Số lần xem
Đang xem 1015 Toàn hệ thống 3253 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 2. Huyền Trang và tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Cậu cháu và tuổi thơ; Về với vùng văn hóa; Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Ngày 5 tháng 2 năm 664, ngày mất Trần Huyền Trang, là người Thầy Phật học đặc biệt nổi tiếng của Trung Quốc, cao tăng Đường Tam Tạng, nhà dịch thuật kinh Phật và trước tác với 74 bộ kinh luận Phật Giáo và “Đại Đường Tây Vực Ký” hiện lưu giữ tại tháp Đại Nhạn ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ngày 5 tháng 2 năm 1661, Thái tử Huyền Diệp, tức Khang Hy lên ngôi Hoàng Đế triều Thanh, ngày Đinh Tị (7) tháng 1 năm Tân Sửu, sau khi vua cha là Hoàng Đế Thuận Trị Phúc Lâm qua đời ở điện Dưỡng Tâm do mắc bệnh đậu mùa. Ngày 4 tháng 2 năm 2017 là ngày mất của Thái Kim Đỉnh cây đại thụ của văn hóa xứ Nghệ (sinh năm 1926, quê làng Tường Xá, xã Đức Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nguyên là cán bộ Ty Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh). Ngày 5 tháng 2 năm 1913 là ngày sinh Nguyễn Khắc Viện, nhà văn hóa và hoạt động chính trị xã hội, tâm lý y học giáo dục nổi tiếng Việt Nam (mất năm 1997); Bài chọn lọc ngày 5 tháng 2: Huyền Trang và tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Cậu cháu và tuổi thơ; Về với vùng văn hóa; Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-2/
TRẦN HUYỀN TRANG VÀ THÁP ĐẠI NHẠN Hoàng Kim
Tháp Đại Nhạn thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc là nơi tôn kính và uy nghiêm lưu dấu pho sử thi vĩ đại Phật Giáo Thế Giới với Trung Quốc. Danh thắng này ý nghĩa chuyển pháp luân dường như Vườn Lâm Tì Ni thánh địa Phật Giáo Đản Sinh thuộc vùng Rupandehi phía Tây Nam của Nepal gần Ấn Độ, cũng dường như rất gần với ý nghĩa danh thắng non thiêng Yên Tử nơi lưu dấu tích của Trúc Lâm vua Phật Trần Nhân Tông Việt Nam.
Trần Huyền Trang tên thật là Trần Vỹ, sinh năm 602 (hoặc 596?) thời Tùy Văn Đế Dương Kiên, tại huyện Câu Thi, hiện là huyện Yêm Sư, tỉnh Hà Nam, mất ngày 5 tháng 2 năm 664 tại Ấn Đài, Thiểm Tây, Trung Quốc; Huyền Trang là một trong những người Thầy vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc thời Đường, nhà dịch thuật kinh điển Phật Giáo rất nổi tiếng, là nguyên mẫu Đường Tam Tạng đã được tiểu thuyết hóa trong tác phẩm “Tây Du Ký”, là người cùng thời với vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân.
Năm 629 sư Trần Huyền Trang xuất phát từ Trung Quốc hành hương sang đất Phật, năm 630 thì đến nơi, năm 645 quay về Trung Quốc. Huyền Trang đích thân mang kinh Phật về và chủ trì dịch thuật thành 75 bộ kinh luận Phật Giáo với 1335 quyển, thực hiện liên tục trong suốt 19 năm với quy mô to lớn và chất lượng dịch thuật rất cao. Huyền Trang cũng là tác giả của bộ “Ðại Ðường Tây Vực Ký” 12 quyển có giá trị đặc biệt về địa lý, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ và du lịch. Cao tăng Huyền Trang đồng thời cũng đào tạo một hệ thống tăng sĩ về Duy thức và Nhân minh Ấn Độ, là Quốc sư của triều Đường chấn hưng Phật Giáo và mang lại hiển vinh cho lịch sử Trung Quốc.
Tháp Đại Nhạn là một tháp ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc được xây năm 652 trong thời kỳ của Đường Cao Tông trị vì 649-683, lúc đó tháp có 5 tầng cao 54 m dùng để chứa bản dịch Kinh phật của Đường Tam Tạng. Tháp đã được xây lại năm 704 trong thờiVõ Tắc Thiên, bề mặt ốp gạch được trùng tu vào thời nhà Minh (1368–1644) và được phục chế tôn tạo vào năm 1964. Tháp Đại Nhan hiện cao 64 mét. Từ đỉnh tháp có thể bao quát tầm nhìn thành phố Tây An, là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Tháp Đại Nhạn là chứng tích du lịch nổi tiếng của thành phố Tây An.
Đi dưới vùng trời minh triết của Tháp Đại Nhạn lắng nghe cỏ cây và cổ vật kể chuyện.
Ngôi am cổ tự kia và phiến đá này còn lưu dấu vết tích của một vị chân tu.
Tháp Đại Nhạn và quần thể kiến trúc này tính đến nay đã ra ngoài ngàn năm.
Ở Tây An còn có “đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng” với biết bao kỳ bí khác. Thế nhưng ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi đối với Tây An vẫn là Huyền Trang với tháp Đại Nhạn. Đó là bài học lịch sử văn hóa nhân văn thật sâu sắc.
Đường Huyền Trang và Tháp Đại Nhạn, một vùng di sản thiêng liêng thật đáng khâm phục.
Tôi tới thăm Trần Huyền Trang và Tháp Đại Nhạn nhớ về Trúc Lâm Yên Tử , vườn Lâm Tì Ni, chợt nghĩ về di vật cổ ở Nam Cát Tiên nơi thánh địa Phật Giáo đất Phù Nam, chợt nhớ về”Đại Đường Tây Vực Ký” những ẩn ngữ kỳ lạ trong câu chuyện Phật Giáo mà cụ Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) và cụ Vương Hồng Sến đã tinh tuyển chọn lọc kể lại.
Thăm Vườn Quốc gia ở Việt Nam, ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta sẽ hiểu được tường tận nhiều điều. Vườn Quốc gia Việt Nam là một pho sách mở cần được khám phá, khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá của dân tộc với các di sản lịch sử địa lý văn hóa du lịch của toàn thế giới.
Chào mừng những người bạn khắp năm châu trong tấm ảnh lắng đọng này. Chúc mừngBernardo Ospina hôm nay là ngày sinh. Lời chào từ Việt Nam từ Nguyễn Văn Bộ và Hoàng Kim tới C L Laxmipathi Gowda và các bạn. Chúng tôi có nhiều người bạn quý ở Ấn Độ . Các bạn đã nhiều lần đến Việt Nam cùng nghiên cứu phát triển sắn bền vững. Chúng ta đã cùng có mặt ở Hội thảo Cây có Củ toàn cầu ở Kuala Lumpur (Malaysia), Hội thảo Cây có Củ toàn cầu ở Ghent (Bỉ) và đã cùng các chuyên gia IFAD, FAO, ICRISAT, CIAT, VAAS, NLU trao đổi tổng kết các dự án khoa học nông nghiệp chung sức với Việt Nam. Chúng ta đã cùng đồng hành và suy niệm về bài học Ấn Độ, châu Mỹ La tinh và Việt Nam. Ai cũng có bản sắc riêng và những điều hay tốt đẹp của mình
Tôi đã nhiều lần đến Ấn Độ, có nhiều người bạn quý ở bên đó, trong số đó có S. Edison là Viện Trưởng của Viện Cây Có Củ Toàn Ấn (CTCRI) ông đã nhiều lần sang thăm Sắn Việt Nam và đã từng cùng vợ chồng thầy Mai Văn Quyền và vợ chồng anh Bùi Bá Bổng dự tiệc cưới các con tôi là Hoàng Bá Lộc và Hoàng Tố Nguyên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Những năm trước đây, tôi đã được trãi nghiệm đi khảo sát các vùng trồng sắn, đậu đỗ và cây nông nghiệp chủ yếu tại các bang Kerala, Tamil Nadu, Andhra Pradesh, Karnataka, Maharashtra. Sắn Ấn Độ năng suất cao nhất thế giới chủ yếu bởi vùng sắn có tưới ở Tamil Nadu và Andhra Pradesh còn tại Kerala, Karnataka, Maharashtra và các bang khác thì chủ yếu nhờ nước trời như Sắn Việt Nam. Anh Bổng học tiến sĩ ở Ấn Độ và đã từng đoạt giải sinh viên xuất sắc nhất Toàn Ấn. Nhiều chuyên gia khoa học nông nghiệp Việt Nam được đào tạo ở Ấn Độ.
