Số lần xem
Đang xem 550 Toàn hệ thống 1482 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
TRẦN VĂN THỦY TRONG ĐỐNG TRO TÀN
Hoàng Kim
Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế phim học làm người của đạo diễn Trần Văn Thủy và bài viết Những gì thấy được ‘Trong đống tro tàn’ của Trần Văn Thủy do Phạm Phú Minh đăng trên Văn Việt đã ám ảnh tôi: “Con đường của lòng tử tế, của sự nhân ái. Con đường tình người rộng rãi thênh thang.“Hình như trên đời này chẳng có mấy ai khi nhắm mắt xuôi tay lại không nuối tiếc việc nọ, việc kia. Phần tôi, tự xét mình là thường dân nhưng đã cố gắng trong mọi hoàn cảnh, mọi bổn phận. Sức của tôi có hạn, tôi chỉ thương xót cho bọn trẻ, con cháu tôi và con cháu chúng ta. Chúng thừa hưởng một gia tài quá bề bộn của tiền nhân để lại. Không dễ gì để chúng có được một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa mà thế hệ chúng ta hằng mơ ước cho chúng. Dẫu sao, tôi xin chân thành cầu chúc cho mọi người được sống trong niềm vui, trong an bình và sự thanh thản của một xã hội lương thiện, tử tế hơn”. Trần Văn Thủy Trong đống tro tàn, cần đọc lại và suy ngẫm.
Những gì thấy được ‘Trong đống tro tàn’ của Trần Văn Thủy
Phạm Phú Minh
Theo sự hiểu biết của tôi thì nhà văn, nhà đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy là người đầu tiên sống trong xã hội Việt Nam đương thời đã đặt vấn đề Tử Tế bằng tác phẩm của mình. Cuốn phim tài liệu Chuyện Tử Tế của ông thực hiện năm 1985, được công bố ít năm sau đó, đã gây một chấn động trong lương tâm của con người, không những của người Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới.
Có chuyện gì vậy? Chuyện tử tế? Thì có gì lạ? Chẳng phải là từ khai thiên lập địa con người vẫn sống giữa cuộc tranh đấu giữa cái Thiện với cái Ác đó sao, một cuộc tranh đấu bất tận như tên của một cuốn phim Mỹ: From Here To Eternity -Từ đây cho đến mãi mãi về sau, được người Pháp chuyển dịch thành Tant qu’il y aura des hommes -Cho đến khi nào còn con người. Hai cái tên tiếng Anh và tiếng Pháp của cuốn phim nổi tiếng ấy đều cho thấy cuộc xung đột giữa cái tốt và cái xấu nó sẽ còn mãi mãi trong xã hội loài người, khiến người ta phải nghĩ một cách sâu xa hơn, là bản chất và mục tiêu đời sống của chúng ta chính là cố gắng đẩy lùi cái xấu để cái tốt được lên ngôi.
Nhưng nghĩ cũng lạ, cái trật tự tinh thần để phân biệt tốt xấu thì đã được con người xác định từ rất xa xưa, có lẽ ngay từ bản năng của sự sống: mạng sống là tốt, giết hại là xấu; thương yêu là tốt, thù hận là xấu; tự do thoải mái là tốt, gông cùm kiềm hãm là xấu; sáng kiến phát triển là tốt, hủ lậu trì trệ là xấu; no cơm ấm áo là tốt, đói rét là xấu… Những cặp tốt xấu như thế có thể kể ra vô tận, cho thấy thân phận của con người thật ra rất chênh vênh, nhưng kinh nghiệm sống và sự thăng hoa tinh thần của con người trong quá trình “thành người” của mình đã khẳng định phía nào nên theo, cái gì nên loại bỏ. Ý thức đó tạo nên ĐẠO LÝ chung cho cuộc sống của con người đông tây kim cổ.
Chuyện con người sống tử tế với con người và vạn vật chẳng qua cũng chỉ nằm trong Đạo Lý ấy mà thôi, nhưng sở dĩ có người như Trần Văn Thủy phải làm phim để đặt ra như một vấn nạn trước lương tâm con người, là vì cuộc sống trong cơ chế đang ngự trị trên đất nước Việt Nam xem ra thiếu vắng sự Tốt lành mà ngược lại, nghiêng về phía cái Ác. Đây không phải là chuyện tốt xấu trong một xã hội bình thường, mà là kết quả của một chế độ khác thường. Vì thế nguy cơ của cái Ác trở thành một khuynh hướng đè bẹp cái Thiện ngày càng rõ rệt, và đã trở thành một nguy cơ cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Phim Chuyện Tử Tế ra đời năm 1985, tính năm nay 2016 đã là 31 năm, vậy hành trình của nó và của tác giả làm nên nó, hiện đã tới đâu rồi? Câu chuyện nó vượt biên một cách bí mật để đến được Liên Hoan Phim Leipzig Đông Đức cuối năm 1988 có thể dựng thành một cuốn phim trinh thám nghẹt thở. Và sau khi nó chiếu và được nhiệt liệt hoan nghênh tại liên hoan này thì tới phiên tác giả của nó lập tức “vượt biên” sang Pháp ngay trong đêm đó, cũng nghẹt thở không kém. Khi đã đến Pháp, tác giả của nó mới biết Chuyện Tử Tế đã được giải thưởng Bồ Câu Bạc ở liên hoan phim Leipzig. Rồi nó được chiếu trong rạp hát và đài truyền hình Pháp. Rồi nhiều nước khác đã mua phim Chuyện Tử Tế…
Đạo diễn Trần Văn Thủy vào thời điểm tham dự liên hoan phim Chuyện Tử Tế đã đứng trước một đường ranh giới rất mong manh, hoặc nó đoạt được giải thì ông là người có công, được quay về Việt Nam an toàn, hoặc nó không gặt hái được gì cả thì ông bắt buộc phải chọn con đường lưu vong tại Tây Âu.
