Số lần xem
Đang xem 1182 Toàn hệ thống 2792 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
SOLOKHOV SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM
Hoàng Kim
Trong ký ức tuổi thơ của tôi có dòng sông quê hương và Sholokhov sông Đông êm đềm thao thiết chảy. Sông Đông êm đềm là sử thi về số phận của một dân tộc, một vùng đất như lời trong một bài hát Cossack cổ: ” Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack. Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng. Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút. Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha.”. Tôi nhớ về sông Đông êm đềm là nhớ một cái kết, với đại ý “Năm tháng đi qua. Những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá. Những cuộc cách mạng đã thôi gào thét.. Chỉ đọng lại không phôi pha. Tấm lòng em nhân hậu, dịu dàng. Và tràn đầy yêu thương“. Đời người, ai cũng có một dòng sông quê hương. Tôi cũng có Linh Giang dòng sông quê hương của tôi và những cuốn sách tuổi thơ được đọc. Tôi đã noi theo Linh Giang dòng sông quê hương và noi theo trang sách tuổi thơ Sholokhov sông Đông êm đềm để đi như một dòng sông. Tưởng nhớ đại thi hào Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov tác giả bộ sử thi vĩ đại Sông Đông êm đềm, chúng ta cùng đọc lại và suy ngẫm.
Sông Đông êm đềm tóm tắt tác phẩm
Sông Đông êm đềm (tiếng Nga: Тихий Дон, Tikhy Don) là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Bộ tiểu thuyết này đã được Sholokhov viết ròng rã trong gần 14 năm với 4 tập, nội dung nói về cuộc sống của những người Cozak . Đây là một trong những tiểu thuyết phổ biến nhất của Văn học Xô viết , đã đem lại cho tác giả của nó Giải Nobel Văn học năm 1965, và được Jorge Amado cho rằng có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy.
Sông Đông êm đềm miêu tả giai đoạn lịch sử mười năm (1912 – 1922) của Chiến tranh thế giới thứ nhất tại mặt trận miền Tây nước Nga Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông.
Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ.
Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Gregori và Aksinia muốn được tiếp tục sống bên nhau nên đã cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết. Gregori phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó.
Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ “bên Đỏ” rồi lại sang “bên Trắng”. Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu. Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do thiếu thốn, bệnh tật.
Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin. Chính quyền Xô viết ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori. Cùng trong lúc này, Gregori đã đem tất cả vũ khí thả xuống sông Đông như một hành động giã từ vũ khí.
Trở về vùng sông Đông, anh gặp lại con trai. Anh được biết bố mẹ đã mất, anh trai (lính bảo hoàng) bị em rể (hồng quân) giết. Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất. Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.
Sholokhov và quá trình sáng tác
Mikhail Sholokhov sinh năm 1905 trong một gia đình người Cozak ở Kamenskaya thuộc Đế quốc Nga. Bố của ông là một nông dân Cozak, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình nông dân người Ukraina đã từng có một đời chồng. Sholokhov đi học tại các trường phổ thông ở Kargin, Moskva, Boguchar và Veshenskaya; đến năm 1918 thì tham gia Hồng quân chiến đấu trong Nội chiến Nga. Khi đó Sholokhov mới 13 tuổi.
Sau khi tham gia cuộc Nội chiến ở phía Hồng quân năm 1920, Sholokhov trở về quê, một làng Cossack thuộc trấn Veshenskaya vùng sông Đông (nay là tỉnh Rostovsky, Liên bang Nga) năm 1924. Ông bắt đầu viết Sông Đông êm đềm từ năm 1925 và lần lượt phát hành:
Phần một, (1928), viết về giai đoạn 1912 đến 1916: nhân vật chính Gregori Melekhov mới bắt đầu lớn lên, gia nhập quân ngũ và tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Phần hai (1929), viết về giai đoạn 1916 đến đầu 1918, giai đoạn cuộc Cách mạng tháng Mười nổ ra, hoạt động của đội quân Bạch vệ của tướng Cornhilov, khởi đầu cuộc Nội chiến Nga.
Phần ba (1933), viết về giai đoạn đầu 1918 đến tháng 5 năm 1919, giai đoạn cuộc nội chiến diễn ra khốc liệt.
Phần bốn (1940), viết về giai đoạn từ tháng 5 năm 1919 cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1922.