Những năm gần đây tôi có ba lần sang dự hội thảo và báo cáo kết quả thực hiện đề tài nhánh phối hợp liên lục địa Á Âu Mỹ do ICRISAT chủ trì điều phối (ảnh trên). Cách mạng Sắn ở Việt Nam đã được thế giới biết đến, tiếp sức và đánh giá cao. Việt Nam là điểm sáng toàn cầu về thành tựu chọn giống sắn kỹ thuật thâm canh, liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sắn cho xuất khẩu và thị trường trong nước. Sắn Việt Nam đã nâng cao sinh kế và thu nhập cho hàng triệu hộ nông dân nghèo trồng và chế biến sắn. Thành công này của nông dân và các nhà khoa học nông nghiệp, nhà khuyến nông, quản lý và doanh nghiệp Việt Nam có sự đồng hành mạnh mẽ của các chuyên gia quốc tế.
Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) là một tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu nông nghiệp cho phát triển nông thôn có trụ sở tại Patancheru (Hyderabad, Telangana, Ấn Độ) với nhiều trung tâm khu vực (Bamako (Mali), Nairobi (Kenya) ) và các trạm nghiên cứu (Niamey (Niger), Kano (Nigeria), Lilongwe (Malawi), Addis Ababa (Ethiopia), Bulawayo (Zimbabwe)). ICRISAT được thành lập năm 1972 bởi một tập đoàn các tổ chức do Ford và Rockefeller triệu tập. Điều lệ của FAO đã được ký bởi FAO và UNDP. Kể từ khi thành lập, nước chủ nhà Ấn Độ đã dành cho ICRISAT một vị trí đặc biệt với tư cách là một Tổ chức Liên hợp quốc hoạt động trên lãnh thổ Ấn Độ, làm cho nó hội đủ điều kiện cho các đặc quyền miễn trừ đặc biệt và đặc quyền thuế. ICRISAT được quản lý bởi một Tổng giám đốc hoạt động toàn thời gian dưới sự chỉ dẫn chung của Ban Quản trị Quốc tế. Tổng giám đốc thuở tôi sang làm việc (trước năm 2016) là tiến sĩ Wiliam Dar người Philippines, Phó Tổng Giám đốc là C L Laxmipathi Gowda. Tổng giám đốc hiện nay là Tiến sĩ David Bergvinson. Chủ tịch hiện tại của Hội đồng là Giáo sư Chandra Madramootoo.
Bài học quý giá nhất của tôi học được từ đất nước Ấn Độ là triết lý vô ngã HÃY LÀ CHÍNH MÌNH và HỌC ĐỂ LÀM, HỌC BỞI LÀM (Learning by Doing/ Learning to Doing). Tôi chưa viết được nhiều nhặn gì về Ấn Độ, đất nước và con người, chưa kể được nhiều nhặn gì về những người bạn quý. Đó là một món nợ tình cảm yêu thích.
“Địa chỉ xanh Ấn Độ” “Học để làm ở Ấn Độ“ là phóng sự ảnh, “kinh không lời” chân dung phác thảo của những người bạn lớn.
Họ là những bạn tốt, hợp tác thân thiện. Đó là bài học thành công.
NHỚ CỤ THÁI KIM ĐỈNH Hoàng Kim
Trên bục giảng mùa xuân
Về với vùng văn hóa
Đến Đức Châu, Đức Thọ
Nhà Cụ Đỉnh ở đây.
Năm thế kỷ văn Nôm
Truyện dân gian xứ Nghệ
Truyện Kiều trong văn hóa …
Hà Tĩnh đất … Hồng Lam *
Xuân Diệu ngõ 12
Phường Bắc Hà, Hà Tĩnh
Đi bộ cùng quá khứ
Cụ vào miền dân gian
Sức viết trãi vạn trang
Tìm tòi rồi ghi chép Đời hành giả chẳng hay
Thênh thang với tháng ngày
Trăm năm còn chín nữa
Trang viết vẫn chuyên tay
Lương ăn còn khoái miệng** Sinh sinh sinh tử sinh ***
Cháu đã tới quê Cụ
Biết Thạch Bằng, Thạch Kim
Học Cụ qua trang sách Hương Sơn đâu dễ tìm ?
Đất Mẹ vùng di sản
Đức Thọ qua Đèo Ngang
Ba Đồn tới Minh Lệ
Rào Nan và Nguồn Son
Người đi săn núi Hồng
An nhiên cùng năm tháng
Lưu lại ngọc cho đời
Phúc hậu cùng con cháu
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là nhà văn hóa bác sĩ y khoa tâm lý giáo dục, nhà khoa học xã hội nhân văn và hoạt động chính trị xã hội lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 20. Người đã để lại các di sản thực tiễn và công trình nghiên cứu có giá trị cho Việt Nam và góp phần giới thiệu đất nước con người Việt Nam ra thế giới. Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Viện Hàn Lâm Pháp tặng Giải thưởng Grand prix de la Francophonie, Chủ tịch Nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Nhà nước cho tác phẩm “Việt Nam, một thiên lịch sử”.
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sinh ngày 5 tháng 2 năm 1913 tại làng Gôi Vị nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thân phụ là cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, một danh nho trung hậu, từng làm quan nhiều nơi, với nhiều chức vụ như Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tuần vũ Khánh Hòa, Phủ doãn Thừa Thiên, Tổng đốc Thanh Hoá…, Dòng họ nội ngoại của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có nhiều người khoa bảng, thầy thuốc, nhà nho tiết tháo, mà ông đã kể lại chi tiết trong tác phẩm Từ làng Gôi Vị đến kinh thành Paris.
Ông học tiểu học tại Hà Tĩnh và Huế, trung học tại Trường Collège Vinh, một trường có tiếng nhiều học sinh giỏi như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Đức Nguyên (tức Hoài Thanh)… Sau khi chuyển vào Huế học và đỗ Thành Chung. Năm 1931, ông ra Hà Nội học lớp tú tài trường Bưởi. Năm 1934, ông đỗ xuất sắc ba bằng tú tài ở Trường Bưởi. Năm 1934-1937 ông thi đậu vào trường Đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1937, ông được sang Pháp học tại Đại học Y khoa Paris.
