Số lần xem
Đang xem 6890 Toàn hệ thống 20423 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CNM365Chào ngày mới 3 tháng 3.Nơi một trời thương nhớ; Tâm sáng Ức Trai trong tựa Ngọc; Tháng ba hoa hồng trắng; Thầy bạn trong đời tôi; Ngày 3 tháng 3 năm 1497 là ngày mất của Lê Thánh Tông vua giỏi thứ năm trị vì 37 năm, dài nhất thời Lê sơ nước Đại Việt. Năm Hồng Đức 1497 Đại Việt là thịnh trị nhất nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, đất đai rộng lớn thứ hai (sau thời vua Minh Mệnh của nhà Nguyễn sau này) Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành, là con thứ tư của Lê Thái Tông, có tên huý là Hạo, con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao. con gái Thái Bảo Ngô Từ. Tư Thành sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi. Mẹ Nhân Tông khi đó đang buông rèm nghe chính sự, cho đón Tư Thành về ở trong cung rồi phong làm Bình Nguyên vương hằng ngày cùng vua Nhân Tông và các vương hầu khác học tập tại toà Kính Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý. Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn năm 1460, các quan đại thần phế truất Nghi Dân, rước Tư Thành lúc đó 18 tuổi lên ngôi vua. Vua Lê Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông. Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang niên hiệu vua Lê Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta. Bộ Đại việt sử ký toàn thư do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn năm Kỷ Hợi 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông còn lập ra Hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó gọi là “Tao Đàn nhị thập bát tú” do nhà vua làm nguyên suý. Vua Lê Thánh Tông cũng là người sáng suốt công bằng trả lại danh thơm Nguyễn Trãi “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”, Ngày 3 tháng 3 năm 1575, Hoàng đế Mogul Akbar Đại đế đánh bại quân đội Bengal trong Trận Tukaroi. Hoàng đế Mogul Akbar Đại đế được người dân đất nước Ấn Độ tôn trọng xem là người biểu tượng trưng cho thời kì hoàng kim của triều đại Mogul, và của toàn bộ lịch sử Ấn Độ thời kỳ cận đại Ngày 3 tháng 3 năm 1968, Chiến tranh Việt Nam: Kết thúc trận Mậu Thân tại Huế với thắng lợi chiến thuật thuộc về Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ song ‘Mậu Thân 1968 cuộc đối chiến lịch sử’ mang lại sự đổ vỡ tâm lý và chính trị lớn nhất cho Hoa Kỳ. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 3. Nơi một trời thương nhớ; Tâm sáng Ức Trai trong tựa Ngọc; Tháng ba hoa hồng trắng; Thầy bạn trong đời tôi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-3/
NƠI MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ Hoàng Kim
Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.
Phố chợ ngày càng đông đúc
Đồng xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa
Con học trường đời đường sống
Lời nào ghi nhớ đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền.
Trước bình minh, trên đỉnh non thiêng Yên Tử, nhìn sắc trời lồng lộng trong nắng mai, đọc kỹ lại bài thơ Yên Tử của Ức Trai, và những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, tôi tự mình giải đáp được nhiều điều vương vấn trước câu hỏi: “Nguyễn Trãi vì sao chết thảm mà không tự biện hộ được cho mình trong vụ vụ án Lệ Chi Viên ?”. Tôi thấm thía và thấu hiểu sâu thêm “tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc”.
“Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” là câu thơ của vua Lê Thánh Tông, bậc minh quân, vị vua thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam đã xóa vụ án oan sai cho Nguyễn Trãi, bậc khai quốc công thần hiền tài lỗi lạc của nhà Hậu Lê, người anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa, đã bị tru di tam tộc cùng với Nguyễn Thị Lộ và toàn bộ gia quyến do bị khép vào âm mưu thí nghịch trong vụ án Lệ Chi Viên. Lê triều bí sử do những ẩn khuất nên vua Lê Thánh Tông không xử lý đến tận cùng. Nỗi oan “anh hùng di hận kỷ thiên niên”. Bài này là nén hương tưởng niệm. https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-3/
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Ở thế kỉ 20, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao “mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu”; võ là quân sự : chiến lược và chiến thuật, “yếu đánh mạnh, ít địch nhiều … thắng hung tàn bằng đại nghĩa”; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao… Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta.”
Nguyễn Trãi thân thế và sự nghiệp
Nguyễn Trãi 577 năm sau vụ án Lệ Chi Viên, (1442 – 2019) lịch sử Việt Nam vẫn còn nợ câu hỏi: Nguyễn Trãi vì sao chết thảm trong vụ án Lệ Chi Viên mà không tự biện hộ được cho mình?” trong khi ông là người có công rất lớn với nước với dân, đức độ tài trí kiệt xuất, triều đình tại lúc ông nghỉ hưu vẫn có rất nhiều học trò, bạn hữu. Điều oan khuất gì bịt miệng Nguyễn Trãi, triều thần và công luận làm cho “anh hùng di hận kỷ thiên niên”?
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Ở thế kỉ 20, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao “mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu”; võ là quân sự : chiến lược và chiến thuật, “yếu đánh mạnh, ít địch nhiều … thắng hung tàn bằng đại nghĩa”; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao… Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta.”
Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai sinh năm 1380 mất ngày 19 tháng 9 năm 1442, là vị quan thời nhà Hồ và là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông quê gốc ở làng Chi Ngại huyện Phượng Sơn lộ Lạng Giang thời nhà Trần (nay là phường Cộng Hòa thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) [3]. Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn Phi Khanh, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba [4] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[5]. Nguyễn Phi Khanh dạy Trần Thị Thái, nhân gần gũi mà làm Thái có thai rồi bỏ trốn. Trần Nguyên Đán cho gọi Nguyễn Phi Khanh về gả con gái cho, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó, Nguyễn Phi Khanh thi đỗ nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng. Nguyễn Phi Khanh chuyển cư về làng Nhị Khê (nay là xã Nhị Khê huyện Thường Tín Hà Nội).
Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái có với nhau năm người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng [9] . Ở Nhị Khê Nguyễn Trãi và các em được rèn cặp chu đáo. Nguyễn Trãi rất ham học , mặc dù thanh bần nhưng ông nổi tiếng là người có kiến thức rộng về nhiều mặt . Ít lâu sau bà Trần Thị Thái qua đời , anh em Nguyễn Trãi phải nương nhờ ông ngoại là Trần Nguyên Đán nhưng đến năm 1390 khi Trần Nguyên Đán mất thì Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi con . Năm 1400 Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế và thành lập nhà Hồ . Cũng năm đó nhà Hồ mở khoa thi và Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh đứng thứ tư[12].
Nguyễn Trãi được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng. Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan, làm đến chức Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám [13]. Năm 1407, Minh Thành Tổ Chu Đệ kẻ gian hùng tàn độc trong lịch sử, là em ruột Chu Nguyên Chương , kẻ đã giết vua là cháu ruột để lên làm vua. Tháng 9 năm 1406, Minh Thành Tổ Chu Đệ lấy cớ “Phù Trần cầm Hồ” đã phái Trương Phụ, Mộc Thạnh đem 80 vạn quân xuất chinh lần hai xâm lược nước Đại Ngu . Nhà Hồ kháng chiến thất bại . Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đem về Trung Quốc. Sau đó Đại Việt bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh.
