Số lần xem
Đang xem 6910 Toàn hệ thống 20488 Trong vòng 1 giờ qua
Trang liên kết
Tỉnh thức
giữa đêm thiêng Yên Tử
Để thấm hiểu đức Nhân Tông
Ta thành tâm đi bộ
Lên tận đỉnh chùa Đồng
Tâm sáng Ức Trai
trong tựa ngọc TÌNH YÊU CUỘC SỐNG
DẠY VÀ HỌC Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề dạy và học để trao đổi và bàn luận
Norman Borlaug Lời Thầy dặn Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.
CHÀO NGÀY MỚI 2 THÁNG 4
Hoàng Kim CNM365Chào ngày mới 2 tháng 4.COVID19 NEWSĐại dịch COVID-19 theo quốc gia và vùng lãnh thổ; Nha Trang và Yersin; Thầy bạn trong đời tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Ngày 2 tháng 4 năm 2020 nhằm ngày 10 tháng 3 Canh Tý Giỗ Tổ Hùng Vương; Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đánh bại lực lượng phòng thủ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, kiểm soát hoàn toàn thành phố Nha Trang. Ngày 2 tháng 4 năm 1805 là ngày sinh Hans Christian Andersen, nhà văn Đan Mạch viết truyện thiếu nhi nổi tiếng bậc nhất hành tinh (mất năm 1875); Tác phẩm của H.C. Andersen được dịch ra 90 thứ tiếng, xuất bản gần 500 lần với hơn 70 triệu bản. Đó là những cuốn sách bán chạy nhất thế giới. “Bằng sức mạnh của ngôn từ hiếm có, trí tưởng tượng nhiệm màu mà trong sáng, cốt truyện hấp dẫn, lối kể chuyện có duyên, pha lẫn giữa bút pháp hiện thực và huyền ảo, tác phẩm của Anđécxen đã đạt đến sự hoàn hảo của một nghệ sĩ “độc nhất vô nhị, trước và sau ông chưa hề có”. Bài chọn lọc ngày 2 tháng 4: Nha Trang và Yersin; Thầy bạn trong đời tôi; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Thông tin tại http://fa.hcmuaf.edu.vn/hoangkimlong và https://cnm365.wordpress.com/category/chao-ngay-moi-2-thang-4/
NHA TRANG VÀ YERSIN
Hoàng Kim
Nha Trang, biển yển rừng trầm, thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam là cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu và thư viện Yersin ở Viện Pasteur Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống.
YERSIN SỐNG CHẾT VỚI NHA TRANG
Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông được phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943 .
Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.
Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng chưa có tên gọi trên bản đồ nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” ở đó nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.
Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943 , và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó”
Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một, tên của Yersin được đặt tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.
Ông Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng. Ông cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Năm Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với gười dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.
Ông Yersin cho trồng cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược, cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông Yersin là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với người dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.
Mộ ông Năm Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191km. Vị trí ngôi mộ đi từ cột mốc cây số trên đường Quốc lộ 1 và bảng hiệu chỉ đường rất rõ trên tấm ảnh này, bạn đi vào khoảng 2 km nữa đến một ngọn đồi có mộ ông Năm. Nơi này giữa khu đất 500 ha ở Suối Dầu mà ngày xưa ông Năm đã tự mua bằng tiền thưởng nghiên cứu khoa học, tiền mồ hôi thành quả lao động của chính ông. Tôi thật sự kính phục và ngưỡng mộ ông Năm và biết ơn khu đất này.
DI SẢN ÔNG NĂM YERSIN Ở VIỆT NAM
Ông Năm Yersin không chỉ là một nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ mà còn là một người dân Việt một ông Năm hiền lành tốt bụng sống chết với Việt Nam, người thầy, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Suối Giầu Nha Trang nơi ông an nghĩ trở thành nôi nuôi dưỡng hun đúc những thành quả lao động khoa học không chỉ của ông mà còn của lớp người sau.
Ông Năm Yersin không chỉ là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà bệnh học hàng đầu thế giới, mà còn là người thành lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Y Đông Dương từ năm 1902 (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) . Ông Năm là người đầu tiên tìm ra bệnh bạch hầu và cách chữa trị năm 1888, người đầu tiên tìm ra bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chữa trị, người đầu tiên thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917.
Ông Năm Yersin không chỉ là nhà thám hiểm đặc biệt xuất sắc, người đã làm cho Nha Trang có tên ‘nhà trắng ông Hoàng’ ở ven biển Nha Trang thuở xưa, người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt mà ông cũng chính là nhà thám hiểm nước ngoài đầu tiên vào năm 1892 đã tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ở ven Biển Đông đi băng qua dãy Trường Sơn tới Stung Treng và đi suốt dọc hạ lưu sông Mekong đến Phnom Penh.
Ông Năm Yersin không chỉ là nhà chăn nuôi thành lập Trại Chăn nuôi Suối Dầu để làm Trung tâm thí nghiệm sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò ngựa, và nơi này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương, nay lại trở thành Viện Paster Khánh Hòa. Ông Năm Yersin còn là nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà thiên văn, nhà phong thủy tài danh rất xuất sắc về nghiên cứu khí tượng nông nghiệp, vừa là nhà văn, nhà dịch thuật;
Ông Năm Yersin không những là một nhà bác học đặc biệt thông tuệ mà còn là một nhà nông học phúc hậu hiền triết yêu thiên nhiên con người cây cỏ muông thú và vạn vật. Ông sống thung dung tự do tự tại giữa thiên nhiên an lành. Ông là người nước ngoài duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vì ông là nhà nhân đạo và ân nhân được người Việt tôn kính vì ông làm điều thiện việc lành mà cuộc đời ông như gương trong. Ông Năm Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông nhờ khu đất rộng 500 héc-ta của chính ông tự mua ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi mà ông cũng là người đầu tiên du nhập và tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.
