Số lần xem
Đang xem 8979 Toàn hệ thống 22515 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
Nhà Thiên Lý vốn ồn ã, đông vui là thế, vì dịch Covi, trở nên vắng vẻ lạ thường (nhớ NÔNG LÂM TỰ một thời… ). Có tiếng nhạc xa xa vọng lạị, rì rào trong tiếng gió, giai điệu trầm hùng nhưng cũng rất đỗi thiết tha. “Ngày xưa khi đất nước vẫn còn trong khói lửa, trường tôi trong gian khó vẫn không hề lùi bước”- Tình khúc Nông Lâm- đúng là tình khúc Nông Lâm, một nhóm sinh viên đang cất cao bài hát trên nền lyric, tiếng ghi-ta nghiệp dư ngẫu hứng đệm theo, tạo nên một giai điệu nồng nàn theo một cách rất riêng.
Anh Nguyễn Văn Thông- cựu sinh viên trường, tác giả bài hát kể, tình khúc này đến với anh trong một buổi sáng, khi đó anh đứng từ tầng 3 của giảng đường Rạng Đông nhìn qua Thiên Lý (Thiên Lý lúc ấy đang là một khu nhà cấp 4, được bao phủ bởi những hàng cây cao vút). Tâm hồn nghệ sĩ của chàng sinh viên năm cuối bỗng nhiên rạo rực, tạm quên nhiệm vụ ôn bài, anh chắp bút tình khúc Nông Lâm.
“Nông Lâm trường tôi yêu dấu, bao thế hệ lớn lên từng ngày/…/ Từng người con nơi ấy/…/ đắp xây đời vì một màu xanh”. Anh nói rằng, ở Nông Lâm có nhiều điều kỳ diệu lắm, các thế hệ sinh viên rất đùm bọc nhau, yêu thương nhau không nề hà, coi như anh em trong một gia đình. Ngày trước, khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, cái chất tam nông vẫn đeo bám dù đã ra chốn thị thành vốn dĩ, các anh em sinh viên thường trồng khoai sắn ăn chung, nhường nhịn, ấm áp vô cùng❤️.
Đi đâu mà nghe tiếng Nông Lâm là tự cảm thấy tình anh em, tự cảm thấy trách nhiệm bảo ban, đùm bọc lấy nhau dù trong thời gian học thậm chí chưa hề nghe tên hay gặp mặt. Thầy cô ở đây coi sinh viên như con. Cũng chính anh- đến bây giờ vẫn thấy mình đang trăn trở. Tình khúc đến bởi phút ngẫu hứng nhưng lại chất chứa cả một biển ân tình. Hát vì trường và trong sâu thẳm trái tim cũng để ghi khắc món nợ ân tình đối với những người thầy đã dìu dắt anh từ những ngày anh tập tễnh vào trường, tận tình chỉnh sửa cho anh từng ý câu, con chữ đến chiến lược phát triển, Marketing, quản trị rủi ro doanh nghiệp…
Cậu ấy luôn tâm niệm: Tấm lòng người thầy đã khiến bao thế hệ sinh viên “dù đã tung bay về muôn hướng”, dù đã trưởng thành trên mọi nẻo đường, khi nghĩ về trường vẫn luôn thấy mình nặng nợ, vẫn luôn “có tình thương” và tất thảy đều muốn “trở về để nói tiếng cảm ơn”.
Ngôi trường ấy, dưới những tán cây xanh, đã lớn lên bao thế hệ học trò, những Thiên Lý, những Phượng Vỹ, Rạng Đông, Hoàng Anh, Tường Vy, Hướng Dương, Cát Tường hay Cẩm Tú- biết bao kỷ niệm, quãng đường vào trường muốn quỵ gối lúc chạy mưa, vã hết mồ hôi những tiết ôn bài chang chang nắng hạ; phút ngượng ngùng dấm dúi cuối nhà U lớn, nhà chữ I – dòng thư tay viết vội, đôi ba quả cóc đầu mùa, bẽn lẽn, đơn sơ – cả một trời ngập tràn yêu thương và nhung nhớ!
Lời tình khúc khi trầm hùng, khi sâu lắng, mộc mạc cất lên, chạm đến bao trái tim Nông Lâm, bừng lên bao khát vọng. Các thế hệ sinh viên luôn tự hào, sát cánh bên nhau; dù đi trăm ngả, vẫn hướng về; xanh sức trẻ, xanh cuộc đời, màu xanh của Nông Lâm!