Năm 1941, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Y khoa với hai bằng bác sĩ nhi khoa và bác sĩ các bệnh nhiệt đới nhưng không thể về nước mà ở lại tham gia hoạt động phong trào Việt kiều do Thế chiến thứ hai bùng nổ. Trong thời gian này, ông mắc bệnh lao và phải điều trị dài hạn trong trại an dưỡng Saint Hilaire du Touvet, tỉnh Grenoble, một bệnh viện dành cho trí thức và sinh viên Pháp. Sau 6 tháng điều trị, bệnh có đỡ, ông xin ra viện tiếp tục hoạt động, nhưng vì ăn uống kham khổ và làm việc quá sức nên bệnh tái phát. Năm 1943-1948 ông lại vào bệnh viện và phải lên bàn mổ 7 lần, cắt bỏ 8 xương sườn, toàn bộ phổi phải và 1/3 phổi trái, tưởng không thể thoát chết. Nhưng nhờ nghị lực cao, ông dần dần lấy lại sức, vừa nằm điều trị, vừa đọc sách triết học Đông – Tây, tìm ra phương pháp dưỡng sinh hợp với thể bệnh của bản thân để tự cứu chữa, đồng thời tham gia các hoạt động ủng hộ kháng chiến ở Việt Nam.
Năm 1949, nhà khoa học xã hội nhân văn và hoạt động chính trị xã hội Nguyễn Khắc Viện đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong chi bộ bệnh viện. Ông tích cực vận động trí thức trong bệnh viện ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam, đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Ông thường xuyên viết bài giới thiệu Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân đăng trên các tạp chí vào báo nổi tiếng tại Pari “Tư tưởng” (La Pensée), “Tinh thần” (Esprit) Châu Âu (Europe), “Phê bình mới” (La nouvelle critique), “Tập san Cộng sản” (Cahiers du communisme), “Người quan sát” (L’Observateur), “Nước Pháp mới” (France nouvelle), “Thế giới ngoại giao” (Le monde diplomatique) dưới nhiều bút danh: Nguyễn Nghệ, Nguyễn Kiên … Tại Pháp, ông tập trung tâm sức cho hoạt động nghiên cứu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, phản đối chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tại Đông Dương. Ông là người lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Ông cũng hoàn thành tập sách Le Sud Vietnam depuis Đien Bien Phu. Năm 1950, ông ra khỏi bệnh viện và hoạt động Việt kiều tại Grenoble. Năm 1952 đến năm 1963, ông lên Paris thay Giáo sư Phạm Huy Thông (bị trục xuất về nước) làm Tổng thư ký kiêm Bí thư Đảng đoàn Hội liên hiệp Việt kiều tại Pháp. Năm 1963, ông bị trục xuất về nước do các hoạt động chống chiến tranh.
Năm 1964-1984 nhà văn và nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện làm ủy viên Ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài, sáng lập và chủ biên tạp chí đối ngoại “Nghiên cứu Việt Nam” bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Etudes Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới). Ông dịch tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du ra tiếng Pháp. Ông đề xuất thiết kế, giới thiệu Tuyển tập Văn học Việt Nam từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XX (bằng tiếng Pháp). Ông viết bằng tiếng Pháp tác phẩm nổi tiếng “Việt Nam một thiên lịch sử”. Ông cũng viết một lượng sách báo đồ sộ với chất lượng cao giới thiệu đất nước, con người, văn hóa truyền thống Việt Nam ra thế giới. Năm 1984, ông nghỉ hưu và được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Năm 1989, nhà khoa học xã hội nhân văn tâm lý giáo dục Nguyễn Khắc Viện sáng lập và làm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý và Bệnh lý trẻ em (Trung tâm N-T), xuất bản tờ “Thông tin Khoa học Tâm lý” và nhiều tác phẩm về Tâm lý học, đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh. Năm 1992, ông nhận giải thưởng của Viện Hàn Lâm Pháp Grand prix de la Francophonie dành cho người nước ngoài đã sử dụng tích cực và có hiệu quả tiếng Pháp. Với tấm lòng yêu trẻ thiết tha, ông đã cống hiến phần lớn khoản tiền thưởng 400 000 francs (tương đương 80.000 USD) trong giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp tặng ông cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm N-T). Ông soạn kịch bản và cộng tác với Xưởng phim Tài liệu khoa học Trung ương sản xuất một số phim giới thiệu đất nước (Đất Tổ nghìn xưa, Vịnh Hạ Long, Đất Tây Sơn) và về tâm lý giáo dục trẻ em. Ông đồng thời là nhà trí thức yêu nước nồng nàn, có nhiều tư tưởng tiến bộ và gửi các kiến nghị về chính trị, văn hóa và giáo dục đối với chính phủ. (Di cảo chưa công bố). Từ tháng 7 năm 1996 ông bị ốm nặng, cầm cự bằng phương pháp dưỡng sinh. Năm 1997, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất. Ngày 10 tháng 5 năm 1997, ông qua đời tại Hà Nội. Thi hài ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội dành cho những danh nhân có công đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Ngày 1 tháng 9 năm 2000, Chủ tịch Nước đã truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho cuốn “Việt Nam một thiên lịch sử”.
Tác phẩm Nguyễn Khắc Viện đã xuất bản với một khối lượng kiến thức bách khoa phong phú, đồ sộ, đa dạng, thật đáng kinh ngạc, từng trải Ðông Tây, tác phẩm uyên thâm, tinh thông kim cổ, tư duy sắc sảo, bút pháp mạch lạc, văn chương khúc chiết hiếm thấy, bao gồm: 1) Truyện Kiều (dịch sang tiếng Pháp); 2) Lịch sử Việt Nam; 3) Kinh nghiệm Việt Nam; 4) Miền Nam Việt Nam sau Điện Biên Phủ; 5) Tuyển tập văn học Việt Nam; 6) Việt Nam, Patrie retrouvée; 7) Từ điển tâm lý; 8) Từ vựng tâm lý ; 9)Từ điển xã hội học; 10) Nỗi khổ của con em; 11) Tâm lí gia đình; 12) Tâm lí tiểu học; 13) Từ sinh lí đến dưỡng sinh; 14) Tâm lí trẻ em; 15) Tâm lí đại cương; 16) Tâm bệnh lí trẻ em; 17) Bàn về đạo Nho; 18) Tìm lại Tổ Quốc; 19) Việt Nam một thiên lịch sử; 20) Tự truyện; 21) Tâm tình đất nước; 22) Việt Nam – Tổng kết một chiến thắng hay để hiểu Việt Nam; 23) Ước mơ và Hoài niệm. 24) Tâm lý học và đời sống/ Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Khắc Viện; … (Nguồn: Nguyễn Khắc Viện, chungta.com)
SÂU SẮC MỘT ĐÔI LỜI
Cụ Nguyễn Khắc Viện trong tác phẩm “Một đôi lời” kính trọng đức Phật, đạo Phật, đồng tình đạo Phật là Tự Do nhưng Cụ không đồng tình với đạo Phật coi “đời là bể khổ” mà cho rằng đời có khổ có sướng, hạnh phúc và bất hạnh, an nhiên và lo lắng. Sống Đẹp là do mình. Con người Cụ thung dung tự tại thanh thoát như tiên, vượt lên mọi sự khen chê thế tục.
Danh sĩ Nguyễn Khắc Viện là nhà thực tiễn sáng suốt và là nhà văn hóa khoa học nhân văn minh triết nên Cụ mới được như ngày nay trong lịch sử công luận và trong mắt của người đương thời. Nhận định về cụ Nguyễn Khắc Viện, mời bạn đọc cảm nhận của bà Nguyễn Thị Bình, nhà giáo Hoàng Như Mai và nhà báo Lê Phú Khải.