Ông Năm Yersin mất rồi mà đất lành của ông vẫn tiếp tục nở hoa đất điều tốt việc thiện. Cây sắn và giống sắn KM94 được tuyển chọn, nhân giống ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1993 từ một phần tư thế kỷ trước tại đất lành Suối Dầu của ông Năm Yersin là nôi chọn và nhân giống cho miền Trung và sau đó đã phát triển rộng rãi khắp Việt Nam là câu chuyện nhỏ trong bài học lớn.
Ông Năm Yersin sống và chết tại Việt Nam, sau nửa thế kỷ Hoa Người và Hoa Đất ấy tiếp tục nở hoa. Chúng ta có được nhiều nhà khoa học xanh đến đất lành Việt Nam cùng chung sức làm việc. Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á và Việt Nam, mà tôi thực sự kính trọng yêu mến họ và tôi sẽ kể tiếp cho bạn nghe trong câu chuyện khác.
Di sản ông Năm Yersin ở Việt Nam thật kính trọng và ngưỡng mộ.
ĐẤT LÀNH SUỐI DẦU ÔNG NĂM YERSIN
Tôi về Trại Chăn nuôi Suối Dầu ở Suối Cát, Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột mốc cây số ven đường Quốc lộ 1 vẫn bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây một phần tư thế kỷ trước tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc.
Đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.
Tôi và tiến sĩ Phan Công Kiên được mời tham gia Hội đồng Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác định đối tượng và cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất thoái hóa tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”. Tiến sĩ Phan Công Kiên là Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. Kiên mới đến khu mộ bác Năm lần đầu còn tôi thì đã đến đây nhiều lần từ nhiều năm trước. Chúng tôi sau khi họp xong đã dành được thời gian lên thăm và thắp hương tưởng nhớ bác Năm, và cùng đứng bên khu mộ với giếng nước thơi để tưởng nhớ Người. Tôi thầm mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội đưa gia đình và các bé con cháu tôi về nơi đây để thấu hiểu Nha Trang và Yersin một bài học lớn. Bài học giấc mơ hạnh phúc…
Tôi thắp hương tưởng nhớ bác Năm Yersin theo lối gọi yêu mến của người dân Việt và bâng khuâng nhớ Người. Tôi thầm tự hỏi: dưới vòm trời này, đất lành này, núi biếc biển xanh này, so sánh con người phúc hậu, hiền lành, khiêm nhường đang nằm dưới ngôi mộ yên bình kia và những vĩ nhân lỗi lạc nhất của các nước lớn đến và ra đi khỏi Việt Nam, rốt cụộc thì ai hơn ai ? Ai đọng lại trong lòng dân Việt sâu bền hơn?
Biết bao danh nhân nước ngoài đến Việt Nam nhưng mấy ai được dân Việt tôn kính và quý trọng đến vậy? Ông Năm khiêm nhường như thế nhưng công đức và công bằng lịch sử lắng đọng như một ân nhân dân Việt . Tôi về nhà muộn, không dừng được những suy nghĩ về bác Năm. Tôi chợt đọc được cảm nhận xúc động của em Nguyễn Quang Huy quê Phú Yên và tôi không nỡ không thức dậy thắp ngọn đèn khuya để đối thoại thầm lặng với đêm thiêng. Nguyễn Quang Huy viết:
“Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.
Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.
Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chư tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.
Cảm ơn thầy ạ.”
Ông Năm Yersin không phải là người Việt nhưng ông được mọi người Việt mọi thời yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ. Ông thật hạnh phúc.
Đất lành bác Năm Yersin như cuốn sách kỳ diệu “vừng ơi mở ra”.
Nha Trang và Yersin, đất lành chim đậu, người hiền đến ở.
Nơi đây, an nhiên một CON NGƯỜI.
Hoàng Kim
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI Hoàng Kim
chúng tôi đến thăm ký túc xá Cỏ May tiếp bước sinh viên nghèo học giỏi trùng hợp với ngày 1 tháng 4 nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống ‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…’ “sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi ...” Phía sau tuyệt phẩm âm nhạc nổi tiếng những ca từ thao thức lòng người, phía sau những tấm lòng và sự dấn thân là những số phận, những câu chuyện đời. Đường xuân chúng ta tiếp bước, chung sức để Tổ Quốc và Dân tộc Việt mãi đi tới. Các bạn , các em hãy viết tiếp … https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/
Anh Hinh Lâm Quang viết: “Hoàng Kim bạn già của tôi ơi . Lần này không ra hội trường với anh em, vắng Kim ai cũng nhớ trong đó có người nhớ Kim nhiều hơn cả. Biết là Kim bận mọi người thông cảm chỉ có hơi tiếc nuối thôi. Hẹn Kim lần sau nhé“.
Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Trong lòng tôi minh triết của đức Phật là triết lý tình yêu cuộc sống.Lời Phật dạy trong tôi lắng đọng 28 khẩu quyết yêu thích mà tôi thật sự tâm đắc.
An nhiên
CNM365 Thả cho nó bay. Hòa nhã với tất cả Chọn bạn mà chơi Tình yêu cuộc sống Yêu thương và Sống Không ai có thể đi giúp ta. Yêu quý hết thảy muôn loài. Con nghĩ cái gì, con là cái đó. Bỏ đi những hư danh giả tạm. Hãy cho đi và con sẽ còn mãi. Cây kim trong bọc có ngày lòi ra Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết Minh triết trước hết là tự biết mình. Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục. Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại.. Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu Con không là những gì con nói mà là những gì con làm Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức. Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ. Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành. Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.
Rabindranath Tagore, sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861, mất ngày 7 tháng 8 năm 1941, tại Konkata, Ấn Độ, là người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học năm 1913. Tagore không chỉ là nhà thơ và văn hóa lớn Bengal, một triết gia lỗi lạc có đạo đức phẩm hạnh cao quý được Gandhi và mọi người Ấn Độ gọi là Thánh sư, mà còn là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng vì phong trào giải phóng Ấn Độ, vì con người, vì nhân đạo và hòa bình. Tagore là niềm tự hào của trên 1,2 tỷ người Ấn Độ, là nguồn cảm hứng của hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới. Tagore đã đến Việt Nam. Thơ Tagore đến với bạn đọc người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và các dịch giả khác.