Nguyễn Trãi có 10-15 năm phiêu dạt từ năm 1407 đến năm 1417 hoặc 1422 thì vào yết kiến Lê Lợi ở Lỗi Giang. Ông dâng Bình Ngô sách và trở thành quân sư chuyên bày mưu tính kế , viết thư thảo hịch, văn thư ngoại giao với quân Minh . Nguyễn Trãi trở thành cánh tay phải của chủ tướng Lê Lợi . Ông chùng với Trần Nguyên Hãn là anh em thân tộc tôn thất nhà Trần, đều là cháu ngoại của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán: mẹ của Trần Nguyên Hãn là em ruột của bà Trần Thị Thái mẹ của Nguyễn Trãi. Trần Nguyên Hãn là người đứng đầu võ tướng của Lê Lợi là trụ cột chính trị quân sự ngoại giao của nhà Hậu Lê..
Nguyễn Trãi là người đứng đầu văn thần của Lê Lợi là trụ cột chính trị quân sư ngoại giao của nhà Hậu Lê. Trước một mưu lược tàn độc của nhà Minh “Phù Trần cầm Hồ” đòi nghĩa quân Lam Sơn phải tìm bằng được con cháu vua Trần để lập, theo Minh thực lục. Điều này đã khoét sâu mâu thuẫn giữa Nhà Hậu Lê với nhà Hậu Trần, tạo nên mầm họa cho anh em Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi và những người có dính dáng tôn thất nhà Trần.
Vụ án Lệ Chi Viên tất yếu xẩy ra vì thủ đoạn ngoại giao thâm hiểm này và sự toan tính đố kỵ riêng của các thế lực ở chốn hậu cung và triều thần sau khi Đại Việt đã giành được độc lập, đặc biệt là sau khi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi 1385-1433) mất. Tháng 2 năm 1429, vua ban chiếu bắt giam Thái úy hữu tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Hãn liền tự sát [44]. Năm 1442 toàn thể gia gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Đó là một kết quả thảm khốc “Hoạ phúc có nguồn đâu bỗng chốc ? Anh hùng di hận cả ngàn năm” (Họa phúc hữu môi phi nhất nhật. Anh hùng di hận kỷ thiên niên, thơ Nguyễn Trãi). Năm 1464 vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi
Sự thật vụ án Lệ Chi Viên
Trước bình minh, trên đỉnh non thiêng Yên Tử, nhìn sắc trời lồng lộng trong nắng mai, đọc kỹ lại bài thơ Yên Tử của Ức Trai, và những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, tôi tự mình giải đáp được nhiều điều vương vấn trước câu hỏi: “Nguyễn Trãi vì sao chết thảm mà không tự biện hộ được cho mình trong vụ vụ án Lệ Chi Viên ?”. Tôi thấm thía và thấu hiểu sâu thêm “tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc”.
Tóm tắt vụ án vườn Lệ Chi: Mùa thu năm Nhâm Tuất (1442), trong chuyến đi tuần ở Chí Linh, Hải Dương, trên đường trở về, vua Lê Thái Tông ghé vào nghỉ đêm tại Lệ Chi viên ở huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng ở với vua đêm ấy có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi. Nửa đêm hôm ấy, vua đột nhiên băng hà. Sau khi vua Lê Thái Tông băng hà, con thứ 3 là Lê Bang Cơ lên ngôi, tuy nhiên do mới 1 tuổi nên mẹ là thái hậu Nguyễn Thị Anh nắm quyền nhiếp chính. Việc xảy ra, triều đình quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi vì thế bị án tru di tam tộc và bị giết vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này (1442). Đến tháng 7 (âm lịch) năm Giáp Thân (1464), vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi. Đây là một vụ án nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thậm chí có lúc nó còn được dân gian thêu dệt thêm nhiều giai thoại mang tính li kì và huyền bí.
Bối cảnh quân vương của vụ án vườn Lệ Chi: Vua Lê Thái Tông tên húy Lê Nguyên Long, là vị hoàng đế thứ hai của hoàng triều Lê nước Đại Việt. Vua Lê Thái Tông trị vì từ ngày 20 tháng 10 năm 1433 cho tới khi mất năm 1442, tổng cộng 9 năm. Triều đại của Lê Thái Tông đánh dấu một thời kì thịnh trị trong lịch sử Việt Nam, tiếp nối thành tựu của thời đại Lê Thái Tổ. Lê Nguyên Long là con trai thứ của Lê Lợi. Ông được đưa lên làm vua thay thế thái tử con trưởng là Lê Tư Tề đã buộc phải chết vì phe phái và đấu tranh quyền lực chốn hậu cung. Lê Thái Tông lên ngôi vua lúc mới 11 tuổi, nhưng là vị vua thông minh, lại được sự giúp đỡ của các đại thần võ tướng như Lê Sát, Lê Ngân, Trịnh Khả, Đinh Liệt… cùng các văn thần, ngôn quan chịu khó can gián như Phan Thiên Tước, Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Thiên Tích,… Nhà vua các đại thần ổn định xã hội, nghiêm trị tham ô, hoàn thiện hệ thống nghi thức, lễ nhạc của triều đình, tăng cường chỉnh đốn quân đội, chấn hưng giáo dục và đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn trên toàn quốc để tìm ra Nho sĩ có tài, có thể giúp vua cai quản dân sự.[4] Về đối ngoại, nhà vua giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Minh Trung Quốc, mặc dù thời gian cuối triều Thái Tông đã xảy ra một số vụ xung đột, lấn chiếm giữa các thổ quan vùng biên ải hai nước. Lê Thái Tông 3 lần đích thân cầm quan đi đánh dẹp mạn tây, bình định châu Phục Lễ, giết được thổ tù Hà Tông Lai và buộc một thổ tù khác tên Nghiễm phải đầu hàng. Phía Nam, Chiêm Thành từng lăm le xâm lấn Đại Việt khi Thái Tông mới lên ngôi, nhưng sau đó bỏ ý đồ và giữ lễ phiên thần với Đại Việt.[4]. Lê Thái Tông với chính sách phù hợp đã phát triển Đại Việt thịnh đạt, được mô tả trong Đại Việt Sử ký Toàn thư : “…mới có mấy năm mà điển chương văn vật rực rỡ đầy đủ, đất nước đã đổi thay tốt đẹp. Các nước Trảo Oa, Xiêm La, Tam Phật Tề, Chiêm Thành, Mãn Lạt Gia vượt biển sang cống”. [4] Tuy nhiên, vua Lê Thái Tông là lại có tính cứng rắn, ép chết Lê Sát cùng Lê Ngân, hà khắc anh ruột là Quận Ai vương Lê Tư Tề. Theo chính sử và sách Đại Việt thông sử thì Lê Tư Tề đã cùng cha là Lê Thái Tổ tham gia khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh, làm đến chức Tư đồ, thành lập triều đại nhà Lê Sơ. Khi vua Lê Thái Tổ về già, Lê Tư Tề được phong làm Quận vương, trông coi việc nước nhưng theo sách Đại Việt thông sử, do mắc chứng điên cuồng, hay giết bừa các tì thiếp. Vua Lê Thái Tổ vời người cháu ruột là Thái úy Lê Khôi vào triều, Lê Khôi bàn nên lập người con thứ là Lê Nguyên Long làm vua, và vua Lê Thái Tổ đã nghe theo. Sau này khi Lê Nguyên Long lên làm vua (Lê Thái Tông) đã giam lỏng Lê Tư Tề và phế làm thường dân, không rõ năm sinh, năm mất của Lê Tư Tề.