Bản dịch tiếng Việt phổ biến nhất là của dịch giả Nguyễn Thụy Ứng, được in thành tám tập. Năm 2005, được in làm bốn tập, trong đó dịch giả đã hiệu đính lại bản dịch, thêm phần phụ lục để giới thiệu một số đoạn trước đây bị cắt bỏ. Lần tái bản gần nhất (2007), Nhà xuất bản Văn học gộp thành hai quyển.
Giá trị tác phẩm Sông Đông êm đềm
Sông Đông êm đềm được so sánh với Chiến tranh và Hoà bình của Lev Nikolayevich Tolstoy. Bộ sử thi này một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trường phái Hiện thực Xã hội chủ nghĩa mà trong đó Sholokhov đã hợp nhất được những di sản nghệ thuật của Tolstoy và Gogol.
Ngay từ chương mở đầu tác phẩm đưa đã đưa độc giả vào cuộc sống của những người nông dân Cossack vùng sông Đông trước cách mạng tháng Mười với nếp sống phong kiến gia trưởng nghiệt ngã, cùng những xung đột căng thẳng trong những quan hệ gia đình, sinh hoạt. Từ chương 2 hành động của tiểu thuyết mở rộng dần sang những vấn đề xã hội nóng bỏng gắn liền với những biến động của lịch sử diễn ra trên đất nước: những định kiến của người dân Cossack, vốn trước kia được Nga hoàng ưu đãi đặc biệt nhằm mua chuộc, sử dụng để chống phá mọi phong trào đấu tranh của nhân dân, sự phân hóa xã hội trong cộng đồng Cossack, cuộc đấu tranh giai cấp đặc biệt phức tạp và ác liệt vùng sông Đông. Trong các tập 2, 3 và 4, tác phẩm tập trung miêu tả bối cảnh lịch sử những năm nội chiến, những xung đột gia đình gắn với xung đột xã hội.
Cũng như các tác giả kinh điển của trường phái hiện thực, Sholokhov đã viết Sông Đông êm đềm với tất cả sự thật dù tàn nhẫn nhưng là lô-gíc tất yếu của hoàn cảnh, tác động xã hội. Mặc dù rất đáng yêu, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng số phận của Gregori, Aksinia, Natalia và nhiều nhân vật khác nữa đều bi thảm trong dòng chảy khốc liệt của những biến động xã hội lớn lao ở nước Nga thời kỳ Nội chiến. Bộ sử thi đồ sộ với trên 100 nhân vật diễn ra trong 10 năm trên một không gian rộng lớn, với những sự kiện dồn dập nhưng được kết cấu vô cùng chặt chẽ. Mỗi nhân vật đều được mô tả với đặc điểm tâm lý, tính cách và cả thể hình rất riêng biệt, từ người nông dân bần cùng nhiệt tình đi theo cách mạng đến bọn phú nông chống phá cách mạng với lòng hằn thù sâu sắc, từ những đảng viên trung kiên đến bọn chỉ huy, binh lính trong các đạo quân bạch vệ liều lĩnh và tàn bạo, từ các chàng trai Cossack bộc trực và quả cảm đến những cô gái Cossack yêu thương say đắm và giàu lòng vị tha.
Độc giả bị cuốn hút bởi tính cách, tâm hồn Aksinia và cũng nhớ cả “lọn tóc trên cái gáy rám nắng” của nàng. Tính hiện thực sâu sắc của Sông Đông êm đềm thể hiện rõ nét ở từng hình tượng nhân vật với tất cả những gì tốt đẹp, bình thường, thậm chí xấu xa như cuộc đời vẫn luôn là như vậy. Aksinia hấp dẫn, mãnh liệt, chiến đấu đến cùng để giành giật tình yêu nhưng cũng không vượt qua nổi những phút cô đơn, tuyệt vọng và cả bản năng rất đàn bà. Natalia thủy chung, hiền dịu nhưng nhẫn nhục, cam chịu và yếu đuối. Chính vì vậy những nhân vật của Sông Đông êm đềm lại càng thực, càng sống trong lòng độc giả. Với tình yêu và hấp thụ được cái hồn của vùng đất sông Đông, Sholokhov đã đưa vào Sông Đông êm đềm cảnh vật quê hương, những tập tục và các bài dân ca một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện với con người.