Tôi yêu mây và sóng Tagore
Hoàng Kim
tỉnh thức với Jana Gaṇa Mana
tôi yêu mây và sóng Tagor.
thích tranh Tagor bút chì tự họa
bài ca thời gian trăng rằm cổ tích
Nha Trang, biển yển rừng trầm, thiên đường nghỉ dưỡng du lịch biển đảo nổi tiếng Việt Nam là cũng là nơi an nghĩ và lưu dấu những cống hiến đặc biệt xuất sắc của nhà bác hoc thiên tài Yersin. Quần thể mộ Yersin ở Suối Dầu và thư viện Yersin ở Viện Pasteur Nha Trang là trường hợp duy nhất Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cho một người nước ngoài. Dân làng Tân Xương Suối Dầu thờ Yersin làm thành hoàng. Ngày mỗi ngày, công viên Yersin, Bảo tàng Yersin, mộ Yersin càng có nhiều lượt khách trong nước và quốc tế đến thăm để chiêm nghiệm bài học lớn tình yêu cuộc sống.
YERSIN SỐNG CHẾT VỚI NHA TRANG
Alexandre Émile Jean Yersin là nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ. Ông là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm, nhà nông học, nhà chăn nuôi, nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nghiên cứu khí tượng, nhà văn, nhà dịch thuật, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Ông được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nước Pháp, Việt Nam long bội tinh, Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học, Viện Hàn lâm Y học, Viện Hàn lâm Khoa học các thuộc địa, Hội Bệnh học Hải ngoại, Hội Y học Nhiệt đới, Hội Thiên văn Pháp quốc. Yersin sinh ngày 22 tháng 9 năm 1863 tại làng Lavaux (hat Vaux) Aubonne, Thụy Sĩ, tổ tiên ông vốn là người Pháp di cư sang Thụy Sĩ, năm 1889 ông được phục hồi quốc tịch Pháp. Alecxandre Yersin mất tại Nha Trang ngày 01 tháng 3 năm 1943 .
Nha Trang gắn bó với Yersin như hình với bóng. Yersin sống chết với Nha Trang. Ông tới Việt Nam năm 1890, Ông thám hiểm tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ven Biển Đông băng qua dãy Trường Sơn qua Stung Treng đi suốt dọc ha lưu sông Mekong đến Phnom Penh năm 1892 . Ông là người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt. Yersin đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch sau này được đặt theo tên ông Yersinia pestis năm 1894 và điều chế huyết thanh chữa trị. Yersin là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang năm 1895. Với tiền thưởng khoa học, Yersin mua một khu đất rộng 500 héc-ta ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi.
Nha Trang và Yersin có một mối nhân duyên thật kỳ lạ. Năm 1891, khi đặt chân đến Nha Trang, Yersin đã yêu mến vùng đất này, và quyết định lưu trú tại đây. Ông viết cho Émile Roux, “Hãy đến đây với tôi, ông sẽ biết ở đây thú vị như thế nào, thời tiết không nóng nhiều, cũng không lạnh lắm, một khung cảnh thanh bình tuyệt đối và nhiều công việc cần làm“. Tên “Nha Trang” có hai giả thuyết, một giả thuyết cho rằng nó được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là “sông Lau”, tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất, từ năm 1653. Giả thiết khác cho rằng Nha Trang trước năm 1891 chỉ mới là một vịnh nước yên tĩnh đầy nắng chưa có tên gọi trên bản đồ nhưng khi Yersin đến ở và xây “nhà trắng” ở đó nổi bật trên những ngôi nhà làng chài lúp xúp trên dải cát trắng từ năm 1891, thì họ gọi là ”nhà trắng” lâu dần phiên âm thành Nha trang. Giả thiết đầu tiên được các nhà nghiên cứu thống nhất hơn. Dẫu vậy giả thuyết thứ hai cũng được nhiều người ủng hộ.
Yersin lưu dấu nhiều ký ức sâu đậm tại Nha Trang. Di sản Yersin thật sự to lớn và bền vững với thời gian ở Việt Nam. Ông từ trần tại nhà riêng ở Nha Trang ngày 1 tháng 3 năm 1943 , và để lại di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu ông Bùi Quang Phương giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang, và những người cộng sự lâu năm. Đám táng làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn.” Noël Bernard, người đầu tiên viết tiểu sử Yersin đã nhận xét: “Chắc chắn rất hiếm có người ít tư lợi đến thế. Yersin tự xóa mờ mình đi để người khác được tự do sáng kiến, sự tự do mà chính bản thân ông hết sức gắn bó”
Yersin cũng lưu dấu ở Đà Lạt, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ Dầu Một. Tại Đà Lạt, thành phố tình yêu, nơi núi non tuyệt đẹp trên cao nguyên Lâm Viên, Yersin là người nước ngoài đầu tiên đã thám hiểm và khám phá ra Đà Lạt. Tên ông được lưu dấu tại Trường Lycée Yersin (Trường Cao đẳng Sư phạm), Trường Đại học Yersin và Công viên Yersin. Tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thủ Dầu Một, tên của Yersin được đặt tên đường để vinh danh. Dẫu vậy, nơi chính của Người vẫn là ở Nha Trang.
Ông Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng. Ông cho trồng cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc, cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Năm Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với gười dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.
Ông Yersin cho trồng cây coca để sản xuất cô-ca-in sử dụng trong ngành dược, cây cà-phê Liberia, các loại cây thuốc. Ông làm vườn, trồng hoa, nuôi chim, nuôi ngựa bò, sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò. Trung tâm thí nghiệm này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương. Ông Yersin là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) năm 1902. Ông trồng thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917. Ông Yersin nghiên cứu khoa học, sống thung dung trọn đời với người dân và thiên nhiên trong lành ở Suối Dầu, Nha Trang, Khánh Hòa.