Diễn biến thực tế của vụ án vườn Lệ Chi. Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông [58]. Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi vua Lê Thái Tông duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón vua đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi vua trở về Đông Kinh, cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 [1] được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ [2][3] rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi [3]. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc.
Sự thật vụ án vườn Lệ Chi . Ba nguyên nhân sâu xa khiến Nguyễn Trãi với Nguyễn Thị Lộ và toàn bộ gia quyến đã bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch trong vụ án Lệ Chi Viên. Đó là: Sự tranh đoạt ngôi vua; Thủ đoạn thâm hiểm của Nhà Minh; Sự băng hoại của triều chính.
1) Sự tranh đoạt ngôi vua
Vụ án vườn Lệ Chi đến nay đã sáng tỏ nhiều tình tiết. Bí mật vườn Lệ Chi” (kịch bản: cố soạn giả Hoàng Hữu Đản, đạo diễn: NSƯT Thành Lộc) đã được công diễn thành công và ấn tượng tại Nhà hát Bến Thành ở Tp. Hồ Chí Minh từ tối 14/7/2012 Theo nhà văn và là nhà văn hóa Trần Hữu Đản với nhà văn Trần Quốc Hải trong sách “Trắng án Nguyễn Thị Lộ” cùng với một số nhà nghiên cứu sử Việt Nam như Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ, trong tác phẩm “Nhìn lại lịch sử”, cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh [5], vợ thứ vua Lê Thái Tông. Nguyễn Thị Anh là hoàng hậu nhưng ngoại tình và có con riêng là Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông), không phải là con vua Lê Thái Tông [6] nay nhân lúc vua đi tuần thú thị đã mưu sát vua Thái Tông vì sợ chuyện xấu lộ ra ngoài, rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi, một mũi tên đạt ba đích.
Vua Lê Thái Tông lúc mất mới 20 tuổi nhưng trước khi mất vua đã có 4 con trai. Con lớn nhất là Lê Nghi Dân, con thứ hai là Khắc Xương, con thứ ba là Bang Cơ (Lê Nhân Tông sau này), con thứ tư là Tư Thành (Lê Thánh Tông sau này). Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) việc tranh chấp ngôi thái tử xảy ra giữa các bà vợ vua Thái Tông. Nguyễn Thị Anh là mẹ của Bang Cơ.
Nghi Dân là con lớn nhất vốn đã được lập làm thái tử dù còn rất nhỏ. Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua truất ngôi của Nghi Dân mà lập Bang Cơ. Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể tranh chấp ngôi thái tử. Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông [6]. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao [7]. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442.
Nguyễn Thị Anh biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai và nhân lúc Bang Cơ con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, nên chủ động ra tay trước. Bà sai kẻ ngầm sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi[7]. Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước. Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan khuất của mình và phải chịu án tru di tam tộc.
Theo sử sách, ngày 9 tháng 9 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), chỉ vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình (thực ra chính là thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con [8]), ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói là “hối không nghe lời của Thắng và Phúc“[2]. Các nhà nghiên cứu nói trên đã cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông [7]. Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai người này.
Thân thế của Lê Nhân Tông dù thực hay hư, ông có phải con của vua Lê Thái Tông hay không nhưng cũng như Tần Thủy Hoàng, ngôi chính của ông đã định, bởi thế những người phản lại như Lê Nghi Dân nhà Lê hay tướng Phàn Ô Kỳ nước Tần vẫn bị coi là “nghịch”, là trái lẽ. Năm Kỷ Mão (1459), con trưởng của vua Thái Tông là Lê Nghi Dân lấy lý do để làm binh biến giết hai mẹ con Nguyễn Thị Anh. Trong bài chiếu lên ngôi, Nghi Dân nói rõ: “… Diên Ninh [Nhân Tông] tự biết mình không phải là con của tiên đế [Thái Tông]…“[2]
2) Thủ đoạn thâm hiểm của Nhà Minh
Nhà Minh cai trị Trung Quốc trong 276 năm (từ năm 1368 đến năm 1644) luôn nhất quán chính sách đối ngoại dòm ngó, chia rẽ, cướp nước Đại Việt và các vùng đất phương Nam. Hoàng đế Hồng Vũ Chu Nguyên Chương (1368-1398) diệt Trần Hữu Lượng, thôn tính Bách Việt ở vùng Giang Nam phía nam sông Trường Giang . Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương năm 1377 đã tính tính chuyện xâm lược Đại Việt nhân khi vua Trần Duệ tông bị chết trận do lầm mưu Chiêm Thành, nước Đại Việt có đại tang và tổn thất nhân sự. Thái sư Lý Thiện Trường nhà Minh nói về vua Minh rằng: “(Thái Thượng Hoàng Đại Việt là Trần Nghệ Tông) thấy em chết vì việc nước, anh lại lập con của em lên ngôi; xem nhân sự [xử tốt với nhau] như thế, thì đủ biết lòng trời [hãy còn tựa nước người ta]”[5]. Do đó, Chu Nguyên Chương đành thôi ý định xâm lấn.[9] . Nhưng đến thời Minh Thành Tổ Chu Đệ em ruột Chu Nguyên Chương, kẻ cướp ngôi của cháu ruột là Kiến Văn Đế và tiếp nối chính sách quân sự ngoại giao của Chu Nguyên Chương bành trướng mở rộng bờ cõi về phương Nam. Năm 1407, Minh Thành Tổ với chính sách quỷ quyệt “lập Trần cầm Hồ” xua quân xâm lược Đại Ngu, mở đầu thời kỷ Bắc thuộc lần thứ tư trong lịch sử Việt Nam, biến Đại Việt thành quận huyện của Nhà Minh. Đến năm 1428, quân Minh bị Lê Lợi và Nguyễn Trãi cùng quân dân Đại Việt đánh đuổi; năm 1431 nước Đại Việt dưới thời nhà Hậu Lê được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng buộc phải tấu trình là “hậu duệ nhà Trần không còn ai” và phải triều cống, nhận làm “phên dậu”, chư hầu cho Nhà Minh.
Nhà Hậu Lê muốn chính danh nên tìm cớ triệt hạ hậu duệ Nhà Trần. Việc Nguyễn Trãi đứng đầu văn quan, Trần Nguyên Hãn đứng đầu võ tướng của Nhà Hậu Lê. Hai bậc anh hùng này đều là hậu duệ Nhà Trần, là dòng dõi của Tư đồ Trần Nguyên Đán. Thủ đoạn chia rẽ, gây áp lực thường xuyên của Nhà Minh lên tính chính danh của triều đại nhà Hậu Lê, đã gây nên mối họa tiềm tàng cho Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn và những hậu duệ của Nhà Trần. Kế hiểm này của Nhà Minh và những kẻ ác độc mưu hại Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn đã bịt miệng những người chính trực không thể và không dám xả thân can gián, ngăn chặn sự hiểm ác của những kẻ làm lung lạc công luận. Con người yêu nước thương dân và tài trí như Nguyễn Trãi cũng không thể biện hộ được cho mình.
