Số lần xem
Đang xem 653 Toàn hệ thống 1681 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CUỘC ĐỜI PHÚC LƯU HƯƠNG
Hoàng Kim
Kính nhớ cô Nguyên Ngọc (*)
Cuộc đời phúc lưu hương
Tiễn người về thầy đợi
Yêu thương trọn chặng đường.
(*) Cụ Trần Thị Bích (pháp danh Nguyên Ngọc) đã từ trần lúc 18g52 ngày 10 tháng 2 (17/1 âm lích). Cụ là vợ cố giáo sư Lê Văn Căn là chuyên gia hàng đầu khoa học đất Việt Nam. Viếng thăm Cụ tại nhà riêng 58 Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, thành phố Chí Minh từ 9g sáng ngày 12.2.2020. Di qian Cụ vào lúc 7 giờ sáng ngày 13 tháng 2 ngày 13 tháng 2 (20/1 âm lịch). Hỏa táng Bình Hương Hòa. Cụ đại thọ 101 tuổi (Con gái Lê Thị Tùng báo tin cho các người thân của Thầy Cô và gia đình được biết. Điện thoại của chị Tùng con gái của Thầy Cô là 0918458276)
Nắng ban mai ghé cửa
Tỉnh thức Hoa Bình Minh
Sớm xuân cuối đêm lạnh
Cười nụ nhớ an nhiên.
Trăng rằm thương nhớ thương
Đêm lạnh vầng trăng tỏ
Nắng xuân tươi trước cửa
Trăng thương nơi cuối trời
Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
bạch ngọc thích tánh tuệ
Trăng rằm thương người hiền.
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Hoàng Kim
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Bài tựa về Trạng Trình của tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí trọng yếu để tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm được viết năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm. Áng văn xuất sắc này là viên ngọc rất quý của người xưa để hiểu và đánh giá đúng về thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hoàng Kim duyên may sưu tầm được một số sách và tư liệu quý về Người, đã tuyển chọn và biên soạn tại thư mục CNM365 “Ngày xuân đọc Trạng Trình” để hàng năm bổ sung hoàn thiện, hổ trợ dạy và học gồm: 1) Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm trong gia phả; 2) Nguyễn Bỉnh Khiêm trên bách khoa thư; 3) Sấm Trạng Trình bản A 262 câu ; 4) Biển Đông vạn dặm giang tay giữ; 5) Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 6) Thầy bạn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 7) Hậu duệ và học trò Trạng Trình; 8) Giai thoại về Trạng Trình; 9) Nguyễn Bỉnh Khiêm trí tuệ bậc Thầy.
Vũ Khâm Lân còn có tên là Vũ Khâm Thận, sinh năm 1702 tại làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tiến sĩ năm 1727 làm quan đến chức Tham tụng, Ngự Sử đài, tước Ôn Quận công. Bài tựa này được chép trong quyển “Công Dư Tiệp Ký” (Những chuyện ghi nhanh trong lúc rãnh việc quan) của Vũ Phương Đề, cuốn 3, tờ 166- 175. Quyển “Công Dư Tiệp Ký” là của Vũ Phương Đề do vậy có người nghi vấn tác giả bài tựa này là Vũ Phương Đề, sinh năm 1697, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là Bình Giang, Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm 1736. Căn cứ trên văn bản thì tác giả “Bài tựa” này là của Vũ Khâm Lân mà Vũ Phương Đề là người chép lại. Bài tựa” này tuyển chọn từ trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm 2000. Bản dịch tại quyển “Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập” của Nguyễn Quân, nhà xuất bản Sống Mới- Sài Gòn năm 1974. Đây là một văn bản quý đã trải qua sự sàng lọc của thời gian 269 năm (1743- 2012). Nguồn tư liệu chuẩn mực, tin cậy với những dẫn liệu chọn lọc và xác thực, lời văn chặt chẽ, súc tích, khoáng đạt.
NGUYỄN BỈNH KHIÊM TÌM TRONG GIA PHẢ
Bài tựa Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký
Tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình
Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.
Phụ thân cụ Trạng được tặng phong tước Thái bảo Nghiêm Quận công, mỹ tự là Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên tiên sinh. Cụ Văn Định học rộng, tài cao, có đức tốt và đã có lần sung chức Thái học sinh đời Lê.
Thân mẫu cụ Trạng được phong tặng tước Từ Thục phu nhân. Bà là người làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh cũng thuộc tỉnh Hải Dương, con gáí quan Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lân. Bà thông minh, học rộng, văn hay, lại tinh thông tướng số. Ngay đời Hồng Đức (niên hiệu vua Lê Thánh Tôn), bà đã đoán trước rằng vận mệnh nhà Lê chỉ bốn mươi năm nữa là suy đồi khó gỡ. Bà có chí hướng muốn phò vua giúp nước như một bậc trượng phu nên chỉ chịu kết duyên khi gặp người trai vừa ý. Bà kén chồng đến ngót hai mươi năm, cho đến khi gặp ông Văn Định là người có tướng sinh quý tử, mới thành lập gia thất.
Sau khi lấy ông Văn Định, có lần qua bến đò Hàn thuộc sông Tuyết (sông thuộc làng Cổ Am) gặp một chàng thanh niên khác, bà nhìn người này và ngạc nhiên than rằng “lúc trước không gặp, ngày nay sao đến đây làm gì?”. Bọn theo hầu không hiểu nghĩa gì, cầm roi toan đánh đuổi chàng thanh niên ấy, bà cản lại và hỏi tên họ. khi được biết, bà buồn rầu hối hận đến cả mấy năm trời. Người thanh niên ấy không ai khác hơn là Mạc Đăng Dung, Thái Tổ của nhà Mạc sau này.
Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc nhỏ có vóc dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã nói sõi. Một hôm vào buổi sáng sớm, Văn Định được bế cậu trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay rằng: “Mặt trời mọc ở phương Đông” ông lấy làm lạ. Xem đó đủ biết con người khác thường, từ lúc thơ ấu đã có vẻ khác thường.
Năm Bỉnh Khiêm được bốn tuổi, thân mẫu dạy cậu học các bài chính nghĩa của Kinh, Truyện (tức các bài chính của các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh). Bà dạy bằng cách khi ru, khi hát, nhưng dạy đến đâu cậu thuộc lòng đến đó. Cũng vào khoảng năm ấy, về thi ca, Bỉnh Khiêm đã thuộc vanh vách đến cả mấy chục bài quốc âm (thơ Nôm)…
… Trong tám năm ở triều, tiên sinh dâng sớ hạch tội mười tám kẻ lộng thần, xin đem ra chém để làm gương, bởi vì bản tâm. Tiên sinh chỉ muốn trăm họ được an vui, những người tàn tật mù lòa được hành nghề hát xướng bói toán nhưng rồi thấy người con rể là Phạm Dao ỷ thế lộng hành, tiên sinh sợ liên lụỵ đến mình nên cáo quan về nghỉ. Năm ấy là năm Quảng Hòa thứ hai (1542) đời Hiến Tông nhà Mạc, tiên sinh mới 52 tuổi.
Treo mũ về quê, tiên sinh dựng am Bách Vân ở phía đông làng và vẫn lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Tiên sinh bắc hai chiếc cầu là Nghinh Phong và Trường Xuân để hóng mát, đồng thời dựng một cái quán ở bến sông Tuyết gọi là Trung Tân quán, hiện nay quán này còn tấm bia đá làm di tích để lại.
Ngoài ra, tiên sinh còn tu bổ chùa chiền. Tiên sinh thường cùng các lão tăng đàm luận và thường khi thả thuyền dạo chơi Kim hải hay Úc hải để xem người đánh cá. Các chỗ danh lam thắng cảnh như Yên Tử, Ngọa Vân, Kinh Chủ, Đồ Sơn, nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, có khi quên cả sớm chiều. Mỗi khi ngắm cảnh non cao chót vót, rừng rậm xanh rờn, gió động rì rào, chim ca thánh thót, tiên sinh lại hớn hở tự đắc, phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở thế gian).
Thời gian tiên sinh dưỡng lão ở quê hương, tiên sinh không tham dự quốc chính nhưng nhà Mạc vẫn kính như bậc thầy. Mỗi khi có việc trọng đại, vua Mạc thường sai quan về hỏi hoặc mời lên kinh đô nói chuyện. Tiên sinh dâng lên ý kiến được bổ ích rất nhiều. Mỗi lần lên kinh, xong việc, tiên sinh lại xin về, triều đình ân cần lưu lại, thế nào cũng không được. Sau tiên sinh được nhà Mạc xếp vào hạng đệ nhất công thần, phong tước Trình Tuyền hầu, rồi thăng dần tới tước Lại bộ Thượng thư, Thái phó, Trình Quốc công. Ông bà hai đời cũng được truy tặng chức tước, ba người vợ và bảy người con cũng được thứ tự phong hàm.
Năm Cảnh Lịch thứ ba (1555) đời Mạc Tuyên Tôn (Mạc Phúc Nguyên) Thư Quốc công Nguyễn Thiến (người làng Khoa Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông) cùng con trai là Quyện và Miễn (cũng đọc Mồi) về hàng quốc triều (nhà Lê), tiên sinh làm bài thơ gửi cho Thiến trong có câu: Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại/ Tri quân xử biến khởi cam tâm (Ta giúp con côi vì nghĩa trọng/ Ông khi xử biến khá cam lòng); Lại có câu: “Vận chuyển nhất chu ly phục hợp/ Tràng giang khởi hữu hạn đông nam (Vận chuyển một vòng tan lại hợp/ Trường giang đâu có hạn đông nam). Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt rứt. Quyện là viên tướng có tài, luôn luôn lập được chiến công. Mạc Phúc Nguyên lấy làm lo ngại sai vời tiên sinh lên hỏi kế. Tiên sinh tâu: “Cha Quyện với hạ thần là chỗ bạn chí thân ngày trước, có lúc đã ở tại nhà thần, nay ra trấn thủ Thiên Trường, đang ở vào tình thế bán tín bán nghi nay muốn bắt lại, thật chẳng khó gì, cũng như thò tay vào túi để móc một vật gì ra thôi”. Tiên sinh nói đoạn, xin Mạc Phúc Nguyên giao cho một trăm tráng sĩ, sai đi phục sẵn trên bắc ngạn, rồi tiên sinh gửi thư mời Quyện sang bên thuyền uống rượu để gặp và nói chuyện tâm tình. Quyện nhận lời ngay; thừa lúc quá say, phục binh nổi dậy, bắt cóc đem về nam ngạn. Quyện cảm động quá khóc nức nở. Tiên sinh dẫn Quyện theo lại nhà Mạc và sau đó trở thành một danh tướng lừng lẫy. Nhờ đó nhà Mạc duy trì được mấy chục năm nữa.