Trong Sông Đông êm đềm hình tượng nhân vật Gregori tiêu biểu cho tầng lớp trung nông trải qua nhiều lầm lạc, dao động về tư tưởng chính trị trong những năm bão táp. Tính cách của Gregori phức tạp, mâu thuẫn. Đó là một con người chính trực, tự trọng, nồng nhiệt, mạnh mẽ và dũng cảm rất Cossack, yêu làng xóm và quê hương, nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư hữu. Với những định kiến đã hình thành từ lâu trong cộng đồng Cossack, Gregori cho rằng cách mạng đã tước đoạt mất những quyền lợi của cộng đồng Cossack, xâm phạm vào truyền thống, danh dự của họ. Gregori muốn rằng những người Cossack không theo phe đỏ cũng không thuộc phe trắng, nhưng rồi cuộc đấu tranh quyết liệt diễn ra ngay trên quê hương sông Đông, ngay trong những người Cossack đã không cho phép họ lựa chọn con đường thứ ba. Gregori đã rơi vào lầm lạc khi tách khỏi nhân dân, đi theo quân bạch vệ, phạm tội chống lại nhân dân, chống lại tổ quốc. Nhưng giữa những ngày tháng đó chàng vẫn không thôi dằn vặt, cảm thấy mình lạc lõng, đau khổ với những quyết định của mình. Gregori đã bỏ trốn về nhà mà trong thâm tâm vẫn chưa xác định được con đường tất yếu phải đi. Những định kiến và tư tưởng cũ vẫn níu giữ Gregori trong tư thế bấp bênh, lưng chừng, có lúc chàng gia nhập hồng quân, có lúc lại bị cuốn về phe đối nghịch. Kết cục của sự lừng chừng giữa những dòng xoáy của xã hội đã khiến chàng không tìm được cho mình một con đường, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, những người phụ nữ gắn bó với chàng phải chịu kết cục thảm thương và bản thân chàng rơi vào tình thế nguy hiểm khi mang trọng tội phản bội chính quyền xô viết và bên mình không còn một ai thân thích.
Không chỉ những nhân vật được khắc họa tới mức điển hình, những vấn đề muôn thuở của con người như tình yêu, ý nghĩa cuộc sống, những quan hệ họ tộc và làng xóm được mô tả rất thành công, Sông Đông êm đềm còn biểu hiện một cách chân thực, sống động cuộc sống, số phận của cả một dân tộc, một vùng đất của người Cossack đúng như trong lời một bài hát Cossack cổ: Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack. Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng. Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút. Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha và của người dân Nga nói chung trong thời kỳ Nội chiến.
“Sức mạnh nghệ thuật và sự chính trực, mà với nó, trong cuốn sử thi sông Đông, ông đã biểu hiện cả một giai đoạn lịch sử của người dân Xô viết.’”[2] chính là những gì làm nên Giải Nobel Văn học của Sholokhov.
Sông Đông êm đềm thoạt đầu có những nghi vấn về tác giả, với các luận cứ chính được đưa ra: Mikhail Sholokhov là người ít học, ông chỉ học bốn năm cấp một ở trường làng rồi bỏ học đi làm liên lạc cho Hồng quân; Sholokhov còn quá trẻ và thiếu trải nghiệm cuộc sống để có thể viết nên những áng văn như thế (khi phần đầu tiên của Sông Đông êm đềm được xuất bản năm 1928 lúc Sholokhov mới 23 tuổi); Các tác phẩm của Sholokhov sau này như Đất vỡ hoang, Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc, Khoa học căm thù, Số phân một người ; đều không sánh được chất lượng văn chương so với Sông Đông êm đềm. Gần đây nghi vấn này đã bị xóa bỏ khi các bản thảo thất lạc trong chiến tranh đã tìm lại được và dùng máy tính phân tích, so sánh các văn bản văn chương.
Sông Đông êm đềm năm 1930 đã được đạo diễn Olga Ivan Pravov chuyển thể thành phim, năm 1957 – 1958 đã được đạo diễn Sergey Gerasimov chuyển thể thành phim truyền hình và năm 1992 được đạo diễn Sergey Bondarchuk.tiếp tục phát triển phim truyền hình này.
Sholokhov sông Đông êm đềm là di sản văn chương quý giá của nước Nga và thế giới.
VỀ NƠI CÁT ĐÁ Hoàng Kim
Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng tỉnh thức những lời nhân gian
Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp BÀ CHÚA NGỌC dẫu xa mà gần.
