Số lần xem
Đang xem 995 Toàn hệ thống 3084 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
NGÀY MỚI VUI XUÂN HIỂU
thơ Mạnh Hạo Nhiên
(bản dịch của Hoàng Kim)
Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?
Tôi tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nên thử tìm lối diễn đạt mới “Ngày mới” cho tuyệt phẩm “Xuân hiểu”: “Ban mai chợt tỉnh giấc / Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít nhiều?”. Ngày mới là ngày xuân. Mây mưa vừa tục vừa thanh như cuộc đời này. Chế Lan Viên có tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” cũng là sự diễn đạt tâm hồn đầy mơ ước: “Tôi yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/ Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”: Hoa xuân rụng nhiều hay ít là sự thao thức về “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, đời người và thân phận con người.
Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình được nhiều người truyền tụng. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:
Tặng Mạnh Hạo Nhiên
Lý Bạch
Ta mến chàng họ Mạnh,
Phong lưu dậy tiếng đồn
Tuổi xanh khinh mũ miện
Đầu bạc ngủ mây cồn
Dưới trăng nghiêng ngửa chén
Bên hoa mê mẩn hồn
Hương bay thầm đón nhận
Không với tới đầu non
春 眠 不 覺 曉,
Xuân miên bất giác hiểu.
處 處 聞 啼 鳥。
Xứ xứ văn đề điểu
夜 來 風 雨 聲,
Dạ lai phong vũ thinh.
花 落 知 多 少?
Hoa lạc tri đa thiểu
Dịch nghĩa:
SỚM XUÂN
(Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng.
Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã).
Đêm qua có tiếng gió mưa.
Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?. Hoàng Nguyên Chương dịch
Dịch thơ
Giấc xuân trời sáng không hay,
Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi.
Đêm qua mưa gió tơi bời
Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.
(Bản dịch Trần Trọng Kim)
SỚM XUÂN
Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng.
Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu.
Đêm qua sầm sập trời mưa gió
Không biết hoa bay rụng ít nhiều
(bản dịch Hoàng Nguyên Chương).
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Giấc xuân, sáng chẳng biết;
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa;
Hoa rụng nhiều hay ít ?
(Bản dịch Tương Như)
SỚM XUÂN
Giấc xuân nào biết hừng đông.
Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời,
Đêm qua mưa gió bời bời,
Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!
(Bản dịch của Ngô Văn Phú)
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay,
Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi.
Đêm nghe mưa gió tơi bời,
Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?
(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)
“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân (xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ ngày mới, quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.
Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống lạc quan. Chữ hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri” (知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật. Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi (晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ về buổi sớm, ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.
Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để chỉ những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý nghĩa đó.
Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi) rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.” …Con người hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa là biểu tượng của sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại. Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?) là câu thơ tuyệt bút đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là một viên ngọc...” .
Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/2020/02/20/ngay-moi-vui-xuan-hieu/
SỚM XUÂN
Hoàng Kim
Ngày mới thêm lộc xuân
Ngày mới vui Xuân hiểu
Sớm xuân đầu năm mới
Trời đất lắng yêu thương.
‘Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?‘.
Nõn lá xanh nhú mầm
Hoa Bình Minh ghé cửa
An nhiên và tỉnh thức
Thung dung cùng tháng năm.
“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.
Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.
Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy.
Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.
Tầm hữu vị ngộ, thơ Hồ Chí Minh
尋友未遇
千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。
(Bản chữ Hán trên Thi Viện của Đào Trung Kiên)
Tầm hữu vị ngộ
Thiên lý tầm quân vị ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.
“ Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh,
Đường về vó ngựa dẫm mây xanh.
Qua đèo chợt gặp mai đầu suối
Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.”
(Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo lời Xuân Thủy)
“Trăm dặm tìm không gặp cố nhân
Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân
Đường về chợt gặp cây mai núi
Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”
(Bản dịch thơ của Phan Văn Các)
Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.
“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.
Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.
Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp.
Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.
Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.
Hoàng Kim
SẮN VIỆT NAMTHAO THỨC Hoàng Kim
Thao thức
Đêm nay đêm 12
Khoảnh khắc thời gian trầm lắng
Chút nữa là 13
Phút chuyển mình rất chậm.