Nhưng sự tử tế đã mỉm cười với ông, và hôm nay đạo diễn Trần Văn Thủy, ở tuổi 76, và đã đúc kết mọi chuyện với cuốn sách Chuyện Nghề Của Thủy và cuốn Trong Đống Tro Tàn mà độc giả đang cầm trên tay. Hình ảnh “đống tro tàn” mà tác giả gợi ra nó như thế nào là tùy cách nhìn của người đọc, nhưng với tác giả, thì tôi đoán cái tên đó phần nào cũng là tổng kết cái hành trình mà ông đã đi suốt nửa thế kỷ qua, tròn 50 năm (1966-2016). Chưa hẳn nó có ý nghĩa tiêu cực như khi chúng ta đứng trước một căn nhà đã bị thiêu rụi, mọi thứ đã thành tro, mà chỉ là tổng kết thời gian gần cả đời người với nhiều nỗi truân chuyên gay cấn liên tục với một chủ đề gần như duy nhất: sự tử tế. Đống tro tàn chỉ là một cách nói, có thể là một ám chỉ rằng trong cái đám ngổn ngang đó vẫn còn sót lại một vài tàn lửa sẽ làm bùng lên ngọn lửa của cái Thiện.
Nhưng có một điều chắc chắn, trong đống mà tác giả gọi là tro tàn này chứa đựng một tấm lòng hừng hực nóng, qua các câu chuyện đời của tác giả. Có nhiều chuyện được kể lại, xem qua thì là những chuyện vui buồn, những kỷ niệm trong đời, nhưng tất cả hầu như chỉ một chủ đề, đó là sự thăng hoa tốt đẹp của bản chất con người, mà các tôn giáo lớn từ hàng ngàn năm trước đã nhìn ra và dẫn dắt nhân loại.
Đây có thể là tác phẩm văn học cuối cùng của ông, vì có cả lời trăng trối căn dặn mọi chuyện sau khi ông qua đời. Trong Mấy Lời Gửi Lại, xem như là Di Chúc của ông, sau những dặn dò cụ thể liên quan đến tang lễ và việc gia đình, gia tộc, ở phần cuối ông viết:
“Hình như trên đời này chẳng có mấy ai khi nhắm mắt xuôi tay lại không nuối tiếc việc nọ, việc kia. Phần tôi, tự xét mình là thường dân nhưng đã cố gắng trong mọi hoàn cảnh, mọi bổn phận. Sức của tôi có hạn, tôi chỉ thương xót cho bọn trẻ, con cháu tôi và con cháu chúng ta. Chúng thừa hưởng một gia tài quá bề bộn của tiền nhân để lại. Không dễ gì để chúng có được một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa mà thế hệ chúng ta hằng mơ ước cho chúng.
Dẫu sao, tôi xin chân thành cầu chúc cho mọi người được sống trong niềm vui, trong an bình và sự thanh thản của một xã hội lương thiện, tử tế hơn”.
Điều ông nuối tiếc là ở chỗ lớp con cháu sẽ không được sống hạnh phúc đúng nghĩa mà thế hệ ông hằng mong ước, nghĩa là sống trong một “xã hội lương thiện, tử tế hơn”. Một chữ “hơn” đầy ý nghĩa, nói lên thực tại đáng buồn của xã hội Việt Nam trong hiện tại.
Chương 2, Cha Tôi, là một bài viết mà tôi cho quan trọng nhất trong tập sách này. Kể lại cuộc đời cha mình, ông đã ghi rõ “tưởng nhớ về Thầy – người Cha đẻ và là người Cha tinh thần của con” cho thấy cái nhìn đầy yêu mến và khâm phục của ông về thân phụ của mình, mà theo tôi, ông coi là một mẫu mực, một tấm gương cho suốt cuộc đời của ông.
Có một câu nói của thân phụ ông mà suốt đời ông không quên, đó là câu thân phụ ông thốt ra một cách bình tĩnh sau khi chứng kiến cảnh người bạn thân của mình (bác Phó Mâu) đã bị bắn chết trong cuộc đấu tố:
“Sau hôm về chợ Cồn để chôn cất bác Phó Mâu, Thầy tôi lên gác nằm. Một lát sau ông cho gọi tôi và Lai, người em sát tôi lên. Hai chúng tôi ngồi chờ bố bảo gì. Ông vẫn nằm vắt tay lên trán, im lặng. Không hiểu sao những lúc Thầy tôi im lặng như thế tôi rất sợ, tôi lên tiếng rất khẽ:
– Thầy bảo gì chúng con ạ?
Một lát sau ông mới thủng thẳng nói một câu rất ngắn: – Hỏng – hẳn – rồi – các – con ạ!
Tôi không hiểu. Lúc đó tôi hoàn toàn không hiểu. Tôi hỏi lại:
– Thầy bảo gì cơ ạ?
– Thầy và bác Phó Mâu đã giúp Việt Minh quá nhiều, bây giờ bác chết oan, Thầy không còn tin vào cái gì nữa!
Trong cuộc đời, tôi rất nhớ những điều Thầy tôi đã nói với tôi. Đây không phải là lúc kể ra tất cả, nhưng cái câu đau đớn, bất đắc chí: ” Hỏng – hẳn – rồi – các – con ạ”! Thì chắc chắn xuống mồ tôi cũng không thể nào quên được”.
Kể ra một người trong tuổi thiếu niên mà được nhận lãnh một câu nói như thế từ cha của mình trong một hoàn cảnh đặc biệt của đất nước thì cũng khó mà quên được. “Hỏng-hẳn-rồi-các-con-ạ” là một khẳng định khái quát cả một sự sụp đổ toàn diện trong tâm hồn người cha, truyền lại cho các con mình nhận thức về tương lai của cái chế độ mà họ đang sống trong đó với biết bao kỳ vọng chế độ đó sẽ mở ra một thời kỳ tốt đẹp cho đất nước. “Hỏng hẳn rồi” đã ghi một dấu ấn quan trọng nhất trong lòng tác giả khi mới lớn, để suốt đời ông luôn để tâm nhìn thấy nó hỏng ở chỗ nào, và định hướng các hành vi của ông để lên tiếng cảnh báo cho mọi người về cái nguy cơ vô cùng thảm khốc cho cả một dân tộc.