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.
Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.
(*) Bài thơ này chùm ảnh đẹp này quá lắng đọng. Cảm ơn Trịnh Thế Hoan về chùm ảnh đẹp tuyệt với. Cảm ơn Huy Nguyen 21 tháng 2, 2017 đã gợi lại lời kệ “Cư trần lạc đạo” của đức vua Phật Trần Nhân Tông: “Ở đời vui đạo mặc tùy duyên / Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền / Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm /Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền”- với Trịnh Thế Hoan, Hoàng Kim và Võ Văn Tú tại Son Hai, Thuin Hai, Vietnam.
) cùng với PGS TS Nguyễn Viết Hưng (Hung Nguyenviet ) và nông dân Việt Nam làm việc trên đồng. Ông suy ngẫm về Cassava and Vietnam Now and Then (Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó) thật lắng đọng : “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.
Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.
Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”
Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano
I visited Vietnam for a week this last December, where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.
For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.
SOLOKHOV SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM
Hoàng Kim
Trong ký ức tuổi thơ của tôi có dòng sông quê hương và Sholokhov sông Đông êm đềm thao thiết chảy. Sông Đông êm đềm là sử thi về số phận của một dân tộc, một vùng đất như lời trong một bài hát Cossack cổ: ” Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack. Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng. Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút. Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha.”. Tôi nhớ về sông Đông êm đềm là nhớ một cái kết, với đại ý “Năm tháng đi qua. Những cuộc chiến tranh đã thôi tàn phá. Những cuộc cách mạng đã thôi gào thét.. Chỉ đọng lại không phôi pha. Tấm lòng em nhân hậu, dịu dàng. Và tràn đầy yêu thương“. Đời người, ai cũng có một dòng sông quê hương. Tôi cũng có Linh Giang dòng sông quê hương của tôi và những cuốn sách tuổi thơ được đọc. Tôi đã noi theo Linh Giang dòng sông quê hương và noi theo trang sách tuổi thơ Sholokhov sông Đông êm đềm để đi như một dòng sông. Tưởng nhớ đại thi hào Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov tác giả bộ sử thi vĩ đại Sông Đông êm đềm, chúng ta cùng đọc lại và suy ngẫm.
Sông Đông êm đềm tóm tắt tác phẩm
Sông Đông êm đềm (tiếng Nga: Тихий Дон, Tikhy Don) là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Bộ tiểu thuyết này đã được Sholokhov viết ròng rã trong gần 14 năm với 4 tập, nội dung nói về cuộc sống của những người Cozak . Đây là một trong những tiểu thuyết phổ biến nhất của Văn học Xô viết , đã đem lại cho tác giả của nó Giải Nobel Văn học năm 1965, và được Jorge Amado cho rằng có thể sánh với Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoy.
Sông Đông êm đềm miêu tả giai đoạn lịch sử mười năm (1912 – 1922) của Chiến tranh thế giới thứ nhất tại mặt trận miền Tây nước Nga Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven sông.
Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ.
Gregori đem lòng yêu Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình Melekhov cưới Natalia cho chàng. Gregori và Aksinia muốn được tiếp tục sống bên nhau nên đã cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh nhưng không chết. Gregori phải đi lính khi đến tuổi và cùng với những chàng trai Cossack khác, trong đó có người anh Pyotr nhập ngũ trước đó chiến đấu chống lại quân Áo, Đức trong những năm đầu của Thế chiến thứ nhất. Tham gia chiến tranh, do cứu sống một Trung tá bị thương, chàng được tặng Huân chương thánh Gorge đồng thời cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn day dứt về điều đó.
Ở quê nhà, Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Bị thương và về phép, biết được chuyện của Aksinia, Gregori quay trở về sống với Natalia và sau khi chàng trở lại quân ngũ ít lâu thì Natalia sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị xô đẩy hết từ “bên Đỏ” rồi lại sang “bên Trắng”. Mặc dù chán ghét và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa Cossack của Gregori vẫn phiêu bạt khắp các chiến trường, lao vào những trận đánh đẫm máu. Bất chấp những gì đã xảy ra, Gregori và Aksinia vẫn yêu nhau và họ đã nối lại quan hệ. Tuyệt vọng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người rồi chết do mất máu, trước khi chết Natalia đã tha thứ cho Gregori. Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng chết do thiếu thốn, bệnh tật.
Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Bất chấp điều đó và mặc dù giữa em gái Gregori với Miska Kosevoi, một người bạn của chàng đã trở thành đại diện cho chính quyền Xô viết trong vùng yêu nhau tha thiết, chàng luôn sống trong sự đe dọa phải trả giá cho những gì đã gây ra khi chống lại chính quyền mới. Lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử, Gregori bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin. Chính quyền Xô viết ngày càng được củng cố và toán phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori đem Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa mong có được cuộc sống yên ổn nhưng trên đường trốn chạy bị phát hiện, truy đuổi, Aksinia trúng đạn chết trên tay Gregori. Cùng trong lúc này, Gregori đã đem tất cả vũ khí thả xuống sông Đông như một hành động giã từ vũ khí.
Trở về vùng sông Đông, anh gặp lại con trai. Anh được biết bố mẹ đã mất, anh trai (lính bảo hoàng) bị em rể (hồng quân) giết. Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất. Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.
Sholokhov và quá trình sáng tác
Mikhail Sholokhov sinh năm 1905 trong một gia đình người Cozak ở Kamenskaya thuộc Đế quốc Nga. Bố của ông là một nông dân Cozak, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình nông dân người Ukraina đã từng có một đời chồng. Sholokhov đi học tại các trường phổ thông ở Kargin, Moskva, Boguchar và Veshenskaya; đến năm 1918 thì tham gia Hồng quân chiến đấu trong Nội chiến Nga. Khi đó Sholokhov mới 13 tuổi.
Sau khi tham gia cuộc Nội chiến ở phía Hồng quân năm 1920, Sholokhov trở về quê, một làng Cossack thuộc trấn Veshenskaya vùng sông Đông (nay là tỉnh Rostovsky, Liên bang Nga) năm 1924. Ông bắt đầu viết Sông Đông êm đềm từ năm 1925 và lần lượt phát hành:
Phần một, (1928), viết về giai đoạn 1912 đến 1916: nhân vật chính Gregori Melekhov mới bắt đầu lớn lên, gia nhập quân ngũ và tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Phần hai (1929), viết về giai đoạn 1916 đến đầu 1918, giai đoạn cuộc Cách mạng tháng Mười nổ ra, hoạt động của đội quân Bạch vệ của tướng Cornhilov, khởi đầu cuộc Nội chiến Nga.
Phần ba (1933), viết về giai đoạn đầu 1918 đến tháng 5 năm 1919, giai đoạn cuộc nội chiến diễn ra khốc liệt.
Phần bốn (1940), viết về giai đoạn từ tháng 5 năm 1919 cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1922.
Bản dịch tiếng Việt phổ biến nhất là của dịch giả Nguyễn Thụy Ứng, được in thành tám tập. Năm 2005, được in làm bốn tập, trong đó dịch giả đã hiệu đính lại bản dịch, thêm phần phụ lục để giới thiệu một số đoạn trước đây bị cắt bỏ. Lần tái bản gần nhất (2007), Nhà xuất bản Văn học gộp thành hai quyển.
Giá trị tác phẩm Sông Đông êm đềm
Sông Đông êm đềm được so sánh với Chiến tranh và Hoà bình của Lev Nikolayevich Tolstoy. Bộ sử thi này một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của trường phái Hiện thực Xã hội chủ nghĩa mà trong đó Sholokhov đã hợp nhất được những di sản nghệ thuật của Tolstoy và Gogol.
Ngay từ chương mở đầu tác phẩm đưa đã đưa độc giả vào cuộc sống của những người nông dân Cossack vùng sông Đông trước cách mạng tháng Mười với nếp sống phong kiến gia trưởng nghiệt ngã, cùng những xung đột căng thẳng trong những quan hệ gia đình, sinh hoạt. Từ chương 2 hành động của tiểu thuyết mở rộng dần sang những vấn đề xã hội nóng bỏng gắn liền với những biến động của lịch sử diễn ra trên đất nước: những định kiến của người dân Cossack, vốn trước kia được Nga hoàng ưu đãi đặc biệt nhằm mua chuộc, sử dụng để chống phá mọi phong trào đấu tranh của nhân dân, sự phân hóa xã hội trong cộng đồng Cossack, cuộc đấu tranh giai cấp đặc biệt phức tạp và ác liệt vùng sông Đông. Trong các tập 2, 3 và 4, tác phẩm tập trung miêu tả bối cảnh lịch sử những năm nội chiến, những xung đột gia đình gắn với xung đột xã hội.