Mọi người giờ này chắc đã ngủ say
Có ai đó còn thao thức?
Bản tin tiếng Anh cuối ngày
Điệu múa lân bang dìu dặt…
Ngày mai trở về Tổ Quốc
Đêm nay là đêm cuối cùng
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Buổi tối đi xa, ai nỡ ngủ.
Nghe thêm một bản tin thời sự
Lắng đọng thêm bài học nước ngoài
Tách trà đậm và say
Đêm nay khó ngủ.
Lặng nhìn qua của sổ
Ánh điện và ánh sao trời sáng lung linh
Đêm Thái Lan xáo động xô bồ và bình yên
Tội lỗi và thánh thiện.
Vẩn vơ nghĩ về số đếm
Mỉm cười con số 13
Là rủi , là may, là đến, hay đi
Thời gian không trở lại
Ai ơi đừng quên
Thời gian không trở lại.
Thời gian không trở lại bao giờ !
Phải sống hết lòng
và biết ước mơ
Cuộc sống là mỗi ngày cộng lại.
II
Tôi muốn liên hệ để mua giống
Từ Thầy Hoàng Kim
Để phát triển loài
Mỗi mẫu giống là một loài như sau.
KM419
KM101
HLS10
HLS11
Sa21-12
Sa60
Hoặc có thể trao đổi với loài của tôi Làm ơn
Tôi chỉ là một nông dân bình thường, không biết mua ở đâu?.
Tháng hai
Tháng mơ mộng !
Một cái khác cũng ấm áp như vậy,
càng gần tới đích, càng nhiều mồ hôi và tiếng thở dốc
với sự khôn ngoan trước đám cháy.
Bạn đã đọc Tháng 2 của Jill Osier rồi chứ?
Tôi không hiểu.
Đây là hình ảnh các loái của Tiến sĩ Piya
mà tôi đã thực hiện sự thử nghiệm
Tôi biết bạn là ai
Tôi dám hỏi loài của bạn.
Tôi đã không học
Nhưng tôi có ý định tạo ra một loài
Tôi lớn lên với sắn.
Tôi muốn tự hỏi mình là một học sinh.
Achan Sean đã nói về bạn nhiều lần.
Anh ấy nói Bạn là người chọn giống sắn thạo nhất Việt Nam.
Tôi có một chút hiểu biết. Xin hãy dạy tôi.
Tôi không phải là thương gia Y
Bất cứ khi nào tôi nhận được số phù hợp với đất của tôi, tôi sẽ ngừng làm điều đó.
Tôi dựa vào các ô để thử nghiệm các loài cho nhiều trạm nghiên cứu.
Nếu muốn biết rõ về tôi, hãy hỏi Ajarn Sakol Chaisi.
Cô ấy đã dạy tôi
*
Bạn đã biết rõ tôi là ai
Tôi là Kim
Kim là KM, là Kim “NO” I
là ‘nhóm chọn giống sắn’
Đã chuyển giao KU50 thành KM94,
Bảo tồn và phát triển KM419, KM440
Đạt trên 75% diện tích sắn Việt Nam
Khi ấy ‘Nhóm chọn giống sắn’ CIAT Thái Lan và Việt Nam
cùng làm việc chung với nhau.
Ngày nay, loài của bạn khác loài của tôi
Chúng ta đã không cùng học
Chúng tôi cũng có ý định tạo ra một loài
Chúng tôi cũng lớn lên với sắn.
* Nhưng bây giờ bạn bị ốm.
Tiếp theo là nhiệm vụ của tôi nhưng đến muộn.
Mặc dù chúng ta không học cùng nhau,
tôi sẽ kết hợp chúng bằng tay của mình.