“Nguyễn Khắc Viện còn là học giả, nhà văn, nhà báo với nhiều cuốn sách và bài viết vừa đậm đà phong cách văn học, vừa mang tính chính luận sâu sắc và bản sắc dân tộc. Trong vốn trước tác đa dạng và phong phú đó của Nguyễn Khắc Viện, nhiều tác phẩm đã được bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá cao, coi đó là những đóng góp có giá trị vào nền văn hóa, xứng đáng được lưu giữ lâu dài…” (Nguyễn Thị Bình)
Nhà văn hóa Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) bằng tuổi cha tôi. Cụ Viện trong mắt tôi là một trong số ít người viết văn Việt hay và khúc chiết. Sách lịch sử Việt Nam tiếng Anh của Cụ Viện thật dễ hiểu, chuẩn xác, văn phong mạch lạc. Đôi khi tôi lẫn thẩn tự hỏi tại sao tác phẩm lớn này đã tái bản lần thứ Tư mà chưa thấy sử dụng làm tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt dùng trong Nhà trường sách này dùng với các nguồn ngôn ngữ khác .
Cụ Viện là nhà văn hóa giáo dục tâm y học lịch sử ngôn ngữ Việt Anh Pháp cực kỳ trí tuệ và uyên bác có những ý kiến phản biện sức khỏe xã hội giá trị cảnh báo cao, thật sâu sắc, thân tình, trân quý. Tôi thường đọc lại và suy ngẫm bốn cuốn sách của Cụ mà tôi tâm đắc nhất là: cuốn sách mỏng “Nguyễn Khắc Viện, Một đôi lời”, sách cẩm nang Anh Việt đối chiếu “Nguyen Khac Vien 1999. Vietnam a long history” và “Nguyễn Khắc Viện 2003. Tác phẩm tập 1, Tập 2” .
Ai trãi qua trận đau nặng mới thấm được bài tập dưỡng sinh hàng ngày của giáo sư bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là trân quý dường nào đối với sức khỏe. Cụ Viện có bài VÈ THỞ BỐN THÌ, khẩu quyết luyện thở, báu vật cuộc đ
CNM365 Chào ngày mới 5 tháng 2. Huyền Trang và tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Cậu cháu và tuổi thơ; Về với vùng văn hóa; Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Ngày 5 tháng 2 năm 664, ngày mất Trần Huyền Trang, là người Thầy Phật học đặc biệt nổi tiếng của Trung Quốc, cao tăng Đường Tam Tạng, nhà dịch thuật kinh Phật và trước tác với 74 bộ kinh luận Phật Giáo và “Đại Đường Tây Vực Ký” hiện lưu giữ tại tháp Đại Nhạn ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ngày 5 tháng 2 năm 1661, Thái tử Huyền Diệp, tức Khang Hy lên ngôi Hoàng Đế triều Thanh, ngày Đinh Tị (7) tháng 1 năm Tân Sửu, sau khi vua cha là Hoàng Đế Thuận Trị Phúc Lâm qua đời ở điện Dưỡng Tâm do mắc bệnh đậu mùa. Ngày 4 tháng 2 năm 2017 là ngày mất của Thái Kim Đỉnh cây đại thụ của văn hóa xứ Nghệ (sinh năm 1926, quê làng Tường Xá, xã Đức Châu, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nguyên là cán bộ Ty Văn hóa Thông tin Hà Tĩnh). Ngày 5 tháng 2 năm 1913 là ngày sinh Nguyễn Khắc Viện, nhà văn hóa và hoạt động chính trị xã hội, tâm lý y học giáo dục nổi tiếng Việt Nam (mất năm 1997); Bài chọn lọc ngày 5 tháng 2: Huyền Trang và tháp Đại Nhạn; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Cậu cháu và tuổi thơ; Về với vùng văn hóa; Nhớ cụ Thái Kim Đỉnh; Nhớ cụ Nguyễn Khắc Viện; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-5-thang-2/
TRẦN HUYỀN TRANG VÀ THÁP ĐẠI NHẠN Hoàng Kim
Tháp Đại Nhạn thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc là nơi tôn kính và uy nghiêm lưu dấu pho sử thi vĩ đại Phật Giáo Thế Giới với Trung Quốc. Danh thắng này ý nghĩa chuyển pháp luân dường như Vườn Lâm Tì Ni thánh địa Phật Giáo Đản Sinh thuộc vùng Rupandehi phía Tây Nam của Nepal gần Ấn Độ, cũng dường như rất gần với ý nghĩa danh thắng non thiêng Yên Tử nơi lưu dấu tích của Trúc Lâm vua Phật Trần Nhân Tông Việt Nam.
Trần Huyền Trang tên thật là Trần Vỹ, sinh năm 602 (hoặc 596?) thời Tùy Văn Đế Dương Kiên, tại huyện Câu Thi, hiện là huyện Yêm Sư, tỉnh Hà Nam, mất ngày 5 tháng 2 năm 664 tại Ấn Đài, Thiểm Tây, Trung Quốc; Huyền Trang là một trong những người Thầy vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc thời Đường, nhà dịch thuật kinh điển Phật Giáo rất nổi tiếng, là nguyên mẫu Đường Tam Tạng đã được tiểu thuyết hóa trong tác phẩm “Tây Du Ký”, là người cùng thời với vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân.
Năm 629 sư Trần Huyền Trang xuất phát từ Trung Quốc hành hương sang đất Phật, năm 630 thì đến nơi, năm 645 quay về Trung Quốc. Huyền Trang đích thân mang kinh Phật về và chủ trì dịch thuật thành 75 bộ kinh luận Phật Giáo với 1335 quyển, thực hiện liên tục trong suốt 19 năm với quy mô to lớn và chất lượng dịch thuật rất cao. Huyền Trang cũng là tác giả của bộ “Ðại Ðường Tây Vực Ký” 12 quyển có giá trị đặc biệt về địa lý, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ và du lịch. Cao tăng Huyền Trang đồng thời cũng đào tạo một hệ thống tăng sĩ về Duy thức và Nhân minh Ấn Độ, là Quốc sư của triều Đường chấn hưng Phật Giáo và mang lại hiển vinh cho lịch sử Trung Quốc.
Tháp Đại Nhạn là một tháp ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc được xây năm 652 trong thời kỳ của Đường Cao Tông trị vì 649-683, lúc đó tháp có 5 tầng cao 54 m dùng để chứa bản dịch Kinh phật của Đường Tam Tạng. Tháp đã được xây lại năm 704 trong thờiVõ Tắc Thiên, bề mặt ốp gạch được trùng tu vào thời nhà Minh (1368–1644) và được phục chế tôn tạo vào năm 1964. Tháp Đại Nhan hiện cao 64 mét. Từ đỉnh tháp có thể bao quát tầm nhìn thành phố Tây An, là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Tây An cũng là điểm kết thúc phía đông của Con đường tơ lụa huyền thoại. Tháp Đại Nhạn là chứng tích du lịch nổi tiếng của thành phố Tây An.
Đi dưới vùng trời minh triết của Tháp Đại Nhạn lắng nghe cỏ cây và cổ vật kể chuyện.
Ngôi am cổ tự kia và phiến đá này còn lưu dấu vết tích của một vị chân tu.
Tháp Đại Nhạn và quần thể kiến trúc này tính đến nay đã ra ngoài ngàn năm.
Ở Tây An còn có “đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng” với biết bao kỳ bí khác. Thế nhưng ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi đối với Tây An vẫn là Huyền Trang với tháp Đại Nhạn. Đó là bài học lịch sử văn hóa nhân văn thật sâu sắc.
