Số lần xem
Đang xem 3170 Toàn hệ thống 5925 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“.
Bài thơ “Thướng sơn” này Hồ Chí Minh viết ở đỉnh núi Lũng Dẻ năm 1942, ngay trước bài “Thế lộ nan” với những câu cuối “Xử thế nguyên lai phi dị dị, Nhi kim xử thế cánh nan nan”. “Xử thế từ xưa không phải dễ, Mà nay, xử thế khó khăn hơn”. Bài thơ “Thế lộ nan” được Hồ Chí Minh viết cuối năm 1942, sau khi Bác xuống núi, tìm đường sang Tỉnh Tây (Quảng Tây) Trung Quốc và bị bắt. “Thướng sơn” là một bài thơ ẩn ngữ sâu sắc. Để thấu hiểu bài thơ ẩn ngữ này, xin lược khảo một ít chú dẫn trong bài thơ.
Đỉnh Lũng Cú là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
Cột cờ Lũng Cú hiện nay nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển. Xã Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn, nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam, cách thị xã Hà Giang khoảng 200 km, là điểm cực bắc của Việt Nam. Lũng Cú chóp nón cao nhất còn hai điểm thấp nhất theo kinh độ là Tây Trang, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái. Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột mốc biên cương này được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc, năm 1887. Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam. Cảnh quan dưới chân cột cờ là núi non trùng điệp xen kẽ bởi những khoảnh ruộng bậc thang tạo nên vẻ đẹp hoang dã, đặc trưng của vùng Tây Bắc địa đầu của Việt Nam.
Lũng Dẻ, xóm Bản Chang, xã Trương Lương (Hoà An), cách thành phố Cao Bằng 40 km. Đó là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử cách mạng như: Nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến ở và làm việc; thành lập Khu Việt Minh Thiện Thuật; thành lập Đại đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.
Lũng Dẻ khác Lũng Cú nhưng có nhiều điểm ẩn ý tương đồng, sẽ được trao đổi trong một chuyên luận tiếp.
Hồ Chí Minh trong những năm 1941- 1945
Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng (Việt Nam) vào ngày 28 tháng 1 năm 1941, từ Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc), hành lý là một chiếc va li nhỏ đan bằng mây tre để đựng quần áo và một chiếc máy chữ xách tay. Trước đó, đầu tháng 1 năm 1941, Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng từ Việt Nam sang Tĩnh Tây gặp Hồ Chí Minh để báo cáo kết quả xây dựng và củng cố an toàn khu Cao Bằng và đề nghị Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh là người sâu sắc lịch sử và kinh Dịch hẳn ghi nhớ lời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của vua Mạc “Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế” và Bác cũng nhận định rằng Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nên quyết định trở về nước sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về sự kiện này qua bốn câu thơ: “Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!/ Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người/ Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ/ Mà đến bây giờ mới tới nơi”. Ngày 8 tháng 2 năm 1941, Hồ Chí Minh đã ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu, sau khi khảo sát thực địa và hỏi thăm kỹ dân địa phương. Già Thu gọi dòng suối lớn chảy qua đây là suối Lê-nin và ngọn núi đá cao trước cửa hang là núi Các-Mác và làm một bài thơ ngôn chí để tỏ chí hướng (nay đã được tạc vào vách núi): “Non xa xa nước xa xa/ Nào phải thênh thang mới gọi là/ Đây suối Lê-nin, kia núi Mác/ Hai tay gầy dựng một sơn hà”. (gầy dựng” chứ không phải là “gây dựng” như một số người lầm tưởng). Tại đây, Già Thu mở các lớp huấn luyện cán bộ, tự in báo, tham gia các hoạt động tuyên truyền vận động độc lập. Tài liệu huấn luyện chủ yếu là sách do Già Thu tự dịch và viết với nhiều chủ đề. Già Thu cũng vận động thành lập hội phụ lão cứu quốc, hội phụ nữ cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,…để đón thời cơ, và cuối cuốn sách Việt Nam quốc sử diễn ca ghi “Việt Nam độc lập năm 1945“. Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, Già Thu chủ trì Hội nghị lần thứ 8 mở rộng của Trung ương Đảng họp tại Pác Bó, Cao Bằng. Một trong những kết quả của hội nghị này là nghị quyết về việc thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh. Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Già Thu lấy tên gọi là Hồ Chí Minh để sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam, một hội đoàn được Già Thu tổ chức ra trước đó, để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên Hồ Chí Minh sử dụng tên gọi này chính thức trong các giấy tờ cá nhân với sự khai nhận là “Việt Nam – Hoa kiều”. Hồ Chí Minh đã bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quốc bắt ngày 29 tháng 8 khi đang đi cùng với một người Trung Quốc dẫn đường và bị giam hơn một năm, trải qua khoảng 30 nhà tù. Bác viết Nhật ký trong tù trong thời gian này, từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943. “Nhật ký trong tù” là một tác phẩm được những tác giả người Việt Nam, người phương Tây và cả người Trung Quốc, như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng hay Hoàng Tranh đề cao. Ở Việt Nam các đồng chí của Bác như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh… đều