Trong thời gian ấy, đức Thế Tổ (tức Trịnh Kiểm) nhà chúa Trịnh đã dấy nghĩa binh, thanh thế vang dội khắp xa gần; trong trận giao tranh ở cửa biển Thần phù, Khiêm Vương Mạc Kính Điển (con thứ của Mạc Đăng Doanh) thua to. Thừa thắng, đức Thế tổ tiến binh theo đường núi phía tây ra tiến đánh Kinh Bắc, trong ngoài nơm nớp lo sợ. Nhà Mạc nhờ tiên sinh hiến kế rất nhiều, mới ổn định được tình thế lúc ấy.
Năm Diên Thành thứ 8 (1585) đời Mạc Mậu Hợp, tiên sinh lâm bệnh. Vua Mạc sai sứ đến thăm và hỏi kế quốc sự. Tiên sinh trả lời: Sau này nước nhà có bề gì thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng thêm được vài đời (Tha nhật quốc sự hữu cố/Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế). Qủa nhiên, cách bảy năm sau, nhà Mạc mất, các chúa nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương rút lên Cao Bằng cũng còn giữ được hơn 70 năm, nghĩa là sau ba, bốn đời mới hoàn toàn bị diệt. Xem đó thấy lời dự đoán của tiên sinh rất nghiệm.
Ngày 28 tháng 11 (âm lịch) năm ấy, tiên sinh tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò tôn hiệu là Tuyết Giang Phu tử. Phần mộ ở trên một mô đất khá cao trong làng…
2
Năm Thuận Bình thứ tám (1556) vua Lê Trung Tông băng, không hoàng nam nối ngôi, đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, mới sai ngầm đem lễ vật ra tận Hải Dương hỏi tiên sinh. Tiên sinh không trả lời, chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng:
– Vụ này lúa không được mẩy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy hãy đi tìm giống cũ mà gieo mạ. …
Nói xong, tiên sinh xe ra chùa, bảo các chú tiểu quét dọn và thắp nhang, ngoài ra không đã động gì đến chuyện khác, và đó là cái thâm ý tỏ ra cho biết “cứ việc thờ Phật thì sẽ có oản ăn”. Trạng Bùng thấy thế, hiểu ý, xin từ giả. Qua lời kể lại, đức Thế Tổ hiểu ngay, nên đón vua Anh Tôn về lập, tình hình nội bộ mới trở lại bình thường.
Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con trai thứ Chiêu Huân Tĩnh Vương (Nguyễn Kim) đương ở trong tình thế nguy ngập, sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu ông, người làng Phạm Xá, huyện Tứ Kỳ, với tiên sinh là chỗ đồng hương, nên trước cảnh ấy, sai người bí mật về làng nhờ tiên sinh chỉ giúp con trai bà một lối sống. Sứ giả đặt gói bạc nén trước mặt, rồi chắp tay lạy mãi.
Tiên sinh thấy sứ giả cố năn nỉ nhưng vẫn không đáp, rồi đứng phắt dậy, cầm gậy thủng thẳng bước ra sau vườn. Đến chỗ núi non bộ (giả sơn) do mười tảng đá xanh xếp thành một dãy quanh co, tiên sinh thấy trên núi có bầy kiến đang men đá leo lên, đứng ngắm một lúc, mỉm cười đọc:
Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân
Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại, Nguyễn Hoàng liền nghĩ ra kế, xin vào trấn thủ Quảng Nam, đến nay con cháu còn hùng cứ một phương.
Trong lúc ngày thường, có lần tiên sinh cùng người học trò là Bùi Thời Cử bói dịch trúng quẻ Càn, thế mà tiên sinh dự đoán “chỉ sau tám đời cuộc can qua nổi dậy”. Sau đúng như thế. Lời đoán của tiên sinh quả thật thần diệu vậy.
Riêng số học trò của tiên sinh thì đông không biết bao nhiêu mà kể. Những người có danh vọng lừng lẫy của bản triều (nhà Lê) như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ và Trương Thời Cử đều là những người nhờ sự dạy dỗ của tiên sinh.
Nhắc đến Phùng Khắc Khoan khi còn theo học, bỗng một đêm tiên sinh đến thẳng nhà trọ, gõ cửa bảo: “Gà gáy rồi, sao chưa dậy nấu cơm, còn nằm ỳ ngủ vậy?”. Khắc Khoan hiểu ý, vội thu xếp hành lý, tìm đường vào Thanh Hóa, nhưng lại ẩn nơi nhà Nguyễn Dữ, người đã soạn bộ “Truyền kỳ mạn lục”. Bộ này được thành một tác phẩm “thiên cổ kỳ bút” là một phần lớn nhờ sự phủ chính rất nhiều của tiên sinh.
Xem đó thì thấy tiên sinh đối với bản triều (nhà Lê) cũng có góp phần đào tạo một số nhân tài vậy.
Tôi thấy tiên sinh là người lòng dạ khoáng đạt, tư chất cao siêu, sử dụng sự hồn nhiên, không chút cạnh góc, ai hỏi thì nói không thì thôi, đã nói câu gì là câu ấy không xê không dịch. Tiên sinh ở nơi thôn dã, vui với cúc tùng, hơn mười năm trời vẫn không quên nước.
Văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế, không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý vị, câu câu đều có chỗ ngụ ý răn đời. Thơ Quốc âm của tiên sinh có nhiều, trước đã soạn thành một tập gọi là Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập, có cả ngàn bài nhưng nay chỉ còn độ hơn trăm. Thơ Hán tự cũng nhiều nhưng cũng thất lạc, tôi xem cũng đều thấy chứa những ý nghĩa thanh cao và siêu thoát. Thí dụ câu tiên sinh tự thuật chí hướng mình:
Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ
An nhàn ngã thị địa trung tiên
(Cao khiết ai là thiên hạ sĩ
An nhàn ta chính địa trung tiên)
Nói về gia đình thì tiên sinh có ba vợ:
Bà vợ cả người họ Dương, hiệu Từ Ý, quê tỉnh Hải Dương, người cùng huyện, là con gái quan Hình Bộ Thị lang Dương Đức Nhan.
Bà thứ hai, người họ Nguyễn, hiệu Như Tĩnh
Bà thứ ba hiệu Vi Tĩnh, cùng người họ Nguyễn
Tiên sinh có tất cả mười hai người con, gồm bảy người trai, năm người gái. Con trưởng lấy hiệu Hàn Giang Cư sĩ, được tập ấm phong hàm Trung Trinh đại phu, sau làm quan đến chức Phó hiến. Con thứ hai là Túy An tiên sinh được phong hàm Triều Liệt đại phu, tước Quảng Nghĩa hầu. Con thứ ba hàm Hiển Cung đại phu, tước Xuyên Nghĩa bá. Con thứ tư hiệu Thuần Phu, hàm Hoằng Nghị đại phu, tước Quảng Đô hầu. Con thư năm là Thuần Đức, tước Bá Thư hầu (không thấy ghi người con thứ bảy). Mấy người này đều có quân công cả.
Sau đó, Hàn Giang sinh ra Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tiến, Đạo Tiến sinh Đạo Thông. Đạo Thông sinh Đăng Doanh. Đăng Doanh sinh Thời Đương. Thời Đương lúc này đã 65 tuổi, sinh được ba người con trai, đều là cháu tám đời của tiên sinh vậy.
Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735 đời Lê Ý Tôn) người trong làng vì nhớ thịnh đức của tiên sinh nên đã dựng hai đền thờ này. Người hàng tổng cũng nhớ ơn đức, xuân thu hai kỳ đến tế lễ. Người trong họ của tiên sinh là Nguyễn Hữu Lý sợ sau này gia phả thất lạc có soạn lại một quyển và nhờ tôi viết cho bài tựa.
Tôi đây là người đất Hồng Châu, nghĩa là cùng quê với tiên sinh, nhưng nay đã cách 190 năm rồi, còn biết gì để viết.
Lúc thơ ấu, tôi cũng thường được nghe các bậc phụ huynh nói chuyện tiên sinh, nhưng cũng chỉ biết đại khái là cụ Trạng Trình thôi. Sau nhân những buổi bình luận về tiên hiền với các quan đại phu, tôi có thêm ít nhiều nên ước có dịp thuận tiện sẽ về tận quê quán của tiên sinh để tìm hiểu cho tường.
Ước mãi chưa được vì cứ luôn luôn bị việc quan bó buộc.
May thay! Năm Tân Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1741 đời Lê Hiển Tôn) tôi vâng mệnh đổi đi Hồng Châu, nhận thấy cùng với nơi nhà cũ tiên sinh chỉ trong gang tấc, tới lui dễ dàng, nhưng lại vì việc quân ngũ quá bề bộn nên mãi đến mùa xuân năm sau, tức năm Nhâm Tuất, trong khi vâng mệnh đi bối đắp đê sông Nhị Hà, mới thực hiện được ý định nói trên.
Đến quê hương của tiên sinh, tôi tìm đến nền quán Trung Tân, coi tấm bia cũ, nhưng nét chữ đã quá mờ, không sao đọc nổi. Tôi vào đền thờ bái yết, nhân tiện hỏi người cháu bảy đời là Nguyễn Thời Đương để xem hành trạng nhưng cũng không thâu thập được gì. Hỏi thăm các bô lão thì sau cơn binh lửa cũng chẳng còn ai biết; duy chỉ có viên hương ấp là Trần Bá Quang biết sơ qua về mấy việc cũ. Ông này ôn lại cho nghe bài phú quốc âm tức bài văn bia quán Trung Tân và đưa cho một bản lục ít bài thơ của tiên sinh. Nhân tiện tôi hỏi đến những di tích của cầu Trường Xuân, cầu Nghinh Phong rồi đi thăm nơi vườn cũ, tới nơi chỉ thấy ba gian nhà lá. Thời Đương và con cháu hơn mười người cũng ở căn nhà đó.
