Trang chủ NLU| KhoaNôngHọc| Mụclục Hoàng KimLong| Tình yêu cuộc sống | CNM365| Khát khao xanh | Dạy và học | Cây Lương thực | FoodCrops| HK1| HK2| HK3| HK4| HKWiki| Violet| FAOSTAT| ThốngkêVN | ThờitiếtVN|
Thống kê
Số lần xem
Đang xem 1476
Toàn hệ thống 2439
Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết

 

Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG

THUNG DUNG
Nguyễn Bỉnh Khiêm, ...


DẠY VÀ HỌC
Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận


Khoa Nông Học  
Những nhà khoa học xanh,
http://foodcrops.vn


Norman Borlaug
Lời Thầy dặn

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.


Thông tin Cây Lương thực
 Lúa, Ngô, Sắn, Khoai lang
Nông trại và Hệ thống Canh tác
http://foodcrops.vn
FOOD CROPS
CÂY LƯƠNG THỰC
  



Tình yêu cuộc sống
Thông tin chuyên đề chọn lọc

Science Daily

KHÁT KHAO XANH
HOÀNG KIM
CNM365

Luôn làm mới kiến thức của bạn !



Bút tích NB gửi HK và
Những tư liệu quý về 
GS.TS. Norman Borlaug

Lối vào Phong Nha

 


HOÀNG KIM
NGỌC PHƯƠNG NAM
CHÀO NGÀY MỚI

DẠY VÀ HỌC
CÂY LƯƠNG THỰC
FOOD CROPS



THƯ VIỆN NGHỀ LÚA
Thư viện Khoa học Xã hội





Cassava in Vietnam



A New Future for Cassava in Asia

On-line: Cassava in Asia
(Tải tài liệu PDF tại đây)


 

KimFaceBook
KimYouTube

KimLinkedIn

Songkhongtubien

KIMYOUTUBE. Video nhạc tuyển Sóng không từ biển (xem tiếp).



GỬI THƯ ĐIẾN TỬ VÀ
LIÊN KẾT TRỰC TUYẾN

hoangkimvietnam@gmail.com 
hoangkim@hcmuaf.edu.vn  
TS. Hoàng Kim

http://foodcrops.vn
http://vi.gravatar.com/hoangkimvn
http://en.gravatar.com/hoangkimvn

Thành viên

Email:
Password

Nội dung

  TS. Hoàng Kim

CNM365 Chào ngày mới  19 tháng 1 Đào Thế Tuấn chân dung người Thầy; Lối cũ ta về đất nở hoa; Tĩnh lặng với Osho. Giáo sư Viện sỹ Đào Thế Tuấn mất ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội. Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn là chuyên gia khoa học nông nghiệp hàng đầu Việt Nam  trong lĩnh vực kinh tế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, là người Thầy của đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên nông học, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn Việt Nam, người bạn thân thiết của nhà nông. Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hải quân Trung Quốc giành chiến thắng trong Hải chiến Hoàng Sa trước Hải quân Việt Nam Cộng hòa, và bắt đầu sự chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19 tháng 1 năm 1990, ngày mất Osho, thiền sư và bậc thầy tâm linh nổi tiếng người Ấn Độ (sinh năm 1931). Ngày 19 tháng 1 năm 1929, ngày mất Lương Khải Siêu, (1873 – 1929),  nhà tư tưởng, giáo sư, chính khách, chủ báo và là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc Trung Quốc thời cận đại; Bài chọn lọc ngày 19 tháng 1: Đào Thế Tuấn chân dung người Thầy;Lối cũ ta về đất nở hoa; Tỉnh lặng với Osho; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-1/

ĐÀO THẾ TUẤN CHÂN DUNG NGƯỜI THẦY
Mai Văn Quyền, Hoàng Kim

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn là chuyên gia khoa học nông nghiệp hàng đầu Việt Nam  trong lĩnh vực kinh tế hộ nông dân, kinh tế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thầy là người thầy và là người bạn thiết của nhà nông, của đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên nông học, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn Việt Nam. Di sản của Thầy là con người và trí tuệ minh triết phát triển nông nghiệp bền vững, sinh thái nông nghiệp, sinh lý cây lúa, chuyển đổi mùa vụ. Lời tâm huyết của Thầy còn mãi với thời gian, nhắc chúng ta nhớ lại những quyết sách cực kỳ quan trọng của cụ Đào Duy Từ, và những nhận định tuyệt vời của nhà sử học bách khoa toàn thư Đào Duy Anh.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã viết về giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn ngày 19 tháng 1 năm 2011 lúc tiễn Thầy lên đường về cõi vĩnh hằng: “Không còn nữa nhà trí thức tài hoa Đào Thế Tuấn; người yêu nước từ thủa ấu thơ, khi có giặc thì cầm súng bảo vệ tổ quốc, khi hoà bình thì nghiên cứu hạt lúa, củ khoai; người lãnh đạo mà tài sản quí nhất trong nhà chỉ là sách vở. Nhưng còn mãi với chúng ta giọng nói miền Trung sang sảng của giáo sư khẳng khái tranh cãi học thuật; mãi còn đó nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của Giáo sư khi bàn bạc về lẽ đời; nhớ mãi dáng vẻ ngơ ngác, cặm cụi tìm tòi của con người mà trí tuệ và lòng bao dung vượt qua những trăn trở đời thường. Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết đã mất gì khi mất đi Đào Thế Tuấn và cũng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết mình được gì do ông để lại. Vĩnh biệt Giáo sư Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp”.

Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền chuyên gia hàng đầu về thâm canh lúa và phân bón của nước ta và phó giáo sư tiến sĩ Đào Thế Anh chuyên gia hàng đầu về thương hiệu nông sản Việt chuỗi giá trị nông sản Việt cùng đội ngũ chuyên gia tâm huyết tài năng học trò của Thầy tiếp tục mở rộng và tỏa sáng Việt Nam con đường xanh. Tôi tâm đắc với bài thơ cụ Phan Bội Châu và cảm khái liên vận “Lối cũ ta về đất nở hoa” để nói về hậu duệ và những người kế nghiệp niềm tin và chí hướng của giáo sư Đào Thế Tuấn một Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp

LỐI CŨ TA VỀ ĐẤT NỞ HOA
Hoàng Kim

Viện đón ngày vui của chúng ta,
Thêm sáu hiền tài cất tiếng oa,
Cụ Phan xưa tài thơ ơn mẹ,
Thầy Đào nay giỏi nối công cha.
Đường xa bạn đến người phúc hậu
Lối cũ ta về đất nở hoa.
Thầy Quyền Phú Mỹ Hưng nhà mới
Đức độ người thân thích đến nhà.

Đọc tiếp … https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-the-tuan-chan-dung-nguoi-thay/

 

Đào Thế Tuấn cuộc đời và sự nghiệp

 

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn sinh ngày 4 tháng 7 năm 1931 tại TP. Huế, nguyên quán ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Giáo sư là con trai trưởng của cụ Đào Duy Anh, học giả bách khoa toàn thư nổi tiếng thời hiện đại, hậu duệ của một dòng họ lỗi lạc trong lịch sử. Mẹ của giáo sư là bà Trần Như Mân một nhà giáo và hoạt động xã hội.  Giáo sư Viện sỹ Đào Thế Tuấn mất ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội.

Giáo sư là tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam được Liên Xô đào tạo.Từ tháng 8/1953 đến cuối năm 1958, Thầy vừa hoàn thành chương trình kỹ sư nông học vừa học chuyển tiếp sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ nông học ở Trường Đại học Nông nghiệp Tachkent.. Cuối năm 1958 Thầy về nước và làm giảng viên sinh lý thực vật kiêm trưởng phòng khoa học của Học viện Nông Lâm. Sau nhiều năm làm việc miệt mài, với hàng trăm công trình nghiên cứu về sinh thái nông nghiệp, sinh lí cây lúa, chuyển đổi mùa vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng,, giáo sư Đào Thế Tuấn trở thành chuyên gia khoa học hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, người Thầy của đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên nông học, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, người bạn thân thiết của nhà nông.

Giáo sư Đào Thế Tuấn là Phó Viện trưởng (1976), Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1983). Phó Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu về Phát triển nông thôn KX-08 (1990), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trên 60 năm tuổi đảng; giáo sư năm 1985, thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Liên Xô (1985); Huân chương Công trạng nông nghiệp hạng Nhất, hạng Hai và hạng Ba, Huân chương Cành cọ Hàn lâm hạng Hai của Pháp (1991); Huân chương Chiến thắng Hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Hai. Anh hùng Lao động do Đảng và Nhà nước Việt Nam phong tặng (2000); Giải thưởng quốc tế René Dumont dành cho các nhà nông học các nước đang phát triển (2003); Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ (2005); Huân chương Bắc đẩu bội tinh do Chính phủ Pháp trao tặng (2009).

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn là tấm gương mẫu mực của một nhà khoa học chân chính, suốt đời gắn bó với nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

Tác phẩm chọn lọc của GS Đào Thế Tuấn bao gồm:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững
An ninh lương thực cần một chiến lược dài hạn
1 triệu ha lúa lai chạy theo số lượng sẽ lĩnh hậu quả xấu
Hỗ trợ tổ chức sản xuất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam (Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2000)
Ứng dụng phương pháp mô hình hoá toán học để xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lúa cho cấp huyện
Công nghệ sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng
Hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững
Đào Thế Tuấn 1997. Kinh tế hộ nông dân. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Đào Thế Tuấn 1986. Chiến lược phát triển nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, 115 trang
Đào Thế Tuấn 1984. Hệ sinh thái nông nghiệp. NXB Khoa học và kỹ thuật, 174 trang
Đào Thế Tuấn, Phạm Đình Vụ 1978. Kỹ thuật trồng ngô vụ đông. NXB Nông nghiệp, 67 trang
Đào Thế Tuấn.1977. Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý. NXB Nông nghiệp, 131 trang
Đào Thế Tuấn 1975. Cuộc cách mạng về giống cây trồng NXB Khoa học và kỹ thuật, 127 trang
Đào Thế Tuấn, 1970. Sinh lí của ruộng lúa năng suất cao. NXB Khoa học và kỹ thuật, 355 trang.
Đào Thế Tuấn 1969. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.NXB Nông thôn,75 trang
Đào Thế Tuấn 1969. Đời sống cây trồng. NXB Khoa học, 152 trang.

Tâm hương đưa tiễn có chứa đựng nhiều thông tin liên quan
Vĩnh biệt GSVS Đào Thế Tuấn: Nhà trí thức của nông nghiệp, nông dân và nông thôn (VAAS)
GS – VS Đào Thế Tuấn: Nhà tri thức lớn của nông nghiệp, nông thôn (CAND –  PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ)
Vĩnh biệt GS.VS, anh hùng nông học Đào Thế Tuấn ( VEF- Vũ Trọng Bình)
Tưởng nhớ GS Đào Thế Tuấn, nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu (Báo NNVN- TS. Lê Hưng Quốc)
GS. Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp (Báo Tia Sáng – TS. Đặng Kim Sơn)
Vĩnh biệt Thầy Đào Thế Tuấn (Blog Dạy và Học – TS Hoàng Kim)
GS-VS Đào Thế Tuấn: Anh hùng nông học giữa Hà thành (Báo Thể thao và Văn Hóa – Nguyễn Yến)

Đào Thế Tuấn trang văn gửi lại

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn có nhiều trước tác gửi lại nhưng theo ý chúng tôi thì có bốn tài liệu rất ngắn và rất đáng quan tâm: Một là bài viết “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững”. Hai là bài nói  “Đừng để nông dân thêm yếu thế trong cơ chế thị trường” GSVS. Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Báo VietNamNet ngày 30 tháng 3 năm 2008, Hà Yên thực hiện. Ba là  bài nói “Phải xây dựng xã hội dân sự ở nông thôn” Giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Tuần Việt Nam (trích dẫn nguồn IPSARD ngày 7.7.2009, Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Đoan Trang thực hiện) nhân sự kiện ĐSQ Pháp ở Hà Nội đã tổ chức lễ trao Huân chương hạng nhất của Chính phủ Pháp cho Giáo sư. Bốn là  bài nói ‘Bài toán “tam nông” thời kỳ đô thị hóa’ GS-VS Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Báo Thể thao & Văn Hóa do Nguyễn Yến thực hiện trong bài viết ‘Anh hùng nông học giữa Hà thành’ ngày 2. 8. 2010.

Vì giá trị của những lời tâm huyết, chúng tôi xin dẫn nguyên văn mà không bình luận

 

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn – những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững

Đào Thế Tuấn
Viện sĩ, Chủ tịch Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

“Ở nước ta, phát triển nông nghiệp có liên quan mật thiết đến tính bền vững của sự phát triển. Nếu khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng, phân hóa xã hội quá mức thì dù có đạt được sự tăng trưởng cao chưa thể coi là đã có phát triển. Hơn thế nữa, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề tuy khác nhau, nhưng nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách thành công được.

 

1 – Vấn đề nông nghiệp

Hiện nay, có ý kiến cho rằng, nông nghiệp nước ta đã phát triển tương đối tốt. Đặc biệt, chúng ta xuất khẩu được nhiều nông sản trong điều kiện giá lương thực và nông sản thế giới đang tăng. Tuy nhiên, thực tế không hẳn là như vậy, vẫn còn nhiều bất cập khiến chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của nông nghiệp. Tỷ trọng của nông nghiệp trong sản phẩm quốc nội (GDP) giảm dần, nhưng không có nghĩa là vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm. Thực tế cho thấy, Hoa Kỳ và Pháp, hai nước có nền công nghiệp phát triển vào bậc nhất thế giới cũng là hai nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Ngược lại, các nước Đông Á, vốn được coi là giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp song song với công nghiệp hóa, thì hiện nay phải nhập khẩu lương thực và nông sản ngày càng nhiều, vì nông nghiệp đã giảm sút nghiêm trọng(1). Việc các nước đã phát triển đang phải trợ cấp cho nông nghiệp rất nhiều làm cho các nước đang phát triển gặp không ít khó khăn là cái giá phải trả cho việc đã không chú ý đến nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa.

Các nước đang phát triển hiện nay có dư lượng lao động nông thôn quá cao, và ngày càng tăng. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, dự báo vào năm 2020, nông nghiệp trong GDP còn 5%, lao động nông nghiệp còn 35% và lao động nông thôn còn 45%. ở nước ta, theo dự báo của chúng tôi, cũng vào năm ấy, nông nghiệp trong GDP sẽ còn 10%, lao động nông nghiệp vẫn còn 23%. Như vậy, ngay khi đã công nghiệp hóa thành công, vai trò của nông nghiệp ở các nước đang phát triển vẫn còn cao, về thực chất vẫn còn là nước công – nông nghiệp. Do vậy, chúng ta không thể sao nhãng việc phát triển nông nghiệp, mà phải coi nó như một trong những mục tiêu trọng tâm của phát triển kinh tế.

Vấn đề lớn của nông nghiệp nước ta sau thời kỳ đổi mới là chất lượng nông sản còn thấp, vì chủ yếu xuất khẩu nông sản thô, quy mô sản xuất nhỏ nên giá thành cao, năng suất lao động thấp. Muốn tăng giá trị nông sản, cần cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách phát triển các sản phẩm có xuất xứ địa lý, sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm quốc tế và sản phẩm hữu cơ. Để làm được việc này, cần xây dựng một thể chế quản lý chất lượng nông sản đi đôi với việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản.

Thể chế thị trường nông sản, nếu chủ yếu chỉ dựa vào quan hệ nông dân – doanh nghiệp theo kiểu hợp đồng nông nghiệp sẽ dẫn đến sự độc quyền của doanh nghiệp chế biến và lưu thông. Nông dân, những người sản xuất trực tiếp vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Muốn giải quyết tình trạng này, phải phát triển các hợp tác xã bao gồm cả hoạt động chế biến và buôn bán, lưu thông thì việc phân phối thu nhập mới được công bằng. Nhà nước không thể trợ giúp nông dân thông qua các doanh nghiệp nhà nước, vì thu lợi nhuận là mục tiêu chính và trước hết của doanh nghiệp, bởi vậy, phải thực hiện các hỗ trợ của Nhà nước thông qua các dịch vụ công. Hiện nay, các dịch vụ công phục vụ phát triển nông nghiệp còn yếu, đặc biệt các hộ nghèo ít được hưởng lợi. Chúng ta đã xây dựng được một số hệ thống cung cấp dịch vụ công do các tổ chức nông dân thực hiện cùng với Nhà nước và thị trường, cho phép nâng cao hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ cho nông dân, tới đây cần nhân rộng các mô hình này.