tưởng lầm là Bác đã chết, sau này nguyên nhân được làm rõ là do một cán bộ Cộng sản tên Cáp nghe và hiểu sai ngữ nghĩa.Phạm Văn Đồng thậm chí đã tổ chức đám tang và đọc điếu văn, hồi ký của Võ Nguyên Giáp cũng kể lại là “mở chiếc va-li mây của Bác ra tìm xem còn những gì có thể giữ lại làm kỉ niệm”, mãi mấy tháng sau họ mới biết được tình thực của Bác sau khi nhận được thư do Bác viết và bí mật nhờ chuyển về. Ngày 25 tháng 10 năm 1943, Hội Quốc tế chống xâm lược ở Đông Dương gửi hai bức thư, một cho Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, bức còn lại cho thống chế Tưởng Giới Thạch đề nghị can thiệp trả tự do cho Hồ Chí Minh, đồng thời đại diện của Đảng cộng sản Trung Quốc ở Trùng Khánh đã tiếp xúc bí mật với các sỹ quan OSS và SACO để gợi ý rằng có thể khiến Hồ Chí Minh hợp tác với phe Đồng Minh. Sau khi thảo luận với Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, OSS và cơ quan ngoại giao Mỹ thương lượng với chính phủ Trung Hoa Dân quốc để giải thoát Hồ Chí Minh khỏi nhà tù và thuyết phục Hồ Chí Minh cộng tác với OSS.Trương Phát Khuê, tướng cai quản vùng Quảng Đông và Quảng Tây của Quốc Dân Đảng cùng lúc đó cũng gây áp lực để buộc Hồ Chí Minh hoạt động cho Quốc dân Đảng và trả tự do cho Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 9 năm 1943, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, đồng thời cũng nhằm lợi dụng ông và một số chính trị gia Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc ở miền Nam Trung Quốc chống phát xít Nhật. Trương Phát Khuê hy vọng Hồ Chí Minh có thể chấn chỉnh Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) do Trung Quốc đỡ đầu và thống nhất tổ chức các nhóm người Việt lưu vong ở miền Nam Trung Quốc thành một khối thuần nhất thân Trung Quốc, mà sự chia rẽ, chống đối về phương pháp tiến hành đấu tranh và sự tranh giành quyền lực giữa lãnh tụ của các nhóm này đã che lấp mất mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc của họ. Trước đó, Việt Minh đã ra tuyên bố ủng hộ tổ chức này. Hồ Chí Minh, ngay sau đó tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và cũng cố gắng tranh thủ sự ủng hộ từ Trương Phát Khuê, nhưng kết quả hạn chế. Cuối tháng 9 năm 1944, Hồ Chí Minh trở về Việt Nam. Lúc này Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng… cùng các đồng chí trong mặt trận Việt Minh đã quyết định tiến hành phát động chiến tranh du kích trong phạm vi liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng. Hồ Chí Minh đã ngăn lại và chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với 34 đội viên là các tiểu đội trưởng, trung đội trưởng hoặc thành viên của các đội quân nhỏ bé và rải rác trước đó của Việt Minh. Cuối năm 1944, Hồ Chí Minh trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945. Bối cành Quốc tế và Việt Nam trong thời gian đầu năm 1945 đến cuối năm 1946: Sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp mất quyền cai trị Liên bang Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng khối Đồng Minh, Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền từ tay Đế quốc Việt Nam được Đế quốc Nhật Bản bảo hộ, nhanh chóng kiểm soát đất nước, và thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo thỏa thuận của các nước Đồng Minh, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng tiến vào miền Bắc Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản. Ở miền Nam Việt Nam, quân Anh tiến vào với nhiệm vụ tương tự. Tuy người Việt Nam đã tự thành lập chính quyền và tuyên bố độc lập, chính phủ Pháp vẫn quyết tâm tái lập quyền cai trị Đông Dương. Tưởng Giới Thạch nhanh chóng nhận thức rằng vai trò cường quốc của Trung Quốc trong việc đưa quân vào Đông Dương sẽ giúp ông ép Pháp phải chấp nhận các điều kiện do ông đưa ra để giải quyết những xung đột lợi ích giữa Trung Quốc và Pháp nếu Pháp muốn quay lại thuộc địa cũ của mình. Rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, người Pháp, dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh, đã dùng vũ lực buộc Lâm ủy Nam Bộ phải giải tán, giao lại chính quyền cho người Pháp. Tuy nhiên, chính quyền người Việt đã thực hiện cuộc chiến tranh du kích để chống lại. Ở miền Bắc, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng vẫn công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho mưu đồ chính trị của họ. Tuy nhiên, người Pháp cũng đã thương lượng với chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng để đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam. Theo dòng sự kiện và những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy: Ngày 29 tháng 3 năm 1945, Hồ Chí Minh gặp trung tướng Mỹ Chennault tại Côn Minh (Trung Quốc). Trung tướng cảm ơn Việt Minh và sẵn sàng giúp đỡ những gì có thể theo yêu cầu. Còn Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm của Việt Minh là ủng hộ và đứng về phía Đồng Minh chống phát xít Nhật. Theo Hồ Chí Minh, việc được tướng Chennault tiếp kiến được xem là một sự công nhận chính thức của Mỹ, là bằng chứng cho các đảng phái Quốc gia thấy Mỹ ủng hộ Việt Minh. Người Mỹ xem đây chỉ là một mưu mẹo của Hồ Chí Minh nhưng ông cũng đã đạt được kết quả. Hồ Chí Minh và OSS