Mộ ông Năm Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ gần Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191km. Vị trí ngôi mộ đi từ cột mốc cây số trên đường Quốc lộ 1 và bảng hiệu chỉ đường rất rõ trên tấm ảnh này, bạn đi vào khoảng 2 km nữa đến một ngọn đồi có mộ ông Năm. Nơi này giữa khu đất 500 ha ở Suối Dầu mà ngày xưa ông Năm đã tự mua bằng tiền thưởng nghiên cứu khoa học, tiền mồ hôi thành quả lao động của chính ông. Tôi thật sự kính phục và ngưỡng mộ ông Năm và biết ơn khu đất này.
DI SẢN ÔNG NĂM YERSIN Ở VIỆT NAM
Ông Năm Yersin không chỉ là một nhà bác học lỗi lạc người Pháp gốc Thụy Sĩ mà còn là một người dân Việt một ông Năm hiền lành tốt bụng sống chết với Việt Nam, người thầy, nhà nhân đạo và ân nhân được nhân dân Việt Nam tôn kính. Suối Giầu Nha Trang nơi ông an nghĩ trở thành nôi nuôi dưỡng hun đúc những thành quả lao động khoa học không chỉ của ông mà còn của lớp người sau.
Ông Năm Yersin không chỉ là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, nhà bệnh học hàng đầu thế giới, mà còn là người thành lập và là Hiệu trưởng đầu tiên Trường Y Đông Dương từ năm 1902 (tiền thân của Đại học Y Hà Nội) . Ông Năm là người đầu tiên tìm ra bệnh bạch hầu và cách chữa trị năm 1888, người đầu tiên tìm ra bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chữa trị, người đầu tiên thử nghiệm cây canh ki na để sản xuất thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét năm 1917.
Ông Năm Yersin không chỉ là nhà thám hiểm đặc biệt xuất sắc, người đã làm cho Nha Trang có tên ‘nhà trắng ông Hoàng’ ở ven biển Nha Trang thuở xưa, người thám sát lần đầu Cao nguyên Lâm Viên năm 1893 giúp thiết lập nên thành phố nghỉ mát Đà Lạt mà ông cũng chính là nhà thám hiểm nước ngoài đầu tiên vào năm 1892 đã tìm ra con đường bộ từ Nha Trang ở ven Biển Đông đi băng qua dãy Trường Sơn tới Stung Treng và đi suốt dọc hạ lưu sông Mekong đến Phnom Penh.
Ông Năm Yersin không chỉ là nhà chăn nuôi thành lập Trại Chăn nuôi Suối Dầu để làm Trung tâm thí nghiệm sản xuất huyết thanh chống dịch cho bò ngựa, và nơi này về sau trở thành Viện Thú y đầu tiên ở Đông Dương, nay lại trở thành Viện Paster Khánh Hòa. Ông Năm Yersin còn là nhà điểu học, nhà dân tộc học, nhiếp ảnh gia, nhà thiên văn, nhà phong thủy tài danh rất xuất sắc về nghiên cứu khí tượng nông nghiệp, vừa là nhà văn, nhà dịch thuật;
Ông Năm Yersin không những là một nhà bác học đặc biệt thông tuệ mà còn là một nhà nông học phúc hậu hiền triết yêu thiên nhiên con người cây cỏ muông thú và vạn vật. Ông sống thung dung tự do tự tại giữa thiên nhiên an lành. Ông là người nước ngoài duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vì ông là nhà nhân đạo và ân nhân được người Việt tôn kính vì ông làm điều thiện việc lành mà cuộc đời ông như gương trong. Ông Năm Yersin là người đầu tiên du nhập và phát triển cây cao su ở Việt Nam năm 1897. Ông nhờ khu đất rộng 500 héc-ta của chính ông tự mua ở Suối Dầu để làm nông nghiệp và chăn nuôi mà ông cũng là người đầu tiên du nhập và tuyển chọn nhiều loại thực vật và động vật từ khắp nơi trên thế giới để nuôi trồng tại Suối Dầu, biến nó thành một cộng đồng nông nghiệp và khoa học với một trạm xá phục vụ cư dân trong vùng.
Ông Năm Yersin mất rồi mà đất lành của ông vẫn tiếp tục nở hoa đất điều tốt việc thiện. Cây sắn và giống sắn KM94 được tuyển chọn, nhân giống ở tỉnh Khánh Hòa từ năm 1993 từ một phần tư thế kỷ trước tại đất lành Suối Dầu của ông Năm Yersin là nôi chọn và nhân giống cho miền Trung và sau đó đã phát triển rộng rãi khắp Việt Nam là câu chuyện nhỏ trong bài học lớn.
Ông Năm Yersin sống và chết tại Việt Nam, sau nửa thế kỷ Hoa Người và Hoa Đất ấy tiếp tục nở hoa. Chúng ta có được nhiều nhà khoa học xanh đến đất lành Việt Nam cùng chung sức làm việc. Kazuo Kawano và Reinhardt Howeler là những người bạn tốt của nông dân trồng sắn châu Á và Việt Nam, mà tôi thực sự kính trọng yêu mến họ và tôi sẽ kể tiếp cho bạn nghe trong câu chuyện khác.
Di sản ông Năm Yersin ở Việt Nam thật kính trọng và ngưỡng mộ.