Một vấn đề khác là, giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp đang tăng mạnh, giá nông sản không theo kịp, nông dân không còn hăng hái với sản xuất nông nghiệp, lao động nông thôn đang bỏ ra đô thị kiếm việc làm, lao động nông nghiệp đang bị nữ hóa, già hóa và chuyển từ thâm canh sang quảng canh, chăn nuôi và nghề phụ đang bị giảm sút… Giá một số nông sản như lúa mì, ngô, đậu tương đang tăng rất nhanh trên thị trường thế giới mà chúng ta vẫn nghĩ đến việc nhập khẩu, không nhân cơ hội này để phát triển sản xuất trong nước. Nông thôn đang có xu hướng quay trở về độc canh cây lúa, từ bỏ việc đa dạng hóa sản xuất. Trong điều kiện này, chúng ta thiếu các biện pháp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thiếu biện pháp để tăng năng suất lao động. Tình trạng này sẽ dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực và thực phẩm như các nước công nghiệp mới ở Đông á và Đông – Nam á. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, trong thế kỷ XXI, thế giới sẽ thiếu lương thực, đây có phải là một thời cơ cho chúng ta phát triển nông nghiệp không?

Khoa học – kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nước ta chưa phát triển. Các câu hỏi của công nghệ nông nghiệp thế kỷ XXI như vấn đề hướng công nghệ sinh học bảo đảm các nguy cơ đối với sức khỏe của con người và môi trường, vấn đề nông nghiệp hữu cơ với dự báo sẽ chiếm lĩnh thị trường nông sản thế giới, vấn đề phòng chống hiện tượng nóng lên của khí quyển, nước biển dâng cao làm ngập các đồng bằng – vốn được coi là những vựa lúa của nước ta, vấn đề nông nghiệp chính xác áp dụng công nghệ định vị, vấn đề nông nghiệp thẳng đứng hay không đất để giải quyết vấn đề thiếu đất và bảo vệ môi trường…., hầu hết vẫn chưa tìm được câu trả lời.

Các vấn đề biến đổi khí hậu và rủi ro trong nông nghiệp ngày càng tăng, mà chúng ta chưa có các biện pháp bảo vệ nông nghiệp, chống thiên tai và rủi ro. Hệ thống bảo hiểm chống thiên tai và rủi ro mặc dù phức tạp, nhưng không phải không có cách thực hiện được.

Chúng ta cũng chưa có một chiến lược công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, hiện đại hóa nông nghiệp như thế nào trong điều kiện đất ít, người đông, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp.

 

2 – Vấn đề nông dân

Một thực tế là, nông dân còn quá nghèo, việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo vẫn còn rất cao. Nông dân là bộ phận công dân ít được hưởng phúc lợi xã hội, nhất là về giáo dục, y tế. Những vấn đề xã hội ở nông thôn chưa được giải quyết một cách cơ bản như: bảo hiểm thiệt hại do thiên tai và thị trường, bảo hiểm xã hội. Theo kinh nghiệm của các nước, không thể chỉ giải quyết các vấn đề xã hội của nông thôn bằng các biện pháp thị trường.

Nông dân thiếu việc làm ở nông thôn phải di cư ra thành thị để tìm việc, làm thuê với giá lao động rất thấp và bị đối xử như “công dân loại hai”, mặc dù họ là động lực chủ yếu của công cuộc đổi mới. Chưa có một quy hoạch chuyển đổi cơ cấu lao động, rút lao động ra khỏi nông thôn và nông nghiệp. Nông dân tham gia thị trường lao động nhưng không được đào tạo nghề, không được Nhà nước hỗ trợ như trước kia đã làm trong các chương trình kinh tế mới. Do vậy, cần có một hệ thống biện pháp đồng bộ giúp đào tạo nông dân, đó chính là biện pháp để xây dựng giai cấp công nhân mới. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp cho lớp người này không trở thành “vô sản lưu manh”, kéo theo đó là tội phạm và tệ nạn xã hội.

Một điều tối quan trọng là, quyền lợi của nông dân chưa được bảo vệ vì thiếu nghiệp đoàn nông dân. Nông dân là bộ phận yếu thế nhất, không có quyền mặc cả trên thị trường, nên quan hệ giữa thương nghiệp với nông dân đang diễn ra thiếu công bằng. Nông dân còn thiếu chủ quyền về đất đai, bị mất đất mà không có ai bênh vực. Việc đầu cơ ruộng đất làm giá bất động sản lên cao một cách giả tạo, nhưng nông dân cũng không được hưởng lợi gì từ việc này. Tình trạng này có nguyên nhân từ sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước. Ngay ở một số nước có sở hữu đất tư nhân, nhà nước vẫn kiểm soát việc sử dụng đất một cách chặt chẽ.

Để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả và năng suất lao động cao, con đường đúng đắn không phải là xóa bỏ kinh tế hộ nông dân, phát triển trang trại, mà là tổ chức hợp tác xã kiểu mới có chế biến nông sản và buôn bán chung nhằm mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện thương nghiệp công bằng. Hiện nay, chúng ta đang thiếu một hệ thống dịch vụ trợ giúp cho nông dân xây dựng các hợp tác xã kiểu mới, bắt đầu từ việc xây dựng các tổ hợp tác để tiến lên hợp tác xã. Đây là biện pháp cơ bản để tiếp tục phát triển kinh tế gia đình nông dân, bắt đầu từ “Khoán 10”, chuyển hộ nông dân thành nông trại gia đình như ở các nước tiên tiến.

Thế nhưng, hạn chế cố hữu của nông dân ở nước ta là tính thụ động, chờ đợi sự hỗ trợ, trừ một số vùng đặc biệt có vốn xã hội cao. Hiện nay, có nhiều vùng nông dân rất năng động nhưng chúng ta chưa thực hiện được việc tổ chức nghiên cứu các trường hợp ấy để có thể chuyển giao tính năng động sang các vùng khác.

 

3 – Vấn đề nông thôn

Trong quá trình đổi mới, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa nhau, do chưa có chiến lược đổi mới hiệu quả.

Nông nghiệp mâu thuẫn với phát triển nông thôn. Các vùng phát triển nông nghiệp mạnh thì không chuyển đổi được cơ cấu kinh tế nông thôn, không tạo thêm được việc làm và không tăng nhanh thu nhập của nông dân. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn không thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động nông thôn và tăng thu nhập của nông dân. Việc để nông dân đi bán sức lao động ở nơi khác với giá rẻ mạt, việc không có quy hoạch lao động, đã dẫn đến nhiều vùng thiếu lao động và giá lao động tăng mạnh.

Mức đóng góp của nông dân, nông thôn cao, phúc lợi cung cấp cho nông dân lại thấp, nông dân còn ít được hưởng lợi về đầu tư kết cấu hạ tầng và các nguồn cung cấp phúc lợi của Nhà nước.

Từ các hộ nông dân đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ: nông trại gia đình, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ từ các làng nghề, nhưng các doanh nghiệp này không được các chương trình doanh nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ. Nông thôn còn thiếu các thể chế dựa vào cộng đồng như hợp tác xã và các tổ chức nghề nghiệp của nông dân để phụ trách việc cung cấp các dịch vụ công.

Một vấn đề nữa còn gây nhiều bức xúc là môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nên có các chương trình bảo vệ môi trường gắn liền Nhà nước, doanh nghiệp và các cộng đồng nông thôn cùng thực hiện việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu giao việc bảo vệ môi trường cho các tổ chức nông dân thì có thể biến việc bảo vệ môi trường trở thành những hoạt động kinh tế tạo việc làm và thu nhập cho nông dân. Việc phát triển du lịch nông thôn cũng góp phần nâng cao được chất lượng môi trường.

Nông thôn còn thiếu mạng lưới an sinh xã hội, trong khi thu nhập tương đối giảm nhanh. Việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội phải gắn liền với hoạt động tương trợ, với các tổ chức nông dân. Ở Pháp, từ một tổ chức bảo hiểm tương trợ đã phát triển lên thành một công ty bảo hiểm quốc tế lớn nhất châu Âu, từ một quỹ tín dụng nông nghiệp thành một ngân hàng giàu nhất châu Âu. Các tổ chức này vẫn là tổ chức tập thể của nông dân.

Các nguyên nhân gây cản trở cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn không thể chỉ giải quyết bằng các biện pháp tình thế, mà có thể phải thay đổi ngay từ trong đường lối cải cách kinh tế – xã hội. Có thể thấy, cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc bị ảnh hưởng mạnh của chủ nghĩa tự do mới, quá đề cao kinh tế thị trường và sớm đồng thuận với sự rút lui của nhà nước trong quản lý, thiếu cải cách xã hội. Đó là lý do chính làm cho khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa nhau. Thêm vào đó, chúng ta lại đang dựa vào ưu thế cạnh tranh trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ để thu hút đầu tư nước ngoài là giá lao động rẻ, giá đất rẻ và giá môi trường rẻ. Do đó, mục tiêu của việc tăng trưởng nhanh dựa vào các ưu thế cạnh tranh này đã mâu thuẫn với các mục tiêu của phát triển nông thôn. Việc thu hút quá nhiều đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến sự phụ thuộc chính trị và phát triển không bền vững, gây khó khăn cho các thế hệ sau vì phải gánh nợ tích lũy từ các thế hệ trước. Mặt khác, chúng ta còn thiếu một nền kinh tế mang tính xã hội, và các doanh nhân xã hội thì không thể thực hiện được việc cải cách xã hội. Không thể chỉ dựa vào việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện. Cần có một đường lối xã hội hóa công cuộc cải cách kinh tế xã hội, không lẫn lộn xã hội hóa với thị trường hóa và tư nhân hóa. Xã hội hóa là huy động sự tham gia của quần chúng. Phát triển mạnh xã hội dân sự để huy động quần chúng tham gia vào sự phát triển chính là áp dụng truyền thống quan điểm quần chúng của Đảng.

 

Để giải quyết các vấn đề trên, cần có một hệ thống biện pháp phát triển nông thôn có hiệu lực, theo chúng tôi, đó là:

– Nhà nước cần có chính sách phát triển nông thôn toàn diện, không chỉ tập trung vào nông nghiệp. Việc phát triển nông thôn là công việc của hầu hết các bộ chứ không phải chỉ riêng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, chúng ta đã có Hội Khoa học phát triển nông thôn để huy động lực lượng quần chúng giúp nhà nước và doanh nghiệp thực hiện công việc này. Chúng ta đang được các tổ chức quốc tế và trên 399 tổ chức phi chính phủ hỗ trợ việc phát triển nông thôn, nhưng chúng ta không biết họ đang làm gì để hợp tác một cách chặt chẽ. Hội Khoa học Phát triển nông thôn đang cố gắng xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển nông thôn và xây dựng một trung tâm cung cấp dịch vụ phát triển nông thôn hoạt động theo nguyên tắc của một doanh nghiệp mang tính xã hội, giống như một mô hình kiểu mới chưa có ở nước ta nhưng rất phổ biến ở các nước…

– Nhà nước phải hỗ trợ việc tăng cường năng lực cho các cộng đồng nông thôn để nông dân có thể tham gia vào việc phát triển nông thôn. Xây dựng các thể chế nông thôn dựa vào cộng đồng: hợp tác xã và các tổ chức nghề nghiệp của nông dân. Cần tổng kết các sáng kiến mới đang xuất hiện ở nông thôn như việc phát triển các cụm nông nghiệp và công nghiệp, việc hình thành các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn, việc áp dụng công tác khuyến nông kinh tế xã hội và tư vấn quản lý nông trại, việc đào tạo nông dân, không những để sớm có những “nhà nông” chuyên nghiệp có trình độ sản xuất, kinh doanh tiên tiến, mà còn gắn bó lâu bền với nông thôn…/.”

(1) Phi-lip-pin là một nước nông nghiệp, trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã dành quá nhiều diện tích canh tác cho phát triển đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, nhất là có quá nhiều sân golf, nay đang “đau đầu” vì thiếu lương thực một cách trầm trọng.

 

Đừng để nông dân thêm yếu thế trong cơ chế thị trường

GSVS. Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Báo VietNamNet,30/03/2008, Hà Yên thực hiện  “Đừng để nông dân thêm yếu thế trong cơ chế thị trường”.

“Có một sự hiểu nhầm rằng, phát triển nông nghiệpphát triển nông thôn là một, và Chính phủ giao Bộ NN-PTNT lo về phát triển nông thôn. Trên thực tế, Bộ này chưa làm được gì nhiều cả. Ngày trước, việc phát triển nông thôn do Bộ máy bên Đảng làm, có Ban Nông nghiệp TƯ lo tất cả các vấn đề về nông thôn như cải cách ruộng đất, hợp tác hoá, xây dựng nông thôn như thế nào…, được cụ thể trong Chỉ thị 100, Nghị quyết TƯ 10… Bây giờ, đưa nông thôn về Bộ NN-PTNT, trong khi Bộ hầu như chỉ lo phát triển sản xuất và phòng chống thiên tai, mà lẽ ra phòng chống thiên tai là do Bộ Tài nguyên – Môi trường phải làm. Nên mỗi lần có thiên tai, Bộ trưởng Bộ NN-PTTN lại phải chạy khắp các địa phương để chỉ đạo, không có thì giờ để lo phát triển nông thôn.

Thứ hai ở Việt Nam có sự hiểu nhầm về chuyện phát triển nông nghiệp tốt thì phát triển nông thôn tốt vì nông nghiệp đi lên kéo theo nông thôn phát triển. Thực tế không phải như vậy. Nông nghiệp là ngành sản xuất còn nông thôn là lãnh thổ. Hầu như tất cả các bộ, ngành của ta đều có bộ phận lo về nông thôn, như Giáo dục, Y tế rồi LĐ-TBXH… Vậy tại sao lại giao cho một bộ phụ trách cả công việc lớn như vậy?… Hiện nay, trong phát triển nông thôn có hai vấn đề lớn: ruộng đất và lao động, nhưng Bộ NN-PTNT lại không được quản lý.”

” Giảm thủy lợi phí và nhiều khoản thuế khác tất nhiên là tốt rồi nhưng cái đó không phải là chính . Ở Trung Quốc, thu nhập của người dân thành thị cao hơn nông thôn 3,6 lần . Họ cho rằng đó là mới tính thu nhập bằng tiền chứ chưa tính phúc lợi là giáo dục và y tế . Nếu cộng cả hai yếu tố này , khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn thành thị Trung Quốc là hơn 5 lần. Con số này ở Việt Nam hiện là 2,6 lần. Nếu tình hình vẫn như hiện nay thì sẽ giống như Trung Quốc. Theo tôi muốn giải quyết được vấn đề phúc lợi không thể làm theo kiểu kinh tế thị trường. Bây giờ Việt Nam đang lẫn lộn giữa xã hội hóa, thị trường hóa và tư nhân hóa . Nếu muốn làm phúc lợi cho nông dân phải xã hội hóa . Xã hội hóa thực chất là bắt dân đóng tiền thôi. Xã hội hóa là cả xã hội phải lo công việc đó”.

Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay về thực chất là vấn đề phát triển bền vững . Nếu công cuộc đổi mới của nước ta dẫn đến một sự phân hóa xã hội quá mức , tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn thì sự phát triển sẽ không bền vững . Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề khác nhau, song nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể CNH-HĐH đất nước một cách vững chắc được.

 

“Phải xây dựng xã hội dân sự ở nông thôn”

Giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Tuần Việt Nam (trích dẫn nguồn IPSARD ngày 7.7.2009, Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Đoan Trang thực hiện) nhân sự kiện ĐSQ Pháp ở Hà Nội đã tổ chức lễ trao Huân chương hạng nhất của Chính phủ Pháp cho Giáo sư.

“Tôi không đồng ý với cách nói “phát triển nông nghiệp vì chúng ta có lợi thế về nông nghiệp”. Nông nghiệp là ngành mà chúng ta phải duy trì và phát triển, không phải vì lợi thế cạnh tranh nào cả, mà vì phát triển nông nghiệp là chuyện bắt buộc phải làm, không là chết, vậy thôi. Người ta đã tính rằng đến năm 2050, thế giới cần lương thực gấp đôi hiện nay, đến cuối thế kỷ thì nhu cầu tăng gấp ba. Nếu cung lương thực cho thế giới thiếu thì giá chắc chắn sẽ tăng lên. Nói cách khác, nếu để mất an ninh lương thực thì sẽ phải nhập khẩu để sống sót, mà nhập khẩu thì càng ngày càng đắt. Việt Nam có 86 triệu dân, con số không hề nhỏ. Phải xây dựng được nền nông nghiệp ít nhất là bảo vệ được an ninh lương thực của nước nhà, còn nếu biết làm tốt hơn thì càng có lợi về kinh tế. Nhìn từ góc độ chính trị – xã hội, nông dân Việt Nam là những người ít được hưởng lợi từ đổi mới nhất. Nông dân còn quá nghèo, ít được hưởng phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế…), thiếu việc làm ở nông thôn và buộc phải di cư ra thành phố làm thuê với giá lao động rẻ mạt. Nông dân đang bị bần cùng hóa, và đó là nguy cơ gây bất ổn xã hội. Như ở Trung Quốc bây giờ, bạo loạn ở nông thôn xảy ra nhiều lắm, ấy là hậu quả của sự bần cùng hóa nông dân.”

