sinh năm 1957 tại Bến Tre, nguyên là sinh viên Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh niên khóa 1974-1979. Sau đó, từ cuối năm 1979 đến đầu năm 2006, chị lần lượt làm cán bộ, phó trưởng phòng kế hoạch khoa học Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre, tiếp đấy làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Khoa học Việt Nam năm 1990-1994, bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1994, làm thực tập sinh sau tiến sĩ về di truyền phân tử tại Viện Lúa Quốc tế (IRRI) tại Philippine từ năm 1996-1998, tham gia nghiên cứu bản đồ gen QTL giống lúa chống chịu mặn tại Trung tâm Khoa học Nông nghiệp Quốc tế (JIRRCAS). Từ đầu năm 2006 đến nay, chị làm Trưởng bộ môn Di truyền và Chọn giống Viện Lúa ĐBSCL. GS.TS Nguyễn Thị Lang ngoài sự đam mê và thành công trong nghiên cứu giảng dạy khoa học cây lúa, cũng có nhiều thành công trong nghiên cứu genome cây đậu tương, đậu xanh, cây ăn trái, cây thuốc nam, ngô, lạc, hoa… nghiên cứu phát hiện các gen ứng cử viên cho mục tiêu chống chịu khô hạn, phèn, mặn, ngập úng và gen kháng sâu bệnh hại, góp phần nâng cao phẩm chất nông sản và phục vụ cho phát triển an toàn lương thực. Chị cũng dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy tại các trường đại học An Giang, Cần Thơ, Mekong, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tham gia nhiều hội nghị hội thảo đầu bờ với nông dân với bước chân trải nghiệm rộng khắp nhiều vùng đất nước .
Giáo sư Bùi Chí Bửu và vợ là giáo sư Nguyễn Thị Lang đều là chuyên gia di truyền và chọn giống lúa. “Lang Bửu lúa” đều chung niềm đam mê cây lúa và đều đạt những thành tựu khoa học thật đáng ngưỡng mộ. Viện Lúa ĐBSCL còn nhiều câu chuyện dâng hiến lặng lẽ và nhiều bài học thành công khác nhưng chỉ với năm diện mạo tiêu biểu “Thầy Luật lúa”, ‘Bổng Hòa lúa’, “Lang Bửu lúa” chúng ta đã có năm câu chuyện đời thường huyền thoại lúa dầy dặn của những gương sáng nghị lực tâm huyết mẫu mực giữa đời thường.
Bốn mươi hai năm Viện Lúa chặng đường phát triển hạt ngọc Việt đã trãi qua biết bao vinh quang nhưng cũng biết mấy nhọc nhằn. Viện Lúa nằm ở giữa tâm điểm của những của những kết nối hợp tác mà cho đến nay chúng ta vẫn thiếu những bài viết kể những câu chuyện và tôn vinh những thầy bạn thân thiết đã làm nên các điều kỳ vĩ ấy.
Ông Nguyễn Minh Nhị là cựu Chủ tịch tỉnh An Giang. Đây là tỉnh lá cờ đầu của sản lượng năng suất và diện tích lúa cao nhất Việt Nam. Ông Bảy Nhị đặc biệt tâm huyết với cây lúa An Giang tỉnh dẫn đầu xuất khẩu gạo Việt Nam. Tìm hiểu cuộc đời của những ngôi sao Thần Nông đất Việt gắn bó trọn đời với cây lúa và hạt gạo Việt thật tuyệt vời.
Dưới đáy đại dương là Ngọc.
SUY TƯ VỀ THƯƠNG HIỆU GẠO VIỆT
Trong câu chuyện “Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi“, tôi đã có giới thiệu vắn tắt về ông Bảy Nhị: “Ông Bảy Nhị tên thật là Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch tỉnh An Giang. Ông vừa có bài viết “Gửi anh Nguyễn Bá Thanh: Phút 89…” đăng trên báo Tuổi trẻ Chủ Nhật, đang làm dư luận sững sờ vì hay và thật. Trước đó, ông Bảy cũng có bài viết “Giá lúa nằm ngoài hạt gạo” mà tôi đã chọn đưa vào bài giảng cây lúa. Suy tư về thương hiệu gạo Việt không thể không nhắc tới ông Bảy.
Bạn xuống An Giang hỏi ông Bảy Chủ tịch ai cũng biết. Tôi gọi trõng tên ông biết là không phải nhưng với tôi thì ông tuy còn khỏe và đang sống sờ sờ nhưng đã là người lịch sử, tựa như Mạc Cữu, Mạc Thiên Tích xưa, oai chấn Hà Tiên góp sức mộ dân mở cõi, làm phên dậu đất phương Nam của dân tộc Việt. Ông Bảy là nhân vật lịch sử trong lòng tôi.