Đường Huyền Trang và Tháp Đại Nhạn, một vùng di sản thiêng liêng thật đáng khâm phục.
Tôi tới thăm Trần Huyền Trang và Tháp Đại Nhạn nhớ về Trúc Lâm Yên Tử , vườn Lâm Tì Ni, chợt nghĩ về di vật cổ ở Nam Cát Tiên nơi thánh địa Phật Giáo đất Phù Nam, chợt nhớ về”Đại Đường Tây Vực Ký” những ẩn ngữ kỳ lạ trong câu chuyện Phật Giáo mà cụ Nguyễn Quốc Toàn (Bulukhin) và cụ Vương Hồng Sến đã tinh tuyển chọn lọc kể lại.
Thăm Vườn Quốc gia ở Việt Nam, ngắm di vật cổ ở Nam Cát Tiên, đối thoại với lịch sử văn hóa của một vùng đất, ta sẽ hiểu được tường tận nhiều điều. Vườn Quốc gia Việt Nam là một pho sách mở cần được khám phá, khai mở, bảo tồn và phát triển. Đó là một nguồn năng lượng dồi dào và mạch viết vô tận. Đặc biệt là khi kết nối hòa quyện được những di sản vô giá của dân tộc với các di sản lịch sử địa lý văn hóa du lịch của toàn thế giới.
Chào mừng những người bạn khắp năm châu trong tấm ảnh lắng đọng này. Chúc mừngBernardo Ospina hôm nay là ngày sinh. Lời chào từ Việt Nam từ Nguyễn Văn Bộ và Hoàng Kim tới C L Laxmipathi Gowda và các bạn. Chúng tôi có nhiều người bạn quý ở Ấn Độ . Các bạn đã nhiều lần đến Việt Nam cùng nghiên cứu phát triển sắn bền vững. Chúng ta đã cùng có mặt ở Hội thảo Cây có Củ toàn cầu ở Kuala Lumpur (Malaysia), Hội thảo Cây có Củ toàn cầu ở Ghent (Bỉ) và đã cùng các chuyên gia IFAD, FAO, ICRISAT, CIAT, VAAS, NLU trao đổi tổng kết các dự án khoa học nông nghiệp chung sức với Việt Nam. Chúng ta đã cùng đồng hành và suy niệm về bài học Ấn Độ, châu Mỹ La tinh và Việt Nam. Ai cũng có bản sắc riêng và những điều hay tốt đẹp của mình
Tôi đã nhiều lần đến Ấn Độ, có nhiều người bạn quý ở bên đó, trong số đó có S. Edison là Viện Trưởng của Viện Cây Có Củ Toàn Ấn (CTCRI) ông đã nhiều lần sang thăm Sắn Việt Nam và đã từng cùng vợ chồng thầy Mai Văn Quyền và vợ chồng anh Bùi Bá Bổng dự tiệc cưới các con tôi là Hoàng Bá Lộc và Hoàng Tố Nguyên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Những năm trước đây, tôi đã được trãi nghiệm đi khảo sát các vùng trồng sắn, đậu đỗ và cây nông nghiệp chủ yếu tại các bang Kerala, Tamil Nadu, Andhra Pradesh, Karnataka, Maharashtra. Sắn Ấn Độ năng suất cao nhất thế giới chủ yếu bởi vùng sắn có tưới ở Tamil Nadu và Andhra Pradesh còn tại Kerala, Karnataka, Maharashtra và các bang khác thì chủ yếu nhờ nước trời như Sắn Việt Nam. Anh Bổng học tiến sĩ ở Ấn Độ và đã từng đoạt giải sinh viên xuất sắc nhất Toàn Ấn. Nhiều chuyên gia khoa học nông nghiệp Việt Nam được đào tạo ở Ấn Độ.
Những năm gần đây tôi có ba lần sang dự hội thảo và báo cáo kết quả thực hiện đề tài nhánh phối hợp liên lục địa Á Âu Mỹ do ICRISAT chủ trì điều phối (ảnh trên). Cách mạng Sắn ở Việt Nam đã được thế giới biết đến, tiếp sức và đánh giá cao. Việt Nam là điểm sáng toàn cầu về thành tựu chọn giống sắn kỹ thuật thâm canh, liên kết sản xuất với chế biến và tiêu thụ sắn cho xuất khẩu và thị trường trong nước. Sắn Việt Nam đã nâng cao sinh kế và thu nhập cho hàng triệu hộ nông dân nghèo trồng và chế biến sắn. Thành công này của nông dân và các nhà khoa học nông nghiệp, nhà khuyến nông, quản lý và doanh nghiệp Việt Nam có sự đồng hành mạnh mẽ của các chuyên gia quốc tế.
Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế cho vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) là một tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu nông nghiệp cho phát triển nông thôn có trụ sở tại Patancheru (Hyderabad, Telangana, Ấn Độ) với nhiều trung tâm khu vực (Bamako (Mali), Nairobi (Kenya) ) và các trạm nghiên cứu (Niamey (Niger), Kano (Nigeria), Lilongwe (Malawi), Addis Ababa (Ethiopia), Bulawayo (Zimbabwe)). ICRISAT được thành lập năm 1972 bởi một tập đoàn các tổ chức do Ford và Rockefeller triệu tập. Điều lệ của FAO đã được ký bởi FAO và UNDP. Kể từ khi thành lập, nước chủ nhà Ấn Độ đã dành cho ICRISAT một vị trí đặc biệt với tư cách là một Tổ chức Liên hợp quốc hoạt động trên lãnh thổ Ấn Độ, làm cho nó hội đủ điều kiện cho các đặc quyền miễn trừ đặc biệt và đặc quyền thuế. ICRISAT được quản lý bởi một Tổng giám đốc hoạt động toàn thời gian dưới sự chỉ dẫn chung của Ban Quản trị Quốc tế. Tổng giám đốc thuở tôi sang làm việc (trước năm 2016) là tiến sĩ Wiliam Dar người Philippines, Phó Tổng Giám đốc là C L Laxmipathi Gowda. Tổng giám đốc hiện nay là Tiến sĩ David Bergvinson. Chủ tịch hiện tại của Hội đồng là Giáo sư Chandra Madramootoo.
Bài học quý giá nhất của tôi học được từ đất nước Ấn Độ là triết lý vô ngã HÃY LÀ CHÍNH MÌNH và HỌC ĐỂ LÀM, HỌC BỞI LÀM (Learning by Doing/ Learning to Doing). Tôi chưa viết được nhiều nhặn gì về Ấn Độ, đất nước và con người, chưa kể được nhiều nhặn gì về những người bạn quý. Đó là một món nợ tình cảm yêu thích.
“Địa chỉ xanh Ấn Độ” “Học để làm ở Ấn Độ“ là phóng sự ảnh, “kinh không lời” chân dung phác thảo của những người bạn lớn.
Họ là những bạn tốt, hợp tác thân thiện. Đó là bài học thành công.
NHỚ CỤ THÁI KIM ĐỈNH Hoàng Kim
Trên bục giảng mùa xuân
Về với vùng văn hóa
Đến Đức Châu, Đức Thọ
Nhà Cụ Đỉnh ở đây.