Mai sau dù đi trăm hướng/ Ngàn đời tình vẫn còn vương!💕
Cám ơn thầy Trần Đình Lý giới thiệu bài hát mới TÌNH KHÚC NÔNG LÂM https://youtu.be/nKfd3YE5cNc nhạc và lời Nguyễn Văn Thông ngành Quản trị Kinh doanh Khóa 29 Khoa Kinh tế Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Video bài ca thật tuyệt vời, hình ảnh đẹp, sự trình diễn và ca từ hay, ấm áp tự hào, xin được tích hợp vào chuyên trang “Về trường để nhớ thương” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/
Về Trường để nhớ thương
Hoàng Kim
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền
Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng
Cassava Breeding in Vietnam: current status and future perspective
Chọn giống sắn ở Việt Nam: hiện trạng và viễn cảnh tương lai
Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ và Nguyên Bạch Mai (hình). Sáng ngày 20 tháng 3 năm 2019, Trường Đại Học Tây Nguyên đã tổ chức Bảo vệ luận án Tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Nguyễn Bạch Mai, chuyên ngành Khoa học cây trồng; mã số: 62.62.01.10. Toàn văn luận án “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật rải vụ sắn tại tỉnh Đắk Lắk” của NCS. Nguyễn Bạch Mai Tóm tắt luận án bằng Tiếng Anh; Tóm tắt luận án bằng Tiếng Việt; Trang thông tin về luân án bằng Tiếng Anh; Trang thông tin về luân án bằng Tiếng Việt tại website điện tử Trường Đại Học Tây Nguyên đường link tại đây
Ngày Hạnh Phúc niềm vui nhân lên. Gia đình chọn giống sắn Việt Nam các thành viên chính cùng nhau hợp tác bảo tồn và phát triển bền vững: Chọn giống sắn ở Việt Nam hiện trạng và viễn cảnh tương lại
Chọn giống sắn ở Việt Nam: hiện trạng và viễn cảnh tương lai. … Hành động dài hạn. • Tích hợp các gen kháng virut vào giống sắn KU50 và KM419 để hưởng lợi từ tất cả các đặc điểm tốt mà hai giống được trồng rộng rãi này trong khu vực có thể mang lại. (Đối với Việt Nam và Campuchia, hai giống được sử dụng để tích hợp các gen kháng vi-rút là KM419 và KM94 với 42% và 37% diện tích sắn Việt Nam hiện nay, với khoảng 50% và 40% diện tích sắn hiện tại của Campuchia). xem thêm: Cassava breeding in Vietnam: current status and future perspective. … Long-term action. •Introgression of virus resistance genes into KU50 and KM419 -based germplasm to benefit from the all the good traits that this widely cultivated variety in the region can offer. (For Vietnam and Cambodia, two varieties are used to integrate antiviral genes: KM419 and KM94 with 42% and 37% of the area of Vietnamese cassava today, with about 50% and 40% of the current cassava area of Cambodia). see more https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/ — cùng với Jonathan Newby.
Trong chuỗi sự kiện này, chúng tôi may mắn gặp bạn, gặp cố hương, gặp cả những nhân vật lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam như cựu Hiệu trưởng GS.TS. NGND. Trần Đức Viên (2007 – 2014), tân Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Thị Lan (2015 – nay) người vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2018, TS. Lê Ngọc Báu Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đắk Lắk với nhiều người khác và những mẫu chuyện hay chưa kịp chép lại
xem tiếp: Đến với Tây Nguyên. Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai .
VÀO TRÀNG AN BÁI ĐÍNH Hoàng Kim
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
(ca dao cổ)
Cao Sơn thăm chốn cũ
Tràng An bao đổi thay Minh Không thầy hái thuốc
Lững lờ mây trắng bay.
Trước khi lên Yên Tử
Vua Trần vào ở đây
Động thiêng trong núi thắm
Hạ Long cạn nơi này.
Hoa Lư, Tứ giác nước
Kẽm Trống, Dục Thúy Sơn,
“Quá Thần Phù hải khẩu”
Nhớ Nguyễn Trãi Ức Trai.
Đinh, Lê vùng khởi nghiệp
Lý, Trần, Nguyễn …vươn dài
Kỳ Lân trời bảng lãng Hoàng Long sông chảy hoài …
Nhà Thiên Lý vốn ồn ã, đông vui là thế, vì dịch Covi, trở nên vắng vẻ lạ thường (nhớ NÔNG LÂM TỰ một thời… ). Có tiếng nhạc xa xa vọng lạị, rì rào trong tiếng gió, giai điệu trầm hùng nhưng cũng rất đỗi thiết tha. “Ngày xưa khi đất nước vẫn còn trong khói lửa, trường tôi trong gian khó vẫn không hề lùi bước”- Tình khúc Nông Lâm- đúng là tình khúc Nông Lâm, một nhóm sinh viên đang cất cao bài hát trên nền lyric, tiếng ghi-ta nghiệp dư ngẫu hứng đệm theo, tạo nên một giai điệu nồng nàn theo một cách rất riêng.