năm 1945. Hồ Chí Minh nhận thấy Hoa Kỳ đang muốn sử dụng các tổ chức cách mạng người Việt vào các hoạt động quân sự chống Nhật tại Việt Nam, ông đã thiết lập mối quan hệ với các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đồng thời chỉ thị cho Việt Minh làm tất cả để giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản, cung cấp các tin tức tình báo cho OSS, tiến hành một số hoạt động tuyên truyền cho Trung Hoa Dân Quốc và OWI. Đổi lại, cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS (U.S Office of Strategic Services) cung cấp vũ khí, phương tiện liên lạc, giúp đỡ y tế, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh. Tháng 7 năm 1945, Hồ Chí Minh ốm nặng, tưởng không qua khỏi, trước khi Hội nghị Tân Trào họp vào tháng 8 năm 1945. Một đơn vị nhỏ OSS nhảy dù phía sau đường ranh giới Nhật Bản ở Việt Nam để tham gia tác chiến cùng Việt Minh đã tìm thấy Hồ Chí Minh trong tình trạng sốt rét nặng và gửi thông điệp đến trụ sở quân Mỹ ở Trung Quốc để yêu cầu cung cấp thuốc men sớm nhất có thể. Hai tuần sau đó, bác sĩ quân y tên là Paul Hogland đã đến. Những người Mỹ đã ở lại đó trong vòng hai tháng và có thể họ đã cứu sống ông. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh được cử làm Chủ tịch của Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời trong cuộc họp Đại hội Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập họp tại Tân Trào (Tuyên Quang). Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội,
Thướng sơn những chú giải chính
Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezhđại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, những câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. “Thướng sơn” (lên núi) ví như lên non cao để quan sát thế trận biến ảo khôn lường của Chiến tranh thế giới thứ hai mà người thường khó đánh giá kết quả thắng thua. Uông Tinh Vệ tưởng là nối nghiệp Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, “tam hùng” so với Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Uông Tinh Vệ trước hướng tả theo đại kế Tôn Trung Sơn “Quốc Cộng hợp tác” “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” nhưng về sau đã sai lầm chuyển sang hữu, kết giao với người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ đánh giá sai kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai là Đức Nhật Ý sẽ thắng vì có tương quan mạnh hơn Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là lên non thiêng, tìm về chính mình. “Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh). Giác ngộ, tìm về chính mình, xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng phù hợp “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” . Đó là minh triết Hồ Chí Minh.
Tôi không bình thơ “Thướng sơn”, mà chỉ chú giải một vài điển tích và bối cảnh trong bài góp phần thấu hiểu ẩn ngữ minh triết “Lên núi” và “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. Bài “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối“, Hồ Chí Minh cũng diễn đạt phép biến Dịch này.
Anh Phan Chí Thắng tâm thành, tài hoa, nhân duyên, Bộ ảnh lên đỉnh Mã Phì Lèng, Lũng Cú thật đẹp. Tuyệt vời thật! Chúc mừng anh và các bạn. Xin được lưu chép ảnh.
Cột cờ Lũng Cú
Anh Phan Chí Thắng và những người bạn
ĐƯỜNG XUÂN Hoàng Kim
Đền thiêng trên Nghĩa Lĩnh
Giếng ngọc dưới trời Nam
Chén cơm truyền con cháu
“Vạn cổ thử giang san” (*).
Câu thơ “Vạn cổ thử giang san” mà Hoàng Kim trích dẫn trong bài ‘Đường xuân” trên đây là dẫn nguyên văn câu cuối của bài thơ ‘Phò giá về kinh; của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, nguyên văn Tụng giá hoàn kinh sư: Đoạt sáo Chương Dương độ: Cầm Hồ Hàm Tử quan: Thái bình tu trí lực: Vạn cổ thử giang san . Bản dịch của Ngô Tất Tố. “Bến Chương cướp giáo giặc,Ải Hàm bắt quân Hồ.Thái bình nên gắng sức,“Non nước vẫn muôn thuở.” ‘Đường xuân’ là những điều tốt đẹp nhất tôi cảm nhận được bằng trái tim, trong đêm lạnh ở Việt Bắc nhớ Người. Helen Keller người mù điếc huyền thoại đã nói “Những gì tốt đẹp nhất phải được cảm nhận bằng trái tim”. Nghiên cứu lịch sử là để nhận diện đúng dòng chủ lưu của vận hội mới. Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi. Dĩ bất biến ứng vạn biến, nhằm góp phần xây dựng đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác, tôi thấm cái lạnh thấu xương của thời giao mùa trong chuyến khảo sát tạo hạt sắn lai tại chợ Đồn Bắc Kạn, Yên Lãng núi Hồng. Năm trước ra Đông Bắc, tôi đã thấm cái rét cắt da của đêm thiêng Yên Tử khi nửa đêm khởi hành từ chùa Hoa Yên đi bộ lên chùa Đồng. Đêm rất lạnh tôi chứng ngộ được đức lớn của Trần Nhân Tông khi Người dấn thân từ bỏ ngôi vua lúc 35 tuổi lên tu hành thiền ở Trúc Lâm Yên Tử trải mười lăm năm để thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối. Tôi cũng thấu hiểu, kính trọng và ngưỡng ngộ nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh trải mười lăm năm gian khổ ở chiến khu Việt Bắc với sáu năm gầy dựng Việt Minh (1941- 1945) và chín năm lãnh đạo chính phủ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Những người trải tuổi cao và có đức hi sinh chịu khổ làm việc chí thiện mới thấu hiểu minh triết dấn thân và bình sinh của Người.