ĐẤT LÀNH SUỐI DẦU ÔNG NĂM YERSIN
Tôi về Trại Chăn nuôi Suối Dầu ở Suối Cát, Cam Lâm, cách Nha Trang 20 km về phía nam và cách Đà Lạt 191 km. Nơi cột mốc cây số ven đường Quốc lộ 1 vẫn bảng hiệu khiêm nhường chỉ đường vào đất lành suối Dầu ông Năm Yersin. (Suối Dầu hay suối Giầu, giống như Đại Ngãi hay Đại Nghĩa, quê hương người anh hùng lao động Lương Định Của con đường lúa gạo Việt Nam ở Sóc Trăng). Trại Chăn nuôi Suối Dầu Cam Lâm chính nơi đây năm 1993 đã là nôi khảo nghiệm nhân giống sắn KM94 ra Khánh Hòa và các tỉnh miền Trung Việt Nam sau hơn nữa thế kỷ từ năm 1943 mà bác Năm Yersin mất. Chị Đinh Thị Dục, giám đốc Trung tâm Khuyến Nông và Khuyến Lâm Khánh Hòa đã phối hợp cùng chúng tôi công bố kết quả này tại sách sắn”Chương trình sắn Việt Nam hướng đến năm 2000″ trang 239 – 243. Tôi tìm về di sản đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin với biết bao xúc động cảm khái. Tôi lắng nghe các cây cao su già trăm tuổi, mía, đồng cỏ …và các ruộng sắn rì rào trò chuyện với gió núi, gió đồng quê gió biển. Chính nơi đây một phần tư thế kỷ trước tôi đã đến đây nhiều lần và thấu hiểu và chiêm nghiêm trên đời này có nhiều điều uẩn khúc. Mục tiêu sau cùng của dạy và học là thấu suốt bản chất sự vật có lời giải đúng và làm được việc.
Đất lành Suối Dầu ông Năm Yersin đến nay tuy được bảo tồn nhưng vẫn chưa được đánh thức đúng tiềm năng. Hội Liên hiệp Phụ Nữ Thành phố Nha Trang chào mừng Khánh Hòa 350 năm đã có đầu tư giếng khoan nhưng phải đậy nắp vì sợ sự bảo quản máy bơm không an toàn và dường như điều này chưa thật đúng như tâm nguyện ông Năm Yersin là muốn nước giếng thơi ai cũng múc được. Giáo sư bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng đã kể chuyện về quẻ Thủy Phong Tỉnh dạy về tinh thần của giếng trong sách Chu Dịch của cụ Sào Nam “Nước giếng trong không đậy, ai cần thì cứ múc. Giếng không sợ cạn. Càng múc nước lên càng trong, đầy mà không tràn. Không được đậy lại, phải để mọi người dùng”. Cụ Phan Bội Châu bàn về hào thượng quẻ Tỉnh:“Nước đã lên miệng giếng rồi, thời nên để cho tất thảy người dùng, chớ nên che trùm lại. Hễ ai muốn múc thời tùy ý múc. Quân tử đem tài đức ra gánh vác việc đời. Hễ lợi ích cho thiên hạ thời cứ làm, mà chẳng bao giờ tiếc công”.
Tôi và tiến sĩ Phan Công Kiên được mời tham gia Hội đồng Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa đánh giá nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xác định đối tượng và cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất thoái hóa tại xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa”. Tiến sĩ Phan Công Kiên là Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố. Kiên mới đến khu mộ bác Năm lần đầu còn tôi thì đã đến đây nhiều lần từ nhiều năm trước. Chúng tôi sau khi họp xong đã dành được thời gian lên thăm và thắp hương tưởng nhớ bác Năm, và cùng đứng bên khu mộ với giếng nước thơi để tưởng nhớ Người. Tôi thầm mong một ngày nào đó sẽ có cơ hội đưa gia đình và các bé con cháu tôi về nơi đây để thấu hiểu Nha Trang và Yersin một bài học lớn. Bài học giấc mơ hạnh phúc…
Tôi thắp hương tưởng nhớ bác Năm Yersin theo lối gọi yêu mến của người dân Việt và bâng khuâng nhớ Người. Tôi thầm tự hỏi: dưới vòm trời này, đất lành này, núi biếc biển xanh này, so sánh con người phúc hậu, hiền lành, khiêm nhường đang nằm dưới ngôi mộ yên bình kia và những vĩ nhân lỗi lạc nhất của các nước lớn đến và ra đi khỏi Việt Nam, rốt cụộc thì ai hơn ai ? Ai đọng lại trong lòng dân Việt sâu bền hơn?
Biết bao danh nhân nước ngoài đến Việt Nam nhưng mấy ai được dân Việt tôn kính và quý trọng đến vậy? Ông Năm khiêm nhường như thế nhưng công đức và công bằng lịch sử lắng đọng như một ân nhân dân Việt . Tôi về nhà muộn, không dừng được những suy nghĩ về bác Năm. Tôi chợt đọc được cảm nhận xúc động của em Nguyễn Quang Huy quê Phú Yên và tôi không nỡ không thức dậy thắp ngọn đèn khuya để đối thoại thầm lặng với đêm thiêng. Nguyễn Quang Huy viết:
“Em đọc Yersin, người chữa trị dịch hạch và thổ tả, vào những buổi sáng ở cao nguyên Lâm Viên, lòng vô cùng ngưỡng mộ về vị bác sĩ danh tiếng này. Từ một chuyên gia trong lĩnh vực vi trùng, lại bỏ áo bluse để trở thành một thủy thủ vì sau một chuyến công tác đã “lần đầu tiên thấy biển”. Rồi khi trở thành thủy thủ lại một lần nữa từ bỏ những con sóng để khám phá ra cao nguyên Lâm Viên vì “nhìn thấy những đám mây trên rặng núi của Khánh Vĩnh chưa có ai khám phá”. Thế rồi sau những chuyến phiêu lưu lại trở thành một chuyên gia nông học, chủ đồn điền để lại cho người Việt biết bao lợi ích vì những công hiến của mình. Từ đồn điền rộng 500ha ông lại lui vè với mảnh đất mấy mét vuông với tấm bia mộ khiêm tốn ở Suối Dầu, để lại cho đời hình ảnh về một con người phi thường, một người không có cha nhưng đã đi xa hơn những giới hạn mà những người cha có thể đạt tới.
Theo mô tả của Patrick Deville thì Yersin suốt đời theo đuổi cái hiện đại nhất, em lại nhớ tới lời dạy của thầy Hoàng Kim rằng trong nghiên cứu khoa học phải mang về những thông tin số liệu mới nhất của thế giới, giống tốt nhất để phục vụ cho bà con. Em ngưỡng mộ cách thiết kế bài giảng của thầy, thể hiện được sự tôn trọng khoa học và yêu nghề lớn lao.