Tôi nhìn quang cảnh đã sinh lòng hoài cảm, lại trông bốn phía càng bồi hồi nữa. Này phía bên tả trước mặt là một cái đầm và bốn năm cái vũng, tất cả độ vài trăm mẫu, bề sâu chỉ độ hơn trượng, chỗ đứt chỗ nối, chỗ thắt chỗ phình, khi thì yên lặng, khi nắng vàng tỏa, phải chăng đây chính là chỗ kiểu đất Nghiễn trì thủy ảnh (mặt hồ nghiên, ánh nước long lanh) có khí thiêng chung đúc để sinh ra một đại nhân vậy?
Do đó tôi ngâm vịnh thẩn thơ, chẳng muốn dời chân. Ôi! Tôi muốn vì tiên sinh viết bài tựa quyển Gia phả, nhưng ngặt vì việc quân khẩn cấp, còn phải gác bút để đeo gươm, thành thử phải đợi ngày khác nữa.
3
Năm Quý Hợi (1743 đời Lê Hiển Tôn) khoảng mùa Đông, tôi vâng mệnh đi dẹp bọn thuỷ khấu ở vùng Đồ Sơn, nhân lúc đóng quân trên bờ sông Tuyết, lại đến yết kiến đền thờ của tiên sinh. Bọn Thời Đường cho tôi xem quyển Gia phả và nói :
Trước đây đã trãi bao phen loạn lạc, chẳng còn quyển nào, sau họ mới sưu tầm được mấy trang rách, trong đó chỉ biên tên họ tiền nhân, ngoài ra chẳng có gì khác cả.
Vì thế tôi phải thâu nhặt ý kiến nhiều người, rồi hợp với những điều mắt thấy tai nghe để viết nên bài tựa. Còn việc sưu tầm những bài thơ của tiên sinh, xếp thành thiên, đóng thành tập, để lưu lại cho đời sau thì xin nhường phấn các vị cao minh khác.
Than ôi Phượng Hoàng, Kỳ Lân, đâu phải những vật thường thấy trong vũ trụ xưa nay, mà có thì chúng phải hiện ở những chỗ như vườn nhà Đường (vua Nghiêu) sân nhà Nhu (vua Thuấn) mới là điềm tốt lành.
Như tiên sinh đã có sẵn tư chất thông tuệ lại thâm hiểu đạo học thánh hiền, ví phỏng gặp thời để thi thố sở học thì chắc sẽ tạo ra được cảnh trị bình, biến đổi được thói ở trọc phù bạc ra lễ nghĩa văn minh. Khá tiếc thay, một người có tài đức phù tá Vương nghiệp lại sinh giữa thời đại bá giả, khiến cho sở học không áp dụng được gì.
Tuy nhiên, dùng thì làm, bỏ thì ẩn, sự đắc dụng hay không, đối với tiên sinh cũng chẳng quan trọng gì. Tôi rất hâm mộ điểm ấy của tiên sinh. Tiên sinh sinh trưởng trên đất nhà Mạc, có lúc thử ra làm quan để thi hành sở học thì cũng là việc bắt chước việc Khổng Phu Tử xưa đi ra mắt Công Sơn Phất Nhiễu; rồi khi thấy không thể giúp được, vội bỏ đi thì lại muốn theo trí sáng của Trương Tử Phòng theo gót Xích Tùng Tử xưa.
Nay tôi đọc những thi văn còn lại của tiên sinh, cũng chẳng khác nào được nghe tiếng reo ngọc khua vàng, sáng sủa như thái dương, rực rỡ như mây màu, thơ thái như cái phong vị tắm nước sông Nghi rồi lên hóng mát ở Vũ vu của Tăng Điểm ngày trước, và cái phong độ yêu sen thích lan của các tiên nho xưa. Đồng thời cũng như thấy tiên sinh và được bái kiến tiên sinh ở chỗ đang ngồi dạy học vậy.
Ngoài ra, tiên sinh lại là người tinh thông Lý học, thấu triệt họa phúc, biết rõ dĩ vãng và tương lai, cả trăm đời sau chưa chắc đã có ai hơn được.
Ôi ! Thiên hạ xưa nay, các bậc quân vương và hiền giả thiếu gì nhưng sống thì phú quý vinh hoa còn khuất, hỏi thời gian sau, đã có mấy ai được người đời nhắc đến. Còn tiên sinh, nay con cháu đã bảy tám đời mà gần thì sĩ phu, dân thứ còn xem như sao Đẩu trên trời, cho cách nghìn năm cũng còn mường tượng như mới buổi sớm nào; xa thì sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu.
Như thế, đủ biết tiên sinh là người rất mực của nước ta về thời đại trước vậy.
NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRÊN BÁCH KHOA THƯ
Xem: Nguyễn Bỉnh Khiêm – Wikipedia Tiếng Việt
Nguyễn Bỉnh Khiêm, huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, thường gọi là Trạng Trình Tuyết Giang phu tử, là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn nhất thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp thời, hợp lý, sáng suốt, nhân vật lịch sử ảnh hưởng nhất Việt Nam thế kỷ 16. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 ở Vĩnh Bảo, mất ngày 28 tháng 11 năm 1585, mẹ và bố là Nhữ Thị Thục và Nguyễn Văn Định. Nguyễn Bỉnh Khiêm có ba người vợ với 12 người con, trong đó có 7 người con trai, con trai trưởng là Nguyễn Văn Chính. Sau khi ông đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi năm 1535 và làm quan dưới triều Mạc, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tớiTrình Quốc Công, dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Ông là nhà hiền triết phương Đông, nhà tiên tri số một Việt Nam, “được sĩ phu, dân thứ xem như sao Đẩu trên trời, cho cách nghìn năm cũng còn mường tượng như mới buổi sớm nào; xa thì sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu” theo nhận định của tiến sĩ Vũ Khâm Lân trong Bài tựa Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký viết năm 1743 trích Gia phả dòng họ Trạng Trình. Ông trao lại kiệt tác kỳ thư Sấm Trạng Trình sau 500 năm đến nay đã giải mã được các dự báo thiên tài chuẩn xác đến lạ lùng. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh sĩ tinh hoa, hiền tài muôn thuở của người Việt, dân tộc Việt và nhân loại.
SẤM TRẠNG TRÌNH BẢN A 262 CÂU (*)
Đọc Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm Hoàng Kim sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn và giới thiệu trên Danh nhân Việt ngày 1 tháng 2 năm 2008. Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay còn gọi là Sấm Trạng Trình, là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm, từ năm 1515 đến năm 2015. Đây là các dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán – sứ giả của triều Thanh).
Vua Phật Trần Nhân Tông (1258-1308) là người trước thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, rất coi trọng phép biến Dịch. Người đã viết trong “Cư trần lạc đạo”: “Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Sấm ký”, “Bạch Vân Am thi văn tập”, “Thái Ất thần kinh”, “huyền thoại và di tích lịch sử” đã lưu lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại một tài sản văn hoá vô giá. Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật- dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã mà chúng tôi sẽ lần lượt đăng trong các bài nghiên cứu tiếp theo.
Sấm Trạng Trình bản A 262 câu, là bản trích từ sách “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Đây là bản phù hợp nhất với bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội ( trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và lưu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội. Sấm Trạng Trình gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Tài liệu liên quan hiện có ít nhất ba dị bản, Trong số 20 văn bản, có 7 bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản Sấm Trạng Trình tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ tại Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 nhưng hiện nay sách này vẫn chưa tìm được.
CẢM ĐỀ
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
Cơ tạo hoá
Phép đổi dời
Đầu non mây khói tỏa
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gửi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu
Dành hậu thế xem chơi.
SẤM KÝ
Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày
Đồ thư một quyển xem nay mới rành
Hoà đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
Đông A xuất nhập
Dị mộc tái sinh.
Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẫn tinh.
Phụ nguyên trì thống,
Phế đế vi đinh.
Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
Lời thần trước đã ứng linh,
Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.
Hoà đao mộc hồi dương sống lại
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn.
Lê tồn, Trịnh tại,
Lê bại, Trịnh vong.
Bao giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.
Hà thời thạch mã độ giang.
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.
Chim bằng cất cánh về đâu?
Chết tại trên đầu hai chữ quận công.
Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.
Đoài cung một sớm đổi thay,
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Đầu cha lộn xuống chân con,
Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.
Phụ nguyên chính thống hẳn hoi,
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng chim chích u mê,
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
Để loại quỷ bạch Nam xâm,
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần.
Cho hay những gã công hầu,
Giầu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.
Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.
Lâm giang nổi sóng mù thao cát,
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái?
Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.
Tiền ma bạc quỷ trao tay
Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm hai bẩy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.
Rồng nằm bể cạn dễ ai hay,
Rắn mới hai đầu khó chịu thay,
Ngựa đã gác yên không người cưỡi
Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.
Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.
CUỘC ĐỜI PHÚC LƯU HƯƠNG
Hoàng Kim
Kính nhớ cô Nguyên Ngọc (*)
Cuộc đời phúc lưu hương
Tiễn người về thầy đợi
Yêu thương trọn chặng đường.
(*) Cụ Trần Thị Bích (pháp danh Nguyên Ngọc) đã từ trần lúc 18g52 ngày 10 tháng 2 (17/1 âm lích). Cụ là vợ cố giáo sư Lê Văn Căn là chuyên gia hàng đầu khoa học đất Việt Nam. Viếng thăm Cụ tại nhà riêng 58 Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, thành phố Chí Minh từ 9g sáng ngày 12.2.2020. Di qian Cụ vào lúc 7 giờ sáng ngày 13 tháng 2 ngày 13 tháng 2 (20/1 âm lịch). Hỏa táng Bình Hương Hòa. Cụ đại thọ 101 tuổi (Con gái Lê Thị Tùng báo tin cho các người thân của Thầy Cô và gia đình được biết. Điện thoại của chị Tùng con gái của Thầy Cô là 0918458276)
Nắng ban mai ghé cửa
Tỉnh thức Hoa Bình Minh
Sớm xuân cuối đêm lạnh
Cười nụ nhớ an nhiên.