“Quá trình công nghiệp hóa ở các nước không giống nhau. Thế kỷ 17-19, các nước tư bản dùng nguồn lợi bóc lột từ hệ thống thuộc địa để làm công nghiệp hóa, ví dụ Anh, Pháp là theo cách này. Nước nào không có thuộc địa, như Đức, thì gây chiến để giành lấy thuộc địa. Thế kỷ 20, Liên Xô sau khi tiến hành Cách mạng Tháng Mười, không có nguồn lực để công nghiệp hóa nên họ buộc phải dùng nông nghiệp để làm công nghiệp. Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông cũng vậy, bóc lột nông dân, vắt kiệt nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp. Và Việt Nam ta bây giờ đang diễn lại đúng kịch bản đó”. Chúng ta tuy không có một chủ trương nào nói rằng phải dùng nông nghiệp để nuôi công nghiệp nhưng thực tế đang cho thấy đúng như vậy đó. Tất cả những câu “nông dân là lực lượng cách mạng”, “nông dân là những người khởi xướng Đổi mới”, “phải biết ơn nông dân”, “phải ưu tiên phát triển hợp lý nông nghiệp”, tôi cho đều là mị dân cả. Trên thực tế, nông nghiệp đang bị lép vế, nông dân thua thiệt đủ bề. Đó là hậu quả của việc bóc lột nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp hóa. Tôi nói cách khác, việc nông thôn, nông nghiệp Việt Nam bây giờ kém phát triển hoàn toàn là do cơ chế, do đường lối, quyết định của lãnh đạo mà thôi.”

“Từ kinh nghiệm chung của thế giới, tôi thấy là nếu anh làm quản lý ruộng đất tốt thì còn đất nông nghiệp tăng thêm, còn thừa đất ấy chứ. Tình trạng mất đất nông nghiệp ở ta là do đầu cơ mà ra cả. Nói sâu xa hơn thì do cách quản lý của ta là quản lý để đầu cơ. Ngay xung quanh Hà Nội đây này, tôi biết có nhiều nơi, người ta xây những ngôi mộ giả để găm đấy, chờ khi nào chính quyền lấy đất thì sẽ được đền bù.Bây giờ có lắm ý kiến nói tới việc tăng hạn điền cho nông dân. Tôi thì tôi cho rằng nhiều người nói vậy vì họ có quyền lợi liên quan tới việc đầu cơ ruộng đất. Hạn điền ở nước ta không thấp. Ngay Hàn Quốc cũng chỉ có 3 hécta, Nhật Bản 10 hécta. Mở rộng thêm để làm gì, chỉ tạo điều kiện cho đầu cơ phát triển thêm”.

“Vấn đề sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp cũng vậy, đang được đặt ra, nhưng theo tôi là không cần thiết. Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất còn rộng hơn quyền sở hữu đất ở Pháp. Có tập trung ruộng đất trong tay địa chủ thì cũng không đẻ ra sản phẩm. Ở nhiều nước đang phát triển, phải tồn tại nông dân nghèo không ruộng đất thì mới có người làm thuê. Ví dụ như ở Brazil, nông dân biến thành thợ. Họ ở thành phố, hàng ngày về nông thôn làm việc rồi chiều tối lại lên thành phố.”

“Thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm. Khoảng cách thu nhập, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn là rất lớn. Nông dân ở nông thôn không được tiếp cận rộng rãi với giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, không có tích lũy. Nhà có người ốm đi viện một lần là của cải mất hết, trắng tay. Thêm một đứa con đi học xa, học lên cao là cả nhà lao đao. Việc làm cho nông dân là vấn đề nghiêm trọng đối với Việt Nam và cũng là vấn

 
 
 
 
 
 
Rate This


CNM365 Chào ngày mới  19 tháng 1 Đào Thế Tuấn chân dung người Thầy; Lối cũ ta về đất nở hoa; Tĩnh lặng với Osho. Giáo sư Viện sỹ Đào Thế Tuấn mất ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội. Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn là chuyên gia khoa học nông nghiệp hàng đầu Việt Nam  trong lĩnh vực kinh tế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, là người Thầy của đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên nông học, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn Việt Nam, người bạn thân thiết của nhà nông. Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Hải quân Trung Quốc giành chiến thắng trong Hải chiến Hoàng Sa trước Hải quân Việt Nam Cộng hòa, và bắt đầu sự chiếm đóng hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa. Ngày 19 tháng 1 năm 1990, ngày mất Osho, thiền sư và bậc thầy tâm linh nổi tiếng người Ấn Độ (sinh năm 1931). Ngày 19 tháng 1 năm 1929, ngày mất Lương Khải Siêu, (1873 – 1929),  nhà tư tưởng, giáo sư, chính khách, chủ báo và là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc Trung Quốc thời cận đại; Bài chọn lọc ngày 19 tháng 1: Đào Thế Tuấn chân dung người Thầy;Lối cũ ta về đất nở hoa; Tỉnh lặng với Osho; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlonghttps://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-19-thang-1/

ĐÀO THẾ TUẤN CHÂN DUNG NGƯỜI THẦY
Mai Văn Quyền, Hoàng Kim

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn là chuyên gia khoa học nông nghiệp hàng đầu Việt Nam  trong lĩnh vực kinh tế hộ nông dân, kinh tế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thầy là người thầy và là người bạn thiết của nhà nông, của đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên nông học, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn Việt Nam. Di sản của Thầy là con người và trí tuệ minh triết phát triển nông nghiệp bền vững, sinh thái nông nghiệp, sinh lý cây lúa, chuyển đổi mùa vụ. Lời tâm huyết của Thầy còn mãi với thời gian, nhắc chúng ta nhớ lại những quyết sách cực kỳ quan trọng của cụ Đào Duy Từ, và những nhận định tuyệt vời của nhà sử học bách khoa toàn thư Đào Duy Anh.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã viết về giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn ngày 19 tháng 1 năm 2011 lúc tiễn Thầy lên đường về cõi vĩnh hằng: “Không còn nữa nhà trí thức tài hoa Đào Thế Tuấn; người yêu nước từ thủa ấu thơ, khi có giặc thì cầm súng bảo vệ tổ quốc, khi hoà bình thì nghiên cứu hạt lúa, củ khoai; người lãnh đạo mà tài sản quí nhất trong nhà chỉ là sách vở. Nhưng còn mãi với chúng ta giọng nói miền Trung sang sảng của giáo sư khẳng khái tranh cãi học thuật; mãi còn đó nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của Giáo sư khi bàn bạc về lẽ đời; nhớ mãi dáng vẻ ngơ ngác, cặm cụi tìm tòi của con người mà trí tuệ và lòng bao dung vượt qua những trăn trở đời thường. Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết đã mất gì khi mất đi Đào Thế Tuấn và cũng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết mình được gì do ông để lại. Vĩnh biệt Giáo sư Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp”.

Giáo sư tiến sĩ Mai Văn Quyền chuyên gia hàng đầu về thâm canh lúa và phân bón của nước ta và phó giáo sư tiến sĩ Đào Thế Anh chuyên gia hàng đầu về thương hiệu nông sản Việt chuỗi giá trị nông sản Việt cùng đội ngũ chuyên gia tâm huyết tài năng học trò của Thầy tiếp tục mở rộng và tỏa sáng Việt Nam con đường xanh. Tôi tâm đắc với bài thơ cụ Phan Bội Châu và cảm khái liên vận “Lối cũ ta về đất nở hoa” để nói về hậu duệ và những người kế nghiệp niềm tin và chí hướng của giáo sư Đào Thế Tuấn một Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp

LỐI CŨ TA VỀ ĐẤT NỞ HOA
Hoàng Kim

Viện đón ngày vui của chúng ta,
Thêm sáu hiền tài cất tiếng oa,
Cụ Phan xưa tài thơ ơn mẹ,
Thầy Đào nay giỏi nối công cha.
Đường xa bạn đến người phúc hậu
Lối cũ ta về đất nở hoa.
Thầy Quyền Phú Mỹ Hưng nhà mới
Đức độ người thân thích đến nhà.

Đọc tiếp … https://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-the-tuan-chan-dung-nguoi-thay/

 

Đào Thế Tuấn cuộc đời và sự nghiệp

 

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn sinh ngày 4 tháng 7 năm 1931 tại TP. Huế, nguyên quán ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Giáo sư là con trai trưởng của cụ Đào Duy Anh, học giả bách khoa toàn thư nổi tiếng thời hiện đại, hậu duệ của một dòng họ lỗi lạc trong lịch sử. Mẹ của giáo sư là bà Trần Như Mân một nhà giáo và hoạt động xã hội.  Giáo sư Viện sỹ Đào Thế Tuấn mất ngày 19 tháng 1 năm 2011 tại Hà Nội.

Giáo sư là tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam được Liên Xô đào tạo.Từ tháng 8/1953 đến cuối năm 1958, Thầy vừa hoàn thành chương trình kỹ sư nông học vừa học chuyển tiếp sinh và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ nông học ở Trường Đại học Nông nghiệp Tachkent.. Cuối năm 1958 Thầy về nước và làm giảng viên sinh lý thực vật kiêm trưởng phòng khoa học của Học viện Nông Lâm. Sau nhiều năm làm việc miệt mài, với hàng trăm công trình nghiên cứu về sinh thái nông nghiệp, sinh lí cây lúa, chuyển đổi mùa vụ sản xuất nông nghiệp, hệ thống nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng,, giáo sư Đào Thế Tuấn trở thành chuyên gia khoa học hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, người Thầy của đông đảo cán bộ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy và học sinh, sinh viên nông học, kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, người bạn thân thiết của nhà nông.

Giáo sư Đào Thế Tuấn là Phó Viện trưởng (1976), Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1983). Phó Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu về Phát triển nông thôn KX-08 (1990), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trên 60 năm tuổi đảng; giáo sư năm 1985, thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Liên Xô (1985); Huân chương Công trạng nông nghiệp hạng Nhất, hạng Hai và hạng Ba, Huân chương Cành cọ Hàn lâm hạng Hai của Pháp (1991); Huân chương Chiến thắng Hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Hai. Anh hùng Lao động do Đảng và Nhà nước Việt Nam phong tặng (2000); Giải thưởng quốc tế René Dumont dành cho các nhà nông học các nước đang phát triển (2003); Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ (2005); Huân chương Bắc đẩu bội tinh do Chính phủ Pháp trao tặng (2009).

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn là tấm gương mẫu mực của một nhà khoa học chân chính, suốt đời gắn bó với nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

Tác phẩm chọn lọc của GS Đào Thế Tuấn bao gồm:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững
An ninh lương thực cần một chiến lược dài hạn
1 triệu ha lúa lai chạy theo số lượng sẽ lĩnh hậu quả xấu
Hỗ trợ tổ chức sản xuất nông nghiệp miền Bắc Việt Nam (Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2000)
Ứng dụng phương pháp mô hình hoá toán học để xây dựng quy trình kỹ thuật trồng lúa cho cấp huyện
Công nghệ sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng
Hệ thống nông nghiệp phát triển bền vững
Đào Thế Tuấn 1997. Kinh tế hộ nông dân. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Đào Thế Tuấn 1986. Chiến lược phát triển nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, 115 trang
Đào Thế Tuấn 1984. Hệ sinh thái nông nghiệp. NXB Khoa học và kỹ thuật, 174 trang
Đào Thế Tuấn, Phạm Đình Vụ 1978. Kỹ thuật trồng ngô vụ đông. NXB Nông nghiệp, 67 trang
Đào Thế Tuấn.1977. Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý. NXB Nông nghiệp, 131 trang
Đào Thế Tuấn 1975. Cuộc cách mạng về giống cây trồng NXB Khoa học và kỹ thuật, 127 trang
Đào Thế Tuấn, 1970. Sinh lí của ruộng lúa năng suất cao. NXB Khoa học và kỹ thuật, 355 trang.
Đào Thế Tuấn 1969. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.NXB Nông thôn,75 trang
Đào Thế Tuấn 1969. Đời sống cây trồng. NXB Khoa học, 152 trang.

Tâm hương đưa tiễn có chứa đựng nhiều thông tin liên quan
Vĩnh biệt GSVS Đào Thế Tuấn: Nhà trí thức của nông nghiệp, nông dân và nông thôn (VAAS)
GS – VS Đào Thế Tuấn: Nhà tri thức lớn của nông nghiệp, nông thôn (CAND –  PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ)
Vĩnh biệt GS.VS, anh hùng nông học Đào Thế Tuấn ( VEF- Vũ Trọng Bình)
Tưởng nhớ GS Đào Thế Tuấn, nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu (Báo NNVN- TS. Lê Hưng Quốc)
GS. Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp (Báo Tia Sáng – TS. Đặng Kim Sơn)
Vĩnh biệt Thầy Đào Thế Tuấn (Blog Dạy và Học – TS Hoàng Kim)
GS-VS Đào Thế Tuấn: Anh hùng nông học giữa Hà thành (Báo Thể thao và Văn Hóa – Nguyễn Yến)

Đào Thế Tuấn trang văn gửi lại

Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn có nhiều trước tác gửi lại nhưng theo ý chúng tôi thì có bốn tài liệu rất ngắn và rất đáng quan tâm: Một là bài viết “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững”. Hai là bài nói  “Đừng để nông dân thêm yếu thế trong cơ chế thị trường” GSVS. Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Báo VietNamNet ngày 30 tháng 3 năm 2008, Hà Yên thực hiện. Ba là  bài nói “Phải xây dựng xã hội dân sự ở nông thôn” Giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Tuần Việt Nam (trích dẫn nguồn IPSARD ngày 7.7.2009, Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Đoan Trang thực hiện) nhân sự kiện ĐSQ Pháp ở Hà Nội đã tổ chức lễ trao Huân chương hạng nhất của Chính phủ Pháp cho Giáo sư. Bốn là  bài nói ‘Bài toán “tam nông” thời kỳ đô thị hóa’ GS-VS Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Báo Thể thao & Văn Hóa do Nguyễn Yến thực hiện trong bài viết ‘Anh hùng nông học giữa Hà thành’ ngày 2. 8. 2010.

Vì giá trị của những lời tâm huyết, chúng tôi xin dẫn nguyên văn mà không bình luận

 

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn – những vấn đề không thể thiếu trong phát triển bền vững

Đào Thế Tuấn
Viện sĩ, Chủ tịch Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

“Ở nước ta, phát triển nông nghiệp có liên quan mật thiết đến tính bền vững của sự phát triển. Nếu khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng, phân hóa xã hội quá mức thì dù có đạt được sự tăng trưởng cao chưa thể coi là đã có phát triển. Hơn thế nữa, nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề tuy khác nhau, nhưng nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách thành công được.

 

1 – Vấn đề nông nghiệp

Hiện nay, có ý kiến cho rằng, nông nghiệp nước ta đã phát triển tương đối tốt. Đặc biệt, chúng ta xuất khẩu được nhiều nông sản trong điều kiện giá lương thực và nông sản thế giới đang tăng. Tuy nhiên, thực tế không hẳn là như vậy, vẫn còn nhiều bất cập khiến chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của nông nghiệp. Tỷ trọng của nông nghiệp trong sản phẩm quốc nội (GDP) giảm dần, nhưng không có nghĩa là vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm. Thực tế cho thấy, Hoa Kỳ và Pháp, hai nước có nền công nghiệp phát triển vào bậc nhất thế giới cũng là hai nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Ngược lại, các nước Đông Á, vốn được coi là giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp song song với công nghiệp hóa, thì hiện nay phải nhập khẩu lương thực và nông sản ngày càng nhiều, vì nông nghiệp đã giảm sút nghiêm trọng(1). Việc các nước đã phát triển đang phải trợ cấp cho nông nghiệp rất nhiều làm cho các nước đang phát triển gặp không ít khó khăn là cái giá phải trả cho việc đã không chú ý đến nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa.