Trong cuốn sách mà có vẻ tác giả cho là cuối cùng này của mình, chúng tôi nghĩ chương Cha Tôi là nơi Trần Văn Thủy khẳng định điều tâm huyết nhất trong đời mình, đó là nét Đạo Lý mà cha ông đã truyền cho ông. Đạo Lý ấy cha ông đã tiếp nhận từ truyền thống của dân tộc Việt Nam, nó cũng không khác với Đạo Lý chung của nhân loại đã có từ ngàn đời.
Trần Văn Thủy thì quan tâm và suy nghĩ rất nhiều về vấn đề nền tảng ấy trong các chương khác trong cuốn sách này. Ông vốn là người làm phim tài liệu, luôn luôn ghi nhận và viết xuống những đề tài mà ông cho là đáng làm phim trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của ông, nhưng tiếc thay không mấy dự định của ông đã được thực hiện. Chương “Những kịch bản không thành phim” ông ghi lại nội dung những đứa con điện ảnh không bao giờ được ra đời ấy, với những nhận xét có khi nhiều phẫn nộ.
Ví dụ từ năm 1980 ông đã có một kịch bản về Trịnh Công Sơn:
“Một kịch bản khác tôi tâm đắc vô cùng đó là khi tôi viết về Trịnh Công Sơn năm 1980. Có lẽ khi ấy vừa ở Nga về, vừa làm xong bộ phim “Phản bội” nổi tiếng (1979 – 1980), đang “hăng tiết vịt”, tôi đã viết về Trịnh Công Sơn. Tôi kể những ngày tháng nằm hầm ở chiến trường miền Nam (1966 – 1969), mở trộm đài Sài Gòn, nghe nhạc Trịnh mà nổi da gà. Những Đại bác đêm đêm vọng về thành phố/Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe/Những Người con gái Việt Nam da vàng… Con người miền Nam, hơi thở miền Nam, nhạc Trịnh ám ảnh tôi. Sao lại yêu thương đến thế! Sao lại da diết lay động đến thế! Vấn đề tôi đặt ra trong kịch bản đó không chỉ là những giai điệu, những ca từ hút hồn của nhạc Trịnh mà tôi tự vấn: Mảnh đất nào, văn hóa nào, phẩm hạnh nào đã nuôi dưỡng một tâm hồn trong sáng và chân thiện đến thế, đã sản sinh ra con người chân tình đến thế? Nếu như Karl Marx nói: “Con người là sản phẩm của tổng hòa mọi quan hệ xã hội” thì cái xã hội miền Nam đầy rẫy những “Tội ác và tàn dư của Mỹ Ngụy” ấy tại sao lại sản sinh ra Trịnh Công Sơn?”
Ba mươi năm sau khi làm phim Chuyện Tử Tế để kêu gọi lòng tử tế trong xã hội mình đang sống, đạo diễn Trần Văn Thủy cay đắng nhận ra mình vẫn sống trong xã hội ấy, nhưng:
“Ngày nay trong một chế độ nhân danh sự ưu việt, người ta lại thấy bao điều xót xa trong quan hệ giữa người với người. Tham nhũng, bè phái, cửa quyền. Đạo đức xuống cấp một cách khủng khiếp.” …
“Ai cũng biết rằng tòa án và pháp luật chỉ làm công việc giải quyết hậu quả của hành động. Còn muốn ngăn chặn cái mầm gây ra tội ác, làm nó triệt tiêu khi còn trong trứng, triệt tiêu ngay trong ý nghĩ của con người, thì không gì bằng tôn giáo” […] “tôn giáo nói chung, cái đạo chân chính nào cũng khuyên con người nghĩ thiện, làm thiện, tránh xa tội lỗi, xa điều độc ác. Và như vậy nó góp phần tích cực vào việc giữ gìn đạo đức, trật tự an ninh xã hội, làm cho đất nước lành mạnh”.
Mỗi một chương của cuốn sách này là một câu chuyện hay, có thể nói là hấp dẫn, nhưng luôn luôn ẩn nỗi cảm động, thấm thía và rất lôi cuốn người đọc. Tác giả quan sát rất tinh tế về các nhân vật mình quen biết, các sự kiện vui buồn xảy ra với mình, nhưng khi kể ra thì chuyện nào cũng đáng là một bài học cho người đọc, bài học về nhân cách, về thái độ sống ở đời với một chủ đề bất biến là tích cực nhấn mạnh về sự tử tế, lòng nhân ái.
Tác giả có sự quan hệ rất rộng rãi, đề tài viết có thể là về giới làm phim Nhật Bản, hoặc những người Mỹ hoạt động văn hóa và nhân đạo; về việc thực hiện một cuốn phim tài liệu về nhà thờ Phát Diệm với kiến trúc tôn giáo độc đáo; về một người thầy thuốc hiếm có về bệnh phong cùi, Bác sĩ Trần Hữu Ngoạn, mà khi đọc xong câu chuyện của ông, độc giả chỉ có thể thốt lên: đó là một bậc Thánh, hoặc là một Bồ Tát; về nhạc sĩ Phạm Duy là người ông rất hâm mộ từ thời còn rất trẻ…
Với con mắt quan sát tinh nhạy của một đạo diễn phim tài liệu cộng với một tấm lòng đề cao cái Thiện và chống lại cái Ác, và cộng thêm nữa sự sắc sảo tinh quái của một người sống trong sự kềm cặp mà lúc nào cũng khao khát xé rào để rao giảng những điều chẳng phù hợp chút nào với đường lối của xã hội đương thời, Trần Văn Thủy rất xứng đáng với câu nhận xét sau đây của Larry Berman, một nhà văn Mỹ:
“… on a war that ravaged so many, yet left us with survivors like Tran Van Thuy, war photographer, filmmaker and ultimately philosopher.”