Em chưa đến được viện Passteur cũng như đến Suối Dầu thăm mộ của bác sĩ Yersin, nhưng em có cảm giác một sự đồng điệu ghê gớm với con người của thế kỉ trước này. Em cũng đã ghé thăm trường Lycée Yersin (đã đổi tên thành Cao Đẳng Sư Phạm) hay Đại học Yersin nhưng chư tìm thấy dấu ấn nào. Mong rằng có dịp sẽ đến được Suối Dầu Nha Trang để thắp một nén nhang và tưởng nhớ về một con người vĩ đại.
Cảm ơn thầy ạ.”
Ông Năm Yersin không phải là người Việt nhưng ông được mọi người Việt mọi thời yêu quý, tôn kính, ngưỡng mộ. Ông thật hạnh phúc.
Đất lành bác Năm Yersin như cuốn sách kỳ diệu “vừng ơi mở ra”.
Nha Trang và Yersin, đất lành chim đậu, người hiền đến ở.
Nơi đây, an nhiên một CON NGƯỜI.
Hoàng Kim
THẦY BẠN TRONG ĐỜI TÔI Hoàng Kim
chúng tôi đến thăm ký túc xá Cỏ May tiếp bước sinh viên nghèo học giỏi trùng hợp với ngày 1 tháng 4 nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình yêu cuộc sống ‘Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt.Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt. Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…’ “sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi , để gió cuốn đi ...” Phía sau tuyệt phẩm âm nhạc nổi tiếng những ca từ thao thức lòng người, phía sau những tấm lòng và sự dấn thân là những số phận, những câu chuyện đời. Đường xuân chúng ta tiếp bước, chung sức để Tổ Quốc và Dân tộc Việt mãi đi tới. Các bạn , các em hãy viết tiếp … https://hoangkimlong.wordpress.com/category/thay-ban-trong-doi-toi/
Anh Hinh Lâm Quang viết: “Hoàng Kim bạn già của tôi ơi . Lần này không ra hội trường với anh em, vắng Kim ai cũng nhớ trong đó có người nhớ Kim nhiều hơn cả. Biết là Kim bận mọi người thông cảm chỉ có hơi tiếc nuối thôi. Hẹn Kim lần sau nhé“.
Tôi nhiều lần đến Ấn Độ, đã một lần may mắn tới được quê hương Phật, và tự mình trồng một nhánh Bồ Đề ở vườn nhà để nay cây đã lớn. Trong lòng tôi minh triết của đức Phật là triết lý tình yêu cuộc sống.Lời Phật dạy trong tôi lắng đọng 28 khẩu quyết yêu thích mà tôi thật sự tâm đắc.
An nhiên
CNM365 Thả cho nó bay. Hòa nhã với tất cả Chọn bạn mà chơi Tình yêu cuộc sống Yêu thương và Sống Không ai có thể đi giúp ta. Yêu quý hết thảy muôn loài. Con nghĩ cái gì, con là cái đó. Bỏ đi những hư danh giả tạm. Hãy cho đi và con sẽ còn mãi. Cây kim trong bọc có ngày lòi ra Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết Minh triết trước hết là tự biết mình. Tìm về suối nguồn bình yên bên trong con
Đừng tin vào mọi thứ con được dạy phải tin. Chuyển hóa nỗi ghen ghét thành sự khâm phục. Bí quyết để có sức khỏe tốt là an trú trong hiện tại.. Hãy làm chủ suy nghĩ nếu không nó sẽ làm chủ con Đời sống tâm linh không là sang trọng mà là nhu cầu Con không là những gì con nói mà là những gì con làm Ai biết nhìn vào trong tự thân mình thì người đó tỉnh thức. Niềm hạnh phúc không bao giờ cạn kiệt khi ta biết chia sẻ Không có đường đến hạnh phúc. Hạnh phúc là con đường Hiểu được người là khôn ngoan, hiểu được mình là giác ngộ. Lời nói có sức mạnh vừa có thể gây tổn thương, vừa có thể trị lành. Không ai xứng đáng nhận được tình thương của con hơn là chính con.
Rabindranath Tagore, sinh ngày 7 tháng 5 năm 1861, mất ngày 7 tháng 8 năm 1941, tại Konkata, Ấn Độ, là người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel Văn học năm 1913. Tagore không chỉ là nhà thơ và văn hóa lớn Bengal, một triết gia lỗi lạc có đạo đức phẩm hạnh cao quý được Gandhi và mọi người Ấn Độ gọi là Thánh sư, mà còn là nhà hoạt động xã hội nổi tiếng vì phong trào giải phóng Ấn Độ, vì con người, vì nhân đạo và hòa bình. Tagore là niềm tự hào của trên 1,2 tỷ người Ấn Độ, là nguồn cảm hứng của hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới. Tagore đã đến Việt Nam. Thơ Tagore đến với bạn đọc người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và các dịch giả khác.
Tôi yêu mây và sóng Tagore
Hoàng Kim
tỉnh thức với Jana Gaṇa Mana
tôi yêu mây và sóng Tagor.