Từ bàn tay của người dân làng này, tôi sẽ chỉ cho bạn
Không thành công, tôi đã không từ bỏ
*
Sắn Việt Nam thao thức
Cách mạng sắn Việt Nam
CassavaViet ACIAR CIAT và bản sắc
KM94 KM419 KM440 KM535 KM568
Việt Nam con đường xanh
Bảo tồn và phát triển
Casava Kasetnakkak , Danai Suparhan những bạn người Thái hãy giúp chuyển thể bài thơ “Sắn Việt Nam thao thức” thành tiếng Thái nhé:
Cách mạng sắn Việt Namlà thành tựu và bài học kinh nghiệm quý giá. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng thứ ba sau lúa và ngô. Sắn Việt Nam ngày nay là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Nam (Cassava revolution in Vietnam), với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam hôm qua và ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới. Cuộc chiến hiện tại là bảo tồn và phát triển bền vững thành tựu và bài học sắn thương mại siêu bột Việt Nam, chống lại bệnh khảm lá sắn (CMD) và bệnh chồi rồng (CWBD) với sự hỗ trợ tiếp nối đặc biệt cấp thiết, hiệu quả, có tính khả thi cao của chương trình “Thiết lập các giải pháp bền vững cho cây sắn ở Đông Nam Á” giữa Việt Nam ACIAR CIAT. Đó là sự bảo tồn và phát triển Cách mạng sắn Việt Nam thông qua sự hợp tác bảo tồn kế thừa và phát triển.
Chương trình Sắn Việt Nam (Viet Nam Cassava Program VNCP) là một địa chỉ xanh của gia đình sắn. Gia đình sắn Việt Nam là một kinh nghiệm quý về sự liên kết chặt chẽ giữa các ‘bạn nhà nông’ chuyên gia nông học, thầy giáo cán bộ nghiên cứu sinh viên, các chuyên gia quốc tế cùng làm việc chặt chẽ với nông dân xây dựng mô hình điểm trình diễn, đó là chìa khóa cho sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững. Chúng tôi đã cùng nhau đánh giá giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh sắn thích hợp trên ruộng nông dân. Sự hợp tác chặt chẽ đã xâu chuỗi sự thành công bền vững.
Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là câu chuyện nhiều năm còn kể. Cách mạng sắn Việt Nam. https://youtu.be/81aJ5-cGp28
Sắn Việt Nam câu chuyện thành công, thành tựu bài học cần bảo tồn và phát triển. Tiến sĩ Reinhardt Howeler là người biên soạn rất nhiều sách sắn chuyên khảo với tác phẩm mới “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” Howeler R.H. and T. M. Aye 2015 (Nguyên tác: Sustainable Management of Cassava in Asia – From Research to Practice, CIAT, Cali, Colombia, 147 p). Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015; Quản lý bền vững sắn châu Á : Từ nghiên cứu đến thực hành. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội
NGÀY MỚI VUI XUÂN HIỂU
thơ Mạnh Hạo Nhiên
(bản dịch của Hoàng Kim)
Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?
Tôi tâm đắc thơ “Xuân hiểu” của Mạnh Hạo Nhiên, nên thử tìm lối diễn đạt mới “Ngày mới” cho tuyệt phẩm “Xuân hiểu”: “Ban mai chợt tỉnh giấc / Nghe đầy tiếng chim kêu/ Đêm qua mây mưa thế/ Hoa xuân rụng ít nhiều?”. Ngày mới là ngày xuân. Mây mưa vừa tục vừa thanh như cuộc đời này. Chế Lan Viên có tứ thơ khoáng đạt “Chim lượn trăm vòng” cũng là sự diễn đạt tâm hồn đầy mơ ước: “Tôi yêu quá! cuộc đời như con đẻ/ Như đêm xuân người vợ trẻ yêu chồng…/ Cánh thơ tôi thoát khỏi phòng nhỏ bé? Lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”: Hoa xuân rụng nhiều hay ít là sự thao thức về “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”, đời người và thân phận con người.
Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) là nhà thơ người Tương Dương, Tương Châu, nay thuộc tỉnh Hồ Bắc ,Trung Quốc thời nhà Đường, thuộc thế hệ đàn anh của Lí Bạch. Ông là người nhân cách lỗi lạc, yêu thiên nhiên, phúc hậu đức độ, học vấn tài năng trác tuyệt, giỏi thơ văn, nhưng chán ghét cảnh quan trường nên ẩn cư vui với thiên nhiên, sông núi quê hương , đặc biệt là Long Môn, Nam San và Lumen Sơn. Sự nghiệp văn chương của ông sừng sững như núi cao với hai trăm sáu mươi bài thơ, phần lớn là những bài thơ sơn thuỷ tuyệt bút . Thơ năm chữ của Mạnh Hạo Nhiên luật lệ nghiêm cách, phóng khoáng, hùng tráng, rất nổi tiếng. Bài Xuân hiểu và Lâm Động Đình được nhiều người truyền tụng. Lí Bạch rất hâm mộ Mạnh Hạo Nhiên và có thơ tặng ông:
Tặng Mạnh Hạo Nhiên
Lý Bạch
Ta mến chàng họ Mạnh,
Phong lưu dậy tiếng đồn
Tuổi xanh khinh mũ miện
Đầu bạc ngủ mây cồn
Dưới trăng nghiêng ngửa chén
Bên hoa mê mẩn hồn
Hương bay thầm đón nhận
Không với tới đầu non
春 眠 不 覺 曉,
Xuân miên bất giác hiểu.
處 處 聞 啼 鳥。
Xứ xứ văn đề điểu
夜 來 風 雨 聲,
Dạ lai phong vũ thinh.
花 落 知 多 少?
Hoa lạc tri đa thiểu
Dịch nghĩa:
SỚM XUÂN
(Đang nằm trong) giấc ngủ mùa xuân, không biết trời đã sáng.
Khắp nơi nơi nghe tiếng chim kêu (rộn rã).
Đêm qua có tiếng gió mưa.
Không biết hoa rụng nhiều hay ít ?. Hoàng Nguyên Chương dịch
Dịch thơ
Giấc xuân trời sáng không hay,
Chim kêu ríu rít từng bầy khắp nơi.
Đêm qua mưa gió tơi bời
Biết rằng hoa cũng có rơi ít nhiều.
(Bản dịch Trần Trọng Kim)
SỚM XUÂN
Giấc ngủ mùa xuân, không biết sáng.
Khắp nơi rộn rã tiếng chim kêu.
Đêm qua sầm sập trời mưa gió
Không biết hoa bay rụng ít nhiều
(bản dịch Hoàng Nguyên Chương).
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Giấc xuân, sáng chẳng biết;
Khắp nơi chim ríu rít;
Đêm nghe tiếng gió mưa;
Hoa rụng nhiều hay ít ?
(Bản dịch Tương Như)
SỚM XUÂN
Giấc xuân nào biết hừng đông.
Tỉnh ra chim đã véo von khắp trời,
Đêm qua mưa gió bời bời,
Ngoài kia nào rõ hoa rơi ít nhiều!
(Bản dịch của Ngô Văn Phú)
BUỔI SÁNG MÙA XUÂN
Đêm xuân ngủ sáng chẳng hay,
Bên ngoài chim đã hót đầy nơi nơi.
Đêm nghe mưa gió tơi bời,
Chẳng hay hoa rụng hoa rơi ít nhiều?
(Bản dịch của Hoàng Giáp Tôn)
“Xuân hiểu” (Sớm xuân) của Mạnh Hạo Nhiên nói về giấc ngủ mùa xuân (xuân miên) thung dung, an nhiên, tự tai cho đến khi trời chợt sáng (bất giác hiểu?). “Xuân hiểu” không đơn thuần chỉ là mùa xuân mà còn chỉ ngày mới, quy luật vĩnh cữu của trời đất, khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ, thời điểm chuyển tiếp từ đêm sang ngày, từ âm sang dương, từ tĩnh sang động, từ tối đến sáng. Đó là thời khắc ban mai tuyệt diệu của tạo hóa, đất trời và con người hòa chung làm một, là thời khắc giao hoà tuyệt vời được thể hiện thanh thoát lạ lùng.