Các nước đang phát triển hiện nay có dư lượng lao động nông thôn quá cao, và ngày càng tăng. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, dự báo vào năm 2020, nông nghiệp trong GDP còn 5%, lao động nông nghiệp còn 35% và lao động nông thôn còn 45%. ở nước ta, theo dự báo của chúng tôi, cũng vào năm ấy, nông nghiệp trong GDP sẽ còn 10%, lao động nông nghiệp vẫn còn 23%. Như vậy, ngay khi đã công nghiệp hóa thành công, vai trò của nông nghiệp ở các nước đang phát triển vẫn còn cao, về thực chất vẫn còn là nước công – nông nghiệp. Do vậy, chúng ta không thể sao nhãng việc phát triển nông nghiệp, mà phải coi nó như một trong những mục tiêu trọng tâm của phát triển kinh tế.

Vấn đề lớn của nông nghiệp nước ta sau thời kỳ đổi mới là chất lượng nông sản còn thấp, vì chủ yếu xuất khẩu nông sản thô, quy mô sản xuất nhỏ nên giá thành cao, năng suất lao động thấp. Muốn tăng giá trị nông sản, cần cải tiến chất lượng sản phẩm bằng cách phát triển các sản phẩm có xuất xứ địa lý, sản phẩm bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm quốc tế và sản phẩm hữu cơ. Để làm được việc này, cần xây dựng một thể chế quản lý chất lượng nông sản đi đôi với việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản.

Thể chế thị trường nông sản, nếu chủ yếu chỉ dựa vào quan hệ nông dân – doanh nghiệp theo kiểu hợp đồng nông nghiệp sẽ dẫn đến sự độc quyền của doanh nghiệp chế biến và lưu thông. Nông dân, những người sản xuất trực tiếp vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Muốn giải quyết tình trạng này, phải phát triển các hợp tác xã bao gồm cả hoạt động chế biến và buôn bán, lưu thông thì việc phân phối thu nhập mới được công bằng. Nhà nước không thể trợ giúp nông dân thông qua các doanh nghiệp nhà nước, vì thu lợi nhuận là mục tiêu chính và trước hết của doanh nghiệp, bởi vậy, phải thực hiện các hỗ trợ của Nhà nước thông qua các dịch vụ công. Hiện nay, các dịch vụ công phục vụ phát triển nông nghiệp còn yếu, đặc biệt các hộ nghèo ít được hưởng lợi. Chúng ta đã xây dựng được một số hệ thống cung cấp dịch vụ công do các tổ chức nông dân thực hiện cùng với Nhà nước và thị trường, cho phép nâng cao hiệu quả của việc cung cấp dịch vụ cho nông dân, tới đây cần nhân rộng các mô hình này.

Một vấn đề khác là, giá đầu vào của sản xuất nông nghiệp đang tăng mạnh, giá nông sản không theo kịp, nông dân không còn hăng hái với sản xuất nông nghiệp, lao động nông thôn đang bỏ ra đô thị kiếm việc làm, lao động nông nghiệp đang bị nữ hóa, già hóa và chuyển từ thâm canh sang quảng canh, chăn nuôi và nghề phụ đang bị giảm sút… Giá một số nông sản như lúa mì, ngô, đậu tương đang tăng rất nhanh trên thị trường thế giới mà chúng ta vẫn nghĩ đến việc nhập khẩu, không nhân cơ hội này để phát triển sản xuất trong nước. Nông thôn đang có xu hướng quay trở về độc canh cây lúa, từ bỏ việc đa dạng hóa sản xuất. Trong điều kiện này, chúng ta thiếu các biện pháp để chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thiếu biện pháp để tăng năng suất lao động. Tình trạng này sẽ dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực và thực phẩm như các nước công nghiệp mới ở Đông á và Đông – Nam á. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, trong thế kỷ XXI, thế giới sẽ thiếu lương thực, đây có phải là một thời cơ cho chúng ta phát triển nông nghiệp không?

Khoa học – kỹ thuật phục vụ nông nghiệp nước ta chưa phát triển. Các câu hỏi của công nghệ nông nghiệp thế kỷ XXI như vấn đề hướng công nghệ sinh học bảo đảm các nguy cơ đối với sức khỏe của con người và môi trường, vấn đề nông nghiệp hữu cơ với dự báo sẽ chiếm lĩnh thị trường nông sản thế giới, vấn đề phòng chống hiện tượng nóng lên của khí quyển, nước biển dâng cao làm ngập các đồng bằng – vốn được coi là những vựa lúa của nước ta, vấn đề nông nghiệp chính xác áp dụng công nghệ định vị, vấn đề nông nghiệp thẳng đứng hay không đất để giải quyết vấn đề thiếu đất và bảo vệ môi trường…., hầu hết vẫn chưa tìm được câu trả lời.

Các vấn đề biến đổi khí hậu và rủi ro trong nông nghiệp ngày càng tăng, mà chúng ta chưa có các biện pháp bảo vệ nông nghiệp, chống thiên tai và rủi ro. Hệ thống bảo hiểm chống thiên tai và rủi ro mặc dù phức tạp, nhưng không phải không có cách thực hiện được.

Chúng ta cũng chưa có một chiến lược công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, hiện đại hóa nông nghiệp như thế nào trong điều kiện đất ít, người đông, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp.

 

2 – Vấn đề nông dân

Một thực tế là, nông dân còn quá nghèo, việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo vẫn còn rất cao. Nông dân là bộ phận công dân ít được hưởng phúc lợi xã hội, nhất là về giáo dục, y tế. Những vấn đề xã hội ở nông thôn chưa được giải quyết một cách cơ bản như: bảo hiểm thiệt hại do thiên tai và thị trường, bảo hiểm xã hội. Theo kinh nghiệm của các nước, không thể chỉ giải quyết các vấn đề xã hội của nông thôn bằng các biện pháp thị trường.

Nông dân thiếu việc làm ở nông thôn phải di cư ra thành thị để tìm việc, làm thuê với giá lao động rất thấp và bị đối xử như “công dân loại hai”, mặc dù họ là động lực chủ yếu của công cuộc đổi mới. Chưa có một quy hoạch chuyển đổi cơ cấu lao động, rút lao động ra khỏi nông thôn và nông nghiệp. Nông dân tham gia thị trường lao động nhưng không được đào tạo nghề, không được Nhà nước hỗ trợ như trước kia đã làm trong các chương trình kinh tế mới. Do vậy, cần có một hệ thống biện pháp đồng bộ giúp đào tạo nông dân, đó chính là biện pháp để xây dựng giai cấp công nhân mới. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu giúp cho lớp người này không trở thành “vô sản lưu manh”, kéo theo đó là tội phạm và tệ nạn xã hội.

Một điều tối quan trọng là, quyền lợi của nông dân chưa được bảo vệ vì thiếu nghiệp đoàn nông dân. Nông dân là bộ phận yếu thế nhất, không có quyền mặc cả trên thị trường, nên quan hệ giữa thương nghiệp với nông dân đang diễn ra thiếu công bằng. Nông dân còn thiếu chủ quyền về đất đai, bị mất đất mà không có ai bênh vực. Việc đầu cơ ruộng đất làm giá bất động sản lên cao một cách giả tạo, nhưng nông dân cũng không được hưởng lợi gì từ việc này. Tình trạng này có nguyên nhân từ sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước. Ngay ở một số nước có sở hữu đất tư nhân, nhà nước vẫn kiểm soát việc sử dụng đất một cách chặt chẽ.

Để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả và năng suất lao động cao, con đường đúng đắn không phải là xóa bỏ kinh tế hộ nông dân, phát triển trang trại, mà là tổ chức hợp tác xã kiểu mới có chế biến nông sản và buôn bán chung nhằm mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện thương nghiệp công bằng. Hiện nay, chúng ta đang thiếu một hệ thống dịch vụ trợ giúp cho nông dân xây dựng các hợp tác xã kiểu mới, bắt đầu từ việc xây dựng các tổ hợp tác để tiến lên hợp tác xã. Đây là biện pháp cơ bản để tiếp tục phát triển kinh tế gia đình nông dân, bắt đầu từ “Khoán 10”, chuyển hộ nông dân thành nông trại gia đình như ở các nước tiên tiến.

Thế nhưng, hạn chế cố hữu của nông dân ở nước ta là tính thụ động, chờ đợi sự hỗ trợ, trừ một số vùng đặc biệt có vốn xã hội cao. Hiện nay, có nhiều vùng nông dân rất năng động nhưng chúng ta chưa thực hiện được việc tổ chức nghiên cứu các trường hợp ấy để có thể chuyển giao tính năng động sang các vùng khác.

 

3 – Vấn đề nông thôn

Trong quá trình đổi mới, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa nhau, do chưa có chiến lược đổi mới hiệu quả.

Nông nghiệp mâu thuẫn với phát triển nông thôn. Các vùng phát triển nông nghiệp mạnh thì không chuyển đổi được cơ cấu kinh tế nông thôn, không tạo thêm được việc làm và không tăng nhanh thu nhập của nông dân. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn không thuận lợi cho việc nâng cao năng suất lao động nông thôn và tăng thu nhập của nông dân. Việc để nông dân đi bán sức lao động ở nơi khác với giá rẻ mạt, việc không có quy hoạch lao động, đã dẫn đến nhiều vùng thiếu lao động và giá lao động tăng mạnh.

Mức đóng góp của nông dân, nông thôn cao, phúc lợi cung cấp cho nông dân lại thấp, nông dân còn ít được hưởng lợi về đầu tư kết cấu hạ tầng và các nguồn cung cấp phúc lợi của Nhà nước.

Từ các hộ nông dân đang xuất hiện nhiều doanh nghiệp nhỏ: nông trại gia đình, doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ từ các làng nghề, nhưng các doanh nghiệp này không được các chương trình doanh nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ. Nông thôn còn thiếu các thể chế dựa vào cộng đồng như hợp tác xã và các tổ chức nghề nghiệp của nông dân để phụ trách việc cung cấp các dịch vụ công.

Một vấn đề nữa còn gây nhiều bức xúc là môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nên có các chương trình bảo vệ môi trường gắn liền Nhà nước, doanh nghiệp và các cộng đồng nông thôn cùng thực hiện việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nếu giao việc bảo vệ môi trường cho các tổ chức nông dân thì có thể biến việc bảo vệ môi trường trở thành những hoạt động kinh tế tạo việc làm và thu nhập cho nông dân. Việc phát triển du lịch nông thôn cũng góp phần nâng cao được chất lượng môi trường.

Nông thôn còn thiếu mạng lưới an sinh xã hội, trong khi thu nhập tương đối giảm nhanh. Việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội phải gắn liền với hoạt động tương trợ, với các tổ chức nông dân. Ở Pháp, từ một tổ chức bảo hiểm tương trợ đã phát triển lên thành một công ty bảo hiểm quốc tế lớn nhất châu Âu, từ một quỹ tín dụng nông nghiệp thành một ngân hàng giàu nhất châu Âu. Các tổ chức này vẫn là tổ chức tập thể của nông dân.

Các nguyên nhân gây cản trở cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn không thể chỉ giải quyết bằng các biện pháp tình thế, mà có thể phải thay đổi ngay từ trong đường lối cải cách kinh tế – xã hội. Có thể thấy, cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc bị ảnh hưởng mạnh của chủ nghĩa tự do mới, quá đề cao kinh tế thị trường và sớm đồng thuận với sự rút lui của nhà nước trong quản lý, thiếu cải cách xã hội. Đó là lý do chính làm cho khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng xa nhau. Thêm vào đó, chúng ta lại đang dựa vào ưu thế cạnh tranh trong việc phát triển công nghiệp và dịch vụ để thu hút đầu tư nước ngoài là giá lao động rẻ, giá đất rẻ và giá môi trường rẻ. Do đó, mục tiêu của việc tăng trưởng nhanh dựa vào các ưu thế cạnh tranh này đã mâu thuẫn với các mục tiêu của phát triển nông thôn. Việc thu hút quá nhiều đầu tư nước ngoài sẽ dẫn đến sự phụ thuộc chính trị và phát triển không bền vững, gây khó khăn cho các thế hệ sau vì phải gánh nợ tích lũy từ các thế hệ trước. Mặt khác, chúng ta còn thiếu một nền kinh tế mang tính xã hội, và các doanh nhân xã hội thì không thể thực hiện được việc cải cách xã hội. Không thể chỉ dựa vào việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện. Cần có một đường lối xã hội hóa công cuộc cải cách kinh tế xã hội, không lẫn lộn xã hội hóa với thị trường hóa và tư nhân hóa. Xã hội hóa là huy động sự tham gia của quần chúng. Phát triển mạnh xã hội dân sự để huy động quần chúng tham gia vào sự phát triển chính là áp dụng truyền thống quan điểm quần chúng của Đảng.

 

Để giải quyết các vấn đề trên, cần có một hệ thống biện pháp phát triển nông thôn có hiệu lực, theo chúng tôi, đó là:

– Nhà nước cần có chính sách phát triển nông thôn toàn diện, không chỉ tập trung vào nông nghiệp. Việc phát triển nông thôn là công việc của hầu hết các bộ chứ không phải chỉ riêng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, chúng ta đã có Hội Khoa học phát triển nông thôn để huy động lực lượng quần chúng giúp nhà nước và doanh nghiệp thực hiện công việc này. Chúng ta đang được các tổ chức quốc tế và trên 399 tổ chức phi chính phủ hỗ trợ việc phát triển nông thôn, nhưng chúng ta không biết họ đang làm gì để hợp tác một cách chặt chẽ. Hội Khoa học Phát triển nông thôn đang cố gắng xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển nông thôn và xây dựng một trung tâm cung cấp dịch vụ phát triển nông thôn hoạt động theo nguyên tắc của một doanh nghiệp mang tính xã hội, giống như một mô hình kiểu mới chưa có ở nước ta nhưng rất phổ biến ở các nước…

– Nhà nước phải hỗ trợ việc tăng cường năng lực cho các cộng đồng nông thôn để nông dân có thể tham gia vào việc phát triển nông thôn. Xây dựng các thể chế nông thôn dựa vào cộng đồng: hợp tác xã và các tổ chức nghề nghiệp của nông dân. Cần tổng kết các sáng kiến mới đang xuất hiện ở nông thôn như việc phát triển các cụm nông nghiệp và công nghiệp, việc hình thành các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn, việc áp dụng công tác khuyến nông kinh tế xã hội và tư vấn quản lý nông trại, việc đào tạo nông dân, không những để sớm có những “nhà nông” chuyên nghiệp có trình độ sản xuất, kinh doanh tiên tiến, mà còn gắn bó lâu bền với nông thôn…/.”

(1) Phi-lip-pin là một nước nông nghiệp, trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã dành quá nhiều diện tích canh tác cho phát triển đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất, nhất là có quá nhiều sân golf, nay đang “đau đầu” vì thiếu lương thực một cách trầm trọng.

 

Đừng để nông dân thêm yếu thế trong cơ chế thị trường

GSVS. Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Báo VietNamNet,30/03/2008, Hà Yên thực hiện  “Đừng để nông dân thêm yếu thế trong cơ chế thị trường”.

“Có một sự hiểu nhầm rằng, phát triển nông nghiệpphát triển nông thôn là một, và Chính phủ giao Bộ NN-PTNT lo về phát triển nông thôn. Trên thực tế, Bộ này chưa làm được gì nhiều cả. Ngày trước, việc phát triển nông thôn do Bộ máy bên Đảng làm, có Ban Nông nghiệp TƯ lo tất cả các vấn đề về nông thôn như cải cách ruộng đất, hợp tác hoá, xây dựng nông thôn như thế nào…, được cụ thể trong Chỉ thị 100, Nghị quyết TƯ 10… Bây giờ, đưa nông thôn về Bộ NN-PTNT, trong khi Bộ hầu như chỉ lo phát triển sản xuất và phòng chống thiên tai, mà lẽ ra phòng chống thiên tai là do Bộ Tài nguyên – Môi trường phải làm. Nên mỗi lần có thiên tai, Bộ trưởng Bộ NN-PTTN lại phải chạy khắp các địa phương để chỉ đạo, không có thì giờ để lo phát triển nông thôn.

Thứ hai ở Việt Nam có sự hiểu nhầm về chuyện phát triển nông nghiệp tốt thì phát triển nông thôn tốt vì nông nghiệp đi lên kéo theo nông thôn phát triển. Thực tế không phải như vậy. Nông nghiệp là ngành sản xuất còn nông thôn là lãnh thổ. Hầu như tất cả các bộ, ngành của ta đều có bộ phận lo về nông thôn, như Giáo dục, Y tế rồi LĐ-TBXH… Vậy tại sao lại giao cho một bộ phụ trách cả công việc lớn như vậy?… Hiện nay, trong phát triển nông thôn có hai vấn đề lớn: ruộng đất và lao động, nhưng Bộ NN-PTNT lại không được quản lý.”