Năm thế kỷ văn Nôm
Truyện dân gian xứ Nghệ
Truyện Kiều trong văn hóa …
Hà Tĩnh đất … Hồng Lam *
Xuân Diệu ngõ 12
Phường Bắc Hà, Hà Tĩnh
Đi bộ cùng quá khứ
Cụ vào miền dân gian
Sức viết trãi vạn trang
Tìm tòi rồi ghi chép Đời hành giả chẳng hay
Thênh thang với tháng ngày
Trăm năm còn chín nữa
Trang viết vẫn chuyên tay
Lương ăn còn khoái miệng** Sinh sinh sinh tử sinh ***
Cháu đã tới quê Cụ
Biết Thạch Bằng, Thạch Kim
Học Cụ qua trang sách Hương Sơn đâu dễ tìm ?
Đất Mẹ vùng di sản
Đức Thọ qua Đèo Ngang
Ba Đồn tới Minh Lệ
Rào Nan và Nguồn Son
Người đi săn núi Hồng
An nhiên cùng năm tháng
Lưu lại ngọc cho đời
Phúc hậu cùng con cháu
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) là nhà văn hóa bác sĩ y khoa tâm lý giáo dục, nhà khoa học xã hội nhân văn và hoạt động chính trị xã hội lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 20. Người đã để lại các di sản thực tiễn và công trình nghiên cứu có giá trị cho Việt Nam và góp phần giới thiệu đất nước con người Việt Nam ra thế giới. Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Viện Hàn Lâm Pháp tặng Giải thưởng Grand prix de la Francophonie, Chủ tịch Nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Nhà nước cho tác phẩm “Việt Nam, một thiên lịch sử”.
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sinh ngày 5 tháng 2 năm 1913 tại làng Gôi Vị nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thân phụ là cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, một danh nho trung hậu, từng làm quan nhiều nơi, với nhiều chức vụ như Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tuần vũ Khánh Hòa, Phủ doãn Thừa Thiên, Tổng đốc Thanh Hoá…, Dòng họ nội ngoại của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện có nhiều người khoa bảng, thầy thuốc, nhà nho tiết tháo, mà ông đã kể lại chi tiết trong tác phẩm Từ làng Gôi Vị đến kinh thành Paris.
Ông học tiểu học tại Hà Tĩnh và Huế, trung học tại Trường Collège Vinh, một trường có tiếng nhiều học sinh giỏi như Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Đức Nguyên (tức Hoài Thanh)… Sau khi chuyển vào Huế học và đỗ Thành Chung. Năm 1931, ông ra Hà Nội học lớp tú tài trường Bưởi. Năm 1934, ông đỗ xuất sắc ba bằng tú tài ở Trường Bưởi. Năm 1934-1937 ông thi đậu vào trường Đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1937, ông được sang Pháp học tại Đại học Y khoa Paris.
Năm 1941, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Y khoa với hai bằng bác sĩ nhi khoa và bác sĩ các bệnh nhiệt đới nhưng không thể về nước mà ở lại tham gia hoạt động phong trào Việt kiều do Thế chiến thứ hai bùng nổ. Trong thời gian này, ông mắc bệnh lao và phải điều trị dài hạn trong trại an dưỡng Saint Hilaire du Touvet, tỉnh Grenoble, một bệnh viện dành cho trí thức và sinh viên Pháp. Sau 6 tháng điều trị, bệnh có đỡ, ông xin ra viện tiếp tục hoạt động, nhưng vì ăn uống kham khổ và làm việc quá sức nên bệnh tái phát. Năm 1943-1948 ông lại vào bệnh viện và phải lên bàn mổ 7 lần, cắt bỏ 8 xương sườn, toàn bộ phổi phải và 1/3 phổi trái, tưởng không thể thoát chết. Nhưng nhờ nghị lực cao, ông dần dần lấy lại sức, vừa nằm điều trị, vừa đọc sách triết học Đông – Tây, tìm ra phương pháp dưỡng sinh hợp với thể bệnh của bản thân để tự cứu chữa, đồng thời tham gia các hoạt động ủng hộ kháng chiến ở Việt Nam.
Năm 1949, nhà khoa học xã hội nhân văn và hoạt động chính trị xã hội Nguyễn Khắc Viện đã gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong chi bộ bệnh viện. Ông tích cực vận động trí thức trong bệnh viện ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam, đòi hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Ông thường xuyên viết bài giới thiệu Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân đăng trên các tạp chí vào báo nổi tiếng tại Pari “Tư tưởng” (La Pensée), “Tinh thần” (Esprit) Châu Âu (Europe), “Phê bình mới” (La nouvelle critique), “Tập san Cộng sản” (Cahiers du communisme), “Người quan sát” (L’Observateur), “Nước Pháp mới” (France nouvelle), “Thế giới ngoại giao” (Le monde diplomatique) dưới nhiều bút danh: Nguyễn Nghệ, Nguyễn Kiên … Tại Pháp, ông tập trung tâm sức cho hoạt động nghiên cứu và quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới, phản đối chiến tranh của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tại Đông Dương. Ông là người lãnh đạo phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Ông cũng hoàn thành tập sách Le Sud Vietnam depuis Đien Bien Phu. Năm 1950, ông ra khỏi bệnh viện và hoạt động Việt kiều tại Grenoble. Năm 1952 đến năm 1963, ông lên Paris thay Giáo sư Phạm Huy Thông (bị trục xuất về nước) làm Tổng thư ký kiêm Bí thư Đảng đoàn Hội liên hiệp Việt kiều tại Pháp. Năm 1963, ông bị trục xuất về nước do các hoạt động chống chiến tranh.
Năm 1964-1984 nhà văn và nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện làm ủy viên Ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài, sáng lập và chủ biên tạp chí đối ngoại “Nghiên cứu Việt Nam” bằng tiếng Pháp và tiếng Anh (Etudes Vietnamiennes, Vietnam Studies) và làm Giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn (nay là Nhà xuất bản Thế giới). Ông dịch tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du ra tiếng Pháp. Ông đề xuất thiết kế, giới thiệu Tuyển tập Văn học Việt Nam từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XX (bằng tiếng Pháp). Ông viết bằng tiếng Pháp tác phẩm nổi tiếng “Việt Nam một thiên lịch sử”. Ông cũng viết một lượng sách báo đồ sộ với chất lượng cao giới thiệu đất nước, con người, văn hóa truyền thống Việt Nam ra thế giới. Năm 1984, ông nghỉ hưu và được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Năm 1989, nhà khoa học xã hội nhân văn tâm lý giáo dục Nguyễn Khắc Viện sáng lập và làm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý và Bệnh lý trẻ em (Trung tâm N-T), xuất bản tờ “Thông tin Khoa học Tâm lý” và nhiều tác phẩm về Tâm lý học, đặc biệt quan tâm đến những trẻ em bị rối loạn tâm trí do hoàn cảnh. Năm 1992, ông nhận giải thưởng của Viện Hàn Lâm Pháp Grand prix de la Francophonie dành cho người nước ngoài đã sử dụng tích cực và có hiệu quả tiếng Pháp. Với tấm lòng yêu trẻ thiết tha, ông đã cống hiến phần lớn khoản tiền thưởng 400 000 francs (tương đương 80.000 USD) trong giải thưởng Grand prix de la Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp tặng ông cho quỹ của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em (Trung tâm N-T). Ông soạn kịch bản và cộng tác với Xưởng phim Tài liệu khoa học Trung ương sản xuất một số phim giới thiệu đất nước (Đất Tổ nghìn xưa, Vịnh Hạ Long, Đất Tây Sơn) và về tâm lý giáo dục trẻ em. Ông đồng thời là nhà trí thức yêu nước nồng nàn, có nhiều tư tưởng tiến bộ và gửi các kiến nghị về chính trị, văn hóa và giáo dục đối với chính phủ. (Di cảo chưa công bố). Từ tháng 7 năm 1996 ông bị ốm nặng, cầm cự bằng phương pháp dưỡng sinh. Năm 1997, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất. Ngày 10 tháng 5 năm 1997, ông qua đời tại Hà Nội. Thi hài ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội dành cho những danh nhân có công đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Ngày 1 tháng 9 năm 2000, Chủ tịch Nước đã truy tặng Giải thưởng Nhà nước cho cuốn “Việt Nam một thiên lịch sử”.