Cũng như các tác giả kinh điển của trường phái hiện thực, Sholokhov đã viết Sông Đông êm đềm với tất cả sự thật dù tàn nhẫn nhưng là lô-gíc tất yếu của hoàn cảnh, tác động xã hội. Mặc dù rất đáng yêu, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng số phận của Gregori, Aksinia, Natalia và nhiều nhân vật khác nữa đều bi thảm trong dòng chảy khốc liệt của những biến động xã hội lớn lao ở nước Nga thời kỳ Nội chiến. Bộ sử thi đồ sộ với trên 100 nhân vật diễn ra trong 10 năm trên một không gian rộng lớn, với những sự kiện dồn dập nhưng được kết cấu vô cùng chặt chẽ. Mỗi nhân vật đều được mô tả với đặc điểm tâm lý, tính cách và cả thể hình rất riêng biệt, từ người nông dân bần cùng nhiệt tình đi theo cách mạng đến bọn phú nông chống phá cách mạng với lòng hằn thù sâu sắc, từ những đảng viên trung kiên đến bọn chỉ huy, binh lính trong các đạo quân bạch vệ liều lĩnh và tàn bạo, từ các chàng trai Cossack bộc trực và quả cảm đến những cô gái Cossack yêu thương say đắm và giàu lòng vị tha.
Độc giả bị cuốn hút bởi tính cách, tâm hồn Aksinia và cũng nhớ cả “lọn tóc trên cái gáy rám nắng” của nàng. Tính hiện thực sâu sắc của Sông Đông êm đềm thể hiện rõ nét ở từng hình tượng nhân vật với tất cả những gì tốt đẹp, bình thường, thậm chí xấu xa như cuộc đời vẫn luôn là như vậy. Aksinia hấp dẫn, mãnh liệt, chiến đấu đến cùng để giành giật tình yêu nhưng cũng không vượt qua nổi những phút cô đơn, tuyệt vọng và cả bản năng rất đàn bà. Natalia thủy chung, hiền dịu nhưng nhẫn nhục, cam chịu và yếu đuối. Chính vì vậy những nhân vật của Sông Đông êm đềm lại càng thực, càng sống trong lòng độc giả. Với tình yêu và hấp thụ được cái hồn của vùng đất sông Đông, Sholokhov đã đưa vào Sông Đông êm đềm cảnh vật quê hương, những tập tục và các bài dân ca một cách nhuần nhuyễn, hòa quyện với con người.
Trong Sông Đông êm đềm hình tượng nhân vật Gregori tiêu biểu cho tầng lớp trung nông trải qua nhiều lầm lạc, dao động về tư tưởng chính trị trong những năm bão táp. Tính cách của Gregori phức tạp, mâu thuẫn. Đó là một con người chính trực, tự trọng, nồng nhiệt, mạnh mẽ và dũng cảm rất Cossack, yêu làng xóm và quê hương, nhưng cũng có những mặt xấu như thô bạo, ít nhiều tàn nhẫn và tư hữu. Với những định kiến đã hình thành từ lâu trong cộng đồng Cossack, Gregori cho rằng cách mạng đã tước đoạt mất những quyền lợi của cộng đồng Cossack, xâm phạm vào truyền thống, danh dự của họ. Gregori muốn rằng những người Cossack không theo phe đỏ cũng không thuộc phe trắng, nhưng rồi cuộc đấu tranh quyết liệt diễn ra ngay trên quê hương sông Đông, ngay trong những người Cossack đã không cho phép họ lựa chọn con đường thứ ba. Gregori đã rơi vào lầm lạc khi tách khỏi nhân dân, đi theo quân bạch vệ, phạm tội chống lại nhân dân, chống lại tổ quốc. Nhưng giữa những ngày tháng đó chàng vẫn không thôi dằn vặt, cảm thấy mình lạc lõng, đau khổ với những quyết định của mình. Gregori đã bỏ trốn về nhà mà trong thâm tâm vẫn chưa xác định được con đường tất yếu phải đi. Những định kiến và tư tưởng cũ vẫn níu giữ Gregori trong tư thế bấp bênh, lưng chừng, có lúc chàng gia nhập hồng quân, có lúc lại bị cuốn về phe đối nghịch. Kết cục của sự lừng chừng giữa những dòng xoáy của xã hội đã khiến chàng không tìm được cho mình một con đường, không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, những người phụ nữ gắn bó với chàng phải chịu kết cục thảm thương và bản thân chàng rơi vào tình thế nguy hiểm khi mang trọng tội phản bội chính quyền xô viết và bên mình không còn một ai thân thích.