“… về một cuộc chiến đã hủy hoại biết bao sinh mạng, nhưng đã để lại cho chúng ta những người sống sót như Trần Văn Thủy, một nhà quay phim thời chiến, một đạo diễn điện ảnh, và cuối cùng là một triết gia.”
[Trích từ lời Tựa trong bản dịch sang Anh ngữ cuốn tự truyện Trong Mắt Ai (In Whose Eyes) của Trần Văn Thủy]
Nhìn cuộc sống ở một xã hội mà ông phải sống và rút ra từ đấy những nhận xét, những phán đoán, thẩm định nhằm phá vỡ hàng rào dây thép gai ý thức hệ quái đản trong thời đại của chúng ta, thì ngoài vai trò nghề nghiệp, đúng Trần Văn Thủy còn là một triết gia, một triết gia dấn thân với những tác phẩm văn học nghệ thuật rất can đảm và hết sức sâu sắc của ông.
Chẳng hạn, nếu chúng ta được xem phim Chuyện Tử Tế, hoặc ít ra được xem kịch bản của phim do chính đạo diễn viết, chúng ta sẽ thấy lời bình trong phim quan hệ tới mức độ nào. Không có lời bình thì chỉ là một phim câm, cái đó đã hẳn, nhưng điều quan trọng, đó là lời bình do Trần Văn Thủy viết. Lời ấy là linh hồn của phim. Đó là những lời gãy gọn dễ hiểu nhưng mang khả năng khái quát rất cao – xem/nghe tới đâu thấm thía tới đó, và đặc biệt là nó có khả năng dẫn dắt người xem hiểu ra ngoài, vượt lên trên những gì đang xem. Như thế, lời bình đã chứa đựng triết lý của sự việc, sự vật, nâng chúng lên một tầng phổ quát.
Rất nhanh, thế giới đã bắt được các tín hiệu nhân bản mà TrầnVăn Thủy đã gửi gắm trong phim Chuyện Tử Tế. Vào cuối những năm 80 có tới hơn 10 đài Truyền hình lớn trên thế giới mua bản quyền Chuyện Tử Tế, và đạo diễn Mỹ John Gianvito đã đề cử ChuyệnTử Tế là một trong mười bộ phim Tài liệu hay nhất thế giới của mọi thời đại. Những chuyện như thế chưa từng xảy ra với Điện ảnh Việt Nam.
Cách đây hơn mười năm Trần Văn Thủy đã xuất bản cuốn sách có nhan đề Nếu Đi Hết Biển, nêu lên một thắc mắc vừa cụ thể vừa siêu hình: nếu đi hết biển thì sẽ tới đâu? Thoạt đầu với khái niệm trái đất tròn, tác giả cho rằng “nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng mình”. Nhưng nhiều năm sau, khi tác giả đã đi đến đất Mỹ thì mới thấy rằng người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể “trở về quê mình, làng mình” được.
Cuốn sách mới nhất Trong Đống Tro Tàn này cho chúng ta cảm tưởng tác giả không còn điều thắc mắc ấy nữa. Con đường địa lý của quả địa cầu dù trên mặt đất hay mặt biển thì rất rõ ràng, đi mãi thì có thể trở về nơi mình xuất phát. Nhưng con đường của lòng người, với bao nhiêu thứ hệ lụy của cuộc sống thì không thể vạch một lộ trình đơn giản nào. Tâm trạng và mục tiêu của người Việt Nam khi dong thuyền ra khơi để làm một chuyến vượt biên không lãng mạn tự hỏi đi hết biển thì sẽ đến đâu, mà là nhắm tới một bến bờ cụ thể nào đó mình có thể sống được một đời sống tự do, xứng đáng là của một con người. Nhưng một khi cuộc sống đã ổn định trên miền đất mới, thì chắc chắn con đường quay về quê cũ trong lòng họ vẫn còn, dưới rất nhiều dạng: chính trị, kinh tế, tình cảm… hoặc lắm khi chỉ là một giấc mơ về một đất nước tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.
Nhưng đâu phải chỉ có con đường cụ thể với hai hướng đi và về nó ràng buộc chúng ta. Trong lòng bất cứ ai cũng có thể mở ra vô số con đường sẽ dẫn đến vô số nơi mà chính trong tác phẩm Trong Đống Tro Tàn tác giả luôn luôn đề cập tới: con đường của lòng tử tế, của sự nhân ái. Con đường tình người rộng rãi thênh thang…
Nhạc sĩ Phạm Duy khi viết câu kết cho trường ca Con Đường Cái Quan của ông, đã mô tả cảm nhận của người Việt Nam khi đã hoàn tất cuộc Nam Tiến của mình tại Mũi Cà Mau:
Đường đi đã tới! Lòng dân đã nối!
Người tạm dừng bước chân vui! Người ơi!
Người mơ ước tới: đường tan ranh giới
Để người được mãi
Đi trong một duyên tình dài.
Con đường thế giới xa xôi,
Trong lòng dân chúng nơi nơi.
Phải chăng khi viết những câu này vào năm 1960, Phạm Duy đã có tiên cảm về “con đường thế giới xa xôi” mà người Việt Nam sẽ dấn bước vào, và sau này đã gây thắc mắc về một bờ bến nơi Trần Văn Thủy? Nhưng Phạm Duy cũng thấy ra niềm vui trong “một duyên tình dài”, phải chăng đó là tình của nhân loại, của sự Tử Tế, của lòng Nhân Ái mà Trần Văn Thủy thao thức và vận động suốt đời ông để mong cho nó thắng cái xấu và cái ác?