Điều đặc sắc của tác phẩm “Xuân hiểu” là đã dùng chữ xuân và chữ hiểu. Chữ xuân thì dễ thấy để chỉ sự tươi trẻ, khởi đầu, triết lý sống lạc quan. Chữ hiểu “giác” (覺) có nghĩa là hiểu mà không dùng chữ “tri” (知) có nghĩa là biết để chỉ sự hiểu biết tận cùng chân tính của sự vật. Tác giả đã dùng chữ “hiểu” (曉) để chỉ về ban mai mà không dùng các chữ khác như: đán (旦) , tảo (早) hạo (暭), thịnh (晟), thần (晨), thự (曙), hi (晞) v.v.. Bởi chữ hiểu vừa có nghĩa là hiểu biết , lại vừa có nghĩa chỉ về buổi sớm, ban mai, ngày mới, cái khoảnh khắc huyền diệu của vũ trụ.
Nhà Phật đã dùng chữ “giác” (覺) này trong “giác ngộ”, “chính giác” để chỉ những điều thấu hiểu đã đạt ngộ đến đích của thiền tính. Khoa học giúp ta tri thức, sự biết , Phật học là minh sư chỉ ra sự đạt ngộ, giác ngộ này . Nhà bác học Anhstanh, cha đẻ của Thuyết tương đối, nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học” chính là nói trên ý nghĩa đó.
Tôi thích lời bình của Hoàng Nguyên Chương về thơ Mạnh Hạo Nhiên: “Sau cái tĩnh lặng của giấc ngủ là cái động, thức giấc của con người, mặt trời và sự sống. Ta thấy sự sống tưng bừng của vũ trụ “xứ xứ” (khắp nơi) rộn tiếng chim. Chữ “văn” ở đây cho ta xác định được cái tiểu vũ trụ của tác giả và chính tác giả là chủ thể của con người trung tâm đang nhìn ra khắp chốn (xứ xứ) của đại vũ trụ để bắt nguồn giao cảm từ ý nghĩa vạn vật đều có đủ trong ta (vạn vật giai bị ư ngã) hoặc vạn vật với ta là một (vạn vật dữ ngã vi nhất) hay nói khác hơn đó là vạn vật đã đồng nhất với cái ngã. Hình tượng chim (điểu) cũng chỉ là một thực thể bé nhỏ và âm thanh kêu, hót (đề) cũng chỉ là “dữ cộng tương sinh” nhưng lại là đại biểu cho tất cả mọi sinh vật làm biểu tượng cho cả sự sống muôn loài vừa trổi dậy. Như thế mỗi thực thể bé nhỏ ở đây không chỉ là mỗi tiểu vũ trụ mà đã hình thành biểu trưng cho cả một đại vũ trụ.” …Con người hiện tại tiếp tục suy tư chiêm nghiệm để tự hỏi: Dạ lai phong vũ thinh (Đêm qua có tiếng gió mưa). Hình ảnh gió mưa chính là nguyên nhân đưa đến hiện trạng của ngày mới. Đóa hoa là biểu tượng của sự sống, của nguồn sinh mệnh trong cõi đời. Đó là những thực thể bé nhỏ nhưng lại là những tiểu vũ trụ như lời Đỗ Phủ: “Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân” (một cánh hoa rơi làm giảm đi vẻ đẹp của xuân) nhưng ý tưởng lại còn đi xa hơn thế nữa. Bởi vì hình thức mỗi cánh hoa còn lại trên cành hay rụng đi là một nỗi băn khoăn về lẽ tồn tại hay không tồn tại. Đó là sự thao thức về đời người và thân phận con người. Câu thơ “Hoa lạc tri đa thiểu” (không biết hoa rụng nhiều hay ít?) là câu thơ tuyệt bút đã làm bài thơ bừng tỏa. … Đây cũng là phong cách tiêu biểu của Đường thi, phong cách đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và mỗi chữ mỗi lời là một viên ngọc...” .
Nguồn: https://hoangkimlong.wordpress.com/2020/02/20/ngay-moi-vui-xuan-hieu/
SỚM XUÂN
Hoàng Kim
Ngày mới thêm lộc xuân
Ngày mới vui Xuân hiểu
Sớm xuân đầu năm mới
Trời đất lắng yêu thương.
‘Ban mai chợt tỉnh giấc,
Nghe đầy tiếng chim kêu.
Đêm qua mây mưa thế,
Hoa xuân rụng ít nhiều?‘.