Trăng rằm thương nhớ thương
Đêm lạnh vầng trăng tỏ
Nắng xuân tươi trước cửa
Trăng thương nơi cuối trời
Thích chia cùng thiền sư
Giọt sương mai đầu nụ
bạch ngọc thích tánh tuệ
Trăng rằm thương người hiền.
Ngày xuân đọc Trạng Trình
Hoàng Kim
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý, hợp thời, sáng suốt. Bài tựa về Trạng Trình của tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí trọng yếu để tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm được viết năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm. Áng văn xuất sắc này là viên ngọc rất quý của người xưa để hiểu và đánh giá đúng về thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Hoàng Kim duyên may sưu tầm được một số sách và tư liệu quý về Người, đã tuyển chọn và biên soạn tại thư mục CNM365 “Ngày xuân đọc Trạng Trình” để hàng năm bổ sung hoàn thiện, hổ trợ dạy và học gồm: 1) Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm trong gia phả; 2) Nguyễn Bỉnh Khiêm trên bách khoa thư; 3) Sấm Trạng Trình bản A 262 câu ; 4) Biển Đông vạn dặm giang tay giữ; 5) Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 6) Thầy bạn Nguyễn Bỉnh Khiêm; 7) Hậu duệ và học trò Trạng Trình; 8) Giai thoại về Trạng Trình; 9) Nguyễn Bỉnh Khiêm trí tuệ bậc Thầy.
Vũ Khâm Lân còn có tên là Vũ Khâm Thận, sinh năm 1702 tại làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tiến sĩ năm 1727 làm quan đến chức Tham tụng, Ngự Sử đài, tước Ôn Quận công. Bài tựa này được chép trong quyển “Công Dư Tiệp Ký” (Những chuyện ghi nhanh trong lúc rãnh việc quan) của Vũ Phương Đề, cuốn 3, tờ 166- 175. Quyển “Công Dư Tiệp Ký” là của Vũ Phương Đề do vậy có người nghi vấn tác giả bài tựa này là Vũ Phương Đề, sinh năm 1697, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là Bình Giang, Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm 1736. Căn cứ trên văn bản thì tác giả “Bài tựa” này là của Vũ Khâm Lân mà Vũ Phương Đề là người chép lại. Bài tựa” này tuyển chọn từ trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm 2000. Bản dịch tại quyển “Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập” của Nguyễn Quân, nhà xuất bản Sống Mới- Sài Gòn năm 1974. Đây là một văn bản quý đã trải qua sự sàng lọc của thời gian 269 năm (1743- 2012). Nguồn tư liệu chuẩn mực, tin cậy với những dẫn liệu chọn lọc và xác thực, lời văn chặt chẽ, súc tích, khoáng đạt.
NGUYỄN BỈNH KHIÊM TÌM TRONG GIA PHẢ
Bài tựa Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký
Tiến sĩ Vũ Khâm Lân viết năm 1743 Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình
Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảo Tư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.
Phụ thân cụ Trạng được tặng phong tước Thái bảo Nghiêm Quận công, mỹ tự là Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên tiên sinh. Cụ Văn Định học rộng, tài cao, có đức tốt và đã có lần sung chức Thái học sinh đời Lê.
Thân mẫu cụ Trạng được phong tặng tước Từ Thục phu nhân. Bà là người làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh cũng thuộc tỉnh Hải Dương, con gáí quan Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lân. Bà thông minh, học rộng, văn hay, lại tinh thông tướng số. Ngay đời Hồng Đức (niên hiệu vua Lê Thánh Tôn), bà đã đoán trước rằng vận mệnh nhà Lê chỉ bốn mươi năm nữa là suy đồi khó gỡ. Bà có chí hướng muốn phò vua giúp nước như một bậc trượng phu nên chỉ chịu kết duyên khi gặp người trai vừa ý. Bà kén chồng đến ngót hai mươi năm, cho đến khi gặp ông Văn Định là người có tướng sinh quý tử, mới thành lập gia thất.
Sau khi lấy ông Văn Định, có lần qua bến đò Hàn thuộc sông Tuyết (sông thuộc làng Cổ Am) gặp một chàng thanh niên khác, bà nhìn người này và ngạc nhiên than rằng “lúc trước không gặp, ngày nay sao đến đây làm gì?”. Bọn theo hầu không hiểu nghĩa gì, cầm roi toan đánh đuổi chàng thanh niên ấy, bà cản lại và hỏi tên họ. khi được biết, bà buồn rầu hối hận đến cả mấy năm trời. Người thanh niên ấy không ai khác hơn là Mạc Đăng Dung, Thái Tổ của nhà Mạc sau này.
Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc nhỏ có vóc dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã nói sõi. Một hôm vào buổi sáng sớm, Văn Định được bế cậu trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay rằng: “Mặt trời mọc ở phương Đông” ông lấy làm lạ. Xem đó đủ biết con người khác thường, từ lúc thơ ấu đã có vẻ khác thường.
Năm Bỉnh Khiêm được bốn tuổi, thân mẫu dạy cậu học các bài chính nghĩa của Kinh, Truyện (tức các bài chính của các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh). Bà dạy bằng cách khi ru, khi hát, nhưng dạy đến đâu cậu thuộc lòng đến đó. Cũng vào khoảng năm ấy, về thi ca, Bỉnh Khiêm đã thuộc vanh vách đến cả mấy chục bài quốc âm (thơ Nôm)…
… Trong tám năm ở triều, tiên sinh dâng sớ hạch tội mười tám kẻ lộng thần, xin đem ra chém để làm gương, bởi vì bản tâm. Tiên sinh chỉ muốn trăm họ được an vui, những người tàn tật mù lòa được hành nghề hát xướng bói toán nhưng rồi thấy người con rể là Phạm Dao ỷ thế lộng hành, tiên sinh sợ liên lụỵ đến mình nên cáo quan về nghỉ. Năm ấy là năm Quảng Hòa thứ hai (1542) đời Hiến Tông nhà Mạc, tiên sinh mới 52 tuổi.
Treo mũ về quê, tiên sinh dựng am Bách Vân ở phía đông làng và vẫn lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Tiên sinh bắc hai chiếc cầu là Nghinh Phong và Trường Xuân để hóng mát, đồng thời dựng một cái quán ở bến sông Tuyết gọi là Trung Tân quán, hiện nay quán này còn tấm bia đá làm di tích để lại.
Ngoài ra, tiên sinh còn tu bổ chùa chiền. Tiên sinh thường cùng các lão tăng đàm luận và thường khi thả thuyền dạo chơi Kim hải hay Úc hải để xem người đánh cá. Các chỗ danh lam thắng cảnh như Yên Tử, Ngọa Vân, Kinh Chủ, Đồ Sơn, nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, có khi quên cả sớm chiều. Mỗi khi ngắm cảnh non cao chót vót, rừng rậm xanh rờn, gió động rì rào, chim ca thánh thót, tiên sinh lại hớn hở tự đắc, phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở thế gian).
Thời gian tiên sinh dưỡng lão ở quê hương, tiên sinh không tham dự quốc chính nhưng nhà Mạc vẫn kính như bậc thầy. Mỗi khi có việc trọng đại, vua Mạc thường sai quan về hỏi hoặc mời lên kinh đô nói chuyện. Tiên sinh dâng lên ý kiến được bổ ích rất nhiều. Mỗi lần lên kinh, xong việc, tiên sinh lại xin về, triều đình ân cần lưu lại, thế nào cũng không được. Sau tiên sinh được nhà Mạc xếp vào hạng đệ nhất công thần, phong tước Trình Tuyền hầu, rồi thăng dần tới tước Lại bộ Thượng thư, Thái phó, Trình Quốc công. Ông bà hai đời cũng được truy tặng chức tước, ba người vợ và bảy người con cũng được thứ tự phong hàm.
Năm Cảnh Lịch thứ ba (1555) đời Mạc Tuyên Tôn (Mạc Phúc Nguyên) Thư Quốc công Nguyễn Thiến (người làng Khoa Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông) cùng con trai là Quyện và Miễn (cũng đọc Mồi) về hàng quốc triều (nhà Lê), tiên sinh làm bài thơ gửi cho Thiến trong có câu: Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại/ Tri quân xử biến khởi cam tâm (Ta giúp con côi vì nghĩa trọng/ Ông khi xử biến khá cam lòng); Lại có câu: “Vận chuyển nhất chu ly phục hợp/ Tràng giang khởi hữu hạn đông nam (Vận chuyển một vòng tan lại hợp/ Trường giang đâu có hạn đông nam). Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt rứt. Quyện là viên tướng có tài, luôn luôn lập được chiến công. Mạc Phúc Nguyên lấy làm lo ngại sai vời tiên sinh lên hỏi kế. Tiên sinh tâu: “Cha Quyện với hạ thần là chỗ bạn chí thân ngày trước, có lúc đã ở tại nhà thần, nay ra trấn thủ Thiên Trường, đang ở vào tình thế bán tín bán nghi nay muốn bắt lại, thật chẳng khó gì, cũng như thò tay vào túi để móc một vật gì ra thôi”. Tiên sinh nói đoạn, xin Mạc Phúc Nguyên giao cho một trăm tráng sĩ, sai đi phục sẵn trên bắc ngạn, rồi tiên sinh gửi thư mời Quyện sang bên thuyền uống rượu để gặp và nói chuyện tâm tình. Quyện nhận lời ngay; thừa lúc quá say, phục binh nổi dậy, bắt cóc đem về nam ngạn. Quyện cảm động quá khóc nức nở. Tiên sinh dẫn Quyện theo lại nhà Mạc và sau đó trở thành một danh tướng lừng lẫy. Nhờ đó nhà Mạc duy trì được mấy chục năm nữa.