” Giảm thủy lợi phí và nhiều khoản thuế khác tất nhiên là tốt rồi nhưng cái đó không phải là chính . Ở Trung Quốc, thu nhập của người dân thành thị cao hơn nông thôn 3,6 lần . Họ cho rằng đó là mới tính thu nhập bằng tiền chứ chưa tính phúc lợi là giáo dục và y tế . Nếu cộng cả hai yếu tố này , khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn thành thị Trung Quốc là hơn 5 lần. Con số này ở Việt Nam hiện là 2,6 lần. Nếu tình hình vẫn như hiện nay thì sẽ giống như Trung Quốc. Theo tôi muốn giải quyết được vấn đề phúc lợi không thể làm theo kiểu kinh tế thị trường. Bây giờ Việt Nam đang lẫn lộn giữa xã hội hóa, thị trường hóa và tư nhân hóa . Nếu muốn làm phúc lợi cho nông dân phải xã hội hóa . Xã hội hóa thực chất là bắt dân đóng tiền thôi. Xã hội hóa là cả xã hội phải lo công việc đó”.

Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay về thực chất là vấn đề phát triển bền vững . Nếu công cuộc đổi mới của nước ta dẫn đến một sự phân hóa xã hội quá mức , tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn thì sự phát triển sẽ không bền vững . Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn đề khác nhau, song nếu không cùng được giải quyết một cách đồng bộ thì không thể CNH-HĐH đất nước một cách vững chắc được.

 

“Phải xây dựng xã hội dân sự ở nông thôn”

Giáo sư viện sĩ Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Tuần Việt Nam (trích dẫn nguồn IPSARD ngày 7.7.2009, Viện Chính sách Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Đoan Trang thực hiện) nhân sự kiện ĐSQ Pháp ở Hà Nội đã tổ chức lễ trao Huân chương hạng nhất của Chính phủ Pháp cho Giáo sư.

“Tôi không đồng ý với cách nói “phát triển nông nghiệp vì chúng ta có lợi thế về nông nghiệp”. Nông nghiệp là ngành mà chúng ta phải duy trì và phát triển, không phải vì lợi thế cạnh tranh nào cả, mà vì phát triển nông nghiệp là chuyện bắt buộc phải làm, không là chết, vậy thôi. Người ta đã tính rằng đến năm 2050, thế giới cần lương thực gấp đôi hiện nay, đến cuối thế kỷ thì nhu cầu tăng gấp ba. Nếu cung lương thực cho thế giới thiếu thì giá chắc chắn sẽ tăng lên. Nói cách khác, nếu để mất an ninh lương thực thì sẽ phải nhập khẩu để sống sót, mà nhập khẩu thì càng ngày càng đắt. Việt Nam có 86 triệu dân, con số không hề nhỏ. Phải xây dựng được nền nông nghiệp ít nhất là bảo vệ được an ninh lương thực của nước nhà, còn nếu biết làm tốt hơn thì càng có lợi về kinh tế. Nhìn từ góc độ chính trị – xã hội, nông dân Việt Nam là những người ít được hưởng lợi từ đổi mới nhất. Nông dân còn quá nghèo, ít được hưởng phúc lợi xã hội (giáo dục, y tế…), thiếu việc làm ở nông thôn và buộc phải di cư ra thành phố làm thuê với giá lao động rẻ mạt. Nông dân đang bị bần cùng hóa, và đó là nguy cơ gây bất ổn xã hội. Như ở Trung Quốc bây giờ, bạo loạn ở nông thôn xảy ra nhiều lắm, ấy là hậu quả của sự bần cùng hóa nông dân.”

“Quá trình công nghiệp hóa ở các nước không giống nhau. Thế kỷ 17-19, các nước tư bản dùng nguồn lợi bóc lột từ hệ thống thuộc địa để làm công nghiệp hóa, ví dụ Anh, Pháp là theo cách này. Nước nào không có thuộc địa, như Đức, thì gây chiến để giành lấy thuộc địa. Thế kỷ 20, Liên Xô sau khi tiến hành Cách mạng Tháng Mười, không có nguồn lực để công nghiệp hóa nên họ buộc phải dùng nông nghiệp để làm công nghiệp. Trung Quốc từ thời Mao Trạch Đông cũng vậy, bóc lột nông dân, vắt kiệt nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp. Và Việt Nam ta bây giờ đang diễn lại đúng kịch bản đó”. Chúng ta tuy không có một chủ trương nào nói rằng phải dùng nông nghiệp để nuôi công nghiệp nhưng thực tế đang cho thấy đúng như vậy đó. Tất cả những câu “nông dân là lực lượng cách mạng”, “nông dân là những người khởi xướng Đổi mới”, “phải biết ơn nông dân”, “phải ưu tiên phát triển hợp lý nông nghiệp”, tôi cho đều là mị dân cả. Trên thực tế, nông nghiệp đang bị lép vế, nông dân thua thiệt đủ bề. Đó là hậu quả của việc bóc lột nông nghiệp để dồn lực cho công nghiệp hóa. Tôi nói cách khác, việc nông thôn, nông nghiệp Việt Nam bây giờ kém phát triển hoàn toàn là do cơ chế, do đường lối, quyết định của lãnh đạo mà thôi.”

“Từ kinh nghiệm chung của thế giới, tôi thấy là nếu anh làm quản lý ruộng đất tốt thì còn đất nông nghiệp tăng thêm, còn thừa đất ấy chứ. Tình trạng mất đất nông nghiệp ở ta là do đầu cơ mà ra cả. Nói sâu xa hơn thì do cách quản lý của ta là quản lý để đầu cơ. Ngay xung quanh Hà Nội đây này, tôi biết có nhiều nơi, người ta xây những ngôi mộ giả để găm đấy, chờ khi nào chính quyền lấy đất thì sẽ được đền bù.Bây giờ có lắm ý kiến nói tới việc tăng hạn điền cho nông dân. Tôi thì tôi cho rằng nhiều người nói vậy vì họ có quyền lợi liên quan tới việc đầu cơ ruộng đất. Hạn điền ở nước ta không thấp. Ngay Hàn Quốc cũng chỉ có 3 hécta, Nhật Bản 10 hécta. Mở rộng thêm để làm gì, chỉ tạo điều kiện cho đầu cơ phát triển thêm”.

“Vấn đề sở hữu tư nhân về đất nông nghiệp cũng vậy, đang được đặt ra, nhưng theo tôi là không cần thiết. Ở Việt Nam, quyền sử dụng đất còn rộng hơn quyền sở hữu đất ở Pháp. Có tập trung ruộng đất trong tay địa chủ thì cũng không đẻ ra sản phẩm. Ở nhiều nước đang phát triển, phải tồn tại nông dân nghèo không ruộng đất thì mới có người làm thuê. Ví dụ như ở Brazil, nông dân biến thành thợ. Họ ở thành phố, hàng ngày về nông thôn làm việc rồi chiều tối lại lên thành phố.”

“Thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm. Khoảng cách thu nhập, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn là rất lớn. Nông dân ở nông thôn không được tiếp cận rộng rãi với giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, không có tích lũy. Nhà có người ốm đi viện một lần là của cải mất hết, trắng tay. Thêm một đứa con đi học xa, học lên cao là cả nhà lao đao. Việc làm cho nông dân là vấn đề nghiêm trọng đối với Việt Nam và cũng là vấn đề lớn với thế giới. Nhìn chung, thế giới càng công nghiệp hóa càng thừa lao động, bởi vì công nghiệp và dịch vụ sử dụng lao động ít hơn nông nghiệp. Nói cách khác, công nghiệp và dịch vụ không thể “nuốt” hết số lao động dôi dư. Thừa lao động nông nghiệp là một trong các kết quả của quá trình phát triển. Ở ta, nông thôn thừa khoảng 50% lao động, nhưng lại không phải là kết quả của sự phát triển công nghiệp, mà do họ làm nông nghiệp thì không có đất, không làm nông nghiệp thì chẳng biết dùng họ vào việc gì. Xuất khẩu lao động cũng chỉ là giải pháp tình thế thôi. Hiện giờ Âu châu hạn chế nhận lao động nước ngoài. Trung Cận Đông, Hàn Quốc và Malaysia bình thường vẫn nhận nhiều lao động di cư vì họ đang có nhu cầu phát triển, nhưng nay khủng hoảng, họ cũng gặp khó khăn. Tóm lại, thất nghiệp đang là bài toán không giải quyết được ở nhiều nước. Nông dân đang phải chịu gánh nặng cho toàn xã hội. Tôi nhấn mạnh: Lao động thừa ở nông thôn là vấn đề của toàn xã hội, cho nên cả xã hội phải góp vào mà lo chứ không chỉ Bộ NN&PTNT hay Bộ LĐ&TBXH đâu”.

Có cách nào để nâng thu nhập, từ đó nâng mức sống cho người ở nông thôn không?

Tôi cho rằng đa dạng hóa sinh kế là chìa khóa để tăng thu nhập cho nông dân. Không thể chỉ làm nông được. Nói vui, tôi biết có làng ở Nam Sách (Hải Dương), cả làng bao nhiêu hiệu làm tóc.Thật ra, ở nông thôn, có nhiều việc lắm nhưng không ai giúp nông dân làm, không ai hướng dẫn cho họ cả. Chúng tôi đang tìm cách xây dựng một cơ chế để giúp nông dân đa dạng hóa sinh kế.Du lịch nông thôn chẳng hạn. Việt Nam cũng đã có du lịch nông thôn, nhưng triển khai chưa tốt, trong khi nếu làm tốt, thu nhập của mỗi nông dân có thể tăng gấp đôi. Ví dụ ở Sapa có nhiều các điểm du lịch bán vé, nhưng tiền bán vé chính quyền và doanh nghiệp đầu tư hưởng hết, dân địa phương chẳng được gì. Dân bị coi như kẻ ăn bám vào du lịch ở địa phương, ngày ngày sống nhờ bán đồ lặt vặt cho khách.Họ không được tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn ở địa phương, trong khi nếu hoạt động này phát triển và thu hút họ thì sẽ bảo vệ được cả văn hóa lẫn sinh thái, môi trường địa phương.Tôi còn được biết, ở Huế, nhiều nhà vườn đóng cửa với khách du lịch, bởi vì họ chẳng thu được gì, tour du lịch lấy hết rồi.Ở Hội An, tôi hỏi dân sao không tổ chức kinh doanh du lịch bằng cách cho khách thuê nhà dân ở, kiểu “home-stay”, họ bảo không được phép. Chính quyền yêu cầu nếu dân làm “home-stay” thì phải đảm bảo trang thiết bị vệ sinh, máy điều hòa. Như thế, tiền đâu mà nông dân làm? Ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhiều vùng cây ăn trái, tour du lịch đưa khách đi thăm, nhưng khách chỉ ngắm thôi chứ có mua về được đâu, làm sao bảo quản được mà mang về. Thế nên dân đem trái cây ra chợ bán còn thu được tiền hơn.

Ở Pháp, doanh nghiệp mua súp lơ của nông dân với giá 1 Franc (đồng nội tệ của Pháp trước khi chuyển sang sử dụng Euro), rồi đến khi vào siêu thị, giá súp lơ đã tăng lên 12 Franc. Như thế là bóc lột nông dân lắm.”Có nhiều việc để làm lắm nhưng không ai hướng dẫn nông dân làm cả”. GS.VS. Đào Thế Tuấn cho rằng phát triển xã hội dân sự chính là cơ chế để hướng dẫn người nông dân đa dạng hóa sinh kế.Nông dân Pháp bèn lập chợ nông thôn ngay giữa thủ đô Paris để bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng, tránh được hệ thống thu mua ở giữa.Tôi thấy các nước tiên tiến bây giờ người ta tẩy chay hệ thống doanh nghiệp buôn bán. HTX chiếm 50% công việc, tư thương chiếm 50% lĩnh vực phân phối nông sản là tốt nhất.Theo tôi, doanh nghiệp chỉ nên thực hiện khâu chế biến cao cấp, còn thu gom, buôn bán, nông dân tự làm được. Có như thế, doanh nghiệp mới mất thế độc quyền.Chứ như bây giờ ở ta, nông dân không có quyền mặc cả với tư thương. ĐBSCL chẳng hạn, nông dân trồng lúa chất lượng cao hơn trước nhưng giá bán ra thì vẫn như thế.

Vậy, tôi xin mượn lời một danh hài, “thế thì người nông dân phải làm gì”? Vấn đề quan trọng nhất của phát triển là phải có sự tham gia của cộng đồng, của người dân. Các tổ chức phi chính phủ đến Việt Nam đều nói rằng nông thôn Việt Nam không có cộng đồng.Tôi nghĩ không hoàn toàn như vậy. Ngày xưa, chúng ta đã có cộng đồng làng xã, thôn xóm đấy thôi, mà đại diện là những lý trưởng, xã trưởng. Bây giờ thì chỉ còn mấy ông bà cán bộ – ông bí thư, chủ tịch xã, chủ tịch hợp tác xã, bà tổ trưởng phụ nữ… Người dân chẳng được tham gia gì cả.Chúng ta cần phải hướng dẫn, phải tạo cơ chế để giúp nông dân tổ chức lại được với nhau, xây dựng các doanh nghiệp xã hội (social entrepreneur). Nhà nước không thu thuế đối với họ. Dĩ nhiên, họ cũng có một mức lãi nào đó, nhưng về bản chất, họ là một hệ thống các tổ chức chăm lo phát triển xã hội. Hệ thống đó là một phần của xã hội dân sự.Không thể chỉ dựa vào việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện, cần có một đường lối xã hội hóa công cuộc cải cách kinh tế xã hội, không lẫn lộn xã hội hóa với thị trường hóa và tư nhân hóa. Xã hội hóa là huy động sự tham gia của xã hội, của quần chúng.Tóm lại, điều quan trọng chúng ta cần làm ở nông thôn bây giờ là xây dựng xã hội dân sự.”

 

Bài toán “tam nông” thời kỳ đô thị hóa

GS-VS Đào Thế Tuấn trả lời phỏng vấn Báo Thể thao & Văn Hóa do Nguyễn Yến thực hiện trong bài viết ‘Anh hùng nông học giữa Hà thành’ ngày 2.8.2010

“Mô hình đô thị hóa hiện nay đang phổ biến ở châu Á không phải là phát triển các siêu đô thị (trên 8 triệu dân) mà là mô hình đô thị hóa phi tập trung bao gồm các thị trấn và thị tứ nhỏ có một vành đai nông nghiệp bao quanh. Hà Nội cần phát triển theo mô hình này”, GS-VS Đào Thế Tuấn khẳng định…Theo GS-VS Đào Thế Tuấn, việc điều chỉnh lại tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa là biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các mâu thuẫn giữa thành thị và nông thôn trong vấn đề đất đai và lao động. Việc xây dựng các khu công nghiệp quá nhanh và đô thị hóa quá nhanh sẽ là một sự lãng phí lớn trong lúc chưa có một hướng công nghiệp hóa mới. Nhiều đô thị mới đang ở trong một tình trạng “giả tạo” chưa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cả nền kinh tế. Lấy đất xong, nhưng chưa chuyển đổi được cơ cấu lao động vì chưa chuyển đổi được cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp vẫn sẽ là cứu cánh giúp các nước ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế, nhu cầu lương thực ngày sẽ càng tăng nhanh dù có khủng hoảng kinh tế hay không. Theo dự báo, dân số thế giới hiện nay là 6,8 tỷ người, vào năm 2050 sẽ là 9,1 tỷ người và nhu cầu thực phẩm sẽ tăng gấp đôi hiện nay. Công nghiệp hóa dựa vào nông nghiệp sẽ là mô hình có ưu thế cạnh tranh ở Việt Nam, tạo được sự phát triển bền vững. Du lịch nông thôn cũng là một biện pháp trong phát triển đô thị, nó có thể tăng gấp đôi thu nhập của nông dân, tạo việc làm và thúc đẩy nâng cao chất lượng của nông nghiệp.

Thầy Tuấn trong mắt người đương thời

Giáo sư Mai Văn Quyền người gần gũi giáo sư Đào Thế Tuấn, nhớ lại:

“Tôi tựu trường Học Viện Nông Lâm làm lớp trưởng và bí thư chi bộ lớp Cây trồng 5 gồm 93 người. Tôi được kết nạp Đảng trước đó tại trường ngọai ngữ. Ở ký túc xá và vẫn được hưởng chế độ học sinh Miền Nam. Học Viện Nông Lâm thời đó thầy Đào Thế Tuấn đã là đảng ủy viên. Kinh tế thời ấy thật khó khăn, tiêu chuẩn ăn sáng được phát bằng khoai môn, khoai từ, nhưng phải xếp hàng sớm, nếu không thì không có. Mỗi lớp hàng ngày cử trực nhật đi mua, có bạn do trách nhiệm rất cao, nên đêm không ngũ được, thức dậy sớm đem gạch xếp hàng. Thế mà có lúc vẫn không có. Bị trượt các món ăn như vậy thì phải bỏ tiền ra mua xôi ở cổng trường. Mỗi hào một suất. Sống như vậy mà vẫn rất vui tươi. Hết lên lớp về phòng lại học nhóm, kèm cặp những bạn học yếu, phấn đấu hết học kỳ này qua học kỳ khác.