Bình Ngô đại cáo là bài cáo của Nguyễn Trãi thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo vào mùa xuân năm 1428, kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. Bình Ngô đại cáo được người đương thời và hậu thế ca ngợi là thiên cổ hùng văn, là tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Toàn bộ văn bản Bình Ngô đại cáo (1) và 5 bài thơ trích trong những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi (2) là những chứng cứ rất quan trọng để soi thấu những uẩn khúc và minh oan cho Nguyễn Trãi trao lại cho hậu thế .
3) Sự băng hoại của triều chính
Trong cuốn “Ngọc phả họ Đinh” do công bộ thượng thư Đinh Công Nhiếp, con trai đầu của thái sư Đinh Liệt, có một số bài thơ do Đinh Liệt viết[9] có liên quan đến vụ án Lệ Chi Viên. Tài liệu này là căn cứ chính cho các nhà nghiên cứu đã tham khảo gia phả dòng họ Đinh là con cháu của công thần Đinh Liệt nhà Hậu Lê và phát hiện nhiều bài thơ của chính Đinh Liệt để lại (được công bố trong “Nhìn lại lịch sử” của họ). Bài thơ được viết bằng chữ Hán nhưng viết theo kiểu ẩn ý, dùng phép nói lái để người đọc suy đoán rằng: Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông) không phải là con vua Lê Thái Tông[6].
Bài thơ Nôm nhận xét về Lê Thái Tông:
Tống Thaidáng dấp một anh quân
Đắc sắc say chơi biếng kiệm cần
Hoạ tự trong nhà nhô đầu mọc|
Di căn bệnh hoạn hại cho thân
Đinh Liệt trong bài này buộc phải dùng phép nói lái: Tống Thai tức là Thái Tông Lê Nguyên Long. Vua là một “anh quân” khi vì ông biết ngăn ngừa cường thần, dẹp phiên trấn, sùng nho, mở thi cử, song lại quá ham tửu sắc. Về “hoạ tự trong nhà”, Đinh Liệt có bài thơ:
Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa
Bất thức hà nhân chủng bảo đa
Chủ kháo Tống khai vi linh dược
Cựu binh tân tửu thịnh y khoa
“Nhông tân” đọc lái là Nhân Tông, tức là Bang Cơ, con Nguyễn Thị Anh, “thịnh y” là “thị Anh”. Bài này được dịch:
Nhân Tông sáu tháng đã ra hoa
Dòng máu ai đây quý báu à?
Núp bóng Thái Tông làm linh dược
Thị Anh dùng ngón đổi dòng cha
Trước khi vào cung, Thị Anh đã gian díu với Lê Nguyên Sơn[6], một người thuộc họ xa của dòng dõi Lê Khoáng (cha Lê Lợi). Một bài thơ khác, Đinh Liệt viết:
Tống Thai mạc kiến nguy ký hiện
Nịch ái Thịnh y nhật nhật tăng
Mỹ sắc điềm ngôn gia phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp hải hà băng
Thái Tông chẳng thấy nguy đã hiện
Say đắm Thị Anh cứ mãi tăng
Sắc đẹp lời ngon kèm phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp có ngày băng.
Việc Thị Anh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng được Đinh Liệt viết trong bài thơ mà nhiều người cho rằng vì chính hai người này đã mật báo cho ông và Nguyễn Trãi biết:
Nhung Tân hà hữu Tống thai tinh
Lục nguyệt khai hoa quái dị hình
Niên nguyệt nhật thời Thăng Đính ký
Hoàng bào ô nhiễm vạn niên thanh
chữ Thăng Đính đọc ngược là Đinh Thắng.
Nhân Tông không phải máu Nguyên Long
Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng
Năm, tháng, ngày, giờ Đinh Thắng chép
Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm.
Với cách gọi các vua bằng miếu hiệu như Thái Tông, Nhân Tông, chắc chắn các bài thơ này Đinh Liệt viết vào thời Lê Thánh Tông. Dù Nhân Tông và thái hậu Nguyễn thị đã chết nhưng việc này vẫn không thể nói công khai, vì trên danh nghĩa, ngôi vua của Nhân Tông vẫn là hợp pháp. Có như vậy, việc cướp ngôi của Lê Nghi Dân mới là “phản nghịch” và việc lên ngôi của Thánh Tông mới là hợp lẽ. Đây chính là nguyên nhân khiến Đinh Liệt phải dùng phép nói ẩn ý để truyền lại cho đời sau [6]. Sau này tới đời vua Lê Thánh Tông, vua Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi.
Triều vua Lê Thái Tông sự băng hoại của triều chính đã ở mức cao độ. Sau thời Lê Lợi mở nước là đến thời bọn tham quan nhũng nhiễu ức hiếp dân chúng tràn ngập khắp nơi. Nguyễn Liễu tâu rằng: “Từ xưa đến nay chưa bao giờ có cảnh hoạn quan chuyên phá hoại thiên hạ như thế này”. Đinh Thắng từ trong bước ra, mắng rằng:”Hoạn quan làm gì mà phá hoại thiên hạ? Nếu phá hoại thiên hạ thì chém đầu ngươi trước”. Cuối cùng phải giao Liễu cho hình quan xét hỏi. Án xử xong, tội đáng chém, nhưng được lệnh riêng, cho thích chữ vào mặt, đày ra châu xa.[34][54]
Khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438, Nguyễn Trãi xin về hưu trí ở Côn Sơn
[55], nơi trước kia từng là thái ấp của ông ngoại ông, chỉ thỉnh thoảng mới vâng mệnh vào chầu vua[11].
Trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Nguyễn Trãi lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “.
CHÀO NGÀY MỚI 3 THÁNG 3
Hoàng Kim
CNM365Chào ngày mới 3 tháng 3.Nơi một trời thương nhớ; Tâm sáng Ức Trai trong tựa Ngọc; Tháng ba hoa hồng trắng; Thầy bạn trong đời tôi; Ngày 3 tháng 3 năm 1497 là ngày mất của Lê Thánh Tông vua giỏi thứ năm trị vì 37 năm, dài nhất thời Lê sơ nước Đại Việt. Năm Hồng Đức 1497 Đại Việt là thịnh trị nhất nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, đất đai rộng lớn thứ hai (sau thời vua Minh Mệnh của nhà Nguyễn sau này) Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành, là con thứ tư của Lê Thái Tông, có tên huý là Hạo, con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao. con gái Thái Bảo Ngô Từ. Tư Thành sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi. Mẹ Nhân Tông khi đó đang buông rèm nghe chính sự, cho đón Tư Thành về ở trong cung rồi phong làm Bình Nguyên vương hằng ngày cùng vua Nhân Tông và các vương hầu khác học tập tại toà Kính Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý. Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn năm 1460, các quan đại thần phế truất Nghi Dân, rước Tư Thành lúc đó 18 tuổi lên ngôi vua. Vua Lê Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông. Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang niên hiệu vua Lê Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta. Bộ Đại việt sử ký toàn thư do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn năm Kỷ Hợi 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông còn lập ra Hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó gọi là “Tao Đàn nhị thập bát tú” do nhà vua làm nguyên suý. Vua Lê Thánh Tông cũng là người sáng suốt công bằng trả lại danh thơm Nguyễn Trãi “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”, Ngày 3 tháng 3 năm 1575, Hoàng đế Mogul Akbar Đại đế đánh bại quân đội Bengal trong Trận Tukaroi. Hoàng đế Mogul Akbar Đại đế được người dân đất nước Ấn Độ tôn trọng xem là người biểu tượng trưng cho thời kì hoàng kim của triều đại Mogul, và của toàn bộ lịch sử Ấn Độ thời kỳ cận đại Ngày 3 tháng 3 năm 1968, Chiến tranh Việt Nam: Kết thúc trận Mậu Thân tại Huế với thắng lợi chiến thuật thuộc về Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ song ‘Mậu Thân 1968 cuộc đối chiến lịch sử’ mang lại sự đổ vỡ tâm lý và chính trị lớn nhất cho Hoa Kỳ. Bài chọn lọc ngày 3 tháng 3. Nơi một trời thương nhớ; Tâm sáng Ức Trai trong tựa Ngọc; Tháng ba hoa hồng trắng; Thầy bạn trong đời tôi; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-3/
NƠI MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ Hoàng Kim
Ở đâu lung linh Kiếp Bạc
Sao Khuê mờ tỏ Côn Sơn
Ở đâu một trời thương nhớ
Cho ta khoảng lặng tâm hồn.