Anh Nguyễn Văn Thông- cựu sinh viên trường, tác giả bài hát kể, tình khúc này đến với anh trong một buổi sáng, khi đó anh đứng từ tầng 3 của giảng đường Rạng Đông nhìn qua Thiên Lý (Thiên Lý lúc ấy đang là một khu nhà cấp 4, được bao phủ bởi những hàng cây cao vút). Tâm hồn nghệ sĩ của chàng sinh viên năm cuối bỗng nhiên rạo rực, tạm quên nhiệm vụ ôn bài, anh chắp bút tình khúc Nông Lâm.
“Nông Lâm trường tôi yêu dấu, bao thế hệ lớn lên từng ngày/…/ Từng người con nơi ấy/…/ đắp xây đời vì một màu xanh”. Anh nói rằng, ở Nông Lâm có nhiều điều kỳ diệu lắm, các thế hệ sinh viên rất đùm bọc nhau, yêu thương nhau không nề hà, coi như anh em trong một gia đình. Ngày trước, khi điều kiện kinh tế còn khó khăn, cái chất tam nông vẫn đeo bám dù đã ra chốn thị thành vốn dĩ, các anh em sinh viên thường trồng khoai sắn ăn chung, nhường nhịn, ấm áp vô cùng❤️.
Đi đâu mà nghe tiếng Nông Lâm là tự cảm thấy tình anh em, tự cảm thấy trách nhiệm bảo ban, đùm bọc lấy nhau dù trong thời gian học thậm chí chưa hề nghe tên hay gặp mặt. Thầy cô ở đây coi sinh viên như con. Cũng chính anh- đến bây giờ vẫn thấy mình đang trăn trở. Tình khúc đến bởi phút ngẫu hứng nhưng lại chất chứa cả một biển ân tình. Hát vì trường và trong sâu thẳm trái tim cũng để ghi khắc món nợ ân tình đối với những người thầy đã dìu dắt anh từ những ngày anh tập tễnh vào trường, tận tình chỉnh sửa cho anh từng ý câu, con chữ đến chiến lược phát triển, Marketing, quản trị rủi ro doanh nghiệp…
Cậu ấy luôn tâm niệm: Tấm lòng người thầy đã khiến bao thế hệ sinh viên “dù đã tung bay về muôn hướng”, dù đã trưởng thành trên mọi nẻo đường, khi nghĩ về trường vẫn luôn thấy mình nặng nợ, vẫn luôn “có tình thương” và tất thảy đều muốn “trở về để nói tiếng cảm ơn”.
Ngôi trường ấy, dưới những tán cây xanh, đã lớn lên bao thế hệ học trò, những Thiên Lý, những Phượng Vỹ, Rạng Đông, Hoàng Anh, Tường Vy, Hướng Dương, Cát Tường hay Cẩm Tú- biết bao kỷ niệm, quãng đường vào trường muốn quỵ gối lúc chạy mưa, vã hết mồ hôi những tiết ôn bài chang chang nắng hạ; phút ngượng ngùng dấm dúi cuối nhà U lớn, nhà chữ I – dòng thư tay viết vội, đôi ba quả cóc đầu mùa, bẽn lẽn, đơn sơ – cả một trời ngập tràn yêu thương và nhung nhớ!
Lời tình khúc khi trầm hùng, khi sâu lắng, mộc mạc cất lên, chạm đến bao trái tim Nông Lâm, bừng lên bao khát vọng. Các thế hệ sinh viên luôn tự hào, sát cánh bên nhau; dù đi trăm ngả, vẫn hướng về; xanh sức trẻ, xanh cuộc đời, màu xanh của Nông Lâm!
Mai sau dù đi trăm hướng/ Ngàn đời tình vẫn còn vương!💕
Cám ơn thầy Trần Đình Lý giới thiệu bài hát mới TÌNH KHÚC NÔNG LÂM https://youtu.be/nKfd3YE5cNc nhạc và lời Nguyễn Văn Thông ngành Quản trị Kinh doanh Khóa 29 Khoa Kinh tế Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Video bài ca thật tuyệt vời, hình ảnh đẹp, sự trình diễn và ca từ hay, ấm áp tự hào, xin được tích hợp vào chuyên trang “Về trường để nhớ thương” https://hoangkimlong.wordpress.com/category/ve-truong-de-nho-thuong/
Về Trường để nhớ thương
Hoàng Kim
Đại học Nông Lâm thật thích
Bạn thầy vui thật là vui
Sân Trường giảng đường ấm áp
Đường xuân phơi phới tuyệt vời
Hình như mọi người trẻ lại
Hình như người ấy đẹp hơn
Hình như tre già măng mọc
Nắng mai soi giữa tâm hồn.