Trong thời gian ấy, đức Thế Tổ (tức Trịnh Kiểm) nhà chúa Trịnh đã dấy nghĩa binh, thanh thế vang dội khắp xa gần; trong trận giao tranh ở cửa biển Thần phù, Khiêm Vương Mạc Kính Điển (con thứ của Mạc Đăng Doanh) thua to. Thừa thắng, đức Thế tổ tiến binh theo đường núi phía tây ra tiến đánh Kinh Bắc, trong ngoài nơm nớp lo sợ. Nhà Mạc nhờ tiên sinh hiến kế rất nhiều, mới ổn định được tình thế lúc ấy.
Năm Diên Thành thứ 8 (1585) đời Mạc Mậu Hợp, tiên sinh lâm bệnh. Vua Mạc sai sứ đến thăm và hỏi kế quốc sự. Tiên sinh trả lời: Sau này nước nhà có bề gì thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng thêm được vài đời (Tha nhật quốc sự hữu cố/Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế). Qủa nhiên, cách bảy năm sau, nhà Mạc mất, các chúa nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương rút lên Cao Bằng cũng còn giữ được hơn 70 năm, nghĩa là sau ba, bốn đời mới hoàn toàn bị diệt. Xem đó thấy lời dự đoán của tiên sinh rất nghiệm.
Ngày 28 tháng 11 (âm lịch) năm ấy, tiên sinh tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò tôn hiệu là Tuyết Giang Phu tử. Phần mộ ở trên một mô đất khá cao trong làng…
2
Năm Thuận Bình thứ tám (1556) vua Lê Trung Tông băng, không hoàng nam nối ngôi, đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai, hỏi trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, mới sai ngầm đem lễ vật ra tận Hải Dương hỏi tiên sinh. Tiên sinh không trả lời, chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng:
– Vụ này lúa không được mẩy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy hãy đi tìm giống cũ mà gieo mạ. …
Nói xong, tiên sinh xe ra chùa, bảo các chú tiểu quét dọn và thắp nhang, ngoài ra không đã động gì đến chuyện khác, và đó là cái thâm ý tỏ ra cho biết “cứ việc thờ Phật thì sẽ có oản ăn”. Trạng Bùng thấy thế, hiểu ý, xin từ giả. Qua lời kể lại, đức Thế Tổ hiểu ngay, nên đón vua Anh Tôn về lập, tình hình nội bộ mới trở lại bình thường.
Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con trai thứ Chiêu Huân Tĩnh Vương (Nguyễn Kim) đương ở trong tình thế nguy ngập, sợ không thoát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu ông, người làng Phạm Xá, huyện Tứ Kỳ, với tiên sinh là chỗ đồng hương, nên trước cảnh ấy, sai người bí mật về làng nhờ tiên sinh chỉ giúp con trai bà một lối sống. Sứ giả đặt gói bạc nén trước mặt, rồi chắp tay lạy mãi.
Tiên sinh thấy sứ giả cố năn nỉ nhưng vẫn không đáp, rồi đứng phắt dậy, cầm gậy thủng thẳng bước ra sau vườn. Đến chỗ núi non bộ (giả sơn) do mười tảng đá xanh xếp thành một dãy quanh co, tiên sinh thấy trên núi có bầy kiến đang men đá leo lên, đứng ngắm một lúc, mỉm cười đọc:
Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân
Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại, Nguyễn Hoàng liền nghĩ ra kế, xin vào trấn thủ Quảng Nam, đến nay con cháu còn hùng cứ một phương.
Trong lúc ngày thường, có lần tiên sinh cùng người học trò là Bùi Thời Cử bói dịch trúng quẻ Càn, thế mà tiên sinh dự đoán “chỉ sau tám đời cuộc can qua nổi dậy”. Sau đúng như thế. Lời đoán của tiên sinh quả thật thần diệu vậy.
Riêng số học trò của tiên sinh thì đông không biết bao nhiêu mà kể. Những người có danh vọng lừng lẫy của bản triều (nhà Lê) như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Dữ và Trương Thời Cử đều là những người nhờ sự dạy dỗ của tiên sinh.
Nhắc đến Phùng Khắc Khoan khi còn theo học, bỗng một đêm tiên sinh đến thẳng nhà trọ, gõ cửa bảo: “Gà gáy rồi, sao chưa dậy nấu cơm, còn nằm ỳ ngủ vậy?”. Khắc Khoan hiểu ý, vội thu xếp hành lý, tìm đường vào Thanh Hóa, nhưng lại ẩn nơi nhà Nguyễn Dữ, người đã soạn bộ “Truyền kỳ mạn lục”. Bộ này được thành một tác phẩm “thiên cổ kỳ bút” là một phần lớn nhờ sự phủ chính rất nhiều của tiên sinh.
Xem đó thì thấy tiên sinh đối với bản triều (nhà Lê) cũng có góp phần đào tạo một số nhân tài vậy.
Tôi thấy tiên sinh là người lòng dạ khoáng đạt, tư chất cao siêu, sử dụng sự hồn nhiên, không chút cạnh góc, ai hỏi thì nói không thì thôi, đã nói câu gì là câu ấy không xê không dịch. Tiên sinh ở nơi thôn dã, vui với cúc tùng, hơn mười năm trời vẫn không quên nước.
Văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế, không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý vị, câu câu đều có chỗ ngụ ý răn đời. Thơ Quốc âm của tiên sinh có nhiều, trước đã soạn thành một tập gọi là Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập, có cả ngàn bài nhưng nay chỉ còn độ hơn trăm. Thơ Hán tự cũng nhiều nhưng cũng thất lạc, tôi xem cũng đều thấy chứa những ý nghĩa thanh cao và siêu thoát. Thí dụ câu tiên sinh tự thuật chí hướng mình:
Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ
An nhàn ngã thị địa trung tiên
(Cao khiết ai là thiên hạ sĩ
An nhàn ta chính địa trung tiên)
Nói về gia đình thì tiên sinh có ba vợ:
Bà vợ cả người họ Dương, hiệu Từ Ý, quê tỉnh Hải Dương, người cùng huyện, là con gái quan Hình Bộ Thị lang Dương Đức Nhan.
Bà thứ hai, người họ Nguyễn, hiệu Như Tĩnh
Bà thứ ba hiệu Vi Tĩnh, cùng người họ Nguyễn
Tiên sinh có tất cả mười hai người con, gồm bảy người trai, năm người gái. Con trưởng lấy hiệu Hàn Giang Cư sĩ, được tập ấm phong hàm Trung Trinh đại phu, sau làm quan đến chức Phó hiến. Con thứ hai là Túy An tiên sinh được phong hàm Triều Liệt đại phu, tước Quảng Nghĩa hầu. Con thứ ba hàm Hiển Cung đại phu, tước Xuyên Nghĩa bá. Con thứ tư hiệu Thuần Phu, hàm Hoằng Nghị đại phu, tước Quảng Đô hầu. Con thư năm là Thuần Đức, tước Bá Thư hầu (không thấy ghi người con thứ bảy). Mấy người này đều có quân công cả.
Sau đó, Hàn Giang sinh ra Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tiến, Đạo Tiến sinh Đạo Thông. Đạo Thông sinh Đăng Doanh. Đăng Doanh sinh Thời Đương. Thời Đương lúc này đã 65 tuổi, sinh được ba người con trai, đều là cháu tám đời của tiên sinh vậy.
Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735 đời Lê Ý Tôn) người trong làng vì nhớ thịnh đức của tiên sinh nên đã dựng hai đền thờ này. Người hàng tổng cũng nhớ ơn đức, xuân thu hai kỳ đến tế lễ. Người trong họ của tiên sinh là Nguyễn Hữu Lý sợ sau này gia phả thất lạc có soạn lại một quyển và nhờ tôi viết cho bài tựa.
Tôi đây là người đất Hồng Châu, nghĩa là cùng quê với tiên sinh, nhưng nay đã cách 190 năm rồi, còn biết gì để viết.
Lúc thơ ấu, tôi cũng thường được nghe các bậc phụ huynh nói chuyện tiên sinh, nhưng cũng chỉ biết đại khái là cụ Trạng Trình thôi. Sau nhân những buổi bình luận về tiên hiền với các quan đại phu, tôi có thêm ít nhiều nên ước có dịp thuận tiện sẽ về tận quê quán của tiên sinh để tìm hiểu cho tường.
Ước mãi chưa được vì cứ luôn luôn bị việc quan bó buộc.
May thay! Năm Tân Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1741 đời Lê Hiển Tôn) tôi vâng mệnh đổi đi Hồng Châu, nhận thấy cùng với nơi nhà cũ tiên sinh chỉ trong gang tấc, tới lui dễ dàng, nhưng lại vì việc quân ngũ quá bề bộn nên mãi đến mùa xuân năm sau, tức năm Nhâm Tuất, trong khi vâng mệnh đi bối đắp đê sông Nhị Hà, mới thực hiện được ý định nói trên.
Đến quê hương của tiên sinh, tôi tìm đến nền quán Trung Tân, coi tấm bia cũ, nhưng nét chữ đã quá mờ, không sao đọc nổi. Tôi vào đền thờ bái yết, nhân tiện hỏi người cháu bảy đời là Nguyễn Thời Đương để xem hành trạng nhưng cũng không thâu thập được gì. Hỏi thăm các bô lão thì sau cơn binh lửa cũng chẳng còn ai biết; duy chỉ có viên hương ấp là Trần Bá Quang biết sơ qua về mấy việc cũ. Ông này ôn lại cho nghe bài phú quốc âm tức bài văn bia quán Trung Tân và đưa cho một bản lục ít bài thơ của tiên sinh. Nhân tiện tôi hỏi đến những di tích của cầu Trường Xuân, cầu Nghinh Phong rồi đi thăm nơi vườn cũ, tới nơi chỉ thấy ba gian nhà lá. Thời Đương và con cháu hơn mười người cũng ở căn nhà đó.
Tôi nhìn quang cảnh đã sinh lòng hoài cảm, lại trông bốn phía càng bồi hồi nữa. Này phía bên tả trước mặt là một cái đầm và bốn năm cái vũng, tất cả độ vài trăm mẫu, bề sâu chỉ độ hơn trượng, chỗ đứt chỗ nối, chỗ thắt chỗ phình, khi thì yên lặng, khi nắng vàng tỏa, phải chăng đây chính là chỗ kiểu đất Nghiễn trì thủy ảnh (mặt hồ nghiên, ánh nước long lanh) có khí thiêng chung đúc để sinh ra một đại nhân vậy?