Trần Nhân Tông và Hồ Chí Minh là phúc lớn của dân tộc Việt. Trần Nhân Tông và Hồ Chí Minh đều là biểu tượng của bậc vĩ nhân “bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh” của dân tộc Việt trong cuộc đấu tranh “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” để giành độc lập và thống nhất Tổ Quốc. Hôm nay giữa mênh mang trời đất vào xuân, tôi bồi hồi ngắm dấu xưa núi cao hoang sơ “đầu nguồn” Pác Bó “sớm ra bờ suối tối vào hang / cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” “xem sách chim rừng vào cửa đậu/ phê văn hoa núi ghé nghiên soi ”. Ký ức thời gian lần lượt trở về trong tôi với những ký sự ảnh và ghi chép cá nhân của những lần về Việt Bắc đến Nghĩa Lĩnh đền Hùng, hồ Ba Bể, Yên Lãng núi Hồng, sông Công núi Cốc,…
Tôi viết “Đường xuân”, về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác, tập hợp các ghi chép và suy ngẫm “Núi Tản Viên, Tam Đảo, Nham Biền”; “Vó ngựa trời Nam”, “Chuyện tình Hồ trên núi”; “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối” (bài thơ kỳ lạ Tầm hữu vị ngộ – tìm bạn không gặp – của Bác ); “Hai bài thơ đồng dao của Bác”; “Bỗng nghe vần Thắng vút lên cao”; “Bình sinh Hồ Chí Minh” (quan hệ đến câu chuyện bức trướng của năm vị lão thành cách mạng Nga); “Kẻ phi thường trong thơ Bác Hồ”… Việt Bắc là tuổi trẻ và tình yêu của tôi. Nơi đây khi tôi về thăm lại lần này là lúc tôi đã tự mình trải qua độ tuổi của Đức Nhân Tông và của Bác khi Người dấn thân vào nơi giá rét !
Đường xuân, ảnh Phan Chí Thắng. Đêm lạnh cắt da, tôi nghĩ đến đức Nhân Tông, đến Bác đều về nơi hang lạnh. Lòng tôi bùi ngùi thương Người tuổi cao và thấm thía việc dấn thân làm người phúc hậu. Nhiều uẩn khúc lịch sử, thật giả chưa tường minh, nhưng tôi tin tưởng sâu sắc rằng, nghiên cứu lịch sử sẽ tìm tòi và thấu hiểu được sự minh triết sâu sắc kín đáo của Người, những lời dặn còn mãi với thời gian (xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/2017/02/07/duong-xuan/)
VIẾNG MỘ CHA MẸ thơ Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh đao cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
Bài thơ này trích trong tập thơ DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH năm nay bổ sung thêm hình ảnh và tư liệu mới. ‘Dấu chân người lính’ thơ Hoàng Trung Trực ghi lại kỷ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Bài thơ “Viếng mộ cha me” đã thay lời muốn nói cho nhiều người lính trở về sau chiến tranh,
SỚM XUÂN ĐI TẢO MỘ Hoàng Kim
Sớm xuân đi tảo mộ
Hoa vàng đua sắc hương
Chùm khế hoa tím ngát
Thung dung vui đời thường.
Ảnh nhành mai của anh Phan Chí tại đỉnh núi Lũng Cú thể hiện được tứ thơ “Thướng sơn” của Hồ Chí Minh, Lũng Dẻ năm 1942. Nguyên tác “Thướng sơn. Lục nguyệt nhị thập tứ, Thướng đáo thử sơn lai. Cử đầu hồng nhật cận, Đối ngạn nhất chi mai”. Lên núi. Hai mươi tư tháng sáu, Lên ngọn núi này chơi. Ngẩng đầu: mặt trời đỏ, Bên suối một nhành mai. (Bản dịch của Tố Hữu). Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội, 1990, trang 14. “Lên núi” ẩn ngữ “nhành mai” đối “mặt trời hồng“.
Bài thơ “Thướng sơn” này Hồ Chí Minh viết ở đỉnh núi Lũng Dẻ năm 1942, ngay trước bài “Thế lộ nan” với những câu cuối “Xử thế nguyên lai phi dị dị, Nhi kim xử thế cánh nan nan”. “Xử thế từ xưa không phải dễ, Mà nay, xử thế khó khăn hơn”. Bài thơ “Thế lộ nan” được Hồ Chí Minh viết cuối năm 1942, sau khi Bác xuống núi, tìm đường sang Tỉnh Tây (Quảng Tây) Trung Quốc và bị bắt. “Thướng sơn” là một bài thơ ẩn ngữ sâu sắc. Để thấu hiểu bài thơ ẩn ngữ này, xin lược khảo một ít chú dẫn trong bài thơ.
Đỉnh Lũng Cú là điểm cao nhất của cực Bắc Việt Nam.
Cột cờ Lũng Cú hiện nay nằm trên đỉnh Lũng Cú có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển. Xã Lũng Cú thuộc huyện Đồng Văn, nằm trên đỉnh cao nguyên Đồng Văn thuộc tỉnh Hà Giang, Việt Nam, cách thị xã Hà Giang khoảng 200 km, là điểm cực bắc của Việt Nam. Lũng Cú chóp nón cao nhất còn hai điểm thấp nhất theo kinh độ là Tây Trang, Điện Biên và Sa Vĩ, Móng Cái. Cột cờ Lũng Cú được xây dựng đầu tiên từ thời Lý Thường Kiệt và ban đầu chỉ làm bằng cây sa mộc. Cột mốc biên cương này được xây dựng lại từ thời Pháp thuộc, năm 1887. Những năm sau đó như 1992, 2000 và đặc biệt năm 2002 cột cờ tiếp tục được trùng tu hoặc xây dựng lại nhiều lần với kích thước, quy mô lớn dần theo thời gian, trong đó năm 2002 cột cờ được dựng với độ cao khoảng 20m, chân và bệ cột có hình lục lăng và dưới chân cột là 6 phù điêu họa tiết bề mặt trống đồng Đông Sơn. Trên đỉnh cột là cán cờ cao 9m cắm quốc kỳ Việt Nam có có chiều dài 9m, chiều rộng 6m và tổng diện tích rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam. Cảnh quan dưới chân cột cờ là núi non trùng điệp xen kẽ bởi những khoảnh ruộng bậc thang tạo nên vẻ đẹp hoang dã, đặc trưng của vùng Tây Bắc địa đầu của Việt Nam.