Nõn lá xanh nhú mầm
Hoa Bình Minh ghé cửa
An nhiên và tỉnh thức
Thung dung cùng tháng năm.
“Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/ Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/ Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành“. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà ít thấy sách báo nào nhắc đến gần nửa thế kỷ qua.
Thuở ấy, tôi mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai Hoàng Ngọc Dộ ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của Bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình Nguyễn Tư Thoan vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.
Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ “Nguyên tiêu” nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ “Trung Nam Hải” từ dịp ấy.
Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ “Tầm hữu vị ngộ” của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới lời dịch sát nghĩa chữ Hán hơn so với bản tự dịch thoáng ý của chính Bác và có khác MỘT chữ so với bài mà tôi được nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.
Tầm hữu vị ngộ, thơ Hồ Chí Minh
尋友未遇
千里尋君未遇君, 馬蹄踏碎嶺頭雲。 歸來偶過山梅樹, 每朵黃花一點春。
(Bản chữ Hán trên Thi Viện của Đào Trung Kiên)
Tầm hữu vị ngộ
Thiên lý tầm quân vị ngộ quân,
Mã đề đạp toái lĩnh đầu vân.
Quy lại ngẫu quá sơn mai thụ,
Mỗi đoá hoàng hoa nhất điểm xuân.
“ Trăm dặm tìm anh chẳng gặp anh,
Đường về vó ngựa dẫm mây xanh.
Qua đèo chợt gặp mai đầu suối
Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành.”
(Bản tự dịch của Hồ Chí Minh, theo lời Xuân Thủy)
“Trăm dặm tìm không gặp cố nhân
Mây đèo dẫm vỡ ngựa dồn chân
Đường về chợt gặp cây mai núi
Mỗi đoá hoa vàng một nét xuân”
(Bản dịch thơ của Phan Văn Các)
Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.
“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ “Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân” và không đơn giản dịch là “Tìm bạn không gặp”. Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam “chiến đấu trong vòng vây”; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.
Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/ Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.
Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp.
Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.
Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.
Hoàng Kim
SẮN VIỆT NAMTHAO THỨC Hoàng Kim
Thao thức
Đêm nay đêm 12
Khoảnh khắc thời gian trầm lắng
Chút nữa là 13
Phút chuyển mình rất chậm.
Mọi người giờ này chắc đã ngủ say
Có ai đó còn thao thức?
Bản tin tiếng Anh cuối ngày
Điệu múa lân bang dìu dặt…
Ngày mai trở về Tổ Quốc
Đêm nay là đêm cuối cùng
Đi một ngày đàng học một sàng khôn
Buổi tối đi xa, ai nỡ ngủ.
Nghe thêm một bản tin thời sự
Lắng đọng thêm bài học nước ngoài
Tách trà đậm và say
Đêm nay khó ngủ.
Lặng nhìn qua của sổ
Ánh điện và ánh sao trời sáng lung linh
Đêm Thái Lan xáo động xô bồ và bình yên
Tội lỗi và thánh thiện.
Vẩn vơ nghĩ về số đếm
Mỉm cười con số 13
Là rủi , là may, là đến, hay đi
Thời gian không trở lại
Ai ơi đừng quên
Thời gian không trở lại.
Thời gian không trở lại bao giờ !
Phải sống hết lòng
và biết ước mơ
Cuộc sống là mỗi ngày cộng lại.
II
Tôi muốn liên hệ để mua giống
Từ Thầy Hoàng Kim
Để phát triển loài
Mỗi mẫu giống là một loài như sau.
KM419
KM101
HLS10
HLS11
Sa21-12
Sa60
Hoặc có thể trao đổi với loài của tôi Làm ơn
Tôi chỉ là một nông dân bình thường, không biết mua ở đâu?.
Tháng hai
Tháng mơ mộng !
Một cái khác cũng ấm áp như vậy,
càng gần tới đích, càng nhiều mồ hôi và tiếng thở dốc
với sự khôn ngoan trước đám cháy.
Bạn đã đọc Tháng 2 của Jill Osier rồi chứ?
Tôi không hiểu.