Tác phẩm Nguyễn Khắc Viện đã xuất bản với một khối lượng kiến thức bách khoa phong phú, đồ sộ, đa dạng, thật đáng kinh ngạc, từng trải Ðông Tây, tác phẩm uyên thâm, tinh thông kim cổ, tư duy sắc sảo, bút pháp mạch lạc, văn chương khúc chiết hiếm thấy, bao gồm: 1) Truyện Kiều (dịch sang tiếng Pháp); 2) Lịch sử Việt Nam; 3) Kinh nghiệm Việt Nam; 4) Miền Nam Việt Nam sau Điện Biên Phủ; 5) Tuyển tập văn học Việt Nam; 6) Việt Nam, Patrie retrouvée; 7) Từ điển tâm lý; 8) Từ vựng tâm lý ; 9)Từ điển xã hội học; 10) Nỗi khổ của con em; 11) Tâm lí gia đình; 12) Tâm lí tiểu học; 13) Từ sinh lí đến dưỡng sinh; 14) Tâm lí trẻ em; 15) Tâm lí đại cương; 16) Tâm bệnh lí trẻ em; 17) Bàn về đạo Nho; 18) Tìm lại Tổ Quốc; 19) Việt Nam một thiên lịch sử; 20) Tự truyện; 21) Tâm tình đất nước; 22) Việt Nam – Tổng kết một chiến thắng hay để hiểu Việt Nam; 23) Ước mơ và Hoài niệm. 24) Tâm lý học và đời sống/ Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Khắc Viện; … (Nguồn: Nguyễn Khắc Viện, chungta.com)
SÂU SẮC MỘT ĐÔI LỜI
Cụ Nguyễn Khắc Viện trong tác phẩm “Một đôi lời” kính trọng đức Phật, đạo Phật, đồng tình đạo Phật là Tự Do nhưng Cụ không đồng tình với đạo Phật coi “đời là bể khổ” mà cho rằng đời có khổ có sướng, hạnh phúc và bất hạnh, an nhiên và lo lắng. Sống Đẹp là do mình. Con người Cụ thung dung tự tại thanh thoát như tiên, vượt lên mọi sự khen chê thế tục.
Danh sĩ Nguyễn Khắc Viện là nhà thực tiễn sáng suốt và là nhà văn hóa khoa học nhân văn minh triết nên Cụ mới được như ngày nay trong lịch sử công luận và trong mắt của người đương thời. Nhận định về cụ Nguyễn Khắc Viện, mời bạn đọc cảm nhận của bà Nguyễn Thị Bình, nhà giáo Hoàng Như Mai và nhà báo Lê Phú Khải.
“Nguyễn Khắc Viện còn là học giả, nhà văn, nhà báo với nhiều cuốn sách và bài viết vừa đậm đà phong cách văn học, vừa mang tính chính luận sâu sắc và bản sắc dân tộc. Trong vốn trước tác đa dạng và phong phú đó của Nguyễn Khắc Viện, nhiều tác phẩm đã được bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá cao, coi đó là những đóng góp có giá trị vào nền văn hóa, xứng đáng được lưu giữ lâu dài…” (Nguyễn Thị Bình)
Nhà văn hóa Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) bằng tuổi cha tôi. Cụ Viện trong mắt tôi là một trong số ít người viết văn Việt hay và khúc chiết. Sách lịch sử Việt Nam tiếng Anh của Cụ Viện thật dễ hiểu, chuẩn xác, văn phong mạch lạc. Đôi khi tôi lẫn thẩn tự hỏi tại sao tác phẩm lớn này đã tái bản lần thứ Tư mà chưa thấy sử dụng làm tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt dùng trong Nhà trường sách này dùng với các nguồn ngôn ngữ khác .
Cụ Viện là nhà văn hóa giáo dục tâm y học lịch sử ngôn ngữ Việt Anh Pháp cực kỳ trí tuệ và uyên bác có những ý kiến phản biện sức khỏe xã hội giá trị cảnh báo cao, thật sâu sắc, thân tình, trân quý. Tôi thường đọc lại và suy ngẫm bốn cuốn sách của Cụ mà tôi tâm đắc nhất là: cuốn sách mỏng “Nguyễn Khắc Viện, Một đôi lời”, sách cẩm nang Anh Việt đối chiếu “Nguyen Khac Vien 1999. Vietnam a long history” và “Nguyễn Khắc Viện 2003. Tác phẩm tập 1, Tập 2” .
Ai trãi qua trận đau nặng mới thấm được bài tập dưỡng sinh hàng ngày của giáo sư bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là trân quý dường nào đối với sức khỏe. Cụ Viện có bài VÈ THỞ BỐN THÌ, khẩu quyết luyện thở, báu vật cuộc đời:
“Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm, chậm, sâu, đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng, ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được”.
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch Nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã viết lời giới thiệu về Cụ Nguyễn Khắc Viện thật thấm thía:
“Nhìn lại chặng đường xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta, chúng ta tự hào đã có không ít nhà hoạt đõng văn hóa xuất sắc , vớt tầm cao của lòng yêu nước và trí tuệ, biết hòa mình vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc, đã tạo ra nhiều tác phẩm quý , có giá trị bền vững, góp phần làm giàu kho tàng văn hóa của dân tộc và của nhân loại.
Nguyễn Khắc Viện là một trong những con người như thế.
Là người có nhiều kinh nghiệm tuyên truyền đối ngoại, Nguyễn Khắc Viện đã viết hàng loạt tác phẩm bằng tiếng Pháp giới thiệu đất nước, lịch sử, nền văn hóa truyền thống và con người Việt Nam, đặc biệt là giới thiệu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta với đông đảo bạn đọc trên thế giới. Am hiểu sâu sắc ngôn ngữ Pháp, Nguyễn khắc Viện cũng đã dịch truyện Kiều ra tiếng Pháp.
Là nhà khoa học, Nguyễn Khắc Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dưỡng sinh , về y học, về tâm lý học , về giáo dục học, về tâm – sinh lý – bệnh học của trẻ em, và đã chủ biên nhiều bộ từ điển chuyên ngành.
Nguyễn Khắc Viện còn là học giả – nhà văn- nhà báo với nhiều cuốn sách và bài viết vừa đậm đà phong cách văn học, vừa mang tính chính luận sâu sắc và bản sắc dân tộc.
Trong vốn trước tác đa dạng và phong phú đó của Nguyễn Khắc Viện , nhiều tác phẩm đã được bạn đọc trong và ngoài nước đánh giá cao, coi đó là những đóng góp có giá trị vào nền văn hóa, xứng đáng được lưu giữ lâu dài...”
Nhà giáo Hoàng Như Mai đã nói những lời thật trang trọng về cụ Nguyễn Khắc Viện
“Suốt cả cuộc đời, Nguyễn Khắc Viện tuân thủ trung thực và trung thành một Đạo Sống rất đẹp, vốn là cái truyền thống muôn đời của trí thức Việt Nam: Yêu nước, lo dân.”