thích tranh Tagor bút chì tự họa
bài ca thời gian trăng rằm cổ tích
Nghị Khắc Nhu ở ICRISAT.1 tháng 4, 2016Hyderabad, Telangana, Ấn Độ viết trên FB: Cây lúa miến hay cây cao lương (tên tiếng Anh là Sorghum), cây này đã đi vào truyền thuyết của người Việt những năm bao cấp đói khát với tên gọi bo bo (Có 1 người rất bự Việt Nam vào năm 1976 đã xưng rằng: “10 năm nữa mỗi người Việt Nam sẽ có 1 xe máy, 1 tivi, 1 tủ lạnh”, nhưng kết quả trong 10 năm đó gạo không có đủ mà ăn bo bo) Trong 1 tháng tập huấn bên Ấn Độ, tôi được họ giới thiệu rất nhiều về cây này, bên cạnh cây Millet (cây kê). Nó được Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho những vùng nhiệt đới bán khô hạn (International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics – ICRISAT) có trụ sở tại Ấn Độ nghiên cứu rất nhiều. Và hầu hết đều là sweet-sorghum, cho mục đích cung cấp thêm nguồn lương thực ngoài cây lúa. Hạt của giống “bo bo” này không đắng như lúc các thế hệ trước của chúng ta ăn. Đây được xem là cây trồng lý tưởng cho vùng Hyderabad, tỉnh Telangana của Ấn Độ, nơi có mùa khô thật sự khắc nghiệt. Viện này có hơn 40 nước và các tổ chức phi chính phủ cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu, trong đó có cả Thái Lan và Philippines, nhưng rất tiếc không có Việt Nam. Trong lúc tìm thêm vài hình minh họa (do số lượng hình tự chụp không đủ dùng), mới biết bác Hoàng Kim cũng có làm về cây này.
Tôi đã nhiều lần tới Ấn Độ, tời ICRISAT (Viện Nghiên cứu Cây trồng Quốc tế cho những vùng nhiệt đới bán khô hạn International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics, Patancheru, India) với CTCRI (Viện Cây Có Củ Toàn Ấn Central Tuber Crops Research Institute Trivandrum 695017 India) và nhiều nơi. Tôi có nhiều thầy bạn quý thân thiết ở đó. Trãi trên một phần tư thế kỷ, thầy bạn là lộc xuân cuộc đời, nhưng tôi chỉ mới lưu lại được một ít hình ảnh và những ghi chú nhỏ (Notes) ởđây. Nay bình tâm nhớ lại và suy ngẫm.
Bài học quý giá nhất của tôi học được từ đất nước Ấn Độ là triết lý vô ngã. HÃY LÀ CHÍNH MÌNH, HỌC ĐỂ LÀM, HỌC BỞI LÀM (Learning by Doing/ Learning to Doing). Tôi chưa viết được gì về Ấn Độ đất nước và con người, chưa kể được nhiều nhặn gì về đất nước và con người mà tôi nhiều quý trọng. ICRISATở Ấn Độ; Địa chỉ xanh Ấn Độ là phóng sự ảnh, là ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi, đối với các người bạn lớn Ấn Độ và các người bạn nước khác tới ‘chung lưng đấu cật’ cho nông nghiệp ở đất nước Việt Nam.
Triết lý vô ngã Learning by Doing là sự hợp tác thân thiện, một bài học thành công. Ảnh Tiến sĩ Wiliam Dar và Tiến sĩ C L Laxmipathi Gowda là Viện Trưởng và Phó Viện Trưởng của Viện ICRISAT Ấn Độ với PGS.TS Nguyễn Văn Bộ với. GS.TS Bùi Chí Bửu là Viện Trưởng và Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), GSTS Nguyễn Hay là Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh với các chuyên gia Quốc tế FAO, IFAD, CIAT, … và Việt Nam tổng kết dự án hợp tác nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2011.
Ảnh Giáo sư Tiến sĩ S. Edison là Viện Trưởng của Viện Cây Có Củ Toàn Ấn (CTCRI), Phó Tổng Giám đốc của Trung tâm Khoai tây, Khoai lang Quốc tế (CIP) ở Lima, Peru. Ông đã nhiều lần sang thăm Sắn Việt Nam và đã từng cùng vợ chồng thầy Mai Văn Quyền (Van Quyen Mai) với vợ chồng Thứ trưởng Bùi Bá Bổng dự tiệc cưới các con tôi là Hoàng Bá Lộc (Phố Núi Cao) và Hoàng Tố Nguyên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Giống lạc HL 25, có tên gốc là ICGSE 56, nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Cây trồng vùng Nhiệt đới Bán khô hạn (ICRISAT), được nhập nội theo Chương trình Hệ thống canh tác lúa châu Á.từ IRRI vào Việt Nam năm 1988 Giống thích hợp canh tác cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long suốt một thời gian dài. Giống lạc HL25 cho đến nay vẫn là một giống lạc tốt được nông dân nhiều địa phương các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung ưa chuộng.
Giống lạc HL25 được chọn taọ, khảo nghiêm cơ bản, khảo nghiệm sản xuất, nhân giống, xây dựng mô hình canh tác trồng thuần và trồng xen ngô đậu hiệu quả (Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Mai Văn Quyền, Đỗ Thị Dung 1999, 2004). Giống lạc HL25 được công nhận giống tạm thời tại Quyết định số 3493/ QĐ/BNN/KHCN ngày 09/9/1999, công nhận giống chính thức tại Quyết định số 2182/QĐ/ BNN/ KHCN ngày 29/7/2004.
Những đặc điểm chính: TGST: 90 – 95 ngày. Cao cây: 50 – 60 cm, thuộc nhóm Spanish. Số cành cấp 1: 4 – 5 cành Tổng số quả/cây: 25 – 35 quả.Tỷ lệ trái 3 hạt: 60 – 65%. P 100 hạt: 40 – 45 g. Vỏ trái có gân, mỏ quả thẳng cong, màu hạt trắng hồng. Tỷ lệ nhân 70 – 72 %. Kháng bệnh rỉ sắt, đốm lá trung bình (cấp 4-6). Năng suất đạt 2,0 – 2,5 tấn/ha trong vụ Hè Thu và Thu Đông, đạt 2,5 – 3,5 tấn/ha trong vụ Đông Xuân và Xuân Hè.