Lũng Dẻ, xóm Bản Chang, xã Trương Lương (Hoà An), cách thành phố Cao Bằng 40 km. Đó là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử cách mạng như: Nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến ở và làm việc; thành lập Khu Việt Minh Thiện Thuật; thành lập Đại đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.
Lũng Dẻ khác Lũng Cú nhưng có nhiều điểm ẩn ý tương đồng, sẽ được trao đổi trong một chuyên luận tiếp.
Hồ Chí Minh trong những năm 1941- 1945
Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng (Việt Nam) vào ngày 28 tháng 1 năm 1941, từ Tĩnh Tây (Quảng Tây, Trung Quốc), hành lý là một chiếc va li nhỏ đan bằng mây tre để đựng quần áo và một chiếc máy chữ xách tay. Trước đó, đầu tháng 1 năm 1941, Hoàng Văn Thụ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng từ Việt Nam sang Tĩnh Tây gặp Hồ Chí Minh để báo cáo kết quả xây dựng và củng cố an toàn khu Cao Bằng và đề nghị Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh là người sâu sắc lịch sử và kinh Dịch hẳn ghi nhớ lời của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của vua Mạc “Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế” và Bác cũng nhận định rằng Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nên quyết định trở về nước sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về sự kiện này qua bốn câu thơ: “Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!/ Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người/ Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ/ Mà đến bây giờ mới tới nơi”. Ngày 8 tháng 2 năm 1941, Hồ Chí Minh đã ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu, sau khi khảo sát thực địa và hỏi thăm kỹ dân địa phương. Già Thu gọi dòng suối lớn chảy qua đây là suối Lê-nin và ngọn núi đá cao trước cửa hang là núi Các-Mác và làm một bài thơ ngôn chí để tỏ chí hướng (nay đã được tạc vào vách núi): “Non xa xa nước xa xa/ Nào phải thênh thang mới gọi là/ Đây suối Lê-nin, kia núi Mác/ Hai tay gầy dựng một sơn hà”. (gầy dựng” chứ không phải là “gây dựng” như một số người lầm tưởng). Tại đây, Già Thu mở các lớp huấn luyện cán bộ, tự in báo, tham gia các hoạt động tuyên truyền vận động độc lập. Tài liệu huấn luyện chủ yếu là sách do Già Thu tự dịch và viết với nhiều chủ đề. Già Thu cũng vận động thành lập hội phụ lão cứu quốc, hội phụ nữ cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,…để đón thời cơ, và cuối cuốn sách Việt Nam quốc sử diễn ca ghi “Việt Nam độc lập năm 1945“. Từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, Già Thu chủ trì Hội nghị lần thứ 8 mở rộng của Trung ương Đảng họp tại Pác Bó, Cao Bằng. Một trong những kết quả của hội nghị này là nghị quyết về việc thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh gọi tắt là Việt Minh. Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Già Thu lấy tên gọi là Hồ Chí Minh để sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam, một hội đoàn được Già Thu tổ chức ra trước đó, để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Đây là lần đầu tiên Hồ Chí Minh sử dụng tên gọi này chính thức trong các giấy tờ cá nhân với sự khai nhận là “Việt Nam – Hoa kiều”. Hồ Chí Minh đã bị chính quyền địa phương của Trung Hoa Dân quốc bắt ngày 29 tháng 8 khi đang đi cùng với một người Trung Quốc dẫn đường và bị giam hơn một năm, trải qua khoảng 30 nhà tù. Bác viết Nhật ký trong tù trong thời gian này, từ tháng 8 năm 1942 đến tháng 9 năm 1943. “Nhật ký trong tù” là một tác phẩm được những tác giả người Việt Nam, người phương Tây và cả người Trung Quốc, như Quách Mạt Nhược, Viên Ưng hay Hoàng Tranh đề cao. Ở Việt Nam các đồng chí của Bác như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh… đều tưởng lầm là Bác đã chết, sau này nguyên nhân được làm rõ là do một cán bộ Cộng sản tên Cáp nghe và hiểu sai ngữ nghĩa.Phạm Văn Đồng thậm chí đã tổ chức đám tang và đọc điếu văn, hồi ký của Võ Nguyên Giáp cũng kể lại là “mở chiếc va-li mây của Bác ra tìm xem còn những gì có thể giữ lại làm kỉ niệm”, mãi mấy tháng sau họ mới biết được tình thực của Bác sau khi nhận được thư do Bác viết và bí mật nhờ chuyển về. Ngày 25 tháng 10 năm 1943, Hội Quốc tế chống xâm lược ở Đông Dương gửi hai bức thư, một cho Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, bức còn lại cho thống chế Tưởng Giới Thạch đề nghị can thiệp trả tự do cho Hồ Chí Minh, đồng thời đại diện của Đảng cộng sản Trung Quốc ở Trùng Khánh đã tiếp xúc bí mật với các sỹ quan OSS và SACO để gợi ý rằng có thể khiến Hồ Chí Minh hợp tác với phe Đồng Minh. Sau khi thảo luận với Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc, OSS và cơ quan ngoại giao Mỹ thương lượng với chính phủ Trung Hoa Dân quốc để giải