Phố chợ ngày càng đông đúc
Đồng xuân xa lại càng thưa
Vui với việc hiền ở phố
Bâng khuâng thương nhớ chiêm mùa
Con học trường đời đường sống
Lời nào ghi nhớ đầu tiên
Biết ơn nhọc nhằn Cha Mẹ
Lấm lem con chữ ưu phiền.
Trước bình minh, trên đỉnh non thiêng Yên Tử, nhìn sắc trời lồng lộng trong nắng mai, đọc kỹ lại bài thơ Yên Tử của Ức Trai, và những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, tôi tự mình giải đáp được nhiều điều vương vấn trước câu hỏi: “Nguyễn Trãi vì sao chết thảm mà không tự biện hộ được cho mình trong vụ vụ án Lệ Chi Viên ?”. Tôi thấm thía và thấu hiểu sâu thêm “tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc”.
“Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” là câu thơ của vua Lê Thánh Tông, bậc minh quân, vị vua thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam đã xóa vụ án oan sai cho Nguyễn Trãi, bậc khai quốc công thần hiền tài lỗi lạc của nhà Hậu Lê, người anh hùng dân tộc, nhà chính trị kiệt xuất và danh nhân văn hóa, đã bị tru di tam tộc cùng với Nguyễn Thị Lộ và toàn bộ gia quyến do bị khép vào âm mưu thí nghịch trong vụ án Lệ Chi Viên. Lê triều bí sử do những ẩn khuất nên vua Lê Thánh Tông không xử lý đến tận cùng. Nỗi oan “anh hùng di hận kỷ thiên niên”. Bài này là nén hương tưởng niệm. https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-3-thang-3/
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Ở thế kỉ 20, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao “mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu”; võ là quân sự : chiến lược và chiến thuật, “yếu đánh mạnh, ít địch nhiều … thắng hung tàn bằng đại nghĩa”; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao… Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta.”
Nguyễn Trãi thân thế và sự nghiệp
Nguyễn Trãi 577 năm sau vụ án Lệ Chi Viên, (1442 – 2019) lịch sử Việt Nam vẫn còn nợ câu hỏi: Nguyễn Trãi vì sao chết thảm trong vụ án Lệ Chi Viên mà không tự biện hộ được cho mình?” trong khi ông là người có công rất lớn với nước với dân, đức độ tài trí kiệt xuất, triều đình tại lúc ông nghỉ hưu vẫn có rất nhiều học trò, bạn hữu. Điều oan khuất gì bịt miệng Nguyễn Trãi, triều thần và công luận làm cho “anh hùng di hận kỷ thiên niên”?
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (Lòng Ức Trai sáng như sao Khuê). Ở thế kỉ 20, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: “Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao “mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu”; võ là quân sự : chiến lược và chiến thuật, “yếu đánh mạnh, ít địch nhiều … thắng hung tàn bằng đại nghĩa”; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao… Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta.”
Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai sinh năm 1380 mất ngày 19 tháng 9 năm 1442, là vị quan thời nhà Hồ và là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông quê gốc ở làng Chi Ngại huyện Phượng Sơn lộ Lạng Giang thời nhà Trần (nay là phường Cộng Hòa thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) [3]. Nguyễn Trãi có cha là Nguyễn Phi Khanh, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba [4] của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán[5]. Nguyễn Phi Khanh dạy Trần Thị Thái, nhân gần gũi mà làm Thái có thai rồi bỏ trốn. Trần Nguyên Đán cho gọi Nguyễn Phi Khanh về gả con gái cho, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó, Nguyễn Phi Khanh thi đỗ nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng. Nguyễn Phi Khanh chuyển cư về làng Nhị Khê (nay là xã Nhị Khê huyện Thường Tín Hà Nội).
Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái có với nhau năm người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng [9] . Ở Nhị Khê Nguyễn Trãi và các em được rèn cặp chu đáo. Nguyễn Trãi rất ham học , mặc dù thanh bần nhưng ông nổi tiếng là người có kiến thức rộng về nhiều mặt . Ít lâu sau bà Trần Thị Thái qua đời , anh em Nguyễn Trãi phải nương nhờ ông ngoại là Trần Nguyên Đán nhưng đến năm 1390 khi Trần Nguyên Đán mất thì Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi con . Năm 1400 Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế và thành lập nhà Hồ . Cũng năm đó nhà Hồ mở khoa thi và Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh đứng thứ tư[12].
Nguyễn Trãi được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng. Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan, làm đến chức Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám [13]. Năm 1407, Minh Thành Tổ Chu Đệ kẻ gian hùng tàn độc trong lịch sử, là em ruột Chu Nguyên Chương , kẻ đã giết vua là cháu ruột để lên làm vua. Tháng 9 năm 1406, Minh Thành Tổ Chu Đệ lấy cớ “Phù Trần cầm Hồ” đã phái Trương Phụ, Mộc Thạnh đem 80 vạn quân xuất chinh lần hai xâm lược nước Đại Ngu . Nhà Hồ kháng chiến thất bại . Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đem về Trung Quốc. Sau đó Đại Việt bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh.
Nguyễn Trãi có 10-15 năm phiêu dạt từ năm 1407 đến năm 1417 hoặc 1422 thì vào yết kiến Lê Lợi ở Lỗi Giang. Ông dâng Bình Ngô sách và trở thành quân sư chuyên bày mưu tính kế , viết thư thảo hịch, văn thư ngoại giao với quân Minh . Nguyễn Trãi trở thành cánh tay phải của chủ tướng Lê Lợi . Ông chùng với Trần Nguyên Hãn là anh em thân tộc tôn thất nhà Trần, đều là cháu ngoại của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán: mẹ của Trần Nguyên Hãn là em ruột của bà Trần Thị Thái mẹ của Nguyễn Trãi. Trần Nguyên Hãn là người đứng đầu võ tướng của Lê Lợi là trụ cột chính trị quân sự ngoại giao của nhà Hậu Lê..