Giống lạc HL25 tên gốc là ICGV86015 của nhà chọn giống lạc Shyam Narayan Nigam (chuyên gia hàng đầu của ICRISAT và thế giới về lạc và đậu thực phẩm) có từ rất sớm ở Ấn Độ (1986) nôi của môi trường thân thiện nơi mà người dân (nhổ lạc) và chim muông (con cò) thân thiện bên người . Quá trình dục thành giống lạc ICGV86025 đã được nhập nội theo Chương trình Hệ thống canh tác lúa châu Á.từ IRRI vào Việt Nam năm 1988, thực hiện nghiên cứu và phát triển sản xuất tại mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ (Hoàng Kim, Trần Ngọc Quyền và đồng sự 1988-1991), Mô hình trồng xen đậu xanh, lạc, đậu rồng với sắn ở vùng Đông Nam Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Hoàng Kim, 1991), Hệ thống cây trồng thích hợp trên đất trồng cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản ở Đông Nam Bộ.(Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Võ Văn Tuấn, Đinh Văn Cự, Mai Văn Quyền 1996).Mô hình trồng lạc xen với cao su non.(Hoàng Kim và đồng sự,1997) Chọn tạo và phát triển giống lạc HL25 (Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc, Mai Văn Quyền, Đỗ Thị Dung 1999, 2004). Giống lạc HL25 trong suốt 15 năm (1988-2004) chọn tạo và phát triển sản xuất đã được Việt hóa, tích hợp, tuyển chọn, kế thừa và phát triển so với giống lạc gốc Ấn Độ là ICGV86015
Tiến sĩ Shyam Narayan Nigam rất được tín nhiệm ở ICRISAT Ấn Độ. Ông đóng góp nhiều và rất hiệu quả cho chương trình chọn giống lạc của Ấn Độ, Châu Á, châu Phi và Quốc tế. Ông là bạn nhà nông, đã nhiều lần tới làm việc ở Việt Nam.
Giống lạc HL25 là một giống cây trồng tốt của thời kỳ 1999-2004 nhưng tồn tại khá lâu trong sản xuất mãi đến nay. Niềm vui gặp lại những người bạn tốt khi đã luống tuổi, luôn yêu thương quý trọng nhau, gợi nhớ lại một thời. Nhớ lại và suy ngẫm những bài học lịch sử thấm thía. Khoa học nông nghiệp là khoa học thực tiễn. Những bài học kinh nghiệm cần thành hoa đất, thành phù sa cho cây và bài học cho lớp trẻ. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Trìu thăm mô hình trồng xen ngô đậu trong hệ thống cây trồng vùng Đông Nam Bộ. Thầy Đào Thế Tuấn đánh giá cao mô hình trồng xen giống lạc HL25 và đậu rồng với sắn, ngô . mời xem tại Đào Thế Tuấn chân dung người thầyhttps://hoangkimlong.wordpress.com/category/dao-the-tuan-chan-dung-nguoi-thay/
Khai thác các cây nhiên liêu sinh học chịụ hạn để tăng cơ hội thu nhập cho các nông hộ sản xuất nhỏ ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh (Harnessing water – use efficient bio- energy crops for enhancing livelihood opportunities of smallholder farmers in Asia, Africa and Latin America). Đó là một kinh nghiệm lớn.
Learning to Doing at ICRISAT; Địa chỉ xanh Ấn Độ: Ấn Độ xa mà gần, Giống lạc HL25 Việt Ấn sắn KM419, cao lương ngọt, đậu đỗ thực phẩm, khoai lang, khoai môn, cropsforbiofuel, cassavaviet, love and peace, good teacher and friends, books and flowers, love and life love lắng đọng trong tôi những bài học quý.
Hernan Ceballos (CIAT Colombia), Keith Fahney (CIAT Asia), Nguyễn Văn Bộ, Hoàng Kim (VAAS and Nong Lam University) Rod Lefroy (CIAT Asia), Bernado Ospina (CLAYUCA Colombia), Tian Yinong (Guangxi Subtropical Crops Research Institute). Chúng tôi chung sức trong một dự án nông nghiệp
Tiến sĩ C L Laxmipathi Gowda (người thứ ba bên trái qua) là Phó Viện Trưởng của Viện ICRISAT Ấn Độ, ông là trưởng chương trình hợp tác Ấn Việt nghiên cứu phát triển đậu đỗ. Ông đã cùng Shyam Narayan Nigam làm việc nhiều năm với PGS.TS Nguyễn Văn Bộ, GS Ngô Thế Dân, GS Phan Liêu, GS Phạm Văn Biên, TS Lê Công Nông, TS Ngô Thị Lam Giang, TS Đỗ Thị Dung;… Chương trình IFAD GRANT 974 đã kết nối ICRISAT, CIAT và Việt Nam .
Việt Nam con đường xanh; Địa chỉ xanh Ấn Độ; Học để làm ở Ấn Độ, bài học lớn trong câu chuyên nhỏ.
Cassava for Biofuel in Vietnam. CROPS FOR BIOFUEL This paper to supply the final report for three years (2008-2010) research and development of cassava varieties and new techniques at pilot site selection in Dong Nai, Tay Ninh, Ninh Thuan and Yen Bai province, a production map of cassava for biofuel in Vietnam: opportunities and challenges, and recommendation for next step. See more http://cropsforbiofuel.blogspot.com/2011/04/cassava-for-biofuel-in-vietnam.htm
Học để làm ở Ấn Độ là một kinh nghiệm lớn Đất nước Ấn Độ có những vùng văn hóa đặc sắc như Punjab, Poila Baisakh,Bengal,Kerala, … mà sắn Ấn Độ, đất nước dẫn đầu năng suất sắn của toàn thế giới, lại có nhiều ở Kerala và Tamil Nadu.Tôi có được những dịp may khảo sát nông nghiệp từ Nam Ấn đến Bắc Ấn, gặp gỡ nông dân, thưởng thức biểu diễn Yoga, chứng kiến pháp sư Mật tông dạy rắn độc, thăm các di tích lịch sử nổi tiếng, thưởng thức những đêm nhạc và tuyệt phẩm điện ảnh đầy tính văn hóa, sử thi Tôi chưa viết được về Ấn Độ đất nước và con người. Đó là một món nợ tình cảm. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng có nói trong bài “Viết văn là nghề khó nhất” rằng cần phải tích lũy từng ngày, từng tháng, từng năm cho khát vọng thật sự đối với đất nước con người nghề nghiệp và văn chương.