Tôi có một kỷ niệm quí rất khó quên. Ông Bảy Nhị ba lần lặn lội lên Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc tìm tôi là giám đốc Trung tâm để hỏi cách đưa cây gì vào khai hoang phục hóa hiệu quả cho vùng đất hoang hóa Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông đồng tình với tôi việc ứng dụng canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) nhưng trồng cây gì luân canh lúa hiệu quả trong các tháng mùa khô thì đó vẫn là bài toán khó?
Mờ sớm một ngày đầu tháng mười một. Trời se lạnh. Nhà tôi có chim về làm tổ. Buổi khuya, tôi mơ hồ nghe chim khách líu ríu lạ trên cây me góc vườn nên thức dậy. Tôi bước ra sân thì thấy một chiếc xe ô tô đậu và cậu lái xe đang ngủ nướng. Khi tôi ra, cậu lái xe thức dậy nói: “Chú Bảy Nhị, chủ tịch tỉnh An Giang lên thăm anh nhờ tuyển chọn giống mì ngắn ngày để giúp An Giang né lũ. Đợt trước chú đã đi cùng chú Tùng (là ông Lê Minh Tùng sau này làm Phó Chủ Tịch Tỉnh, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang) lên làm việc với anh rồi. Nay mì đã được năm tháng tuổi, chú muốn lên coi kỹ ở trên ruộng xem củ to bằng ngần nào. Chú Bảy giờ hành chính bận họp nên thăm sớm. Đến nhà anh, thấy sớm quá chú ngại nên ra thẳng ngoài đồng rồi, nhờ tui đón anh ra sau”.
Tôi giật mình nghĩ: “Cái ông này không thể xạo được. Mình nói là có giống mì bảy tháng. Năm tháng ông lên kiểm tra đồng ruộng nhổ thử, thiệt chu đáo. Ông thật biết cách kiểm tra sâu sát”. Chợt dưng tôi nhớ đến MỘT LỐI ĐI RIÊNG của Bác Hồ trong thơ Hải Như: “ Chúng ta thích đón đưa/ Bác Hồ không thích/ Đến thăm chúng ta Bác Hồ thường “đột kích”/ Chữ “đột kích” vui này Người nói lại cùng ta/ Và đường quen thuộc/ Bác chẳng đi đâu/ Đường quen thuộc thường xa/ Bác hiện đến bằng lối tự tìm ra:/ Ngắn nhất/ Bác không muốn giẫm lên mọi đường mòn có sẵn/ Khi đích đã nhắm rồi/ Người luôn luôn tạo cho mình:/ Một lối đi riêng”. Sau này hiếm có đồng chí lãnh đạo nào học được cách làm như Bác. Họ đi đâu đều thường xếp lịch hành chính và đưa đón đàng hoàng, chẳng cần một lối đi riêng. Tôi thầm chợt cảm phục ông Bảy.
*
Đầu xuân Đinh Dậu 2017, ông Bảy Nhị đã viết thư cho tôi : “Hoàng Kim thân mến. Sang năm mới, nhìn lại năm cũ, thấy giống khoai mì của Hoàng Kim củ to và nhiều quá chừng. Phải hồi anh Bảy có Nhà máy tinh bột Lương An Trà thì mê hết hồn với giống nầy rồi. Chúc mừng Hoàng Kim nhé! Nhân đây anh trích gởi đoạn nhật ký mới nhất ghi lại sự kiên anh đến xã Vĩnh Phước huyện Tri Tôn trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Nơi này, Ngô Vi Nghĩa và anh em Nông trường Khoai mì Afiex đã cực khổ khai hoang làm rõ phèn, chuyển đổi vùng đất hoang hóa, phèn nặng, thành nơi canh tác giống lúa thơm Khao Dawk Mali 105 (KDM 105) luân canh với giống khoai mì ngắn ngày né lũ KM98-1. Cho đến nay, sau 20 năm vùng này đã thành cánh đồng trù phú. Anh hay quay về kỷ niệm cũ, những nơi ngày xưa cực khổ để tìm lại dấu tích cái đẹp của hồn người! Thân thiết, Bảy Nhị ”
Tôi ngắm những bức ảnh Bảy Nhị kênh ông Kiệt và tôi , đọc lại trang văn cũ của chính mình mà ứa nước mắt. Nhờ ơn tri ngộ với ông Bảy và sự dẫn dắt trước đó của Giáo sư Mai Văn Quyền, Giáo sư Nguyễn Văn Luật, Giáo sư Võ Tòng Xuân, Giáo sư Đào Thế Tuấn trong Chương trình Hệ thống Canh tác Việt Nam và bài học hợp tác thân thiết giữa Viện Lúa với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Nông trường Sông Hậu … mà chúng tôi đã vượt lên chính mình, đạt được những thành tựu và cống hiến tốt hơn.