Không chỉ những nhân vật được khắc họa tới mức điển hình, những vấn đề muôn thuở của con người như tình yêu, ý nghĩa cuộc sống, những quan hệ họ tộc và làng xóm được mô tả rất thành công, Sông Đông êm đềm còn biểu hiện một cách chân thực, sống động cuộc sống, số phận của cả một dân tộc, một vùng đất của người Cossack đúng như trong lời một bài hát Cossack cổ: Mảnh đất thân thương, mảnh đất vinh quang của chúng ta được gieo những cái đầu Cossack. Điểm trang sông Đông êm đềm của chúng ta có những nàng gái góa trẻ măng. Hoa nở trên sông Đông êm đềm, cha của chúng ta là bầy trẻ thơ côi cút. Sông Đông êm đềm đầy nước mắt những người mẹ, người cha và của người dân Nga nói chung trong thời kỳ Nội chiến.
“Sức mạnh nghệ thuật và sự chính trực, mà với nó, trong cuốn sử thi sông Đông, ông đã biểu hiện cả một giai đoạn lịch sử của người dân Xô viết.’”[2] chính là những gì làm nên Giải Nobel Văn học của Sholokhov.
Sông Đông êm đềm thoạt đầu có những nghi vấn về tác giả, với các luận cứ chính được đưa ra: Mikhail Sholokhov là người ít học, ông chỉ học bốn năm cấp một ở trường làng rồi bỏ học đi làm liên lạc cho Hồng quân; Sholokhov còn quá trẻ và thiếu trải nghiệm cuộc sống để có thể viết nên những áng văn như thế (khi phần đầu tiên của Sông Đông êm đềm được xuất bản năm 1928 lúc Sholokhov mới 23 tuổi); Các tác phẩm của Sholokhov sau này như Đất vỡ hoang, Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc, Khoa học căm thù, Số phân một người ; đều không sánh được chất lượng văn chương so với Sông Đông êm đềm. Gần đây nghi vấn này đã bị xóa bỏ khi các bản thảo thất lạc trong chiến tranh đã tìm lại được và dùng máy tính phân tích, so sánh các văn bản văn chương.
Sông Đông êm đềm năm 1930 đã được đạo diễn Olga Ivan Pravov chuyển thể thành phim, năm 1957 – 1958 đã được đạo diễn Sergey Gerasimov chuyển thể thành phim truyền hình và năm 1992 được đạo diễn Sergey Bondarchuk.tiếp tục phát triển phim truyền hình này.
Sholokhov sông Đông êm đềm là di sản văn chương quý giá của nước Nga và thế giới.
VỀ NƠI CÁT ĐÁ Hoàng Kim
Về nơi cát đá em ơi
Mình cùng tỉnh thức những lời nhân gian
Quê em thăm thẳm Tháp Chàm
Biển xanh cát đá và rừng hoang sơ
Hoa trên cát, núi Phổ Đà
Tháp BÀ CHÚA NGỌC dẫu xa mà gần.
Ta đi về chốn trong ngần
Để thương cát đá cũng cần có nhau
Dấu xưa mưa gió dãi dầu
Đồng Xuân nắng ấm nhuốm màu thời gian.
Đỉnh mây gặp buổi thanh nhàn
Dịch cân kinh luyện giữa vùng non xanh
Cát vàng, biển biếc, nắng thanh
Bình Minh An Đức Hoàng Thành Trúc Lâm.
(*) Bài thơ này chùm ảnh đẹp này quá lắng đọng. Cảm ơn Trịnh Thế Hoan về chùm ảnh đẹp tuyệt với. Cảm ơn Huy Nguyen 21 tháng 2, 2017 đã gợi lại lời kệ “Cư trần lạc đạo” của đức vua Phật Trần Nhân Tông: “Ở đời vui đạo mặc tùy duyên / Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền / Kho báu trong nhà thôi tìm kiếm /Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền”- với Trịnh Thế Hoan, Hoàng Kim và Võ Văn Tú tại Son Hai, Thuin Hai, Vietnam.