Đây là hình ảnh các loái của Tiến sĩ Piya
mà tôi đã thực hiện sự thử nghiệm
Tôi biết bạn là ai
Tôi dám hỏi loài của bạn.
Tôi đã không học
Nhưng tôi có ý định tạo ra một loài
Tôi lớn lên với sắn.
Tôi muốn tự hỏi mình là một học sinh.
Achan Sean đã nói về bạn nhiều lần.
Anh ấy nói Bạn là người chọn giống sắn thạo nhất Việt Nam.
Tôi có một chút hiểu biết. Xin hãy dạy tôi.
Tôi không phải là thương gia Y
Bất cứ khi nào tôi nhận được số phù hợp với đất của tôi, tôi sẽ ngừng làm điều đó.
Tôi dựa vào các ô để thử nghiệm các loài cho nhiều trạm nghiên cứu.
Nếu muốn biết rõ về tôi, hãy hỏi Ajarn Sakol Chaisi.
Cô ấy đã dạy tôi
*
Bạn đã biết rõ tôi là ai
Tôi là Kim
Kim là KM, là Kim “NO” I
là ‘nhóm chọn giống sắn’
Đã chuyển giao KU50 thành KM94,
Bảo tồn và phát triển KM419, KM440
Đạt trên 75% diện tích sắn Việt Nam
Khi ấy ‘Nhóm chọn giống sắn’ CIAT Thái Lan và Việt Nam
cùng làm việc chung với nhau.
Ngày nay, loài của bạn khác loài của tôi
Chúng ta đã không cùng học
Chúng tôi cũng có ý định tạo ra một loài
Chúng tôi cũng lớn lên với sắn.
* Nhưng bây giờ bạn bị ốm.
Tiếp theo là nhiệm vụ của tôi nhưng đến muộn.
Mặc dù chúng ta không học cùng nhau,
tôi sẽ kết hợp chúng bằng tay của mình.
Từ bàn tay của người dân làng này, tôi sẽ chỉ cho bạn
Không thành công, tôi đã không từ bỏ
*
Sắn Việt Nam thao thức
Cách mạng sắn Việt Nam
CassavaViet ACIAR CIAT và bản sắc
KM94 KM419 KM440 KM535 KM568
Việt Nam con đường xanh
Bảo tồn và phát triển
Casava Kasetnakkak , Danai Suparhan những bạn người Thái hãy giúp chuyển thể bài thơ “Sắn Việt Nam thao thức” thành tiếng Thái nhé:
Cách mạng sắn Việt Namlà thành tựu và bài học kinh nghiệm quý giá. Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng thứ ba sau lúa và ngô. Sắn Việt Nam ngày nay là một ngành xuất khẩu đầy triển vọng với diện tích hơn nửa triệu ha và giá trị xuất khẩu hơn một tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Cách mạng sắn Việt Nam (Cassava revolution in Vietnam), với sự tham gia của hàng triệu nông dân trồng sắn Việt Nam, đã thực sự đạt được sự chuyển đổi to lớn cây sắn và ngành sắn về năng suất, sản lượng, giá trị sử dụng, hiệu quả kinh tế, thu nhập thực tế, sinh kế, việc làm và bội thu giá trị lao động sống ngành sắn cho hàng triệu người dân trên toàn quốc. Sắn Việt Nam hôm qua và ngày nay đã và đang tiếp tục làm cuộc cách mạng xanh mới. Cuộc chiến hiện tại là bảo tồn và phát triển bền vững thành tựu và bài học sắn thương mại siêu bột Việt Nam, chống lại bệnh khảm lá sắn (CMD) và bệnh chồi rồng (CWBD) với sự hỗ trợ tiếp nối đặc biệt cấp thiết, hiệu quả, có tính khả thi cao của chương trình “Thiết lập các giải pháp bền vững cho cây sắn ở Đông Nam Á” giữa Việt Nam ACIAR CIAT. Đó là sự bảo tồn và phát triển Cách mạng sắn Việt Nam thông qua sự hợp tác bảo tồn kế thừa và phát triển.