Thầy bạn trong ngoài thiện nguyện
Về Trường chia sẻ động viên
Trang sách trang đời lắng đọng
Yêu thương bao cuộc đời hiền
Thầy ơi hôm nay chưa gặp
Lời thương mong ước bình an
Tình khúc Nông Lâm ngày mới
Sức xuân Tự nguyện Lên đàng
Cassava Breeding in Vietnam: current status and future perspective
Chọn giống sắn ở Việt Nam: hiện trạng và viễn cảnh tương lai
Hội đồng đánh giá luận án tiến sỹ và Nguyên Bạch Mai (hình). Sáng ngày 20 tháng 3 năm 2019, Trường Đại Học Tây Nguyên đã tổ chức Bảo vệ luận án Tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Nguyễn Bạch Mai, chuyên ngành Khoa học cây trồng; mã số: 62.62.01.10. Toàn văn luận án “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật rải vụ sắn tại tỉnh Đắk Lắk” của NCS. Nguyễn Bạch Mai Tóm tắt luận án bằng Tiếng Anh; Tóm tắt luận án bằng Tiếng Việt; Trang thông tin về luân án bằng Tiếng Anh; Trang thông tin về luân án bằng Tiếng Việt tại website điện tử Trường Đại Học Tây Nguyên đường link tại đây
Ngày Hạnh Phúc niềm vui nhân lên. Gia đình chọn giống sắn Việt Nam các thành viên chính cùng nhau hợp tác bảo tồn và phát triển bền vững: Chọn giống sắn ở Việt Nam hiện trạng và viễn cảnh tương lại
Chọn giống sắn ở Việt Nam: hiện trạng và viễn cảnh tương lai. … Hành động dài hạn. • Tích hợp các gen kháng virut vào giống sắn KU50 và KM419 để hưởng lợi từ tất cả các đặc điểm tốt mà hai giống được trồng rộng rãi này trong khu vực có thể mang lại. (Đối với Việt Nam và Campuchia, hai giống được sử dụng để tích hợp các gen kháng vi-rút là KM419 và KM94 với 42% và 37% diện tích sắn Việt Nam hiện nay, với khoảng 50% và 40% diện tích sắn hiện tại của Campuchia). xem thêm: Cassava breeding in Vietnam: current status and future perspective. … Long-term action. •Introgression of virus resistance genes into KU50 and KM419 -based germplasm to benefit from the all the good traits that this widely cultivated variety in the region can offer. (For Vietnam and Cambodia, two varieties are used to integrate antiviral genes: KM419 and KM94 with 42% and 37% of the area of Vietnamese cassava today, with about 50% and 40% of the current cassava area of Cambodia). see more https://hoangkimlong.wordpress.com/category/san-viet-nam-hom-nay-va-ngay-mai/ — cùng với Jonathan Newby.
Trong chuỗi sự kiện này, chúng tôi may mắn gặp bạn, gặp cố hương, gặp cả những nhân vật lớn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam như cựu Hiệu trưởng GS.TS. NGND. Trần Đức Viên (2007 – 2014), tân Hiệu trưởng GS.TS. Nguyễn Thị Lan (2015 – nay) người vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2018, TS. Lê Ngọc Báu Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Đắk Lắk với nhiều người khác và những mẫu chuyện hay chưa kịp chép lại
xem tiếp: Đến với Tây Nguyên. Sắn Việt Nam hôm nay và ngày mai .
VÀO TRÀNG AN BÁI ĐÍNH Hoàng Kim
“Lênh đênh qua cửa Thần Phù Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”.
(ca dao cổ)
Cao Sơn thăm chốn cũ
Tràng An bao đổi thay Minh Không thầy hái thuốc
Lững lờ mây trắng bay.
Trước khi lên Yên Tử
Vua Trần vào ở đây
Động thiêng trong núi thắm
Hạ Long cạn nơi này.
Hoa Lư, Tứ giác nước
Kẽm Trống, Dục Thúy Sơn,
“Quá Thần Phù hải khẩu”
Nhớ Nguyễn Trãi Ức Trai.
Đinh, Lê vùng khởi nghiệp
Lý, Trần, Nguyễn …vươn dài
Kỳ Lân trời bảng lãng Hoàng Long sông chảy hoài …