Nhà báo Lê Phú Khải viết những lời thơ về cụ Nguyễn Khắc Viện thật thấm thía
“Ðãi ông một bữa cơm nghèo
Trải giường ông nghỉ, lòng nhiều xót thương
Lưng già ít thịt nhiều xương
Sáu, năm vết mổ sẹo còn đầy vai
Con đường dân chủ công khai
Ông như lão tướng một đời xông pha
Bọn quan liêu – lũ gian tà
Kính ông ngoài mặt, bỉ dè sau lưng
Núi sông được mấy anh hùng
Thế gian được mấy cõi lòng trinh trung!”
THƠ TÌNH NGUYỄN KHẮC VIỆN
Tôi thực sự không ngờ cụ Nguyễn Khắc Viện lại là người viết thơ tình hay đến thế!. Khi đọc những trang viết của anh Ngô Minh “Quà tặng xứ mưa” giới thiệu bài thơ tình Nguyễn Khắc Viện và lời nói đầu sách “Nguyễn Khắc Viện, yêu và mơ” tôi thật ngạc nhiên và vui thích.
“Vậy mà chúng tôi vừa phát hiện một tập gồm hơn hai mươi lá thư tình hết sức là … lãng mạn của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, một bí mật được cất giấu gần nửa thế kỷ, trong lúc tìm soạn những Di cảo của ông để trao cho Cục Lưu trữ quốc gia để bảo quản lâu dài. Đọc những lá thư tình của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, chúng ta không chỉ cảm thấy thích thú trước một điều bất ngờ mà còn rung cảm trước vẻ đẹp phong phú của ngôn từ cũng như tâm hồn trẻ trung, tươi tắn và vị tha của một con người” “Thư không ghi năm, nhưng chắc cũng là năm 1967. Một lá thư thật hay, thêm lời bình nữa thì chẳng khác chi làm ồn khi người ta đang lắng nghe một bài hát du dương ngọt ngào!” (lời nhà văn Nguyễn Khắc Phê).
Tôi đã trân trọng chép lại lá thư “Thơ tình Nguyễn Khắc Viện 17 tháng 1”
“Thế là được giặt tất, được múc nước rửa chân, được đánh máy đẽo gọt bài… Bao nhiêu mơ ước dần dần thành sự thật, một sự thật thấm thía hơn lúc chỉ còn là ước mơ. Quên, bàn viết chung bài về Hà Nội, sợi ngang sợi dọc chúng ta đang dệt lên cuộc đời mới của riêng hai đứa mình. Từ đây hai chữ đời riêng mới có ý nghĩa, mua sắm cái gì, diện chiếc quần mới, quét cái nhà chưa sạch, trước kia riêng chung lẫn lộn, làm gì chỉ làm cho tròn nhiệm vụ, không có thú riêng. Thú vị lắm những lúc có mặt người khác, ngồi ngắm ánh mặt trời lấp loáng trên mái tóc em, cảm thấy cái đẹp ấy chỉ dành riêng cho mình; hay khi chúng mình thoáng nhìn nhau giữa lúc trò chuyện với người khác, êm thắm làm sao một ánh mắt đưa qua trong giây lát, ngọt lịm như ngụm nước dừa giữa ngày hè nóng bức. Lạ thật! Hạnh phúc đến nhẹ nhàng, chỉ một một làn gió lướt ngoài da mà in sâu đến xương tủy. Một chút hương thơm hầu như không cảm thấy mà thấm đến ruột gan.
Em muôn yêu ngàn quý, đêm nằm anh nhớ, ngày dậy anh thương, càng gần càng thương, càng xa càng nhớ, nghĩ đến ngày mỗi phút mỗi giây đều là của chung, rung cả người; nghĩ đến lúc cái gì cũng là của chung… Sáng chợp mắt đã có thể đưa tay vuốt làn tóc, chiều chiều đón em đi làm về. Ngày ấy sẽ là ngày như thế nào nhỉ? Em ơi, anh muốn người anh thành con người pha-lê trong suốt, cho em thấy hết mỗi giọt máu, mỗi thớ thịt đều thắm nhuộm tình yêu. Em có thấy anh như cành khô đang sống lại không? Có thấy lòng anh nay lâng lâng như một sáng mùa thu không? Em ơi, như đóa hoa tắm gội trong ánh mặt trời, em cứ thản nhiên để cho tình yêu của anh quấn quýt, bao quanh lấy em. Anh bây giờ yêu em, quý em không còn chuyện gì mắc míu nữa, không còn vấn đề gì nữa, thương thương nhớ nhớ thành tự nhiên như ăn như thở thôi. Hôn mái tóc vàng, hôn đôi chân ngọc”.
Nguyễn Khắc Viện tìm trong di sản là nguồn tinh lực quý .
NẾP NHÀ NGỜI TRONG TÔI
Anh Hoàng Đại Nhân khuyến khích tôi tìm hiểu tường tận hơn về gia thế và nếp nhà của Cụ Nguyễn Khắc Viện. Tôi tìm hiểu và thực sự thấm thía sâu sắc về nếp nhà và nét đẹp văn hóa của một gia đình hạnh phúc, Gia đình Cụ Viện thật đúng là một mẫu mực tiêu biểu.
Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm (trong sách Hoàng Niêm đất Hương Sơn, Nhà Xuất bản Thuận Hoá, năm 2007) là cha ruột của các người con danh tiếng GS Nguyễn Khắc Dương, GS – Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê, nhà giáo Nguyễn Thị Dư Khánh, qua bài viết “Cụ Hoàng Giáp dạy con”. (Bốn người con cụ Hoàng Giáp (từ phải qua): GS Nguyễn Khắc Dương, GS-Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện, GS Nguyễn Khắc Phi, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê Ảnh: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH).
Nhà văn Nguyễn Khải có bài viết rất hay về “Nếp nhà” nói về quan niệm gia đình hạnh phúc qua lời kể về một bà cụ phúc hậu minh triết “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin”.
Cụ Cao Xuân Dục (1843–1923) học giả, nhà văn hóa, nhà văn Việt Nam, đại quan Đông các Đại học sĩ triều đình nhà Nguyễn đã đánh giá cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm Thượng thư Bộ Lễ đồng triều Nguyễn, người trụ cột của một dòng họ nếp nhà danh tiếng tôn tộc đại quy: “Người có đức thì lời văn thuần nhất, người có học vấn thì tri thức toàn diện, người có lý lẽ minh bạch thì sách luận khúc chiết. Ở Nguyễn Quân hội đủ tất cả những điều trên. Văn là người. Gọi Nguyễn Quân ( Khắc Niêm) là một trang thiếu niên anh tuấn cũng đáng mà gọi là một bậc lão thành cũng không phải là không xứng”.
Trước vầng trăng cổ tích, đọc và suy ngẫm lời đánh giá thật đáng kính, hiểu người biết mình và sâu sắc thay gương người hiền Cao Xuân Dục và Nguyễn Khắc Niêm. Cụ Nguyễn Khắc Viện là một trong số ít trường hợp điển hình chân dung văn hóa Việt thời hiện đại liền mạch trong một nếp nhà đáng kính phục. Cụ Viện đời và sách và gia đình là một câu chuyện thật hay. thật kính trọng nếp nhà và nét đẹp văn hóa.
HOÀNG KIMCÂU CHUYỆN ẢNH Ngày này năm xưa
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 5 tháng 2 năm 2018
Lúa Siêu Xanh (Green Super Rice GSR) ở Phú Yên ngày 5 tháng 2 năm 2015