) cùng với PGS TS Nguyễn Viết Hưng (Hung Nguyenviet ) và nông dân Việt Nam làm việc trên đồng. Ông suy ngẫm về Cassava and Vietnam Now and Then (Sắn và Việt Nam: bây giờ và sau đó) thật lắng đọng : “Trong suốt nhiều năm gắn bó với Việt Nam, tôi đã biết nhiều người, những người mà tôi dường như có thể phân loại trong hồi tưởng. Tôi có ấn tượng đầu tiên về người Việt Nam từ một số học viên Việt Nam ở Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) ở Los Baños, Philippines năm 1963 và ‘nó’ không phải là điều đặc biệt thuận lợi. Kiểu hình người Việt Nam lúc ấy trong mắt tôi, (Họ) xuất hiện khá cởi mở, hoài nghi và thờ ơ, nếu không nói là ích kỷ, tự cao và tham nhũng. Tôi có thể quá khắc nghiệt khi phán xét về họ; nhưng như lời của Halberstam đã viết về loại người này trong “Sự tạo ra một vũng lầy”. Đó là loại người thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội miền Nam Việt Nam trong cùng thời kỳ, thể hiện một cách sinh động và nghiêm túc mà sự phán xét của tôi có thể không quá xa thực tế.
Mười năm hợp tác chặt chẽ của tôi với các đồng nghiệp Việt Nam chọn tạo và nhân giống sắn trong những năm 1990 và cuộc hội ngộ với họ trong chuyến đi này hoàn toàn thay đổi đánh giá của tôi về người Việt Nam. Bằng chứng là một loạt các báo cáo của tôi ở đây, họ là siêng năng, sâu sắc, chu đáo và cố gắng không mệt mỏi, như thể thi đua với tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi có thể là một phần tích cực đối với những người bạn của tôi. Tuy nhiên, tôi có một cảm giác tương tự đối với một số đồng nghiệp của tôi ở Rayong, Thái Lan và Nam Ninh, Trung Quốc để đếm được một vài người. Trong suốt hai thập kỷ sau chiến tranh Nhật Bản, chúng tôi dường như cũng có nhiều người Nhật trong hạng mục này.
Sau đó, khi nói đến khối lượng dân số chỉ muốn ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, thì trong chuyến đi này, tôi đã rất ấn tượng và xúc động khi gặp nhiều người dường như không bao giờ nghi ngờ ngày mai tốt hơn hôm nay. Điều này làm tôi nhớ đến người Nhật trong hai thập kỷ sau chiến tranh, nơi phần lớn dân số nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn. Bây giờ ở Nhật Bản, hơn 30.000 người tự sát hàng năm và lý do chính của hành động này được cho là họ vô vọng đối với hiện tại và tương lai. Không cần phải nói rằng, Việt Nam không phải là không có vấn đề như sự thiếu hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật hoặc tham nhũng tràn lan, … Tuy nhiên, tỷ lệ người cảm thấy hạnh phúc ở Việt Nam dường như cao hơn rất nhiều so với ở Nhật Bản hiện nay. Thật thú vị khi tưởng tượng những đồng nghiệp cũ của tôi sẽ dẫn dắt xã hội này đến đâu.”
Cassava and Vietnam: Now and Then
(キャッサバとベトナム-今昔物語)
Kazuo Kawano
I visited Vietnam for a week this last December, where a team of NHK video-taped for a documentary of the changes caused by the new cassava varieties I introduced 20 years ago in the lives of small framers, the enhanced activities of industrial and business communities and the development of research organizations. It was a most interesting, amusing and rewarding visit where I reunited with a multitude of former small farmers who are more than willing to show me how their living had been improved because of KM-60 and KM-94 (both CIAT-induced varieties) , many “entrepreneurs” who started from a village starch factory, and several former colleagues who became Professor, Vice Rector of Universities, Directors of research centers and so on. Vietnam can be regarded as a country who accomplished the most visible and visual progress most rapidly and efficiently utilizing CIAT-induced technology.
For my own record as well as for responding to the requests from my Vietnamese colleagues, I decided to record the changes and progress that had taken place in Vietnam in general and in cassava varietal development in particular in a series of picture stories. This is the first of long stories that would follow.