Ông Bảy Nhị trích Nhật ký đầu xuân 2017, đã viết: “Ngày 30-12-2016 dự “ngày hội thu hoạch lúa mùa nổi lần 3” với bà con xã Vĩnh Phước (Tri Tôn) trên vùng đất “rún phèn” Tứ giác Long Xuyên của An Giang mà Chánh phủ điều chỉnh địa giới cho An Giang hơn 20 năm trước. Đồng ruộng kiến thiết khá hiện đại, đi lại bằng xe máy không bị cách trở, đất, nước không còn màu phèn, lúa Thần nông xanh tươi ước chừng năng suất trên 6 tấn/ha. Đất nầy trước chưa từng được canh tác vì là cái “rún phèn”. Nay sản xuất lúa Thần nông trên vùng đất khai hoang trồng khoai mì, đất được rõ phèn, ngọt hóa sau khi Nông trường của Nhà máy tinh bột Công ty AFIEX đã giải thể năm 2004. Khi lúa gạo thừa, lúa bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, người dân theo gợi ý của thị trường chuyển qua sản xuất lúa mùa nổi từ năm 2014. Nhưng không dễ! Năm trước nước nhỏ, chuột phá đến gần như mất giống, năm nay lại bị bịnh đạo ôn cổ bông, cháy lá, bạc bông, lem lép hạt … như lúa Thần nông, nhưng không dám xài thuốc, vì như vậy thì không ai mua. Hiện còn duy trì sản xuất 30 ha trong vùng theo mô hình một vụ lúa mùa, một vụ màu trên nền rạ. Đứng trên ruộng lúa mùa nổi đang vào thu hoạch, bồi hồi nhớ lại cũng trên cánh đồng nầy, 56 năm về trước (12-1960), tôi “một mình suy nghĩ một mình đi”, đi qua cánh đồng lúa mùa cũng đang vào mùa gặt thế nầy đến ngọn núi trước mặt – Núi Dài Vạn Liên – Bây giờ, ngọn núi sau lưng tôi trong tấm hình nầy. Trong ảnh, tôi đang hỏi người gặt thì được biết công cắt 140 kg lúa/ha, và đám lúa nầy năng suất chừng 1,4 tấn/ha. Hỏi giá bán chưa ai biết. Nhưng báo An Giang (02-01-17) đăng bài về sự kiện nầy nói giá 14.000đ/kg do Tổ chức phi lợi nhuận Đức mua (giá lúa IR 50404 giá 4.500đ/kg). Một bài toán chuyển dịch cơ cấu sản xuất không dễ! Tôi buồn vì mình không còn có điều kiện cùng bà con tháo gở khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất mà tôi tin rằng nếu làm thì tôi sẽ làm được như những năm Đổi mới 1988 – 2004 tôi đã cùng làm với bà con nông dân trên cương vị Giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó Chủ tịch phụ trách Nông nghiệp rồi Chủ tịch – Vực dậy nông nghiệp An Giang 2002 – 2004 rồi mới về hưu, kết thúc phút 89’ – Một chặng đường!” “Con đường qua, lúc ban đầu do ta định hướng và bước đi thế nào đó mà kết quả thu được và hệ quả phải nhận là rất bất cập! Ta thi đua làm cho ra năng suất, sản lượng cao nhất mà không quan tâm môi trường thiên nhiên trong lành bị nhiễm hóa chất nông dược, thiên địch không còn, cá tôm, chim thú bị tận diệt, bây giờ quay lại sản xuất hữu cơ trong điều kiện cân bằng tự nhiên không còn không khác nào đi tìm “hành tinh mới”! Khó hơn là trong lòng người đã mất chữ TIN thì làm sao trị căn bịnh “dối trá” đang thành” đại dịch”? Hơn 20 năm xuất khẩu gạo mà gạo không có tên thương hiệu, thì tái cơ cấu cái gì đây cho có chữ TÍN?”
Lớp trẻ Viện Lúa bức ảnh tuyệt đẹp! tôi tin OM lúa giống có ngọc. Bài học nóng hổi của Viện Lúa, Nông trường Sông Hậu, An Giang, Sóc Trăng và LỚP TRẺ làm chúng ta tin tưởng.
‘Lúa mới vòng tròn nhân quả: hoa lúa – hột lúa bùn ngấu – cây lúa – hạt gạo’ là bài học thầm lặng nổ lực vươn tới, dâng hiến ngọc cho đời.