Chương trình Sắn Việt Nam (Viet Nam Cassava Program VNCP) là một địa chỉ xanh của gia đình sắn. Gia đình sắn Việt Nam là một kinh nghiệm quý về sự liên kết chặt chẽ giữa các ‘bạn nhà nông’ chuyên gia nông học, thầy giáo cán bộ nghiên cứu sinh viên, các chuyên gia quốc tế cùng làm việc chặt chẽ với nông dân xây dựng mô hình điểm trình diễn, đó là chìa khóa cho sự bảo tồn và phát triển sắn bền vững. Chúng tôi đã cùng nhau đánh giá giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh sắn thích hợp trên ruộng nông dân. Sự hợp tác chặt chẽ đã xâu chuỗi sự thành công bền vững.
Bạn tốt khó tìm, khó bỏ lại, và không thể quên lãng (Good friends are hard to find, harder to leave, and impossible to forget). Sắn Việt Nam là câu chuyện nhiều năm còn kể. Cách mạng sắn Việt Nam. https://youtu.be/81aJ5-cGp28
Sắn Việt Nam câu chuyện thành công, thành tựu bài học cần bảo tồn và phát triển. Tiến sĩ Reinhardt Howeler là người biên soạn rất nhiều sách sắn chuyên khảo với tác phẩm mới “Quản lý bền vững sắn châu Á từ nghiên cứu đến thực hành” Howeler R.H. and T. M. Aye 2015 (Nguyên tác: Sustainable Management of Cassava in Asia – From Research to Practice, CIAT, Cali, Colombia, 147 p). Người dịch: Hoàng Kim, Hoàng Long, Nguyễn Thị Trúc Mai, Nguyễn Bạch Mai 2015; Quản lý bền vững sắn châu Á : Từ nghiên cứu đến thực hành. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tấn, Hà Nội, Việt Nam, 148 trang. Tác phẩm này được đánh giá cao “Thay cho những lời khuyên tốt nhất hiện có về kỹ thuật canh tác sắn sau hơn 50 năm kinh nghiệm thực tiễn kết hợp nghiên cứu và làm việc với nông dân để thấu hiểu những thách thức thực tế cuộc sống và cơ hội mà họ phải đối mặt” (The work summarized in this manual represents the best available advice from more than 50 years of combined research experience and work with farmers to understand their real-life challenges and opportunities. – Clair Hershey, CIAT Cassava program). Reinhardt Howeler là chuyên gia sắn nổi tiếng thế giới, người bạn lớn của nông dân trồng sắn châu Á có 23 năm kinh nghiệm làm việc vời nông dân châu Á và Việt Nam. Ông đã được chính phủ Việt Nam trao tăng huy chương hữu nghị vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam năm 1997 đồng thời với tiến sĩ Kazuo Kawano.
Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó (Cassava and Vietnam: Now and Then) là chủ đề của bộ phim cùng tên của hãng phim NHK Nhật Bản công chiếu năm 2009. Kazuo Kawano là chuyên gia chọn giống sắn người Nhật rất nổi tiếng, người bạn lớn của nông dân trồng sắn Thế giới, châu Á và sắn Việt Nam. Ôngi đã đóng góp nhiều công sức với thực tiễn sản xuất sắn Việt Nam, biên soạn 11 sách, 157 bài báo khoa học và đoạt nhiều giải thưởng lớn quốc tế, trong đó có huy chương hữu nghị năm 1997 của chính phủ Việt Nam. Ông đã đúc kết một phóng sự ảnh . Giáo sư Kazuo Kawano đã đúc kết một phóng sự ảnh đề dẫn cho bộ phim truyền hình nổi tiếng nói trên. Hình ảnh trong ký sự này về Việt Nam đất nước con người các giống sắn KM94, KM419 phổ biến trong sản xuất ở Tây Ninh năm 2009 và giống sắn tốt khảo nghiệm năm đó trên đồng ruộng. Câu chuyện sắn của giáo sư Kazuo Kawano là góc nhìn về sự bảo tồn và phát triển.sắn Việt Nam. Mời bạn đọc thông tin tại đây https://hoangkimlong.wordpress.com/category/cach-mang-san-viet-nam/