TRẦN VĂN THỦY TRONG ĐỐNG TRO TÀN
Hoàng Kim
Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế phim học làm người của đạo diễn Trần Văn Thủy và bài viết Những gì thấy được ‘Trong đống tro tàn’ của Trần Văn Thủy do Phạm Phú Minh đăng trên Văn Việt đã ám ảnh tôi: “Con đường của lòng tử tế, của sự nhân ái. Con đường tình người rộng rãi thênh thang.“Hình như trên đời này chẳng có mấy ai khi nhắm mắt xuôi tay lại không nuối tiếc việc nọ, việc kia. Phần tôi, tự xét mình là thường dân nhưng đã cố gắng trong mọi hoàn cảnh, mọi bổn phận. Sức của tôi có hạn, tôi chỉ thương xót cho bọn trẻ, con cháu tôi và con cháu chúng ta. Chúng thừa hưởng một gia tài quá bề bộn của tiền nhân để lại. Không dễ gì để chúng có được một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa mà thế hệ chúng ta hằng mơ ước cho chúng. Dẫu sao, tôi xin chân thành cầu chúc cho mọi người được sống trong niềm vui, trong an bình và sự thanh thản của một xã hội lương thiện, tử tế hơn”. Trần Văn Thủy Trong đống tro tàn, cần đọc lại và suy ngẫm.
Những gì thấy được ‘Trong đống tro tàn’ của Trần Văn Thủy
Phạm Phú Minh
Theo sự hiểu biết của tôi thì nhà văn, nhà đạo diễn điện ảnh Trần Văn Thủy là người đầu tiên sống trong xã hội Việt Nam đương thời đã đặt vấn đề Tử Tế bằng tác phẩm của mình. Cuốn phim tài liệu Chuyện Tử Tế của ông thực hiện năm 1985, được công bố ít năm sau đó, đã gây một chấn động trong lương tâm của con người, không những của người Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới.
Có chuyện gì vậy? Chuyện tử tế? Thì có gì lạ? Chẳng phải là từ khai thiên lập địa con người vẫn sống giữa cuộc tranh đấu giữa cái Thiện với cái Ác đó sao, một cuộc tranh đấu bất tận như tên của một cuốn phim Mỹ: From Here To Eternity -Từ đây cho đến mãi mãi về sau, được người Pháp chuyển dịch thành Tant qu’il y aura des hommes -Cho đến khi nào còn con người. Hai cái tên tiếng Anh và tiếng Pháp của cuốn phim nổi tiếng ấy đều cho thấy cuộc xung đột giữa cái tốt và cái xấu nó sẽ còn mãi mãi trong xã hội loài người, khiến người ta phải nghĩ một cách sâu xa hơn, là bản chất và mục tiêu đời sống của chúng ta chính là cố gắng đẩy lùi cái xấu để cái tốt được lên ngôi.
Nhưng nghĩ cũng lạ, cái trật tự tinh thần để phân biệt tốt xấu thì đã được con người xác định từ rất xa xưa, có lẽ ngay từ bản năng của sự sống: mạng sống là tốt, giết hại là xấu; thương yêu là tốt, thù hận là xấu; tự do thoải mái là tốt, gông cùm kiềm hãm là xấu; sáng kiến phát triển là tốt, hủ lậu trì trệ là xấu; no cơm ấm áo là tốt, đói rét là xấu… Những cặp tốt xấu như thế có thể kể ra vô tận, cho thấy thân phận của con người thật ra rất chênh vênh, nhưng kinh nghiệm sống và sự thăng hoa tinh thần của con người trong quá trình “thành người” của mình đã khẳng định phía nào nên theo, cái gì nên loại bỏ. Ý thức đó tạo nên ĐẠO LÝ chung cho cuộc sống của con người đông tây kim cổ.
Chuyện con người sống tử tế với con người và vạn vật chẳng qua cũng chỉ nằm trong Đạo Lý ấy mà thôi, nhưng sở dĩ có người như Trần Văn Thủy phải làm phim để đặt ra như một vấn nạn trước lương tâm con người, là vì cuộc sống trong cơ chế đang ngự trị trên đất nước Việt Nam xem ra thiếu vắng sự Tốt lành mà ngược lại, nghiêng về phía cái Ác. Đây không phải là chuyện tốt xấu trong một xã hội bình thường, mà là kết quả của một chế độ khác thường. Vì thế nguy cơ của cái Ác trở thành một khuynh hướng đè bẹp cái Thiện ngày càng rõ rệt, và đã trở thành một nguy cơ cho đất nước và dân tộc Việt Nam.
Phim Chuyện Tử Tế ra đời năm 1985, tính năm nay 2016 đã là 31 năm, vậy hành trình của nó và của tác giả làm nên nó, hiện đã tới đâu rồi? Câu chuyện nó vượt biên một cách bí mật để đến được Liên Hoan Phim Leipzig Đông Đức cuối năm 1988 có thể dựng thành một cuốn phim trinh thám nghẹt thở. Và sau khi nó chiếu và được nhiệt liệt hoan nghênh tại liên hoan này thì tới phiên tác giả của nó lập tức “vượt biên” sang Pháp ngay trong đêm đó, cũng nghẹt thở không kém. Khi đã đến Pháp, tác giả của nó mới biết Chuyện Tử Tế đã được giải thưởng Bồ Câu Bạc ở liên hoan phim Leipzig. Rồi nó được chiếu trong rạp hát và đài truyền hình Pháp. Rồi nhiều nước khác đã mua phim Chuyện Tử Tế…
Đạo diễn Trần Văn Thủy vào thời điểm tham dự liên hoan phim Chuyện Tử Tế đã đứng trước một đường ranh giới rất mong manh, hoặc nó đoạt được giải thì ông là người có công, được quay về Việt Nam an toàn, hoặc nó không gặt hái được gì cả thì ông bắt buộc phải chọn con đường lưu vong tại Tây Âu.