Do đó tôi ngâm vịnh thẩn thơ, chẳng muốn dời chân. Ôi! Tôi muốn vì tiên sinh viết bài tựa quyển Gia phả, nhưng ngặt vì việc quân khẩn cấp, còn phải gác bút để đeo gươm, thành thử phải đợi ngày khác nữa.
3
Năm Quý Hợi (1743 đời Lê Hiển Tôn) khoảng mùa Đông, tôi vâng mệnh đi dẹp bọn thuỷ khấu ở vùng Đồ Sơn, nhân lúc đóng quân trên bờ sông Tuyết, lại đến yết kiến đền thờ của tiên sinh. Bọn Thời Đường cho tôi xem quyển Gia phả và nói :
Trước đây đã trãi bao phen loạn lạc, chẳng còn quyển nào, sau họ mới sưu tầm được mấy trang rách, trong đó chỉ biên tên họ tiền nhân, ngoài ra chẳng có gì khác cả.
Vì thế tôi phải thâu nhặt ý kiến nhiều người, rồi hợp với những điều mắt thấy tai nghe để viết nên bài tựa. Còn việc sưu tầm những bài thơ của tiên sinh, xếp thành thiên, đóng thành tập, để lưu lại cho đời sau thì xin nhường phấn các vị cao minh khác.
Than ôi Phượng Hoàng, Kỳ Lân, đâu phải những vật thường thấy trong vũ trụ xưa nay, mà có thì chúng phải hiện ở những chỗ như vườn nhà Đường (vua Nghiêu) sân nhà Nhu (vua Thuấn) mới là điềm tốt lành.
Như tiên sinh đã có sẵn tư chất thông tuệ lại thâm hiểu đạo học thánh hiền, ví phỏng gặp thời để thi thố sở học thì chắc sẽ tạo ra được cảnh trị bình, biến đổi được thói ở trọc phù bạc ra lễ nghĩa văn minh. Khá tiếc thay, một người có tài đức phù tá Vương nghiệp lại sinh giữa thời đại bá giả, khiến cho sở học không áp dụng được gì.
Tuy nhiên, dùng thì làm, bỏ thì ẩn, sự đắc dụng hay không, đối với tiên sinh cũng chẳng quan trọng gì. Tôi rất hâm mộ điểm ấy của tiên sinh. Tiên sinh sinh trưởng trên đất nhà Mạc, có lúc thử ra làm quan để thi hành sở học thì cũng là việc bắt chước việc Khổng Phu Tử xưa đi ra mắt Công Sơn Phất Nhiễu; rồi khi thấy không thể giúp được, vội bỏ đi thì lại muốn theo trí sáng của Trương Tử Phòng theo gót Xích Tùng Tử xưa.
Nay tôi đọc những thi văn còn lại của tiên sinh, cũng chẳng khác nào được nghe tiếng reo ngọc khua vàng, sáng sủa như thái dương, rực rỡ như mây màu, thơ thái như cái phong vị tắm nước sông Nghi rồi lên hóng mát ở Vũ vu của Tăng Điểm ngày trước, và cái phong độ yêu sen thích lan của các tiên nho xưa. Đồng thời cũng như thấy tiên sinh và được bái kiến tiên sinh ở chỗ đang ngồi dạy học vậy.
Ngoài ra, tiên sinh lại là người tinh thông Lý học, thấu triệt họa phúc, biết rõ dĩ vãng và tương lai, cả trăm đời sau chưa chắc đã có ai hơn được.
Ôi ! Thiên hạ xưa nay, các bậc quân vương và hiền giả thiếu gì nhưng sống thì phú quý vinh hoa còn khuất, hỏi thời gian sau, đã có mấy ai được người đời nhắc đến. Còn tiên sinh, nay con cháu đã bảy tám đời mà gần thì sĩ phu, dân thứ còn xem như sao Đẩu trên trời, cho cách nghìn năm cũng còn mường tượng như mới buổi sớm nào; xa thì sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu.
Như thế, đủ biết tiên sinh là người rất mực của nước ta về thời đại trước vậy.
NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRÊN BÁCH KHOA THƯ
Xem: Nguyễn Bỉnh Khiêm – Wikipedia Tiếng Việt
Nguyễn Bỉnh Khiêm, huý là Văn Đạt, tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cư sĩ, thường gọi là Trạng Trình Tuyết Giang phu tử, là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn nhất thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp thời, hợp lý, sáng suốt, nhân vật lịch sử ảnh hưởng nhất Việt Nam thế kỷ 16. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491 ở Vĩnh Bảo, mất ngày 28 tháng 11 năm 1585, mẹ và bố là Nhữ Thị Thục và Nguyễn Văn Định. Nguyễn Bỉnh Khiêm có ba người vợ với 12 người con, trong đó có 7 người con trai, con trai trưởng là Nguyễn Văn Chính. Sau khi ông đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi năm 1535 và làm quan dưới triều Mạc, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tớiTrình Quốc Công, dân gian quen gọi ông là Trạng Trình. Ông là nhà hiền triết phương Đông, nhà tiên tri số một Việt Nam, “được sĩ phu, dân thứ xem như sao Đẩu trên trời, cho cách nghìn năm cũng còn mường tượng như mới buổi sớm nào; xa thì sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu” theo nhận định của tiến sĩ Vũ Khâm Lân trong Bài tựa Nguyễn Công Văn Đạt phổ ký viết năm 1743 trích Gia phả dòng họ Trạng Trình. Ông trao lại kiệt tác kỳ thư Sấm Trạng Trình sau 500 năm đến nay đã giải mã được các dự báo thiên tài chuẩn xác đến lạ lùng. Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh sĩ tinh hoa, hiền tài muôn thuở của người Việt, dân tộc Việt và nhân loại.
SẤM TRẠNG TRÌNH BẢN A 262 CÂU (*)
Đọc Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm Hoàng Kim sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn và giới thiệu trên Danh nhân Việt ngày 1 tháng 2 năm 2008. Sấm ký Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay còn gọi là Sấm Trạng Trình, là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm, từ năm 1515 đến năm 2015. Đây là các dự báo thiên tài, hợp lý, tùy thời, tự cường, hướng thiện và lạc quan theo lẽ tự nhiên “thuận thời thì an nhàn, trái thời thì vất vả”. “Trạng Trình đã nắm được huyền cơ của tạo hóa” (lời Nguyễn Thiếp – danh sĩ thời Lê mạt). “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (lời Chu Xán – sứ giả của triều Thanh).
Vua Phật Trần Nhân Tông (1258-1308) là người trước thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, rất coi trọng phép biến Dịch. Người đã viết trong “Cư trần lạc đạo”: “Kinh Dịch xem chơi, yêu tính sáng yêu hơn châu báu. Sách Nhàn đọc giấu, trọng lòng rồi trọng nữa hoàng kim”.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với “Sấm ký”, “Bạch Vân Am thi văn tập”, “Thái Ất thần kinh”, “huyền thoại và di tích lịch sử” đã lưu lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại một tài sản văn hoá vô giá. Sấm ký gắn với những giai thoại và sự thật lịch sử hiện đã được giải mã, chứng minh tính đúng đắn của những quy luật- dự đoán học trong Kinh Dịch và Thái Ất thần kinh”. Đến nay đã có 36 giai thoại và sự thật lịch sử về Sấm Trạng Trình đã được giải mã mà chúng tôi sẽ lần lượt đăng trong các bài nghiên cứu tiếp theo.
Sấm Trạng Trình bản A 262 câu, là bản trích từ sách “Thành ngữ, điển tích, danh nhân từ điển” (tập 2) của Trịnh Văn Thanh – Sài Gòn – 1966. Đây là bản phù hợp nhất với bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội ( trước đây là Viện Viễn Đông Bác Cổ) và lưu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội. Sấm Trạng Trình gồm 14 câu “cảm đề” và 248 câu “sấm ký”. Tài liệu liên quan hiện có ít nhất ba dị bản, Trong số 20 văn bản, có 7 bản tiếng Hán Nôm lưu tại Thư viện Khoa học Xã hội và Thư viện Quốc gia Hà Nội và 13 tựa sách quốc ngữ về sấm Trạng Trình xuất bản từ năm 1948 đến nay. Bản Sấm Trạng Trình tiếng quốc ngữ phát hiện sớm nhất có lẽ tại Bạch Vân Am thi văn tập in trong Quốc Học Tùng Thư năm 1930 nhưng hiện nay sách này vẫn chưa tìm được.
CẢM ĐỀ
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thanh nhàn vô sự là tiên
Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi
Cơ tạo hoá
Phép đổi dời
Đầu non mây khói tỏa
Mặt nước cánh buồm trôi
Hươu Tần mặc kệ ai xua đuổi
Lầu Hán trăng lên ngẫm mệnh trời
Tuổi già thua kém bạn
Văn chương gửi lại đời
Dở hay nên tự lòng người cả
Nghiên bút soi hoa chép mấy lời
Bí truyền cho con cháu
Dành hậu thế xem chơi.
SẤM KÝ
Nước Nam từ họ Hồng Bàng
Biển dâu cuộc thế, giang sơn đổi dời
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần thuở trước
Đã bao lần ngôi nước đổi thay
Núi sông thiên định đặt bày
Đồ thư một quyển xem nay mới rành
Hoà đao mộc lạc,
Thập bát tử thành.
Đông A xuất nhập
Dị mộc tái sinh.
Chấn cung xuất nhật
Đoài cung vẫn tinh.
Phụ nguyên trì thống,
Phế đế vi đinh.
Thập niên dư chiến,
Thiên hạ cửu bình.
Lời thần trước đã ứng linh,
Hậu lai phải đoán cho minh mới tường.
Hoà đao mộc hồi dương sống lại
Bắc Nam thời thế đại nhiễu nhương.
Hà thời biện lại vi vương,
Thử thời Bắc tận Nam trường xuất bôn.