Nguyễn Trãi là người đứng đầu văn thần của Lê Lợi là trụ cột chính trị quân sư ngoại giao của nhà Hậu Lê. Trước một mưu lược tàn độc của nhà Minh “Phù Trần cầm Hồ” đòi nghĩa quân Lam Sơn phải tìm bằng được con cháu vua Trần để lập, theo Minh thực lục. Điều này đã khoét sâu mâu thuẫn giữa Nhà Hậu Lê với nhà Hậu Trần, tạo nên mầm họa cho anh em Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi và những người có dính dáng tôn thất nhà Trần.
Vụ án Lệ Chi Viên tất yếu xẩy ra vì thủ đoạn ngoại giao thâm hiểm này và sự toan tính đố kỵ riêng của các thế lực ở chốn hậu cung và triều thần sau khi Đại Việt đã giành được độc lập, đặc biệt là sau khi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi 1385-1433) mất. Tháng 2 năm 1429, vua ban chiếu bắt giam Thái úy hữu tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Hãn liền tự sát [44]. Năm 1442 toàn thể gia gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Đó là một kết quả thảm khốc “Hoạ phúc có nguồn đâu bỗng chốc ? Anh hùng di hận cả ngàn năm” (Họa phúc hữu môi phi nhất nhật. Anh hùng di hận kỷ thiên niên, thơ Nguyễn Trãi). Năm 1464 vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi
Sự thật vụ án Lệ Chi Viên
Trước bình minh, trên đỉnh non thiêng Yên Tử, nhìn sắc trời lồng lộng trong nắng mai, đọc kỹ lại bài thơ Yên Tử của Ức Trai, và những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, tôi tự mình giải đáp được nhiều điều vương vấn trước câu hỏi: “Nguyễn Trãi vì sao chết thảm mà không tự biện hộ được cho mình trong vụ vụ án Lệ Chi Viên ?”. Tôi thấm thía và thấu hiểu sâu thêm “tâm sáng Ức Trai trong tựa ngọc”.
Tóm tắt vụ án vườn Lệ Chi: Mùa thu năm Nhâm Tuất (1442), trong chuyến đi tuần ở Chí Linh, Hải Dương, trên đường trở về, vua Lê Thái Tông ghé vào nghỉ đêm tại Lệ Chi viên ở huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng ở với vua đêm ấy có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi. Nửa đêm hôm ấy, vua đột nhiên băng hà. Sau khi vua Lê Thái Tông băng hà, con thứ 3 là Lê Bang Cơ lên ngôi, tuy nhiên do mới 1 tuổi nên mẹ là thái hậu Nguyễn Thị Anh nắm quyền nhiếp chính. Việc xảy ra, triều đình quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi vì thế bị án tru di tam tộc và bị giết vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này (1442). Đến tháng 7 (âm lịch) năm Giáp Thân (1464), vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi. Đây là một vụ án nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thậm chí có lúc nó còn được dân gian thêu dệt thêm nhiều giai thoại mang tính li kì và huyền bí.
Bối cảnh quân vương của vụ án vườn Lệ Chi: Vua Lê Thái Tông tên húy Lê Nguyên Long, là vị hoàng đế thứ hai của hoàng triều Lê nước Đại Việt. Vua Lê Thái Tông trị vì từ ngày 20 tháng 10 năm 1433 cho tới khi mất năm 1442, tổng cộng 9 năm. Triều đại của Lê Thái Tông đánh dấu một thời kì thịnh trị trong lịch sử Việt Nam, tiếp nối thành tựu của thời đại Lê Thái Tổ. Lê Nguyên Long là con trai thứ của Lê Lợi. Ông được đưa lên làm vua thay thế thái tử con trưởng là Lê Tư Tề đã buộc phải chết vì phe phái và đấu tranh quyền lực chốn hậu cung. Lê Thái Tông lên ngôi vua lúc mới 11 tuổi, nhưng là vị vua thông minh, lại được sự giúp đỡ của các đại thần võ tướng như Lê Sát, Lê Ngân, Trịnh Khả, Đinh Liệt… cùng các văn thần, ngôn quan chịu khó can gián như Phan Thiên Tước, Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Thiên Tích,… Nhà vua các đại thần ổn định xã hội, nghiêm trị tham ô, hoàn thiện hệ thống nghi thức, lễ nhạc của triều đình, tăng cường chỉnh đốn quân đội, chấn hưng giáo dục và đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn trên toàn quốc để tìm ra Nho sĩ có tài, có thể giúp vua cai quản dân sự.[4] Về đối ngoại, nhà vua giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Minh Trung Quốc, mặc dù thời gian cuối triều Thái Tông đã xảy ra một số vụ xung đột, lấn chiếm giữa các thổ quan vùng biên ải hai nước. Lê Thái Tông 3 lần đích thân cầm quan đi đánh dẹp mạn tây, bình định châu Phục Lễ, giết được thổ tù Hà Tông Lai và buộc một thổ tù khác tên Nghiễm phải đầu hàng. Phía Nam, Chiêm Thành từng lăm le xâm lấn Đại Việt khi Thái Tông mới lên ngôi, nhưng sau đó bỏ ý đồ và giữ lễ phiên thần với Đại Việt.[4]. Lê Thái Tông với chính sách phù hợp đã phát triển Đại Việt thịnh đạt, được mô tả trong Đại Việt Sử ký Toàn thư : “…mới có mấy năm mà điển chương văn vật rực rỡ đầy đủ, đất nước đã đổi thay tốt đẹp. Các nước Trảo Oa, Xiêm La, Tam Phật Tề, Chiêm Thành, Mãn Lạt Gia vượt biển sang cống”. [4] Tuy nhiên, vua Lê Thái Tông là lại có tính cứng rắn, ép chết Lê Sát cùng Lê Ngân, hà khắc anh ruột là Quận Ai vương Lê Tư Tề. Theo chính sử và sách Đại Việt thông sử thì Lê Tư Tề đã cùng cha là Lê Thái Tổ tham gia khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi quân Minh, làm đến chức Tư đồ, thành lập triều đại nhà Lê Sơ. Khi vua Lê Thái Tổ về già, Lê Tư Tề được phong làm Quận vương, trông coi việc nước nhưng theo sách Đại Việt thông sử, do mắc chứng điên cuồng, hay giết bừa các tì thiếp. Vua Lê Thái Tổ vời người cháu ruột là Thái úy Lê Khôi vào triều, Lê Khôi bàn nên lập người con thứ là Lê Nguyên Long làm vua, và vua Lê Thái Tổ đã nghe theo. Sau này khi Lê Nguyên Long lên làm vua (Lê Thái Tông) đã giam lỏng Lê Tư Tề và phế làm thường dân, không rõ năm sinh, năm mất của Lê Tư Tề.
Diễn biến thực tế của vụ án vườn Lệ Chi. Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông [58]. Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi vua Lê Thái Tông duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón vua đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi vua trở về Đông Kinh, cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 [1] được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ [2][3] rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi [3]. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu thí nghịch. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc.
Sự thật vụ án vườn Lệ Chi . Ba nguyên nhân sâu xa khiến Nguyễn Trãi với Nguyễn Thị Lộ và toàn bộ gia quyến đã bị tru di tam tộc do bị khép vào âm mưu thí nghịch trong vụ án Lệ Chi Viên. Đó là: Sự tranh đoạt ngôi vua; Thủ đoạn thâm hiểm của Nhà Minh; Sự băng hoại của triều chính.