Khi làm luận văn tốt nghiệp, tôi được thầy Đào Thế Tuấn hướng dẫn, thầy Nguyễn Văn Uyển giúp sức. Sau này thầy Trịnh Xuân Vũ chấm luận văn của tôi. Tôi bảo vệ được đánh giá xuất sắc và đậu bằng xuất sắc, nhưng không có bìa đỏ, và cũng chẳng có được hưởng vật chất gì, chỉ được nêu gương toàn trường, nhiều người biết. Khi phân công công tác, tôi được thầy Tuấn xin về làm đệ tử.

Năm 1972, tôi nằm trong danh sách bốn người chuẩn bị đi học NCS ( Luật, Nghĩa, Quyền và Hạnh ở Nghi Kim?). Thế rồi chỉ có hai người được đi học trước (Luật và Nghĩa). Năm 1972, giải phóng Quảng Trị, trên Bộ có ý kiến điều tôi vào tiếp quản Quảng Trị, nghe có lý vì tôi là người Quảng Trị nhưng nhóm khác đa số đề nghị để đào tạo tôi về khoa học thế là đến đầu năm 1973 tôi được đi thi tuyển nghiên cứu sinh. Tôi được nằm trong danh sách đi Liên Xô nhưng khi đàm phán lại thì không có thầy vì họ chỉ nhận những người đã học Nga về. Cuối cùng rồi tôi được mặt trận giải phóng đàm phán cho sang học Bungari.”

DaoTheTuanchandungnguoiThay2

GS VS Đào Thế Tuấn, GS Nguyễn Văn Uyển, PGS Trịnh Xuân Vũ … thuộc thế hệ đầu tiên của Nông nghiệp Việt Nam nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau thế hệ GS Bùi Huy Đáp, GS. Lương Định Của, GS Đào Thế Tuấn, GS Vũ Tuyên Hoàng  đến thế hệ GS Nguyễn Văn Luật, GS Mai Văn Quyền, GS. Nguyễn Hữu Nghĩa, GSVS Trần Đình Long, GS. Phan Phải, GS Lương Hữu Tề, GS Trần Duy Quý, GS Lê Huy Hàm … đều là các chuyên gia đầu ngành nông nghiệp gắn bó suốt đời với cây lúa. Hình ảnh GS.VS. Đào Thế Tuấn tại buổi tọa đàm bàn tròn về lúa khảo cổ Thành Dền ở Viện Di truyền sau những ngày nắng đổ lửa tháng 5 năm 2010 có lẽ là những bức hình khoa học sau cùng minh chứng cho những cố gắng không mệt mỏi của một nhà khoa học tận tâm vì dân vì nước. Những nghiên cứu về lúa tìm thấy trong các địa điểm khảo cổ học Xóm Trại, Đồng Đậu của GS.VS. Đào Thế Tuấn hợp tác liên ngành với GS. Trần Quốc Vượng, GS. Hà Văn Tấn… đã thực sự là một bài học lớn khi soi vào cuộc đời khoa học của Thầy.

PGS TS Nguyễn Văn Bộ là người tiếp nối GSVS Đào Thế Tuấn làm Viện Trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam trong bài viết ” GSVS Đào Thế Tuấn: Nhà tri thức lớn của nông nghiệp nông thôn” đã đúc kết và tôn vinh người Thầy trong lễ tiễn đưa Thầy, cũng là bài đăng trên báo CAND ngày 23 tháng 1 năm 2011:

“Gia đình GSVS Đào Thế Tuấn là chỗ thân tín của nhà chí sỹ Phan Bội Châu. Chẳng vậy mà khi GS. Đào Thế Tuấn ra đời, cụ Phan đã tiên đoán tương lai của ông không chỉ sẽ theo được mà còn làm rạng rỡ thêm truyền thống gia đình qua bài thơ:

Hai mươi lăm triệu giống dòng ta,
Hôm trước nghe thêm một tiếng oa,
Mừng chị em mình vừa đáng mẹ,
Mong thằng bé nọ khéo in cha.
Gió đưa nam tới sen đầy hột,
Trời khiến thu về quế nở hoa.
Sinh tụ mười năm mong thế mãi,
Ấy nhà là nước, nước là nhà.         

Tháng 8/1953, GS. Đào Thế Tuấn là một trong 49 người đầu tiên được chọn đi Liên Xô và học tại Trường Đại học Nông nghiệp Tashkent. Năm 1955, khi mới là sinh viên năm thứ ba, ông đã tham gia nghiên cứu khoa học và công trình nghiên cứu đầu tiên của ông là về cây trồng nhiệt đới ở Việt Nam. May mắn cho ông, thời gian đó ông được Giáo sư Belov, một người say mê thu thập tài nguyên di truyền và nghiên cứu nguồn gốc cây trồng hướng dẫn nên ông đã có điều kiện nghiên cứu và xuất bản bằng tiếng Nga cuốn sách đầu tiên về sinh thái và nguồn gốc cây lúa. Cuối năm thứ tư, ông về thực tập ở Trạm Nghiên cứu lúa Krasnodar (sau này là Viện Nghiên cứu lúa toàn liên bang), nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của cây lúa dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Eryghin, một nhà sinh lý nổi tiếng của Liên Xô.

Luận văn tốt nghiệp của ông được hội đồng đánh giá cao, cho kéo dài 6 tháng để viết thành luận án Phó tiến sỹ (Tiến sỹ hiện nay) và ông đã bảo vệ thành công luận án vào năm 1958. Như vậy, chỉ trong 5 năm, ông vừa hoàn thành chương trình kỹ sư nông học, vừa bảo vệ thành công luận án tiến sỹ nông học. Ông là tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam được Liên Xô đào tạo.

Cuối năm 1958, ông về nước và làm việc tại Học viện Nông lâm với tư cách là giảng viên môn sinh lý thực vật, đồng thời kiêm Trưởng phòng khoa học của Học viện. Trong thời gian này, với sự hướng dẫn của GS. Bùi Huy Đáp, ông đã khởi xướng một hướng nghiên cứu mới về sinh lý học của năng suất để xây dựng cơ sở khoa học cho thâm canh cây lúa. Các nghiên cứu về hiện tượng lốp đổ khi cấy dày và bón nhiều phân đạm cho thấy các giống lúa cổ truyền của Việt Nam không thể cho phép đạt năng suất cao vì cao cây, dễ đổ. Đây là các gợi ý cho công tác tạo giống thâm canh sau này.

Ngoài các nghiên cứu về đạm, GS. Đào Thế Tuấn cùng các đồng nghiệp cũng đã đề xuất phương pháp biến lân thành đạm qua việc bón lân cho bèo hoa dâu và điền thanh. Kết quả này đã được trình bày ở Hội nghị khoa học Bắc Kinh năm 1963 và xuất bản trong cuốn Phân supe lân và cách sử dụng (NXB. Nông thôn, 1962) và sách Các biện pháp nâng cao hiệu suất phân hoá học (NXB Nông thôn, Hà Nội, 1965). Cũng trong thời kỳ này, ông được cử làm Trưởng bộ môn sinh lý thực vật của Học viện Nông lâm kiêm Trưởng phòng khoa học.

Năm 1963, Học viện Nông Lâm tách ra thành Viện Khoa học nông nghiệp và Trường Đại học Nông nghiệp, ông được phân công làm Trưởng ban trồng trọt kiêm Trưởng phòng sinh lý cây trồng của Viện. Ban này là tiền thân của các Viện Cây lương thực, cây công nghiệp, Viện Thổ nhưỡng nông hóa và Viện Bảo vệ thực vật sau này.

Bấy giờ bệnh vàng lụi (sau được xác định là bệnh Tungro) đang lan rộng ở miền Bắc, GS. Đào Thế Tuấn đã tổ chức nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn để xác định nguyên nhân gây bệnh và phát hiện ra rằng vàng lụi không phải là một bệnh sinh lý mà là bệnh virus do rầy xanh đuôi đen là vectơ truyền bệnh. Tại thời điểm đó, ông và cộng sự đã chú ý tìm các giống kháng bệnh, đề xuất biện pháp canh tác phù hợp như bón kali, làm cỏ sục bùn để hạn chế bệnh. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện các giống tẻ trắng Tây Bắc, 813, I1, A10 có khả năng kháng bệnh vàng lụi.

Sau này, thông qua các chuyên gia Indonesia, ông đã đưa được về hai giống có khả năng kháng bệnh cao là I1 và A10. Từ khi có hợp tác với IRRI, Philippines, ông cũng có công đưa giống lúa IR64 về phổ biến ở vùng Điện Biên để đến hôm nay, giống lúa này đã trở thành giống phổ biến và đặc sản với tên gọi mới là “Tám Điện Biên”.

Phong trào 5 tấn/ha và việc phát triển vụ lúa xuân đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu cơ sở khoa học cho thâm canh. Do vậy, từ 1965 nhóm của GS. Đào Thế Tuấn bắt đầu nghiên cứu sinh lý của ruộng lúa năng suất cao với việc phân tích quá trình quang hợp, dinh dưỡng khoáng. Việc chuyển từ nghiên cứu cá thể sang nghiên cứu quần thể ruộng lúa là một bước phát triển mới của phương pháp tiếp cận hệ thống. Khi nghiên cứu ruộng lúa năng suất cao, cho thấy các giống lúa năng suất cao phải thấp cây, có lá gần thẳng đứng, cho phép thu được nhiều bông, bông dài, tỉ lệ lép thấp.

Trên cơ sở các luận cứ khoa học nêu trên, ông đã chỉ đạo xây dựng nhiều mô hình thâm canh tại Tân Hưng Hòa, Kiến Xương – Thái Bình, Đồng Tiến, Khoái Châu – Hưng Yên. Công trình nghiên cứu này đã đặt cơ sở cho việc thâm canh lúa đạt 10 tấn/ha vào những năm 70 của thế kỷ trước và được tổng kết trong cuốn Sinh lý của ruộng lúa năng suất cao.

Xác định giống là khâu đột phá, quyết định đến việc tăng năng suất lúa, từ năm 1970, GS. Đào Thế Tuấn đã tổ chức nghiên cứu cơ sở sinh lý của việc chọn giống năng suất cao, trong đó chọn giống lúa theo nguồn và sức chứa có vai trò quyết định. Theo hướng này, ngoài nghiên cứu chọn tạo giống cho vùng thâm canh, ông bắt đầu nghiên cứu cơ sở sinh lý của việc chọn giống chống chịu các điều kiện bất thuận như mặn, rét, hạn, ngập úng và kháng bệnh. Kết quả là nhóm nghiên cứu của ông đã chọn lọc và lai tạo được nhiều giống lúa mới như: giống lúa NN75-10 (X1) chịu bệnh bạc lá (cùng PGS. Tạ Minh Sơn); giống lúa cực ngắn CN2, cho phép làm vụ mùa sớm, mở rộng vụ đông; giống lúa CR203 chịu rầy nâu đầu tiên của nước ta (cùng PGS. Nguyễn Công Thuật chọn từ tập hợp dòng của IRRI). Ngoài ra còn có các giống lúa chịu phèn V14 và V15…

Ngoài lúa, nhóm của GS còn tạo được giống ngô số 6, giống S1 ngắn ngày và giống ngô nếp S2; các giống đậu tương AK02 và AK03 (cùng với GS. Trần Văn Lài). Cùng với giống, một số biện pháp thâm canh khác như chống rét cho mạ xuân, bón đón đòng cho lúa, bón đạm sâu để tránh mất đạm, trồng ngô bầu, trồng đậu tương đông không làm đất… cũng được nghiên cứu và đề xuất.

Năm 1967, GS. Đào Thế Tuấn được Bộ Nông nghiệp cử vào Nghệ An giúp tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Tại đây, các ý tưởng về nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng giá trị sản xuất đã được manh nha và tổ chức nghiên cứu. Vấn đề này được ông tổng kết trong cuốn Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý ở hợp tác xã (NXB. Nông thôn, 1969) và sau này là cuốn Cơ sở khoa học của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý (NXB. Nông thôn, 1977). 

Từ năm 1978, bộ môn Sinh thái và Canh tác do GS. Đào Thế Tuấn thành lập đã tổ chức nghiên cứu hoạt động của hệ sinh thái nông nghiệp, triển khai việc nghiên cứu hệ thống canh tác của các vùng sinh thái khác nhau, nhất là các vùng sinh thái khó khăn như vùng chiêm trũng, vùng phèn mặn, vùng lúa nước trời thường gặp hạn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu hệ thống nông nghiệp mà chỉ đề cập đến các thành phần tự nhiên và kỹ thuật thì không đầy đủ vì trong thực tế, các yếu tố về kinh tế – xã hội có ý nghĩa quyết định sự phát triển của hệ thống. Vì vậy, năm 1988, ông đã lập bộ môn Hệ thống nông nghiệp để kết hợp việc nghiên cứu kỹ thuật và kinh tế – xã hội, nghiên cứu về các thể chế nông thôn, nhất là thể chế kinh tế hộ nông dân. (Hiện nay bộ môn đã nâng cấp thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp).

Ông cũng là người khởi xướng và chủ trì hợp tác với Viện Khoa học nông nghiệp Pháp trong chương trình Hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng. Các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tổng kết trong cuốn Hệ sinh thái nông nghiệp (NXB. Khoa học Kỹ thuật, 1983) là sách giáo khoa đầu tiên về sinh thái học nông nghiệp.

Từ đầu năm 1980, GS. Đào Thế Tuấn đã quan tâm đến tiếp cận hệ thống trong khoa học nông nghiệp. Từ việc nghiên cứu hệ thống ruộng lúa tiến đến nghiên cứu hệ thống cây trồng rồi hệ thống nông nghiệp. Để phát triển hướng nghiên cứu này, ông đã thành lập nhóm nghiên cứu sau này trở thành bộ môn Toán máy tính, đặt ở Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, chuyên nghiên cứu về các mô hình phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ với các mô hình kinh tế chung của cả nước.

Trên cơ sở các nghiên cứu về nông nghiệp của nước ngoài, GS. Đào Thế Tuấn đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng các đòn bẩy kinh tế trong việc tổ chức nghiên cứu khoa học và đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cũng như cải cách kinh tế của các nước, mô hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp. Năm 1987, ông viết tài liệu Cải cách kinh tế ở Trung Quốc được UBKHKTNN xuất bản và có đóng góp tích cực trong việc ra đời Nghị quyết 10 năm 1988.

Sau này, khi đã nghỉ điều hành rồi nghỉ hưu, GS. Đào Thế Tuấn vẫn miệt mài nghiên cứu các vấn đề kinh tế hộ, chuỗi giá trị, thể chế trong phát triển nông thôn… Với mong muốn tìm hướng cho nông thôn phát triển, ông đã đề xuất và lãnh đạo Hội Khoa học Phát triển nông thôn. Các kết quả nghiên cứu sau này của ông được xuất bản trong cuốn sách Kinh tế hộ nông dân (NXB. CTQG, 1997).

Ngoài tư cách là một nhà khoa học hàng đầu, GS. Đào Thế Tuấn cũng được tin tưởng giao nhiều trọng trách: Phó viện trưởng (1976) rồi Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (1983). Năm 1990, ông đảm đương vai trò Phó chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu về phát triển nông thôn KX-08.

GS. Đào Thế Tuấn còn là một đảng viên trung kiên với trên 60 năm tuổi Đảng. Ông được Nhà nước phong học hàm Giáo sư và năm 1985, được bầu làm thành viên nước ngoài của Viện hàn lâm Khoa học nông nghiệp Liên Xô, sau này là Viện hàn lâm Khoa học nông nghiệp Liên bang Nga…”

GS Nguyễn Tư Siêm ngày 20/11/2017, trong bài viết ” GS VS Đào Thế Tuấn nhà nông học uyên bác, người thầy mẫu mực” đã kể lại những mẫu chuyện đời thường về thầy.