Lê tồn, Trịnh tại,
Lê bại, Trịnh vong.
Bao giờ ngựa đá sang sông,
Thì dân Vĩnh Lại quận công cả làng.
Hà thời thạch mã độ giang.
Thử thời Vĩnh Lại nghênh ngang công hầu.
Chim bằng cất cánh về đâu?
Chết tại trên đầu hai chữ quận công.
Bao giờ trúc mọc qua sông,
Mặt trời sẽ lại đỏ hồng non Tây.
Đoài cung một sớm đổi thay,
Chấn cung sao cũng sa ngay chẳng còn.
Đầu cha lộn xuống chân con,
Mười bốn năm tròn hết số thời thôi.
Phụ nguyên chính thống hẳn hoi,
Tin dê lại phải mắc mồi đàn dê.
Dục lòng chim chích u mê,
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
Để loại quỷ bạch Nam xâm,
Làm cho trăm họ khổ trầm lưu ly
Ngai vàng gặp buổi khuynh nguy
Gia đình một ở ba đi dần dần.
Cho hay những gã công hầu,
Giầu sang biết gửi nơi đâu chuyến này.
Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc, rung Nam, Đông tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am mây.
Lâm giang nổi sóng mù thao cát,
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy.
Một ngựa một yên ai sùng bái?
Nhắn con nhà vĩnh bảo cho hay.
Tiền ma bạc quỷ trao tay
Đồ, Môn, Nghệ, Thái dẫy đầy can qua,
Giữa năm hai bẩy mười ba,
Lửa đâu mà đốt tám gà trên mây.
Rồng nằm bể cạn dễ ai hay,
Rắn mới hai đầu khó chịu thay,
Ngựa đã gác yên không người cưỡi
Dê không ăn lộc ngoảnh về Tây.
Khỉ nọ ôm con ngồi khóc mếu
Gà kia vỗ cánh chập chùng bay
Chó nọ vẫy đuôi mừng thánh chúa
Ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày.
Nói cho hay khảm cung ong dậy,
Chí anh hùng biết đấy mới ngoan.
Chữ rằng lục, thất nguyệt gian
Ai mà giữ được mới nên anh tài.
Ra tay điều độ hộ mai
Bấy giờ mới rõ là người an dân
Lọ là phải nhọc kéo quân,
Thấy nhân ai chẳng mến nhân tìm về.
Phá điền than đến đàn dê
Hễ mà chuột rúc thì dê về chuồng
Dê đi dê lại tuồn luồn
Đàn đi nó cũng một môn phù trì
Thương những kẻ nam nhi chí cả
Chớ vội sang tất tả chạy rong
Học cho biết chữ cát hung
Biết phương hướng đứng chớ đừng lầm chi
Hễ trời sinh xuống phải thì
Bất kỳ nhi ngộ tưởng gì đợi mong.
Kìa những kẻ vội lòng phú quý
Xem trong mình một tí đều không
Ví dù có gặp ngư ông
Lưới dăng đâu dễ nên công mà hòng.
Khuyên những đấng thời trung quân tử
Lòng trung nghi nên giữ cho mình
Âm dương cơ ngẫu hộ sinh
Thái Nhâm, Thái Ất trong mình cho hay.
Chớ vật vờ quen loài ong kiến
Hư vô bàn miệng tiếng nói không.
Ô hô thế sự tự bình bồng
Nam Bắc hà thời thiết lộ thông
Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch
Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng.
Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong.
Ngỡ may gặp hội mây rồng
Công danh rạng rỡ chép trong vân đài
Nước Nam thường có thánh tài
Sơn hà đặt vững ai hay tỏ tường?
So mấy lề để tàng kim quỹ
Kể sau này ngu bỉ được coi
Đôi phen đất lở, cát bồi
Đó đây ong kiến, dậy trời quỷ ma
Ba con đổi lấy một cha
Làm cho thiên hạ xót xa vì tiền
Mão Thìn Tí Ngọ bất yên
Đợi tam tứ ngũ lai niên cùng gần.
Hoành Sơn nhất đái
Vạn đại dung thân
Đến thời thiên hạ vô quân
Làm vua chẳng dễ, làm dân chẳng lành.
Gà kêu cho khỉ dậy nhanh
Phụ nguyên số đã rành rành cáo chung
Thiên sinh hữu nhất anh hùng
Cứu dân độ thế trừ hung diệt tà.
Thái Nguyên cận Bắc đường xa
Ai mà tìm thấy mới là thần minh
Uy nghi dung mạo khác hình
Thác cư một góc kim tinh non đoài
Cùng nhau khuya sớm chăn nuôi
Chờ cơ mới sẽ ra đời cứu dân
Binh thư mấy quyển kinh luân
Thiên văn địa lý, nhân dân phép màu
Xem ý trời ngõ hầu khải thánh
Dốc sinh ra điều đỉnh hộ mai
Song thiên nhật nguyệt sáng soi
Thánh nhân chẳng biết thì coi như tường
Thông minh kim cổ khác thường
Thuấn Nghiêu là trí, Cao Quang là tài
Đấng hiên ngang nào ai biết trước
Tài lược thao uyên bác vũ văn
Ai còn khoe trí khoe năng
Cấm kia bắt nọ hung hăng với người.
Chưa từng thấy nay đời sự lạ
Chốc lại mòng gá vạ cho dân
Muốn bình sao chẳng lấy nhân
Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình?
Đã ngu dại Hoàn, Linh đời Hán
Lại đua nhau quần thán đồ lê
Chức này quyền nọ say mê
Làm cho thiên hạ khôn bề tựa nương
Kẻ thì phải thuở hung hoang
Kẻ thì bận của bổng toan, khốn mình
Cửu cửu càn khôn dĩ định
Thanh minh thời tiết hoa tàn
Trực đáo dương đầu mã vĩ
Hồ binh bát vạn nhập Tràng An
Nực cười những kẻ bàng quang
Cờ tam lại muốn toan đường chống xe
Lại còn áo mũ xun xoe
Còn ra xe ngựa màu mè khoe khoang.
Ghê thay thau lẫn với vàng
Vàng kia thử lửa càng cao giá vàng
Thánh ra tuyết tán mây tan
Bây giờ mới sáng rõ ràng nơi nơi.
Can qua, việc nước bời bời
Trên thuận ý trời, dưới đẹp lòng dân
Oai phong khấp quỷ kinh thần
Nhân nghĩa xa gần bách tính ngợi ca
Rừng xanh, núi đỏ bao la
Đông tàn, Tây bại sang gà mới yên
Sửu Dần thiên hạ đảo điên
Ngày nay thiên số vận niên rành rành.
Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình
Sự đời tính đã phân minh
Thanh nhàn mới kểchyện mình trước sau
Đầu thu gà gáy xôn xao
Mặt trăng xưa sáng tỏ vào Thăng Long.
Chó kêu ầm ỉ mùa đông
Cha con Nguyễn lại bế bồng nhau đi
Lợn kêu tình thế lâm nguy
Quỷ vương chết giữa đường đi trên giời
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng, quỷ ma tơi bời.
Rồng bay năm vẻ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng quỷ mới nhăn răng
Cha con dòng họ thầy tăng hết thời
Chín con rồng lộn khắp nơi
Nhện giăng lưới gạch dại thời mắc mưu
Lời truyền để lại bấy nhiêu
Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong
Hậu sinh thuộc lấy làm lòng
Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình.
Đầu can Võ tướng ra binh
Ắt là trăm họ thái bình âu ca
Thần Kinh Thái Ất suy ra
Để dành con cháu đem ra nghiệm bàn
Ngày thường xem thấy quyển vàng
Của riêng bảo ngọc để tàng xem chơi
Bởi Thái Ất thấy lạ đời
Ấy thuở sấm trời vô giá thập phân
Kể từ đời Lạc Long Quân
Đắp đổi xoay vần đến lục thất gian
Mỗi đời có một tôi ngoan
Giúp chung nhà nước dân an thái bình
Phú quý hồng trần mộng
Bần cùng bạch phát sinh
Hoa thôn đa khuyển phệ
Mục giã giục nhân canh
Bắc hữu Kim thành tráng
Nam hữu Ngọc bích thành
Phân phân tùng bách khởi
Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
Bảo giang thiên tử xuất
Bất chiến tự nhiên thành
Rồi ra mới biết thánh minh
Mừng đời được lúc hiển vinh reo hò
Nhị Hà một dải quanh co
Chính thực chốn ấy đế đô hoàng bào
Khắp hoà thiên hạ nao nao
Cá gặp mưa rào có thích cùng chăng?
Nói đến độ thầy tăng mở nước
Đám quỷ kia xuôi ngược đến đâu
Bấy lâu những cậy phép màu
Bây giờ phép ấy để lâu không hào
Cũng có kẻ non trèo biển lội
Lánh mình vào ở nội Ngô Tề
Có thầy Nhân Thập đi về
Tả hữu phù trì, cây cỏ thành binh
Những người phụ giúp thánh minh
Quân tiên xướng nghĩa chẳng tàn hại ai
Phùng thời nay hội thái lai
Can qua chiến trận để người thưởng công
Trẻ già được biết sự lòng
Ghi làm một bản để hòng giở xem
Đời này những thánh cùng tiên
Sinh những người hiền trị nước an dân
Này những lúc thánh nhân chưa lại
Chó còn nằm đầu khải cuối thu
Khuyên ai sớm biết khuông phù
Giúp cho thiên hạ Đường, Ngu ngỏ hầu.
Cơ tạo hoá phép mầu khôn tỏ,
Cuộc tàn rồi mới tỏ thấp cao.
Thấy sấm từ đây chép vào
Một mảy tơ hào chẳng dám sai ngoa.”