1) Sự tranh đoạt ngôi vua
Vụ án vườn Lệ Chi đến nay đã sáng tỏ nhiều tình tiết. Bí mật vườn Lệ Chi” (kịch bản: cố soạn giả Hoàng Hữu Đản, đạo diễn: NSƯT Thành Lộc) đã được công diễn thành công và ấn tượng tại Nhà hát Bến Thành ở Tp. Hồ Chí Minh từ tối 14/7/2012 Theo nhà văn và là nhà văn hóa Trần Hữu Đản với nhà văn Trần Quốc Hải trong sách “Trắng án Nguyễn Thị Lộ” cùng với một số nhà nghiên cứu sử Việt Nam như Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ, trong tác phẩm “Nhìn lại lịch sử”, cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh [5], vợ thứ vua Lê Thái Tông. Nguyễn Thị Anh là hoàng hậu nhưng ngoại tình và có con riêng là Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông), không phải là con vua Lê Thái Tông [6] nay nhân lúc vua đi tuần thú thị đã mưu sát vua Thái Tông vì sợ chuyện xấu lộ ra ngoài, rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi, một mũi tên đạt ba đích.
Vua Lê Thái Tông lúc mất mới 20 tuổi nhưng trước khi mất vua đã có 4 con trai. Con lớn nhất là Lê Nghi Dân, con thứ hai là Khắc Xương, con thứ ba là Bang Cơ (Lê Nhân Tông sau này), con thứ tư là Tư Thành (Lê Thánh Tông sau này). Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) việc tranh chấp ngôi thái tử xảy ra giữa các bà vợ vua Thái Tông. Nguyễn Thị Anh là mẹ của Bang Cơ.
Nghi Dân là con lớn nhất vốn đã được lập làm thái tử dù còn rất nhỏ. Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua truất ngôi của Nghi Dân mà lập Bang Cơ. Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể tranh chấp ngôi thái tử. Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông [6]. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao [7]. Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442.
Nguyễn Thị Anh biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai và nhân lúc Bang Cơ con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, nên chủ động ra tay trước. Bà sai kẻ ngầm sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi[7]. Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước. Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan khuất của mình và phải chịu án tru di tam tộc.
Theo sử sách, ngày 9 tháng 9 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), chỉ vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình (thực ra chính là thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con [8]), ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói là “hối không nghe lời của Thắng và Phúc“[2]. Các nhà nghiên cứu nói trên đã cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông [7]. Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai người này.
Thân thế của Lê Nhân Tông dù thực hay hư, ông có phải con của vua Lê Thái Tông hay không nhưng cũng như Tần Thủy Hoàng, ngôi chính của ông đã định, bởi thế những người phản lại như Lê Nghi Dân nhà Lê hay tướng Phàn Ô Kỳ nước Tần vẫn bị coi là “nghịch”, là trái lẽ. Năm Kỷ Mão (1459), con trưởng của vua Thái Tông là Lê Nghi Dân lấy lý do để làm binh biến giết hai mẹ con Nguyễn Thị Anh. Trong bài chiếu lên ngôi, Nghi Dân nói rõ: “… Diên Ninh [Nhân Tông] tự biết mình không phải là con của tiên đế [Thái Tông]…“[2]
2) Thủ đoạn thâm hiểm của Nhà Minh
Nhà Minh cai trị Trung Quốc trong 276 năm (từ năm 1368 đến năm 1644) luôn nhất quán chính sách đối ngoại dòm ngó, chia rẽ, cướp nước Đại Việt và các vùng đất phương Nam. Hoàng đế Hồng Vũ Chu Nguyên Chương (1368-1398) diệt Trần Hữu Lượng, thôn tính Bách Việt ở vùng Giang Nam phía nam sông Trường Giang . Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương năm 1377 đã tính tính chuyện xâm lược Đại Việt nhân khi vua Trần Duệ tông bị chết trận do lầm mưu Chiêm Thành, nước Đại Việt có đại tang và tổn thất nhân sự. Thái sư Lý Thiện Trường nhà Minh nói về vua Minh rằng: “(Thái Thượng Hoàng Đại Việt là Trần Nghệ Tông) thấy em chết vì việc nước, anh lại lập con của em lên ngôi; xem nhân sự [xử tốt với nhau] như thế, thì đủ biết lòng trời [hãy còn tựa nước người ta]”[5]. Do đó, Chu Nguyên Chương đành thôi ý định xâm lấn.[9] . Nhưng đến thời Minh Thành Tổ Chu Đệ em ruột Chu Nguyên Chương, kẻ cướp ngôi của cháu ruột là Kiến Văn Đế và tiếp nối chính sách quân sự ngoại giao của Chu Nguyên Chương bành trướng mở rộng bờ cõi về phương Nam. Năm 1407, Minh Thành Tổ với chính sách quỷ quyệt “lập Trần cầm Hồ” xua quân xâm lược Đại Ngu, mở đầu thời kỷ Bắc thuộc lần thứ tư trong lịch sử Việt Nam, biến Đại Việt thành quận huyện của Nhà Minh. Đến năm 1428, quân Minh bị Lê Lợi và Nguyễn Trãi cùng quân dân Đại Việt đánh đuổi; năm 1431 nước Đại Việt dưới thời nhà Hậu Lê được công nhận là một quốc gia độc lập nhưng buộc phải tấu trình là “hậu duệ nhà Trần không còn ai” và phải triều cống, nhận làm “phên dậu”, chư hầu cho Nhà Minh.
Nhà Hậu Lê muốn chính danh nên tìm cớ triệt hạ hậu duệ Nhà Trần. Việc Nguyễn Trãi đứng đầu văn quan, Trần Nguyên Hãn đứng đầu võ tướng của Nhà Hậu Lê. Hai bậc anh hùng này đều là hậu duệ Nhà Trần, là dòng dõi của Tư đồ Trần Nguyên Đán. Thủ đoạn chia rẽ, gây áp lực thường xuyên của Nhà Minh lên tính chính danh của triều đại nhà Hậu Lê, đã gây nên mối họa tiềm tàng cho Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn và những hậu duệ của Nhà Trần. Kế hiểm này của Nhà Minh và những kẻ ác độc mưu hại Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn đã bịt miệng những người chính trực không thể và không dám xả thân can gián, ngăn chặn sự hiểm ác của những kẻ làm lung lạc công luận. Con người yêu nước thương dân và tài trí như Nguyễn Trãi cũng không thể biện hộ được cho mình.
Bình Ngô đại cáo là bài cáo của Nguyễn Trãi thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo vào mùa xuân năm 1428, kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. Bình Ngô đại cáo được người đương thời và hậu thế ca ngợi là thiên cổ hùng văn, là tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Toàn bộ văn bản Bình Ngô đại cáo (1) và 5 bài thơ trích trong những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi (2) là những chứng cứ rất quan trọng để soi thấu những uẩn khúc và minh oan cho Nguyễn Trãi trao lại cho hậu thế .