thoát Hồ Chí Minh khỏi nhà tù và thuyết phục Hồ Chí Minh cộng tác với OSS.Trương Phát Khuê, tướng cai quản vùng Quảng Đông và Quảng Tây của Quốc Dân Đảng cùng lúc đó cũng gây áp lực để buộc Hồ Chí Minh hoạt động cho Quốc dân Đảng và trả tự do cho Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 9 năm 1943, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, đồng thời cũng nhằm lợi dụng ông và một số chính trị gia Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc ở miền Nam Trung Quốc chống phát xít Nhật. Trương Phát Khuê hy vọng Hồ Chí Minh có thể chấn chỉnh Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (Việt Cách) do Trung Quốc đỡ đầu và thống nhất tổ chức các nhóm người Việt lưu vong ở miền Nam Trung Quốc thành một khối thuần nhất thân Trung Quốc, mà sự chia rẽ, chống đối về phương pháp tiến hành đấu tranh và sự tranh giành quyền lực giữa lãnh tụ của các nhóm này đã che lấp mất mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc của họ. Trước đó, Việt Minh đã ra tuyên bố ủng hộ tổ chức này. Hồ Chí Minh, ngay sau đó tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và cũng cố gắng tranh thủ sự ủng hộ từ Trương Phát Khuê, nhưng kết quả hạn chế. Cuối tháng 9 năm 1944, Hồ Chí Minh trở về Việt Nam. Lúc này Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng… cùng các đồng chí trong mặt trận Việt Minh đã quyết định tiến hành phát động chiến tranh du kích trong phạm vi liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng. Hồ Chí Minh đã ngăn lại và chỉ thị thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với 34 đội viên là các tiểu đội trưởng, trung đội trưởng hoặc thành viên của các đội quân nhỏ bé và rải rác trước đó của Việt Minh. Cuối năm 1944, Hồ Chí Minh trở lại Côn Minh hoạt động cho tới đầu năm 1945. Bối cành Quốc tế và Việt Nam trong thời gian đầu năm 1945 đến cuối năm 1946: Sau cuộc đảo chính của Nhật ngày 9 tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp mất quyền cai trị Liên bang Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi Nhật đầu hàng khối Đồng Minh, Việt Minh chớp thời cơ giành chính quyền từ tay Đế quốc Việt Nam được Đế quốc Nhật Bản bảo hộ, nhanh chóng kiểm soát đất nước, và thành lập chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo thỏa thuận của các nước Đồng Minh, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng tiến vào miền Bắc Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản. Ở miền Nam Việt Nam, quân Anh tiến vào với nhiệm vụ tương tự. Tuy người Việt Nam đã tự thành lập chính quyền và tuyên bố độc lập, chính phủ Pháp vẫn quyết tâm tái lập quyền cai trị Đông Dương. Tưởng Giới Thạch nhanh chóng nhận thức rằng vai trò cường quốc của Trung Quốc trong việc đưa quân vào Đông Dương sẽ giúp ông ép Pháp phải chấp nhận các điều kiện do ông đưa ra để giải quyết những xung đột lợi ích giữa Trung Quốc và Pháp nếu Pháp muốn quay lại thuộc địa cũ của mình. Rạng ngày 23 tháng 9 năm 1945, người Pháp, dưới sự giúp đỡ của quân đội Anh, đã dùng vũ lực buộc Lâm ủy Nam Bộ phải giải tán, giao lại chính quyền cho người Pháp. Tuy nhiên, chính quyền người Việt đã thực hiện cuộc chiến tranh du kích để chống lại. Ở miền Bắc, quân đội Trung Hoa Quốc dân đảng vẫn công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho mưu đồ chính trị của họ. Tuy nhiên, người Pháp cũng đã thương lượng với chính phủ Trung Hoa Quốc dân đảng để đưa quân đội xâm nhập Bắc Việt Nam. Theo dòng sự kiện và những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy: Ngày 29 tháng 3 năm 1945, Hồ Chí Minh gặp trung tướng Mỹ Chennault tại Côn Minh (Trung Quốc). Trung tướng cảm ơn Việt Minh và sẵn sàng giúp đỡ những gì có thể theo yêu cầu. Còn Hồ Chí Minh khẳng định quan điểm của Việt Minh là ủng hộ và đứng về phía Đồng Minh chống phát xít Nhật. Theo Hồ Chí Minh, việc được tướng Chennault tiếp kiến được xem là một sự công nhận chính thức của Mỹ, là bằng chứng cho các đảng phái Quốc gia thấy Mỹ ủng hộ Việt Minh. Người Mỹ xem đây chỉ là một mưu mẹo của Hồ Chí Minh nhưng ông cũng đã đạt được kết quả. Hồ Chí Minh và OSS năm 1945. Hồ Chí Minh nhận thấy Hoa Kỳ đang muốn sử dụng các tổ chức cách mạng người Việt vào các hoạt động quân sự chống Nhật tại Việt Nam, ông đã thiết lập mối quan hệ với các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đồng thời chỉ thị cho Việt Minh làm tất cả để giải cứu các phi công gặp nạn trong chiến tranh với Nhật Bản, cung cấp các tin tức tình báo cho OSS, tiến hành một số hoạt động tuyên truyền cho Trung Hoa Dân Quốc và OWI. Đổi lại, cơ quan tình báo Hoa Kỳ OSS (U.S Office of Strategic Services) cung cấp vũ khí, phương tiện liên lạc, giúp đỡ y tế, cố vấn và huấn luyện quân đội quy mô nhỏ cho Việt Minh. Tháng 7 năm 1945, Hồ Chí Minh ốm nặng, tưởng không qua khỏi, trước khi Hội nghị Tân Trào họp vào tháng 8 năm 1945. Một đơn vị nhỏ OSS nhảy dù phía sau đường ranh giới Nhật Bản ở Việt Nam để tham gia tác chiến cùng Việt Minh đã tìm thấy Hồ Chí Minh trong tình trạng sốt rét nặng và gửi thông điệp đến trụ sở quân Mỹ ở Trung Quốc để yêu cầu cung cấp thuốc men sớm nhất có thể. Hai tuần sau đó, bác sĩ quân y tên là Paul Hogland đã đến. Những người Mỹ đã ở lại đó trong vòng hai tháng và có thể họ đã cứu sống ông. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh được cử làm Chủ tịch của Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời trong cuộc họp Đại hội Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập họp tại Tân Trào (Tuyên Quang). Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội,
Thướng sơn những chú giải chính
Ngày 24 tháng 6 là ngày gì trong lịch sử? Ngày 24 tháng 6 năm 1812 là ngày đại quân của Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte vượt sông Neman, khởi đầu xâm chiếm Đế quốc Nga. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 là ngày khởi đầu của chiến dịch Voronezhđại quân Đức Quốc Xã Adolf Hitler tấn công Voronezh, thành phố có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt quan trọng bên bờ sông Đông, (là nguyên quán của Nikolai Fyodorovich Vatutin tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, lực lượng phòng thủ chính của Liên Xô trong Chiến dịch phòng thủ Valuiki – Rossosh năm 1942). Về sau Adolf Hitler cho rằng hai ngày chậm trễ trong chiến dịch này đã làm Tập đoàn quân thiết giáp số 4 không kịp đến, làm giảm sức công phá và để cho Liên Xô kịp phòng thủ cứu nguy Stalingrad, thay đổi cục diện chiến tranh. Ngày 24 tháng 6 năm 1942 tại Lũng Dẻ, Hồ Chí Minh lên núi. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là ẩn ngữ, những câu thơ lưu lạc giữa đời thường. Hồ Chí Minh là người chuộng kinh Dịch và rất tinh tế, thường có những ứng xử ngẫu nhiên phù hợp với quy luật tất nhiên. “Thướng sơn” (lên núi) ví như lên non cao để quan sát thế trận biến ảo khôn lường của Chiến tranh thế giới thứ hai mà người thường khó đánh giá kết quả thắng thua. Uông Tinh Vệ tưởng là nối nghiệp Tôn Trung Sơn thời Trung Hoa Dân Quốc, “tam hùng” so với Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch. Uông Tinh Vệ trước hướng tả theo đại kế Tôn Trung Sơn “Quốc Cộng hợp tác” “Liên Nga, thân Cộng, ủng hộ Công Nông, Tam Dân chủ thuyết” nhưng về sau đã sai lầm chuyển sang hữu, kết giao với người Nhật và trở thành Hán gian vì Uông Tinh Vệ đánh giá sai kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai là Đức Nhật Ý sẽ thắng vì có tương quan mạnh hơn Nga Mỹ Anh Trung Hoa Dân Quốc. “Thướng sơn” và “Tầm hữu vị ngộ” là lên non thiêng, tìm về chính mình. “Đi đường mới biết gian lao. Núi cao rồi lại núi cao chập chùng . Núi cao lên đến tận cùng. thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” (Đi đường, Hồ Chí Minh). Giác ngộ, tìm về chính mình, xác định đúng tình thế, thời cơ và phương pháp cách mạng phù hợp “tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế lại tùy nghi” . Đó là minh triết Hồ Chí Minh.
Tôi không bình thơ “Thướng sơn”, mà chỉ chú giải một vài điển tích và bối cảnh trong bài góp phần thấu hiểu ẩn ngữ minh triết “Lên núi” và “nhành mai” đối “mặt trời hồng“. Bài “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối“, Hồ Chí Minh cũng diễn đạt phép biến Dịch này.
Anh Phan Chí Thắng tâm thành, tài hoa, nhân duyên, Bộ ảnh lên đỉnh Mã Phì Lèng, Lũng Cú thật đẹp. Tuyệt vời thật! Chúc mừng anh và các bạn. Xin được lưu chép ảnh.
Cột cờ Lũng Cú
Anh Phan Chí Thắng và những người bạn
ĐƯỜNG XUÂN Hoàng Kim
Đền thiêng trên Nghĩa Lĩnh
Giếng ngọc dưới trời Nam
Chén cơm truyền con cháu
“Vạn cổ thử giang san” (*).
Câu thơ “Vạn cổ thử giang san” mà Hoàng Kim trích dẫn trong bài ‘Đường xuân” trên đây là dẫn nguyên văn câu cuối của bài thơ ‘Phò giá về kinh; của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, nguyên văn Tụng giá hoàn kinh sư: Đoạt sáo Chương Dương độ: Cầm Hồ Hàm Tử quan: Thái bình tu trí lực: Vạn cổ thử giang san . Bản dịch của Ngô Tất Tố. “Bến Chương cướp giáo giặc,Ải Hàm bắt quân Hồ.Thái bình nên gắng sức,“Non nước vẫn muôn thuở.” ‘Đường xuân’ là những điều tốt đẹp nhất tôi cảm nhận được bằng trái tim, trong đêm lạnh ở Việt Bắc nhớ Người. Helen Keller người mù điếc huyền thoại đã nói “Những gì tốt đẹp nhất phải được cảm nhận bằng trái tim”. Nghiên cứu lịch sử là để nhận diện đúng dòng chủ lưu của vận hội mới. Tùy cơ, tùy vận, tùy thiên mệnh, tùy thời, tùy thế, lại tùy nghi. Dĩ bất biến ứng vạn biến, nhằm góp phần xây dựng đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững.