BIỂN ĐÔNG VẠN DẶM GIANG TAY GIỮ
“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình” và thông điệp ngoại giao của cụ Trạng Trình nhắn gửi con cháu về lý lẽ giữ nước: “Muốn bình sao chẳng lấy nhân / Muốn yên sao lại bắt dân ghê mình. Điều lạ trong câu thơ là dịch lý, ẩn ngữ, chiết tự của cách ứng xử hiện thời. Bình là hòa bình nhưng bình cũng là Tập Cận Bình. Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là sự thật hiển nhiên, khó ai có thể lấy mạnh hiếp yếu, cưỡng tình đoạt lý để mưu toan giành giật, cho dù cuộc đấu thời vận và pháp lý trãi hàng trăm, hàng ngàn năm, là “kê cân – gân gà” mà bậc hiền minh cần sáng suốt. “Cổ lai nhân giả tri vô địch, Hà tất khu khu sự chiến tranh” Từ xưa đến nay, điều nhân là vô địch, Cần gì phải khư khư theo đuổi chiến tranh. “Quân vương như hữu quang minh chúc, ủng chiếu cùng lư bộ ốc dân” Nếu nhà vua có bó đuốc sáng thì nên soi đến dân ở nơi nhà nát xóm nghèo.”Trời sinh ra dân chúng, sự ấm no, ai cũng có lòng mong muốn cả”; “Xưa nay nước phải lấy dân làm gốc, nên biết rằng muốn giữ được nước, cốt phải được lòng dân”. Đạo lý, Dịch lý, Chiết tự và Ẩn ngữ Việt thật sâu sắc thay !
Trung Hoa có câu chuyện phong thủy. Núi Cảnh Sơn. Jǐngshān, 景山, “Núi Cảnh”, địa chỉ tại 44 Jingshan W St, Xicheng, Beijing là linh địa đế đô. Cảnh Sơn là Núi Xanh, Green Mount, ngọn núi nhân tạo linh ứng đất trời, phong thủy tuyệt đẹp tọa lạc ở quận Tây Thành, chính bắc của Tử Cấm Thành Bắc Kinh, trục trung tâm của Bắc Kinh, thẳng hướng Cố Cung, Thiên An Môn. Trục khác nối Thiên Đàn (天坛; 天壇; Tiāntán, Abkai mukdehun) một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại quận Xuanwu. Trục khác nối Di Hòa Viên (颐和园/頤和園; Yíhé Yuán, cung điện mùa hè) – là “vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa” một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng Tây Bắc. Một hướng khác nối Hải Nam tại thành phố hải đảo Tam Sa, nơi có pho tượng Phật thuộc loại bề thế nhất châu Á. Tam Sa là thành phố có diện tích đất liền nhỏ nhất, tổng diện tích lớn nhất và có dân số ít nhất tại Trung Quốc. Theo phân định của chính phủ Trung Quốc, Tam Sa bao gồm khoảng 260 đảo, đá, đá ngầm, bãi cát trên biển Đông với tổng diện tích đất liền là 13 km². Địa giới thành phố trải dài 900 km theo chiều đông-tây, 1800 km theo chiều bắc-nam, diện tích vùng biển khoảng 2 triệu km². Đó là đường lưỡi bò huyền bí. Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nằm trên trục chính của sự thèm muốn này.
Ngày xuân đọc Trạng Trình. Lạ lùng thay hơn 500 trước Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo điều này và sứ giả Thanh triều là Chu Xán khi nói đến nhân vật Lĩnh Nam cũng có câu “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (về môn lý học nước Nam có ông Trình Tuyền) rồi chép vào sách để truyền lại bên Tàu.
CỰ NGAO ĐỚI SƠN
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Bích tầm tiên sơn triệt đế thanh Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực Trước cước trào vô quyển địa thanh Vạn lý Đông minh quy bá ác Ức niên Nam cực điện long bình Ngã kim dục triển phù nguy lực Vãn khước quan hà cựu đế thành Dịch nghĩa: CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI Nước biếc ngâm núi tiên trong tận đáy Con rùa lớn đội được bầu ngọc mà sinh ra Ngoi đầu lên, đá có sức vá trời Bấm chân xuống, sóng cuồn cuộn không dội tiếng vào đất Biển Đông vạn dặm đưa về nắm trong bàn tay Muôn năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình Ta nay muốn thi thổ sức phù nguy Lấy lại quan hà, thành xưa của Tổ tiên. Dịch thơ: CON RÙA LỚN ĐỘI NÚI Núi tiên biển biếc nước trong xanh Rùa lớn đội lên non nước thành Đầu ngẩng trời dư sức vá đá Dầm chân đất sóng vỗ an lành Biển Đông vạn dặm dang tay giữ Đất Việt muôn năm vững trị bình Chí những phù nguy xin gắng sức
Cõi bờ xưa cũ Tổ tiên mình.(Bản dịch thơ Nguyễn Khắc Mai)
THƠ VĂN NGUYỄN BỈNH KHIÊM
Bốn tác phẩm tuyển chọn
DƯỠNG SINH THI
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần
Thiểu tư, qủa dục, vật lao thân.
Thực thôi ban bảo, vô kiêm vị,
Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần
Mỗi bả hý ngôn, đa thủ tiếu,
Thường hàm, lạc ý, mạc sinh xân
Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn
Nhiệm ngã tiêu dao qúa bách xuân
Dịch thơ
Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần
Ít lo, ít muốn, ít lao thân.
Cơm nên vừa bụng, đừng nhiều vị,
Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng.
Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi,
Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng.
Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,
Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm.
(Bản dịch của GS. Lê Trí Viễn)
NHÀN (Thơ Nôm, bài 73)
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
CHÍN MƯƠI (Thơ Nôm, bài 29)
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tóc đã thưa, răng đã mòn,
Việc nhà đã phó mặc dâu con.
Bàn cờ, cuộc rươu, vầy hoa cúc
Bó củi, cần câu, trốn nước non.
Nhàn được thú vui hay nấn ná,
Bữa nhiều muối bể chứa tươi ngon
Chín mươi thì kể xuân đà muộn
Xuân ấy qua thì xuân khác còn.
NGUYỄN BỈNH KHIÊM: MẶT TRỜI MỌC Ở PHƯƠNG ĐÔNG
Vẹn toàn điều Thiện là Trung, không vẹn toàn điều Thiện thì không phải là Trung. Tân là cái bến, biết chỗ dừng lại là bến chính, không biết chỗ dừng lại là bến mê… Nghĩa chữ Trung chính là ở chỗ Chí Thiện. (Trung Tân quán bi ký, 1543)
Làm việc thiện không phải vì công tích mà ở tấm lòng. Nay vừa sau cơn loạn lạc thì chẳng những thân người ta bị chìm đắm, mà tâm người ta càng thêm chìm đắm. Các bậc sĩ đệ nên khuyến khích nhau bằng điều thiện, để làm cho mọi người dấy nên lòng thiện mà tạo nên miền đất tốt lành. (Diên Thọ kiều bi ký, 1568).
Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân
(Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của Đoan Quận công Nguyễn Hoàng)
Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế
(Nguyễn Bỉnh Khiêm nói với sứ giả của vua Mạc)
Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong
(Nguyễn Bỉnh Khiêm nói về mối quan hệ giữa vua Lê và chúa Trịnh)
Tứ bách niên tiền, chung phục thuỷ / Thập tam thế hậu, dị nhi đồng
(Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về con cháu họ Mạc)
Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ / Hưng tộ diên trường ức vạn xuân
(Nguyễn Bỉnh Khiêm viết về thời vận mới của nước Việt)
Cổ lai quốc dĩ dân vi bản / Đắc quốc ưng tri tại đắc dân
(Thơ chữ Hán, Cảm hứng)
Cổ lai nhân giả tư vô địch / Hà tất khu khu sự chiến tranh
(Thơ chữ Hán)
Tất cánh dục cầu ngô lạc xứ / Tri ngô hậu lạc tại tiên ưu
(Thơ chữ Hán, Ngụ hứng)
Có thuở được thời mèo đuổi chuột / Đến khi thất thế kiến tha bò
(Thơ Nôm, Bài 75)
Thớt có tanh tao ruồi đậu đến / Ang không mật mỡ kiến bò chi
(Thơ Nôm, Bài 53)
Hoa càng khoe nở, hoa nên rữa / Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi
(Thơ Nôm, Bài 52)
Thế gian biến cải vũng nên đồi / Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi
(Thơ Nôm, Bài 77)
Làm người hay một chớ hay hai / Chớ cậy rằng hơn, chớ cậy tài
(Thơ Nôm, Bài 65)
Làm người chớ thấy tài mà cậy / Có nhọn bao nhiêu lại có tù
(Thơ Nôm, Bài 11)
Làm người có dại mới nên khôn / Chớ dại ngây si, chớ quá khôn
(Thơ Nôm, Bài 94)
Chớ cậy rằng khôn khinh rẻ dại / Gặp thời, dại cũng hoá ra khôn
(Thơ Nôm, Bài 94)
Thuở khó dẫu chào, chào cũng lảng/ Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen
(Thơ Nôm, Bài 5)
Đạo ở mình ta lấy đạo trung / Chớ cho đục, chớ cho trong
(Thơ Nôm, Bài 104)
ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY
Biển, núi, em và sóng
Đỗ Trung Quân
Xin cảm ơn những con đường ven biển
Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thùy dương nói hộ tiếng thầm thì
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Ðã xô vào xin chớ ngược ra khơi
Anh như núi đứng nghìn năm chung thủy
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay
Yêu biển vỗ dưới chân mình dào dạt
Dẫu đôi khi vì sóng núi hao gầy…
Cám ơn em dịu dàng đi bên cạnh
Biển ngoài kia xanh quá nói chi nhiều
Núi gần quá – sóng và em gần quá
Anh đủ lời để tỏ một tình yêu.
Một chiều ngược gió
Bùi Sim Sim
Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
Ngược lòng mình tìm về nông nổi
Lãng du đi vô định cánh chim trời
Em ngược thời gian, em ngược không gian
Ngược đời thường bon chen tìm về mê đắm
Ngược trái tim tự bao giờ chai lặng
Em đánh thức nỗi buồn, em gợi khát khao xanh
Mang bao điều em muốn nói cùng anh
Chợt sững lại trước cây mùa trút lá
Trái đất sẽ thế nào khi mầu xanh không còn nữa
Và sẽ thế nào khi trong anh không em?
Em trở về im lặng của đêm
Chẳng còn nữa người đông và bụi đỏ
Phố bỗng buồn tênh, bờ vai hút gió
Riêng chiều này – em biết, một mình em…