Nhưng sự tử tế đã mỉm cười với ông, và hôm nay đạo diễn Trần Văn Thủy, ở tuổi 76, và đã đúc kết mọi chuyện với cuốn sách Chuyện Nghề Của Thủy và cuốn Trong Đống Tro Tàn mà độc giả đang cầm trên tay. Hình ảnh “đống tro tàn” mà tác giả gợi ra nó như thế nào là tùy cách nhìn của người đọc, nhưng với tác giả, thì tôi đoán cái tên đó phần nào cũng là tổng kết cái hành trình mà ông đã đi suốt nửa thế kỷ qua, tròn 50 năm (1966-2016). Chưa hẳn nó có ý nghĩa tiêu cực như khi chúng ta đứng trước một căn nhà đã bị thiêu rụi, mọi thứ đã thành tro, mà chỉ là tổng kết thời gian gần cả đời người với nhiều nỗi truân chuyên gay cấn liên tục với một chủ đề gần như duy nhất: sự tử tế. Đống tro tàn chỉ là một cách nói, có thể là một ám chỉ rằng trong cái đám ngổn ngang đó vẫn còn sót lại một vài tàn lửa sẽ làm bùng lên ngọn lửa của cái Thiện.
Nhưng có một điều chắc chắn, trong đống mà tác giả gọi là tro tàn này chứa đựng một tấm lòng hừng hực nóng, qua các câu chuyện đời của tác giả. Có nhiều chuyện được kể lại, xem qua thì là những chuyện vui buồn, những kỷ niệm trong đời, nhưng tất cả hầu như chỉ một chủ đề, đó là sự thăng hoa tốt đẹp của bản chất con người, mà các tôn giáo lớn từ hàng ngàn năm trước đã nhìn ra và dẫn dắt nhân loại.
Đây có thể là tác phẩm văn học cuối cùng của ông, vì có cả lời trăng trối căn dặn mọi chuyện sau khi ông qua đời. Trong Mấy Lời Gửi Lại, xem như là Di Chúc của ông, sau những dặn dò cụ thể liên quan đến tang lễ và việc gia đình, gia tộc, ở phần cuối ông viết:
“Hình như trên đời này chẳng có mấy ai khi nhắm mắt xuôi tay lại không nuối tiếc việc nọ, việc kia. Phần tôi, tự xét mình là thường dân nhưng đã cố gắng trong mọi hoàn cảnh, mọi bổn phận. Sức của tôi có hạn, tôi chỉ thương xót cho bọn trẻ, con cháu tôi và con cháu chúng ta. Chúng thừa hưởng một gia tài quá bề bộn của tiền nhân để lại. Không dễ gì để chúng có được một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa mà thế hệ chúng ta hằng mơ ước cho chúng.
Dẫu sao, tôi xin chân thành cầu chúc cho mọi người được sống trong niềm vui, trong an bình và sự thanh thản của một xã hội lương thiện, tử tế hơn”.
Điều ông nuối tiếc là ở chỗ lớp con cháu sẽ không được sống hạnh phúc đúng nghĩa mà thế hệ ông hằng mong ước, nghĩa là sống trong một “xã hội lương thiện, tử tế hơn”. Một chữ “hơn” đầy ý nghĩa, nói lên thực tại đáng buồn của xã hội Việt Nam trong hiện tại.
Chương 2, Cha Tôi, là một bài viết mà tôi cho quan trọng nhất trong tập sách này. Kể lại cuộc đời cha mình, ông đã ghi rõ “tưởng nhớ về Thầy – người Cha đẻ và là người Cha tinh thần của con” cho thấy cái nhìn đầy yêu mến và khâm phục của ông về thân phụ của mình, mà theo tôi, ông coi là một mẫu mực, một tấm gương cho suốt cuộc đời của ông.
Có một câu nói của thân phụ ông mà suốt đời ông không quên, đó là câu thân phụ ông thốt ra một cách bình tĩnh sau khi chứng kiến cảnh người bạn thân của mình (bác Phó Mâu) đã bị bắn chết trong cuộc đấu tố:
“Sau hôm về chợ Cồn để chôn cất bác Phó Mâu, Thầy tôi lên gác nằm. Một lát sau ông cho gọi tôi và Lai, người em sát tôi lên. Hai chúng tôi ngồi chờ bố bảo gì. Ông vẫn nằm vắt tay lên trán, im lặng. Không hiểu sao những lúc Thầy tôi im lặng như thế tôi rất sợ, tôi lên tiếng rất khẽ:
– Thầy bảo gì chúng con ạ?
Một lát sau ông mới thủng thẳng nói một câu rất ngắn: – Hỏng – hẳn – rồi – các – con ạ!
Tôi không hiểu. Lúc đó tôi hoàn toàn không hiểu. Tôi hỏi lại:
– Thầy bảo gì cơ ạ?
– Thầy và bác Phó Mâu đã giúp Việt Minh quá nhiều, bây giờ bác chết oan, Thầy không còn tin vào cái gì nữa!
Trong cuộc đời, tôi rất nhớ những điều Thầy tôi đã nói với tôi. Đây không phải là lúc kể ra tất cả, nhưng cái câu đau đớn, bất đắc chí: ” Hỏng – hẳn – rồi – các – con ạ”! Thì chắc chắn xuống mồ tôi cũng không thể nào quên được”.
Kể ra một người trong tuổi thiếu niên mà được nhận lãnh một câu nói như thế từ cha của mình trong một hoàn cảnh đặc biệt của đất nước thì cũng khó mà quên được. “Hỏng-hẳn-rồi-các-con-ạ” là một khẳng định khái quát cả một sự sụp đổ toàn diện trong tâm hồn người cha, truyền lại cho các con mình nhận thức về tương lai của cái chế độ mà họ đang sống trong đó với biết bao kỳ vọng chế độ đó sẽ mở ra một thời kỳ tốt đẹp cho đất nước. “Hỏng hẳn rồi” đã ghi một dấu ấn quan trọng nhất trong lòng tác giả khi mới lớn, để suốt đời ông luôn để tâm nhìn thấy nó hỏng ở chỗ nào, và định hướng các hành vi của ông để lên tiếng cảnh báo cho mọi người về cái nguy cơ vô cùng thảm khốc cho cả một dân tộc.