Về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác, tôi thấm cái lạnh thấu xương của thời giao mùa trong chuyến khảo sát tạo hạt sắn lai tại chợ Đồn Bắc Kạn, Yên Lãng núi Hồng. Năm trước ra Đông Bắc, tôi đã thấm cái rét cắt da của đêm thiêng Yên Tử khi nửa đêm khởi hành từ chùa Hoa Yên đi bộ lên chùa Đồng. Đêm rất lạnh tôi chứng ngộ được đức lớn của Trần Nhân Tông khi Người dấn thân từ bỏ ngôi vua lúc 35 tuổi lên tu hành thiền ở Trúc Lâm Yên Tử trải mười lăm năm để thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối. Tôi cũng thấu hiểu, kính trọng và ngưỡng ngộ nhân cách lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh trải mười lăm năm gian khổ ở chiến khu Việt Bắc với sáu năm gầy dựng Việt Minh (1941- 1945) và chín năm lãnh đạo chính phủ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Những người trải tuổi cao và có đức hi sinh chịu khổ làm việc chí thiện mới thấu hiểu minh triết dấn thân và bình sinh của Người.
Trần Nhân Tông và Hồ Chí Minh là phúc lớn của dân tộc Việt. Trần Nhân Tông và Hồ Chí Minh đều là biểu tượng của bậc vĩ nhân “bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh” của dân tộc Việt trong cuộc đấu tranh “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” để giành độc lập và thống nhất Tổ Quốc. Hôm nay giữa mênh mang trời đất vào xuân, tôi bồi hồi ngắm dấu xưa núi cao hoang sơ “đầu nguồn” Pác Bó “sớm ra bờ suối tối vào hang / cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” “xem sách chim rừng vào cửa đậu/ phê văn hoa núi ghé nghiên soi ”. Ký ức thời gian lần lượt trở về trong tôi với những ký sự ảnh và ghi chép cá nhân của những lần về Việt Bắc đến Nghĩa Lĩnh đền Hùng, hồ Ba Bể, Yên Lãng núi Hồng, sông Công núi Cốc,…
Tôi viết “Đường xuân”, về Việt Bắc đêm lạnh nhớ Bác, tập hợp các ghi chép và suy ngẫm “Núi Tản Viên, Tam Đảo, Nham Biền”; “Vó ngựa trời Nam”, “Chuyện tình Hồ trên núi”; “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối” (bài thơ kỳ lạ Tầm hữu vị ngộ – tìm bạn không gặp – của Bác ); “Hai bài thơ đồng dao của Bác”; “Bỗng nghe vần Thắng vút lên cao”; “Bình sinh Hồ Chí Minh” (quan hệ đến câu chuyện bức trướng của năm vị lão thành cách mạng Nga); “Kẻ phi thường trong thơ Bác Hồ”… Việt Bắc là tuổi trẻ và tình yêu của tôi. Nơi đây khi tôi về thăm lại lần này là lúc tôi đã tự mình trải qua độ tuổi của Đức Nhân Tông và của Bác khi Người dấn thân vào nơi giá rét !
Đường xuân, ảnh Phan Chí Thắng. Đêm lạnh cắt da, tôi nghĩ đến đức Nhân Tông, đến Bác đều về nơi hang lạnh. Lòng tôi bùi ngùi thương Người tuổi cao và thấm thía việc dấn thân làm người phúc hậu. Nhiều uẩn khúc lịch sử, thật giả chưa tường minh, nhưng tôi tin tưởng sâu sắc rằng, nghiên cứu lịch sử sẽ tìm tòi và thấu hiểu được sự minh triết sâu sắc kín đáo của Người, những lời dặn còn mãi với thời gian (xem tiếp: https://hoangkimlong.wordpress.com/2017/02/07/duong-xuan/)
VIẾNG MỘ CHA MẸ thơ Hoàng Trung Trực
Dưới lớp đất này là mẹ là cha
Là khởi phát đời con từ bé bỏng
Là lời mẹ ru dịu dàng cánh võng
Là binh đao cha một thuở đau đời
Hành trang cho con đi bốn phương trời
Là nghĩa khí của cha, là nhân từ của mẹ
Vẫn bầu sữa tinh thần không ngừng không nghỉ
Để hành trang cho con đi tiếp cuộc đời
Cuộc đời con bươn chãi bốn phương trời
Nay về lại nơi cội nguồn sinh trưởng
Dâng nén hương mà lòng hồi tưởng
Thuở thiếu thời dưới lồng cánh mẹ cha
“Ước hẹn anh em một lời nguyền
Thù nhà đâu sá kể truân chiên
Bao giờ đền được ơn trung hiếu
Suối vàng nhắm mắt mới nằm yên”.
Bài thơ này trích trong tập thơ DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH năm nay bổ sung thêm hình ảnh và tư liệu mới. ‘Dấu chân người lính’ thơ Hoàng Trung Trực ghi lại kỷ niệm một thời của người lính chấp nhận sự hi sinh thân mình cho độc lập tự do và thống nhất của Tổ Quốc. Trang thơ gắn với sự thân thiết của nhiều đồng đội đã ngã xuống, sự đau đời mảnh đạn trong người và sự mẫu mực thầm lặng, ung dung đời thường của người con trung hiếu sau chiến tranh. Bài thơ “Viếng mộ cha me” đã thay lời muốn nói cho nhiều người lính trở về sau chiến tranh,
SỚM XUÂN ĐI TẢO MỘ Hoàng Kim
Sớm xuân đi tảo mộ
Hoa vàng đua sắc hương
Chùm khế hoa tím ngát
Thung dung vui đời thường.