 

1. Những buổi lên lớp ấn tượng

Lứa sinh viên khóa 5 Học viện Nông lâm Hà Nội chúng tôi (1960-63) vừa học xong các môn đại cương chuyển sang các phần chuyên sâu nông nghiệp thì được học các thầy tốt nghiệp từ nước ngoài trở về. Các môn khoa học cơ bản tuy khó, nhưng dù sao cũng là sự tiếp nối và nâng cao các kiến thức từ bậc phổ thông nên có phần quen thuộc. Bước sang các học phần hướng nghiệp là một bước ngoặt, bắt đầu những chờ đợi, băn khoăn, bởi trước đó chưa có khóa nào tốt nghiệp ra hành nghề để tìm hiểu nghề nông là thế nào và một kỹ sư canh nông hành nghề ra sao. Mỗi thầy lên lớp là tâm trạng mong ngóng, quan sát.

Hầu hết các thầy từ Liên Xô và Trung Quốc về, trong số đó thầy Đào Thế Tuấn để lại một ấn tượng đặc biệt. Từ một anh bộ đội chưa biết tiếng Nga, đã đỗ kỹ sư xuất sắc và lấy bằng Phó bác sĩ nông học (nay gọi là tiến sĩ nông nghiệp) chỉ trong 5 năm, trong khi bình thường phải mất 9 -10 năm. Thầy là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng này ở Liên Xô vào năm 1958 và cũng là giảng viên có học vị cao nhất của Học viện Nông lâm Hà Nội lúc bấy giờ.

Môn “Sinh lý thực vật” mới mẻ đã đành, cái cách lên lớp của thầy vừa chuẩn mực hàn lâm, vừa sinh động tạo nên một không khí hấp dẫn khó cưỡng; giảng đường im lặng, sinh viên chăm chú có thể nói không ai muốn bỏ qua một ý, nghe sót một lời. Nếu muốn nói “dạy ra dạy, học ra học” thì có lẽ đây là một ví dụ.

Đã 55 năm qua, chắc các bạn lớp tôi hẳn còn nhớ một tiết học đặc biệt có đoàn nước ngoài dự. Đó là đoàn đến từ Mali, do BT Mareida Keita dẫn đầu. Sau mấy lời giới thiệu bằng tiếng Pháp, thầy bắt đầu giảng bằng tiếng Việt. Giáo trình có trên bục, nhưng gần như không ngó tới, và bài giảng cứ như đã được lập trình trong bộ nhớ để kể một câu chuyện về sinh lý cây lúa gắn với nghề trồng lúa. Giấy viết hiếm lắm, chúng tôi nhớ là chính, chỉ ghi vắn tắt vào các vòng tròn, hình vuông, mũi tên, và các thuật ngữ mới mẻ vào quyển vở.

Có đại biểu xem giáo trình, có người xem vở ghi của sinh viên. Rất tinh ý, đôi lần thầy đỡ lời cho người phiên dịch khi gặp những từ khó. Tiết học kết thúc, Đoàn còn nán lại trao đổi và điều tâm đắc nhất là bậc Đại học Việt Nam đã giảng giải những kiến thức rất hàn lâm bằng tiếng Việt, trong khi nước bạn vẫn chưa thể dùng tiếng bản địa. Đáp lại câu hỏi cái gì cần và khó, thầy nói đại ý phải chuẩn bị khái niệm, thuật ngữ bằng tiếng mẹ đẻ từ sớm trước khi vào bậc đại học. Tôi chắc thầy nghĩ tới những tác phẩm của các bậc tiền bối như “Từ điển Hán-Việt”, “Từ điển Pháp-Việt” của cụ thân sinh Đào Duy Anh, “Danh từ khoa học” của Hoàng Xuân Hãn, các giáo trình Trung cấp Canh nông, các lớp dự bị Đại học trong kháng chiến chống Pháp, nhờ đó giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ ở bậc đại học mới thuận lợi hơn so với các nước bị thuộc địa khác.

 

2. Giáo dục gia đình – chuẩn bị cho một tài năng.

GS VS Đào Thế Tuấn là con cả của vợ chồng nhà trí thức cách mạng: cụ Đào Duy Anh và Trần Như Mân, những học giả và những nhà hoạt động xã hội, vận động cách tân nổi tiếng.

Thầy kể thầy sinh ngày 4/7/1931 ở Huế. Biết tin vui, cụ Phan Bội Châu có thơ gửi mừng gia đình (xem bản trích dẫn ở phần trên). Cả cuộc đời 80 năm của thầy cho đến khi từ trần (19/1/2011) đã minh chứng lời tiên đoán và đáp ứng mong đợi của nhà yêu nước, cách mạng Phan Bội Châu.

Lên 5 tuổi thầy bắt đầu đi học mẫu giáo rồi sau đấy vào học lớp đồng ấu ở trường Jeanne d’Arc là một trường nhà dòng do các bà xơ dạy, học toàn bằng tiếng Pháp. Năm 1942 lên lớp 6 trường Quốc học Khải Định thì bắt đầu học thêm tiếng Anh và tiếng Latin. Còn trong gia đình thầy được cụ thân sinh dạy chữ Hán và bà mẹ dạy tiếng Việt. Như vậy chỉ trong mười năm đầu đời đã được làm quen và sử dụng tới 5 ngoại ngữ, học một cách tự nhiên và dùng một cách hào hứng.

Thầy kể: “Tam quốc chí, Thuỷ hử, Đông chu liệt quốc và các tiểu thuyết Trung Quốc, kể cả truyện kiếm hiệp tôi đều đọc hết. Ngoài ra tôi con đọc rất nhiều tiểu thuyết Pháp do đấy vốn văn học của tôi không đến nỗi nào”.

Tuổi niên thiếu thầy đã được hướng vào các hoạt động xã hội: 6 tuổi tham gia vào tổ chức Hướng đạo sinh; đi du lịch, điền dã, thăm các danh lam thắng cảnh vùng Huế và các tỉnh miền Trung; được nghe các cuộc thảo luận về lịch sử, văn hoá giữa các nhà nghiên cứu, bắt đầu học thói quen nghiên cứu. Khi chỉ hơn 15 tuổi thầy tình nguyện tham gia Đội Tuyên truyền Xung phong Trung Bộ là đội viên ít tuổi nhất trong đội. Tiếp theo là thời học trung học trong Kháng chiến chống Pháp. Tránh giặc càn, toàn đi bộ tìm trường để học, rong ruổi từ trường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh), sang trường Nguyễn Xuân Ôn (Nghệ An), rồi
trường Nguyễn Thượng Hiền (Thanh Hóa) rồi Cấp 3 Liên khu 3 (Ninh Bình).

Nhớ về giáo dục gia đình và những trải nghiệm thuở thiếu thời, thầy viết: “Tất cả sự giáo dục này được tính toán một cách toàn diện nhằm đào tạo một người làm việc nghiên cứu sau này. Chính sự chuẩn bị ấy về sau đã giúp tôi trong việc học tập và làm việc”.

 

3. ‘Xếp bút nghiên theo việc binh đao’

Năm 1950, ở tuổi 19, anh thanh niên Đào Thế Tuấn tòng quân và lên đường hành quân hướng về chiến khu Việt Bắc. TX Ninh Bình, Hòa Bình bị Pháp chiếm, phải đi vòng, xuyên rừng Hồi Xuân, La Hán, Suối Rút, vượt núi sang Phú Thọ lên An toàn khu (ATK) Tuyên Quang, Thái Nguyên. Trong năm ấy, thầy tham gia các chiến dịch Trần Hưng Đạo ở Trung Du và chiến dịch Hoàng Hoa Thám ở Đông Bắc, ở bộ phận tham mưu tiền phương. Hành quân liên miên, nhưng thầy vẫn tự đặt ra cho mình và thục hiện một chương trình tự học khoa học quân sự.

Sang năm sau, thầy được cử đi học lớp Trung cấp quân sự ở trường Lục quân Việt Nam, bấy giờ đặt ở Vân Nam, Trung Quốc. Đây là lớp đào tạo cán bộ chỉ huy đại đội, tiểu đoàn và trung đoàn do chuyên gia Trung Quốc dạy. Năm 1952 thì tốt nghiệp về nước được điều về Tổng cục Hậu cần tham gia chiến dịch Tây Bắc đánh Nghĩa Lộ và giải phóng Sơn La.

 

4. “Đại học = Tự học”

‘Phương trình’ này đã được học giả Đào Duy Anh viết lên bảng trong buổi học Sử đầu tiên ở trường Dự bị đại học tại Thanh Hoá trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp (theo lời kể của GS Trần Quốc Vượng – sinh viên lớp đó).

Sau chiến dịch Tây Bắc, tháng 8/1953 thầy được cử đi học Liên Xô. Đoàn 50 anh chị em đi bộ lên Lạng Sơn, vượt biên giới sang Trung Quốc để đi Liên Xô bằng xe lửa. Hành trình từ Việt Bắc mất cả tháng mới tới Maskva. Một nhóm gồm 10 người được cử về Uzbekistan để học nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Tachkent sắp xếp 1 lớp riêng, dự tính 1 năm cho sinh viên Việt Nam học tiếng Nga và các môn khoa học cơ bản; nhưng chỉ sang học kỳ hai là nhóm VN của thầy đã vào cùng học chung với các sinh viên Liên Xô.

Lên năm thứ ba, thầy tham gia nhóm nghiên cứu của sinh viên ở khoa Nông học và trình bày một báo cáo khoa học về cây trồng ở Việt Nam. Cuối năm đó thầy xin về Trạm nghiên cứu lúa Uzbekistan để nghiên cứu về cây lúa. Thực ra thì giáo sư hướng dẫn không thạo về lúa nên để thầy tự đọc sách và tìm lấy đề tài. Thu thập các kiến thức đã có hồi bấy giờ thầy viết một tài liệu về sinh thái và nguồn gốc cây lúa; được Giáo sư Belov biên tập lại và được Viện hàn lâm Nông nghiệp xuất bản bằng tiếng Nga, sách có tên “Nguồn gốc và sinh thái cây lúa’, Tashkent, 1957.

Cuối năm thứ tư thầy về thực tập ở Trạm Nghiên cứu lúa Krasnodar, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Eryghin, một nhà sinh lý thực vật nổi tiếng ở Liên xô. Sinh viên Đào Thế Tuấn nghiên cứu về sự phát triển giai đoạn của cây lúa trong hai vụ để làm luận văn tốt nghiệp. Luận văn được đánh giá xuất sắc và tác giả được cho tiếp tục thêm 6 tháng nghiên cứu để trình bày luận văn tiến sĩ. Sau một vụ thí nghiệm nữa đông thời thi các môn tối thiểu thầy đã bảo về luận văn tiến sỹ vào năm 1958. Như vậy là trong 5 năm vừa hoàn thành chương trình kỹ sư nông học và tiến sỹ nông học, tiết kiệm được 3 năm, thầy là tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam được Liên xô đào tạo.

 

5. Người khai mở các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Ra trường, tôi được phân công về công tác tại Bộ Nông trường nên không có cơ may làm việc gần gũi với thầy Đào Thế Tuấn, song luôn tìm đọc các bài báo khoa học và những cuốn sách của thầy vừa cơ bản về lý luận vừa thiết thực trong ứng dụng vào sản xuất. Cuốn tôi thường đọc nhiều hơn cả là “Phương pháp thí nghiệm trồng trọt” của thầy. Các sơ đồ thiết kế thí nghiệm tương đối đơn giản: như so sánh cặp đôi ô cơ bản, tuần tự bậc thang, ít công thức, diện tích ô nhỏ, phù hợp với cây ngắn ngày, mật độ dầy, cho phép ô nhỏ cũng có thể lấy được đủ cá thể để quan trắc. Tôi nghĩ kiểu này thích hợp với nghiên cứu trên đất bằng, độ phì nhiêu đồng đều, số lần lặp lại ít khi bị hạn chế.

Trạm Thí nghiệm Cây nhiệt đới Tây Hiếu, nơi tôi làm việc, cần nghiên cứu nhiều về cây lâu năm trên đất đồi. Vào những năm 1960, thiết kế thí nghiệm chính qui, dài hạn với cà phê, cao su và các cây ăn quả là một thử thách lớn. Đất đồi dốc, độ phì nhiên biến thiên rất mạnh theo không gian. Các cây trồng khoảng cách rộng, lấy đủ số cây để quan trắc thì diện tích thí nghiệm sẽ tăng lớn và sự biến động độ phì nhiêu đất tăng theo, sai số ngẫu nhiên tăng vọt; có nguy cơ không thể kết luận chênh lệch giữa các công thức so sánh là do cái gì quyết định: yếu tố nghiên cứu hay sai số ngẫu nhiên.

Vì tài liệu trong nước chưa có, các bậc đàn anh ra sức tìm kiếm. Kỹ sư Đoàn Triệu Nhạn tham khảo giáo trình “Sinh trắc học” của Hoa Nam Nông học viện. Kỹ sư Ngô Văn Hoàng qua một vài seminar với chuyên gia CHDC Đức, tự mình soạn sách “Giản yếu thống kê sinh vật”. Lần đầu tiên giới thiệu các kiểu thiêt kế thí nghiệm so sánh nhiều nhân tố (factorial trial design), như ô vuông Latin (Latin square), ô phụ (split-plot), song trùng (confounding), v.v. Hướng đi đã có là thí nghiệm tương tác nhiều yếu tố, nhưng áp dụng thật gian nan; nghiên cứu 3 yếu tố, chỉ cần nhắc lại tối thiểu 3 lần thì số ô cơ sở đã lên tới 81. Thời nay, phương pháp nghiên cứu nông học phát triển, các thuật toán ứng dụng được lập trình, máy tính phổ biến, chứ hơn nửa thế kỷ trước tính sai số cho 1 thí nghiệm như vậy bằng máy tính cơ quay tay (Nisa hay Flying Fish) mất cả tuần. Nếu chỉ vào sai 1 con số là công sức tính toàn mấy ngày coi bằng bỏ.

Những năm bắt đầu nghiên cứu về canh tác học, hệ thống nông nghiệp một cách chính qui, sự đóng góp về các nguyên lý và phương pháp của các bậc đàn anh như GS VS Đào Thế Tuấn, PGS Ngô Văn Hoàng, ThS Đoàn Triệu Nhạn, … có ý nghĩa khai phá. Chỉ dẫn của các thầy giúp cho thế hệ trẻ thực hiện một cách bài bản đưa lại hiệu quả và nhanh chóng. Tham gia vào quá trình đó, cánh trẻ chúng tôi học hỏi được rất nhiều, lấp những lỗ hổng kiến thức mà nhà trường không dạy.

Tuy nhiên, bối cảnh và đối tượng khác nhau dẫn đến giải pháp khác nhau cũng là thường và được trao đổi rất minh bạch. Tôi vẫn còn nhớ một lần trao đổi như vậy. Trong bài: “Bàn về phương pháp thí nghiệm đồng ruộng” trên tạp chí “Tin tức Hoạt động Khoa học”, thầy Ngô Văn Hoàng viết hài hước rằng với đất đồi biến thiên, trong khi thuật toán có thể giải quyết được thì các phương pháp mà Phó bác sĩ Đào Thế Tuấn đưa ra giống như “một tiểu thơ chân bó, ngập ngừng và khập khiễng trước đồng ruộng muôn mầu muôn vẻ của sản xuất đại trà”. Trong bài: “Lại bàn về phương pháp thí nghiệm đồng ruộng”, thầy Đào Thế Tuấn trả lời cái cần là thiết kế đơn giản sao cho đỡ tốn công tốn của mà vẫn rút ra được kết luận xác đáng chứ đâu cứ phải ứng dụng toán học. Ngoài đời, các thầy là những đồng nghiệp thân thiết, nhưng trong hoạt động khoa học, cần tranh luận là vừa sòng phẳng vừa hài hước, thật thú vị.

 

6. Xây dựng nền móng cho các nghiên cứu hệ thống nông nghiệp

Bẵng đi một thời gian cho đến khi về lại Bộ Nông nghiệp tôi mới có dịp gặp lại thầy Đào Thế Tuấn trong chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật với Viện Khoa học Nông nghiệp Pháp trong “Chương trình Nghiên cứu Hệ thống Nông nghiệp lưu vực sông Hồng”. Chương trình gồm 2 phần: vùng đồng bằng và vùng đồi. GS Đào Thế Tuấn chủ trì nghiên cứu vùng đồng bằng; còn Viện Thổ nhưỡng Nông hóa chúng tôi chịu trách nhiệm vùng đồi. Phía Pháp, có chương trình đối tác là “Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp vùng Casamance” của Viện Nghiên cứu Nông học Pháp (INRA Montpellier) do GS Conessa chủ trì.