Trong cuốn sách mà có vẻ tác giả cho là cuối cùng này của mình, chúng tôi nghĩ chương Cha Tôi là nơi Trần Văn Thủy khẳng định điều tâm huyết nhất trong đời mình, đó là nét Đạo Lý mà cha ông đã truyền cho ông. Đạo Lý ấy cha ông đã tiếp nhận từ truyền thống của dân tộc Việt Nam, nó cũng không khác với Đạo Lý chung của nhân loại đã có từ ngàn đời.
Trần Văn Thủy thì quan tâm và suy nghĩ rất nhiều về vấn đề nền tảng ấy trong các chương khác trong cuốn sách này. Ông vốn là người làm phim tài liệu, luôn luôn ghi nhận và viết xuống những đề tài mà ông cho là đáng làm phim trong suốt cuộc đời nghề nghiệp của ông, nhưng tiếc thay không mấy dự định của ông đã được thực hiện. Chương “Những kịch bản không thành phim” ông ghi lại nội dung những đứa con điện ảnh không bao giờ được ra đời ấy, với những nhận xét có khi nhiều phẫn nộ.
Ví dụ từ năm 1980 ông đã có một kịch bản về Trịnh Công Sơn:
“Một kịch bản khác tôi tâm đắc vô cùng đó là khi tôi viết về Trịnh Công Sơn năm 1980. Có lẽ khi ấy vừa ở Nga về, vừa làm xong bộ phim “Phản bội” nổi tiếng (1979 – 1980), đang “hăng tiết vịt”, tôi đã viết về Trịnh Công Sơn. Tôi kể những ngày tháng nằm hầm ở chiến trường miền Nam (1966 – 1969), mở trộm đài Sài Gòn, nghe nhạc Trịnh mà nổi da gà. Những Đại bác đêm đêm vọng về thành phố/Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe/Những Người con gái Việt Nam da vàng… Con người miền Nam, hơi thở miền Nam, nhạc Trịnh ám ảnh tôi. Sao lại yêu thương đến thế! Sao lại da diết lay động đến thế! Vấn đề tôi đặt ra trong kịch bản đó không chỉ là những giai điệu, những ca từ hút hồn của nhạc Trịnh mà tôi tự vấn: Mảnh đất nào, văn hóa nào, phẩm hạnh nào đã nuôi dưỡng một tâm hồn trong sáng và chân thiện đến thế, đã sản sinh ra con người chân tình đến thế? Nếu như Karl Marx nói: “Con người là sản phẩm của tổng hòa mọi quan hệ xã hội” thì cái xã hội miền Nam đầy rẫy những “Tội ác và tàn dư của Mỹ Ngụy” ấy tại sao lại sản sinh ra Trịnh Công Sơn?”
Ba mươi năm sau khi làm phim Chuyện Tử Tế để kêu gọi lòng tử tế trong xã hội mình đang sống, đạo diễn Trần Văn Thủy cay đắng nhận ra mình vẫn sống trong xã hội ấy, nhưng:
“Ngày nay trong một chế độ nhân danh sự ưu việt, người ta lại thấy bao điều xót xa trong quan hệ giữa người với người. Tham nhũng, bè phái, cửa quyền. Đạo đức xuống cấp một cách khủng khiếp.” …
“Ai cũng biết rằng tòa án và pháp luật chỉ làm công việc giải quyết hậu quả của hành động. Còn muốn ngăn chặn cái mầm gây ra tội ác, làm nó triệt tiêu khi còn trong trứng, triệt tiêu ngay trong ý nghĩ của con người, thì không gì bằng tôn giáo” […] “tôn giáo nói chung, cái đạo chân chính nào cũng khuyên con người nghĩ thiện, làm thiện, tránh xa tội lỗi, xa điều độc ác. Và như vậy nó góp phần tích cực vào việc giữ gìn đạo đức, trật tự an ninh xã hội, làm cho đất nước lành mạnh”.
Mỗi một chương của cuốn sách này là một câu chuyện hay, có thể nói là hấp dẫn, nhưng luôn luôn ẩn nỗi cảm động, thấm thía và rất lôi cuốn người đọc. Tác giả quan sát rất tinh tế về các nhân vật mình quen biết, các sự kiện vui buồn xảy ra với mình, nhưng khi kể ra thì chuyện nào cũng đáng là một bài học cho người đọc, bài học về nhân cách, về thái độ sống ở đời với một chủ đề bất biến là tích cực nhấn mạnh về sự tử tế, lòng nhân ái.
Tác giả có sự quan hệ rất rộng rãi, đề tài viết có thể là về giới làm phim Nhật Bản, hoặc những người Mỹ hoạt động văn hóa và nhân đạo; về việc thực hiện một cuốn phim tài liệu về nhà thờ Phát Diệm với kiến trúc tôn giáo độc đáo; về một người thầy thuốc hiếm có về bệnh phong cùi, Bác sĩ Trần Hữu Ngoạn, mà khi đọc xong câu chuyện của ông, độc giả chỉ có thể thốt lên: đó là một bậc Thánh, hoặc là một Bồ Tát; về nhạc sĩ Phạm Duy là người ông rất hâm mộ từ thời còn rất trẻ…
Với con mắt quan sát tinh nhạy của một đạo diễn phim tài liệu cộng với một tấm lòng đề cao cái Thiện và chống lại cái Ác, và cộng thêm nữa sự sắc sảo tinh quái của một người sống trong sự kềm cặp mà lúc nào cũng khao khát xé rào để rao giảng những điều chẳng phù hợp chút nào với đường lối của xã hội đương thời, Trần Văn Thủy rất xứng đáng với câu nhận xét sau đây của Larry Berman, một nhà văn Mỹ:
“… on a war that ravaged so many, yet left us with survivors like Tran Van Thuy, war photographer, filmmaker and ultimately philosopher.”