3) Sự băng hoại của triều chính
Trong cuốn “Ngọc phả họ Đinh” do công bộ thượng thư Đinh Công Nhiếp, con trai đầu của thái sư Đinh Liệt, có một số bài thơ do Đinh Liệt viết[9] có liên quan đến vụ án Lệ Chi Viên. Tài liệu này là căn cứ chính cho các nhà nghiên cứu đã tham khảo gia phả dòng họ Đinh là con cháu của công thần Đinh Liệt nhà Hậu Lê và phát hiện nhiều bài thơ của chính Đinh Liệt để lại (được công bố trong “Nhìn lại lịch sử” của họ). Bài thơ được viết bằng chữ Hán nhưng viết theo kiểu ẩn ý, dùng phép nói lái để người đọc suy đoán rằng: Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông) không phải là con vua Lê Thái Tông[6].
Bài thơ Nôm nhận xét về Lê Thái Tông:
Tống Thaidáng dấp một anh quân
Đắc sắc say chơi biếng kiệm cần
Hoạ tự trong nhà nhô đầu mọc|
Di căn bệnh hoạn hại cho thân
Đinh Liệt trong bài này buộc phải dùng phép nói lái: Tống Thai tức là Thái Tông Lê Nguyên Long. Vua là một “anh quân” khi vì ông biết ngăn ngừa cường thần, dẹp phiên trấn, sùng nho, mở thi cử, song lại quá ham tửu sắc. Về “hoạ tự trong nhà”, Đinh Liệt có bài thơ:
Nhung tân lục cá nguyệt khai hoa
Bất thức hà nhân chủng bảo đa
Chủ kháo Tống khai vi linh dược
Cựu binh tân tửu thịnh y khoa
“Nhông tân” đọc lái là Nhân Tông, tức là Bang Cơ, con Nguyễn Thị Anh, “thịnh y” là “thị Anh”. Bài này được dịch:
Nhân Tông sáu tháng đã ra hoa
Dòng máu ai đây quý báu à?
Núp bóng Thái Tông làm linh dược
Thị Anh dùng ngón đổi dòng cha
Trước khi vào cung, Thị Anh đã gian díu với Lê Nguyên Sơn[6], một người thuộc họ xa của dòng dõi Lê Khoáng (cha Lê Lợi). Một bài thơ khác, Đinh Liệt viết:
Tống Thai mạc kiến nguy ký hiện
Nịch ái Thịnh y nhật nhật tăng
Mỹ sắc điềm ngôn gia phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp hải hà băng
Thái Tông chẳng thấy nguy đã hiện
Say đắm Thị Anh cứ mãi tăng
Sắc đẹp lời ngon kèm phỉ báng
Cơ đồ sự nghiệp có ngày băng.
Việc Thị Anh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng được Đinh Liệt viết trong bài thơ mà nhiều người cho rằng vì chính hai người này đã mật báo cho ông và Nguyễn Trãi biết:
Nhung Tân hà hữu Tống thai tinh
Lục nguyệt khai hoa quái dị hình
Niên nguyệt nhật thời Thăng Đính ký
Hoàng bào ô nhiễm vạn niên thanh
chữ Thăng Đính đọc ngược là Đinh Thắng.
Nhân Tông không phải máu Nguyên Long
Sáu tháng hoài thai cảnh lạ lùng
Năm, tháng, ngày, giờ Đinh Thắng chép
Hoàng bào dơ bẩn tiếng ngàn năm.
Với cách gọi các vua bằng miếu hiệu như Thái Tông, Nhân Tông, chắc chắn các bài thơ này Đinh Liệt viết vào thời Lê Thánh Tông. Dù Nhân Tông và thái hậu Nguyễn thị đã chết nhưng việc này vẫn không thể nói công khai, vì trên danh nghĩa, ngôi vua của Nhân Tông vẫn là hợp pháp. Có như vậy, việc cướp ngôi của Lê Nghi Dân mới là “phản nghịch” và việc lên ngôi của Thánh Tông mới là hợp lẽ. Đây chính là nguyên nhân khiến Đinh Liệt phải dùng phép nói ẩn ý để truyền lại cho đời sau [6]. Sau này tới đời vua Lê Thánh Tông, vua Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi.
Triều vua Lê Thái Tông sự băng hoại của triều chính đã ở mức cao độ. Sau thời Lê Lợi mở nước là đến thời bọn tham quan nhũng nhiễu ức hiếp dân chúng tràn ngập khắp nơi. Nguyễn Liễu tâu rằng: “Từ xưa đến nay chưa bao giờ có cảnh hoạn quan chuyên phá hoại thiên hạ như thế này”. Đinh Thắng từ trong bước ra, mắng rằng:”Hoạn quan làm gì mà phá hoại thiên hạ? Nếu phá hoại thiên hạ thì chém đầu ngươi trước”. Cuối cùng phải giao Liễu cho hình quan xét hỏi. Án xử xong, tội đáng chém, nhưng được lệnh riêng, cho thích chữ vào mặt, đày ra châu xa.[34][54]
Khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438, Nguyễn Trãi xin về hưu trí ở Côn Sơn
[55], nơi trước kia từng là thái ấp của ông ngoại ông, chỉ thỉnh thoảng mới vâng mệnh vào chầu vua[11].
Trong tất cả những tư liệu lịch sử để lại thì tư liệu sáng giá nhất, rõ rệt nhất, sâu sắc nhất để minh oan cho Nguyễn Trãi lại chính là Những kiệt tác thơ văn Nguyễn Trãi, “Họa phúc có nguồn đâu bổng chốc, Anh hùng để hận mãi nghìn năm” “Số khó lọt vành âu bởi mệnh.Văn chưa tàn lụi cũng do trời “.
Nhà Tiền Lê và Nhà Hậu Lê đều có mầm họa nội cung làm khuynh đảo quốc gia mà bậc nhân nghĩa như Nguyễn Trãi nhận thức rạch ròi khi để lại những áng văn chương trác tuyệt không thể dễ dàng thay thế mà đều có những chĩ dấu quan trọng của lịch sử
Bình Ngô đại cáo có đoạn viết (1) :
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Sự khác biệt trong câu chữ so với sự chép sử Bình Ngô đại cáo sau này
Từ Đinh, Lê, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Câu trên là KHÔNG nhìn nhận tính chính danh của Nhà Tiền Lê. Câu dưới là sự CÓ nhìn nhận chính danh của Nhà Tiền Lê. (Sử liệu trước thời Nguyễn Trãi không nhìn nhận sự chính thống của nhà Tiền Lê vì cho rằng Lê Hoàn đã thông dâm với Dương Vân Nga là vợ của Đinh Tiên Hoàng để đoạt ngôi. Sau vụ án thích khách giết vua Đinh Tiên Hoàng và thái tử Đinh Liễn có nhiều tình tiết uẩn khúc, đến việc bức hại Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ là những danh tướng dưới thời Đinh Tiên Hoàng, đến các việc Đinh Tuệ bị chết thảm, sự giả vờ giao tranh với quân đội nhà Tống, đều ngờ rằng đó là cớ để Dương Vân Nga nhường ngôi. Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo đã nêu lên vấn đề lớn trong nhận thức và đánh giá lịch sử).
Tâm sáng Ức Trai trong tựa Ngọc
Đây là sự thật và “mật ngữ” cần tìm hiểu, góp phần giải mã vụ án Lệ Chi Viên, sự liên quan của Nguyễn Trãi với Đinh Thắng và Đinh Liệt Tầm tư tưởng và văn chương Nguyễn Trãi vượt lên vinh nhục ở đời.