Nghiên cứu so sánh, tương tác là sở trường rất mạnh của trường phái Pháp, đây là dịp tốt cho cả 2 phía. Song tiếc rằng về phía ta, những năm 1980 ấy còn quá nhiều trở ngại về thủ tục hành chính, có lúc tưởng như phải dừng lại. Bên cạnh uy tín về học thuật, sự kiên trì và bền bỉ của GS Đào Thế Tuấn đã góp phần rất lớn trong việc duy trì mối quan hệ hợp tác song phương và nhờ vậy, các nghiên cứu so sánh về hệ thống nông nghiệp được tiếp tục không những ở phạm vi sinh thái tự nhiên, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực cư dân nông thôn, cơ chế, chính sách, … Kết quả nghiên cứu tổng kết trong cuốn “Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB khoa học kỹ thuật, 1983 ” là sách giáo khoa đầu tiên về Sinh thái học Nông nghiệp. Hàng loạt cán bộ trẻ được đào tạo bài bản để kế thừa các nghiên cứu phát triển nông thôn vốn là khâu yếu trong hệ thống nghiên cứu và khuyến nông của ta trong nhiều năm.

 

7. Người dẫn đầu trong nghiên cứu phát triển nông thôn

Nông học nước ta mang ít nhất 2 trọng trách là nghiên cứu chuỗi sản xuất sinh học và xã hội nông thôn mới có cơ sở cho phát triển nông thôn, cải thiện đời sống cho cộng đồng cư dân to lớn này. Tiếc thay, trong một thời gian dài, ám ảnh bởi nạn đói, thiếu ăn và chiến tranh, chúng ta chỉ chăm chú vào phân khúc sản xuất, lấy diện tích số lượng lương thực làm đầu, xem nhẹ xã hội nông thôn. Đến lúc đủ lương thực, thậm chí thừa không biết bán đi đâu, mới lộ ra những điểm yếu ‘chết người’ trong các cơ chế, chính sách dẫn đến được mùa rớt giá, hiệu quả kém, nông dân bỏ ruộng, v.v.

Đọc các quyển của thầy như “Kinh tế hộ nông dân, NXBCTQG, 1997″. Cuốn sách này có tác dụng mở ra một hướng nghiên cứu mới phục vụ việc phát triển kinh tế hộ nông dân. Tôi tin rằng thầy là một trong những chuyên gia đi tiên phong trong nghiên cứu nông nghiệp gắn liền với phát triển nông thôn. Cách tiêp cận do thầy khai mở, đã lôi cuốn các khoa học xã hội vào cuộc, các nhà làm chính sách phải lắng nghe và bớt đi kiểu tư duy áp đặt, làm mất động lực phát triển …”

HoiKhoahocDatVietNam

GS Trần Thế Thông, cựu Viên trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đánh giá ngắn gọn mà sâu sắc về thầy Tuấn:  Đời tôi, trong những người cùng làm việc, anh Đào Thế Tuấn là người mà mỗi lần trao đổi phát biểu, tôi đều tìm thấy những ý mới, những đóng góp mới.
Thầy Đào Thế Tuấn trong lòng tôi.

Trong ký ức của tôi lắng đọng lời dặn tâm huyết sâu sắc nhất của thầy đã thành tên sách ‘Kinh tế hộ nông dân’ . Tôi đã viết
Đào Thế Tuấn chân dung người thầy  và tôi sẽ còn trở lại cày xới nhiều lần trên mảnh đất này ‘học để làm’, ‘học bởi làm’ (Learning to Doing, Learning by Doing) để chiêm nghiệm về tư duy,  tầm nhìn hệ thống, kinh tế hộ nông dân để tìm cách khai mở những  tiềm năng thực tế và khả thi của nông hộ.

Tôi bảo vệ luận án tiến sĩ đúng dịp Đại hội thành lập Hội Khoa học Đất Việt Nam 30 tháng 8 năm 1991.  Đặng Kim Sơn, Mai Thành Phụng, Nguyễn Đăng Nghĩa và tôi đều là nghiên cứu sinh cùng học khóa đào tạo chính quy 1988- 1991 ở VAAS (lúc đó tên gọi là VASI). Đặng Kim Sơn và tôi bảo vệ có sớm hơn một chút so với các bạn cùng trang lứa. Thầy Đào Thế Tuấn trực tiếp giúp cho Đặng Kim Sơn, thầy Mai Văn Quyền hướng dẫn tôi. Hôm tôi bảo vệ thầy Đỗ Ánh là Chủ tịch Hội đồng, thầy Đào Thế Tuấn là Viện trưởng Viện VASI, GS Trần Thế Thông là Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam có tới dự.

NhoThay2

Thầy Đào Thế Tuấn đã chúc mừng tôi bảo vệ luận án thành công, chúc mừng thầy Quyền và tôi đã có cách làm hay, sáng tạo theo giải pháp tiếp cận hệ thống, xây dựng được phương pháp nghiên cứu trên ruộng nông dân và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thật tốt . Thầy khen ngợi về ba bài báo tiếng Anh, về lạc giống mới HL25 , đậu xanh HL89-E3 giống mới, đậu rồng Bình Minh, Chim Bu, Long Khánh giống mới xen sắn giống mới KM60 và kỹ thuật canh tác trồng xen lạc, đậu xanh, đậu rồng với sắn, sử dụng ngô sắn làm cây choái tự nhiên cho đậu rồng leo trong sự hợp tác hiệu quả Việt Tiệp. Thầy nói rất hay rất cảm động về cây lương thực trong hệ thống cây trồng cạn.

Theo thầy Tuấn, “Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp Việt Nam thích hợp bền vững, Nghiên cứu chọn tạo giống và những giải pháp tiến bộ kỹ thuật chính để tăng năng suất, chất lượng nông sản, thu nhập đời sống, sinh kế người lao động, phát triển kinh tế hộ nông dân. Tôi thích cách làm kiểu làm này và kết quả thực tiễn tốt đẹp này. Cách nghiên cứu hệ thống nông nghiệp ‘kiểu Mai Văn Quyền Hoàng Kim’ là “hứa hẹn mở ra một tương lai tốt đẹp cho các kết quả nghiên cứu chọn giống và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác thành công tiếp nối”, giáo sư Đào Thế Tuấn nói.

Thầy truyền cho chúng tôi nhiệt huyết để dấn thân suốt đời. Tôi lặng người xúc động.

Kieu Nghien cuu He thong Nong nghiep

Thấy Tuấn khen hình 1 (thầy tiếp cận thông tin gốc sớm hơn đăng báo) và khuyến khích việc ba bài báo nước ngoài của tôi đã đăng trước khi bảo vệ. Thầy nêu nhiều ý hay cho các nghiên cúu sinh tham dự (Hình 1 đó là (hình trên): Hoang Kim, Tran Ngoc Quyen, Nguyen Dang Mai and Co Van Tuan 1996. On farm research and transfer of technology for cassava production in South Vietnam. In Centro Internacional de Agricultura Tropical (CIAT) A Benchmark Study on Cassava Production , Processing and Marketing in Vietnam. Proceedings of a Workshop held in Hanoi, Vietnam, Oct 29-31, 1992 R.H.Howeler (Ed.). Bangkok, Thailand) . Ba bài báo “đăng ở nước ngoài’ là (1) Kim H.; Buresova, M, 1986. Growing winged bean on natural supports under the conditions of South Vietnam. In: Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No. 19; p. 225 – 236 En. Sum. En. 14 Ref. In CIAT 1990 National Bibliographies Cassava in Asia East and Southeast Asia, p. 416 ;  2)  Buresova, M.; Kim, H.; Quyen, T.N.,1987. The economics og winged bean on manioc as natural supports under the conditions of South Vietnam. In: Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No. 20; p. 101 – 114 En. Sum. En.; Sk., Ru.,8 Ref. In: CIAT 1990 National Bibliographies Cassava in Asia East and Southeast Asia, p. 416; 3) Hoang Kim, M. Buresova, Tran Ngoc Quyen and Nguyen Van Chuong, 1988 Economic of Winged bean on Maize as natural support in South Vietnam. In: Agricultura Tropica et Subtropica, Universitas Agriculturae Praga, No. 21; p. 45 – 59 En. Sum. En.; Sk., Ru.,9 Ref.)

ThayDaoTheTuan taiHARC

Thầy Đào Thế Tuấn bình dị giữa đời thường, thầy ngồi thoải mái giữa anh em trẻ.

Khoảng năm 1993, thầy Đào Thế Tuấn đến thăm và làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã hóm hỉnh hỏi đùa  khi tôi đang làm giám đốc Trung tâm ở đấy: Cậu Hoàng Kim định học và làm gì với mình khi cậu là lính của Giáo sư Trần Thế Thông và cậu đang phối hợp với CIAT, CIP, CIMMYT, Tiệp, Nga với Giáo sư Mai Văn Quyền làm đề tài về cây lương thực và hệ thống canh tác đã rất thành công? Sự nghiên cứu trên ruộng nông dân và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất sắn ở phía Nam đã đạt được những tiến bộ mới nào nổi bật trong thực tiễn? Sắn Việt Nam trong hệ thống canh tác hiện nay như thế nào? Thầy Đào Thế Tuấn trong mắt tôi là người Thầy của tư duy hệ thống, có tính thực tiễn rất cao độ, các câu hỏi của Thầy hầu hết đều xoáy vào chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thành công và kinh tế hộ nông dân. Tôi thưa với Thầy đó là điều tôi thích nhất, dẫu tôi không được trực tiếp học và làm với Thầy nhưng đó là điều ai cũng nhận thấy và học được. Nói theo cách nói của giáo sư Trần Thế Thông là “thầy Đào Thế Tuấn là người mà mỗi lần trao đổi phát biểu, đều có những ý mới, những đóng góp mới”.

Tôi cũng lém lĩnh chất vấn thầy:  Vì sao thầy ít làm đề tài hệ thống canh tác hoặc đề tài kinh tế hộ cho các tỉnh phía Nam. Thầy Đào Thế Tuấn đã trả lời thật dí dỏm là nguồn lực thầy có hạn và thầy cần tập trung nhiều hơn cho vùng đồng bằng sông Hồng và vùng núi trung du phía Bắc là vùng nghiên cứu chìa khóa của thầy. Với nữa, thầy nói vui:  Ở trong Nam thì anh Thông, anh Quyền, anh Luật, anh Xuân và các cậu làm hay hơn tôi. Phải tự lượng sức mình, cậu ạ.  Đó là minh triết và câu trả lời khéo. Thật phúc hậu những lời Thầy nói.

Tôi thưa với thầy Đào Thế Tuấn là truyền nhân lãnh đạo của Thầy thì đã có anh Nguyễn Văn Bộ nhưng truyền nhân nghề nghiệp của Thầy thì có Đặng Kim Sơn và Đào Thế Anh. Em học và làm theo thầy là học tư duy hệ thống, học tính thực tiễn cao độ, dạy và học chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thành công,  dạy và học giáo dục văn hóa du lịch sinh thái tiếp cận kinh tế cây lương thực và kinh tế vùng . Riêng kinh tế hộ nông dân và kinh tế học đô thị thì em chỉ biết và học vận dụng thôi. Thầy cười hồn hậu.

Những ngày đi thực tế của thầy Đào Thế Tuấn ở phía Nam đã tận mắt chứng kiến những thành tựu khoa học kỹ thuật của học trò thầy đất phương Nam bén duyên ‘sâu rễ bền gốc’ trên đồng ruộng  và loang nhanh vào sản xuất . Thầy nhắc lại lời khen về ba bài báo tiếng Anh về  giống sắn mới, kỹ thuật canh tác thích hợp và giải pháp nghiên cứu cùng nông dân và chuyển giao kỹ thuật canh tác sắn. Sau này chúng tôi đã giới thiệu và phát triển rộng rộng trong sản xuất 27 giống cây trồng tốt và 5 kỹ thuật canh tác tiến bộ đều đi theo nguyên lý và cách làm này. Định hướng quan trọng hơn tốc độ. Giáo sư Đào Thế Tuấn, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng và nhiều chuyên gia giỏi Quốc tế đã truyền nghề và lắng đọng trong lòng tôi những cẩm nang nghề nghiệp thật quý giá.  May mắn thay cho tôi đã được học từ Thầy  những bài học vô giá này.  Hôm nay, sau 26 năm đọc lại bài viết cuả thầy: ‘Vai trò cây sắn trong hệ thống canh tác vùng đồi núi’ tôi vẫn nóng hổi tính thời sự. Con người đó, tầm vóc đó thật lớn biết bao ( Đào Thế Tuấn 1992. The role of cassava in farming systems of hilly and mountainous areas; Sách đọc tại đây. A Benchmark Study on Cassava Production, Processing and Marketing in Vietnam. Proceedings of a Workshop held in Hanoi, Vietnam Oct 29-31, 1992. R.H. Howeler (Ed). Bangkok, Thailan, p. 200- 202. )

Thời gia trôi qua, nhớ về thầy Đào Thế Tuấn , tôi vẫn thích nhất lời tiễn thầy của Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, người bạn thân thiết của tôi: “Không còn nữa nhà trí thức tài hoa Đào Thế Tuấn; người yêu nước từ thủa ấu thơ, khi có giặc thì cầm súng bảo vệ tổ quốc, khi hoà bình thì nghiên cứu hạt lúa, củ khoai; người lãnh đạo mà tài sản quí nhất trong nhà chỉ là sách vở. Nhưng còn mãi với chúng ta giọng nói miền Trung sang sảng của giáo sư khẳng khái tranh cãi học thuật; mãi còn đó nụ cười hóm hỉnh, dí dỏm của Giáo sư khi bàn bạc về lẽ đời; nhớ mãi dáng vẻ ngơ ngác, cặm cụi tìm tòi của con người mà trí tuệ và lòng bao dung vượt qua những trăn trở đời thường. Chỉ có tương lai mới cho chúng ta biết đã mất gì khi mất đi Đào Thế Tuấn và cũng chỉ có thời gian mới cho chúng ta biết mình được gì do ông để lại. Vĩnh biệt Giáo sư Đào Thế Tuấn – Con Người tuyệt đẹp của một Gia Đình tuyệt đẹp”.

TĨNH LẶNG VỚI OSHO
Hoàng Kim
thực hành đối thoại với Osho người Thầy thiền định lỗi lạc. Osho dẫn ta đi vào thế giới tịch lặng, thiền định sâu, chỉ dẫn cho ta bí quyết thiết yếu
Năng lượng tích tụ và giải phóng giúp ta tâm thế tỉnh lặng, an nhiên tự tại, thung dung. Ta chạm đáy sự thật, về nơi tịch lặng, đến chốn thung dung thấu hiểu sự sống.

Năng lượng tích tụ là hiểm họa tiềm ẩm:
Hồ tích nhiều nước dễ vỡ bờ.
Người trầm cảm u uất dễ stress.
Xã hội kiểm soát chặt dễ kích động.

Năng lượng biển tích tụ gây nên sóng thần.
Năng lượng trời tích tụ gây nên bão.
Đồng cỏ khô hạn dễ bắt lửa
Năng lượng người tích tụ gây nên cách mạng xã hội.

Xả năng lượng là bài học vô giá.
Lời Phật dạy Từ Bi Hỷ Xả
Cười là Xả. Buông bỏ là Xả.
Giải phóng năng lượng con người.

Năng lượng giải phóng cần sáng tạo và vô hại.
Thiền giúp bạn trút bỏ gánh nặng.
Vất bỏ ngoài tai mọi chuyện đời
Lòng không vướng bận, dạ an thôi …
(1)

(1) Tâm sự với Thiền sư,  thơ Hoàng Trung Trực

Hoàng Kim

Video yêu thích
Vietnamese food paradiseKimYouTube

Trở về trang chính
Hoàng Kim  Ngọc Phương Nam  Thung dung  Dạy và học  Cây Lương thực  Dạy và Học  Tình yêu cuộc sống  Kim on LinkedIn  Kim on Facebook  KimTwitter  hoangkim vietnam

Số lần xem trang : 20114
Nhập ngày : 20-01-2020
Điều chỉnh lần cuối :

Ý kiến của bạn về bài viết này


In trang này

Lên đầu trang

Gởi ý kiến

  CNM365 Tình yêu cuộc sống

  CNM365 Chào ngày mới 24 tháng 6(24-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 23 tháng 6(23-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 22 tháng 6(22-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 21 tháng 6(21-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 20 tháng 6(20-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 19 tháng 6(19-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 18 tháng 6(18-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 17 tháng 6(17-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 16 tháng 6(16-06-2019)

  CNM365 Chào ngày mới 15 tháng 6(15-06-2019)

Trang kế tiếp ... 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86

Hoàng Kim, Khoa Nông Học, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐTDĐ:0903 613024,Email:hoangkimvietnam1953@gmail.com, hoangkim@hcmuaf.edu.vn

Thiết kế: Quản trị mạng- ĐHNL 2007