“… về một cuộc chiến đã hủy hoại biết bao sinh mạng, nhưng đã để lại cho chúng ta những người sống sót như Trần Văn Thủy, một nhà quay phim thời chiến, một đạo diễn điện ảnh, và cuối cùng là một triết gia.”
[Trích từ lời Tựa trong bản dịch sang Anh ngữ cuốn tự truyện Trong Mắt Ai (In Whose Eyes) của Trần Văn Thủy]
Nhìn cuộc sống ở một xã hội mà ông phải sống và rút ra từ đấy những nhận xét, những phán đoán, thẩm định nhằm phá vỡ hàng rào dây thép gai ý thức hệ quái đản trong thời đại của chúng ta, thì ngoài vai trò nghề nghiệp, đúng Trần Văn Thủy còn là một triết gia, một triết gia dấn thân với những tác phẩm văn học nghệ thuật rất can đảm và hết sức sâu sắc của ông.
Chẳng hạn, nếu chúng ta được xem phim Chuyện Tử Tế, hoặc ít ra được xem kịch bản của phim do chính đạo diễn viết, chúng ta sẽ thấy lời bình trong phim quan hệ tới mức độ nào. Không có lời bình thì chỉ là một phim câm, cái đó đã hẳn, nhưng điều quan trọng, đó là lời bình do Trần Văn Thủy viết. Lời ấy là linh hồn của phim. Đó là những lời gãy gọn dễ hiểu nhưng mang khả năng khái quát rất cao – xem/nghe tới đâu thấm thía tới đó, và đặc biệt là nó có khả năng dẫn dắt người xem hiểu ra ngoài, vượt lên trên những gì đang xem. Như thế, lời bình đã chứa đựng triết lý của sự việc, sự vật, nâng chúng lên một tầng phổ quát.
Rất nhanh, thế giới đã bắt được các tín hiệu nhân bản mà TrầnVăn Thủy đã gửi gắm trong phim Chuyện Tử Tế. Vào cuối những năm 80 có tới hơn 10 đài Truyền hình lớn trên thế giới mua bản quyền Chuyện Tử Tế, và đạo diễn Mỹ John Gianvito đã đề cử ChuyệnTử Tế là một trong mười bộ phim Tài liệu hay nhất thế giới của mọi thời đại. Những chuyện như thế chưa từng xảy ra với Điện ảnh Việt Nam.
Cách đây hơn mười năm Trần Văn Thủy đã xuất bản cuốn sách có nhan đề Nếu Đi Hết Biển, nêu lên một thắc mắc vừa cụ thể vừa siêu hình: nếu đi hết biển thì sẽ tới đâu? Thoạt đầu với khái niệm trái đất tròn, tác giả cho rằng “nếu đi hết biển, qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi thì cuối cùng lại trở về quê mình, làng mình”. Nhưng nhiều năm sau, khi tác giả đã đi đến đất Mỹ thì mới thấy rằng người Việt xa xứ “qua các đại dương và các châu lục, đi mãi, đi mãi” mà cuối cùng không thể “trở về quê mình, làng mình” được.
Cuốn sách mới nhất Trong Đống Tro Tàn này cho chúng ta cảm tưởng tác giả không còn điều thắc mắc ấy nữa. Con đường địa lý của quả địa cầu dù trên mặt đất hay mặt biển thì rất rõ ràng, đi mãi thì có thể trở về nơi mình xuất phát. Nhưng con đường của lòng người, với bao nhiêu thứ hệ lụy của cuộc sống thì không thể vạch một lộ trình đơn giản nào. Tâm trạng và mục tiêu của người Việt Nam khi dong thuyền ra khơi để làm một chuyến vượt biên không lãng mạn tự hỏi đi hết biển thì sẽ đến đâu, mà là nhắm tới một bến bờ cụ thể nào đó mình có thể sống được một đời sống tự do, xứng đáng là của một con người. Nhưng một khi cuộc sống đã ổn định trên miền đất mới, thì chắc chắn con đường quay về quê cũ trong lòng họ vẫn còn, dưới rất nhiều dạng: chính trị, kinh tế, tình cảm… hoặc lắm khi chỉ là một giấc mơ về một đất nước tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.
Nhưng đâu phải chỉ có con đường cụ thể với hai hướng đi và về nó ràng buộc chúng ta. Trong lòng bất cứ ai cũng có thể mở ra vô số con đường sẽ dẫn đến vô số nơi mà chính trong tác phẩm Trong Đống Tro Tàn tác giả luôn luôn đề cập tới: con đường của lòng tử tế, của sự nhân ái. Con đường tình người rộng rãi thênh thang…
Nhạc sĩ Phạm Duy khi viết câu kết cho trường ca Con Đường Cái Quan của ông, đã mô tả cảm nhận của người Việt Nam khi đã hoàn tất cuộc Nam Tiến của mình tại Mũi Cà Mau:
Đường đi đã tới! Lòng dân đã nối!
Người tạm dừng bước chân vui! Người ơi!
Người mơ ước tới: đường tan ranh giới
Để người được mãi
Đi trong một duyên tình dài.
Con đường thế giới xa xôi,
Trong lòng dân chúng nơi nơi.
Phải chăng khi viết những câu này vào năm 1960, Phạm Duy đã có tiên cảm về “con đường thế giới xa xôi” mà người Việt Nam sẽ dấn bước vào, và sau này đã gây thắc mắc về một bờ bến nơi Trần Văn Thủy? Nhưng Phạm Duy cũng thấy ra niềm vui trong “một duyên tình dài”, phải chăng đó là tình của nhân loại, của sự Tử Tế, của lòng Nhân Ái mà Trần Văn Thủy thao thức và vận động suốt đời ông để mong cho nó thắng cái xấu và cái ác?